Luận văn Nghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam

LỜI CÁM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

1.2.1 Nghiên cứu liên quan đến kỹ năng lãnh đạo 2

1.2.2 Nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 8

1.2.3 Mối quan hệ giữa lãnh đạo và hiệu quả lãnh đạo, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 12

1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và xác định khoảng trống nghiên cứu 14

1.4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 16

1.4.1 Mục đích nghiên cứu 16

1.4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 17

1.5 Câu hỏi nghiên cứu 17

1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18

1.7 Phương pháp nghiên cứu 18

1.8 Kết cấu của luận án 19

Tiểu kết chương 1 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 22

2.1 Cơ sở lý thuyết về kỹ năng lãnh đạo 22

2.1.1 Khái niệm về lãnh đạo và nhà lãnh đạo 22

2.1.2 Khái niệm kỹ năng lãnh đạo 28

2.1.3 Các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp 29

2.1.4 Các yếu tố cấu thành kỹ năng lãnh đạo 30

2.2 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 34

2.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 34

2.2.2 Hệ thống đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 37

2.2.3 Một số đặc trưng của hệ thống đo lường hiệu quả kinh doanh 41

 

docx161 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng mại hóa. Theo OECD (2005), đổi mới sáng tạo được phân thành đổi mới sản phẩm và đổi mới công nghệ. Trong đó, OECD cũng nhấn mạnh đổi mới công nghệ cho phép đưa ra sản phẩm mới cũng như thay đổi về chất lượng, giá thành, gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, đổi mới công nghệ còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng thị phần, tăng lợi nhuận với các sản phẩm liên quan. Từ đó cho thấy, đổi mới không chỉ đơn thuần là đổi mới sản phẩm, mà có thể là đổi mới công nghệ, đổi mới tổ chức, đổi mới quy trình, đổi mới phương thức sản xuất, đổi mới trước sản xuất, đổi mới trong sản xuất, đổi mới sau sản xuất Từ những phân tích trên, luận án đề xuất có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ở khía cạnh quy trình nội bộ. Số lượng sản phẩm mới tăng: sản phẩm mới có thể là sản phẩm cải tiến sản phẩm cũ, cải tiến về chất lượng, mẫu mã và cải tiến về chất liệu sản phẩm. Số lượng sáng kiến/ cải tiến mới tăng: Số lượng các sáng kiến liên quan đến quy trình làm việc; cải tiến sử dụng máy móc thiết bị; cải tiến trong quản lý nhân viên; cải tiến trong phương pháp tiếp cận khách hàng cũng như nhà cung cấp Khía cạnh học hỏi và phát triển Theo Kaplan và Norton (1996), viễn cảnh học hỏi và phát triển gồm ba nguồn chính là: con người, các hệ thống và các quy trình tổ chức, trong đó nguồn nhân lực là nguồn lực quý giá, góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Do đặc thù của ngành dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động, nên sự hài lòng trong công việc của người lao động không những giúp các doanh nghiệp dệt may ổn định kinh doanh, mà còn góp phần rất lớn trong ổn định kinh tế xã hội của quốc gia. Chính vì vậy, tác giả đề xuất sử dụng chỉ tiêu “Sự hài lòng trong công việc của người lao động” để đánh giá hiệu quả về khía cạnh học hỏi và phát triển của các doanh nghiệp dệt may. Cho đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về sự hài lòng trong công việc của người lao động, và tùy thuộc vào gốc độ tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đề xuất những khái niệm khác nhau về sự hài lòng trong công việc của người lao động. Theo quan điểm của Weiss (1967), sự hài lòng trong công việc là thái độ về công việc được thể hiện bằng cảm nhận, niềm tin và hành vi của người lao động. Theo Herzberg và cộng sự (1959), sự thỏa mãn của người lao động là mức độ yêu thích công việc