MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀTHỊTRƯỜNG CÁC CHỨNG KHOÁN
ĐẢM BẢO BẰNG NỢVAY CẦM CỐ(MBSs). vii
1.1.VỊTRÍ CỦA THỊTRƯỜNG MBSs TRONG MỐI LIÊN HỆGIỮA
THỊTRƯỜNG VAY NỢCẦM CỐVÀ THỊTRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN NỢDÀI HẠN:. vii
1.1.1. Một sốkhái niệm cơbản.vii
1.1.2. Vịtrí của thịtrường MBSs:. viii
1.2.SỰPHÁT TRIỂN CỦA THỊTRƯỜNG NỢVAY CẦM CỐ:.ix
1.2.1. Thịtrường nợvay cầm cốsơcấp:.ix
1.2.2. Thịtrường nợvay cầm cốthứcấp:.x
1.3.TỔNG QUAN VỀCHỨNG KHOÁN MBSs. xiii
1.3.1. MBSs là gì?:. xiii
1.3.2. Ai là người phát hành chứng khoán MBSs?. xiii
1.3.3. Đặc điểm cơbản của MBSs:.xiv
1.3.4. Các dạng chứng khoán MBSs:.xvi
1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
ĐẢM BẢO BẰNG NỢVAY CẦM CỐTẠI MỘT SỐQUỐC GIA.xix
1.4.1. Mỹ:.xix
1.4.2. Malaysia:.xxi
1.4.3. Hồng Kông.xxii
1.4.4. Hàn Quốc. xxiii
1.4.5. Thái Lan.xxiv
1.4.6. Những bài học kinh nghiệm từquá trình xây dựng và phát triển thị
trường MBSs ởcác quốc gia:.xxv
1.5.KẾT LUẬN CHƯƠNG.xxvi
CHƯƠNG 2. THỊTRƯỜNG TÀI CHÍNH NHÀ ỞVÀ THỊTRƯỜNG
TRÁI PHIẾU TẠI TP. HỒCHÍ MINH. xxviii
2.1. THỰC TRẠNG THỊTRƯỜNG TÀI CHÍNH NHÀ ỞTẠI TPHCMxxviii
2.1.1. Tình hình dân sốvà nhu cầu sửdụng đất tại Tp HồChí Minh. xxviii
2.1.2. Dựbáo nhu cầu vốn cho phát triển nhà ởThành phố đến năm 2010xxix
2.1.3. Tình hình thịtrường bất động sản tại Thành PhốHồChí Minh.xxix
2.1.4. Thực trạng tài trợcho vay phát triển nhà ởtại TP. HồChí Minh.xxxi
2.2. THỊTRƯỜNG TRÁI PHIẾU DÀI HẠN. xliii
2.2.1. Thịtrường trái phiếu sơcấp:. xliii
2.2.2. Thịtrường trái phiếu thứcấp:.xlvi
2.2.3. Những nhà đầu tưmua trái phiếu dài hạn:. xlviii
2.2.4. Cơsởhạtầng của thịtrường trái phiếu:.li
2.3.KẾT LUẬN CHƯƠNG. lii
2.3.1. Thuận lợi:. lii
2.3.2. Khó khăn:. lii
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG NHỮNG ĐIỀU KIỆN TẠO LẬP THỊTRƯỜNG
MBSs ỞTHÀNH PHỐHỒCHÍ MINH. liv
3.1.SỰCẦN THIẾT CỦA VIỆC TẠO LẬP THỊTRƯỜNG MBSs Ở
THÀNH PHỐHỒCHÍ MINH. liv
3.1.1. Nhu cầu tạo lập thịtrường nợvay cầm cốthứcấp ởThành PhốHồChí Minh:.liv
3.1.2. Lợi ích của việc tạo lập thịtrường MBSs:.lv
3.2. XÂY DỰNG NHỮNG ĐIỀU KIỆN TIỀN ĐỀTẠO LẬP THỊ
TRƯỜNG MBS ỞTHÀNH PHỐHỒCHÍ MINH:. lviii
3.2.1. Khảnăng ổn định của môi trường kinh tếvĩmô:. lviii
3.2.2. Xây dựng một khuôn khổpháp lý rõ ràng:.lix
3.2.3. Có nhu cầu thực sựcho các khoản vay nợcầm cố:.lxi
3.2.4. Khảnăng hình thành các tổchức trung gian:. lxii
3.2.5. Cơchếtăng cường tín dụng cho các khoản nợvay cầm cố:. lxiii
3.2.6. Điều kiện vềchi phí giao dịch và thuế:.lxiv
3.2.7. Vai trò quan trọng của các nhà đầu tưtiềm năng:.lxv
3.2.8. Khảnăng tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán trên thịtrườnglxv
3.2.9. Vai trò của các tổchức định mức tín nhiệm.lxv
3.2.10. Không có những cản trởlàm bóp méo giá cảtrong thịtrường cho
vay cầm cốvà thịtrường trái phiếu:.lxvi
3.2.11. Năng lực hoạch định chính sách, quản lý và giám sát thịtrường:.lxvi
3.3.KẾT LUẬN CHƯƠNG. lxvii
PHẦN KẾT LUẬN
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả năng tạo lập thị trường các chứng khoán đảm bảo bằng nợ vay cầm cố tại Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng đủ 3 điều kiện là thuộc quyền sở hữu,
