Việc di chuyển sản phẩm sơn từ bể này qua bể khác được thực hiện bằng tời – công suất 1 tấn.
Sấy khô vật sơn: sản phẩm cần sơn sau khi qua công đoạn xử lý bề mặt bị ứơt, do vậy nhằm tăng công suất, tiết kiệm thời gian chờ, chúng ta cần đưa các sản phẩm cần sơn qua công đoạn sấy khô.
Đưa sản phẩm lên băng chuyền treo: sản phẩm cần sơn sau khi được sấy khô, sẽ chuyển qua băng chuyền sơn treo để chuẩn bị khâu sơn tĩnh điện bề mặt. Tại đây tùy theo số lượng yêu cầu, chúng ta cần bố trí 1-3 công nhân để treo sản phẩm lên băng chuyền treo. Chúng tôi thiết kế băng chuyền treo tự động nhằm tăng hiệu quả và năng suất sơn.
Sơn bột tĩnh điện: Sản phẩm sau khi được treo lên bằng chuyền sơn treo sẽ được điều khiển tự động với vận tốc thích hợp đi đến buồng sơn, tại đây chúng ta bố trí 2 công nhân sơn. Tốc độ trung bình được điều chỉnh khoảng 4m/phút. Đây là công đoạn quan trọng quyết định lớn về chất lượng sản phẩm, chúng tôi chọn sử dụng thiết bị phun sơn tĩnh điện bột nhãn hiệu NORDSON – USA. Đây là thiết bị được ưa chuộng và đánh giá cao trên thị trường thế giới nói chung, cũng như tại thị trường Việt Nam qua thực tế sử dụng nói riêng. NORDSON có nhiều ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm cùng loại hiện có trên thị trường
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qui bằng phần mềm E-View
Biến IMPT: nhu cầu đầu tư máy may
Biến EXPT: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
Hình 3.6: Mô hình chạy hồi qui của biến IMPT va EXPT bằng phần mềm E-View
Kết quả chạy hồi qui và đánh giá kiểm định
Hình 3.7: Bảng kết quả chạy hồi qui
Phương trình hồi qui
IMPT = 16950,87 + 14,55*EXPT
Kiểm định mô hình
Giả thiết H0: b =0
H1: b ≠0
- Pvalue ≈ 0 < a (0,05): các hệ số của mô hình được chấp nhận
- R2= 0.86: mô hình giải thích tốt quan hệ của các biến
Vậy giữa nhu cầu đầu tư máy và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may có mối quan hệ với nhau như được thể hiện ở ‘Phương trình hồi qui’
3.3.2.3 Dự báo nhu cầu đầu tư máy cho các năm 2004-2012
Dự báo tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 2004 – 2012
Theo “Chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam” do Hiệp Hội dệt may Việt Nam xậy dựng thì mục tiêu của kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của các giai đọan như sau:
+ Đến năm 2005: 5000 triệu USD
+ Từ 2006 – 2010: 7000 triệu USD
Quan sát đồ thị số liệu thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may từ 1991 – 2002 ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng trưởng gần như tuyến tính nên ta chọn đường tăng trưởng dự báo là tăng trưởng đều
Hình 3.8: Đồ thị dự báo tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Bảng dự báo nhu cầu đầu tư máy 2004 – 2012
Thay thế các số liệu dự báo tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào phương trình đường hồi qui ta sẽ có được nhu cầu đầu tư máy của cả nước
IMPT = 16950,87 + 14,55*EXPT
Nhu cầu đầu tư máy 1 kim ở TP.HCM và các tỉnh lân cận
= [Nhu cầu đầu tư máy cả nước]*[tỷ lệ x/ngh may ở TP.HCM]*[tỷ lệ máy 1 kim]
Trong đó:
[tỷ lệ x/ngh may ở TP.HCM]: 60% ( Bảng 3.1 )
[tỷ lệ máy 1 kim]: 65% ( Bảng 3.2 )
Bảng 3.4 Bảng dự báo nhu cầu đầu tư máy từ năm 2004 - 2012
Năm
Kim ngạch XK Dệt May
( triệu USD )
Nhu cầu đầu tư máy cả nước
( cái )
Nhu cầu đầu tư máy 1 kim tại TP.HCM
2004
3500
67530
26400
2005
4250
78788
30.727
2006
5000
89700
34.983
2007
5400
95520
37.252
2008
5800
101.341
39.523
2009
6200
107.160
41.792
2010
6600
112.980
44.062
2011
7000
118.800
46.332
2012
7400
124.620
48.600
3.3.3 Khảo sát tuổi thọ kỹ thuật
Để biết được ‘số lượng máy tiềm năng’ cần được đại tu trong tổng số máy hiện có, chúng tôi thực hiện 1 cuộc điều tra ‘tuổi thọ kỹ thuật’ của máy may 1 kim Juki bằng cách phỏng vấn trực tiếp 1 số chuyên gia, cán bộ kỹ thuật lâu năm trong ngành
Những nguời được phỏng vấn:
Bảng 3.5: Những người được phỏng vấn để khảo sát ‘tuổi thọ kỹ thuật’ của máy
Người được phỏng vấn
Chức vụ
Tên công ty
Tạ Công Duy Linh
Trưởng kỹ thuật
Công ty Juki
Phạm Trường Linh
Trưởng kỹ thuật
Cty Vinatex TP. HCM
Nguyễn trọng Huân
Trưởng kỹ thuật
Cty Viet Tiến - TungShing
Nguyễn văn Huy
Trưởng kỹ thuật
Cty TNHH Cẩm Lệ
Trần văn Kiều
Trưởng kỹ thuật
Cty TNHH Hà-Long
Lê Thanh Hương
Trưởng kỹ thuật
Cty TNHH Tân Sinh
Nội dung phỏng vấn:
