MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1
1. Lý do chọn đề tài 1
1.1. Lý do lý luận 1
1.2. Lý do thực tiễn 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Khách thể nghiên cứu 2
5. Giả thuyết khoa học 2
6. Nhiệm vụ của đề tài 2
7. Phạm vi nghiên cứu 2
8. Phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN THỨ HAI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
1.1.1. Trên thế giới : 4
1.1.2. Ở Việt Nam 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản 7
1.2.1. Kỹ năng và các giai đoạn hình thành kỹ năng 7
1.2.2. Kỹ năng tổ chức 9
1.2.3. Biểu tượng toán học 12
1.2.4. Trò chơi 13
1.2.5. Trò chơi toán học 14
1.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh trường TCSP mầm non Thái Bình 15
1.4. Đặc điểm nhận thức các biểu tượng toán học của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi : 16
1.5. Kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5 - 6 tuổi của học sinh trường TCSP mầm non Thái Bình 17
1.5.1.Khái niệm kỹ năng tổ chức trò chơi toán học 17
1.5.2. Quy trình tổ chức hướng dẫn trò chơi học tập 18
1.53 Quy trình tổ chức hướng dẫn trò chơi toán học 19
1.5.4. Quy trình hình thành kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh trường TCSP mầm non Thái Bình 19
1.6. Các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh trường TCSP mầm non Thái Bình đang thực hiện 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24
Tổ chức 24
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 26
2.1. Mẫu khách thể nghiên cứu 26
2.2. Nội dung nghiên cứu. 26
2.2.1. 5 trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi 26
2.2.2. Nội dung đánh giá thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 31
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 31
2.4 Tiến độ thời gian thực hiện đề tài 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5 – 6 tuổi của học sinh trường TCSP mầm non Thái Bình 34
3.1.1. Thực trạng các kỹ năng thuộc thành phần nhận thức 34
3.1.2. Thực trạng các kỹ năng thuộc thành phần thiết kế 35
3.1.3. Thực trạng các kỹ năng thuộc thành phần kết cấu 36
3.1.4. Thực trạng các kỹ năng thuộc thành phần thực hiện nhiệm vụ. 38
3.1.5. Thực trạng các kỹ năng thuộc thành phần giao tiếp 40
3.2. Nghiên cứu thực nghiệm 44
3.2.1. Giả thuyết thực nghiệm 44
3.2.2. Tổ chức thực nghiệm 46
3.2.3. Kết quả thực nghiệm 48
3.3. Kết luận chương 3 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
1. Kết luận 55
2. Kiến nghị 56
Tài liệu tham khảo 58
Tiếng Nga 59
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9802 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi của học sinh trường Trung cấp sư phạm mầm non Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rẻ không bị rối khi nghe nội dung chơi và luật chơi. Nét mặt của cô giáo phải thể hiện đúng lúc, đúng chỗ phù hợp với hoàn cảnh của trò chơi. Các cử chỉ phải đa dạng, tinh tế làm trẻ không bị phân tán. Kỹ năng này học sinh được học ở môn làm quen với văn học.
18- Biết động viên, khuyến khích trẻ kịp thời. Đặc điểm nổi bật của trẻ mẫu giáo là thích được khen. Để duy trì hứng thú chơi của trẻ cô giáo phải biết động viên trẻ kịp thời, đúng lúc. Lời khen của cô giáo phải chân tình, nhấn mạnh vào nội dung cần khen, hướng các trẻ khác chú ý để làm gương. Kỹ năng này học sinh được học ở môn giáo dục học, tâm lý học trẻ em.
19- Biết xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình chơi. Khi trẻ chơi, có rất nhiều tình huống xẩy ra. Có tình huống cô đã lường trước được cũng có tình huống xảy ra ngoài dự kiến của cô. Cô giáo phải có những biện pháp xử lý đúng lúc các tình huống trên cơ sở tôn trọng cá nhân trẻ, công bằng và không làm mất hứng thú chơi của trẻ. Kỹ năng này học trong môn tâm lý học trẻ em
20- Biết trao đổi bàn bạc với trẻ, với giáo viên khác. Trong khi hướng dẫn trẻ chơi cô giáo vừa là người hướng dẫn trẻ chơi vừa là bạn của trẻ. Có những vấn đề cô phải bàn bạc với trẻ, với các cô giáo khác. Kỹ năng giao tiếp của cô trong trường hợp này phải chú ý như tránh những câu nói lóng, câu nói không có chủ hoặc vị ngữ. Kỹ năng này học sinh học ở môn tâm lý học và môn làm quen với văn học.
