MỤC LỤC
Trang
Phần thứ nhất đặt vấn đề . 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài. 3
1.2.1Mục đích . . 3
1.2.2. Yêu cầu . 3
1.2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 4
1.2.3.1 Ý nghĩa khoa học . 4
1.2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn . 4
PHẦN THỨ II: Tổng quan tài liệu . 5
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễm của đề tài . 5
2.2. Cơ sở khoa học của phương pháp ghép cây ăn quả . 5
2.3. Nguồn gốc và phân loại c ây vải . 8
2.3.1. Nguồn gốc cây vải . .8
2.3.2. Một số giống vải chính trên thế giới . .9
2.4: Đặc điểm một số giống vải chín sớm và chính vụ ở Việt Nam . 11
2.4.1. Giống vải lai chua . 11
2.4.2. Giống vải U Hồng- Tân Mộc . 11
2.4.3. Giống vải lai Thanh Hà . 12
4.2.4: Giống vải Hùng Long . 12
2.4.4. Giống vải lai Bình khê . 12
2.4.5. Giống vải U Trứng Thanh Hà . 12
2.4.6: Giống vải Lai Yên Hưng . 13
2.2.7. Giống vải lai Phúc Hoà . 13
2.4.8. Giống vải thiều Thanh Hà . 14
2.5: Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới Việt Nam trong nước . 14
2.5.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới . 14
2.5.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại Việt Nam . 17
2.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải ở Bắc giang . 19
2.6.1. Diện tích, năng suất và sản lượng vải của Bắc Giang qua các năm . 19
2.6.2. Diện tích, năng suất sản lượng vải của các huyện trong tỉnh năm 2007 . 20
2.6.3. Về cơ cấu giống vải . 21
2.6.4. Tiêu thụ và chế biến vải . 22
2.6.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại huyện Lục Ngạn . 22
2.7. Nghiên cứu cây vải ở Việt Nam và thế giới . 23
2.7.1.Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái . 23
2.7.1.1. Đặc điểm thực vật học . 23
2.7.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây vải . 26
2.7.1.3. Yêu cầu về sinh thái của cây vải . 27
2.7.2. Nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh cây vải . 32
2.7.3. Những kết quả nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp ghép . 35
2.7.4. Những kết luận về phân tích tổng quan . 37
PHẦN THỨ III: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu . 39
3.1. Vật liêu nghiên cứu . 39
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 39
3.3. Nội dung nghiên cứu . 39
3.4. Phương pháp nghiên cứu . 40
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi . 43
3.6 . Phương pháp xử lý số liệu và tính toán . 44
PHẦN THỨ TƢ: Kết quả và thảo luận . 45
4.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu . 45
4.1.1.Vị trí địa lý . 45
4.1.2. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội . 45
4.1.3. Điều kiện giao thông, thị trường . 46
4.2.4. Điều tra tình hình sản xuất vải tại huyện Lục Ngạn . 46
4.1.4.1. Tình hình chung . 46
4.1.4.2. Cơ cấu giống . 47
4.1.4.3. Kỹ thuật canh tác . 49
4.2. Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng vai sớm . 50
4.2.1. Nghiên cứu các đợt lộc giống vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn. 50
4.2.2. Điều tra nghiên cứu, năng suất chất lượng giống vải chín sớm của một
số xã tại huyện Lục Ngạn . 57
4.4: Nghiên cứu ghép giống vải thiều Thanh Hà bằng giống vải chín sớm
phương thức ghép cao thay tán tại Lục Ngạn Bắc Giang . 62
4.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước cành gốc ghép đến khả năng
tiếp hợp (ghép sống) của một số giống vải khi ghép cao thay tán . 63
4.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến thời gian
bật mầm của phương pháp ghép cao thay tán . 64
4.4.3. nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước cành gốc ghép đến thời gian
thuần thục cành ghép của một số giống vải khi ghép cao thay tán . 65
4.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước cành gốc ghép đến chiều dài
thuần thục cành ghép của một số giống vải khi ghép cao thay tán . 66
4.4.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến của đường
kính cành ghép giống vải chín sớm khi ghép cao thay tán 67
4.4.6. Ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến sự phù hợp của cành
ghép/gốc ghép của một số giống vải chín sớm khi ghép cao thay tán.67
4.5: Nghiên cứu khả năng ghép cải tạo giống vải thiều Thanh Hà bằng một số giống vải chín sớm phương thức ghép đốn cành ghép mầm tại Lục Ngạn
Bắc Giang . 69
4.5.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến khả năng ti ếp
hợp (tỷ lệ ghép sống) của một số giống vải chín sớm khi đốn cành ghép mầm . 69
4.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến khả năng bật . 70
4.5.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến thời gian
thuần thục cành ghép của giống vải chín sớm khi đốn cành ghép mầm . 71
4.5.4. Nghiêm cứu ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến chiều dài cành
ghép của một số giống vải chín sớm khi đốn cành ghép mầm . 72
4.5.5: Nghiêm cứu Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến đường kính của
cành ghép phương pháp đốn cành ghép mầm.74
4.5.6. Nghiêm cứu Ảnh hưởng của kích thước gốc ghép đến sự hòa hợp của cành
ghép/gốc ghép của một số giống vải chín sớm khi đốn cành ghép mầm . 74
4.6. Nhận xét chung của 2 phương pháp ghép cao thay tán và phương pháp
đốn cành ghép mầm. 76
4.6.1. Về tỷ lệ sống sau ghép . 76
4.6.2. Về tỷ lệ bật mầm sau ghép . 76
4.6.3. Nhận xét về tốc độ tăng trưởng chiều cao cành ghép . 76
4.6.4. Đánh giá khả năng hòa hợp giữa cành ghép/gốc ghép .77
4.7. Tình hình sâu bệnh hại trên vườn vải sau ghép . 77
Phần thứ V: Kết luận và đề nghị . 79
5.1. Kết luận . 79
2- Đề nghị . 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO. . 82
A. Tài liệu tiếng Việt . 82
B. Tài liệu tiếng Anh . 85
PHỤ LỤC . 88
153 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2430 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả năng ghép cải tạo giống vải Thanh Hà bằng một số giống vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lệ lộc Xuân ra hoa hoàn toàn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến lộc
Xuân của vải phát triển thành cành dinh dưỡng có liên quan đến sự phát sinh
của lộc Đông. Ảnh hưởng của lộc Đông đến khả năng phân hóa hoa của lộc
Xuân năm 2009 của các giống vải chín sớm được trình bày qua bảng 4.7.
