Luận văn Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần vận tải và thương mại Chiến Thắng

MỤC LỤC

Chương I. Những vấn đề cơ bản về tổ chức bộ máy quản lý và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 5

I . Lý luận chung về quản lý và lao động quản lý 5

1. Lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng quản lý 5

2. Khái niệm, bản chất, vai trò và chức năng của quản lý 8

2.1 Khái niệm 8

2.2 Bản chất của quản lý 10

2.3 Vai trò của quản lý 10

2.4 Chức năng của quản lý 11

3. Lao động quản lý trong bộ máy quản lý doanh nghiệp 12

3.1 Đặc điểm của hoạt động lao động quản lý 12

3.2 Phân loại lao động quản lý 13

II. Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp 14

1. Khái niệm cơ cấu tổ chức và các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản lý 14

1.1. Các yếu tố thuộc chủ thể của hệ thống 15

1.2 Nhóm các yếu tố thuộc đối tượng quản lý 15

1.3 Nhóm các yếu tố thuộc môi trường 16

2. Các nguyên tắc tổ chức quản lý 16

2.1 Nguyên tắc cơ cấu tổ chức quản lý gắn với phương hướng, mục đích của hệ thống 16

2.2 Nguyên tắc chuyên môn hoá và cân đối 16

2.3 Nguyên tắc linh hoạt và thích nghi với môi trường 17

2.4 Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả 17

3. Các kiểu cơ cấu tổ chức quản lý cơ bản 17

3.1 Cơ cấu kiểu trực tuyến 17

3.2 Cơ cấu kiểu trực tuyến tham mưu 18

3.3 Cơ cấu kiểu chức năng 19

3.4 Cơ cấu trực tuyến chức năng 21

3.5 Cơ cấu ma trận 22

3.6 Một số loại cơ cấu khác 23

III. Tầm quan trọng, sự cần thiết của việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 23

1. Vai trò của việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 23

2. Những yêu cầu phải tuân thủ khi thực hiện việc hoàn thiện bộ máy quản lý trong doanh nghiệp 25

Chương II. Thực trạng bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần vận tải và thương mại chiến thắng 26

I. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng 26

1. Quá trình hình thành, phát triển của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng 26

1.1 Quá trình hình thành Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng 26

1.2 Giai doạn phát triển của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng từ năm 1985 27

2. Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng và một số chỉ tiêu cơ bản đạt được qua các năm hoạt động 29

2.1 Tóm tắt sơ bộ hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng năm 1993 - 1998 30

2.2 Báo cáo thực hiện chỉ tiêu của doanh nghiệp trong những năm 1998-2001 30

II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng 30

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 30

2. Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các phòng ban chức năng và mối quan hệ giữa các phòng ban trong Công ty Chiến Thắng 32

3. Tình hình sử dụng số lượng lao động quản lý trong Công ty Chiến Thắng 37

4. Sử dụng thời gian lao động quản lý 37

5. Chất lượng lao động quản lý 38

6.Trang thiết bị phục vụ điều kiện lao động của lao động quản lý 39

7. Đào tạo và phát triển lao động quản lý tại Công ty Chiến Tháng .40

III. Một số nhận xét, đánh giá về bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng 40

1. Nhận xét chung 40

1.1 Những kết quả thành tựu đã đạt được 41

1.2 Những khó khăn và tồn tại cần khắc phục 42

2. Đánh giá cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng 43

3. Một số nguyên nhân chủ yếu của sự yếu kém trong bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng 44

3.1 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế 44

3.2 Công tác lập kế hoạch của Công ty 45

3.3 Do sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ trình độ chuyên nâng cao 45

3.4 Thiếu sự liên kết hợp tác giữa các đơn vị trong cùng Công ty 46

3.5 Thiếu động cơ để đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý 46

Chương III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty cổ phần vận tải và thương mại chiến thắng 46