1. Theo ông/bà, máy cần được đại tu khi có tình trạng kỹ thuật như thế nào?
2. Thời gian sử dụng máy bao lâu thì cần phải đại tu? ( đối với máy JUKI )
+ Điền kiện bảo dưỡng tốt: ………năm
+ Điền kiện bảo dưỡng trung bình: ………năm
+ Điền kiện bảo dưỡng kém: ………năm
Kết quả điều tra
1. Phần lớn các ý kiến cho rằng những biểu hiện kỹ thuật để có thể yêu cầu đại tu máy là:
+ Tróc, mòn sơn: gây bẩn sản phẩm
+ Rơ trụ kim, ổ máy: gây bắt mũi không đảm bảo
+ Không bơm dầu hoặc chảy dầu: gây bẩn sản phẩm
+ Tiếng ồn quá lớn
2. Thời gian máy cần được đại tu ( ‘tuổi thọ kỹ thuật’ )
Bảng 3.6 Kết quả khảo sát ‘tuổi thọ kỹ thuật’ của máy
Tên người được phỏng vấn
Thời gian sử dụng ( năm )
Bảo dưỡng kém
Bảo dưỡng tb
Bảo dưỡng tốt
Tạ Công duy Linh
6
7
8
Phạm Trường Linh
6
7
8
Nguyễn trọng Huân
5
6
7
Nguyễn văn Huy
4
6
8
Lê Thanh Hương
5
6
7
Trần văn Kiều
4
6
8
Trung bình 1
5
6,3
7,3
Trung bình 2
6,2
Chúng tôi chọn ‘tuổi thọ kỹ thuật’ để nghiên cứu là: 7 năm
Nhu cầu tiềm năng của máy cần đại tu
Nhu cầu máy cần đại tu tại năm t sẽ được xác định bằng với số lượng máy đã đầu tư vào năm thứ ( t- [tuổi thọ kỹ thuật] )
Theo thống kê ở (Bảng 3.1) thì các doanh nghiệp may ở thành phố HCM. Và các tỉnh lân cận chiếm 60% tổng số máy trên cả nước. (Bảng 3.2) số máy 1 kim chiếm 65% trên tổng số máy
Như vậy nhu cầu tiềm năng của các máy 1 kim cần đại tu được tính như sau:
= [số máy đầu tư năm (t-7)]*60%*65%
Bảng 3.7: Nhu cầu tiềm năng máy cần đại tu
Năm
Nh/cầu nhập máy cả nước
Nhu cầu nhập máy TP. HCM và lân cận
Số máy 1 kim cần đại tu
2004
18500
10.600
7.450
2005
24.000
14.400
9.360
2006
30.000
18.000
11.700
2007
36.000
21.600
14.040
2008
45.000
27.000
17.550
2009
49.000
29.400
19.110
2010
57.000
34.200
22.230
2011
67.867
40.720
26.468
15
78.788
47.272
30.726
Nhu cầu tiềm năng đối với máy nâng cấp tự động hóa
Tỷ lệ tự động hóa tối ưu
Tỷ lệ tự động hóa được khảo sát bằng câu hỏi
Tham khảo phần 3.3.6 ( Nghiên cứu nhu cầu thực tế )
Kết quả khảo sát
Tỷ lệ tự động hóa tối ưu là: 28%
Nhu cầu tiền năng
Nhu cầu tiềm năng năm hiện tại:
[Nhu cầu tiềm năng tại năm t] = [tổng số máy đầu tư tại năm t]*[tỷ lệ TĐH tối ưu]
Bảng 3.8: Nhu cầu tiềm năng của máy cần nâng cấp tự động hóa
Năm
Tổng số máy ( cái )
Số máy cần nâng cấp ( cái )
2004
26.467
7940
2005
30.727
9218
2006
34.983
10459
2007
37.252
11175
2008
39.523
11856
2009
41.792
12537
2010
44.062
13218
2011
46.332
13900
2012
48.600
14580
Nghiên cứu nhu cầu thực tế
Như đã trình bày trong phần 3.3.1 “Phương pháp nghiên cứu nhu cầu”, nhu cầu thực tế của sản phẩm dự án được xác định từ nhu cầu tiềm năng thông qua ‘Độ sẵn sàng mua’ của khách hàng . Nghiên cứu bằng các bảng câu hỏi
Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng đường mối liên hệ giữa ‘Độ sẵn sàng mua’ đối với giá của sản phẩm dự án và nhận định những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng
Vấn đề nghiên cứu
Khảo sát tuổi thọ kỹ thuật của máy ( sử dụng trong phần xác định nhu cầu tiềm năng của máy cần đại tu )
Khảo sát tỷ lệ tự động hóa tối ưu (sử dụng trong phần xác định nhu cầu tiềm năng của máy cần nâng cấp )