28,29%
39,53%
32,18%
1
2
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
Bảng 4.7: Ảnh hƣởng của lộc Đông đến khả năng phân hóa lộc Xuân các
giống vải chín sớm năm 2009
Giống
Chỉ tiêu
U Hồng
Hùng
Long
Bình
khê
U
Trứng
Cây
ra
lộc
Đông
Lộc Xuân ra hoa
hoàn toàn
Lộc 15,2 11,9 8,3 6,4
% 10,7 8,33 15,1 11,3
Lộc Xuân ra hoa
lẫn lộc
Lộc 48,9 37,8 20,6 19,3
% 34,68 26,43 37,45 31,8
Lộc Xuân thành
cành dinh dưỡng
Lộc 76,9 93,3 26,1 34,1
% 54,53 65,24 47,45 56,90
Cây
không
ra lộc
Đông
Lộc Xuân ra hoa
hoàn toàn
Lộc 51,1 47,3 132,1 118,2
% 54,21 49,78 66,71 63,22
Lộc Xuân ra hoa
lẫn lộc
Lộc 28,8 31,6 40,7 44,7
% 30,31 33,26 20,55 23,90
Lộc Xuân thành
cành dinh dưỡng
Lộc 15,1 16,1 25,2 24,1
% 15,48 16,96 12,74 12,88
Số liệu bảng 4.7 cho thấy đối với cây xuất hiện lộc Đông, thì tỷ lệ lộc
Xuân ra hoa hoàn toàn cao nhất là giống Bình Khê 15,1 %, thấp nhất là giống
Hùng Long 8,33 %, lộc Xuân ra hoa lẫn lộc cao nhất giống Bình Khê 37,45 %,
thấp nhất là giống Hùng Long 26,43 %, còn lộc Xuân trở thành cành dinh dưỡng
ở giống Hùng Long là cao nhất 65,24 %, thấp nhất là giống Bình khê 47,45 %.
Đối với cây vải không ra lộc Đông thì tỷ lệ lộc Xuân ra hoa hoàn toàn cao nhất là
giống Bình Khê 66,71 % ,thấp nhất là giống Hùng Long 49,78 %, ra hoa lẫn lộc
cao nhất là giống Hùng Long 33,26 %, thấp hơn là giống Bình Khê 20,55 %, còn
lộc Xuân thành cành dinh dưỡng cao nhất là giống Hùng Long 16,96 %, thấp nhất
là giống Bình Khê 12,74%. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong sản xuất vải sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
xuất hiện của lộc Đông làm tăng tỷ lệ cành dinh dưỡng, do vậy cần phải có biện
pháp kỹ thuật hạn chế khả năng xuất hiện lộc Đông.
4.2.2. Kết quả điều tra nghiên cứu thực trạng năng suất, chất lƣợng một
số giống vải chín sớm của một số xã tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND tỉnh Bắc Giang năm
2008. Tổng diện tích cây ăn quả của tỉnh Bắc Giang đến nay ước đạt 50.976
ha, trong đó diện tích cây vải thiều 39.985,4 ha, diện tích cho thu hoạch
39.387 ha, sản lượng không ngừng tăng năm 2007 đạt 218.758,3 tấn, trong đó
riêng huyện Lục Ngạn năm 2007 đạt 100.300 tấn. Cây vải thiều là loại cây ăn
quả chiếm diện tích lớn trong cơ cấu cây ăn quả của tỉnh hiện nay. Trong
những năm gần đây, do sản lượng lớn, thời gian thu hoạch ngắn giá bán vải
thiều xuống thấp làm giảm đáng kể thu nhập của người trồng vải. Một trong
những nguyên nhân làm vải thiều rớt giá là do cơ cấu giống vải không thích
hợp, các nhà làm vườn tập trung trồng giống vải thiều chính vụ quá nhiều,
không chú trọng bố trí trồng các giống vải chín cực sớm, chín sớm có chất
lượng tốt (Theo báo cáo của sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc
Giang, diện tích vải vải sớm toàn tỉnh hiện nay là 2.520 ha chiếm 6,3 % bao
gồm nhiều giống vải khác nhau chất lượng không đồng đều), gây lên tình
trạng đầu vụ thiếu sản phẩm giữa vụ sản lượng lớn, thời gian thu hoạch vải
ngắn gây dư thừa, khó tiêu thụ đã làm cho giá vải xuống thấp, gây hoang
mang cho người trồng vải.