I. định hướng phát triển của ngành Giao thông vận tải và mục tiêu phát triển của Công ty trong giai đoạn tới 46

1. Định hướng phát triển của ngành Giao thông Vận tải 47

2. Mục tiêu phát triển của Công ty từ nay tới 2010 47

II . Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng 51

1. Quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp 51

1.1 Hoàn thiện sự phân công phân cấp trong bộ máy quản lý doanh nghiệp 51

1.2 Hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho người lãnh đạo cũng như cho lao động quản lý 52

1.3 Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ 52

2. Các giải pháp đối với Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý 53

2.1 Đối với ban Giám đốc Công ty 53

2.2 Đối với các phòng ban chức năng 53

2.3 Tổ chức lại việc quản lý sản xuất kinh doanh 56

2.4 Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ 57

3. Kiến nghị đối với Nhà nước 58

3.1 Hoàn thiện các chính sách thuế 58

3.2 Các chính sách về cho vay và hỗ trợ vốn 59

3.3 Chính sách phát triển khoa học công nghệ 60

3.4 Phát triển cơ sở hạ tầng 60

3.5 Đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ quản lý, giám đốc cho các doanh nghiệp 60

3.6 Một số chính sách khác 61

Kết luận 62

Tài liệu tham khảo 63

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần vận tải và thương mại Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng đã có gần 500 lao động trong đó có 35 kỹ sư và cử nhân, 50 trung cấp, 90 thợ, 200 lái xe và gần 130 đầu xe với cơ sở vật chất, nhà xưởng khang trang hiện đại. Năm 2002 vừa qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do môi trường kinh tế không ổn định, thị trường cạnh tranh khốc liệt, giá nguyên - nhiên liệu tăng cao trong khi đó giá cước vận tải lại không có xu hướng tăng nhưng Công ty vẫn cố gắng đạt và hoàn thành mức kế hoạch đề ra. Để bước sang cơ chế thị trường cạnh tranh là một thách thức lớn, cơ chế này gây rất nhiều khó khăn nhiều đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước, song đó cũng là cơ hội tốt để cho các doanh nghiệp thực sự có khả năng vươn lên khẳng định mình. Với truyền thống và khả năng thích ứng của mình, Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng đã và đang phát huy hết năng lực để tồn tại và không ngừng phát triển trên bước đường hội nhập kinh tế cả nước. 2. Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng và một số chỉ tiêu cơ bản đạt được qua các năm hoạt động Để phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng trong thời gian qua luận văn sẽ tóm tắt sơ bộ về hoạt động kinh doanh từ năm 1993 tới năm 1998 và sau đó sẽ sử dụng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 1999 tới năm 2002. 2.1 Tóm tắt sơ bộ hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng năm 1993 - 1998 Đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh của Công ty, doanh thu thời kỳ này liên tục tăng, doanh thu có những trường hợp năm sau tăng gấp 3 đến 4 lần năm trước, cụ thể như năm 1996 đạt 28.888.347.347 đồng, năm 1997 đạt 38.569.473.000 đồng và năm 1998 đạt 42.432.039.000 đồng. Các khoản nộp ngân sách nhà nước và lãi suất kinh doanh của Công ty trong những năm này cũng tăng. Tuy nhiên đến năm 1998 tổng lợi nhuận của Công ty chỉ đạt 557.713.800 đồng thấp hơn so với năm 1997 là 882.014.023 đồng. Nguyên nhân chính là do kinh doanh xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, các khoản chi về chế độ tiền lương, tiền thuê đất, tiền nhiên - nguyên liệu đều tăng cao và hệ thống luật giao thông đường bộ cũng khắt khe gây khó khăn rất nhiều trong công việc vận chuyển. Chỉ tiêu thu nhập bình quân của công nhân viên cũng không ngừng tăng lên cùng với các chỉ tiêu trên và cho đến năm 1998 thì thu nhập bình quân đầu người đã đạt 482.000 đồng. Đánh giá tổng quát giai đoạn này Quá trình đổi mới trong 6 năm, Công ty đã bước đầu thích nghi với cơ chế mới, đáp ứng được yêu cầu mới của sản xuất kinh doanh và trong chừng mực nhất định Công ty đã phát huy được vai trò chủ đạo của một doanh nghiệp Nhà nước trong cơ chế thị trường. 