Khảo sát độ sẵn sàng mua của khách hàng đối với sản phẩm của dự án ở những mức giá khác nhau ( cơ sở để xây dựng đường cầu )
Khảo sát những yếu tố ( ngòai giá ) ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng ( sử dụng để phân tích điều chỉnh đường cầu )
Nhu cầu thông tin và cấu trúc câu hỏi
Thông tin về tuổi thọ kỹ thuật của máy
Câu hỏi: ( thang đo tỷ lệ )
- Ô/Bà cho biết thời gian sử dụng bao lâu thì cần đại tu lại máy ( máy 1 kim )
[ ] năm
Thông tin về tỷ lệ tự động hóa tối ưu
Câu hỏi: ( thang đo tỷ lệ )
Ô/Bà cho biết tỷ lệ máy may 1kim tự động trong dây truyền sản xuất bao nhiêu là tối ưu ( Lưu ý: tối ưu là đầu tư với chi phí hợp lý để đạt năng xuất cao nhất )
[ ] %
Thông tin về độ sẵn sàng mua của khách hàng
Thái độ khách quan của khách hàng đối với sản phẩm
Câu hỏi: ( thang đo khỏang cách )
- Ô/Bà nghĩ như thế nào về mô hình đại tu máy 1 kim của chúng tôi?
Không hữu ích Rất hữu ích
1 2 3 4 5
- Ô/Bà nghĩ như thế nào về mô hình nâng cấp tự động hóa máy 1 kim của chúng tôi?
Không hữu ích Rất hữu ích
1 2 3 4 5
Thái độ về giá của khách hàng đối với sản phẩm
Vì không thể hỏi thái độ của khách hàng về giá của sản phẩm ở những mức giá khác nhau trên cùng 1 bảng câu hỏi vì như vậy sẽ dẫn đến sai lệch kết quả do tâm lý khách hàng luôn ưu tiên cho những giá thấp, nên chúng tôi chia giá thành 3 mức trong phạm vi ( giá min – giá max ), và sẽ nghiên cứu khách hàng theo 3 nhóm khác nhau ( ứng với 3 mức giá ). Trong đó:
+ Gía min của máy đại tu: 20USD (chi phí dự kiến để thực hiện đại tu 1 máy)
+ Giá max của máy đại tu: 40USD (giá tối đa khách hàng có thể chấp nhận theo phỏng vấn 1 giá chuyên gia, giá này bằng 1/3 giá máy Trung Quốc mới )
+ Gía min của máy nâng cấp TĐH: 170USD (chi phí dự kiến để thực hiện nâng cấp 1 máy)
+ Giá max của máy nâng cấp: 210USD (giá tối đa khách hàng có thể chấp nhận theo phỏng vấn 1 giá chuyên gia)
Câu hỏi: ( thang đo khỏang cách )
- Giá đại tu máy 1 kim là 20 (30/40) USD
Quá rẻ Quá đắt
1 2 3 4 5
- Giá nâng cấp máy 1 kim là 170 (190/210) USD
Quá rẻ Quá đắt
1 2 3 4 5
Các thông tin khác ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng:
- Lọai hình và qui mô doanh nghiệp ( doanh nghiệp tư nhân thường dễ chấp nhận sản phẩm mới hơn doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có tài chính mạnh có thể sẽ thích đầu tư máy mới hơn… )
- Chủng lọai máy đang sử dụng và thời gian đã sử dụng ( nếu doanh nghiệp có máy đã sử dụng lâu thì có thể sẽ dễ chấp nhận mô hình đại tu hơn doanh nghiệp mới )
- Thái độ của khách hàng về mức độ quan trọng giữa yếu tố: giá, chất lượng, thời gian giao hàng, dịch vụ…
Bảng câu hỏi ( questionair )
Từ nhu cầu thông tin cần thu thập như trên chúng tôi xây dựng Bảng câu hỏi điều tra như trình bày ở Phụ lục A
Thiết kế mẫu và phát bảng điều tra
Tổng thể nghiên cứu:
Theo số liệu thống kê: tổng số xí nghiệp may trên địa bàn TP. HCM và 1 số tỉnh lân cận là 550 xí nghiệp
Phương pháp chọn mẫu và phát bảng điều tra
Sử dụng phương pháp sác xuất - chọn mẫu thuận tiện
Phát bảng điều tra thông qua: Hội dệt may TP.HCM. Tổng công ty dệt may Vinatex và một số doanh nghiệp kinh doanh máy may khác.