được phép giao dịch và không có tranh chấp. Có thể thấy một số khó khăn đối
với việc thế chấp, cầm cố tài sản như sau:
Thủ tục công chứng hiện nay còn thiếu nhất quán. Đối với tài sản hình
thành trong tương lai, pháp luật cho phép ngân hàng nhận thế chấp cầm
cố tuy nhiên hiện nay vẫn thiếu những quy định hướng dẫn cụ thể và có
nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thực hiện công chứng,
đăng ký. Một số cơ quan công chứng chỉ thực hiện công chứng thế chấp
tài sản khi căn nhà đó đã đứng tên chủ sở hữu là người vay vốn. Như
vậy, chỉ có cách duy nhất là những khách hàng đó phải vay mượn vốn
trước để có đủ tiền mua nhà, xác lập sở hữu nhà, sau đó mới có thể đem
căn nhà đi thế chấp vay vốn ngân hàng để trả nợ vay mượn trước đó.
Thị trường BĐS biến động, rất khó dự đoán nên việc thẩm định giá trị
tài sản đảm bảo của TCTD gặp nhiều khó khăn.
Xử lý tài sản thế chấp:
Thủ tục xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo Nghị định 178/1999/NĐ-
CP ngày 29/12/1999 và Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính
phủ. Một trong những khó khăn đối với việc xử lý tài sản thế chấp là bất động
sản chính là:
Tình trạng phán quyết khác nhau giữa các cơ quan toà án khi xử lý
những tranh chấp về hợp đồng thể chấp quyền sử dụng đất, thủ tục tố
tụng phức tạp, kéo dài, tốn kém chi phí mà hiệu quả không cao. Việc thi
hành phán quyết của tòa cũng rất phức tạp khi con nợ chây ì, cố tình trì
hoãn thời gian xử lý tài sản để thanh toán nợ. Có trường hợp trong 3
năm, ngân hàng mới phát mãi được một căn nhà thế chấp để thu hồi
vốn. Trong khoảng thời gian đó, Ngân hàng không thu được đồng lãi
nào.
xl
Thông tin về quy hoạch đất đai không được công khai rõ ràng cũng ảnh
hưởng đến các TCTD khi phát mãi tài sản nằm trong khu vực bị quy
hoạch.
Việc xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất theo quy định của các ngân hàng là không được quyền tự bán mà
phải bán đấu giá thông qua trung tâm đấu giá, do đó mất nhiều thời
gian, ảnh hưởng tới việc thu hồi nợ cho ngân hàng, phát sinh nhiều chi
phí cho việc đấu giá.
Tình hình nợ quá hạn:
Nợ quá hạn phát sinh trong quá trình cho vay bất động sản chiếm 0,57%
trên tổng dư nợ, nợ quá hạn cho vay mua nhà cửa, đất đai chiếm khoảng 35%
tổng nợ quá hạn. Nợ quá hạn cho vay bất động sản chiếm tỷ trọng 2,64% tổng
nợ quá hạn chung của nền kinh tế, nhìn chung ở mức thấp6.
Tại 09 tổ chức tín dụng được khảo sát, tỷ lệ nợ quá hạn cao tập trung vào
các tổ chức cho vay xây dựng nhà ở để bán, đầu tư hạ tầng khu đô thị, khu
công nghiệp. Tại các tổ chức cho vay sửa chữa nhà ở khu vực dân cư tình hình
nợ quá hạn ở mức 0,3% dư nợ cho vay bất động sản của tổ chức đó.
Những vấn đề còn vướng mắc liên quan đến môi trường pháp lý:
Về cơ chế chính sách
Hệ thống quản lý hành chánh nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập,
việc ban hành và thực thi những cơ chế, chính sách, quy định về bất động
sản của các cơ quan chức năng chưa rõ ràng làm cho các nhà đầu tư, các
doanh nghiệp và người dân lúng túng trong hoạt động đầu tư vào BĐS, làm
cho thị trường BĐS bị chựng lại, ít biến động.
Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản chưa được ban hành. Trong
khi hệ thống đăng ký này là biện pháp cần thiết để xây dựng thị trường bất
động sản chính quy... Một trong những khiếm khuyết đó là thiếu vắng
6 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước – Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh
xli
những những cơ chế về hoạt động tư vấn, môi giới, định giá, công chứng,
giao dịch bất động sản, thông tin bất động sản... Theo đó, cần phải có các tổ
chức dịch vụ hỗ trợ thị trường bất động sản.
Về thủ tục công chứng
Thủ tục công chứng về việc thế chấp BĐS đã có nhiều cải tiến, song
việc thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất không
thống nhất giữa các phòng công chứng. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều
phía như: cơ chế chính sách về BĐS còn quy định nhiều thủ tục phức tạp,
chưa đồng bộ, việc triển khai các quy định pháp luật đến các đơn vị chức
năng chưa được thực hiện tốt. Thủ tục đăng ký thế chấp giá trị quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền trên đất phải được đăng ký tại Sở nhà đất đối
với đất và thông qua công chứng đối với tài sản gắn liền trên đất; trong khi
BĐS là nhà ở chỉ thông qua công chứng.
Trong nhiều trường hợp ngân hàng đã làm đầy đủ thủ tục công chứng tài
sản nhưng sau này Tòa xử, ngân hàng mới biết tài sản còn liên quan đến dự
án đã có phán quyết trước khi ngân hàng đi công chứng thế chấp tài sản
này. Điều này cho thấy ngân hàng làm đủ thủ tục nhưng vẫn bị thiệt hại
nhưng trách nhiệm của các cơ quan công chứng chưa được quy định rõ ràng
khi đã công chứng thế chấp một tài sản có tranh chấp trước cơ quan pháp
luật.
Đăng ký giao dịch bảo đảm
Thông tư liên tịch 03/2003/TTLT/BTP/BTNMT ngày 04/0702003 đã có
hiệu lực nhưng việc triển khai thực hiện thông tư đến các phường xã chưa
được tiến hành đồng bộ nên khi thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm còn
gặp nhiều khó khăn.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Một số DNNN được nhà nước giao đất nhưng khi tiến hành làm thủ tục
xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ lại bị vướng thủ tục chậm trễ, kéo dài. Do
xlii
vậy khi cần giải quyết cho vay có tài sản đảm bảo thì DN không thực hiện
được. Hiện nay việc có được các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà đất
đối với các dự án xây dựng nhà ở, chung cư phải mất một thời gian rất lâu.
Do vậy, ngân hàng khó có thể hoàn tất sớm hồ sơ để thế chấp tài sản bảo
đảm.
Sau khi Luật đất đai và các Nghị định có liên quan có hiệu lực thì giấy
chứng nhận QSDĐ, tài sản gắn liền với đất chưa thống nhất chung về mẫu
giấy tờ, còn mang tính nhất thời nên gây khó khăn cho Ngân hàng trong
việc hoàn tất thủ tục đảm bảo khoản vay.
2.1.4.4. Hoạt động của công ty mua bán nợ vay cầm cố thế chấp:
Quay trở lại với bài toán về vốn cho thị trường bất động sản tại Thành Phố
Hồ Chí Minh, người mua nhà có nhu cầu vay vốn mua nhà khó có thể tiếp cận
được nguồn vốn dài hạn của ngân hàng. Dễ dàng thấy rằng các TCTD khó có
thể kéo dài kỳ hạn cho vay khi mà nguồn vốn huy động đầu vào chủ yếu dựa
vào vốn tiết kiệm ngắn hạn. Ở nước ngoài, các ngân hàng mạnh dạn cho vay
thời gian dài 20 - 30 năm bởi họ có thể bán các khoản nợ này cho các quỹ bảo
hiểm, quỹ phúc lợi... khi cần để thu hồi vốn.
Những điều kiện manh nha cho 1 tổ chức thứ cấp như vậy hoạt động ở cấp
độ quốc gia đã hình thành. Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC)
thuộc Bộ Tài Chính đã được thành lập theo Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg
ngày 5/6/2003 của Chính phủ và chính thức hoạt động từ ngày 1/1/2004. Công
ty này cũng đã thực hiện mua nợ tồn đọng của một số đơn vị như Ngân hàng
Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Eximbank, Ngân hàng
Việt Hoa,…Thông qua hoạt động mua bán nợ, Công ty đã giúp các ngân hàng
này giải phóng được lượng vốn chết từ nhiều năm nay trở lại thành vốn hoạt
động, làm trong sạch tình hình tài chính. DATC cũng được phát hành trái phiếu
mua nợ để mua các khoản nợ lớn có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, chức năng
mua bán nợ của công ty chỉ mới dừng lại ở mức độ các khoản nợ tồn đọng chứ
xliii
chưa xem xét đến các khoản nợ vay dài hạn đang còn hiệu lực như các khoản
nợ vay cầm cố thế chấp.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có những tổ chức trung gian mua lại
những khoản nợ vay cầm cố có thời gian kéo dài như vậy và thực hiện việc
chứng khoán hóa các khoản nợ vay này trên thị trường vốn.
