MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .3
PHẦN MỞ ĐẦU.4
Chương 1: LƯỢC SỬ ĐA HÀNH VĂN TỰ Ở VIỆT NAM VÀ BỐI CẢNH NGỮ
VĂN PHẬT GIÁO ĐẦU THẾ KỈ 20.8
1.1. Hiện tượng đa hành văn tự trong văn bản ngữ văn cổ điển Việt Nam .8
1.1.1. Bối cảnh ngữ văn ở Việt Nam trước 1945 .8
1.1.2. Song hành văn tự Hán - Nôm.9
1.1.3. Đa hành văn tự có xuất hiện chữ Quốc ngữ .13
1.2. Hiện tượng đa hành văn tự Hán – Nôm trong văn bản in Phật giáo nói chung
.16
1.3 Những yếu tố tác động tới ngữ văn Phật giáo đầu thế kỉ 20.19
1.3.1. Những thay đổi về giáo dục, thi cử và sự phổ biến chữ Quốc ngữ.19
1.3.1.1. Những thay đổi về giáo dục, thi cử.19
1.3.1.2. Sự phổ biến chữ Quốc ngữ.24
1.3.2. Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc nửa đầu thế kỉ 20.31
1.3.2.1. Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ 20.31
1.3.2.2. Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc nửa đầu thế kỉ 20 .34
Chương 2: ĐA HÀNH VĂN TỰ TRONG VĂN BẢN IN PHẬT GIÁO Ở MIỀN
BẮC GIAI ĐOẠN 1924 - 1954 .41
2.1 Khái niệm “đa hành văn tự” và mô hình phân loại hiện tượng đa hành văn tự
.41
2.2. Song hành văn tự Hán – Quốc ngữ.48
2.2.1. Song hành đối phiên.48
2.2.1.1. Nguồn tư liệu.48
2.2.1.2. Phân tích tương quan giữa chữ Hán và chữ Quốc ngữ trong nhóm tư
liệu đối phiên.53
2.2.1.3. Lý giải sự ra đời của các tư liệu Phật giáo đối phiên Hán – Quốc ngữ
.65
2.2.2. Song hành phiên – dịch .67
100 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 40 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu hiện tượng đa hành văn tự ở các bản in phật giáo trong phong trào chấn hưng phật giáo miền Bắc Việt Nam (1924-1954), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chữ Nôm trong một văn bản, bất kể là hai loại văn tự đó có
quan hệ với nhau về nghĩa hay không. Trong hiện tượng song tồn văn tự, dựa theo
mối quan hệ về ý nghĩa mà các văn tự biểu đạt trong văn bản, có thể chia thành 3
loại nhỏ như sau:
Song hành văn tự Hán – Nôm (漢喃文字的雙行) được tôi quan niệm là hiện
tượng hai loại văn tự Hán và Nôm cùng tồn tại trong một văn bản và cùng thể hiện
một nội dung ý nghĩa, tương tự như các sách truyện song ngữ Trung - Việt khá phổ
biến ngày nay.
Song tiếp văn tự Hán – Nôm (漢喃文字的雙接) được quan niệm là hiện tượng
kết hợp hai loại văn tự Hán và Nôm sử dụng xen kẽ để tham gia tạo nên một văn
bản với nội dung ngôn từ hoàn chỉnh; ví dụ như trong văn bản tiếng Nhật có sự tồn
tại chung của ba loại văn tự là Kanji, Hiragana, và Katakana để tạo nên một văn bản
tiếng Nhật (khi đó có thể gọi là tam tiếp văn tự 文字的三接).
Song nhập văn tự Hán – Nôm (漢喃文字的雙入): là hiện tượng trong một văn
bản tồn tại cả chữ Hán và chữ Nôm, nhưng phần chữ Hán và chữ Nôm ghi lại
những nội dung ngôn từ (hoặc tác phẩm) không trùng nhau (tức không phải là phiên
dịch), mà cũng không phải kết hợp với nhau một cách tiếp nối để tạo thành một nội
dung ngôn từ hoàn chỉnh. Các nội dung ngôn từ (hoặc tác phẩm) ấy có thể độc lập
với nhau, hoặc là chỉ liên hệ với nhau về lĩnh vực nội dung (cùng thuộc lĩnh vực
triết học, giáo dục, Nho gia).”