hay cố gắng duy trì làm việc của người lao động, được thể hiện qua sự nhận thức về các khía cạnh khác nhau trong công việc, có ảnh hưởng đến bản thân người lao động. Hackman và Oldham (1974) cho rằng sự thỏa mãn của người lao động là chuỗi giá trị của nhận thức và trải nghiệm, qua đó kết hợp các đặc điểm công việc cốt lõi như: kỹ năng làm việc, tính chất công việc, tầm quan trọng công việc, quyền quyết định và phản hồi tạo động lực làm việc. Kreitner và Kinicky (2007) cho rằng sự thỏa mãn công việc chỉ phản ánh một phần về thái độ đối với công việc mà người lao động yêu thích cũng như mức độ hài lòng trong các thang đo nhân tố đánh giá: thu nhập, cơ hội thăng tiến, quan hệ đồng nghiệp và thanh đo nhân tố khác mà họ mong đợi. Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu sự hài lòng trong công việc của người lao động thể hiện mức độ yêu thích công việc của người lao động đối với công việc, phán ảnh thái độ và hành vi của người lao động trong công việc. Như vậy, một khi người lao động hài lòng với công việc thì người lao động sẽ có mong muốn đóng góp nhiều hơn, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, đồng thời người lao động cũng không có ý định nghỉ việc. Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá mức độ hài lòng trong công việc của người lao động tại các doanh nghiệp dệt may. Số lượnglao động nghỉ việc giảm. Số lượng lao động cam kết gắn bó lâu dài với doanh nghiệp tăng. Năng suất/ mức độ hoàn thành công việc của người lao động tăng. Sự hài lòng của người lao động tăng Những thông tin liên quan đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thường rất nhạy cảm, do đó, nhà lãnh đạo thường khó khăn trong việc cung cấp thông tin, thường có xu hướng né tránh câu trả lời, hoặc không muốn trả lời trực tiếp câu hỏi. Do đó, luận án đã điều chỉnh các thang đo cho phù hợp và dễ trả lời. Sau đây là bảng tổng hợp thang đo và mã hóa thang đo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 3.2: Thang đo hiệu quả kinh doanh và mã hóa thang đo Stt Mã hóa Thang đo hiệu quả kinh doanh Nguồn Khía cạnh tài chính 1 Fin1 Đạt được mục tiêu tăng trưởng doanh thu Kaplan và Norton (1996); Brown (1996); Nguyễn Minh Tâm (2009); Lê Thị Phương Thảo (2016); Đỗ Anh Đức (2014); Trần Thị Phương Hiền (2014). 2 Fin2 Đạt được mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 3 Fin3 Đạt được mục tiêu giảm chi phí Khía cạnh khách hàng 4 Cus1 Số lượng đơn hàng bị trả lại giảm 5 Cus2 Số lần khiếu nại của khách hàng giảm 6 Cus3 Số lần khách hàng tái sử dụng sản phẩm và dịch vụ tăng 7 Cus4 Sự hài lòng của khách hàng với doanh nghiệp tăng 8 Cus5 Số lượng khách hàng mới tăng Khía cạnh quy trình nội bộ 9 Ino1 Số lượng sản phẩm mới tăng 10 Ino2 Số lượng sáng kiến/ cải tiến mới tăng Khía cạnh học hỏi và phát triển 11 Lea1 Số lượng lao động nghỉ việc giảm 12 Lea2 Số lượng lao động cam kết gắn bó lâu dài với doanh nghiệp tăng 13 Lea3 Năng suất/ mức độ hoàn thành công việc của người lao động tăng 14 Lea4 Sự hài lòng của người lao động tăng 3.3 Nghiên cứu định tính Theo Nguyễn Văn Thắng (2015), nghiên cứu định tính có thể có các mục tiêu chính sau: xây dựng lý thuyết - mô hình;giúp hiểu sâu hơn bản chất của vấn đề; giúp kiểm định sơ bộ sự phù hợp của mô hình và/ hoặc thước đo; giúp giải thích cho các kết quả nghiên cứu định lượng. Trong luận án này, nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm kiểm định sơ bộ sự phù hợp của mô hình và thước đo các biến trong mô mình. Dữ liệu định tính được thu thập thông qua phỏng vấn. 3.3.1 Phỏng vấn Chuẩn bị nội dung phỏng vấn: trên cơ sở thang đo kỹ năng lãnh đạo và thang đo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như đề xuất trong mục 3.2 trang 54, luận án phác thảo một số nội dung thảo luận trong buổi phỏng vấn. Bên cạnh phần giới thiệu và cám ơn, nội