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVI, đến
năm 2010 giữ ổn định diện tích cây ăn quả 45.000 ha, sản lượng 180.000-
220.000 tấn, tập trung vào cây ăn quả hàng hoá mà chủ lực là cây vải thiều.
Cơ cấu lại giống vải để rải vụ thu hoạch, diện tích vải chín sớm chiếm 15-20
%, bằng các giống vải chín sớm như: U Hồng, Phúc Hoà, Bình Khê, Hùng
Long, U Trứng… Từ thực tế trong sản xuất chúng tôi tiến hành điều tra bằng
phiếu điều tra phỏng vấn các hộ trồng vải tại 5 xã có diện tích trồng vải chín
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
sớm tập trung của huyện. Đó là xã Tân Mộc, Phượng Sơn, Thanh Hải, Quý
Sơn, Tân Quang. Qua số liệu bảng 4.8.
Bảng 4.8: Điều tra tỷ lệ các giống vải chín sớm đƣợc trồng ở 5 xã năm 2008
STT Xã
Diện tích vải Tỷ lệ
vải sớm
%
Vải thiều chính
vụ (ha)
Vải thiều chín
sớm (ha)
1 Tân Mộc 807 150 18,5
2 Quý Sơn 1.681 120 7,1
3 Thanh Hải 803 71 8,8
4 Tân Quang 872 89 11,0
5 Phượng Sơn 628 82 13,0
Tổng cộng 4.791 512 10,6
(Mật độ cây điều tra quy ha: 150-170 cây/ha)
Qua bảng 4.8 cho thấy tổng diện tích trồng vải ở 5 xã là 4.791 ha trong
đó diện tích trồng vải chín sớm 512 ha, chiếm 10.6 %. Các diện tích trồng vải
sớm chủ yếu là giống vải U Hồng Tân Mộc chiếm 85 % diện tích vải sớm,
cây trồng chủ yếu là cành chiết và cây ghép, còn lại là diện tích ghép chuyển
đổi trên gốc vải chua do các hộ tự ghép nên tỷ lệ ghép sống không cao. Xã có
diện tích trồng vải chín sớm nhiều của huyện là xã Tân Mộc 150 ha chiếm
18,5 % diện tích vải của xã, vì xã có giống vải U Hồng chín sớm có năng suất
phẩm chất ngon, hiện nay giống U Hồng đang được nhân rộng ra trong toàn
huyện bằng nhiều hình thức.
* Điều tra các giống vải chín sớm, về thời gian chín của vải ghép so với
cùng giống trồng bằng cành chiết tại các xã. Qua điều tra thực tế cho thấy các
giống vải trồng bằng cành chiết và ghép tại các xã có thời gian chín tương
đương nhau, thời gian chín sớm nhất là giống Bình Khê và giống U Trứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
Hải Dương từ 5/5 đến 15/5 hàng năm, giống chín muộn hơn là giống U Hồng
Tân Mộc chín từ 25/5đến 5/6.
* Điều tra về năng suất, của một số giống vải chín sớm trồng bằng cây
ghép tại 5 xã, chúng tôi tiến hành điều tra nghiên cứu các giống vải chín sớm
trồng bằng cây ghép, của một số giống vải chín sớm so với năng suất của
giống vải thiều Thanh Hà chính vụ thể hiện qua bảng 4.9
Bảng 4.9: Năng suất một số vải chín sớm trồng bằng cây ghép
TT Tên giống
Số chùm
quả/cây
Số quả /
chùm
(quả)
Khối
lƣợng
quả (g)
NS lý
thuyết
(kg/cây)
NS
thực
thu
kg/cây
1 Bình Khê 125,4 6,3 33,50 26,46 23,91
2 U Trứng 126,0 7,2 30,10 27,30 24,40
3 U Hồng 141,2 6,3 23,08 20,53 17,60
4 Hùng Long 135,6 6,2 23,47 19,73 17,23
5 Thiều Thanh Hà 127,2 5,3 20,70 13,95 11,50
Qua bảng 4.9. cho thấy giống U Trứng cho năng suất lý thuyết và
năng suất thực thu cao nhất đạt (27,30 và 24,4 kg/cây). Tiếp đến là 2 giống
Bình Khê và U Hồng có năng suất tương đương và cao hơn giống Hùng
Long. Nhìn chung các cây ghép giống vải chín sớm đều cho năng suất cao
hơn giống vải thiều Thanh Hà, về cơ bản các giống này đều thể hiện được
bản chất của cây mẹ về các đặc điểm như chùm quả/cây, số quả/ chùm và
khối lượng quả.