Trên đây là 20 kỹ năng tối thiểu mà học sinh cần có để tổ chức tốt trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi. Ở trường THSP mầm non, chúng tôi thường dạy các kỹ năng đơn lẻ mà chưa liên kết chúng với nhau thành một chỉnh thể thống nhất. Một số kỹ năng dạy ở môn giáo dục học, tâm lý học, văn học còn một số kỹ năng được dạy ở phần thực hành của môn toán. Do đó học sinh nắm các kỹ năng còn rất yếu, chưa đầy đủ, chưa hệ thống.
Từ thực tế và dựa vào cơ sở lý luận về kỹ năng tổ chức của N.V. Kuzmina chúng tôi đưa các kỹ năng tổ chức này thành các nhóm sau:
* Nhóm kỹ năng nhận thức gồm các kỹ năng thành phần là các kỹ năng 1, 2, 3, 4.
* Nhóm kỹ năng thiết kế gồm các kỹ năng thành phần là các kỹ năng 5, 6, 7, 8.
* Nhóm kỹ năng kết cấu gồm các kỹ năng thành phần là các kỹ năng 9 ,10, 11 ,12.
* Nhóm kỹ năng thực hiện nhiệm vụ gồm các kỹ năng thành phần là các kỹ năng 13, 14, 15, 16.
* Nhóm kỹ năng giao tiếp gồm các kỹ năng thành phần là các kỹ năng 17, 18, 19, 20.
Các nhóm kỹ năng này liên hệ rất chặt chẽ với nhau đúng như sơ đồ mối quan hệ kỹ năng tổ chức của N.V. Kuzmina. Các nhóm kỹ năng luôn hỗ trợ cho nhau và có mối quan hệ qua lại với nhau theo sơ đồ sau:
Nhận thức
Thiết kế
Giao tiếp
Kết cấu
Tổ chức
thực hiện
Hình 3: sơ đồ mối quan hệ giữa các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học
Khi thực hiện các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học không phải tất cả các học sinh thực hiện như nhau. Có học sinh nắm vững lý thuyết, thực hành tốt. Có học sinh nắm lý thuyết tốt nhưng thực hành còn sai sót nhiều. Có học sinh không nắm được lý thuyết và thực hành cũng yếu. Tất cả đều phụ thuộc vào sự học hỏi, luyện tập của học sinh cũng như sự hướng dẫn của giáo viên sư phạm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu tài liệu chúng tôi thấy các nhà tâm lý học và giáo dục học đã đi sâu nghiên cứu lĩnh vực hoạt động chơi của trẻ. Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu nhiều về trò chơi phân vai theo chủ đề, còn trò chơi toán học mới quan tâm ở mức độ rất khiêm tốn. Các nhà toán học chủ yếu nghiên cứu hứng thú toán học ở cấp học phổ thông còn ở mẫu giáo hầu như ít được quan tâm. Các nhà giáo dục học mầm non đã nghiên cứu nhiều hoạt động chơi của trẻ, đặc biệt chú trọng tới trò chơi phân vai theo chủ đề còn trò chơi toán học mới dừng ở mức độ để nó nằm trong trò chơi học tập nói chung. Như vậy lĩnh vực trò chơi toán học còn mới mẻ, do đó có thể nói đề tài mới chỉ tập trung vào các phần cơ bản nhất của trò chơi toán học. Bên trong trò chơi toán học chắc chắn còn nhiều điều thú vị mà đề tài chưa đề cập đến được.
Về kỹ năng và kỹ năng tổ chức có nhiều quan niệm nhưng đề tài sẽ dựa vào quan điểm của Nguyễn Ánh Tuyết về kỹ năng.
Về kỹ năng tổ chức đề tài sẽ dựa trên hệ thống kỹ năng tổ chức của N.V. Kuzmina để xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ năng tổ chức trò chơi toán học.
Về mức độ đánh giá kỹ năng tổ chức trò chơi toán học, phần lý thuyết đề tài dựa vào các cấp độ đánh giá của B.Bloom, phần thực hành đề tài sẽ dựa vào mức độ hình thành kỹ năng của K.K. Platônốp để xây dựng tiêu chí đánh giá.
