MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 5
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1. KHÁI LƯỢC NGUỒN GỐC, TINH THẦN MÔN VÕ TAEKWONDO. 5
1.2. ĐẶC ĐIỂM MÔN VÕ TAEKWONDO. 6
1.2.1. Đặc điểm các kỹ thuật đòn chân căn bản trong môn võ Taewondo. 6
1.2.2. Đặc điểm thể lực trong môn võ Taekwondo. 9
1.3. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 17
1.3.1. Khái niệm kỹ thuật thể thao. 17
1.3.2. Khái niệm bài tập thể chất. 18
1.3.3. Khái niệm về hệ thống (bài tập). 19
1.3.4. Khái niệm bài tập bổ trợ chuyên môn (BTBT chuyên môn). 20
1.4. NHIỆM VỤ VÀ VAI TRÒ CỦA BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỘNG TÁC KỸ THUẬT THỂ THAO. 22
1.5. QUI LUẬT HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TRONG HỌC ĐÒN CHÂN TAEKWONDO. 22
1.6. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI HIỆU QUẢ BTBT TRONG DẠY HỌC ĐÒN CHÂN TAEKWONDO. 25
1.6.1. Tính khoa học, hợp lý của nội dung các bài tập. 25
1.6.2. Năng lực tổ chức điều hành thực hiện các BTBT của người thầy. 28
1.6.3. Sự sắp xếp trình tự các bài tập hợp lý. 29
1.6.4. Phương tiện, dụng cụ sử dụng trong BTBT dạy kỹ thuật đòn chân môn Taekwondo. 30
CHƯƠNG 2 32
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 32
2.1. Phương pháp nghiên cứu. 32
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: 32
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn: 32
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm: 32
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm: 33
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: 35
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê : 36
2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU: 36
2.2.1. Kế hoạch nghiên cứu: 36
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân. 37
2.2.3. Phạm vi nghiên cứu: 37
CHƯƠNG 3 39
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TDTT ĐÀ NẴNG. 39
3.1. Thực trạng chương trình môn học Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng. 39
3.2. So sánh thực trạng sử dụng BTBT chuyên môn trong giảng dạy các KT đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng và một số trung tâm khác. 42
3.4. Thực trạng trình độ thực hiện KT đòn chân của Sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng. 45
CHƯƠNG 4 47
LỰA CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG. 47
4.1. Xác định các căn cứ để lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng. 47
4.2. Lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn ứng dụng trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng. 49
4.3.1. Lựa chọn các Test đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân Taekwondo. 54
Đá vòng cầu chân trước vào đích 10s (lần). 55
Thực hiện bài kỹ thuật căn bản bằng chân với 8 lượt đi về (Điểm). 55
4.3.2. Xác định độ tin cậy của các Test đã lựa chọn. 56
4.3.3. Xác định tính thông báo của các Test đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân Taekwondo. 57
4.4. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn đã lựa chọn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng. 59
4.4.1. Xây dựng chương trình thực nghiệm. 59
4.4.2. Tổ chức thực nghiệm. 60
4.4.3. Hiệu quả thực nghiệm sư phạm. 61
4.4.3.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm. 61
4.4.3.2. Kết quả kiểm tra sau 8 tuần thực nghiệm. 62
4.4.3.3. Kết quả kiểm tra sau 4 tháng thực nghiệm. 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
* Kết luận. 65
* Kiến nghị 68
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6017 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu taekwondo (hệ cao đẳng) trường Đại học - Thể dục thể thao Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
băng hình kỹ thuật để làm cho người học sơ bộ hiểu và hình thành được biểu tượng động tác đúng.
Taekwondo là môn thi đấu đối kháng trực tiếp, do đó các kỹ thuật đòn chân phải được thực hiện với một sức mạnh bột phát và tốc độ tối đa cho nên người giáo viên cần nhác nhở người học trong quá trình tập luyện cần tránh những chấn thương có thể xảy ra.
- Giai đoạn hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật động tác.