Về thời gian thu hoạch và giá bán của các giống vải chín sớm năm
2008 thể hiện qua bảng 4.10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
Bảng 4.10: Thời gian thu hoạch và giá bán quả của các giống vải chín sớm
TT Giống Thời gian chín
Giá bán
(đồng/kg)
1 Bình Khê 05/5-15/5 12.000
2 U Trứng 05/5-15/5 12.000
3 U Hồng 25/5-5/6 8.000
4 Hùng Long 15/5-20/5 10.000
5 Thiều Thanh Hà 15/6-20/6 5.000
Về thời gian chín sớm nhất là 2 giống U Trứng và Bình khê (5-15/5),
giá bán cao nhất, tiếp đến là giống Hùng Long (15-20/5), giống U Hồng chín
muộn hơn (25/5-5/6) nhưng vẫn sớm hơn giống thiều Thanh Hà 15-20 ngày.
Như vậy, cơ cấu giống vải chín sớm trồng bằng cây ghép hoặc cây chiết và
vải thiều Thanh Hà cho phép thời vụ thu hoạch kéo dài gần 2 tháng, giá bán
của các giống vải chín sớm cao hơn giá bán vải thiều Thanh Hà từ 3.000-
7.000 đ/kg.
* Đánh giá các chỉ tiêu công nghệ và phẩm chất quả vải trồng bằng cây
ghép so với quả trồng bằng chiết cành được thể hiện qua bảng 4.11.
Bảng 4.11: Kết quả phân tích thành phần sinh hoá của một số giống vải
chín sớm trồng bằng cây ghép và chiết cành
Hình
thức
nhân
giống
Tên giống
Độ
Brix
(%)
Chất
khô
(%)
Đƣờng
tổng số
(%)
Vitamin
C
(mg/100
g)
A xít
tổng số
(%)
Tanin
(%)
Cành
chiết
U Trứng 17,20 19,20 16,57 20,51 0,308 0,100
Bình Khê 17,20 19,48 16,52 20,22 0,303 0,122
U Hồng 17,22 17,82 16,65 21,12 0,325 0,095
Hùng Long 17,68 17,81 16,34 20,87 0,307 0,097
Cành
ghép
U Trứng 18,00 19,22 17,00 23,94 0,392 0,122
Bình Khê 17,50 19,41 16,47 22,91 0,385 0,134
U Hồng 17,00 19,00 16,18 19,17 0,325 0,085
Hùng Long 17,00 18,75 16,15 20,52 0,339 0,080
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
(Kết quả phân tích do Viện nghiêncứu Rau quả Trung ương phân tích năm
2008)
* Kết quả phân tích bảng 4.11 cho thấy các chỉ tiêu như độ Brix giữa
cây trồng bằng cành chiết và cây ghép là tương đương nhau dao động nhỏ từ
17,0% đến 18,0%, hàm lượng chất khô giữa cây chiết và cây ghép có sự
chênh lệch từ 17,81 đến 19,80 %, Axít tổng số biến động từ 0,021- 0,092;
đường tổng số dao động từ 17,81-19,80%; vitamin C biến động 17,82- 22,91
mg/100g. Nhìn chung hàm lượng các chất dinh dưỡng của cây ghép không có
sự khác biệt lớn so với cây trồng bằng cành chiết tại huyện Lục Ngạn, chứng
tỏ sau khi ghép trên giống vải thiều chính vụ cành ghép vẫn giữ được nguyên
bản chất của cây cành ghép.
* Kết quả đánh giá bằng cảm quan quả vải ghép, được thể hiện qua bảng 4.12
Bảng 4.12: Đánh giá một số đặc điểm về quả các giống vải chín sớm
trồng bằng cây ghép
Chỉ tiêu
Giống
Khối
lƣợng quả
(g)
Đƣờng
kính quả
(cm)
Chiều cao
quả (cm)
Tỷ lệ ăn
đƣợc (%)
Màu sắc
quả
U Hồng 23,08 3,84 4,17 68,3 Đỏ tươi
Bình Khê 33,50 3,94 4,02 72,5 Đỏ sẫm
Hùng Long 23,47 3,60 3,73 72,1 Đỏ sẫm
U Trứng 30,10 3,85 3,56 72,8 Đỏ tươi
Qua bảng 4.12 cho thấy về hình thái các giống vải chín sớm đều có
màu đỏ đặc trưng, đỏ tươi và đỏ sẫm đó là đặc trưng của các giống vải chín
sớm, về khối lượng quả có sự chênh lệch giữa các giống, dao động từ 0,39-
10,42g/quả, giống U Hồng có khối lượng trung bình nhỏ nhất so với các
giống được lấy mẫu là 23,08g/quả, lớn nhất là giống Bình Khê, các chỉ tiêu về
chiều cao, đường kính quả của các giống gần tương đương nhau chênh lệch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
dao động từ 0,3- 0,61cm, đối với tỷ lệ ăn được của giống U Hồng Tân Mộc
chỉ đạt 68,3% thấp hơn các giống còn lại từ 3,8- 4,5%.
