Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng lộc và biện pháp kỹ thuật khống chế lộc đông đối với giống vải Hùng Long tại Đồng Hỷ - Thái nguyên, Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn . i

Mục lục .ii

Danh mục các bảng . v

Danh mục các đồ thị .vii

Danh mục các sơ đồ .vii

Danh mục các ảnh . viii

Danh mục các chữ viết tắt . ix

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ . 2

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 4

2.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu thời gian và sinh trưởng của các đợt lộc . 4

2.1.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu biện pháp tác động cơ giới . 4

2.2. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY VẢI . 5

2.2.1. Nguồn gốc cây vải . 5

2.2.2. Một số giống vải chính trên thế giới . 6

2.2.3. Một số giống vải chính của Việt Nam . 8

2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VẢI TRÊN THẾ

GIỚI VÀ VIỆT NAM . 9

2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới . 9

2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại Việt Nam . 12

2.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải ở Thái nguyên, Việt Nam . 15

2.3.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại huyện Đồng Hỷ . 16

2.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NưỚC VỀ CÂY VẢI . 17

2.4.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái . 17

2.4.1.1. Đặc điểm thực vật học . 17

2.4.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây vải . 21

2.4.1.3. Yêu cầu về sinh thái của cây vải . 22

2.4.2. Nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh cây vải . 27

2.4.3. Nghiên cứu về sử dụng chất điều hoà sinh trưởng cho vải . 29

2.4.4. Những nghiên cứu về các biện pháp tác động cơ giới . 31

2.5. NHỮNG KẾT LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TỔNG QUAN . 34

PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 35

3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU . 35

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 35

3.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng lộc của vải Hùng Long . 35

3.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật khống chế lộc đông cho Hùng Long . 35

3.3. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 35

3.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của vải Hùng Long . 35

3.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm khống chế lộc đông, nâng cao năng suất vải Hùng Long . 36

3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU . 38

4.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRưỞNG LỘC

CỦA VẢI HÙNG LONG . 39

4.1.1. Một số yếu tố khí hậu năm 2007-2008 . 39

4.1.2. Nghiên cứu thời gian xuất hiện và sinh trưởng của các đợt lộc . 42

4.1.3. Thời gian xuất hiện và sinh trưởng của lộc đông . 46

4.1.4. Nguồn gốc và phân hóa của lộc xuân năm 2008 . 47

4.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT KHỐNGCHẾ LỘC ĐÔNG . 50

4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa đến năng suất . 50

4.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp khống chế lộc đông cho vải . 57

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 64

5.1. Kết luận . 64

5.2. Đề nghị . 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 66

A. Tài liệu tiếng Việt . 66

B. Tài liệu tiếng Anh . 70

PHỤ LỤC ẢNH . 73

 