Ở giai đoạn này, người học tiến hành sửa chữa những sai sót và nắm vững động tác chính xác, nâng cao tính nhịp điệu và chất lượng động tác. Thông qua tập luyện lặp lại nhiều lần, làm cho động tác nhịp nhàng và bớt được những động tác thừa, không bị cứng trong khi thực hiện động tác. Qua việc tập luyện thì ở giai đoạn này làm cho mối liên hệ tạm thời của các phản xạ có điều kiện trên võ đại não sẽ được chuyển dần từ giai đoạn lan tỏa sang giai đoạn ức chế phân biệt. Nắm vững đặc điểm của giai đoạn này người giáo viên cần phát hiện và xác định nguyên nhân của những sai sót đồng thời tiến hành sửa chữa sai sót đó. Để nhanh chóng nâng cao trình độ kỹ thuật động tác cho người học, giáo viên cần dùng phương pháp so sánh đối chiếu và phân tích tổng hợp để giúp người học nhận rõ được động tác đúng sai và các chi tiết của động tác, làm cho ức chế phân biệt phát triển thêm một bước giúp động tác ngày càng có độ chính xác cao hơn.
- Giai đoạn củng cố và tự động hóa động tác.
Sau khi người tập đã hình thành sơ bộ kỹ thuật (vẫn còn những sai sót nhỏ) thì chuyển sang giai đoạn củng cố và tự động hóa động tác.
Đặc điểm của giai đoạn này là những kết quả của sự lặp đi lặp lại nhiều lần các động tác kỹ thuật ở giai đoạn trước đó nên động tác đã đạt được trình độ tự động hóa ngày càng cao hơn. Người học có thể vận dụng một cách hợp lý hơn, các giai đoạn của động tác được chuyển tiếp trơn tru, không bị giật cục, khả năng vận dụng lực của hông được tốt hơn.
Đối với giai đoạn này cần phải tăng cường khối lượng tập luyện và nâng cao kỹ thuật chẳng hạn như các bài tập bổ trợ về thể lực kết hợp với việc tập luyện với đích, tập với người cùng tập ví dụ bài tập rút gối nhanh, bài tập với đích di chuyển…
Trong dạy học kỹ thuật Taekwondo, những người mới tập một kỹ thuật nào đó thông thường đều phải trải qua ba giai đoạn trên. Tuy nhiên những người đã học một kỹ thuật đòn đá nào đó rồi mà học tiếp kỹ thuật đòn khác thì có thể rút ngắn thời gian ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 một cách thích đáng nhờ vào việc tận dụng sự chuyển tót kỹ xảo vận động.
Ba giai đoạn dạy học kỹ thuật nói trên có mối liên hệ khăng khít với nhau. Nó vừa phản ánh quá trình nhận thức kỹ thuật, nắm vững kỹ năng động tác sâu sắc hơn, đồng thời cũng phản ánh quá trình biến đổi và nâng cao chức năng cơ thể của người học.
Do sự khác biệt về nhiều mặt giữa các đối tượng học tập như: Thể chất, trình độ tập luyện ban đầu, động cơ, ý thức tập luyện…cúng như các yếu tố khách quan khác nên đối với từng đối tượng cụ thể thời gian ở 3 giai đoạn này cũng kéo dài ở mức đọ khác nhau, mặt khác thời gian ở 3 giai đoạn này còn quan hệ chặt chẽ với năng lực và kinh nghiệm dạy học của người thầy, nếu người thầy giỏi có kinh nghiệm giảng dạy biết sử dụng hợp lý các phương pháp, tìm ra những điểm mấu chốt trong kỹ thuật, phát hiện kịp thời và xác định nguyên nhân dẫn đến sai lầm, đồng thời sử dụng đúng các giải pháp sửa chữa thì thời gian cần dùng để hoàn thành mỗi giai đoạn sẽ rút ngắn lại. Từ đó mang lại hiệu xuất cao trong việc dạy học kỹ thuật đòn chân.
1.6. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI HIỆU QUẢ BTBT TRONG DẠY HỌC ĐÒN CHÂN TAEKWONDO.
1.6.1. Tính khoa học, hợp lý của nội dung các bài tập.
Tính khoa học hợp lý của các BTBT trong dạy các kỹ thuật đòn chân trước hết ở chỗ các bài tập sử dụng có đảm bảo được các nguyên tắc trong giảng dạy kỹ thuật hay không. Như chúng ta đã biết nguyên tắc giảng dạy là những điều nhận thức được tổng kết, đúc rút ra từ mục đích giáo dục, quá trình dạy học và các qui luật phát triển thể chất của người học, nó phản ánh các qui luật khách quan của quá trình dạy học và cũng là các yêu cầu chỉ đạo cơ bản trong các khâu chuẩn bị nội dung, bài tập, phương pháp phương tiện dạy học. Các nguyên tắc này sẽ chi phối, định hướng cho việc lựa chọn xây dựng và ứng dụng hệ thống bài tập bổ trợ trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân của môn Taekwondo.