Cỡ mẫu:
Vì tổng thể nghiên cứu tương đối nhỏ nên không thể tính cỡ mẫu bằng công thức, chúng tôi xác định cỡ mẫu dựa trên “sai lệch trong đo đạc”. Sai lệch trong đo đạc gồm: sai số không hồi đáp, sai số hệ thống, sai số chọn mẫu.
Sai số hệ thống: Vì đây là nghiên cứu mô tả chứ không phải mô hình quan hệ nhân quả và do thời gian có hạn nên để đảm bảo về sai số hệ thống, chúng tôi chọn cỡ mẫu cho 1 nhóm nghiên cứu bằng với số phần tử ngẫu nhiên để đạt ý nghĩa thống kê là 30 phần tử
Như đã trình bày ở trên: bảng câu hỏi được phân thành 3 nhóm ( theo 3 mức giá ). Vậy số phần tử là: 30*3 = 90 doanh nghiệp
Sai số không hồi đáp: ước tính là 20%
Sai số chọn mẫu: ước tính 20%
Tổng số phần tử của mẫu là: 90*140% = 130 doanh nghiệp
Phương pháp phát hành Bảng khảo sát thông qua các: Hội dệt may, Tổng công ty dệt may… thì đối tượng trả lời sẽ là các doanh nghiệp may vừa và lớn ( khỏang 300 doanh nghiệp ) các doanh nghiệp này sở hữu khỏang 80% tổng số lượng máy. Vì vậy tỷ lệ mẫu trên tổng thể sẽ là: 130/550*0,8 = 30% . Đây là một cỡ mẫu đủ lớn
Kết quả điều tra
Tuổi thọ kỹ thuật
Giá trị trung bình: 7,5 năm
Phương sai: 0.8 năm
Đánh giá kết quả: giá trị trung bình của tuổi thọ kỹ thuật điều tra trực tiếp khách hàng có cao hơn khi phỏng vấn chuyên gia, vì do tâm lý khách hàng từ trước đến giờ họ vẫn tự đại tu sửa chữa máy (không đảm bảo kỹ thuật ) nên kết quả này phần nào cũng bị sai lệch. Vì vậy tuổi thọ kỹ thuật được chọn ở phần nghiên cứu nhu cầu là 7 năm là hợp lý
Tỷ lệ tự động hóa tối ưu
Giá trị trung bình: 28%
Phương sai: 7%
Độ sẵn sàng mua của khách hàng
Gắn giá trị cho biến:
+ Giá trị 5: 0 ( 0% ) + Giá trị 2: 0,75 ( 75% )
+ Giá trị 4: 0,25 ( 25% ) + Giá trị 1: 1 ( 100% )
+ Giá trị 3: 0,5 ( 50% )
Độ sẵn sàng mua của khách hàng đối với máy đại tu
Bảng 3.9
Giá
Độ sẵn sàng
20 USD
30 USD
40 USD
0
0,25
16
19
28
0,5
10
7
5
0,75
4
4
1
1
Trung bình (μ)
0,63
1,50
0,2
Độ sẵn sàng mua của khách hàng đối với máy nâng cấp tự động hóa
Bảng 3.10
Giá
Độ sẵn sàng
170 USD
190 USD
210 USD
0
0,25
16
19
25
0,5
10
7
5
0,75
4
4
3
1
Trung bình (μ)
0,63
0,51
0,36
Chương IV: NGHIÊN CỨU KHẢ THI KỸ THUẬT
4.1 GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
4.1.1 Mô hình đại tu máy may 1 kim
4.1.1.1 Giới thiệu máy may 1 kim
Máy may 1 kim là lọai máy được sử dụng nhiều nhất trong 1 dây chuyền may (chiếm khỏang 65% ). Đầu máy được cấu tạo từ khỏang 362 chi tiết lớn nhỏ được chia thành các cụm chi tiết sau:
- Đầu máy và các chi tiết che chắn
- Bộ phận trục chính và trụ kim của máy
- Bộ phận trục dưới và ổ máy
- Bộ phận nâng chân vịt
- Bộ phận đẩy sản phẩm và lại mũi
- Bộ phận bơm dầu và bôi trơn
( Ngòai đầu máy ra còn có: chân bàn, mặt bàn, motor…)
4.1.1.2 Mô hình đại tu máy 1 kim
Các công việc cần thực hiện: Qua công việc điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia trong ngành thì sau thời gian sử dụng khỏang 7 năm ( tuổi thọ kỹ thuật ) thì máy sẽ xảy một số tình trạng hỏng hóc như: tróc sơn, chảy dầu, bỏ mũi, tiếng ồn lớn… Và sau đây là bảng các công việc phải thực hiện khi đại tu máy
Sơn lại tòan bộ đầu máy bằng phương pháp sơn tĩnh điện
Thay thế 1 số chi tiết như: trụ kim, bạc, ổ máy, phốt dầu, ống dầu, bơm dầu, các chi tiết khác.