2.2 Báo cáo thực hiện chỉ tiêu của doanh nghiệp trong những năm 1998-2001 Qua bảng 1, bảng báo cáo thực hiện được chỉ tiêu của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng ta thấy hoạt động kinh doanh của Công ty này ngày càng phát triển. Các chỉ tiêu tăng đều qua các năm. Cụ thể là tổng sản lượng vận tải của năm 2000 đã tăng 1,6% và năm 2001 tăng 5,7% so với năm 1999. Chỉ tiêu doanh thu của năm 2000 cũng tăng 13,2% và năm 2001 tăng 29,5% so với năm 1999. Không những chỉ tăng tổng sản lượng, tổng doanh thu mà số lao động trong Công ty cũng tăng, có thể đó chỉ là những lao động phụ. Nhờ những kết quả đạt được như vậy nên thu nhập bình quân đầu người cũng tăng từ 510.000đồng/tháng trong năm 1999 lên đến 560.000đồng/tháng trong năm 2000 và 600.000 đồng/tháng trong năm 2001. Bảng 1 : Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế (các năm 1999 đến 2002) STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 1999 2000 Năm2000 so với 1999 2001 Năm 2001 so với 1999 2002 1 Tổng sản lương Tấn 90.555 92.046 101,6% 95.710 105,7% 97.380 2 Doanh thu - vận tải - xnk + dv Tr. đồng 44.802 34.085 10.717 50.713 38.172 12.541 113,2% 112% 117% 58.047 42.610 15.437 129,6% 125% 144% 58.567 45.712 12.855 3 Nộp ngân sách Tr. đồng 10.356 12.146 117,3% 16.461 158,9% 17.450 4 Lợi nhuận Tr. đồng 578 669 115,7% 710 649 5 Tổng lao động bình quân Người 412 476 501 500 6 Thu nhập bình quân Ngàn đồng / tháng 510 560 600 620 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2002) Năm 2002, thực hiện kế hoạch mới của Nhà nước đề xuất cho Công ty cổ phần Công ty đã gặp không ít những khó khăn. Do có nhiều xe đã quá cũ, hết thời gian lưu hành nên phương tiện vận tải của Công ty liên tục giảm từ 139 xe xuống còn 117 xe (giảm 22 xe). Kế hoạch đầu tư xe mới do có nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan nên không triển khai được, dẫn tới năng lực vận tải giảm và làm chậm lại kế hoạch đổi mới phương tiện vận tải của Công ty. Trong suốt thời kỳ này, hàng hoá vận chuyển liên tục biến động cả về khối lượng cũng như giá cước vận chuyển. Trong khí đó chi phí vận tải tăng do giá nguyên liệu tăng trong khi đó giá cước vận tải chưa có dấu hiệu tăng. Hiệu quả sản xuất kinh doanh lúc này đạt thấp, không đạt được mục tiêu đặt ra đầu năm, số lượng hàng vận chuyển được là 97.380 tấn đạt 97% kế hoạch đặt ra, do đó doanh thu vận tải cũng chỉ đạt 45.712 triệu đồng. Một mũi nhọn trong công tác kinh doanh thương mại của Công ty là xuất nhập khẩu và uỷ thác xuất nhập khẩu đã không triển khai được do mức độ cạnh tranh uỷ thác đang ngày càng trở nên gay gắt về cả thời gian và giá cả. Bên cạnh đó thì tình trạng tiêu cực trong lĩnh vực này ngày một tăng, làm chi phí bị đẩy lên quá cao, do đó khó có lãi và gây khó khăn trong việc hạch toán kế toán. Điều đáng nói ở đây là tuy hợp đồng uỷ thác nhập khẩu có giá trị rất lớn nhưng khoản thực thu cuả Công ty thì lại rất nhỏ. Doanh thu xuất nhập khẩu cũng chỉ đạt 7.747 triệu đồng đạt 46% kế hoạch. Một nguồn thu khác của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng là dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng phương tiện vận tải đường bộ và buôn bán xăng dầu vẫn hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao. Doanh thu trong lĩnh vực này đạt được 3.100 triệu đồng. Một điều quan trọng của thời kỳ này là các đại lý dịch vụ vận tải vẫn triển khai hoạt động kinh doanh tốt. Đặc biệt là chi nhánh đại lý dịch vụ vận tải thành phố Hồ Chí Minh đạt doanh số 2.008.330.000 đồng, vượt 8,33% kế hoạch. Tuy nhiên con số này không nói lên được chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận tạo ra chủ yếu do nhượng bán tài sản. Để có những kết quả như vậy là do ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng đã chọn cho mình một hướng đi đúng, kịp thời nắm bắt nhu cầu cấp thiết của thị trường cộng với sự chỉ đạo đúng đắn của Bộ Giao Thông Vận Tải, từ đó đáp ứng kịp thời nhu cầu này. Giai đoạn này đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và doanh nghiệp vận tải tại Việt Nam nói riêng là một giai đoạn đầy khó khăn trắc trở. Đây là thời điểm mà kinh tế Việt Nam đang trên con đường hội nhập kinh tế thế giới, với mục tiêu gia nhập AFTA và WTO, do vậy một môi trường cạnh tranh mới làm không ít doanh nghiệp ngỡ ngàng khó thích ứng. Bên cạnh đó thì nhà nước đã quy định chặt chẽ thêm về luật giao thông đường bộ, điều này đã gây khó khăn cho lĩnh vực vận tải của Công ty. Tuy nhiên ban lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên trong Công ty Chiến Thắng vẫn cố gắng phấn đấu tăng sản lượng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo các khoản nộp ngân sách nhà nước đều tăng và cũng đảm bảo thu nhập cho người lao động. Đó là những cố gắng rất đáng ghi nhận của Công ty Chiến Thắng trong suốt thời gian qua. Bên cạnh những khó khăn nói trên, năm 2002 Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng cũng có một số những thuận lợi cơ bản. Ngay từ đầu năm lãnh đạo Công ty đã đề ra được một số giải pháp chỉ đạo cụ thể như thực hiện chính sách khoán chi phí, khoán việc bảo dưỡng xe, khoán công vận tải để phù hợp phấn đấu duy trì được nhịp độ sản xuất kinh doanh vận tải và các ngành nghề kinh doanh dịch vụ. Tiếp tục tìm cách đổi mới về công tác tổ chức, sắp xếp lại lực lượng lao động là việc làm thường xuyên có ý nghĩa quan trọng đến kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy được vai trò chủ động sáng tạo của các cá nhân trong tập thể Công ty. Thu nhập bình quân đầu người năm này tăng ước đạt 620.000 đồng/tháng bằng 106.3% dự kiến. Trong đó: Thu nhập thực tế của lao động gián tiếp là 725.000 đồng/tháng, riêng thu nhập của lái xe và thợ sửa chữa không thống kê được. Qua số liệu trên ta nhận thấy rằng, năm 2002 Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng đã chưa đạt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra đầu năm. Tuy nhiên Công ty vẫn là một trong những doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước cao nhất trong 9 doanh nghiệp vận tải Trung Uơng. Năm 2003 Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng sẽ cùng với nhân dân cả nước bước vào thiên kỷ mới với những con đường mới đầy những thách thức to lớn. Với kế hoạch được đề ra cho Công ty là sẽ hoàn thành đổi mới trang thiết bị, từng bước đổi mới hoàn thiện cơ cấu tổ chức và tạo công ăn việc làm nhiều hơn nữa cho người lao động. Tuy nhiên kế hoạch này sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi mà điều kiện nền kinh tế thị trường chưa được ổn định cùng với những biến động lớn về phương tiện vận tải trong Công ty (số lượng xe năm nay giảm so với năm 2002 là 22 xe), cơ cấu vốn của Công ty còn chỉ còn 28 xe chiếm 23.9%, xe liên doanh có 89 xe chiếm 76,1%. Ngoài ra sự cạnh tranh gay gắt của những hãng vận tải khác trên thị trường làm giá cước vận tải tiếp tục giảm. Một mũi nhọn là kinh doanh thương mại vẫn gặp khó khăn vì chưa có giải pháp thích hợp. Việc làm và đời sống của anh em công nhân và lái xe vẫn là điều bức xúc. Không thể phủ nhận rằng năm 2003 sẽ là cơ hội lớn của tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Vận tải nói riêng. Nếu Công ty biết nắm bắt và tận dụng cơ hội này thì sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng chắc sẽ có nhiều thuận lợi. Với truyền thống, kinh nghiệm, sự đoàn kết nhất trí cao của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Công ty, tôi tin nhất định sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ đi vào ổn định và ngày càng phát triển. II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Trong phần này, luận văn sẽ đi sâu mô tả chi tiết cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần vận tải và Thương mại Chiến Thắng. Từ đó luận văn có thể phân tích và đánh giá những ưu, nhược điểm của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong phần tiếp theo. Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập trong thời bao cấp. Do xu hướng thời này cho nên Công ty được bố trí theo cơ cấu tổ chức quản lý của một Công ty vận tải theo mô hình của Liên Xô cũ, đó là kiểu cơ cấu tổ chức kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần vận tải và Thương mại Chiến Thắng được miêu tả trong sơ đồ 7. Theo sơ đồ này bộ phận đứng đầu Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng là Đảng uỷ, bộ phận này có nhiệm vụ và chức năng điều hành toàn bộ các bộ phận khác của Công ty. Bộ phận thực hiện mệnh lệnh điều hành của Đảng uỷ và trực tiếp điều hành Công ty là Giám đốc với sự giúp đỡ của các phó Giám đốc kinh doanh và phó Giám đốc kỹ thuật. Dưới Phó Giám đốc là các phòng ban hoạt động theo từng chức năng riêng. Các phòng kế hoạch, phòng hành chính, các đội xe và các trạm đại lý sẽ trực thuộc địa lý của Phó Giám đốc kinh doanh. Còn các trung tâm dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa, phòng kỹ thuật và ban KCS sẽ chịu sự quản lý và điều động của Phó Giám đốc kỹ thuật. Còn lại các phòng như phòng tổ chức lao động, ban quản lý, phòng xuất nhập khẩu, phòng kế toán tài chính sẽ do Giám đốc trực tiếp điều hành Sơ đồ 7 : Cơ cấu tổ chức của Công ty Giám đốc Đảng Uỷ Ban chấp hành Công đoàn Phó Giám đốc Kinh doanh Phó Giám đốc Kỹ thuật Các trạm đại lý Các đội xe garage Phòng kế hoạch Phòng hành chính Phòng tổ chức lao động Phòng xuất nhập khẩu Kế toán tài chính Ban quản lý Phòng kỹ thuật Ban K.C.S Các T.T DV BD SC Loại cơ cấu tổ chức quản lý này có nhiều ưu điểm riêng đối với ngành vận tải như: các quyết định được thông qua trong một thời gian ngắn, không cần các thủ tục rườm rà. Mô hình tổ chức quản lý này có thể đề cao năng lực sáng tạo và tự quản tại mỗi phòng ban. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm như trên thì mô hình tổ chức quản lý này cũng còn có nhiều hạn chế như: cơ cấu vẫn còn quá cồng kệnh, nhiều phòng ban, dẫn đến khó nhất quán quan điểm trong công việc, ví dụ như phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật và các đội xe nên cho chung vào một phòng gọi là phòng kế hoạch điều độ. Như vậy sẽ rất thuận lợi cho công việc điều hành vận tải. Do những ưu điểm của cơ cấu trực tuyến chức năng đối với ngành vận tải, hiện nay Công ty vẫn sử dụng kiểu cơ cấu tổ chức này để điều hành sản xuất kinh doanh. 2. Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các phòng ban chức năng và mối quan hệ công tác Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập trong thời bao cấp. Do xu hướng thời này cho nên Công ty được bố trí theo cơ cấu tổ chức quản lý của một Công ty vận tải theo mô hình của Liên Xô cũ, đó là kiểu cơ cấu tổ chức kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng được miêu tả trong Sơ đồ 7. Phòng tổ chức lao động của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng có chức năng làm tham mưu cho Đảng uỷ, ban Giám đốc trong việc xây dựng bộ máy quản lý Công ty, quản lý nhân sự và xây dựng bồi dưỡng cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, Phòng cũng tham gia tổ chức lao động khoa học cho cán bộ công nhân viên, lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương, tiền thưởng, làm thủ tục đóng và chi trả bảo hiểm xã hội, giải quyết bảo hiểm lao động, an toàn giao thông phù hợp với chính sách chế độ của Nhà nước và đặc điểm của Công ty. Phòng tổ chức lao động là bộ phận chức năng chịu trách nhiệm với các vấn