MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt luận văn iii
Mục lục vi
Danh mục bảng viii
Danh mục biểu ix
Danh mục đồ thị ix
Danh mục chữ viết tắt x
Phần thứ nhất ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
Phần thứ hai CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số khái niệm liên quan 5
2.2 Cơ sở thực tiễn 32
2.2.1 Môi trường đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ở các nước trên thế giới 32
2.2.2 Môi trường đầu tư ở Việt Nam 35
Phần thứ ba PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
3.1 Phương pháp nghiên cứu 38
3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu 38
3.1.2 Phương pháp phân tích số liệu 38
3.1.3 Hệ thống chỉ tiêu 39
Phần thứ tư KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
4.1 Thực trạng đầu tư của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn 41
4.1.1 Thực trạng đầu tư phân theo loại hình doanh nghiệp 41
4.1.2 Thực trạng đầu tư phân theo lĩnh vực 43
4.1.3 Thực trạng đầu tư phân theo vốn 47
4.1.4 Cơ cấu vốn đầu tư của các doanh nghiệp 50
4.2 Hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp 53
4.2.1 Hiệu quả đầu tư phân theo loại hình doanh nghiệp 53
4.2.2 Hiệu quả đầu tư phân theo lĩnh vực 54
4.2.3 Hiệu quả đầu tư phân theo quy mô vốn 55
4.3 Đánh giá môi trường đầu tư của các doanh nghiệp 55
4.3.1 Môi trường đầu tư phân theo loại hình doanh nghiệp 55
4.3.2 Môi trường phân theo lĩnh vực đầu tư 57
4.3.3 Môi trường phân theo quy mô vốn đầu tư 60
4.3.4 Nhận xét chung 61
4.3.5 Cho điểm các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của các doanh nghiệp 66
4.3.6 Phân tích điểm mạnh điểm yếu của các công ty 69
4.4 Phương hướng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 73
4.5 Giải pháp 74
Phần thứ năm KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 76
5.1 Kết luận 76
5.2 Khuyến nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu môi trường đầu tư của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.1 Khái niệm
Thế nào là một doanh nghiệp ? Từ này bắt nguồn từ tiếng Pháp “entreprendre” có nghĩa là “đảm nhận” hay ”hoạt động “. Do đó một nhà doanh nghiệp thường được dùng để chỉ những người chấp nhận rủi ro để khởi đầu một công việc kinh doanh nhỏ.
Tuy nhiên khi cân nhắc việc trước đây (khoảng vài thế kỉ trước), các doanh nghiệp tập thể bao giờ cũng có nhiều ảnh hưởng hơn bất kì một Chính phủ quốc gia nào và được dễ dàng coi như là “những nhà sáng tạo ra thế giới hiện đại” thì định nghĩa này vẫn chưa đầy đủ.
Một trong những định nghĩa đầy đủ về nhà doanh nghiệp bao gồm các yếu tố sau :
- Phối hợp những lợi thế đang có theo một cách mới và hiệu quả hơn.
- Tạo ra nhiều giá trị hơn từ những nguyên thiệu thô và nhân lực và trước đây bị coi là vô ích.
- Cải thiện những gì đã xuất hiện với việc sử dụng các kĩ thuật mới.
- Di chuyển tài nguyên kinh tế ra khỏi khu vực năng xuất thấp tới khu vực sản xuất hiệu quả và lớn hơn.
- Có phương pháp tìm kiếm và hưởng ứng lại những nhu cầu chưa được thoả mãn và các đòi hỏi của khách hàng.
Sau đây là các quan điểm về doanh nghiệp
Quan điểm nhà tổ chức: doanh nghiệp là một tổng thể các phương tiện, máy móc thiết bị và con người được tổ chức lại nhằm đạt một mục đích.
Quan điểm lợi nhuận: doanh nghiệp là một tổ chức sản xuất, thông qua đó, trong khuôn khổ một tài sản nhất định, người ta kết hợp nhiều yếu tố sản xuất khác nhau, nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ để bán trên thị trường và thu khoản chênh lệch giữa giá thành và giá bán sản phẩm.
Quan điểm chức năng: doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện một, một số, hoặc tất cả các công đoạn trong quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi.