Các công việc có thể thực hiện và các chi tiết có thể chế tạo tại Việt Nam:
Sau khi nghiên cứu khả năng công nghệ thực tế và so sánh giá thành với các chi tiết nhập ngọai, chúng tôi xác định được các công việc và chi tiết có thể chế tạo được như sau:
Bảng 4.1: Các công việc thực hiện để đại tu máy
Công việc/Chi tiết
Số lượng
Thực hiện
Tiêu chuẩn
Sơn tĩnh điện
Tại nhà máy
Ổ máy
Nhập khẩu
Trụ kim
Nhập khẩu
Bạc trụ kim
Tại nhà máy
Tự chọn
Bơm dầu
Nhập khẩu
Chi tiết khác
Nhập khẩu
4.1.2 Mô hình nâng cấp tự động hóa máy may 1 kim
4.1.2.1 Giới thiệu máy may 1 kim cắt chỉ tự động
Cấu tạo máy may 1 kim cắt chỉ tự động bao gồm:
Đầu máy ( tương tự như máy may 1 kim thường có gắn thêm bộ phận cắt chỉ tự động và bộ encorder )
Motor ly hợp và thắng điện từ ( EC motor )
Hộp điều khiển và bảng điều khiển
Chân và mặt bàn
4.1.2.2 Mô hình nâng cấp tự động hóa máy may 1 kim
Theo nghiên cứu của Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM thì các công việc cần thực hiện để nâng cấp tự động hóa máy may 1 kim bao gồm
Đối với đầu máy
- Thân máy
Bảng 4.2: Các công việc thực hiện với thân máy để nâng cấp tự động hóa
Công việc/Chi tiết
Số lượng
Thực hiện
Gia công phay đế máy
1 mặt
Tại nhà máy
Khoan lỗ lắp chi tiết
9 lỗ
Tại nhà máy
- Các chi tiết cơ khí ( xem phụ lục B )
Bảng 4.3: Các chi tiết cơ khí cần chế tạo để nâng cấp tự động hóa
Công việc/Chi tiết
Số lượng
Thực hiện
Các chi tiết cơ khí không tiêu chuẩn
16
Tại nhà máy
Các chi tiết cơ khí tiêu chuẩn
67
Mua ngòai
Đối với motor:
Phần rotor: tận dụng rotor của motor cũ
Ly hợp và thắng điện từ: đặt hàng chế tạo tại Việt Nam
Hộp điện tử, encorder và bảng điều khiển:
Thiết kế mạch: đặt hàng
Đặt hàng chế tạo mạch in tại Việt Nam
Nhập khẩu linh kiện điện tử ( xem phụ lục B) và lắp ráp linh kiện điện tử tại xí nghiệp
Vỏ hộp điện tử và bảng điều khiển: đặt hàng
4.2 GIỚI THIỆU QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ
4.2.1 Qui trình công nghệ sơn tĩnh điện
Sơ đồ công nghệ:
Ñöa saûn phaåm leân baêng chuyeàn treo
Saáy khoâ vaät sôn
Xöû lyù beà maët kim loaïi tröôùc khi sôn
Ñöa saûn phaåm leân xe gooøng
Laáy saûn phaåm xuoáng
Sôn tónh ñieän boät
Saûn phaåm hoaøn thieän
Laáy saûn phaåm ra khoûi buoàng saáy
Ñöa vaøo buoàng saáy hoàng ngoaïi
Hình 4.1 Qui trình công nghệ sơn tĩnh điện
Xử lý bề mặt kim loại. Đây là qui trình tiêu chuẩn hòan hảo bao gồm 10 công đoạn. Tuy nhiên qua thực tế chúng tôi đã lắp đặt và vận hành, chúng tôi đề xuất qui trình này bao gồm 7 công đoạn như sau:
Tẩy dầu mỡ Rửa nước Tẩy gỉ Rửa nước chảy tràn
Định hình bề mặt Zn-phốt phát rửa nước
Ở công đoạn này chúng ta bố trí 7 bể xử lý bằng inox, kích thước:
Dài x cao x rộng = 2,4m x 1,8m x 1,4m
Có bố trí hệ thống đường ống cấp và thóat nước.
Việc di chuyển sản phẩm sơn từ bể này qua bể khác được thực hiện bằng tời – công suất 1 tấn.