đề nhân sự và để năng động hơn với các công việc liên quan đến vấn đề này, Phòng cũng có nhiệm vụ xây dựng bộ máy quản lý làm thủ tục ký hợp đồng lao động, cho thôi việc, giải quyết hưu trí, thuyên chuyển công tác vv... cho cán bộ công nhân viên. Ngoài ra, phòng tổ chức lao động còn tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty. Phòng cũng chịu trách nhiệm lập kế hoạch lao động, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch bảo hiểm lao động và kế hoạch tiền lương theo kỳ cho toàn Công ty. Bên cạnh đó phòng cũng tổ chức huấn luyện an toàn lao động, giải quyết các vụ tai nạn lao động, tổ chức mua bảo hiểm thân thể cho lái xe và cán bộ công nhân viên, làm thủ tục xuất cảng cho cán bộ công nhân viên đi ra nước ngoài công tác và nhập cảnh cho khách đến Công ty làm việc. Lập danh sách các đối tượng cần quản lý về chính trị, hình sự … Lập danh sách góp quỹ an ninh quốc phòng theo quy định của pháp luật, tập hợp các đơn từ khiếu nại của công nhân viên chức. Cơ cấu phòng này có 4 người: Một trưởng phòng có nhiệm vụ quản lý mọi công việc trong chức năng được phân công. 2 chuyên viên có nhiệm vụ giúp trưởng phòng giải quyết các công việc có liên quan và 1 thư ký. * Mối quan hệ của phòng với các phòng và đơn vị khác - Cân đối lao động, giải quyết vấn đề tiền lương, trợ cấp y tế và bảo hiểm xã hội. - Chuyển thư báo công văn, triệu tập hội họp - Kết hợp cùng các phòng để điều chỉnh, cân đối về nhân sự và nghiệp vụ chức năng của phòng. Phòng vật tư có chức năng và nhiệm vụ làm tham mưu cho Giám đốc trong việc mua bán dịch vụ, vật tư cho sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra phòng cũng cung ứng vật tư nhiên liệu cho xã hội theo cơ chế thị trường, mua bán vật tư hợp lý, phù hợp với quy mô của Công ty và đảm bảo thu nhập cho công nhân viên trong phòng Để minh bạch hơn trong các hoạt động mua bán phòng cũng tự mở sổ theo dõi các hoạt động mua bán vật tư, nhiên liệu và báo cáo các quyết toán với Công ty kịp thời và chính xác. Phòng tự quản lý chặt chẽ và phát huy hiệu quả các tài sản và nguồn vốn, trang thiết bị Công ty giao cho và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước, nội quy quy chế của Công ty về phòng cháy chữa cháy, tài chính về mua bán bảo quản vật tư, nhiên liệu. Hàng tháng phòng sẽ làm quyết toán nội bộ về mua bán vật tư với Công ty. * Mối quan hệ của phòng với các phòng và đơn vị khác - Quan hệ chủ yếu với các phòng TC – KT, đây là mối quan hệ hợp tác về đảm bảo tài chính cho việc cung cấp, mua bán vật tư phục vụ sản xuất. - Quan hệ với phòng kế hoạch nhằm nắm bắt nhu cầu chuẩn bị xuất nhập hàng hoá, vật tư. Phòng kế hoạch thực hiện chức năng làm tham mưu trực tiếp cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh, xây dựng các định hướng kế hoạch vận tải – công nghiệp và dịch vụ, tiếp cận thị trường, tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu sự biến động về giá. Ngoài ra phòng còn đưa ra những đề xuất những phương án sản xuất kinh doanh, tổ chức khai thác đại lý hàng hoá vận chuyển, tổ chức vận chuyển và tăng cường các biện pháp quản lý. Phòng xây dựng các hệ thống kinh tế, kỹ thuật phù hợp với từng thời điểm, làm tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh, soạn thảo các văn bản, ban hành sửa đổi các nội quy chế, kí kết các hợp đồng vận tải, thanh lý hợp đồng và giải quyết các thương vụ – soạn thảo các hợp đồng giao quyền sử dụng phương tiện, tính toán giao kế hoạch sản xuất vận tải công nghiệp và dịch vụ và hàng tháng tiến hành điều chỉnh, mở sổ sách theo dõi tổng hợp, phân tích tiến độ và kết quả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ cấu phòng này gồm có 3 người: Một trưởng phòng và hai chuyên viên giúp việc. * Mối quan hệ của phòng với các phòng và đơn vị khác - Quan hệ với tất cả các phòng ban trong Công ty, lên kế hoạch tao điều