Các trường hợp của hiện tượng song tồn văn tự Hán Nôm được tác giả phân loại
và lấy ví dụ minh họa như sau:
Bảng 2.1: Ví dụ minh họa cho các hiện tượng song tồn văn tự Hán Nôm
Phân loại hiện tượng song tồn văn tự Hán Nôm Ví dụ dẫn chứng
Song
tồn
Song
hành
văn
Dịch
văn
bản
Hán
thành
Nôm
Văn xuôi Phật thuyết Đại báo phụ mẫu ân trọng kinh 佛
說大報父母恩重經
Tân biên truyền kì mạn lục tăng bổ giải âm tập
45
văn
tự
Hán -
Nôm
tự
Hán
-
Nôm
chú 新編傳奇漫錄增補解音集注 (R.109)46
Văn vần Tam tự kinh lục bát diễn âm 三字經六八演音
(R.129)
Nôm thành Hán Nam phong giải trào南風解嘲 (R.1674, chép
tay)
Nam thi tân tuyển 南詩新選 (R.1857, chép
tay)
Dịch
từ,
dịch tự
Dịch đối chiếu từ vựng
trong từ thư cổ
Tam thiên tự giải âm 三千字解音 (R.468,
AB.19, A.52, A.54)
Dịch đối chiếu từ vựng
trong các tác phẩm
không phải là từ thư
Tam tự kinh thích nghĩa三字經釋義 47
Song tiếp văn tự Hán - Nôm - Bản chỉ đời Lê năm 1700 trong Quốc triều
điều lệ điền chế國朝條例田制 (A.258)
- Bản chiếu của vua Quang Trung viết năm
1788 bằng mực son đỏ gửi La Sơn Phu tử
Nguyễn Thiếp 羅山夫子阮浹 (1723-1804) để
hỏi và giục về việc chọn đất lập đô ở Nghệ
An.48
Song
nhập văn
tự Hán -
Nôm
Ghép nhiều tác phẩm - Kí hiệu sách VHv.2971 có sự đóng ghép cơ
giới giữa bốn tác phẩm gồm có hai nhóm:
nhóm (1) là tác phẩm Ấu học khải mông thức
幼學啟蒙式 (chữ Hán, chép tay) với nhóm (2)
là ba tác phẩm song hành văn tự Hán – Nôm
khắc in là Sơ học vấn tân 初學問津 (khắc năm
1933), Thiên Nam tứ tự kinh 天南四字經
(1874), và Trạng nguyên ngũ ngôn thi 狀元五
言詩 (1933)
Ghép nhiều tác phẩm Tam tự thư tân vựng 三字書新彙 (AB.279)
Ở cả hai bài viết, hiện tượng tồn tại nhiều loại văn tự trong một văn bản Hán -
Nôm đều là vấn đề chính được nghiên cứu. Trong bài viết Đa hành văn tự trong văn
bản ngữ văn cổ điển Việt Nam, hiện tượng tồn tại nhiều loại văn tự dạng cùng tồn
tại song song được đề cập tới với 3 loại văn tự (Hán, Nôm, Quốc ngữ), tuy nhiên
các dạng tồn tại nhiều loại văn tự khác như song nhập, song tiếp lại chưa được đề
46 Ở VNCHN còn nhiều bản của tác phẩm này: VHv. 1491/1-4, A.1021, VHv.1641, A.176/1-2, A.
320/1-4, A.3165 (Nguyễn Tuấn Cường).
47 Hiện còn lưu hai bản, một bản do nhà in Hiệu Văn đường 校文堂 khắc năm 1873 (Quý Dậu);
bản còn lại hiện lưu tại Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hoá (言語文化研究所) thuộc Đại học
Keio (慶應義塾大学, Keio Gijuku Daigaku) ở Tokyo, do nhà in Phúc Văn đường 福文堂 khắc in
năm 1937 (Bảo Đại Đinh Sửu). (Nguyễn Tuấn Cường).
