Luận văn Nghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ năng lãnh đạo, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam

LỜI CÁM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1

1.2.1 Nghiên cứu liên quan đến kỹ năng lãnh đạo 1

1.2.2 Nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 2

1.2.3 Mối quan hệ giữa lãnh đạo và hiệu quả lãnh đạo, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 2

1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và xác định khoảng trống nghiên cứu 3

1.4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

1.5 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.7 Phương pháp nghiên cứu 4

1.8 Kết cấu của luận án 4

Tiểu kết chương 1 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5

2.1 Cơ sở lý thuyết về kỹ năng lãnh đạo 5

2.1.1 Khái niệm về lãnh đạo và nhà lãnh đạo 5

2.1.2 Khái niệm kỹ năng lãnh đạo 5

2.1.3 Các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp 5

2.1.4 Các yếu tố cấu thành kỹ năng lãnh đạo 5

2.2 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 6

2.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 6

2.2.2 Hệ thống đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 7

2.2.3 Một số đặc trưng của hệ thống đo lường hiệu quả kinh doanh 7

2.2.4 Một số yêu cầu đối với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 7

 

docx43 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ năng lãnh đạo, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam Giả thuyết H3: Kỹ năng kinh doanh có ảnh hưởng và ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của các DN dệt may Việt Nam Giả thuyết H4: Kỹ năng chiến lược có ảnh hưởng và ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quảkinh doanh của các DN Dệt may Việt Nam. Tiểu kết chương 2 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện khảo sát chính thức Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu Đánh giá kết quả, điều chỉnh thang đo, thiết kế bảng câu hỏi chính thức Phỏng vấn Xây dựng và mã hóathang đo Kiểm tra và hoàn thiện dữ liệu, kiểm định thang đo, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu Giai đoạn 1 Viết báo cáo Giai đoạn 2: Nghiên cứu định tính Giai đoạn 3: Nghiên cứu định lượng và viết báo cáo Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu (Nguồn: đề xuất của tác giả) Luậnánnày được thực hiện theo quy trình nghiên cứu, bao gồm 3 giai đoạn và các bước chi tiết như sau: 3.2 Giai đoạn 1 – Xây dựng và mã hóa thang đo 3.2.1 Thang đo kỹ năng lãnh đạo và mã hóa thang đo Luận án sử dụng thang đo của Mumford, Campion và Morgeson (2007)để đo lường kỹ năng nhận thức, kỹ năng con người, kỹ năng kinh doanh và kỹ năng chiến lược. 3.2.2 Thang đo hiệu quả kinh doanh và mã hóa thang đo Luận án sử dụng thang đo 4 khía cạnh của Kaplan để đo lường hiệu quả KD 3.3 Nghiên cứu định tính 3.3.1 Phỏng vấn Chuẩn bị phỏng vấn:dựa trên thang đo đề xuất, tác giả chuẩn bị nội dung phù hợp. Đối tượng phỏng vấn: nhà lãnh đạo các cấp đang làm việc tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Kích thước mẫu:Isaac và Michael (1981) và Hill (1998) đề xuất kích thước mẫu trong nghiên cứu sơ bộ dao động từ 10 đến 30 quan sát, Van Belle (2002) và Julious (2005) đề xuất kích thước mẫu tối thiểu là 12. Cách thức thực hiện: trực tiếp và qua điện thoại 3.3.2 Đánh giá kết quả, điều chỉnh thang đo, thiết kế bảng câu hỏi chính thức Kết quả trao đổi với 30 nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cho thấy: Về kỹ năng lãnh đạo,hầu hết đối tượng được phỏng vấn đều cho rằng các kỹ năng đề cập trong thang đo là những kỹ năng rất cần thiết đối với nhà lãnh đạo, và các kỹ năng này có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo đều cho rằng các chỉ tiêu trên là cần thiết, và bổ sung chỉ tiêu “thời gian thực