Sấy khô vật sơn: sản phẩm cần sơn sau khi qua công đoạn xử lý bề mặt bị ứơt, do vậy nhằm tăng công suất, tiết kiệm thời gian chờ, chúng ta cần đưa các sản phẩm cần sơn qua công đoạn sấy khô..
Đưa sản phẩm lên băng chuyền treo: sản phẩm cần sơn sau khi được sấy khô, sẽ chuyển qua băng chuyền sơn treo để chuẩn bị khâu sơn tĩnh điện bề mặt. Tại đây tùy theo số lượng yêu cầu, chúng ta cần bố trí 1-3 công nhân để treo sản phẩm lên băng chuyền treo. Chúng tôi thiết kế băng chuyền treo tự động nhằm tăng hiệu quả và năng suất sơn.
Sơn bột tĩnh điện: Sản phẩm sau khi được treo lên bằng chuyền sơn treo sẽ được điều khiển tự động với vận tốc thích hợp đi đến buồng sơn, tại đây chúng ta bố trí 2 công nhân sơn. Tốc độ trung bình được điều chỉnh khoảng 4m/phút. Đây là công đoạn quan trọng quyết định lớn về chất lượng sản phẩm, chúng tôi chọn sử dụng thiết bị phun sơn tĩnh điện bột nhãn hiệu NORDSON – USA. Đây là thiết bị được ưa chuộng và đánh giá cao trên thị trường thế giới nói chung, cũng như tại thị trường Việt Nam qua thực tế sử dụng nói riêng. NORDSON có nhiều ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm cùng loại hiện có trên thị trường.
Qui trình công nghệ chế tạo mạch điện tử
Sơ đồ công nghệ
Chụp phim sơ đồ mạch in
Sơ đồ mạch in
Sơ đồ nguyên lý
Lắp ráp linh kiện
Khoan lỗ linh kiện
Chế tạo mạch in
Thực hiện tại nhà máy
Đặt hàng
Hình 4.2 Qui trình công nghệ chế tạo mạch điện tử
Giải thích sơ đồ công nghệ:
+ Nhận chuyển giao sơ đồ nguyên lý từ Trường ĐH Bách Khoa
+ Đặt hàng công ty Điện tử Thiên Sơn để chế tạo mạch in ( bao gồm các bước: chuyển đổi từ sơ đồ nguyên lý sang sơ đồ mạch in – chụp phim sơ đồ mạch in – chế tạo mạch in )
+ Tiến hành các bước: khoan lỗ lắp linh kiện – lắp ráp và hàn linh kiện tại nhà máy
Qui trình công nghệ chế tạo chi tiết cơ khí ( xem phụ lục C )
Qui trình công nghệ chế tạo các chi tiết cơ khí do chúng tôi thiết kế được kiểm nghiệm bởi Viện Cơ Học TP HCM. Trong số các chi tiết cần chế tạo tại nhà máy chúng tôi chia thành 7 nhóm chi tiết ( các chi tiết trong cùng 1 nhóm sẽ có qui trình công nghệ tương đồng)
THIẾT KẾ QUI TRÌNH SẢN XUẤT
4.3.1 Qui mô sản xuất
Đây là một dự án mới, việc xác định nhu cầu đối với dự án mới được thực hiện bằng phương pháp dự báo và khảo sát, vì vậy không có cơ sở để chọn lựa ngay một qui mô sản xuất tối ưu. Vì vậy chúng tôi phải thiết kế qui trình sản xuất dựa trên một số qui mô, sau đó dùng phương pháp phân tích đồ thị để xác định qui mô sản xuất tối ưu như đã trình bày trong phần ‘Phương pháp nghiên cứu’. Trong đó:
Qui mô nhỏ nhất: qui mô ứng với nhu cầu tiềm năng nhỏ nhất với độ sẵn sàng mua cao nhất
Qui mô lớn nhất: qui mô ứng với nhu cầu tiềm năng lớn nhất với độ sẵn sàng mua cao nhất
Qi mô trung bình: khỏang giữa
Từ số liệu ở các bảng: 3.7, 3.8, 3.9, 3.10 ta có:
Bảng 4.4 Qui mô sản xuất
Sản phẩm
Qui mô
Sản lượng
( sản phẩm/năm )
Máy đại tu
Nhỏ
7.000
Trung bình
15.000
Lớn
23.000
Máy nâng cấp Tự động hóa
Nhỏ
6.000
Trung bình
8.500
Lớn
11.000
Theo bảng 2.5 thì qui mô sản xuất của dự án thuộc lọai hàng lọat lớn
4.3.2 Qui trình sơn tĩnh điện