kiên thuận lợi nhất cho các phòng ban hoạt động. Phòng xuất nhập khẩu làm nhiệm vụ về các hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác, tiếp nhận hàng hoá ở các ga, cảng. Đây là phòng duy nhất có hoạt động độc lập trong Công ty. Cơ cấu phòng này có 3 người gồm 1 trưởng phòng và 2 nhân viên. Phòng tài chính – kế toán được xuất phát từ quy mô sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng nên nó được tổ chức theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phòng tài chính - kế toán giữ một vai trò quan trọng trong điều hành kinh tế, thông tin trên khắp mọi lĩnh vực kinh doanh vận tải, xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác. Nhiệm vụ của phòng là ghi chép phản ánh các số liệu hiện có về tình hình vận động của toàn bộ tải sản trong Công ty, giám sát việc sử dụng bảo quản tài sản các đơn vị, phản ánh chính xác về tổng số vốn hiện có và các nguồn vốn hình thành, xác định hiệu quả đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh, tham gia vào các dự toán phản ánh kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ kinh doanh, kiểm tra chặt chẽ các chi phí trong xây dựng thiết kế công trình. Bộ máy tài chính – kế toán thực hiện đầy đủ các nội dung quy định của pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ tài chính của Nhà nước. Hàng quý, hàng năm cùng với các cơ quan tài chính, thuế xét duyệt quyết toán quý, năm cho Công ty. Cơ cấu phòng tài chính - kế toán có 6 người Trưởng phòng kế toán là người chịu trách nhiệm và nộp đúng hạn các báo cáo thống kê, tổ chức kiểm kê định kỳ tài sản cố định, vật tư, tiền vốn, tổ chức hạch toán, thống kê phù hợp với quy mô phát triển của Công ty và yêu cầu đổi mới, tổ chức luân chuyển chứng từ... Phó kế toán trưởng thay mặt kế toán trưởng giải quyết các công việc mà kế toán trưởng uỷ quyền khi vắng mặt, chịu trách nhiệm theo dõi hạch toán doanh thu khoán vận tải, trực tiếp thanh toán cước với chủ hàng và lái xe, theo dõi công nợ tiền cước phí, phụ trách bộ phận thống kê sản lượng tiền lương. Kế toán tổng hợp là người ghi chép tổng hợp só liệu trên cơ sở nhật ký, bảng kê của các kế toán chi tiết, hàng tháng lên bảng cân đối các tài khoản và tổng hợp doanh thu, tổng hợp chi phí giá thành vận tải lãi lỗ tổng kinh doanh, cân đối số phát sinh số phải nộp và đã nộp ngân sách lên báo cáo quyết toán quý, 6 tháng, một năm, theo dõi kinh doanh vật tư tổng hợp. Thủ quỹ là người bảo quản tiền mặt, thu tiền và chi trả cho các đối tượng thro chứng từ được duyệt, hàng tháng vào sổ quỹ, lên báo cáo quỹ, rút số dư tiền mặt, tiền quỹ, kiểm kê số tiền thực tế. * Mối quan hệ của phòng với các phòng và đơn vị khác - Theo dõi tình hình hoạt động của các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và các tài sản khác của tưng đơn vị. - Bảo đảm kinh phí cho việc mua bán vật tư phụ tùng nhiên liệu đối với phòng vật tư. - Kết hợp với phòng khác để thực hiện các chính sách đãi ngộngười lao động. Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác tổ chức hành chính, y tế và thực hiện các chế độ chính sách với cán bộ công nhân viên, tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty về công tác sắp xếp bộ máy tổ chức sản xuất, công tác cán bộ, công tác quản lý lao động. Phòng còn tổ chức đào tạo nâng bậc cho cán bộ công nhân viên, thiết lập các chế độ tiền lương cho từng bộ phận. Tổ chức thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động và các chế độ khác. Thêm vào đó phòng còn làm công tác quản trị hành chính, văn thư lưu trữ, kiến thiết cơ bản nhỏ, chịu trách nhiệm quản lý môi trường, bảo đảm sạch đẹp trong Công ty. Cơ cấu phòng gồm 3 người: Một trưởng phòng và 2 chuyên viên giúp việc. Ngoài các phòng ban chức năng trên tồn tại song song các ban chức năng khác như: Trạm đại lý dịch vụ vận tải thực hiện sản xuất kinh doanh độc lập .