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Mẫu khách thể nghiên cứu
Trường TCSP mầm non Thái Bình có khoảng 2000 học sinh theo học ở các hệ đào tạo từ sơ cấp đến đại học. Trong đó hệ trung học sư phạm chính quy 12+2 là hệ đào tạo chính của nhà trường. Khoá học 2004-2006 hệ trung học sư phạm chính quy 12+2 có 250 học sinh. Trong 250 em đi thực tập tốt nghiệp có 107 em thực tập ở nhóm mẫu giáo 5-6 tuổi còn lại thực tập ở nhóm mẫu giáo 3 –4 tuổi; 4 –5 tuổi và nhà trẻ. Do đó đề tài lấy 107 em thực tập ở nhóm mẫu giáo 5-6 tuổi làm khách thể chính.
Để đánh giá các mức độ thực hiện kỹ năng của học sinh chúng tôi đã chọn 27 giáo viên sư phạm phụ trách các đoàn thực tập và giáo viên mầm non hướng dẫn thực hành làm khách thể phụ. Những giáo viên này đã cùng chúng tôi bàn bạc, thảo luận về những kỹ năng cơ bản nhất để đánh giá kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh.
Nhiệm vụ của đề tài là làm rõ thực trạng mức độ thực hiện kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh và áp dụng một số biện pháp nâng cao mức độ hình thành kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5 – 6 tuổi, do đó chúng tôi đã chọn số trẻ 5 –6 tuổi của 18 nhóm mẫu giáo (khoảng 500 trẻ) để đánh giá kết quả tổ chức trò chơi toán học của học sinh.
2.2. Nội dung nghiên cứu.
Để nghiên cứu có trọng tâm, đánh giá mức độ thực hiện kỹ năng một cách
chính xác và khách quan ở cả nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, đề tài đã đưa ra 5 trò chơi toán học tiêu biểu, có tính khái quát để cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm thực hiện. Vì tìm được nội dung của các trò chơi toán học đối với học sinh là rất khó khăn. Hơn nữa giáo viên đánh giá có người biết trò chơi toán học nhưng cũng có người biết rất lơ mơ về trò chơi toán học do dó đề tài đã đưa vào 5 trò chơi toán học để làm công cụ đánh giá mức độ thực hiện kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh. Học sinh sẽ chọn 1 trong 5 trò chơi này để thực hiện trên cơ sở đó giáo viên sẽ đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học.
2.2.1. 5 trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi
I- Trò chơi tìm đúng số nhà
Mục đích: Củng cố biểu tượng số tự nhiên từ 1-10, biểu tượng các số đã được thêm bớt trong phạm vi 10. Rèn luyện khả năng quan sát của trẻ.
Chuẩn bị : Cô giáo có 4 cái nhà, trên mỗi nhà đều gắn 1 thẻ số (4 nhà gắn 4 thẻ số khác nhau).Thẻ số của cô phải to, rõ ràng, đúng tiêu chuẩn sư phạm. Cháu: mỗi cháu có một thẻ số (giống với 1 trong 4 thẻ số có ở nhà của cô giáo).
Luật chơi: Trẻ phải chọn được đúng nhà có thẻ số giống với thẻ số của mình. Ai tìm sai hoặc quá chậm là bị thua thì sẽ phải nhảy lò cò một vòng xung quanh các ngôi nhà.
Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô nói rõ luật chơi: hôm nay chúng ta sẽ đi tìm những nhà có số giống với số mà các con có trên tay. Trước khi đi tìm nhà các con nhìn xem trên tay mình có thẻ số mấy. Bây giờ chúng ta đi vòng tròn, vừa đi vừa hát bài “Đi chơi” khi nào cô nói mưa to rồi thì các con phải tìm đúng nhà có số giống trên tay các con. Nếu ai tìm sai hoặc quá chậm là thua, người đó phải nhảy lò cò một vòng xung quanh các ngôi nhà nhé.
Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần (có thể đổi thẻ số ở các nhà hoặc cho trẻ đổi thẻ số cho nhau sau mỗi lần chơi để phát triển khả năng quan sát, khả năng chú ý).
Sau mỗi lần chơi cô giáo nhận xét, có thể nhận xét ở từng nhà hoặc có thể nhận xét chung với cả nhóm, trẻ vẫn đứng nguyên ở từng nhà. Cô nhận xét những cháu chơi đúng, những cháu chơi sai sẽ phải nhảy lò cò quanh nhóm, các cháu khác sẽ đọc bài thơ nhảy lò cò để kích thích bạn nhảy.