4.3.2.1 Công suất yêu cầu:
Qui trình sơn tĩnh điện được sử dụng cho việc đại tu máy, nên công suất của nó phải đảm bảo đáp ứng được mức sản lượng như trong bảng 4.4
- Qui mô nhỏ: 7.000 sản phẩm/năm
- Qui mô trung bình: 15.000 sản phẩm/năm
- Qui mô lớn: 23.000 sản phẩm/năm
4.3.2.2 Sơ đồ bố trí
Hình 4.3 Qui trình sơn tĩnh điện
Các thông số cơ bản
Các thiết bị
Bảng 4.5 Các thiết bị của qui trình sơn tĩnh điện
Số tt
Tên thiết bị
Số lượng
1
Tời nâng 1 tấn
1 bộ
2
Bể sử lý
7 bể
3
Lò sấy
1 bộ
4
Buồng phun sơn và rung giũ
1 bộ
5
Súng và bơm sơn
1 bộ
6
Xích tải treo- 65 mét
1 bộ
7
Buồng sấy sau sơn
1 buồng
Đây là hệ thống sơn có công suất khỏang 100 sản phẩm/ ngày ( 8 tiếng ), có nghĩa khỏang 30.000 sản phẩm/năm.Vậy hệ thống này có thể đáp ứng được cho 3 qui mô sản xuất
Lượng lao động:
Bảng 4.6 Lượng nhân công của bộ phận sơn tĩnh điện
Qui mô
Số nhân công ( người )
Nhỏ
8
Trung bình
10
Lớn
14
( Nguồn: công ty M.E.C. )
Không gian yêu cầu: 30m x 12m
4.3.3 Qui trình lắp ráp linh kiện điện tử
4.3.3.1 Công suất yêu cầu
Công suất cần chế tạo chi tiết được tính bằng công thức 2.7
Ni = No. mi.(1+β ).(1+α )
- No : sản lượng yêu cầu ( Bảng 4.4 )
- Số lượng của 1 lọai mạch trong bộ điều khiển: mi = 1
- Tỷ lệ dự trữ: 7% β = 0,07 ( Nguồn: công ty Thiên Sơn )
- Tỷ lệ phế phẩm 5%: α = 0,05 ( Nguồn: công ty Thiên Sơn )
Bảng 4.7 Sản lượng các mạch điện tử
Lọai mạch
Công suất yêu cầu
Qui mô nhỏ
Qui mô tb
Qui mô lớn
Mạch điều khiển công suất
6.700
9.540
12.350
Mạch nguồn
6.700
9.540
12.350
Mạch bảng điều khiển
6.700
9.540
12.350
Mạch encorder
6.700
9.540
12.350
4.3.3.2 Qui trình lắp ráp
Qui trình: là qui trình lắp ráp thủ công được thực hiện trên 1 bàn thao tác gồm các công việc: gắn linh vào vị trí - hàn chì – làm vệ sinh
Năng suất:
Qua khảo sát một số công ty chuyên lắp ráp linh kiện điện tử thì năng suất lắp ráp của 1 công nhân như sau:
Bảng 4.8 Năng suất láp ráp mạch điện tử
Lọai mạch
Năng suất (cái/người/ngày )
Năng suất
(cái/người/năm )
Mạch điều khiển công suất
16
4.800
Mạch nguồn
20
6.000
Mạch bảng điều khiển
16
4.800
Mạch encorder
30
9.000
( Nguồn: công ty TNHH Thiên Sơn )
4.33.3 Các thông số cơ bản
Lượng lao động
Từ dữ liệu của bảng 4.6 và 4.7 ta có thể xác định được lượng lao động cần thiết để lắp ráp linh kiện điện tử như sau
Bảng 4.9 Lượng lao động cho qui trình lắp ráp mạch điện tử
Lọai mạch
Số lượng nhân công yêu cầu ( người )
Qui mô nhỏ
Qui mô tb
Qui mô lớn
Mạch điều khiển công suất
2
2
3
Mạch nguồn
1
2
2
Mạch bảng điều khiển
2
2
3
Mạch encorder
1
1
2
Tổng số
6
7
10
Các thiết bị
Các trang bị dụng cụ cho 1 người công nhân lắp ráp bao gồm
+ Bàn thao tác 0,6 x 1m và ghế ngồi
+ Ống hút khí hàn
+ Mỏ hàn, chì, nhựa thông, kìm cắt
Không gian mặt bằng
Không gian cần thiết cho 1 công nhân lắp ráp mạch điện tử là: 4 m2
4.3.4 Qui trình gia công cơ khí
Qua nghiên cứu qui trình công nghệ có thể thấy các chi tiết được chế tạo qua nhiều nguyên công tương đối đơn giản, có nhiều chi tiết có các bước công nghệ tương đối giống nhau, nên đối với mô hình này ‘phương pháp phân tán nguyên công’ là thích hợp nhất, với phương pháp này các chi tiết lần lượt được đưa vào gia công tại các ‘trạm công nghệ’ ( trạm đúc áp lực, trạm phay, trạm tiện…) theo từng lô