hiện đơn hàng (tiến độ thực hiện công việc)”để đánh giá hiệu quả về khía cạnh quy trình nội bộ của doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả phỏng vấn, tác giả tiến hành điều chỉnh thang đo và thiết kế bảng câu hỏi chính thức. Chi tiết phiếu khảo sát xem phụ lục 2 đính kèm. 3.4Nghiên cứu định lượng và viết báo cáo 3.4.1 Thực hiện khảo sát chính thức Kích thước mẫu: 476 quan sát Thu thập dữ liệu và thực hiện khảo sát:Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát trực tuyến, khảo sát trực tiếpvà khảo sát gián tiếp bằng phiếu khảo sát. Phân tích dữ liệu chính thức: IBM SPSS Statistics 20 và AMOS 20. 3.4.2 Kiểm tra và hoàn thiện dữ liệu, kiểm định thang đo, kiểm định mô hình, giả thuyết nghiên cứu và viết báo cáo. 3.4.2.1 Kiểm tra và hoàn thiện dữ liệu Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được kiểm tra và loại bỏ các quan sát không hợp lệ, hoàn thiện dữ liệu và tiến hành các bước kiểm định tiếp theo. 3.4.2.2 Kiểm định thang đo Luận án sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, và phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmation Factor Analysis). 3.4.2.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Luận án sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định mô hình nghiên cứu.Ngoài ra, luận án còn sử dụng kiểm định ước lượng mô hình bằng boostrap. Tiểu kết chương 3 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam Chỉ số sản xuất công nghiệp và xuất khẩu Chỉ số sản xuất công nghiệp cho thấy sản xuất công nghiệp ngành dệt và may đều tăng qua các năm. Chỉ số tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may cho thấy, ngành dệt may chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường và sản phẩm chủ yếu Xét về thị trường, bên cạnh thị trường nội địa được bán ở các chợ, cửa hàng bán lẻ, siêu thị và trung tâm thương mại (chiếm khoảng 14%), sản phẩm dệt may của Việt Nam phần lớn (khoảng 86%) được xuất khẩu tới hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới (Lê Hồng Thuận, 2017). Trong đó, các thị trường chính là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, và một số quốc gia khác như: ASEAN, Canada, Trung Quốc, Đài Loan. Đây vốn nổi tiếng là những thị trường rất khó tính, sản phẩm không những đạt những yêu cầu về chất lượng mà còn phải rẻ và đẹp.Ngoài ra, những thị trường này cũng đỏi hỏi rất cao trong việc kiểm soát sản phẩm và tiêu chuẩn đối với sản phẩm. Phương thức sản xuất chủ yếu Ngành dệt may Việt Nam sản xuất theo phương thức CMT (phương thức sản xuất mang lại giá trị gia tăng thấp nhất) là chủ yếu, chiếm khoảng 65% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, khoảng 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu được sản xuất theo phương thức FOB, và chỉ 5% giá trị còn lại là sản xuất theo các phương thức khác. Lao động trong ngành dệt may Lao động là một trong những nhân tố chính quyết định đến sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam. Số lượng lao động trong ngành khoảng 1,6 triệu, chiếm hơn 12% lao động khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động cả nước. Năng suất lao động trung bình trong ngành tại Việt Nam được đánh giá thấp hơn so với các quốc gia khác như: Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan. Số lượng và quy mô doanh nghiệp trong ngành dệt may Theo số liệu thống kê của Bùi Văn Tốt (2014), tại Việt Nam có khoảng 6.000 công ty dệt may, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn. Xét theo hình thức sở hữu thì khoảng 84% doanh nghiệp dệt may là tư nhân; 15% là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khoảng 1% là doanh nghiệp nhà nước. Xét theo lĩnh vực hoạt động, thì hiện có khoảng 70% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may, 17% lĩnh vực dệt/ đan, 6% lĩnh vực sợi, 4% lĩnh