Quan điểm lý thuyết hệ thống: doanh nghiệp là một bộ phận hợp thành trong hệ thống kinh tế, mỗi đơn vị trong hệ thống đó phải chịu sự tác động tương hỗ lẫn nhau, phải tuân thủ những điều kiện hoạt động mà Nhà nước đặt ra cho hệ thống kinh tế đó nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng của xã hội.
Từ đó rút ra “Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh được tổ chức, nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, thông qua đó để tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở tôn trọng luật pháp của Nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng”.
Hay theo giáo trình Quản trị doanh nghiệp. NXB Đại học Sư phạm 2006. Trang 10.
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
2.1.1.7.2 Những đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nói chung
Mang chức năng sản xuất kinh doanh.
Tối đa hóa lợi nhuận là mục têu kinh tế cơ bản, bên cạnh các mục tiêu xã hội.
Phải chấp nhận sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
2.1.1.7.3 Các loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội do Nhà nước giao.
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp mà trong đó, tài sản của nó là thuộc sở hữu một cá nhân duy nhất.
Doanh nghiệp chung vốn hay Công ty
Đây là loại hình doanh nghiệp mà các thành viên sẽ cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn đã góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty. Có 02 hình thức công ty chính là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Ngoài ra còn có một hình thức công ty khác là công ty dự phần. Công ty loại này không có tài sản riêng, không có trụ sở riêng và thông thường hoạt động của nó dựa và tư cách pháp nhân của một trong các thành viên.
Hợp tác xã
Hợp tác xã là 01 tổ chức kinh tế tự chủ do người lao động có nhu cầu và lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn đầu tư, góp sức lập ra theo qui định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.1.8 Khái niệm doanh nghiệp nông nghiệp(DNNN)
2.1.1.8.1 Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường, DNNN là đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trong nông nghiệp, bao gồm một tập thể người lao động có sự phân công và hiệp tác lao động để khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố, các điều kiện tự nhiên của sản xuất nông nghiệp (như đất đai, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện tự nhiên, kinh tế khác…) nhằm sản xuất ra nông sản hàng hoá và thực hiện dịch vụ theo yêu cầu của xã hội đảm bảo có lãi và lấy đó làm hoạt động chính. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp. 2006. Trang 6
2.1.1.8.2 Đặc trưng của DNNN
DNNN cũng như các doanh nghiệp khác có chung các đặc điểm như là chủ thể của kinh tế thị trường, là tổ chức kinh tế tự chủ sản xuất kinh doanh, có tư cách pháp nhân kể tư ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật. DNNN còn có các đặc trưng sau:
- Sản xuất ra các nông sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ có liên quan đến nông nghiệp.
- Đối tượng kinh doanh là cây trồng, vật nuôi.
- Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt.
- Sản xuất của doanh nghiệp chịu sự tác động trực tiếp và bị ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên.
- Sản xuất của doanh nghiệp còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán nên tỷ trọng hàng hoá thấp.
Ngoài ra DNNN còn có một số đặc trưng khác như:
- DNNN trực tiếp đáp ứng nhu cầu nông sản phẩm và dịch vụ của xã hội theo cơ chế thị trường, góp phần phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
- DNNN là đơn vị phân phối trực tiếp các khoản: tiền lương của người lao động, chi phí tư liệu sản xuất, tiền lãi và lợi tức, thuế và các khoản đóng góp cho xã hội.
- DNNN là tổ chức kinh tế có quá trình hình thành, tồn tại, phát triển và tiêu vong. Ở điểm này doanh nghiệp được coi như một cơ thể sống.
- Doanh nghiệp là hệ thống mở, có liên quan và quan hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài như môi trường kinh tế, tự nhiên, chính trị, văn hoá, xã hội, đầu tư, quốc tế… Giáo trình Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp. NXB nông nghiệp 2006. Trang 6 – trang 7
2.1.1.9 Vai trò của môi trường đầu tư trong quá trình thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Nông nghiệp Việt Nam muốn phát triển toàn diện và hiện đại, bền vững thì cần phải có các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm… Thế nhưng, hiện nay số doanh nghiệp nông thôn còn quá ít so với tổng số doanh nghiệp của cả nước.