Theo quan điểm của các nhà khoa học TDTT trong và ngoài nước như Nguyễn Toán, Nguyễn Văn Trạch (Việt Nam), Lý Văn Tĩnh, Dương Ngọc Cường (Trung Quốc) thì các nguyên tắc trong dạy học các kỹ thuật đòn chân môn Taekwondo được quan tâm gồm: [ ; ].
Nguyên tắc tự giác tích cực.
Nguyên tắc tự giác tích cực là chỉ người thầy trong quá trình giảng dạy cần giáo dục cho sinh viên xác định rõ mục đích hoạc tập đồng thời sử dụng các phương pháp dạy học có thể phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và tự giác tích cực của người học.
Trong quá trình dạy học người thầy đóng vai trò chủ đạo, gợi mở dẫn dắt và dùng các phương pháp như nêu vấn đề, thảo luận, trò chơi, thi đấu…để phát huy tính tự giác tích cực của người trò. Trong dạy học hiện đại lấy người học làm trung tâm thì nguyên tắc này có ý nghĩa to lớn vì tự giác và tích cực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Muốn có được tính tích cực thì phải có sự tự giác và muốn có tính tự giác lại cần làm cho người học ham thích, hứng khởi khi học tập. Do vậy nguyên tắc tự giác tích cực đã chỉ hướng cho việc lụa chọn nội dung, hình thức bài tập sao cho bài tập có tính mới mẻ, hấp dẫn, đa dạng có tính tranh đua và tính vui vẻ. Đặc biệt trong quá trình chuẩn bị bài tập cũng như tổ chức điều hành các bài tập thì người thầy cần xuất phát từ đặc điểm tâm lý lứa tuổi để dùng hình thức tập luyện thích hợp nhằm khích lệ tính tự giác tích cực của người học. Ví dụ có thể dùng hình thức bình xét “nhà vô địch” từng loại động tác kỹ thuật qua các bài tập bổ trợ kỹ thuật.
Trong dạy học Taekwondo người thầy cần kịp thời nêu gương biểu dương các em đã thực hiện có chát lượng các bài tập, mặt khác các bài tập phải đan xen nhau một cách hợp lý không nên kéo dài một bài tập nào đóvới thời gian quá dài (10-15 phút).
Nguyên tắc trực quan.
Nguyên tác trực quan là nguyên tác giảng dạy bằng việc phân tích kỹ thuật thông qua các phương tiện trực quan như tranh ảnh, băng hình hoặc động tác làm mẫu để người học tạo dựng được biểu tượng vận động.
Đối với mỗi bài tập tính trực quan được thể hiện qua các yêu cầu cụ thể chi tiết về góc độ, phương hướng cách dùng lực…để tạo cho người tập một biểu tượng vận động nhất định. Trong thực tế dạy học các kỹ thuật đòn chân nhiều người chỉ đưa ra kỹ thuật (ví dụ đá tống trước) sau đó chỉ đưa số lần thực hiện, đứng tại chỗ đá hay kết hợp với di chuyển, hoặc chỉ nêu yêu cầu một cách chung chung, sơ bộ như thực hiện kỹ thuật nhanh mạnh, đá hết biên độ…vậy còn các yêu cầu về góc độ chaanowr tùng giai đọa, cách dùng lực lúc chuẩn bị, trong quá trình thực hiện và khi kết thúc động tác ra sao, sự phối hợp lực của hông, đùi, khớp gối sao cho có thể phát huy được uy lực của đòn đá. Tư thế của thân người sao cho không làm mất đi khả năng phát lực khi tiếp xúc mục tiêu hay hướng cách thực hiện sao cho đòn đá không bị giật cục…chính những điều này mới là câu trả lời cho những câu hỏi trong đầu của người học.
Nguyên tắc nâng dần.
Đây là nguyên tắc quan trọng trong dạy học TDTT nói chung và môn Taekwondo nói riêng nhằm giúp người học từng bước nắng vững và hoàn thiện kỹ thuật. Nguyên tắc này chỉ sự nâng dần về độ khó của kỹ thuật, nâng dần lượng vận động của bài tập và nâng dần yêu cầu chung trong dạy học.