4.4. Nghiên cứu khả năng ghép cải tạo giống vải thiều Thanh Hà bằng một số
giống vải chín sớm phƣơng thức ghép cao thay tán tại huyện Lục Ngạn
Ở nước ta, vải là một loại quả đặc sản có giá trị kinh tế cao được phát
triển mạnh trong những năm gần đây. Theo số liệu điều tra Tổng cục Thống
kê năm 2007, đến nay diện tích trồng vải của cả nước đạt 93.962,4 ha, sản
lượng thu hoạch khoảng trên 428.310 tấn (chiếm 33,9% về diện tích và 24,8%
về sản lượng cây ăn quả của miền Bắc). Tuy nhiên, do cơ cấu giống vải còn
nghèo nàn, chưa hợp lý, phần lớn diện tích trồng chủ yếu bằng giống vải thiều
Thanh Hà là giống chính vụ có thời gian thu hoạch ngắn (khoảng 25 -30
ngày), chín tập trung vào tháng 6 hàng năm nên gây trở ngại lớn cho việc thu
hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ.
Một trong những biện pháp nhằm kéo dài thời gian thu hoạch vải, nhằm
giảm thiệt hại cho người nông dân là trồng rải vụ với các giống có thời gian
thu hoạch khác nhau, đặc biệt là các giống vải chín sớm. Theo định hướng
của Bộ NN - PTNT, trong thời gian tới cơ cấu giống vải ở nước ta sẽ là:
khoảng 70 - 75% các giống chính vụ, 10 - 15% các giống chín sớm, còn lại là
các giống chín muộn. Để đáp ứng được yêu cầu này, trong nhiều năm qua
Viện Nghiên cứu Rau quả đã tập trung nghiên cứu, chọn tạo được một số
giống vải chín sớm có triển vọng như các giống Hùng Long, Bình Khê, Yên
Hưng, Yên Phú... được nông dân chấp nhận, được Bộ NN & PTNT công nhận
là giống quốc gia hoặc giống tạm thời và cho phép đưa vào sản xuất đại trà
bước đầu cho kết quả rất tốt, đặc biệt là các giống vải chín sớm. Muốn chuyển
đổi 10-15 % giống vải chín sớm thay cho các giống vải chính vụ ngay trên
các vườn vải chín chính vụ đang cho thu hoạch hoặc ghép cải tạo lại cho
những vườn cây già cỗi, sâu bệnh đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Trong khuôn khổ thí nghiệm này chúng tôi tiến hành nghiên cứu ghép
cải tạo trên giống vải Thanh Hà chính vụ bằng 4 giống vải chín sớm có năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
suất ổn định qua các năm, chất lượng phù hợp với người tiêu dùng, hiện nay
đang được phát triển tại địa phương.
4.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước cành gốc ghép đến tỷ lệ
ghép sống của một số giống vải chín sớm khi ghép cao thay tán
Gốc ghép khoẻ mạnh, đường kính gốc ghép to, nhỏ là một trong những
nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sau ghép. Thí nghiệm dưới đây
chúng tôi nghiên cứu trên giống gốc ghép là các cành của cây vải Thanh Hà
chính vụ trồng bằng cành chiết 5 tuổi, có các đường kính khác nhau, cành
ghép là 4 giống vải chín sớm, trong đó lấy giống vải U Hồng Tân Mộc là
giống chín sớm được trồng sớm hơn các giống chín sơm khác ở địa phương
làm đối chứng, phương pháp ghép là ghép nêm đoạn cành. Kết quả thu được
ghi ở bảng 4.13.
Bảng 4.13: Ảnh hƣởng của đƣờng kính cành gốc ghép đến tỷ lệ ghép sống
của một số giống vải chín sớm khi ghép cao thay tán
Chỉ tiêu
Giống
Đƣờng kính cành gốc ghép
1,0-1,5 (cm)
(%)
1,6-2,0 (cm)
(%)
2,1-2,5 (cm)
(%)
2,6-3,0 (cm)
(%)
U Hồng (Đ/C) 73,3 66,7 60,0 60,0
Bình Khê 86,7 73,3 73,3 66,7
Hùng Long 73,3 66,7 60,0 53,3
U Trứng 86,7 86,7 80,0 73,3
CV% 14,4 20,8 27,6 30,2
LSD 05 21,7 28,8 34,6 36,0
Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ sống của các giống khá cao từ 53,3-86,7%,
tỷ lệ sống cao hay thấp còn phụ thuộc vào đường kính gốc ghép, đường kính
1,0-1,5cm có tỷ lệ sống cao nhất ở giống U Trứng và giống Bình Khê cao hơn
đối chứng 13,4%, Thấp nhất ở giống Hùng Long tỷ lệ sống đạt 53,3% thấp hơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
đối chứng 6,7 % ở đường kính gốc ghép 2,6-3,0cm. Như vậy tỷ lệ sống của các
công thức tỷ lệ nghịch với đường kính gốc ghép, đường kính gốc ghép càng lớn
tỷ lệ sống càng thấp, sự sai khác không ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.