Thực tế cho thấy, nông nghiệp hiện vẫn là một lĩnh vực chịu nhiều tác động rủi ro của thời tiết, khí hậu, thiên tai, chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thị trường... Thêm vào đó, hoạt động nông nghiệp đòi hỏi phải sử dụng nhiều diện tích đất đai, trong khi đất đai tại các địa phương đã được giao cho các hộ dân sử dụng ổn định lâu dài, nên doanh nghiệp không có đủ điều kiện để phát triển và mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng yếu kém, giao thông khó khăn, điện thiếu ổn định... khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa thật thuận lợi.
Thực sự, khu vực nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam đang "thèm" các nguồn vốn đầu tư. Đồng thời là lĩnh vực sinh lời thấp, chi phí cao và nhiều rủi ro. Mặc dù thời gian qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Trong đó, chính sách riêng để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn vẫn còn hạn chế. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp vay vốn, thuế, đất đai, cải cách thủ tục hành chính... nhằm cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nhiều hơn nữa các doanh nghiệp tham gia vào khu vực này.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Môi trường đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ở các nước trên thế giới
2.2.1.1 Môi trường đầu tư ở Trung Quốc
Theo kết quả một cuộc khảo sát do A.T. Kearney - một trong số những công ty tham vấn nổi tiếng toàn cầu - tiến hành, Trung Quốc đã trở thành quốc gia được giới đầu tư đánh giá cao nhất trong vòng 7 năm qua. Khảo sát cho thấy, các nhà đầu tư trên Thế giới thích đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ở khu vực Đông Âu. Tuy nhiên, trong số đó, Trung Quốc được cho là điểm đầu tư hấp dẫn nhất… Khoảng một nửa các nhà đầu tư cho biết, họ dự tính trong vòng 3 năm tới sẽ tăng chi phí cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Hơn 40% nhà đầu tư cho biết họ sẵn sàng đẩy mạnh nghiên cứu và đầu tư ở Trung Quốc và Ấn Độ ính%20sách%20đầu%20tư/577/7875
.
Cho đến nay Trung Quốc đã gần 20 năm mở cửa và đổi mới. Kể từ ngày mở cửa (năm 1979) đến tháng 11/1997, Trung Quốc đã thiết lập được 302,4 ngàn xí nghiệp liên doanh với tổng số vốn đầu tư nước ngoài là 593,42 tỷ USD (86,6% số vốn này huy động được trong thời gian 1992-1997), trong đó vốn thực được sử dụng mới có 216,6 tỷ USD. Trung Quốc thu hút được vốn đầu tư của trên 170 nước và vùng lãnh thổ. Số doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với Trung Quốc thực tế còn hoạt động ở đây là trên 145 ngàn doanh nghiệp, tạo ra cho Trung Quốc 17,5 triệu chỗ làm việc.
Năm qua kim ngạch ngoại thương của các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài đạt 152,6 tỷ USD so với 137,1 tỷ USD năm 1996; kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng đạt 74,9 tỷ USD, tăng 21,7%. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1997, thị phần của các xí nghiệp liên doanh chiếm 39%. Những điều nói trên cho phép Trung Quốc đứng hàng thứ nhất trong các nước đang phát triển và thứ 2 thế giới (sau Mỹ) về thu hút vốn đầu tư nước ngoài hiện nay.
Các nhà kinh tế thế giới cho rằng, Trung Quốc đạt được như vậy trước hết là nhờ cơ chế chính sách đầu tư, sau nữa là nhờ tiềm năng tài nguyên và thị trường nội địa Trung Quốc hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Về tiềm năng tài nguyên, đất rộng, dân đông, thì nhiều người trong số chúng ta đã biết, cho nên ở đây chỉ đề cập đến một số biện pháp huy động vốn đầu tư nước ngoài của đất nước trên một tỷ dân này.
Về mặt tổ chức, trước hết Trung Quốc công bố các vùng và ngành khuyến khích đầu tư; các vùng và ngành được phép đầu tư; các vùng và ngành hạn chế đầu tư; các ngành và vùng cấm nhận vốn đầu tư nước ngoài.