Nguyên tắc này được quán triệt tốt trong quá trình lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập trong dạy học các kỹ thuật đòn chân, sẽ làm cho các bài tập phát huy được hiệu quả tổng thể của hệ thống bài tập với mức tối ưu.
Nguyên tắc xuất phát từ thực tế (còn gọi là nguyên tắc tính thực tiễn).
Nguyên tắc này là chỗ dựa thực tiễn cho việc xắp xếp nội dung, phương pháp, lượng vận động cách tiến hành các bài tập trong sử dụng các kỹ thuật đòn chân. Hay nói cách khác, việc lựa chọn, xây dựng và sử dụng BTBT trong dạy các kỹ thuật đòn chân cần phải căn cứ vào những vấn đề thực tế của đối tượng như: Tuổi tác, giới tính, thể chất, sân bãi, trang thiết bị, thời tiết…để có được các bài tập tạo ra hiệu quả cao cho người học.
Nguyên tắc củng cố.
Trong dạy học TDTT nói chung và dạy các kỹ thuật đòn chân Taekwondo nói riêng cần phải vận dụng các nguyên tắc này để giúp người học năm chắc củng cố các tri thức và kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học TDTT củng cố và nâng cao phải hết sức quan tâm tập luyện các bài tập hoàn thiện kỹ thuật và phát triển thể lực.Bởi lẽ, mỗi động tác kỹ thuật muốn đạt được trình độ cao hơn thì phải tiến dần đến sự hoàn thiện về kỹ thuật và có được trình độ thể lực tương ứng để có thể đap ứng được yêu cầu thuận lợi cho việc thực hiện kỹ thuật.
1.6.2. Năng lực tổ chức điều hành thực hiện các BTBT của người thầy.
Một bài tập muốn phát huy được hiệu quả tốt đòi hỏi người hướng dẫn thực hiện trước hết phải nắm được mục đích, yêu cầu của bài tập. Sau đó là phải nắm bắt được qui trình thực hiện bài tập để chuẩn bị tốt các phương tiện, dụng cụ thực hiện bài tập.
Trong quá trình thực hiện cần phải vận dụng các biện pháp tâm lý để điều khiển họ tập trung chú ý và tập luyện trong trạng thái tâm lý thích hợp vơi yêu cầu của bài tập. Một yêu cầu nữa là đòi hỏi người dạy phả nắm vững lượng vận động như: Khối lượng, cường độ và quãng nghỉ… để tạo ra những kích thích vừa đủ cho người học có thể nắm bắt và củng cố kỹ thuật.
Ngoài ra trong quá trình tổ chức điều hành tập luyện người thầy cần quan sát, phát hiện kịp thời những sai sót kỹ thuật, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để sửa chữa động tác, tránh sai sót đó trở thành thói quen (có tật).
Tóm lại năng lực tổ chức điều hành là một trong những năng lực sư phạm quan trọng và chủ yếu nhất của người giáo viên TDTT. Năng lực này sẽ giúp nâng cao hiệu quả các bài tập nói riêng và chất lượng dạy học nói chung.
Trong quá trình dạy kỹ thuật đòn chân môn Taekwondo năng lực tổ chức điều hành tốt quá trình thực hiện bài tập sẽ tránh được những chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra. Taekwondo là môn thi đấu đối kháng trực tiếp do đó các BTBT chuyên môn thường gắn với yếu tố thi đấu nên người hướng dẫn cần chú ý quan sát, nhắc nhở, ngăn ngừa trước các sự cố có thể sảy ra như va chạm lẫn nhau hay sử dụng các phương tiện dụng cụ sử dụng trong BTBT không đúng cách xảy ra chấn thương cho người học. Một khi để xảy ra các sự cố sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy học nói chung và chất lượng thực hiện các BTBT nói riêng.