48 Nguồn: Hoàng Xuân Hãn, La Sơn Phu tử, in trong: La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập II, Hà
Nội: NXB Giáo dục, 1998, ảnh chụp tờ chiếu ở trang 940-941, phần phiên âm và khảo cứu của
Hoàng Xuân Hãn ở tr. 1042-1044 (Nguyễn Tuấn Cường).
46
cập tới. Ở bài viết Hiện tượng song tồn văn tự Hán - Nôm trong văn bản ngữ văn cổ
điển Việt Nam, tuy chỉ khảo sát các dạng tồn tại hai loại văn tự (Hán và Nôm) ở
trong một văn bản, nhưng các khái niệm mới tác giả đặt ra (song tồn, song hành,
song tiếp, song nhập) đã đủ khả năng bao quát các dạng tồn tại của hai loại văn tự
này trong văn bản, và có thể mở rộng để bao quát các dạng tồn tại nhiều loại văn tự
hơn trong một văn bản ngữ văn cổ điển Việt Nam.
Phát triển từ những khái niệm và cách phân loại của tác giả Nguyễn Tuấn Cường,
tác giả luận văn cũng đặt ra những khái niệm và sơ đồ phân loại mới cho hiện tượng
tồn tại nhiều loại văn tự trong một văn bản ngữ văn cổ điển Việt Nam có chữ Hán
hoặc chữ Nôm là loại văn tự chính. Qua việc hình thành sơ đồ phân loại này, chúng
tôi muốn định vị được vị trí của hiện tượng đa hành văn tự trong các bản in Phật
giáo ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1924 – 1954 trong cái nhìn khái quát về hiện
tượng tồn tại đồng thời nhiều loại văn tự trong một văn bản ngữ văn Việt Nam.
Trong sơ đồ, trên, có 3 khái niệm mới được đề cập tới:
“Đa tồn văn tự được hiểu là hiện tượng cùng xuất hiện nhiều loại văn tự trong một
văn bản, bất kể là hai loại văn tự đó có quan hệ với nhau về nghĩa hay không.
Đa tồn văn
tự
Đa hành
văn tự
Song hành
văn tự
Hán - Nôm
Dịch Hán
sang Nôm
Dịch ra văn
xuôi
Dịch ra văn
vần
Dịch Nôm
sang Hán
Hán - Quốc
ngữ
Đối phiên Dịch Phiên -
Dịch
Nôm -
Quốc ngữ
Tam hành
văn tự
Hán - Nôm
- Quốc ngữ
Hán - Pháp
- Quốc ngữ
Đa tiếp
văn tự
Đa nhập
văn tự
47
Đa tiếp văn tự được hiểu là hiện tượng kết hợp nhiều loại văn tự sử dụng xen kẽ để
tham gia tạo nên một văn bản với nội dung ngôn từ hoàn chỉnh.
Đa nhập văn tự: là hiện tượng trong một văn bản tồn tại nhiều loại văn tự, nhưng
từng loại văn tự ghi lại những nội dung ngôn từ (hoặc tác phẩm) không trùng nhau
(tức không phải là phiên dịch), mà cũng không phải kết hợp với nhau một cách tiếp
nối để tạo thành một nội dung ngôn từ hoàn chỉnh. Các nội dung ngôn từ (hoặc tác
phẩm) ấy có thể độc lập với nhau, hoặc là chỉ liên hệ với nhau về lĩnh vực nội dung.
Trong sơ đồ phân loại trên, việc phân chia hai nhóm “Đa tiếp văn tự” và “Đa
nhập văn tự” hiện tại thực chất chỉ là một sự phân chia mang tính hình thức, các dẫn
chứng tới thời điểm hiện tại chúng tôi ghi nhận được chỉ nằm trong phạm vi khái
niệm “Song nhập văn tự Hán - Nôm” và “Song tiếp văn tự Hán – Nôm” mà tác giả
Nguyễn Tuấn Cường đã đề cập tới.