2.2. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DÀI HẠN
Cho đến nay, với nhiều nỗ lực từ trung ương tới địa phương, thị trường trái
phiếu ở nước ta đã hình thành ở cả 2 cấp độ: thị trường sơ cấp và thị trường thứ
cấp. Tuy còn nhiều vấn đề cần tiếp tục tháo gỡ, song những năm gần đây, thị
trường này đã chứng tỏ tiềm năng khai thác vốn mạnh mẽ của mình trong hệ thống
tài chính và bắt đầu thực hiện tính thanh khoản của trái phiếu
2.2.1. Thị trường trái phiếu sơ cấp:
2.2.1.1. Các loại trái phiếu được phát hành:
Hiện nay, thị trường sơ cấp trái phiếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
gồm có 03 loại trái phiếu được phát hành, gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu
Chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp/công ty:
• Trái phiếu Chính Phủ:
Trái phiếu Chính phủ là một loại chứng khoán nợ, do Chính phủ phát hành,
có thời hạn, có mệnh giá, có lãi, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của chính phủ đối
với người sở hữu trái phiếu. Hiện nay, loại trái phiếu chính phủ thường được
phát hành thông qua 2 tổ chức là Kho bạc Nhà nước hoặc qua Quỹ Hỗ Trợ
Phát Triển. Trái phiếu chính phủ có thể được bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà
nước (KBNN), đấu thầu qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK),
bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành. Những loại trái phiếu Chính phủ đã phát
hành bao gồm tín phiếu Kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình, trái
phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ và công trái xây dựng tổ quốc. Nghị định
141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 hiện đang điều chỉnh các hoạt động phát
hành trái phiếu chính phủ
xliv
• Trái phiếu chính quyền địa phương (trái phiếu đô thị):
Trái phiếu đô thị là một dạng trái phiếu đầu tư có thời hạn 1 năm trở lên, do
Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh thành phố phát hành. Trái phiếu này được phát
hành nhằm huy động vốn cho các dự án và công trình được đầu tư bằng vốn
ngân sách địa phương, đã được đưa vào kế hoạch nhưng chưa thu xếp vốn ngân
sách trong năm. Năm 2003, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên
trong cả nước phát hành trái phiếu đô thị thông qua Quỹ Đầu Tư Phát Triển Đô
Thị TP.Hồ Chí Minh (HIFU) nhằm huy động vốn bổ sung ngân sách cho đầu
tư của thành phố. Việc tổ chức phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương
cũng được thực hiện theo các quy định của Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày
20/11/2003.
• Trái phiếu doanh nghiệp
Đây là loại trái phiếu do các tổ chức, doanh nghiệp phát hành bao gồm các
dạng trái phiếu có bảo đảm, không bảo đảm và trái phiếu chuyển đổi. Việc tổ
chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay được thực hiện theo hướng
dẫn của Thông tư 75/2004/TT-BTC.
2.2.1.2. Kỳ hạn của các loại trái phiếu được phát hành:
Hiện nay, chưa có 1 tiêu chuẩn nhất định nào cho việc phân chia các loại kỳ
hạn của trái phiếu. Để thuận tiện cho việc phân tích, chúng tôi chia trái phiếu
thành 3 loại kỳ hạn sau:
Bảng 5: Các loại trái phiếu phát hành:
Dài hạn
( ≥ 10 năm)
Trung hạn
(từ 5 đến <10 năm)
Ngắn hạn
dưới 5 năm
Trái phiếu
Chính phủ
Trái phiếu kho bạc
Trái phiếu đầu tư
Trái phiếu kho bạc
Trái phiếu đầu tư
Tín phiếu kho bạc
Trái phiếu kho bạc
Trái phiếu công trình
Công trái
Trái phiếu
chính quyền
địa phương
Trái phiếu đô thị Trái phiếu đô thị Trái phiếu đô thị
Trái phiếu Trái phiếu các NH
xlv
doanh
nghiệp
Trái phiếu các công ty TC
Trái phiếu chuyển đổi
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn
ở thị trường trái phiếu trung dài hạn, vì đây là thị trường tương đối phù hợp với
mục đích nghiên cứu xem xét khả năng tạo lập thị trường chứng khoán MBSs.