1.6.3. Sự sắp xếp trình tự các bài tập hợp lý.
Các nhà khoa học TDTT trong và ngoài nước như Nôvicốp, Mátvêép(Nga), Nhíp Lâm Hổ, Ngô Trí Triệu (Trung Quốc), Nguyễn Toán (Việt Nam) đều cho rằng: “Mỗi bài tập đề có mục đích dể giải quyết một nhiệm vụ giảng dạy hoặc huấn luyện náo đó. Bởi vậy phải dựa vào nhiệm vụ giảng dạy và huấn luyện để sắp xếp và sử dụng bài tập hợp lý, sao cho bài tập trước có thể tạo tiền đề và hỗ trợ cho bài tập sau, bài tập sau bổ trợ củng cố và phát huy hiệu quả của bài tập trước để chúng có thể tạo ra hiệu ứng tổng thể là giúp người học nắm vững và nâng cao kỹ thuật, nâng cao thành tích thể thao” [16], [24], [48],[51].
Trong quá trình sắp xếp các bài tập cần phải tuân thủ các nguyên tắc dạy học, đặc biệt cần coi trọng nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc nâng dần, nguyên tắc đối xử cá biệt …để tạo ra mối liên kết và sự nhất trí cao giữa các bài tập trong một buổi tập.
Việc sắp xếp các bài tập trong học tập mỗi kỹ thuật thậm chí trong mỗi giáo án phải giống như việc kê đơn thuốc của bác sĩ. Nghĩa là phải căn cứ vào thực tế đặc điểm của đối tượng, nhiệm vụ học tập, thời gian, điều kiện sân bãi…để lựa chọn bài tập có tính năng động có thể giải quyết được nhiệm vụ giảng dạy. Đồng thời đưa ra các khối lượng và hình thức tập luyệnhợp lý có thể tạo ra được hiệu quả tốt cho từng loại bài tập. Từ đó nâng cao được hiệu ứng tổng thể các bài tập, giúp người dạy hoàn thành được nhiệm vụ giảng dạy và giúp học sinh nâng cao kỹ thuật cúng như thành tích học tập.
1.6.4. Phương tiện, dụng cụ sử dụng trong BTBT dạy kỹ thuật đòn chân môn Taekwondo.
Ở các nước có phong trào tập luyện và thi đấu Taekwondo phát triển mạnh trong những năm gần đây đã rất coi trọng sử dụng các phương tiện dụng cụ chuyên dụng sử dụng trong huấn luyện các kỹ thuật đòn chân như kính áp tường, ghế tập dẻo và sức mạnh hông, thang gióng bổ trợ dẻo khớp gối, khớp háng, lampơ, bao đá, dây thun, ghế tạ bổ trợ sức bật, áo giáp dụng cụ bảo hộ tay chân… Từ đó đã làm phong ohus các loại hình BTBT và nâng cao hiệu quả của bài tập cũng như giảm bớt tâm lý, sự chấn thương của người tập. Vậy thì, vì sao các phương tiện lại được coi trọng như vậy? Như chúng ta đã biết, muốn nắm chắc và thực hiện chuẩn xác các kỹ thuật thì ở giai đoạn nắm sơ bộ động tác cần có các phương tiện trực quan như gươi áp tường, băng hình, hay muốn thực hiện hết biên độ của động tác thì cần phải có độ dẻo tương ứng ở khớp gối, háng và hông vì vậy phải sử dụng dụng cụ bổ trợ là thang gióng hay các dụng cụ bổ trợ để hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật như lampơ, bao đá giúp người học xác định được cự ly, thời điểm ra đòn giúp phát triển khả năng phản ứng, phát triển sức mạnh bột phát cúng như việc thích ứng với các điều kiện ra đòn khác nhau (đá đích di động, phản ứng với tiếng còi đá đích, kết hợp với các bước di chuyển đá đích, đá với dụng cụ bổ trợ và dây thun, tạ chân …) các dụng cụ bảo hộ cẳng tay, ống đồng, hạ bộ, áo giáp …giúp khắc phục tâm lý sợ chấn thương khi tập luyện với người cùng tập đồng thời ngăn ngừa được chấn thương. Các phương tiện sử dụng trong BTBT phong phú góp phần làm cho BTBT thêm đa dạng do vậy người giảng dạy cần lựa chọn, sử dụng các phương tiện, dụng cụ bổ trợ khác nhau phù hợp với đối tượng, nhiệm vụ huấn luyện để từ đó phát huy dược hiệu quả của các BTBT.