Ngoài các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài ở khắp các vùng lãnh thổ được phép của Nhà nước, Trung Quốc còn tổ chức các khu chế xuất với các tên khác nhau như: các vùng đặc khu kinh tế, vùng kinh tế kỹ thuật phát triển... Hiện nay có 5 vùng đặc khu kinh tế, gồm Thẩm Quyến, Sán Đầu, Chu Hải, Ma Cao, Hải Nam và 32 vùng kinh tế – kỹ thuật phát triển. Quy chế tổ chức, quản lý hành chính của 2 loại vùng này đều giống với quy chế chung của Nhà nước ở các vùng nội địa, chỉ khác nhau ở quy chế quản lý kinh tế thuộc thẩm quyền Chính phủ địa phương.
Ngoài ưu đãi địa phương, các nhà đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc còn được hưởng quy chế ưu đãi chung của Nhà nước. Nếu đầu tư vào các vùng, ngành doanh lợi thấp (như vào nông nghiệp, nông thôn, miền núi) thì người nước ngoài sẽ được miễn hoàn toàn hay một phần thuế trong 5 năm đầu hoạt động, trong 10 năm tiếp theo có thể được miễn giảm 15-30% thuế thu nhập tùy thuộc vào vùng, ngành cụ thể. Nếu sau khi đã đầu tư trên 5 triệu USD hay đã cung cấp công nghệ tiên tiến mà lại hoạt động liên doanh với xí nghiệp quay vòng vốn chậm, thì nhà đầu tư này có thể xin miễn hoàn toàn hay một phần thuế cho hoạt động của mình
.
2.2.1.2 Môi trường đầu tư ở Thái Lan
Mở cửa thị trường khi thích hợp: Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu tư, thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong nước để phát triển ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm, thông qua việc mở cửa cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh. Về tiếp cận thị trường xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan là người đại diện thương lượng với Chính phủ các nước để các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu thực phẩm chế biến. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ tầng như: Cảng kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; Xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xúc tiến công nghiệp là trách nhiệm chính của Cục xúc tiến công nghiệp (Department of Industrial Promotion), thuộc Bộ Công nghiệp. Tuy nhiên, việc xúc tiến và phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan do nhiều cơ quan nắm giữ như: Cục Xúc tiến nông nghiệp (Department of Agricultural Promotion) thuộc Bộ Nông nghiệp và hợp tác xã (Ministry of Agriculture and Cooperative - MAC), Cục Hợp tác xã (Department of Cooperatives) thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã giúp nông dân xây dựng hợp tác xã để thực hiện các hoạt động, trong đó có chế biến thực phẩm, Cục Thủy sản (Department of Fishery) thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã giúp đỡ nông dân từ nuôi trồng, đánh bắt đến chế biến thủy sản, Cơ quan Tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp (Office of Industrial Product Satndard) thuộc Bộ Công nghiệp xúc tiến tiêu chuẩn hoá và hệ thống chất lượng, Cơ quan Phát triển công nghệ và khoa học quốc gia (National Science and Technology Development Agency) xúc tiến việc áp dụng khoa học và công nghệ cho chế biến, Bộ Đầu tư (Board of Invesment – BOI) xúc tiến đầu tư vào vùng nông thôn.(
2.2.1.3 Môi trường đầu tư ở Philippin
Hiện nay, Philippins đang tăng cường đầu tư, cải cách ngành nông nghiệp với các khoản đầu tư lớn nhằm "đại tu" ngành nông nghiệp nhằm giúp đất nước đối mặt với giá lúa gạo gia tăng có thể gây ra sự bất ổn xã hội. Tổng thống của nước này, Arroyo đã tổ chức cuộc họp cấp cao về lương thực với các quan chức hàng đầu nước này để đề ra kế hoạch chấn hưng ngành nông nghiệp, vốn lâu nay hoạt động kém hiệu quả và lao đao bởi nạn tham nhũng. Kế hoạch của họ là chi hàng trăm triệu USD vào các dự án, từ tạo ra các giống cây cao sản tới mở rộng hệ thống thủy nông và xây dựng đường xá cũng như cầu cảng mới
.
Chính phủ Philippines đã bắt đầu thương lượng với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) để vay 70 triệu đô la Mỹ cho một dự án nâng cao năng suất cho ngành nông nghiệp của nước này nhằm nâng cao sản lượng nông nghiệp để kiểm soát giá gạo cũng như giá các mặt hàng nông sản khác
. Số tiền này dự kiến sẽ được sử dụng vào các dự án cải thiện cơ cở hạ tầng, năng lực công nghệ để gia tăng năng suất nông nghiệp. Sản lượng lương thực của Philippin đã tăng đều đặn kể từ năm 2001 và đạt mức cao kỷ lục 16,24 triệu tấn năm 2007.