vực nhuộm và khoảng 3% công nghiệp phụ trợ. Xét về địa lý, thì miền bắc chiếm khoảng 30%, miền trung và cao nguyên chiếm 8%, miền nam chiếm khoảng 62%. Một số chỉ tiêu tài chính của một số doanh nghiệp dệt may tiêu biểu Bảng 4.1: một số chỉ tiêu tài chính của một số doanh nghiệp dệt may tiêu biểu Chỉ tiêu Tập đoàn dệt may VN Tổng công ty dệt may Phong Phú Tổng công ty may Nhà Bè 2016 2017 2018 2016 2017 2018 2016 2017 2018 Doanh thu 15.462 17.447 19.101 3.238 3.021 3.499 4.215 4.217 4.897 Tăng trưởng doanh thu 2,0% 12,8% 9,5% -16,6% - 6,7% 15,8% - 4,6% 0,1% 16,1% Lợi nhuận 579 685 703 272 187 218 53 58 68 Tăng trưởng lợi nhuận 8,8% 18,3% 2,6% 28,8% -31,3% 16,6% -53,9% 9,4% 17,2% ROA 1,64% 1,85% 2,00% 6,19% 3,54% 4,23% 1,92% 1,81% 1,82% ROE 4,28% 4,93% 5,49% 18,41% 11,39% 13,66% 12,59% 13,35% 14,31% (Nguồn: tác giả tổng hợp từ các báo cáo tài chính của các công ty) 4.2 Thống kê mô tả mẫu Số mẫu được phân tích chính thức là 476 quan sát. Sau đây là thống kê mẫu: Bảng 4.2: thống kê mô tả mẫu Chỉ tiêu Số quan sát Phần trăm Giới tính Nam 270 56,72% Nữ 206 43,28% Độ tuổi Dưới 30 101 21,22% Từ 30 đến dưới 40 tuổi 150 31,51% Từ 40 đến dưới 50 152 31,93% Từ 50 tuổi trở lên 73 15,34% Cấp bậc lãnh đạo Cấp cơ sở 165 34,66% Cấp trung 236 49,58% Cấp cao 75 15,76% Kinh nghiệm Dưới 5 năm 166 34,87% Từ 5 đến dưới 10 năm 192 40,34% Từ 10 năm trở lên 118 24,79% Loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH 303 63,66% Công ty Cổ phần 173 36,34% Quy mô Nhỏ 56 11,76% Vừa 107 22,48% Lớn 313 65,76% Vùng miền Miền Nam 369 77,52% Miền Trung 36 7,56% Miền Bắc 71 14,92% (Nguồn: Kết quả thống kê từ SPSS) 4.3Kiểm định thang đo 4.3.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo kỹ năng lãnh đạo đạt yêu cầu sau khi loại biến Cog3, và thang đo hiệu quả kinh doanh đạt yêu cầu. 4.3.2 Kiểm định EFA Kết quả phân tích EFA riêng cho thấy các thang đo kỹ năng lãnh đạo và thang hiệu quả kinh doanh đạt yêu cầu và có thể chuyển sang bước kiểm định tiếp theo. Kết quả phân tích EFA chung cho thấy các thang đo kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đạt yêu cầu về độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, do đó đủ điều kiện chuyển sang bước kiểm định CFA tiếp theo. 4.3.3Kiểm định CFA Các kết quả kiểm định CFA riêng cho thấy thang đo kỹ năng lãnh đạo và thang đo hiệu quả kinh doanh đạt yêu cầu, phù hợp với dữ liệu thị trường. Kết quả kiểm định CFA chunghai thang đo kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cho thấy cả hai thang đo đạt yêu cầu. Hình 4.1: mô hình phân tích CFA tổng thể 2 thang đo (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận án) 4.4Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Kết quả kiểm định trên cho thấy kỹ năng của nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể đo lường qua 4 nhóm kỹ năng chính: kỹ năng nhận thức, kỹ năng làm việc với con người, kỹ năng kinh doanh và kỹ năng chiến lược. Chi tiết về tự đánh giá của nhà lãnh đạo về tầm quan trọng của các kỹ năng và mức độ thực hiện các kỹ năng trên như sau: Bảng 4.3: kết quả đánh giá về tầm quan trọng và mức độ thực hiện Kí hiệu Kỹ năng Điểm đánh giá trung bình Tầm quan trọng Mức độ thực hiện Cog Kỹ năng nhận thức 4,06 3,77 Cog1 Kỹ năng nói 4,31 3,74 Cog2 Kỹ năng lắng nghe 4,30 3,75 Cog4 Kỹ năng viết 3,68 3,74 Cog5 Kỹ năng đọc hiểu 3,89 3,82 Cog 6 Kỹ năng học tập chủ động 3,78 3,80 Cog7 Kỹ năng tư duy phê phán 4,37 3,76 Per Kỹ năng làm việc với con người 4,55 3,75 Per1 Kỹ năng nhận thức xã hội 4,46 3,76 Per2 Kỹ năng phối hợp 4,56 3,71 Per3 Kỹ năng thương lượng 4,59 3,82 Per4 Kỹ năng thuyết phục 4,59 3,72 Bus Kỹ năng kinh doanh 4,39 3,73 Bus1 Phân tích hoạt động doanh nghiệp 4,67 3,72 Bus2 Động viên nhân viên 4,61 3,78 Bus3 Hướng dẫn nhân viên 4,34 3,74 Bus4 Phát triển nhân viên 4,29 