Trò chơi có thể tổ chức ở phần 1, 3 của tiết học lập số mới hoặc thêm bớt, tìm số mới, hoặc cho trẻ chơi vào buổi chiều sau khi trẻ ngủ dậy.
Chú ý: Trò chơi này có thể dùng để củng cố biểu tượng số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng không gian (đây chính là 4 trò chơi khác nhau).
II- Trò chơi “ Tìm bạn thân”
Mục đích: Củng cố biểu tượng số lượng từ 1 - 10. Rèn kỹ năng thêm bớt để được số mới. Phát triển khả năng quan sát, tính nhanh nhẹn hoạt bát của trẻ.
Chuẩn bị: Các cháu có các thẻ số từ 1=>10 (một nửa nhóm có số từ 1=>5; một nửa nhóm có số 6=>10). Khuôn viên nhóm học rộng rãi.
Luật chơi: Các cháu phải tìm được bạn có thẻ số sao cho khi thêm thẻ số của mình vào của bạn ta được số mà cô yêu cầu để kết thành bạn thân. Những bạn không tìm thấy bạn thân là những người thua cuộc, phải nhảy lò cò.
Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn rồi phổ biến luật chơi: Hôm nay chúng ta sẽ chơi trò chơi tìm bạn thân. Trên tay mỗi con có các thẻ số, chúng ta nhìn xem là những thẻ số mấy (ví dụ: củng cố thêm bớt trong phạm vi 8 thì một nửa nhóm có thẻ số từ 1=>3; một nửa nhóm có thẻ số từ 4=>7). Các con đọc to số của mình lên nào. Bây giờ các con giơ số 1, 4 lên cho cô rồi vừa đi vừa hát bài “Tìm bạn thân “. Khi cô nói chúng ta tìm bạn có số sao cho khi thêm số của mình vào số của bạn sẽ được số mới là số 8. Ai không tìm được bạn sẽ thua cuộc và sẽ phải nhảy lò cò.
Cô cho trẻ chơi 3-4 lần, mỗi lần cô thay đổi một luật riêng (thay đổi số đầu tiên hoặc số cuối). Trò chơi này có thể dùng để củng cố cả biểu tượng hình dạng, kích thước, định hướng không gian (đây chính là 4 trò chơi).
Trò chơi này có thể tổ chức ở phần 1, 3 trong tiết học toán hoặc chơi vào giờ chơi dài buổi sáng hoạc buổi chiều sau khi trẻ ngủ dậy.
III– Trò chơi “ Thỏ tìm chuồng”
Mục đích: Củng cố biểu tượng khối cầu, khối vuông, khối tam giác, khối chữ nhật. Phát triển khả năng quan sát, so sánh, tính nhanh nhẹn, hoạt bát của trẻ.
Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị 4 chuồng, mỗi chuồng gắn 1 khối (khối cầu, khối vuông, khối tam giác, khối chữ nhật). Mỗi trẻ có 1 khối giống với 1 trong 4 khối ở 4 chuồng. Khuôn viên chỗ chơi rộng.
Luật chơi: Trẻ phải tìm được chuồng có khối giống khối của mình, nếu tìm sai hoặc chậm sẽ thua cuộc, phải nhảy lò cò.
Cách chơi: Cho trẻ đứng theo hình vòng cung, cô phổ biến luật chơi: Hôm nay cô con mình cùng chơi trò chơi “Thỏ tìm chuồng”. Trên tay các con có những khối gì nhỉ ? (trẻ nói tên các khối). Còn cô có 4 chuồng, mỗi chuồng được gắn một khối (khối vuông, khối tam giác, khối chữ nhật, khối trụ). Các con nhìn tinh xem khối nào ở chuồng nào nhé. Bây giờ các con sẽ làm các chú thỏ đi tắm nắng, vừa đi vừa hát bài “trời nắng, trời mưa” nhé. Khi nào cô nói mưa to rồi thì các con phải tìm đúng chuồng của mình. Chuồng của các con có khối giống với khối trên tay các con đang cầm. Con nào về sai hoặc chậm là thua cuộc thì phải nhảy lò cò đó.
Trò chơi được tiến hành 3 – 4 lần. Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi khối cho nhau hoặc cô đổi khối ở các chuồng.