2.2.2 Môi trường đầu tư ở Việt Nam
Theo khảo sát về môi trường đầu tư của các địa phương do Tổng cục Thống kê phối hợp với Ngân hàng Thế giới thực hiện năm 2006 trên gần 9.500 doanh nghiệp, tương đương 8,3% tổng số doanh nghiệp tại 63 tỉnh thành cho thấy Hà Nội đứng thứ 50 về môi trường đầu tư trong tổng số 63 địa phương được khảo sát. Nổi bật trong danh sách các địa phương có môi trường đầu tư thuận lợi hầu hết là các tỉnh phía Nam, trong đó có một số tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tây Ninh, Bình Phước. Phía Bắc chỉ tỉnh Vĩnh Phúc lọt vào "top" 5 môi trường đầu tư thuận lợi nhất.
Các doanh nghiệp cũng tỏ ra không mấy lạc quan về môi trường pháp lý tại các địa phương. Chỉ 18% doanh nghiệp tin rằng họ sẽ được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp thương mại, gần một nửa doanh nghiệp được hỏi khẳng định họ rất khó tiếp cận thông tin và các văn bản pháp luật của địa phương. Hà Nội cũng đứng vị trí thứ tư trong danh sách các địa phương có hệ thống pháp lý kém thuận lợi. Tình trạng tham nhũng vẫn khá phổ biến khi 38% doanh nghiệp khẳng định, các khoản chi không chính thức là phổ biến và hơn 10% doanh nghiệp tiết lộ sử dụng các khoản chi này khi có đoàn thanh tra. Đồng thời, để có được hợp đồng kinh doanh, 15% doanh nghiệp phải dùng đến các khoản chi không chính thức này.
Thực trạng thu hút đầu tư vào NNNT hiện nay còn rất hạn chế. Đây là một địa bàn đầu tư khó khăn, độ rủi ro cao, lợi nhuận thấp. Mặc dù kể từ khi Luật Đầu tư có hiệu lực năm 2000, tình hình đầu tư của các DN về NNNT đã cải thiện đáng kể. Tuy nhiên tính đến nay, đầu tư của khối DN dân doanh vào NNNT mới chiếm 13 - 14% và khối DN FDI mới chiếm 3 - 4% tổng mức đầu tư. Đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thôn trong tình hình mới đang có nhiều cơ hội, đó là diện tích mặt bằng đầu tư thuận lợi, nguồn nguyên liệu dồi dào, chi phí nhân công thấp... Bên cạnh đó, Nhà nước đang có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, thị trường Việt Nam với dân số đông... Tuy nhiên, thực tế việc đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thôn hiện đang còn quá nhiều rào cản. Cơ chế quản lý đất đai nông nghiệp hiện đang tạo ra sự manh mún, gây trở ngại cho phát triển sản xuất quy mô lớn và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng thấp; cơ sở hạ tầng giao thông, điện nước còn nhiều bất cập. Một yêu cầu đặt ra là với những ngành nông nghiệp thế mạnh phải gắn với các DN lớn, mạnh tương xứng. Chúng ta cần có những DN lớn trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, thương mại đối với những ngành này. Bên cạnh đó, một số ngành cũng đang rất phát triển và có tỷ suất lợn nhuận cao như chăn nuôi, chế biến gỗ... Hiện tại, chúng ta đã phải nhập khẩu một lượng lớn gỗ để chế biến các sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ngành nguyên liệu sinh học cũng đang là một trong những ngành khá hấp dẫn về thu hút đầu tư trong xu thế của nền kinh tế thế giới...
Phần thứ ba PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.1.1.1 Số liệu thứ cấp
Tiến hành thu thập số liệu thống kê về tình hình kinh tế, kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp từ các phòng ban của các doanh nghiệp. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số nguồn tài liệu khác như: thực hiện tra cứu sách, báo, tạp chí, niên giám thống kê, các công trình nghiên cứu đã công bố, từ đó lựa chọn, kế thừa và vận dụng có chọn lọc những nội dung phù hợp với đề tài nghiên cứu của mình.