2.2.1.3. Quy mô của thị trường trái phiếu dài hạn:
• Trái phiếu Chính phủ (TPCP) bảo lãnh phát hành hoặc đấu thầu phát
hành qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) và Trái phiếu đầu tư do Quỹ Hỗ
trợ Phát triển (QHT) phát hành.
Từ năm 2002, Chính phủ đã phát hành loại trái phiếu dài hạn ở 2 loại kỳ
hạn 10 năm và 15 năm. Tính đến thời điểm 30/07/2005, tổng giá trị trái phiếu
chính phủ loại này đã phát hành và được niêm yết trên thị trường chứng khoán
đạt khoảng 13.470 tỷ đồng, trong đó chủ yếu do Quỹ Hỗ trợ Phát triển phát
hành:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Kỳ hạn Giá trị phát hành được niêm yết
Kho Bạc nhà
nước
Quỹ Hỗ Trợ
Phát Triển
Lãi suất
bình quân
10 năm 1.941 50 1.891 8,76%
15 năm 11.529 295 11.234 9,23%
Cộng 13.470 345 13.125
Bảng 6: Tổng giá trị niêm yết TPCP dài hạn do KBNN và QHTPT tính đến 7/2005
Nguồn: TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh
Khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành những năm gần đây tăng lên
đáng kể. Tỷ trọng trái phiếu chính phủ kỳ hạn từ 10-15 năm tăng dần qua các
năm, và chiếm khoảng 50% tổng giá trị trái phiếu niêm yết trên toàn thị trường.
Điều này cho thấy, việc phát hành trái phiếu kỳ hạn dài vừa giúp các tổ chức
phát hành giảm bớt áp lực trả nợ đồng thời cũng khẳng định nhu cầu đầu tư vào
các loại trái phiếu kỳ hạn dài ngày càng tăng.
xlvi
• Trái phiếu Chính quyền địa phương
Từ năm 2003 đến cuối tháng 9/2005, Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hành
được trên 4.960 tỷ đồng trái phiếu đô thị (ở cả 4 kỳ hạn 2, 5, 10, 15 năm), trong
đó, trái phiếu dài hạn 10-15 năm chiếm 21% trên tổng giá trị trái phiếu phát
hành. Về xu hướng lâu dài, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đẩy mạnh việc phát
hành trái phiếu đô thị kỳ hạn từ 10 năm trở lên để giảm bớt áp lực trả nợ đáo
hạn của ngân sách và đáp ứng nhu cầu đang ngày một gia tăng của các công ty
bảo hiểm nhân thọ.
Lãi suất trái phiếu đô thị TP. Hồ Chí Minh sẽ được xác định cụ thể ở mỗi
đợt phát hành do Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố quyết định trên cơ sở
giới hạn biên độ do Bộ Trưởng Bộ Tài Chính quyết định và mặt bằng lãi suất
thực tế của trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn tại thời điểm phát hành. Thống
kê từ năm 2003 đến nay, biên độ lãi suất này dao động từ 0,2%-0,3%/năm.
2.2.2. Thị trường trái phiếu thứ cấp:
2.2.2.1. Trên sàn giao dịch chứng khoán
Trái phiếu phần lớn được giao dịch với phương thức thoả thuận. Nhà đầu tư
cá nhân rất ít đầu tư vào trái phiếu mà chủ yếu là nhà đầu tư có tổ chức với trên
96% giá trị giao dịch năm 2003 và trên 97% năm 2004. Các NHTM, các công
ty chứng khoán tham gia tích cực nhất vào hoạt động này.