4.3.4.1 Công suất yêu cầu
Công suất cần chế tạo chi tiết được tính bằng công thức 2.7
Ni = No. mi.(1+β ).(1+α )
- No: sản lượng ( bảng 4.4 )
- Số lượng của 1 chi tiết trong 1 sản phẩm: mi=1
- Tỷ lệ dự trữ: 5 β = 0,05
- Tỷ lệ phế phẩm 5 α = 0,05
Bảng 4.10 Công suất yêu cầu chế tạo chi tiết cơ khí
Chi tiết
Công suất yêu cầu (cái )
Qui mô nhỏ
Qui mô tb
Qui mô lớn
Chi tiết lọai i
6.600
9.350
12.100
4.3.4.2 Các thông số cơ bản
Số bước công nghệ - thời gian công nghệ - số lượng máy móc của các trạm công nghệ ( xem phụ lục C-2)
Số lượng lao động
+ Số lượng lao động của phân xưởng gia công cơ khí
Xác định bằng công thức 2.8
RM = ∑tnc/ ( Fc. KM )
Trong đó: - ∑tnc = tổng thời gian nguyên công trong 1 năm (giờ/năm)
- Fc = 2100 (giờ/năm)
- KM = 1 ( sản xuất lọat lớn )
+ Số lượng lao động phụ trợ: (20% lao động của phân xưởng gia công )
Bảng 4.11 Số lượng lao động của xưởng cơ khí
Thông số
Qui mô
Qui mô nhỏ
Qui mô tb
Qui mô lớn
Tổng thời gian ng/công (giờ/năm)
15.300
21.662
28.000
Số lượng lao động của phân xưởng gia công cơ khí
8
11
14
Số lượng lao động phụ trợ
2
3
3
Tổng số lao động
10
14
17
Số lượng máy móc
Bảng 4.12 Số lượng máy của xưởng cơ khí
Lọai máy
Qui mô
Qui mô nhỏ
Qui mô tb
Qui mô lớn
Máy dập 10 tấn
1
2
2
Máy chấn 60 tấn
1
1
2
Máy tiện DA18
1
1
1
Máy phay M-2T
1
2
2
Máy phay CNC A200
1
1
1
Máy khoan tọa độ
3
4
5
Máy hàn Acgông
1
1
1
Máy mài 52ST
1
1
2
Lò tôi đốt ga
1
1
1
Không gian mặt bằng ( tham khảo công ty chế tạo máy Phát thành, diện tích cần thiết cho phân xưởng cơ khí là 400 m2 )
4.3.5 Qui trình tháo và lắp ráp chi tiết cơ khí
Ở đây cũng được thựa hiện theo phương pháp phân tán: mỗi công nhân tháo và lắp trọn bộ một máy.
Qui trình tháo – lắp
Không đạt
Máy
Đạt
Chi tiết
Kiểm tra
Bàn thao tác tháo
Đầu máy
Kho
Bàn thao tác lắp
Sơn tĩnh điện
Chi tiết
Phân xưởng chế tạo
Hình 4.4 Qui trình tháo và lắp ráp chi tiết cơ khí
Công suất yêu cầu: bảng 4.4
Số lượng lao động:
Theo khảo sát thì 1 nhân công 1 ngày có thể tháo và lắp hòan tòan để đại tu được khỏang 8 máy (2.400 máy/năm ), và lắp ráp cơ cấu cắt chỉ được 15 máy (4.500 máy/năm ) như vậy số nhân công cần đảm bảo năng suất yêu cầu là:
Bảng 4.13 Lượng lao động cho qui trình tháo và lắp chi tiết cơ khí
Sản phẩm
Qui mô
Số lượng lao động ( người )
Máy đại tu
Nhỏ
3
Trung bình
6
Lớn
9
Máy nâng cấp Tự động hóa
Nhỏ
2
Trung bình
3
Lớn
4
Thiết bị, dụng cụ dùng cho 1 công nhân
Bàn thao tác
Các dụng cụ cầm tay: kìm, búa, tuốclơvít…
Không gian mặt bằng:
Không gian yêu cầu cho 1 công nhân và các thiết bị dụng cụ là 4m2
4.4 TỔ CHỨC CÁC BỘ PHẬN, PHÒNG BAN
4.4.1 Cơ cấu tổ chức
Theo lý thuyết trình bày ở phần 2.4 “Thiết kế nhà máy cơ khí” thì cơ cấu tổ chức của 1 nhà máy cơ khí bao các bộ phận sau:
Bộ phận sản xuất chính: Chế tạo phôi, gia công cơ, sơn tĩnh điện, nhiệt luyện, lắp ráp…
Bộ phận hỗ trợ sản xuất: sửa chữa cơ điện, , kho
Bộ phận các phòng ban chức năng: kế tóan, vật tư, kỹ thuật, kinh doanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tại TPHCM.doc