4.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến thời gian
bật mầm của phương pháp ghép cao thay tán
Đối với cây vải 5 tuổi ghép trực tiếp vào đầu cành (ghép thay tán), chọn
các cành có đường kính khác nhau từ (1,0-1,5cm), (1,6-2,0 cm), (2,1-2,5cm),
(2,6-3,0 cm). phân bố đều ở các hướng để làm gốc ghép thay thế giống mới,
trên mỗi cây ghép 12 cành ghép, để lại 2-3 cành không ghép làm cành thở
(quang hợp). Trên mỗi loại đường kính gốc ghép theo dõi 3 cành ghép, áp
dụng phương pháp ghép nêm đoạn cành. Kết quả thu được thể hiện qua bảng
4.14.
Bảng 4.14: Ảnh hƣởng của đƣờng kính cành gốc ghép đến tỷ lệ bật mầm
của một số giống vải chín sớm khi ghép cao thay tán
Chỉ tiêu
Giống
Đƣờng kính cành gốc ghép (cm)
1,0-1,5 (cm)
(%)
1,6-2,0 (cm)
(%)
2,1-2,5 (cm)
(%)
2,6-3,0 (cm)
(%)
U Hồng (Đ/C) 66,7 60,0 53,3 46,7
Bình Khê 73,3 66,7 60,0 53,3
Hùng Long 60,0 53,3 46,7 40,0
U Trứng 73,3 73,3 66,7 60,0
CV% 20,7 20,4 20,4 27,4
LSD05 26,6 24,3 21,7 26,6
Qua bảng 4.14 chúng ta thấy đường kính gốc ghép 1,0-1,5 cm ở các
công thức cho tỷ lệ bật mầm cao từ 66,7- 73,3%, giống Bình Khê và giống U
Trứng cho tỷ lệ bật mầm sau ghép hơn đối chứng giống U Hồng 6,6 %, còn
giống Hùng Long cho tỷ lệ ghép bật mầm thấp hơn đối chứng 6,7% cành ghép
sinh trưởng yếu hơn, tỷ lệ bật mầm ở các công thức thí nghiệm có đường kính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
gốc ghép từ (2,6-3,0 cm) tỷ lệ bật mầm sau ghép đạt 40 - 60%, giống U Trứn
cao hơn đối chứng 13,3 %, giống Hùng Long 40% thấp hơn đối chứng 6,7 %,
với sự sai khác không có ý nghĩa mức độ tin cậy 95%.
4.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến thời gian
thuần thục cành ghép của một số giống vải chín sớm khi ghép cao thay tán
Cây vải yêu cầu rất chặt chẽ đối với các yếu tố khí hậu, thời tiết như: nhiệt
độ, lượng mưa, ẩm độ, ánh sáng… những yếu tố này tác động đồng thời chịu
ảnh hưởng lẫn nhau, mức độ ảnh hưởng có liên quan chặt chẽ đến bản chất các
giống. Thời tiết khác nhau có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian ra lộc dài hay ngắn
và ảnh hưởng đến sự biến đổi màu sắc lá của lộc, thể hiện qua bảng 4.15.
Bảng 4.15: Ảnh hƣởng của đƣờng kính cành gốc ghép đến thời gian
thuần thục cành ghép giống vải chín sớm khi ghép cao thay tán
Đơn vị: Ngày
Chỉ tiêu
Giống
Đƣờng kính gốc ghép (cm)
1,0-1,5 1,6-2,0 2,1-2,5 2,6-3,0
U Hồng (Đ/C) 42 42 40 39
Bình Khê 42 41 39 39
Hùng Long 46 43 42 42
U Trứng 39 37 37 35
CV% 12,9 10,3 12,2 12,6
LSD05 10,2 7,9 9,0 9,2
Qua theo dõi bảng 4.15 cho thấy đường kính gốc ghép ảnh hưởng đến
thời gian thuần thục các giống vải trong thí nghiệm. Giống có thời gian thuần
thục sớm nhất là giống U Trứng 35 ngày ở đường kính cành gốc ghép (2,6 -
3,0cm) sớm hơn giống đối chứng U Hồng 4 ngày, giống có thời gian thuần
thục dài nhất là giống Hùng Long 46 ngày ở đường kính gốc ghép (1,0 -
1,5cm) hơn giống đối chứng U Hồng cùng đường kính gốc ghép 4 ngày <
LSD05= 9,2 không có sự sai khác với mức độ tin cậy 95%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
Như vậy đường kính gốc ghép (2,6 - 3,0cm) có thời gian thuần thục sớm nhất,
đường kính gốc ghép càng nhỏ thì thời gian thuần thục càng dài ngày, điều đó
chính tỏ đường kính gốc ghép to thì khả năng vận chuyển nước, dinh dưỡng
lên tốt hơn dẫn tới cành thuần thục nhanh hơn.