Từ những vấn đề được trình bày ở phần trên cho phép chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Kỹ thuật đòn chân vừa là phương tiện chuyên môn cơ bản vừa là đặc trưng tiêu biểu của môn võ Taekwondo. Chính vì thế quá trình học tập để nắm vững một cách sâu xắc và thực hiện chuẩn xác, đẹp các kỹ thuật đòn chân là vấn đề mang tính nền tảng.
- Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật đòn chân môn Taekwondo thì chúng ta cần phải nắm vững và vận dụng đúng những vấn đề về: Yếu lĩnh động tác của từng kỹ thuật đòn chân, hiểu được thế nào là BTBT chuyên môn và cách xây dựng thành hệ thống; Nhiệm vụ, vai trò và các yếu tố chi phối hiệu quả của BTBT chuyên môn đối với quá trình học tập kỹ thuật đòn chân; Nắm vững và vận dụng đúng các nguyên tắc, qui luật hình thành kỹ năng vận động, đồng thời sử dụng hợp lý, đa dạng các phương tiện, dụng cụ sử dụng trong BTBT chuyên môn khi dạy các kỹ thuật đòn chân.
Tất cả những phần tổng quan trên là cơ sở để chúng tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu, để tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:
Đây là phương pháp rất quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu. Nhằm thu thập thông tin của các tài liệu khoa học, chuyên môn có liên quan đến đề tài, từ đó giúp người nghiên cứu có được cái nhìn tổng thể, toàn diện vấn đề nghiên cứu đồng thời là chỗ dựa để xây dựng cơ sở lý luận của để tài. Trong qua trinh nghiên cứu đề tài đã sử dụng ……………….(Trong nước…..)
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn:
Đề tài sử dụng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp.
Phương pháp phỏng vấn gián tiếp dùng phiếu hỏi để phỏng vấn khoảng 40 người gồm: Các giảng viên dạy môn Taekwondo ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Trường Đại học TDTT – Đà Nẵng, các chuyên gia và huấn luyện viên ở các Tỉnh – Thành, các trung tâm huấn luyện có phong trào Taekwondo phát triển, các Sinh viên chuyên sâu Taekwondo để thu thập các thông tin về thực trạng sử dụng BTBT trong dạy kỹ thuật đòn chân, cơ sở lựa chọn và xây dựng hệ thống BTBT chuyên môn. Đồng thời có được các ý kiến đánh giá của họ về hệ thống BTBT chuyên môn trong giảng dạy các KT đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo Trường Đại học TDTT – Đà Nẵng.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhằm tìm hiểu thêm và sâu sắc hơn những vấn đề mà phiếu hỏi chưa đáp ứng được.
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm:
Đề tài trực tiếp quan sát quá trình huấn luyện, tập luyện các lớp, các câu lạc bộ và trung tâm huấn luyện môn võ Taekwondo. Qua đó thu thập được các BTBT chuyên môn trong giảng dạy, huấn luyện các KT đòn chân cho võ sinh Taekwondo thuộc nhiều đối tượng khác nhau.
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Đề tài sử dụng phương pháp này để kiểm tra kết quả thực nghiệm sư phạm. Chúng tôi đã lựa chọn và sử dụng các test thường dùng để đánh giá trình độ tập luyện kỹ thuật đòn chân của VĐV Taekwondo:
- Test 1: Đá vòng cầu chân trước vào đích 10s (lần).
- Mục đích: Đánh giá tốc độ thực hiện động tác và độ chính xác của kỹ thuật đòn chân..
- Phương tiện: Thảm tập, đích (lampơ), còi, đồng hồ bấm giây.
- Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế chuẩn bị thi đấu, khi nghe tiếng còi thì lập tức thực hiện kỹ thuật với tốc độ nhanh nhất.
- Đánh giá: Tính số lần thực hiện chính xác, mạnh vào đích.
- Test 2: Đá lướt vòng cầu chân trước 2 mục tiêu cách nhau 3,4m , cao 1.2m trong 20” (lần).
- Mục đích: Đánh giá sức mạnh tốc độ, độ chuẩn xác và biên độ động tác của kỹ thuật đòn chân.
- Phương tiện: Thảm tập ,lampơ, đồng hồ bấm giây, còi, thước đo.
- Cách thực hiện: Người thực hiện đứng giữa 2 đích cố định cách nhau 3,4m, cao 1,2m. Khi nghe tiếng còi thì lần lược thực hiện đòn đá lướt vòng cầu chân trước vào 2 đích với tốc độ tối đa.