Trò chơi này có thể tổ chức ở phần 1, 3 của tiết học toán hoặc chơi vào giờ chơi dài buổi sáng hoặc buổi chiều.
Trò chơi này có thể chơi để củng cố biểu tượng số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng không gian (đây cũng là 4 trò chơi).
IV- Trò chơi “Thi xem ai nhanh “
Mục đích: Củng cố biểu tượng kích thước (đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao của một đối tượng). Luyện kỹ năng đo một vật bằng thước đo. Rèn tính khéo léo, cẩn thận khi đo.
Chuẩn bị: Mỗi cháu có một thước đo (3 cháu một có thước đo bằng nhau). Một bàn để đo. Cô phải đo các chiều của bàn trước. Cô chuẩn bị 3 loại thẻ số có màu khác nhau (ví dụ: chiều dài là thẻ màu đỏ, chiều rộng là thẻ màu xanh, chiều cao là thẻ màu trắng). Trên thẻ có ghi số đo 3 chiều của bàn. Mỗi loại thẻ chuẩn bị ít nhất bằng số trẻ mà cô định gọi lên đo.
Luật chơi: Các cháu phải đo được 3 chiều của bàn, đo đúng kỹ thuật. Ai đo đúng kỹ thuật, nói được kết quả nhanh nhất người đó sẽ thắng cuộc.
Cách chơi: Có thể chia làm 3 tổ để trẻ thi đua nhau. Cô nói luật chơi: Hôm nay chúng ta sẽ chơi trò chơi “Thi xem ai nhanh“. Chúng ta sẽ đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao của bàn học. Ai đo đúng nhất, nói kết quả nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Tổ nào có nhiều bạn đo đúng nhất và nhanh nhất sẽ thắng cuộc và được thưởng cờ bé ngoan trong buổi hôm nay. Bây giờ mời 3 bạn đâù tiên của 3 tổ lên đo trước, các bạn khác vừa hô to cố lên vừa chú ý xem đã đến lân mình chưa. Nếu bạn trước xong bạn sau phải lên làm ngay, chậm là sẽ thua tổ khác đó. Cô mời 3 bạn giỏi nhất nhóm mình làm giám sát viên xem ai phạm luật. Người bị phạm luật là người đo không đúng kỹ thuật (kỹ thuật đo là phải đo sát mép bàn, đánh dấu từng đoạn đo, đặt thước đúng mép dấu, chiều dài, chiều rộng đo từ trái sang phải, chiều cao đo từ dưới lên trên). Để tính điểm cho từng tổ lấy số người đo nhanh nhất bớt đi số người phạm luật. Tổ nào còn lại số người thắng cuộc nhiều hơn thì tổ đó thắng.
Trò chơi này thường chơi vào phần 3 của tiết học toán hoặc vào buổi chiều.
Trò chơi này dùng để củng cố biểu tượng số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng không gian.
V- Trò chơi “Ai làm đúng nhất “
Mục đích: Củng cố biểu tượng phía phải - phía trái của đối tượng khác(định hướng không gian). Rèn cho trẻ khả năng quan sát, định hướng nhanh.
Chuẩn bị: Mỗi cháu có 2 đồ chơi cầm tay. Cô có một búp bê to. Khuôn viên nhóm rộng rãi.
Luật chơi: Trẻ phải tìm được các hướng của búp bê theo yêu cầu của cô. Cháu nào không lên để đồ chơi, hoặc không để đúng hướng, hoặc chậm đều thua cuộc.
Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, rồi nói luật chơi: Hôm nay bạn búp bê đến thăm nhóm mình, bạn muốn xem chúng mình chơi có giỏi không. Bây giờ bạn búp bê sẽ ngồi vào giữa, các con ngồi xung quanh. Khi cô nói phía nào của búp bê thì các con chạy lên để đồ chơi vào phía đó của bạn nhé. Ai không mang đồ chơi lên hoặc để sai hướng của búp bê hoặc quá chậm đều thua cuộc, phải nhảy lò cò.
Bây giờ trò chơi bắt đầu: Cô nói phía phải búp bê hoặc phía trái búp bê trẻ phải đặt đồ chơi vào các phía theo yêu cầu của cô.