4.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến chiều dài
thuần thục cành ghép của một số giống vải chín sớm khi ghép cao thay tán.
Nhằm tiếp tục đánh giá ảnh hưởng của các loại đường kính gốc ghép đến
thành công sau ghép, chúng tôi tiến hành theo dõi tốc độ sinh trưởng của các
cành ghép. Bởi vì ngoài chỉ tiêu bật mầm, tỷ lệ sống thì tốc độ sinh trưởng của
cành ghép trên gốc ghép và sự đồng đều của chúng cũng là những chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá ưu thế của một tổ hợp ghép ở thời kỳ này. Trong chỉ tiêu này,
chúng tôi quan tâm đến chiều dài của cành ghép được thể hiện qua bảng 4.16.
Bảng 4.16: Ảnh hƣởng của đƣờng kính cành gốc ghép đến chiều dài
cành ghép của phƣơng pháp ghép cao thay tán
Đơn vị tính: cm
Chỉ tiêu
Giống
Đường kính gốc ghép (cm)
1.0-1.5 1,6-2,0 2,1-2,5 2,6-3,0
U Hồng (Đ/C) 15,5 16,0 16,9 17,5
Bình Khê 16,0 16,6 17,4 18,0
Hùng Long 14,8 15,4 16,4 17,0
U Trứng 16,5 17,0 17,8 18,3
CV% 7,9 5,4 5,7 5,5
LSD05 2,3 1,6 1,8 1,8
Với thí nghiệm ghép ở vụ Xuân, được tính từ thời gian bật mầm, chiều
dài cành ghép trên các đường kính cành gốc ghép khác nhau ở các công thức
đều có sự sai khác. Qua theo dõi thực tế cho thấy ở các công thức có cùng
đường kính gốc ghép 1,0-1,5cm có tốc độ sinh trưởng chênh lệch từ 14,8cm -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
16,5cm, so với đối chứng thì giống Hùng Long thấp hơn 0,7cm, giữa các
đường kính cành gốc ghép khác nhau thì tốc độ sinh trưởng của cành ghép
cũng khác nhau đường kính cành gốc ghép 1,0 - 1,5cm của giống đối chứng
sau 42 ngày lộc thuần thục chiều cao sinh trưởng đạt 15,5cm, trong khi đó
đường kính gốc ghép (2,0 - 3,0cm) ở giống U Trứng, sau 35 ngày lộc đã
thuần thục chiều cao lộc đạt 18,3cm, hơn đối chứng giống U Hồng 2,8cm >
LSD05=1,8 không có sự sai khác ở độ tin cậy 95%. Số ngày thuần thục sớm
hơn 7 ngày. Như vậy đường kính cành gốc ghép càng lớn thì khả năng sinh
trưởng cành ghép càng nhanh, vì khả năng huy động dinh dưỡng của gốc ghép
tốt hơn.
4.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến của
đường kính cành ghép giống vải chín sớm khi ghép cao thay tán
Về chỉ tiêu đường kính cành thuần thục ở các công thức, được tiến
hành đo khi lộc đã thuần thục thể hiện qua bảng 4.17
Bảng 4.17. Ảnh hƣởng của đƣờng kính cành gốc ghép đến đƣờng
kính cành ghép của giống vải chín sớm khi ghép cao thay tán
Đơn vị tính: cm
Chỉ tiêu
Giống
Đƣờng kính gốc ghép (cm)
1,0-1,5 1,6-2,0 2,1-2,5 2,6-3,0
U Hồng (Đ/C) 0,30 0,30 0,31 0,31
Bình Khê 0,31 0,31 0,32 0,32
Hùng Long 0,28 0,29 0,30 0,30
U Trứng 0,32 0,32 0,33 0,33
CV% 6,9 4,9 4,9 7,5
LSD05 0,3 0,2 0,2 0,4
Qua bảng 4.17. Cho thấy chỉ tiêu đường kính cành thuần thục ở các
giống qua theo dõi đường kính cành thuần thục dao động từ 0,28- 0,33cm, ở
đường kính 2,6-3,0cm của giống U Trứng 0,33cm hơn đối chứng đối chứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
0,02cm, ở đường kính 1,0-1,5cm là giống Hùng Long 0,28cm, thấp hơn đối
chứng 0.02cm < LSD05= 0,3 với sự khác nhau không ý nghĩa độ tin cậy 95%.
4.4.6. Ảnh hƣởng của đƣờng kính cành gốc ghép đến sự phù hợp của
cành ghép/gốc ghép của một số giống vải chín sớm khi ghép cao thay tán
Để nghiên cứu khả năng phù hợp của cành ghép và gốc ghép, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu do đường kính cành ghép và gốc ghép vào thời gian
sau bật mầm 12 tháng ở các công thức thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ các đường
kính gốc ghép khác nhau đã xuất hiện hiện tượng cành ghép phát triển to hơn
gốc ghép tạm gọi là hiện tượng “Chân hương” Φcành ghép>Φ gốc ghép >1,
ngược lại gọi là hiện tượng “Chân voi” Φcành ghép<Φ gốc ghép <1, nếu
đường kính cành ghép bằng đường kính gốc ghép gọi là khả năng phù hợp
tương thích tốt, Φ cành ghép/ Φ gốc ghép = 1, được thể hiện qua bảng 4.18.