dung thảo luận bao gồm 2 phần chính, đó là thảo luận liên quan đến các kỹ năng của nhà lãnh đạo, và phần nội dung thảo luận liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung thảo luận chi tiết đượctrình bày trong phụ lục 1 đính kèm, trang số 152. Đối tượng phỏng vấn: nhà lãnh đạo các cấp đang làm việc tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và đảm nhận vị trí lãnh đạo tại công ty từ 2 năm trở lên. Kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu.Isaac và Michael (1981) và Hill (1998) đề xuất kích thước mẫu trong nghiên cứu sơ bộ dao động từ 10 đến 30 quan sát, Van Belle (2011) và Julious (2005) đề xuất kích thước mẫu tối thiểu là 12. Về phương pháp chọn mẫu, luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Cách thức thực hiện: tác giả liên hệ với một số lãnh đạo các doanh nghiệp dệt may Việt Nam qua 2 hình thức là email và gọi điện thoại để mời phỏng vấn.Nếu nhận được sự đồng ý của nhà lãnh đạo, đối với các nhà lãnh đạo tại Tp.HCM, tác giả sử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp theo thời gian và địa điểm đề xuất của nhà lãnh đạo. Đối với nhà lãnh đạo ở các khu vực còn lại, tác giả sử dụng hình thức phỏng vấn qua điện thoại. Luận án sử dụng hình thức ghi chép bằng tay để lưu lại phần trả lời của đối tượng phỏng vấn. Sau đó, đánh máy đầy đủ các nội dung thảo luận vào file Microsoft Excellưu vào máy tính làm dữ liệu nghiên cứu. 3.3.2 Đánh giá kết quả, điều chỉnh thang đo, thiết kế bảng câu hỏi chính thức Kết quả trao đổi với 30 nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may cho thấy: Về kỹ năng lãnh đạo,hầu hết đối tượng được phỏng vấn đều cho rằng các kỹ năng đề cập trong thang đo là những kỹ năng rất cần thiết đối với nhà lãnh đạo, và các kỹ năng này có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng tùy thuộc vào vị trí lãnh đạo khác nhau, mức độ ảnh hưởng của các kỹ năng này có thể khác nhau. Điển hình, các nhà lãnh đạo cấp cao cho rằng, kỹ năng viết thì ít ảnh hưởng và ít cần thiết đối với họ, nhưng nhà lãnh đạo cấp trung thì cho rằng kỹ năng viết lại rất quan trọng và cần thiết đối với họ. Vì lãnh đạo cấp trung cần phải viết như thế nào để vừa truyền đạt được chỉ đạo của cấp trên vừa làm cho nhân viên cấp dưới hiểu và làm đúng những gì được yêu cầu. Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu của luận ánbao gồm lãnh đạo cấp cao, cấp trung và lãnh đạo cấp cơ sở, do đó luận án vẫn giữ lại kỹ năng trên để phân tích. Về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo đều cho rằng các chỉ tiêu trên là cần thiết.Tuy nhiên, theo ý kiến của một số nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp lớn, do sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may là những mặt hàng mang tính thời trang cao, có đặc thù mùa vụ, nên yếu tố về thời gian thực hiện đơn hàng cũng rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh. Nếu thực hiện đơn hàng chậm thì hàng sẽ trở nên lỗi thời, lỗi mốt không bán được. Đối với doanh nghiệp gia công xuất khẩu,nếu không thực hiện đơn hàng kịp thì bị phạt hợp đồng. Trong một số trường hợp, để tránh bị phạt hợp đồng, các doanh nghiệp đã phải giao hàng bằng đường hàng không thay vì đường biển. Trong khi đó, chi phí vận chuyển bằng đường hàng không cao hơn rất nhiều so với vận chuyển bằng đường biển.Chính vì tầm quan trọng như trên, luận án bổ sung chỉ tiêu “thời gian thực hiện đơn hàng (tiến độ thực hiện công việc)”để đánh giá hiệu quả về khía cạnh quy trình nội bộ của doanh nghiệp. Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, thời gian sản xuất ngày càng có tầm quan trọng tác động lớn đến quyết định của khách hàng quốc tế. So với một số nhà sản xuất lớn trên thế giới hiện nay, thời gian sản xuất của hàng may mặc Việt Nam vẫn còn dài hơn so với một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia.Chính vì vậy, việc đảm bảo thời gian thực hiện đơn hàng và ngày càng rút ngắn thời gian thực hiện đơn hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay. Bên cạnh các nội dung chính được thảo luận nêu trên, các đối tượng được phỏng vấn từ các doanh nghiệp đều đưa ra yêu cầu bảo mật thông tin liên quan. Bởi vì, các nhà lãnh đạo cho rằng việc cung cấp hoặc trao đổi thông tin với các đối tượng có liên quan bên ngoài doanh nghiệp là do bộ phận truyền thông của doanh nghiệp phụ trách, do đó, bản thân người được phỏng vấn không muốn ảnh hưởng đến quá trình thực hiện công việc của mình. Đồng thời, những thông tin liên quan đến đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là những thông tin nhạy cảm, do đó các nhà lãnh đạo có tâm lý né tránh, không muốn công khai. Dựa trên kết quả phỏng vấn các nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam như trình bày trên, luận án sẽ tiến hành điều chỉnh thang đo, cụ thể là bổ sung biến quan sát “Thời gian thực hiện đơn hàng/ công việc giảm (Ino3)” vào thang đo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Thang đo hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sau điều chỉnh như sau: Bảng 3.3: Thang đo hiệu quả kinh doanh điều chỉnh và mã hóa thang đo Stt Mã hóa Thang đo hiệu quả kinh doanh Nguồn Khía cạnh tài chính 1 Fin1 Đạt được mục tiêu tăng trưởng doanh thu Kaplan và Norton (1996); Brown (1996); Nguyễn Minh Tâm (2009); Lê Thị Phương Thảo (2016); Đỗ Anh Đức (2014); Trần Thị Phương Hiền (2014).Luận án bổ sung thêm biến quan sát “Thời gian thực hiện đơn hàng/ công việc giảm”. 2 Fin2 Đạt được mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 3 Fin3 Đạt được mục tiêu giảm chi phí Khía cạnh khách hàng 4 Cus1 Số lượng đơn hàng bị trả lại giảm 5 Cus2 Số lần khiếu nại của khách hàng giảm 6 Cus3 Số lần khách hàng tái sử dụng sản phẩm và dịch vụ tăng 7 Cus4 Sự hài lòng của khách hàng với doanh nghiệp tăng 8 Cus5 Số lượng khách hàng mới tăng Khía cạnh quy trình nội bộ 9 Ino1 Số lượng sản phẩm mới tăng 10 Ino2 Số lượng sáng kiến/ cải tiến mới tăng 11 Ino3 Thời gian thực hiện đơn hàng/ công việc giảm Khía cạnh học hỏi và phát triển 12 Lea1 Số lượng lao động nghỉ việc giảm 13 Lea2 Số lượng lao động cam kết gắn bó lâu dài với doanh nghiệp tăng 14 Lea3 Năng suất/ mức độ hoàn thành công việc của người lao động tăng 15 Lea4 Sự hài lòng của người lao động tăng Trên cơ sở đó, luận án tiến hành thiết kế bảng câu hỏi chính thức.Ngoài phần giới thiệu và cám ơn, phiếu khảo sát bao gồm cácphần chính sau: phần các câu hỏi liên quan đến kỹ năng của nhà lãnh đạo, phần các câu hỏi liên quan đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, và phần thông tin chung liên quan đến nhà lãnh đạo. Cụ thể như sau: Phần câu hỏi liên quan đến kỹ năng của nhà lãnh đạo bao gồm 24 câu hỏi tương ứng với 24 biến quan sát.Nội dung trả lời của nhà lãnh đạo bao gồm 2 phần, đó là mức độ quan trọng của từng kỹ năng đối với công việc của nhà lãnh đạo, và mức độ thực hiện của nhà lãnh đạo đối với các kỹ năng đó. Mức độ quan trọng của từng kỹ năng được đánh giá từ 1 đến 5, 1 –rất không quan trọng, 2 -ít quan trọng, 3 -trung bình, 4 -quan trọng, và 5 –rất quan trọng. Mức độ thực hiện của nhà lãnh đạo đối với từng kỹ năng cũng được đánh giá từ 1 đến 5, 1 -rất kém, 2 -kém, 3 –trung bình, 4 – khá, 5 –tốt. Phần câu hỏi liên quan đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 15 câu hỏi tương ứng với 15 biến quan sát.Đồng thời, tác giả bổ sung thêm 1 câu hỏi số 35để kiểm tra phần trả lời của đáp viên. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá từ 1 đến 5, 1 – rất không đồng ý, 2 – không đồng ý, 3 – phân vân/bình thường, 4 – đồng ý, 5 – rất đồng ý. Phần thông tin chung liên quan đến nhà lãnh đạo gồm các câu hỏi liên quan: giới tính, độ tuổi, chức vụ, kinh nghiệm của nhà lãnh đạo, loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, vùng miền doanh nghiệp nơi nhà lãnh đạo đang công tác.