Cô có thể nâng độ khó của trò chơi bằng cách đưa ra luật: phía trước của búp bê chỉ để những con mèo, phía sau búp bê chỉ để những con gà, phía phải búp bê chỉ để con chó, phía trái của búp bê chỉ để con lợn. Luật chơi này làm cho trẻ phải suy nghĩ và lựa chọn. Cô phải quan sát nhanh để biết cháu nào làm sai hoặc cháu nào làm đúng để nhận xét sau mỗi lần chơi.
Trò chơi này có thể tổ chức vào phần 3 của tiết học toán hoặc tổ chức vào buổi chiều.
Trò chơi này có thể dùng để củng cố các biểu tượng: số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng không gian (đây cũng là 4 trò chơi).
2.2.2. Nội dung đánh giá thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh
2.2.2.1. Thời điểm đánh giá thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học
Hình thành kỹ năng tổ chức trò chơi toán học trải qua 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có một thực trạng riêng, không giống nhau. Ta có thể đánh giá thực trạng sau mỗi giai đoạn của quy trình hình thành kỹ năng. Nhưng vì thời gian có hạn mà kết quả đánh giá thực trạng của đề tài sẽ được sử dụng vào kết quả chung của các môn học khác để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trước khi ra trường. Do đó đề tài sẽ đánh giá thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh ở giai đoạn 4 (giai đoạn hoàn thiện kỹ năng) vào cuối đợt thực tập tốt nghiệp sư phạm (tháng 4/ 2006) lúc này học sinh đã được trang bị đầy đủ kỹ năng tổ chức trò chơi toán học. Chỉ còn một tháng ôn thi tốt nghiệp là các em ra trường về các địa phương làm cô giáo mầm non. Kết quả đánh giá thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học sẽ được sử dụng vào năm học sau.
2.2.2.2. Nội dung đánh giá thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi của học sinh
Đề tài đánh giá thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh bằng hệ thống các kỹ năng thành phần dựa trên cơ sở lý thuyết kỹ năng của N.V. Kuzmina, đó là:
I- Thành phần nhận thức: gồm các kỹ năng sau
1- Xác định mục đích, yêu cầu của trò chơi
2- Nắm được nội dung trò chơi
3- Hiểu khả năng chơi và hứng thú chơi của trẻ
4- Nắm vững trình tự các bước tổ chức trò chơi
II- Thành phần thiết kế: gồm các kỹ năng sau
1- Chọn trò chơi phù hợp với mục đích, yêu cầu và hứng thú chơi của trẻ
2- Chọn đúng đồ chơi cần thiết theo yêu cầu của bài dạy và của biểu tượng, sắp xếp theo đúng yêu cầu của nhóm mẫu giáo 5-6 tuổi
3- Biết lập kế hoạch chơi
4- Dự đoán tình huống xảy ra và hướng giải quyết
III- Thành phần kết cấu: gồm các kỹ năng sau
1- Biết hướng trẻ chơi phù hợp với hứng thú, khả năng của trẻ và yêu cầu của trò chơi
2- Có khả năng kết hợp vừa chơi với trẻ vừa điều khiển các nhóm chơi khác trong nhóm
3- Biết liên kết các trẻ cùng chơi
4- Biết phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong trò chơi
IV- Thành phần tổ chức thực hiện: gồm các kỹ năng sau
1- Biết phổ biến luật chơi, nội dung chơi một cách hợp lý hấp dẫn. Tiến hành đúng các bước quy định
2- Biết chơi cùng trẻ khi cần thiết (làm mẫu) và điều khiển trẻ theo đúng yêu cầu của nhóm mẫu giáo 5-6 tuổi
3- Phát hiện kịp thời, uốn nắn những sai sót của trẻ
4- Biết đánh giá, nhận xét kết quả chơi
V- Thành phần giao tiếp: gồm các kỹ năng sau
1- Có khả năng sử dụng đa dạng, phong phú các phương tiện ngôn ngữ khác nhau (giọng nói, nét mặt, cử chỉ)
2- Biết động viên, khuyến khích trẻ kịp thời
3- Biết sử lý các tình huống xảy ra trong quá trình chơi
4- Biết trao đổi bàn bạc với trẻ, với giáo viên khác
20 kỹ năng tổ chức trên là những kỹ năng cơ bản, tối thiểu để học sinh tổ chức một trò chơi toán học. Có nhiều cách đánh giá mức độ tổ chức trò chơi toán học của học sinh. Để đánh giá kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh chúng tôi dựa vào các mức độ đánh giá lý thuyết của B. Bloom và mức độ đánh giá thực hành của K.K. Platônốp. Chúng tôi đưa ra 5 mức độ đánh giá như sau:
Mức 1- Kém: Không nắm vững lý thuyết, không thực hành được, tổ chức trò chơi không đạt hiệu quả, trẻ không có hứng thú học tập
Mức 2- Yếu: Nắm lý thuyết chưa vững, thực hành chưa được, kết quả thực hành yếu
Mức 3- Trung bình: Nắm được lý thuyết, thực hành đúng quy trình, kết quả thực hành đạt trung bình, chỉ hành động được khi có giáo viên giám sát.