3,66 Bus5 Quản lý tài chính 4,28 3,71 Bus6 Quản lý nguồn lực hữu hình 4,14 3,74 Str Kỹ năng chiến lược 4,49 3,80 Str1 Xác định tầm nhìn 4,42 3,82 Str2 Nhận thức hệ thống 4,39 3,74 Str3 Đánh giá hệ thống 4,72 3,76 Str4 Xác định hậu quả kéo theo 4,59 3,71 Str5 Xác định các nguyên nhân chính 4,52 3,85 Str6 Xác định đúng bản chất vấn đề 4,46 3,88 Str7 Đánh giá giải pháp 4,32 3,87 (Nguồn: kết quả thống kê từ SPSS) Kết quả trên cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa tầm quan trọng và mức độ thực hiện ở các kỹ năng làm việc với con người, kỹ năng kinh doanh và kỹ năng chiến lược. Do đó, lãnh đạo các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên chú trọng đến việc nâng cao các kỹ năng trên để thu hẹp khoảng chênh lệch trên. 4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4.5.1 Kiểm định mô hình SEM sự ảnh hưởng của kỹ năng lãnh đạo đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 4.5.1.1 Kiểm định mô hình nghiên cứu chi tiết Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu chi tiết như sau Bảng 4.4: Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu chi tiết Mối quan hệ tương quan giữa các nhân tố Giá trị ước lượng (Estimate) Sai lệch chuẩn (S.E) Giá trị tới hạn (C.R) Giá trị P Hệ số chuẩn hóa Performance <- Str 0,381 0,073 5,215 *** 0,388 Performance <- Bus 0,152 0,046 3,326 *** 0,222 Performance <- Cog 0,148 0,044 3,367 *** 0,201 Performance <- Per 0,192 0,051 3,735 *** 0,244 Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS và AMOS) Hình 4.2: phân tích SEM mô hình nghiên cứu chi tiết (Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS và AMOS) Kết luận: kết quả phân tích trên cho thấymô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu có ý nghĩa thống kê, và có thể kết luận các kỹ năng lãnh đạo có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Các kết quả kiểm định cho thấy mô hình nghiên cứu chi tiết là phù hợp và cả 4 giả thiết được đưa ra H1, H2, H3 và H4 đều được chấp nhận (với p-value <0,05). Sau đây là bảng kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu của luận án Bảng 4.5: Kết luận về các giả thuyết nghiên cứu Các giả thuyết nghiên cứu Hệ số hồi quy Kết luận Giả thuyết H1: Kỹ năng nhận thức có ảnh hưởng và ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 0,201 Chấp nhận Giả thuyết H2: Kỹ năng làm việc với con người có ảnh hưởng và ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 0,244 Chấp nhận Giả thuết H3: Kỹ năng kinh doanh có ảnh hưởng và ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 0,222 Chấp nhận Giả thuyết H4: Kỹ năng chiến lược có ảnh hưởng và ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 0,388 Chấp nhận (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận án) 4.5.1.2 Kiểm định mô hình nghiên cứu tổng quát Hình 4.3: phân tích SEM mô hình nghiên cứu tổng quát. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình nghiên cứu tổng quát là phù hợp, và có thể kết luận rằng, kỹ năng của nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có ảnh hưởng và ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung. 4.5.2 Kiểm định ước lượng mô hình bằng Bootstrap Sau đây là các trọng số chưa chuẩn hóa trong phân tích Bootstrap Bảng 4.6: Các trọng số chưa chuẩn hóa phân tích Bootstrap Mối quan hệ Estimate Mean Bias SE - Bias CR Performance <- Str 0,388 0,390 0,002 0,004 0,5 Performance <- Bus 0,222 0,219 -0,003 0,003 -1 Performance <- Cog 0,201 0,198 -0,003 0,003 -1 Performance <- Per 0,244 0,245 0,001 0,003 0,333 Từ bảng kết quả trên, ta có thể kết luận các ước lượng trong mô hình SEM ảnh hưởng của kỹ năng lãnh đạo đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như phân tích ở trên là tin cậy được. 4.5.3Kiểm định mở rộng mô hình nghiên cứu Sau đây là kết quả kiểm định mở rộng mô hình