Đây là các trạm đại lý nhỏ, trực thuộc tầm kiểm soát của Công ty. Tuy vậy nó có chức năng và quyền hạn như một Công ty độc lập, tự chủ. Cuối mỗi tháng các đại lý này sẽ tự hạch toán và sẽ nộp phần trăm lợi nhuận cho Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng. Xí nghiệp kinh doanh thương mại được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty. Trong lĩnh vực quản lý kinh tế và kinh doanh thương mại xí nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu làm tham mưu cho giám đổc trong việc kinh doanh xuất nhập khẩu phục vụ. Xí nghiệp kinh doanh thương mại gồm có 5 người: 1 giám đốc và 4 nhân viên. Các đội xe đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc kinh doanh. Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, đội xe là một đơn vị sản xuất của Công ty chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo quy chế của Công ty và pháp luật của Nhà nước. Xưởng bảo dưỡng sửa chữa (BDSC). Trong lĩnh vực quản lý kinh tế kỹ thuật, xưởng BDSC là đơn vị sản xuất và dịch vụ của Công ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác BDSC nhằm duy trì tính năng kỹ thuật của xe góp phần nâng cao ngày xe tốt nhằm hoàn thành kế hoạch vận tải. Là đơn vị hạch toán nội bộ lấy thu từ bảo dưỡng sửa chữa, dịch vụ để chi cho các khoản như tiền lương, khấu hao, thuế xưởng đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật. Các đại lý xăng dầu. Các ban và các xí nghiệp này thuộc sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Công ty và thực hiện sản xuất kinh doanh độc lập. 3. Tình hình sử dụng số lượng lao động quản lý trong Công ty Chiến Thắng Bảng 2 : Báo cáo tăng giảm lao động quản lý 6 tháng cuối năm 2001 Lao động quản lý Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 - Giám đốc - Phó Giám đốc 3 3 3 - Phòng Tổ chức lao động 4 4 4 - Phòng Vật tư 3 3 3 - Phòng Kế hoạch 3 3 3 - Phòng Tài chính - kế toán 6 6 6 - Phòng Tổ chức – Hành chính 3 3 3 - Phòng Xuất nhập khẩu 5 4 3 - Ban K.C.S 5 5 5 - TTDVBDSC 5 5 5 - Ban chấp hành Công đoàn 3 3 3 (Nguồn : Báo cáo tăng giảm lao động quản lý 6 tháng cuối năm 2001 của Công ty Chiến Thắng) Ta thấy qua các năm số lao động quản lý của Công ty Chiến Thắng không có thay đổi gì đáng kể. Sự thay đổi duy nhất là sự sụt giảm nhân sự ở Phòng xuất nhập khẩu, nó phản ánh dúng tình trạng làm ăn kém hiệu quả của Công ty Chiến Thắng trong lĩnh vực này. Cơ cấu lao động của Công ty Chiến Thắng khá đầy đủ và hoàn chỉnh, nhìn chung không có sự biến đổi lớn về lao động quản lý trong 3 năm qua. Số lượng lao động quản lý không tăng trong khi số lượng lao động trực tiếp ngày càng tăng (ví dụ: Năm 1999: 378 lao động, năm 2000: 442 lao động, năm 2001: 467 lao động) đã làm cho cường độ công việc của lao động quản lý ngày càng cao. Số lượng lao động tăng chủ yếu là lái xe và thợ sửa chữa, vì thế cần bổ xung thêm nhân sự cho phòng kế hoạch để tăng khả năng điều hành. 4. Sử dụng thời gian lao động quản lý Chế độ làm việc của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Chiến Thắng là 1 tháng làm việc 26 ngày. Tuy nhiên do tính chất công việc khác nhau nên thời gian làm việc của một số lao động quản lý cũng khác biệt. Ngoài phòng Tổ chức - Lao động, phòng Vật tư, phòng Kế hoạch, phòng Tổ chức - Hành chính thì các phòng như phòng xuất nhập khẩu, phòng kỹ thuật, Trung tâm Dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa, Ban K.C.S đều làm việc theo yêu cầu công việc. Qua theo dõi thực tế kết quả nghi nhận được họ đều làm việc 28 ngày/ tháng nhưng số giờ làm việc thì chỉ là 5giờ/ ngày. Hệ số sử dụng thời gian lao động là 5/8 = 62,5%. Mặc dù số ngày làm việc trong tháng của một số phòng ban trên lớn hơn số ngày quy định của Công ty Chiến Thắng nhưng hệ số sử dụng thời gian lại thấp là do đặc thù công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33906.doc
Tài liệu liên quan