Mức 4- Khá: Nắm vững lý thuyết, thực hành ít sai sót, kết quả tổ chức khá, có thể tự tổ chức không cần có sự giám sát của giáo viên.
Mức 5– Giỏi: Nắm vững lý thuyết, thực hành thành thạo trong các điều kiện khác nhau, có sáng tạo, biết vận dụng tri thức để đạt kết quả cao.
Để đo quá trình thực hiện kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh, đề tài chọn các tiêu chí của hứng thú toán học làm công cụ đo kết quả thể hiện trên trẻ. Theo V.V. Đanhilôva biểu hiện hứng thú toán học của trẻ 5-6 tuổi được thể hiện ở 3 tiêu chí sau[32]:
Mặt nhận thức: trẻ nắm được các biểu tượng toán học một cách chính xác.
Mặt xúc cảm – tình cảm: khi chơi trò chơi toán học trẻ vui vẻ, thoải mái, hay nói cười.
Mặt hành vi: trẻ thích chơi với những đồ chơi có liên quan tới toán học hoặc thích trả lời những câu hỏi có liên quan đến toán học.
Cả 3 tiêu chí trên tạo lên hứng thú toán học cho trẻ mầm non. Theo chúng tôi cả 3 tiêu chí này có vai trò quan trọng như nhau vì với trẻ mầm non các biểu tượng toán mới chỉ là những khái niệm sơ đẳng, ban đầu, những khái niệm này trẻ còn được học nhiều ở các lớp trên, xúc cảm, tình cảm, hành vi của trẻ là những tố chất mà trẻ đang hình thành nhiều ở lứa tuổi mẫu giáo, nó là nền móng cho những xúc cảm, tình cảm dương tính với toán học sau này. Do đó nếu học sinh nào tổ chức trò chơi toán học mà tạo cho trẻ hứng thú toán học cao là học sinh đó tổ chức tốt trò chơi toán học.
Mỗi học sinh tổ chức một trò chơi toán học đều được giáo viên hướng dẫn thực tập hoặc giáo viên sư phạm đánh giá cả cô và cháu. Đánh giá cháu ở đây không phải là đánh giá từng cháu một mà là số cháu nắm được các biểu tượng toán học, có xúc cảm, tình cảm dương tính với trò chơi toán học, có hành vi tích cực với trò chơi toán học trong một nhóm học mà học sinh tổ chức trò chơi toán học.
Như vậy phần đánh giá thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh được tổ chức ở dưới trường mầm non vào cuối đợt thực tập tốt nghiệp ở giai đoạn 4.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích của việc nghiên cứu lý luận là tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài như lịch sử nghiên cứu vấn đề, các khái niệm công cụ, lựa chọn, xây dựng phương pháp nghiên cứu và đề ra kế hoạch nghiên cứu thực tiễn. Do đó chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu là chủ yếu.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra viết
*Để điều tra thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh,
chúng tôi dùng các phương pháp sau:
- Để đánh giá thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học ở giai đoạn 4 – giai đoạn hoàn thiện kỹ năng chúng tôi sử dụng phiếu 2 sau khi kết thúc đợt thực tập tốt nghiệp (lần 2) của nhóm đối chứng, vì nhóm thực nghiệm đã được tác động sư phạm.
- Để đánh giá kết quả thực hiện các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh chúng tôi sử dụng phiếu đánh giá hứng thú toán học của trẻ (phiếu 4 –phụ lục).
* Để đánh giá kết quả quá trình thực nghiệm chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Thăm dò ý kiến của giáo viên sư phạm, giáo viên mầm non hướng dẫn thực hành để biết học sinh đi thực tập khó khăn những kỹ năng nào, kỹ năng nào đã thành thục, cần bồi dưỡng các kỹ năng nào, theo quy trình nào (phiếu 1 – phụ lục). Nhờ có phiếu điều tra này mà những vấn đề đưa ra thực nghiệm được chính xác hơn, thực tế hơn.