Bảng 7: Khối lượng giao dịch trái phiếu ở TTGDCK TP. Hồ Chí Minh
Giao dịch khớp lệnh Giao dịch thoả thuận Tổng cộng
Năm Khối
lượng
Giá trị
(triệu đồng)
Khối lượng Giá trị (triệu đồng) Khối lượng
Giá trị
(triệu đồng)
2000 21.790 2.143 0 0 21.790 2.143
2001 81.730 7.804 612.000 62.898 693.730 70.702
2002 37.890 3.554 1.254.820 118.008 1.292.710 121.562
2003 48.920 4.575 25.032.920 2.401.724 25.081.840 2.496.299
2004 53.520 5.290 171.625.712 17.877.992 171.679.232 17.883.282
xlvii
Nguồn: TTGDCK TP.Hồ Chí Minh
2.2.2.2. Thị trường mua bán trái phiếu kỳ hạn (repo):
Mua - bán trái phiếu có kỳ hạn là việc một tổ chức tài chính bán trái phiếu
cho người đầu tư và cam kết sẽ mua lại sau đó trong một thời hạn được thỏa
thuận trước. Với hình thức này, những người có tiền nhàn rỗi sẽ có lợi thế là có
thể được hưởng lãi suất trái phiếu mà không cần phải nắm giữ đến thời gian
đáo hạn của trái phiếu. Người bán trái phiếu có thể thanh khoản trái phiếu để
sử dụng nguồn ngân quỹ cho 1 số hoạt động đầu tư ngắn hạn khác. Như vậy,
nghiệp vụ mua bán trái phiếu có kỳ hạn (repo) đã giúp tăng tính thanh khoản
cho thị trường trái phiếu và thực sự đem lại lợi ích cho các đối tượng tham gia
mua bán trái phiếu. Thực tế diễn ra trên thị trường tài chính thời gian qua cho
thấy, các tổ chức tài chính như NHTM, bảo hiểm, quỹ đầu tư... tham gia mua -
bán trái phiếu khá thường xuyên.
2.2.2.3. Giao dịch trên thị trường OTC:
Ở nước ta vẫn chưa có dạng thị trường này mà các nhà đầu tư, tự họ liên lạc
với nhau để thoả thuận và thực hiện các giao dịch.
2.2.2.4. Giao dịch trên thị trường mở:
Thông thường, giao dịch trái phiếu thường ở dưới dạng các nhà đầu tư vay
tiền của nhau và dùng trái phiếu để thế chấp. Hiện nay, chỉ mới có trái phiếu
Chính phủ, được các ngân hàng thương mại sử dụng như một công cụ chiết
khấu tại ngân hàng Nhà nước. Trái phiếu Chính quyền địa phương hiện vẫn
chưa được phép tham gia vào thị trường này. Đây là một yếu tố có ảnh hưởng
quan trọng đến tính thanh khoản của trái phiếu đô thị.
2.2.2.5. Việc xác định giá bán trái phiếu:
Bởi vì chưa có một công ty định mức tín nhiệm nào hoạt động ở Việt Nam
cho nên hoạt động định giá trái phiếu như ở một số thị trường tiên tiến khác là
chưa có. Những nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong việc định giá trái phiếu
xlviii
một phần là do chính sách ấn định lãi suất của Chính Phủ và chủ yếu là do
thiếu một công thức quy chuẩn. Dưới đây là một số tiêu chuẩn để định giá trái
phiếu mà các nhà đầu tư đang sử dụng hiện nay:
- Đối với lãi suất tiền gửi: thông thường lãi suất của trái phiếu phải cao hơn
lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng
- Đối với lãi suất tiền vay: lãi suất trái phiếu thông thường thấp hơn lãi suất
tiền vay trung và dài hạn
- Đối với lãi suất trái phiếu Chính phủ: lãi suất trái phiếu công ty và trái
phiếu đô thị thường cao hơn lãi suất trái phiếu chính phủ
2.2.2.6. Các chi phí giao dịch:
Hiện nay, đối với việc mua bán trái phiếu thông qua sàn giao dịch chứng
khoán, nhà đầu tư phải chịu một chi phí giao dịch tính bình quân bằng 0,015%
trên tổng giá trị trái phiếu giao dịch. Chi phí này sẽ thanh toán cho các công ty
chứng khoán – nơi mở tài khoản lưu ký cho nhà đầu tư.
2.2.3. Những nhà đầu tư mua trái phiếu dài hạn:
Trên thực tế, số lượng các nhà đầu tư cá nhân rất lớn, tuy nhiên không đóng
vai trò quyết định trong các đợt phát hành trái phiếu. Thị trường dành cho các
nhà đầu tư cá nhân là những trái phiếu có kỳ hạn ngắn, thông thường từ tối đa
là 5 năm. Những nhà đầu tư tổ chức chủ yếu gồm các TMCP, các công ty bảo
hiểm, quỹ bảo hiểm xã hội của nhà nước và các quỹ hỗ tương, các công ty
quản lý Quỹ. Riêng thị trường các loại trái phiếu dài hạn, dường như chỉ dành
riêng cho các công ty và quỹ bảo hiểm. Gần đây, các công ty bảo hiểm như
Bảo Việt, Manulife, AIA, Prudential, Bảo Minh CMG có khuynh hướng đầu tư
vào tài sản cố định dài hạn, đang tiến hành mở rộng phạm vi khách hàng và
phát triển thành các nhà đầu tư lớn ở Việt Nam.