- Đánh giá: Tính số lần thực hiện chuẩn xác, mạnh vào đích.
- Test 3: Đá tống trước 2 chân vào đích trong 10” (lần).
- Mục đích: Đánh giá sức mạnh tốc độ, sự chuẩn xác và khả năng phối hợp của 2 chân.
- Phương tiện: Lambơ, thảm tập, đồng hồ bấm giây, còi.
- Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế tấn thi đấu, khi nghe tiếng còi thì lập tức thực hiện đòn đá tống trước liên tục bằng 2 chân trong 10 giây.
- Đánh giá: Tính số lần thực hiện chính xác, mạnh vào đích.
- Test 4: Đá lướt ngang vào 2 đích cách nhau 3,4m trong 20 giây (lần).
- Mục đích: Đánh giá sức mạnh tốc độ, sự chuẩn xác và biên độ thực hiện động tác.
- Phương tiện: Thảm tập, lampơ, còi, thước đo,đồng hồ bấm giây .
- Cách thực hiện: Người thực hiện đứng giữa 2 đích cố định cách nhau 3,4m, cao 1,2m. Khi nghe tiếng còi thì lần lược thực hiện đòn đá lướt vòng cầu chân trước vào 2 đích với tốc độ tối đa
- Đánh giá: Tính số lần thực hiện chuẩn xác, mạnh vào đích.
- Test 5: Đá tống sau vào đích 10 giây (Lần).
- Mục đích: Đánh giá tốc độ, độ dẻo, sức mạnh, khả năng thăng bằng, độ chính xác của kỹ thuật.
- Phương tiện: Lampơ, thảm tập, đồng hồ bấm giây, còi.
- Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tấn chuẩn bị, khi có hiệu lệnh còi thì thực hiện đòn đá tống sau bằng 2 chân liên tục và đích.
- Đánh giá: Tính số lần thực hiện chuẩn xác, mạnh vào đích.
- Test 6: Thực hiện bài kỹ thuật căn bản bằng chân với 8 lượt đi về (Điểm).
- Mục đích: Đánh giá độ ổn định của các kỹ thuật, sự chính xác, sức mạnh, tốc độ, khả năng thăng bằng, biên độ động tác, độ dừng và tính thẩm mỹ của đòn đá.
- Phương tiện: Thảm tập, các phương tiện phục vụ việc chấm điểm.
- Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế chuẩn bị, khi nghe khẩu lệnh Sijac thì thực hiện các đòn đá theo thứ tự : 2 lượt đòn đá tống trước, 2 lượt đòn đá tống ngang, 2 lượt đòn đá vòng cầu và 2 lượt đòn đá tống sau (2 nhịp/lượt) và kết thúc với khẩu lệnh Barô.
- Đánh giá: Do các giáo viên Taekwondo của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đánh giá bằng thang điểm 10.
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Sau khi đã lựa chọn được hệ thống BTBT chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả các kỹ thuật đòn chân môn Taekwondo, đề tài đã sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khoa học,tính thực tiễn và hiệu quả của Hệ thống BTBT chuyên môn đã được lựa chọn và xây dựng. Quá trình thực nghiệm được tiến hành trên 20 nam sinh viên chuyên sâu Taekwondo Trường Đại học TDTT Đà Nẵng, ở 2 khoá Cao đẳng 09 và Cao đẳng 10, được chia làm 2 nhóm một cách ngẩu nhiên, nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự tương đồng về điều kiện và trình độ trình độ tập luyện ban đầu:
- Nhóm thực nghiệm (A) gồm 10 Sinh viên nam: 5 SV Cao đẳng 9 và 5 SV Cao đẳng 10.
- Nhóm đối chứng (B) gồm 10 Sinh viên nam: 5 SV Cao đẳng 9 và 5 SV Cao đẳng 10.
Nhóm thực nghiệm tập luyện theo các bài tập đã được đề tài lựa chọn và xây dựng thành hệ thống. Nhóm đối chứng tập theo các bài tập vẫn thường được giáo viên của Bộ môn sử dụng.
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê :
Các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu sẽ được xử lý bằng phương pháp toán học thống kê.