- Thăm dò ý kiến học sinh về các kỹ năng mà học sinh đã làm tốt và những kỹ năng học sinh làm chưa tốt, những mong muốn của học sinh về các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học để từ đó đề tài sẽ đưa ra các biện pháp thực nghiệm có hiệu quả hơn (phiếu 3 – phụ lục)
Giáo viên hướng dẫn thực tập đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng theo phiếu đánh giá kỹ năng cho từng học sinh ở các đoàn thực tập (phiếu 2 – phụ lục). Mỗi học sinh ở cả nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều được đánh giá 2 lần. Lần 1 trước khi vào thực tập chính thức. Lần 2 là cuối đợt thực tập tốt nghiệp. Trong thời gian thực tập mỗi học sinh ở nhóm đối chứng phải tổ chức ít nhất 1 trò chơi toán học, học sinh ở nhóm thực nghiệm tổ chức ít nhất 2 trò chơi toán học.
Đánh giá kết quả của trẻ bằng phiếu 4 (phụ lục)
2.3.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát cách tổ chức trò chơi toán học của học sinh ở các nhóm mẫu giáo. Trong thời gian học sinh tổ chức trò chơi toán học, người làm thực nghiệm phải chăm chú theo dõi cô và trẻ hành động, không bỏ qua một chi tiết nào. Khi trò chơi kết thúc người thực nghiệm đếm số trẻ nắm được biểu tượng toán trong trò chơi.
Quan sát số trẻ có xúc cảm, tình cảm dương tính với trò chơi toán học (số cháu có nét mặt vui, cười thoải mái trong và sau khi trò chơi kết thúc).
Quan sát các hành vi của trẻ sau khi chơi trò chơi toán học (số trẻ thích chơi và thích trả lời những câu hỏi liên quan đến trò chơi toán học).
Sau khi quan sát xong sẽ đánh dấu vào phiếu điều tra (phiếu 2 và 4)
2.3.2.3. Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn
Trò chuyện phỏng vấn với các học sinh về tâm trạng, khó khăn, thuận lợi khi tổ chức trò chơi toán học.
Trò chuyện, phỏng vấn giáo viên hướng dẫn thực tập và giáo viên hướng dẫn thực hành về thái độ, hứng thú, các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh và của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, về các tình huống sư phạm xảy ra trong quá trình tổ chức trò chơi toán học.
2.3.2.4. Phương pháp thực nghiệm
Trên cơ sở xác định được những hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động trò chơi toán học của học sinh, đề tài chọn ra một số nội dung chính để tổ chức thực nghiệm hình thành kĩ năng tổ chức trò chơi toán học cho học sinh.
2.3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các kết quả được sử lý theo công thức của toán thống kê, được tính bằng phần mềm Exell
* Công thức tính giá trị trung bình
Trong đó - là giá trị trung bình
- là giá trị biến thiên của chuỗi
- n là tổng phần tử của tập hợp
*Công thức tính độ lệch chuẩn
Trong đó: là độ lệch chuẩn
là giá trị trung bình của chuỗi
là giá trị biến thiên của chuỗi
n là tổng phần tử của tập hợp
Để so sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng (trước và sau tác động thực nghiệm), đề tài sẽ sử dụng công thức sau:
Trong đó: - U là hệ số khác biệt giữa lần đo cuối (lần 2) của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
- là chỉ số trung bình của nhóm thực nghiệm ở lần đo 2
- là chỉ số trung bình của nhóm đối chứng ở lần đo 2
- là độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm ở lần đo 2
- là độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng ở lần đo 2
- là số phần tử của nhóm thực nghiệm
- là số phần tử của nhóm đối chứng
Để so sánh mối tương quan giữa điểm kỹ năng của cô và điểm kết quả thể hiện ở trẻ, đề tài sẽ sử dụng hệ số tương quan Spearman (),vì các nhóm đại lượng có nhiều tiêu chí và số phần tử lớn hơn 50.
Công thức được tính như sau:
Trong đó: là hệ số tương quan Spearman
là hiệu giữa các cặp hạng
n là số cặp hạng quan sát được
2.4 Ti
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TLH (10).doc