• Các công ty bảo hiểm nhân thọ:
xlix
Tại một số nước trên thế giới, đầu tư vào trái phiếu chiếm vị trí quan trọng
nhất trong danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ, và các công ty
này cũng là những nhà đầu tư trái phiếu lớn nhất trên thị trường đầu tư tài
chính vì thời hạn đáo hạn của hợp đồng bảo hiểm thường gần với thời hạn
thanh toán của trái phiếu dài hạn (10-15 năm). Tại Pháp, các doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ đã đầu tư đến trên 70% vốn nhàn rỗi vào trái phiếu (năm 1997).
Ở Việt Nam cơ cấu đầu tư của các công ty bảo hiểm đã được chuyển mạnh
từ đầu tư ngắn hạn sang đầu tư dài hạn dưới các hình thức: mua trái phiếu
Chính phủ, đầu tư trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh
doanh và phục vụ đời sống. Tỷ trọng đầu tư trái phiếu Chính phủ từ 34% năm
2003 đã tăng lên 49% tương đương trên 8.086 tỷ đồng, gửi tiền tại các tổ chức
tín dụng giảm từ 57% năm 2003 xuống còn 44% năm 2004. Tại các công ty
bảo hiểm nhân thọ như Bảo việt Nhân Thọ hoặc Prudential thì đầu tư trái phiếu
Chính phủ và công trái đứng thứ hai sau tiền gửi ngân hàng.
Mặc dù vậy, sự tác động của các công ty bảo hiểm nhân thọ vào thị trường
trái phiếu trong thời gian qua vẫn còn hạn chế, trong khi lẽ ra, họ phải là những
nhà đầu tư chủ lực trên thị trường trái phiếu dài hạn. Lý do cơ bản của tình
trạng này là vì lãi suất trái phiếu tại Việt Nam chưa đủ sức hấp dẫn các công ty
bảo hiểm, mặc dù so với môi trường đầu tư thì lãi suất của các loại trái phiếu
được cho là không thể cao hơn. Thứ hai là do tình hình lãi suất thị trường biến
động nhiều khiến cho rủi ro lãi suất của trái phiếu cao, nên nếu người đầu tư
bán ra các trái phiếu khi lãi suất tăng thì sẽ bị lỗ. Thứ ba là việc công bố thông
tin thiếu cụ thể cũng như chưa có văn hóa xếp hạng tín nhiệm đối với các tổ
chức phát hành cũng gây khó khăn cho nhà đầu tư khi mua trái phiếu
Trong khi đó, thị trường cho các công ty bảo hiểm nhân thọ lại được đánh
giá là còn rất lớn. Doanh thu phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
có thời hạn trên 10 năm tiếp tục chiếm tỷ trọng cao: 91%.
Bảng 8: Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ 1999-2004
l
Đvt: tỷ đồng
1999 2000 2001 2002 2003
Thu từ bảo hiểm nhân thọ 484 1.289 2.778 4.615 6.500
(Nguồn: Bộ tài chính, Kinh tế VN và thế giới 2003 - Thời báo kinh tế VN)
Theo dự báo của Bộ tài chính, mức thu từ phí bảo hiểm nhân thọ đến năm
2010 lên đến 30.900 tỷ đồng. Như vậy, trong điều kiện nền kinh tế có ít sự
chọn lựa thích hợp để đầu tư như hiện nay, các công ty bảo hiểm nhân thọ làm
gì với khoản phí bảo hiểm lớn đã thu được? Rõ ràng các công ty này đang
trông chờ ở thị trường những “hàng hóa” trái phiếu phù hợp với kỳ hạn nợ của
mình, vừa có khả năng giúp họ hạn chế các rủi ro và thu được lợi tức cao hơn.
• Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Tính đến năm 2003, toàn quốc có 5,4 triệu dân tham gia đóng bảo hiểm xã
hội và Bảo hiểm xã hội VN đang quản lý nguồn vốn khoảng 34.600 tỷ đồng.