nghiên cứu. Hình 4.4: Phân SEM đối với mô hình nghiên cứu mở rộng lần 2 (Nguồn: kết quả tính toán từ SPSS và AMOS) Kiểm định mở rộng cho thấy, kỹ năng chiến lược ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của hiệu quả kinh doanh, trong khi đó, kỹ năng kinh doanh và kỹ năng làm việc với con người ảnh hưởng đến khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi – phát triển, và khía cạnh tài chính của doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu không cho thấy có sự ảnh hưởng của kỹ năng kinh doanh và kỹ năng làm việc với con người đến sự đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Khác với các kỹ năng trên, kỹ năng nhận thức cũng có ảnh hưởng đến khía cạnh khách hàng, và học hỏi – phát triển trong doanh nghiệp như kỹ năng kinh doanh và kỹ năng làm việc với con người, nhưng lại không có ảnh hưởng đến khía cạnh tài chính của doanh nghiệp, thay vào đó, kỹ năng nhận thức sẽ ảnh hưởng đến khía cạnh đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Kết quả kiểm định mở rộng mô hình nghiên cứu cũng cho thấy, sự hài lòng khách hàng và sự hài lòng của người lao động bị ảnh hưởng bởi tất cả 4 nhóm kỹ năng, bao gồm: kỹ năng nhận thức, kỹ năng kinh doanh, kỹ năng nhận thức và kỹ năng làm việc với con người. Trong khi đó, khía cạnh tài chính tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các nhóm kỹ năng chiến lược, kỹ năng kinh doanh và kỹ năng làm việc với con người, và cuối cùng, khía cạnh quy trình nội bộ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhóm kỹ năng chiến lược và kỹ năng nhận thức. 4.5.4 Kiểm định phương sai đa biến một chiều Kết quả nghiên cứu trên cho thấy có sự khác nhau về giới tính, độ tuổi, vị trí và kinh nghiệm của nhà lãnh đạo đối với kỹ năng lãnh đạo. Tiểu kết chương 4 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Thảo luận về các kết quả nghiên cứu chính của luận án 5.1.1 Thực trạng tầm quan trọng và mức độ thực hiện các kỹ năng 5.1.1.1 Kỹ năng nhận thức Nhà lãnh đạo đánh giá tầm quan trọng của các kỹ năng viết, kỹ năng học tập chủ động, và kỹ năng đọc hiểu không cao và mức độ thực hiện của các nhà lãnh đạo tương đương với tầm quan trọng.Tuy nhiên, khoảng cách giữa mức độ thực hiện và tầm quan trọng của các kỹ năng nói, lắng nghe và kỹ năng tư duy phê phán khá rộng. 5.1.1.2Kỹ năng làm việc với con người Nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đánh giá khá cao tầm quan trọng của các kỹ năng liên quan đến con người (4,46/5 điểm). Trong khi đó, điểm tự đánh giá trung bình về mức độ thực hiện các kỹ năng trên dao động từ 3,7 đến 3,8, khoảng cách giữa tầm quan trọng và mức độ quan trọng các kỹ năng trên khá rộng. 5.1.1.3 Kỹ năng kinh doanh Các kỹ năng được đánh giá có tầm quan trọng cao và khoảng chênh lệch giữa tầm quan trọng và mức độ thực hiện rộng là kỹ năng phân tích hoạt động doanh nghiệp, động viên nhân viên, phát triển nhân viên và hướng dẫn nhân viên.Hai kỹ năng có khoảng chênh lệch thấp hơn là kỹ năng quản lý tài chính và kỹ năng quản lý nguồn lực hữu hình. 5.1.1.4 Kỹ năng chiến lược Các nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may VN đánh giá khá cao về tầm quan trọng của các kỹ năng thuộc kỹ năng chiến lược (điểm tự đánh giá trung bình từ 4,32/5 đến 4,72/5). Tuy nhiên, điểm trung bình tự đánh giá của các nhà lãnh đạo về mức độ thực hiện các kỹ năng chiến lược chỉ dao động từ 3,71/5 đến 3,88/5. 5.1.2Sự ảnh hưởng của kỹ năng lãnh đạo đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 5.1.2.1 Ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nói chung Xét về hiệu quả kinh doanh nói chung, kết quả nghiên cứu chỉ ra kỹ năng lãnh đạo có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu trước đó của một số tác giả (Cheng, H. C. 2011; Kehinde, J.S, Jegede C.A. và Akinlabi, H.B. 2012; Abosede và cộng sự 2011; Đỗ Anh Đức 2014; Lê Thị Phương Thảo 2016) về ảnh hưởng của kỹ năng lãnh đạo đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Trong đó, kỹ năng chiến lược có ảnh hưởng lớn nhất (0,388), tiếp đến là kỹ năng làm việc với con người (0,244), kỹ năng kinh doanh (0,222),kỹ năng nhận thức (0,201). 