Bảng 4.18: Tỷ lệ đƣờng kính cành ghép/ gốc ghép sau bật mầm 12
tháng của một số giống vải khi ghép cao thay tán
Chỉ tiêu
Giống
Đƣờng kính cành ghép/gốc ghép sau ghép 12 tháng
Gốc ghép TB
(cm)
Cànhghép
TB(cm)
U
U Hồng(Đ/C)
1,50 1,75 1,16
1,95 2,15 1,10
2,35 2,50 1,06
3,10 3,10 1,00
Bình Khê
1,55 1,65 1,06
1,95 2,10 1,07
2,40 2,50 1,04
3,20 3,20 1,00
Hùng Long
1,50 1,65 1,10
1,90 2,05 1,07
2,30 2,45 1,06
3,00 3,00 1,00
U Trứng
1,60 1,90 1,18
1,95 2,35 1,20
2,40 2,55 1,21
3,10 3,10 1,00
CV% 5,3
LSD05 0,88
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
Qua bảng 4.18: cho thấy các công thức chúng tôi tiến hành đo đường
kính gốc ghép so với đường kính cành ghép, Sau 12 tháng bật mầm ở tất cả
các công thức ở các giống sự kết hợp giữa cành ghép và gốc ghép tương đối
hoà hợp, không có hiện tượng bất hoà hợp giữa gốc ghép và cành ghép ở
đường kính gốc ghép từ 2,6 cm trở lên có U =1, LSd05 = 0,88 <1 khả năng
hoà hợp (tương thích tốt) không có sự sai khác ở mức tin cậy 95%. Qua theo
dõi hiện tượng chân voi U < 1 không xuất hiện trong thí nghiệm.
4.5. Nghiên cứu khả năng ghép cải tạo giống vải thiều Thanh Hà
bằng một số giống vải chín sớm phƣơng thức ghép đốn cành ghép mầm
tại Lục Ngạn Bắc Giang
Thí nghiệm được bố trí trên cùng một vườn, với 20 cây vải giống vải
thiều Thanh Hà chính vụ 10 tuổi làm gốc ghép. Sau khi thu hoạch quả xong
tiến hành cưa đốn, cách phân nhánh của cây 15 - 20cm, để lại các mầm trong
thân cây làm gốc ghép và trên mỗi cây để lại một cành không đốn để làm
cành “thở” để cây quang hợp. Cành ghép là 4 giống vải chín sớm trong đó
một giống U Hồng là giống chín sớm được trồng sớm hơn các giống chín
khác ở địa phương làm đối chứng.
4.5.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến tỷ lệ ghép sống của
một số giống vải chín sớm khi đốn cành ghép mầm
Sau khi các mầm đủ tiêu chuẩn ghép tiến hành ghép, chọn các cành có
đường kính khác nhau phân bố đều trên tán để làm gốc ghép thay thế giống
mới, trên mỗi cây ghép 12 cành ghép, để lại một vài lá phía dưới gốc ghép để
quang hợp, chọn đường kính gốc ghép từ (1,0 - 1,5cm), (1,6 - 2,0 cm), (2,1 -
2,5cm), (2,6 – 3,0 cm) để ghép. Trên mỗi loại đường kính gốc ghép, ghép 3
cành và tiến hành theo dõi 3 cành ghép đó, áp dụng phương pháp ghép nêm
đoạn cành. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 4.19.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
Bảng 4.19: Ảnh hƣởng của đƣờng kính gốc ghép đến tỷ lệ ghép sống của
một số giống vải chín sớm khi đốn cành ghép mầm
Chỉ tiêu
Giống
Đƣờng kính cành gốc ghép
1,0 - 1,5(cm)
(%)
1,6 - 2(cm)
(%)
2,1 - 2,5(cm)
(%)
2,6 - 3,0(cm)
(%)
U Hồng (Đ/C) 80,0 73,3 66,7 60,0
Bình Khê 93,3 80,0 73,3 66,7
Hùng Long 80,0 73,3 60,0 60,0
U Trứng 93,3 93,3 86,7 73,3
CV% 17,6 14,4 14,0 19,9
LSD05 28,7 21,7 18,8 24,3
Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ sống của các công thức là khá cao từ 60-
93,3%, tỷ lệ sống cao hay thấp còn phụ thuộc vào đường kính gốc ghép.
Đường kính (1,0 - 1,5 cm) có tỷ lệ sống ở hai giống U Trứng và Bình Khê
93,3% hơn đối chứng 13,3%, tỷ lệ ở đường kính 2,6-3,0cm ở giống U Trứng
vẫn cao hơn đối chứng 13,3%. Như vậy tỷ lệ sống của của các công thức tỷ lệ
nghịch với đường kính gốc ghép, đường kính gốc ghép càng lớn tỷ lệ sống
càng giảm, không có sự sai khác ở độ tin cậy 95%.
4.5.2. Nghiê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8LV09_NL_TTLyVanThinh.pdf