Đồng thời, tác giả bổ sung câu hỏi số 4“Anh/Chị đảm nhận vị trí lãnh đạo tại công ty hiện tại được dưới 2 năm hoặc từ 2 năm trở lên?” để loại những trường hợp nhà lãnh đạo mới đảm nhận vị trí lãnh đạo hiện tại, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong trường hợp này có thể bị ảnh hưởng bởi một nhà lãnh đạo trước đây chứ không phải nhà lãnh đạo hiện tại. Nội dung chi tiết của phiếu khảo sát vui lòng xem phụ lục 2 đính kèm, trang 158. 3.4Nghiên cứu định lượng và viết báo cáo 3.4.1 Thực hiện khảo sát chính thức Kích thước mẫu: Đối với phân tích nhân tố khám phá (EFA), theo Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) thì kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát, đây là cỡ mẫu phù hợp cho các nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố. Với tổng cộng 39 biến quan sát, kích thước mẫu tối thiểu nên là 195. Theo Tabachnick và Fidell (2001), kích thước mẫu 300 là tốt, 500 là rất tốt và 1.000 là tuyệt vời để phân tích CFA và SEM. Theo Gerbing & Anderson (1988) kích thước mẫu phù hợp để phân tích cấu trúc là lớn hơn 150. Luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và kích thước mẫu dự kiến là 400 quan sát. Phương pháp thu thập dữ liệu và thực hiện khảo sát: Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi được sử dụng cho tất cả khách thể nghiên cứu của luận án, và dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát trực tuyến, khảo sát trực tiếpvà khảo sát gián tiếp. Khảo sát trực tuyến: dựa trên các nội dung của phiếu khảo sát, tác giả sử dụng công cụ Google Form để tạo đường liên kết để thực hiện khảo sát trực tuyến. Sau đó, tác giả gửi đường liên kết đến địa chỉ email của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Địa chỉ email của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam được lấy từ danh bạ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, do Hiệp hội Dệt may Việt Nam phát hành năm2015, và được lấy từ danh sách hội viên trên trang web chính thức của Hiệp hội dệt may Việt Nam.Do không thể gửi cùng lớn đến quá nhiều địa chỉ email, cho nên tác giả gửi email đến từng nhóm khoảng 50 địa chỉ email qua công cụ Bcc của gmail. Sau khi loại bỏ các địa chỉ email không hợp lệ theo phản hồi của gmail, tác giả lại tiến hành gom nhóm và gửi email đến lãnh đạo các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, ngoài ra, việc gom nhóm còn được thực hiện phân chia theo vùng miền (Bắc, Trung, Nam). Tác giả lặp lại quy trình trên tổng cộng 3 lần. Đường link thực hiện khảo sát trực tuyến như sau: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdm0dN7_fw5ZOYnPmlYyrIHx12QYaH7OyzZxfu6PxUAJpeK1w/viewform?usp=sf_link Thời gian thực hiện khảo sát trực tuyến: từ 02/01/2019 đến 25/02/2019. Khảo sát trực tiếp: bên cạnh việc khảo sát trực tuyến như trình bày trên, tác giả thực hiện khảo sát trực tiếp các nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Thời gian thực hiện khảo sát từ 15/01/2019 đến 30/04/2019. Khảo sát gián tiếp: bên cạnh 2 hình thức khảo sát trên, tác giả còn thực hiện khảo sát gián tiếp thông qua cựu sinh viên, người thân và bạn bè đang làm việc tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và các ngân hàng (đối tượng thường xuyên tiếp xúc với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam). Thời gian thực hiện khảo sát từ 01/03/2019 – 30/04/2019. Phân tích dữ liệu chính thức Trong luận án này, các dữ liệu được thu thập dưới dạng dữ liệu sơ cấp thông qua phiếu khảo sát và dữ liệu trên file excel. Toàn bộ dữ liệu sẽ được nhập vào file có đuôi “.sav”, sau đó luận án sử dụng phần mềm IBM SPSS Statistics 20 và AMOS 20 để kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tích khẳng định, kiểm định mô hình nghiên cứu, kiểm định giả thuyết nghiên cứu, và cho ra kết quả nghiên cứu. 3.4.2 Kiểm tra và hoàn thiện dữ liệu, kiểm định thang đo, kiểm định mô hình, giả thuyết nghiên cứu và viết báo cáo. 3.4.2.1 Kiểm tra và hoàn thiện dữ liệu Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được kiểm tra và loại bỏ các quan sát không hợp lệ, sau đó dữ liệu sẽ được nhập vào file, hoàn thiện dữ liệu và tiến hành các bước kiểm định tiếp theo. 3.4.2.2 Kiểm định thang đo Để kiểm định thang đo, luận án sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, và phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmation Factor Analysis). Kiểm định Cronbach’s Alpha Theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2011), thường dùng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các nhân tố giả khi phân tích EFA. Hai chỉ số là hệ số cronbach’s alpha tổng và hệ số tương quan biến - tổng thường được sử dụng để kiểm định khi chạy cronbach’s alpha. Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) cho biết biến hiện tại có đóng góp nhiều hay ít cho thang đo chung hay không. Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Biến nào không đóng góp nhiều thì phải loại ra vì có khả năng biến này sẽ tạo thành những “biến rác” nếu đưa vào phân tích ở các bước sau. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Cronbach Alpha tổng từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha tổng từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Nunnally & Bernstein (1994) cho rằng một biến đo lường có hệ số tương quan biến - tổng (hiệu chỉnh) (Corrected item-total correlation) ≥ 0,30 thì biến đó đạt yêu cầu; thang đo có Cronbach alpha ≥ 0,60 là thang đo chấp nhận được về mặt độ tin cậy. DeVellis (1990) cho rằng chỉ số Cronbach alpha nên từ 0,70 trở lên, song giá trị tối thiểu để thước đo có thể sử dụng được là 0,63. Luận án sử dụng tiêu chuẩn của Nunnally & Bernstein (1994) để đánh giá độ tin cậy của thang đo, cụ thể: thang đo chấp nhận được về mặt độ tin cậy của luận ánlà thang đo có Cronbach Alpha ≥ 0,60 và hệ số tương quan biến tổng ≥ 0,30. Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha, các biến đo lường nếu không phù hợp sẽ bị loại, và điều chỉnh mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu nghiên cứu trước khi thực hiện kiểm định EFA. Kiểm định EFA Có 2 phương pháp phổ biến để kiểm định giá trị của thang đo bằng EFA là: (1) sử dụng phép trích nhân tố là Principal Component Analysis (CPA) với phép quay vuông góc Varimax; (2) sử dụng phép trích nhân tố Principal Axis Factoring (PAF) với phép quay không vuông gốc Promax. Theo Anderson và Gerbing (1988), Finch, H. (2006), phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay Promax sẽ phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn và được ưu thích hơn so với phương pháp trích Principal Components với phép xoay Varimax. Do đó, luận án sử dụng phương pháp trích principal axis component với phép xoay promax khi phân tích EFA trước khi phân tích CFA. Phân tích EFA được sử dụng để loại các biến có hệ số tải (factor loading) nhỏ hơn 0,4. Phương sai trích hệ số sử dụng (principal axis components) với phép quay vuông góc (promax) và điểm dừng khi trích các yếu tố eigenvalue ≥ 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%. Hệ số KMO nằm trong khoảng 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì có thể xem phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa ≤ 0.05 thì có thể xem các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Anderson và Gerbing,1988). Sau khi kiểm định các thang đo bằng EFA, các biến đo lường nếu không phù hợp sẽ bị loại, và điều chỉnh mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu nghiên cứu trước khi thực hiện bước kiểm định tiếp theo là kiểm định CFA. Kiểm định CFA Phân tích CFA được sử dụng để kiểm tra các thang đo có đạt yêu cầu của một thang đo tốt hay không. Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, mô hình dùng các chỉ số: Chi-square (CMIN), Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số thích hợp so sánh CFI (Comparative Fit Index), GFI (Goodness Of Fit), chỉ số TLI (Tucker Lewis Index), chỉ số RMSEA (Root Mean Square Erro Approximation). Mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường khi kiểm định Chi-square có P-value 0.9 (Bentler & Bonett, 1980); CMIN/df < 2 hoặc có thể < 3 (McIver và Carmines, 1981), và RMSEA < 0.08 (Steiger, 1990). Ngoài ra khi phân tích CFA còn thực hiện các đánh giá khác như đánh giá độ tin cậy thang đo; tính đơn nguyên, đơn hướng; giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của thang đo. Độ tin cậy tổng hợp (composite reliability): Trong phân tích nhân tố khẳng định CFA, độ tin cậy của thang đo được gọi là độ tin cậy tổng hợp. Đây là chỉ số đánh giá tốt hơn Cronbach alpha bởi vì nó không phạm sai lầm giả định độ tin cậy của các biến là bằng nhau (Anderson và Gerbing,1988). Theo Hair & đtg (1998) thang đo đảm bảo tin cậy khi độ tin cậy tổng hợp > 0.6 Phương sai trích: Thang đo có giá trị nếu phương sai trích được từ đó phải lớn hơn 0.5, nếu nhỏ hơn có nghĩa là phương sai do sai số đo lường lớn hơn phương sai được giải thích bởi khái niệm cần đo, do đó thang đo không đạt giá trị (Fornell và Larcker, 1981) Tính đơn hướng: là tập hợp các biến đại diện cho một và chỉ một khái niệm tiềm ẩn (Garver và Mentzer 1999). Kiểm tra các thang đo về tính đơn hướng là quan trọng trước khi kiểm tra độ tin cậy vì độ tin cậy không đảm bảo tính đơn hướng mà chỉ là giả định tính đơn hướng đã tồn tại (Hair và cộng sự, 1998). Việc đảm bảo cho mỗi tập hợp các biến được thiết kế để đo lường một khái niệm duy nhất đạt được tính đơn hướng là hết sức cần thiết. Trong CFA, độ phù hợp của mô hình với dữ liệu là điều kiện cần và đủ để xác định một tập các biến có đạt tính đơn hướng hay không. Giá trị hội tụ: được đánh giá dựa vào hệ số hồi quy nhân tố của từng biến của khái niệm tiềm ẩn nếu nó là đơn hướng. Nếu khái niệm tiềm ẩn là đa hướng thì giá trị hội tụ của khái niệm tiềm ẩn sẽ đạt yêu cầu khi giá trị hội tụ cho từng thành phần đều đạt. Theo Anderson và Gerbing (1998), giá trị hội tụ được đánh giá dựa vào 2 tiêu chí: thứ nhất, hệ số hồi quy nhân tố có ý nghĩa thống kê và các trọng số chuẩn hóa của thang đo có giá trị ≥ 0,5, và mô hình phù hợp với dữ liệu. Giá trị phân biệt: bao gồm giá trị phân biệt giữa các thành phần trong cùng một khái nghiên cứu (within – construct discriminant validity) và giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu (across- construct discriminant validity) (Bagozzi và Foxall, 1996). Giá trị phân biệt nhờ phân tích CFA sẽ đạt yêu cầu nếu thỏa mãn các tiêu chí sau: thứ nhất, tương quan giữa hai thành phần của một khái niệm hay giữa hai khái niệm nhỏ hơn 1 một cách có ý nghĩa, và mô hình thỏa mãn độ phù hợp với dữ liệu. Sau khi kiểm định các thang đo bằng CFA, các biến đo lường nếu không phù hợp sẽ bị loại, và điều chỉnh mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu nghiên cứu trước khi thực hiện các kiểm định tiếp theo. 3.4.2.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, luận án sử dụng mô hình cấu trúc mạng SEM (Structural Equation Modeling).Bởi vì, Mô hình cấu trúc mạng SEM thường là một phức hợp giữa một số lượng lớn các biến quan sát và biến tiềm ẩn, các phần dư và sai số. Chính vì vậy, mô hình SEM cho phép kiểm định các giả thuyết về các mối quan hệ nhân quả có phù hợp với dữ liệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_van_nghien_cuu_moi_quan_he_giua_ky_nang_lanh_dao_va_hie.docx
Tài liệu liên quan