5.1.2.2 Ảnh hưởng đến từng khía cạnh của hiệu quả kinh doanh Nhóm kỹ năng chiến lược (0,235), kỹ năng kinh doanh (0,193) và kỹ năng làm việc với con người (0,162) ảnh hưởng và ảnh hưởng cùng chiều đến khía cạnh tài chính của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Nhóm kỹ năng chiến lược (0,146), kỹ năng kinh doanh (0,122), kỹ năng làm việc với con người (0,252) và kỹ năng nhận thức (0,181) có ảnh hưởng cùng chiều đến khía cạnh khách hàng trong hiệu quả của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Nhóm kỹ năng chiến lược (0,476) và nhận thức (0,166) có ảnh hưởng cùng chiều đến khía cạnh quy trình nội bộ của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Bốn nhóm kỹ năng, bao gồm kỹ năng chiến lược (0,280),kỹ năng kinh doanh (0,239),kỹ năng làm việc với con người (0,171), kỹ năng nhận thức (0,119) có ảnh hưởng và ảnh hưởng cùng chiều đến khía cạnh học hỏi và phát triển. 5.1.2.3 Ảnh hưởng của từng kỹ năng đến từng khía cạnh của hiệu quả kinh doanh Kỹ năng chiến lược ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, bao gồm: khía cạnh khách hàng (0,146), khía cạnh học hỏi và phát triển (0,280), khía cạnh quy trình nội bộ (0,476) và khía cạnh tài chính của doanh nghiệp (0,235). Kỹ năng kinh doanh và kỹ năng làm việc với con người ảnh hưởng đến khía cạnh khách hàng (0,122 và 0,252), khía cạnh học hỏi – phát triển (0,239 và 0,171), và khía cạnh tài chính của doanh nghiệp (0,193 và 0,162). Kỹ năng nhận thức có ảnh hưởng đến khía cạnh khách hàng (0,181), học hỏi – phát triển (0,119) và khía cạnh đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp (0,166). 5.2 Một số kiến nghị của tác giả liên quan đến đề tài nghiên cứu cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 5.2.1 Phát triển kỹ năng lãnh đạo thông qua các chương trình đào tạo Về nội dung đào tạo, có thể tập trung vào một nhóm kỹ năng hẹp, hoặc đào tạo đồng thời nhiều kỹ năng, các công ty dệt may có thể thuê các công ty tư vấn hoặc các tổ chức bên ngoài thiết kế chương trình đào tạo lãnh đạo dành riêng cho chính doanh nghiệp mình. Đồng thời, khi thiết kế chương trình đào tạo, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên chú ý đến yếu tốthời gian, địa điểm, kinh phí và hoạt động đánh giá hiệu quả đào tạo. Ngoài ra, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng nên chú trọng đào tạo đội ngũ lãnh đạo kế cận. Để thực hiện hiệu quả các chương trình đào tạo, các chủ thể có liên quan cần: Hiệp hội dệt may Việt Nam và các Cơ sở Đào tạocần liên kết với các cơ quan ban ngành để đề xuất và xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với định hướng phát triển của ngành dệt may VN nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Các doanh nghiệp dệt may Việt Namcần liên kết với Hiệp hội và các cơ sở đào tạo để phân tích những hạn chế về kỹ năng của nhà lãnh đạo tại doanh nghiệp mình để có thể đề xuất tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo phù hợp, cần bố trí sắp xếp công việc phù hợp, tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để nhà lãnh đạo các cấp và lãnh đạo kế cận có thể tham gia hiệu quả các chương trình đào tạo. Nhà lãnh đạo hiện hữu và kế cậncần thường xuyên tự đánh giá những hạn chế về kỹ năng, tìm kiếm, đề xuất và tham gia các chương trình đào tạo phù hợp. 5.2.2 Phát triển kỹ năng thông qua học tập từ kinh nghiệm thực tế Phương pháp này rất cần thiết trong việc phát triển kỹ năng chiến lược, các kỹ năng liên quan đến tầm