Các tham số đặc trưng chúng tôi sử dụng là:
+ Số trung bình cộng:
Trong đó:
+ Phương sai: (n < 30 )
+ So sánh 2 số trung bình quan sát: (n < 30 )
+ Tính hệ số tương quan:
+ Nhịp Tăng trưởng (Brondy):
2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU:
2.2.1. Kế hoạch nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành từ tháng 09/2007 đến tháng 08/2010 được chia thành 4 giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1: Từ tháng 09/2007 đến tháng 11/ 2007.
- Xác định hướng nghiên cứu, tên đề tài.
- Xây dựng và bảo vệ đề cương.
- Chuẩn bị phương tiện và địa điểm nghiên cứu.
* Giai đoạn 2: Từ tháng 12/2007 đến tháng 08/2008.
Giải quyết mục tiêu 1 của đề tài:
- Thực trạng về chương trình môn học và kết quả học tập các KT đòn chân của SV chuyên sâu Taekwondo Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng.
- Thống kê các BTBT chuyên môn trong giảng dạy các KT đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng.
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu mục tiêu 1.
* Giai đoạn 3: Từ tháng 09/2008 đến tháng 08/2010.
Giải quyết mục tiêu 2 của đề tài:
Xác định các căn cứ lựa chọn hệ thống BTBT chuyên môn.
Xây dựng và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm hiệu quả hệ thống BTBT chuyên môn đã lựa chọn trong giảng dạy các KT đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng.
- Viết một bài báo.
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu mục tiêu 2.
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân.
2.2.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Khách thể:
Nam SV chuyên sâu Taekwondo Trường Đại học TDTT - Đà Nẵng gồm: 10 SV Cao đẳng 09 và 10 SV Cao đẳng 10.
- Quy mô:
n = 20 Nam sinh viên
- Thời gian:
Đề tài nghiên cứu trong 3 năm, từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 8 năm 2010.
- Không gian:
* Trường Đại học TDTT - Đà Nẵng.
* Trường Đại học TDTT - Bắc Ninh.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TDTT ĐÀ NẴNG.
Để giải quyết mục tiêu trên, đề tài tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau:
- Điều tra thực trạng chương trình môn học Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
- Đánh giá thực trạng sử dụng BTBT chuyên môn trong giảng dạy các KT đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng.
- Lựa chọn các test đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân của sinh viên chuyên sâu Taekwondo(Hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng.
- Đánh giá thực trạng trình độ thực hiện KT đòn chân của SV chuyên sâu Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng.
3.1. Thực trạng chương trình môn học Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng.
Mục tiêu của môn học là góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật TDTT phát triển hài hoà. Không những có thể chất cường tráng mà còn phải là người giỏi về kiến thức chuyên môn, đáp ứng khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động sản xuất của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. khi ra trường, sinh viên sẽ nắm vững cơ sở lý luận, khả năng thực hành phương pháp giảng dạy, huấn luyện, tổ chức thi đấu, trọng tài và khả năng xây dựng, quản lý câu lạc bộ. Biết xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, huấn luyện viên, hướng dẫn viên cấp cơ sở và có khả năng vận động quần chúng tham gia tập luyện.
Nắm vững và thực hiện tốt toàn bộ hệ thống kỹ thuật trong nội dung trình độ huyền đai nhị đẳng, nắm và vận dụng các nguyên lý, nguyên tắc, cơ sở lý luận dạy học, các phương pháp lên lớp hiện đại của môn thể thao chuyên ngành.
Chương trình môn học Taekwondo hệ Cao đẳng được quy định với tổng thời gian là 405 tiết (27 Đơn vị học trình), phân bổ trong 6 kỳ tương đương với 6 học phần chia đều trong 3 năm, chương trình được xây dựng và chỉnh sửa hằng năm để phù hợp với yêu cầu xã hội, được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Bảng phân phối chương trình môn học Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng.
Năm học
Học phần
Số ĐVHT
Thời gian
Tổng số giờ
Lý thuyết
Thực hành
Thảo luận (Xêmina)
Phương pháp
Kiểm tra
I
1
4
60
04
52
0
0
4
2
5
75
06
63
2
0
4
II
3
5
75
06
57
2
6
4
4
5
75
06
59
2
4
4
III
5
5
75
06
59
2
4
4
6
3
45
04
31
2
4
4
Tổng
27
405
32
321
10
18
24
Tỷ lệ %
100%
7.9%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo ( hệ cao đẳng) trường .doc