Trong quá trình tìm tư liệu thực hiện luận văn này, chúng tôi đã thống kê được
nguồn tư liệu bản in Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1924 – 1954 có hiện
tượng đa hành văn tự như sau:
- 35 đầu sách (sách hiện còn trong các thư viện, tủ sách nhà chùa và từ thông tin
giới thiệu sách trên tạp chí)
- 1 tờ bướm
- 4 bộ ván in sách ở chùa Quán Sứ
- 55 số báo Đuốc Tuệ
Trong số tư liệu trên, 4 bộ ván chùa Quán Sứ tuy chỉ là khuôn in chứ không phải
là văn bản in. Tuy nhiên những văn bản được in từ các khuôn trên hiện không tìm
thấy, và các bộ ván vẫn cung cấp được thông tin về nội dung và hình thức của văn
bản in, nên chúng tôi vẫn đưa nhóm tư liệu này vào tiến hành thống kê và nghiên
cứu.
Hiện tượng đa hành văn tự trong số tư liệu trên có thể chia làm 4 loại:
Bảng 2.2: Phân loại hiện tượng đa hành văn tự Phật giáo miền Bắc Việt Nam 1924 – 1954
Stt Loại Số tư liệu
1 Hán – Quốc ngữ Đối phiên - 23 đầu sách
- 4 bộ ván in
- 1 tờ bướm
48
- 1 số báo Đuốc Tuệ
2 Dịch - 3 số báo Đuốc Tuệ
3 Phiên – Dịch - 11 đầu sách
- 51 số báo Đuốc Tuệ
4 Nôm – Quốc ngữ - 1 đầu sách
Số tư liệu thống kê trong bảng trên được chúng tôi tập hợp từ nhiều nguồn: Viện
Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện chùa Quán Sứ - Hà
Nội, Tủ sách chùa Phú Cốc – Hà Nội, Tủ sách chùa Phổ Tế - Tp. Huế
2.2. Song hành văn tự Hán – Quốc ngữ
2.2.1. Song hành đối phiên
2.2.1.1. Nguồn tư liệu
Song hành văn tự Hán – Quốc ngữ đối phiên là hiện tượng trong một văn bản
có chữ Hán và chữ Quốc ngữ tồn tại song song với nhau, trong đó phần chữ Quốc
ngữ là phiên âm của phần chữ Hán. Phiên âm của chữ Hán được sử dụng chủ yếu là
âm Hán Việt, ngoài ra có một số trường hợp phiên âm phi Hán Việt.49
Thuật ngữ đối phiên xuất hiện trong tiêu đề bài tựa một văn bản có tồn tại hiện
tượng này là “Phật thuyết Phạm võng kinh bồ tát tâm địa phẩm đối phiên Hoa Việt”
佛說梵網經菩薩心地品對翻華越.50 Trong tên bài tựa trên, chữ Hán được gọi là
“Hoa”, còn chữ Quốc ngữ được gọi là “Việt”. Thuật ngữ “đối phiên” được sử dụng
để chỉ phương pháp biên soạn sách mà theo đó mỗi chữ Hán sẽ tương ứng phiên âm
Hán Việt bằng chữ Quốc ngữ ở bên cạnh.
Trong một số văn bản khác, hiện tượng này được gọi bằng một số thuật ngữ khác
như: “phiên dịch”,51 “đối chiếu”.52 Tuy nhiên, chúng tôi chọn thuật ngữ “đối phiên”
49 Vấn đề này sẽ được làm rõ ở mục 2.2.1.3.
50 Văn bản Phật thuyết Phạm võng kinh bồ tát tâm địa phẩm 佛說梵網經菩薩心地品 hiện lưu giữ
tại thư viện chùa Quán Sứ.
51 Thuật ngữ này xuất hiện trong dòng: “Phương danh các vị phát tâm san ấn, phiên dịch, hội họa,
thư tả, hiệu chính bộ kinh TỪ-BI ĐẠO-TRÀNG SÁM-PHÁP này” (Từ bi đạo tràng xám pháp,
Nhà in Thái Bình Dương – Hà Nội, 1949, tờ bìa lót 2; sách lưu tại chùa Phổ Tế - Tp. Huế).
52 Thuật ngữ này xuất hiện trong dòng “PHƯƠNG DANH CÁC ĐẠO – HỮU tùy hỷ vào việc khắc
bản KINH ĐỊA – TẠNG ĐỐI CHIẾU” (Kinh Địa tạng, nhà in Đuốc Tuệ, 1951, tr. 87; sách lưu tại
thư viện chùa Quán Sứ).