nhìn, nhận thức và đánh giá có hệ thống, xác định các hậu quả kéo theo, xác định đúng bản chất vấn đề và kỹ năng liên quan đến đánh giá giải pháp. Phát triển kỹ năng thông qua học tập từ kinh nghiệm thường bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố, đó là sự thách thức trong công việc, sự đa dạng của nhiệm vụ và sự phản hồi. Nhà lãnh đạo cấp cao nên tin tưởng và mạnh dạn giao những công việc phức tạp hơn cho cấp dưới còn yếu về kỹ năng, khuyến khích nhà lãnh đạo cấp thấp hơn tự tin và mạnh dạn trong quá trình thực hiện công việc,nên luân phiên thay đổi công việc để lãnh đạo cấp thấp hơn có điều kiện hoàn thiện những kỹ năng còn hạn chế. Bản thân nhà lãnh đạo hiện hữu hoặc kế cận nên mạnh dạn dám nhận những nhiệm vụ mang tính thách thức để có thể hoàn thiện và phát triển các kỹ năng lãnh đạo. 5.2.3 Phát triển kỹ năng thông qua tự trau dồi từ bản thân nhà lãnh đạo Bản thân nhà lãnh đạo cần lắng nghe ý kiến của lãnh đạo cấp cao, đồng nghiệp, cấp dưới và những người khác để biết chính xác thực trạng kỹ năng của mình,chọn phương pháp đào tạo phù hợp với nguồn lực của chính mình. 5.3 Một số đóng góp của đề tài Đóng góp về lý thuyết Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cũng cố lý thuyết về mối quan hệ giữa kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về lãnh đạo, kỹ năng lãnh đạo, tổng kết các mô hình kỹ năng lãnh đạo thường được sử dụng để đánh giá kỹ năng lãnh đạo của các doanh nghiệp. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, và các hướng tiếp cận khác nhau về đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đóng góp về thực tiễn Luận án đề xuất bộ tiêu chí để đánh giá kỹ năng lãnh đạo và luận án đánh giá thực trạng kỹ năng của nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Luận án cũng chỉ ra được rằng các kỹ năng lãnh đạo có ảnh hưởng và ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, và với từng khía cạnh khác nhau của hiệu quả kinh doanh thì các kỹ năng ảnh hưởng sẽ khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào mục tiêu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần hoàn thiện và phát triển các kỹ năng phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên từng khía cạnh mong muốn. Luận án cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao kỹ năng của nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, làm tiền đề để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng, góp phần vào việc phát triển ngành dệt may Việt Nam nói chung. 5.4Định hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả Bên cạnh một số thành tựu, luận án vẫn còn một số hạn chế nhất định: Thứ nhất, xéttheokhông gian nghiên cứu, luận án nghiên cứu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của luận án dựa trên kết quả khảo sát 476 nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó, đại đa số các quan sát thu thập được tập trung ở khu vực phía nam, chính vì vậy kết quả nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng. Thứ hai, mặc dù luận án đã chỉ rõ được sự ảnh hưởng của từng kỹ năng lãnh đạo đến từng thành phần trong hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, thế nhưng luận án chưa làm rõ sự ảnh hưởng này đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, và luận án cũng chưa làm rõ sự ảnh hưởng này đối với các nhà lãnh đạo tại các vùng miền khác nhau. Thứ ba, nghiên cứu đã chỉ ra được sự ảnh hưởng của kỹ năng lãnh đạo đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, tuy nhiên, chưa đề cập đến sự tác động của các yếu tố môi trường đối với sự ảnh hưởng trên. Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp chỉ thực hiện khâu may và các doanh n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_van_nghien_cuu_moi_quan_he_giua_ky_nang_lanh_dao_hieu_q.docx
Tài liệu liên quan