Từ khi quỹ được thành lập và có nguồn thu thì lãi từ hoạt động đầu tư có thu
nhập cố định là 4.000 tỷ đồng (năm 1996-2002). Ước tính tổng thu nhập trên
tổng vốn đầu tư (4.000/26.700 tỷ đồng) đạt xấp xỉ 15% trong 6 năm (bình quân
2,5%/năm). Đây chưa phải là tỷ lệ thu nhập mong đợi của các nhà tạo lập chính
sách bảo hiểm xã hội để đảm bảo chi trả cho một đội ngũ lao động đông đảo ở
Việt Nam. Theo thông tư số 49/2003/TT-BTC ngày 16/5/2003 thì nguồn vốn
từ quỹ bảo hiểm xã hội được đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu... Tính đến cuối
năm 2002, Quỹ này đã đầu tư theo kế hoạch Nhà nước 25.000 tỷ đồng bao gồm
mua trái phiếu, công trái, cho ngân sách Nhà nước vay, cho các ngân hàng
thương mại vay và tổng số lãi thu qua các năm đã bổ sung nguồn quỹ là gần
4000 tỷ đồng. Một vấn đề quan trọng trong việc bảo đảm cân đối thu chi của
quỹ bảo hiểm xã hội là bảo tồn và tăng trưởng quỹ, song hiện tại quỹ bảo hiểm
xã hội nhàn rỗi, năm 2002 là 25.507 tỷ đồng, năm 2003 là gần 35.000 tỷ đồng,
lại chưa được đầu tư vào những dự án mang lại hiệu quả cao, ít rủi ro, mà chủ
li
yếu cho ngân sách Nhà nước muốn vay hoặc mua công trái, trái phiếu nên lãi
thu được không nhiều.
2.2.4. Cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu:
2.2.4.1. Công bố thông tin và sự minh bạch
Theo các quy định hiện hành, trước khi phát hành trái phiếu, tổ chức phát
hành phải thực hiện đầy đủ các thủ tục công bố thông tin về trái phiếu phát
hành – thông qua bản cáo bạch. Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình công bố
thông tin chưa thực sự rõ ràng, cụ thể. Hơn nữa do không có hệ thống các tổ
chức xếp hạng tín nhiệm nên nhà đầu tư cũng không có nhiều cơ hội để tiếp
cận thông tin về nhà phát hành.
Đối với những trái phiếu niêm yết, trên thị trường chứng khoán, theo điều
51 Nghị định 144/2003/NĐ-CP, Trung tâm giao dịch chứng khoán, tổ chức
phát hành, tổ chức niêm yết sẽ phải thực hiện chế độ công bố thông tin và đồng
thời phải báo cho Ủy ban chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán. Các
thông tin sẽ được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua bản
tin của thị trường chứng khoán
2.2.4.2. Thanh toán và bù trừ:
Hiện tại, Trung tâm giao dịch chứng khoán có các chức năng đăng ký, giao
dịch, thanh toán, bù trừ và quản lý. Hệ thống giao dịch chứng khoán đi vào
hoạt động dưới sự trợ giúp của Thái Lan. Nhằm từng bước hoàn thiện và phát
triển hệ thống thanh toán các giao dịch chứng khoán, đầu năm 2005, Trung tâm
giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện nghiệp vụ bù
trừ, thanh toán đa phương với chu kỳ thanh toán đa phương vào ngày T+1
(trước đây là T+3) cho các giao dịch trái phiếu. Việc rút ngắn thời gian thanh
toán bù trừ đã giúp giảm bớt chi phí giao dịch cho nhà đầu tư và giảm bớt rủi
ro thanh toán cho các bên tham gia thị trường.
2.2.4.3. Các ưu đãi về thuế:
lii
Đối với các loại trái phiếu, quy định hiện nay mới chỉ cho phép miễn thuế
thu nhập trên lợi nhuận thu được từ đầu tư trái phiếu đối với các nhà đầu tư cá
nhân, còn các nhà đầu tư tổ chức thì không được miễn thuế thu nhập.
2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG
2.3.1. Thuận lợi:
Trong thị trường tài chính nhà ở, nhu cầu về nhà ở của đô thị lớn như Thành
phố Hồ Chí Minh là rất cao. Cho đến nay, Thành phố đã có những cố gắng lớn
trong việc giải quyết nhà ở cho người dân. Thị trường bất động sản mặc dù đang
có xu hướng lắng dịu nhưng đã qua giai đoạn bất ổn do tình trạng đầu cơ và có
khuynh hướng hoạt động lành mạnh hơn. Các ngân hàng thương mại cũng đã nổ
lực tham gia khá tích cực, bơm vốn vào thị trường bất động sản với lượng vốn
ngày càng nhiều, tuy nhiên vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu rất cao này.
Việc phát triển thị trường trái phiếu trong những năm gần đây, mặc dù vẫn
chưa ổn định, nhưng đã bước đầu xây dựng được cơ sở hạ tầng (tuy chưa đầy đủ)
cho việc phát hành. Thị trường thứ cấp đang dần được cải thiện thông qua việc
cải tiến công nghệ, kỹ thuật giao dịch. Nguồn vốn của các nhà đầu tư tiềm năng
trên thị trường còn rất dồi dào nhưng chưa có công cụ huy động vốn phù hợp.
Đây là cơ hội để Thành phố nghiên cứu việc hình thành những loại chứng khoán
mới hấp dẫn nhà đầu tư. Kỹ thuật chứng khoán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43403.pdf