49
để chỉ hiện tượng song hành này vì nó thể hiện được đặc trưng là phiên âm của chữ
Quốc ngữ trong văn bản.
Ở hiện tượng này, chúng tôi tìm được 23 đầu sách , 4 bộ ván in, 1 tờ bướm 1 số
báo Đuốc Tuệ như đã thống kê ở trên. Dù cùng là các tư liệu có hiện tượng đối
phiên Hán – Quốc ngữ, nhưng kĩ thuật in ấn, hình thức trình bày của các tư liệu trên
lại có nhiều điểm khác biệt: kĩ thuật in truyền thống bằng ván hoặc kĩ thuật in hiện
đại, tư liệu có thể được dàn trang dọc như sách cổ hoặc dàn trang ngang, chữ Quốc
ngữ có thể được viết in hoa hoặc viết thường Những tư liệu thuộc nhóm này được
chúng tôi thống kê lại như sau:
Bảng 2.3: Thống kê tư liệu song hành đối phiên Hán – Quốc ngữ
STT Tên văn
bản
Năm
xuất
bản
Loại
hình
tư
liệu
Nơi xuất
bản
Dàn
trang
Công
nghệ
in
Nguồn của tư
liệu
Ghi chú
1 Kinh
Dược sư
1936 Sách Dọc Mới Thư viện chùa
Quán Sứ
Sách không ghi năm xuất
bản. Niên đại tính theo lời
giới thiệu kinh mới xuất
bản trên báo Đuốc Tuệ.
2 Ngũ
bách
danh
1937 Sách Đuốc
Tuệ
Dọc ? S87.2358, Thư
viện Quốc gia
Việt Nam
Hình thức khác với bộ
ván ở Thư viện chùa
Quán Sứ.
3 Từ bi
tam
muội
thủy sám
-
Thượng
1939 Sách Đuốc
Tuệ
Dọc Mới Thư viện chùa
Quán Sứ
Sách không ghi năm xuất
bản. Niên đại tính theo lời
giới thiệu kinh mới xuất
bản trên báo Đuốc Tuệ.
4 Khóa lễ
xám
nguyện
tịnh độ
1939 Sách Đuốc
Tuệ
Dọc In ván
trên
giấy
mới
Thư viện chùa
Quán Sứ
Sách không ghi năm xuất
bản. Niên đại tính theo lời
giới thiệu kinh mới xuất
bản trên báo Đuốc Tuệ.
5 Diệu
pháp
liên hoa
kinh
Quan
thế âm
Bồ tát
Phổ môn
phẩm
1939 Sách Đuốc
Tuệ
Dọc In ván
trên
giấy
mới
Thư viện chùa
Quán Sứ
Sách không ghi năm xuất
bản. Niên đại tính theo lời
giới thiệu kinh mới xuất
bản trên báo Đuốc Tuệ.
6 Bát nhã
ba la
mật đa
tâm kinh
1939 Bài
báo
Đuốc
Tuệ
Ngang Mới Báo Đuốc Tuệ số
117, trang 17 - 19
(xuất bản ngày
1/10/1939)
7 Kinh
Hiếu tử
1940 Sách Đuốc tuệ ? ? Thông tin giới
thiệu trên Đuốc
Tuệ (số 119, trang
39)
“Các kinh này đều
có chữ nho và
quốc ngữ đối
8 Kinh
Thất
hiền nữ
1940 Sách Đuốc tuệ ? ?
50
chiếu.”
9 Từ bi
tam
muội
thủy sám
- Trung
1940 Sách Đuốc
Tuệ
Dọc Mới Thư viện chùa
Quán Sứ
Sách không ghi năm xuất
bản. Niên đại tính theo lời
giới thiệu kinh mới xuất
bản trên báo Đuốc Tuệ.