3.1.1.2 Số liệu sơ cấp
Thực hiện thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc tiến hành phỏng vấn trực tiếp người nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua bảng hỏi đã được chuẩn bị trước. Thêm vào đó còn có sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế nông nghiệp bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp. Từ đó tìm hiểu được thông tin về tình hình vốn, đất đai, lao động, cơ sở vật chất… của các doanh nghiệp.
3.1.2 Phương pháp phân tích số liệu
3.1.2.1 Phương pháp thống kê kinh tế
Bao gồm cả thống kê so sánh và thống kê mô tả.
* Thống kê so sánh: Dùng để phân tích, đánh giá so sánh, giữa các thời điểm, thời kỳ; so sánh các chỉ tiêu như nguồn vốn, kết quả của hoạt động đầu tư… qua các năm.
* Thống kê mô tả: Là phương pháp sử dụng các số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối của các hiện tượng để phân tích theo từng góc độ kinh tế, xã hội sau đó tổng hợp để thấy được xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp qua các năm.
Phương pháp này có ưu điểm là nghiên cứu được hiện tượng kinh tế – xã hội số lớn, phức tạp và đa dạng qua đó rút ra được quy luật, đưa ra các giải pháp, định hướng cho một vài năm tiếp theo về sự phát triển của đơn vị về tình hình đầu tư của các doanh nghiệp.
3.1.2.2 Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Dùng để làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, từ đó lựa chọn và đưa ra các giải pháp thích hợp cho việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Các yếu tố
nội bộ DN
Các yếu tố
môi trường
I. Các điểm mạnh (S)
1.
2.
3.
…
II. Các điểm yếu (W)
1.
2.
3.
…
I. Cơ hội (O)
O1S1
… O2S2
... … O3S3
O1W1
… O2W2
... … O3W3
II. Thách thức (T)
T1S1
… T2S2
… … T3S3
T1W1
… T2W2
… … T3W3
Mô hình ma trận SWOT.
3.1.2.3 Phân tích cây vấn đề
Để làm rõ hơn những khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải khi tham gia hoạt động đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
3.1.3 Hệ thống chỉ tiêu
Đề tài này sẽ tập trung đánh giá hiệu quả đầu tư trong các đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp thông qua các chỉ tiêu cơ bản như sau:
- Giá trị sản xuất (GO): GO = TC + VA
Trong đó: TC là tổng chi phí
VA: Giá trị gia tăng
- Chi phí sản xuất kinh doanh.
Tổng chi phí
TC = FC + VC
TC: Tổng chi phí
FC: Chi phí cố định
VC: Chi phí biến đổi
- Giá trị gia tăng (VA)
- Chỉ tiêu phán ánh hiệu quả sản xuất:
Hiệu quả chi phí
+ Tỉ suất giá trị sản xuất theo chi phí (GO/TC)
+ Tỉ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (VA/TC)
Phần thứ tưKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng đầu tư của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
4.1.1 Thực trạng đầu tư phân theo loại hình doanh nghiệp
Qua bảng số liệu 4.1 dưới đây chúng ta thấy được tình hình đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo loại hình doanh nghiệp của thành phố Hà Nội năm sau tăng hơn so với năm trước nhưng tăng không đáng kể. Cụ thể là tổng số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp năm 2007 là 19 doanh nghiệp tăng 26,67% so với năm 2006 và năm 2008 là 22 doanh nghiệp tăng 15,79% so với năm 2007. Nguyên nhân là có sự gia tăng số lượng của các loại hình doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp qua các năm. DNNN vẫn ổn định nhất trong việc đầu tư trong tất cả các loại DN vì ngoài nguồn lực tự có thì hầu hết các dự án của doanh nghiệp đều được sự hỗ trợ từ phía thành phố hoặc liên kết với các đơn vị khác. Trong số các doanh nghiệp nhà nước có công ty TNHH nhà nước một thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội trong cả ba năm đều có dự án đầu tư vào lĩnh vực này.
Biểu 4.1 Số doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp qua 3 năm
Hộp 1: Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư & Phát triển Nông nghiệp Hà Nội (Hadico)
Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư & Phát triển Nông nghiệp Hà Nội (Hadico) là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội có trụ ở tại 136 - Hồ Tùng Mậu - Từ Liêm - Hà Nội, được sát nhập từ nhiều đơn vị của ngành nông nghiệp Thủ đô và thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động ngày càng có hiệu quả, khẳng định hướng đi chiến lược của một ngành nông nghiệp Thủ đô.
Sau khi kiện toàn đổi mới, công ty đã có những bước đột phá trong sản xuất kinh doanh và đạt tốc độ tăng trưởng khá về mọi mặt, đáng kể nhất là việc triển khai các dự án đầu tư nhằm tận dụng tiềm năng sẵn có nhanh chóng đưa quy mô và sức cạnh tranh của công ty tăng lên. Theo định hướng chiến lược đó và với tiềm năng quản lý hơn 500 ha đất Công ty đã có những dự án lớn đang triển khai và quản lý như:
* Dự án đã hoàn thành: Dự án Xây dựng cơ sở ứng dụng sản xuất giống và sản phẩm cây trồng chất lượng cao tại 136 Hồ Tùng Mậu - Từ Liêm - Hà Nội với số vốn đầu tư 24,298 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 12,149 tỷ và vốn Công ty tự có và tự huy động của Công ty là 12,149 tỷ đồng. Dự án Xây dựng, cải tạo, nâng cấp trại giống lúa Yên Khê với số vốn đầu tư là 1,3 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách, Dự án sản xuất thử nghiệm "Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật để sản xuất một số giống cây trồng với số vốn đầu tư 2,9 tỷ đồng. Dự án Xây dựng cơ sở giết mổ gia cầm tập trung tại xã Minh Khai - Từ Liêm - Hà Nội, Dự án Vườn thực vật (GĐ1).
* Dự án đang triển khai: Dự án Chợ đầu mối Minh Khai - Từ Liêm - Hà Nội, Dự án ứng dụng công nghệ cao sản xuất hoa 10 ha tại Tây Tựu - Từ Liêm - Hà Nội.
Năm 2007 số doanh nghiệp nhà nước là 4 tăng 33,33% so với năm 2006 nhưng năm 2008 không có thêm doanh nghiệp nhà nước nào tham gia đầu tư. Năm 2006 có 9 công ty TNHH đầu tư vào nông nghiệp và 3 công ty cổ phần. Tuy nhiên năm 2007 và năm 2008 đã có sự thay đổi đáng kể. Năm 2007 chỉ có 8 công ty TNHH giảm 37,5% so với năm 2006, năm 2008 còn có 5 công ty giảm so với năm 2007 là 11,11%. Ngược lại số lượng công ty cổ phần tăng lên qua 3 năm. Năm 2007 có 5 công ty cổ phần tăng 66,67% so với năm 2006 và năm 2008 là 5 công ty tăng 100% so với năm 2007. Như vậy chúng ta thấy bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước thì các công ty cổ phần cũng đóng góp vào sự phát triển của nền nông nghiệp thủ đô. Các loại hình doanh nghiệp khác như công ty liên doanh, xí nghiệp, doanh nghiệp tập thể hay còn gọi là hợp tác xã chỉ tham gia với số lượng rất khiêm tốn. Năm 2007 có thêm 2 công ty liên doanh tham gia đầu tư tuy nhiên đến năm 2008 thì không có công ty liên doanh nào. Năm 2008 xuất hiện hai loại hình mới mặc dù có quy mô rất ít là 2 xí nghiệp và 1 hợp tác xã.
4.1.2 Thực trạng đầu tư phân theo lĩnh vực
Qua bảng số liệu 4.2 dưới đây chúng ta biết được lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp là những ngành nông nghiệp truyền thống là trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, các dự án dành cho trồng trọt và chăn nuôi cũng giảm dần qua các năm. Cụ thể là số doanh nghiệp đầu tư vào trồng trọt năm 2007 là 6 doanh nghiệp giảm 33,33% so với năm 2006 và năm 2008 là 4 doanh nghiệp giảm 14,29% so với năm 2007. Cũng như ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi năm 2008 có số doanh nghiệp đầu tư giảm so với năm 2007 và 2006. Nguyên nhân dẫn tới việc đầu tư giảm là do hai ngành này mang tính rủi ro cao do ngành trồng trọt phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, ngành chăn nuô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28. BC lan cuoi.doc