10 - Thập
thiện
giảng
nghĩa
- Phật
thuyết tử
sinh
1940 Sách Đuốc tuệ ? ? Thông tin giới
thiệu trên Đuốc
Tuệ (số 141, trang
2)
"Hai quyển đóng
chung làm một, có
chữ Nho quốc ngữ
đối chiếu. Bộ trên
Phật dạy dỗ phép
làm người tu học
theo đó tức là
người hoàn toàn
nhân cách, lên bậc
thánh hiền. Bộ
dưới Phật dạy cho
biết cái cảnh thế
gian là vô thường
để đưa vào đường
đạo. "
11 Diệu
pháp
liên hoa
kinh -
Thượng
1945 -
1946
Sách Hội Phật
tử Việt
Nam
Ngang Mới Chùa Phú Cốc Văn bản không ghi niên
đại. Ở phần phương danh
cúng tiền in sách có ghi
tên Dương Quảng Hàm
(1898 - 1946). Hội Phật tử
Việt Nam ra đời năm
1945. Kết hợp hai thông
tin trên, chúng tôi đoán
định năm xuất bản quyển
sách này là 1945 - 1956
12 Thủ lăng
nghiêm
kinh - 1
1949 Sách Hội phật
tử Việt
Nam. Hà
Nội Thái
Bình
Dương
ấn vụ cục
Ngang Mới Thư viện chùa
Quán Sứ
13 Thủ lăng
nghiêm
kinh - 2
1949 Sách Hội phật
tử Việt
Nam. Hà
Nội Thái
Bình
Dương
ấn vụ cục
Ngang Mới Thư viện chùa
Quán Sứ
14 Thủ lăng
nghiêm
kinh -
Thần
chú
? Sách Ngang Mới Thư viện chùa
Quán Sứ
Trang lót ghi thông tin tác
giả, nơi xuất bản bị
mất; nhưng trang trí bìa,
quy cách làm sách giống
với hai bản kinh Thủ lăng
nghiêm. Có thể văn bản
này cũng được in năm
1949.
15 Lương
Hoàng
xám(Từ
1949 Sách Nhà in
Thái
Bình
Ngang Mới Thư viện chùa
Quán Sứ
51
bi đạo
tràng
sám
pháp)-
Thượng
Dương
16 Phạm
võng
kinh bồ
tát tâm
địa
phẩm
1951
(Phật
lịch
2514)
Sách Chùa
Quán Sứ
Dọc Dó Thư viện chùa
Quán Sứ
Chỉ có phần nghi thức và
quyển Thượng.
17 Kinh
Địa tạng
- Tập
Thượng
1951
(Phật
lịch
2514)
Sách Đuốc
Tuệ
Dọc Mới Thư viện chùa
Quán Sứ
18 Kinh
Địa tạng
- Tập
Trung
1951
(Phật
lịch
2514)
Sách Đuốc
Tuệ
Dọc Mới Thư viện chùa
Quán Sứ
19 Viên
Giác
kinh
1953 Sách Dọc In ván
trên
giấy
dó
Thư viện chùa
Quán Sứ
20 Diên
mệnh
kinh
? Ván in Chùa
Quán Sứ
Dọc Thư viện chùa
Quán Sứ
21 Ngũ
bách
danh
? Ván in Chùa
Quán Sứ
Dọc Thư viện chùa
Quán Sứ
Ván khác với bản TVQG
22 Duy
thức tam
thập
luận
tụng
? Ván in Chùa
Quán Sứ
Dọc Thư viện chùa
Quán Sứ
23 Phạm
võng
kinh Bồ
tát tâm
địa
phẩm
1951 Ván in Chùa
Quán Sứ
Dọc Thư viện chùa
Quán Sứ
Nội dung giống với văn
bản Phạm võng kinh bồ
tát tâm địa phẩm, nhưng
được bổ sung thêm quyển
Thượng.
24 Chú Đại
bi
? Tờ
bướm
Dọc Mới Mua được
Trong số các tư liệu trên, loại hình tư liệu xuất hiện nhiều nhất là sách từ hai
nguồn xuất bản là nhà in Đuốc Tuệ của Hội Phật giáo Bắc Kì và nhà in Thái Bình
Dương do Hội Phật tử Việt Nam đứng ra xuất bản. Hai tổ chức này đều ở Hà Nội và
là những tổ chức Phật giáo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_hien_tuong_da_hanh_van_tu_o_cac_ban_in_p.pdf