pdf81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2931 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng lộc và biện pháp kỹ thuật khống chế lộc đông đối với giống vải Hùng Long tại Đồng Hỷ - Thái nguyên, Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(2005) phun GA3 và IAA phối hợp với Ethrel cho vải Hùng Long, Thanh Hà và Phú Hộ cho thấy: Các công thức thí nghiệm phun chất điều hoà sinh trưởng đều có lượng hoa tổng số giảm, tỷ lệ hoa cái tăng, tỷ lệ đậu quả và năng suất tăng một cách rõ rệt trong đó công thức phun GA3 50 ppm kết hợp với Ethrel cho hiệu quả cao nhấ [6]. Nguyễn Văn Dũng (2004) khi phun các chất điều hòa sinh trưởng và dinh dũng qua lá cho giống vải sớm Yên Hưng làm nâng cao năng suất và chất lượng quả. Công thức phun GA3 50 ppm kết hợp với B 0,1% và ure 0,5% cho khết quả tốt nhất, năng suất cao hơn 90% so với đối chứng [8]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 Đỗ Xuân Bình (2003) [1] khi phun hóa chất Ronstar kết hợp với Ethrel có hiệu quả cao trong việc xử lý những cây vải ra lộc đông, góp phần làm tăng tỷ lệ hoa/chùm và tăng năng suất vải Thanh Hà. Vũ Văn Tùng (2002) [31] khi phun GA3 30 ppm kết hợp IAA 20 ppm đã làm tăng năng suất vải Thanh Hà từ 17 - 24% đối với vải 10 tuổi và từ 19 - 30% ở vải 30 tuổi, nâng cao hiệu quả kinh tế từ 10 -16 triệu đồng/ha. Nguyễn Quốc Hùng (2005) khi sử dụng chất điều hoa sinh trưởng Paclobutrazol (PBZ) ở các nồng độ khác nhau phun cho vải chín sớm Bình Khê cho thấy: Tất cả các cây có xử lý PBZ đều không xuất hiện lộc đông, giảm kích thước chùm hoa, giảm tỷ lệ hoa đực, tăng tỷ lệ hoa cái, tăng tỷ lệ đậu quả và năng suất tăng một cách đáng kể trong năm thí nghiệm đầu tiên [17]. Trong chương trình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, Hoàng Chúng Lằm và cộng sự (2005) đã sử dụng GA3 50 ppm, Grow lá xanh 0,25% và SF- 900 phun cho vải chín sớm Hùng Long kết quả cho thấy phun GA3 50 ppm có tác dụng tốt nhất, làm tăng năng suất và cải tiện chất lượng quả [18]. 2.4.4. Những nghiên cứu về các biện pháp tác động cơ giới Tỉa cành, tạo tán là biện pháp kỹ thuật giúp cho cây vải có được bộ khung tán cân đối, tăng khả năng quang hợp, khả năng chống chịu gió bão, bớt sâu bệnh, chóng ra hoa và đậu quả cao [1], [2], [5]. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc: Biện pháp quan trọng để cho vải năm nào cũng ra hoa là giữ lại lộc thu đúng lúc, khống chế lộc đông. Tuy nhiên trong ba loại lộc thu: lộc thu trên cành hè, lộc thu trên cành cắt ngắn, lộc thhu trên càch quả sau thu hoạch cho thấy lộc thu ra trên cành hè cá số quả đậu trên chùm và năng suất chùm quả cao nhất [12], [46], [51]. Tác giả R.A. Stern và công sự (2005) [63] cho thấy: Nếu cắt tỉa cho vải sớm từ giữa tháng 10 - 11 thì vải nở hoa, tuy nhiên nếu cắt tỉa muộn vào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 tháng 12 - 2 làm cho tỷ lệ số cây trong vườn nở hoa giảm đi và năng suất giảm rỗ rệt. Điều này chứng tỏ đối với cây vải thời vụ thì kết quả có khi ngược lại. Theo tác giả Hieke S, Menzel C.M và công sự (2002): Khi cắt tỉa khoảng 50% số cành của vải và tỉa điều trên toàn cây cho thấy những cây cắt tỉa cho năng suất cao hơn từ 30% - 40% so với cây không cắt tỉa [57]. Hiện nay để giảm bớt sức ép trong mùa thu hoạch vải, đang chú trọng đưa vào cơ cấu giống các giống vải chín sớm nhằm góp phần rải vụ thu hoạch cho người trồng vải. Các giống vải chín sớm thường có đặc điểm là đợt lộc thu thành thực sớm, do đó xác suất bật lộc đông cao làm cho cây không có quả hoặc có thì năng suất cũng rất thấp. Nguyễn Văn Dũng (2005) [10] khi ngiên cứu các biện pháp cắt tỉa thích hợp cho giống chín sớm Yên Hưng cho thấy: Cắt tỉa theo phương pháp bấm đầu cành sau thu hoạch và cắt tỉa theo quy trình của viện Nghiên cứu rau quả có tác dụng điều chỉnh số lượng lộc hữu hiệu, nâng cao chất lượng lộc thu. Cắt tỉa cũng làm tăng tỷ lệ hoa cái, số chùm quả/cây và làm tăng năng suất vải. Hoàng Chúng Lằm (2005) [18] khi nghiên cứu về các biện pháp cắ tỉa cho vải Hùng Long cũng có nhân xét là cắt tỉa theo quy trình của Viện Nghiên cứu rau quả có tác động tích cực đến năng suất vải. Tác giả Hoàng Lâm và công sự (2000) khi nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn bệnh chết rũ cho cây vải thiều kết luận: Nếu cây vải bị bệnh được cắt tỉa đúng kỹ thuật (cắt nhẹ 1/3 tán đồng thời sử dụng với các biện pháp kỹ thuật khác) thì có tới 90% số cây hồi phục bật lộc thu bình thường và 100% số cây này ra hoa và đậu quả trở lại [20]. Ngô Xuân Bình (2005) khi nghiên cứu về các phương pháp cắt tỉa cho cây vải Thanh Hà cũng cho thấy: Biện pháp kỹ thuật cắt tỉa khoảng 10% số đầu cành sau khi thu hoạch có tác dụng tốt nhất đối với năng suất, năng suất vải đạt 27,74 kg/cây so với đối chứng là 16,92 kg/cây [2]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc đốn phớt cành đến sinh trưởng và năng suất vải Thanh Hà của Nguyễn Khắc Thái Sơn (2006) cho thấy: Đốn phớt cành vải sau khi thu hoạch từ 20 - 40 cm có tác dụng tăng đường kính lộc thu tăng số lượng quả trên chùm và tăng năng suất, thời điểm vải chín chậm lại từ 5 - 7 ngày, điều này rất có ý nghĩa với công tác rải vụ thu hoạch cho vải [26]. Bên cạnh công tác cắt tỉa cho vải thì khoanh vỏ có tác động tích cực đến sự nở hoa, tăng tỷ lệ hoa cái, giảm tỷ lệ rụng quả. Để đạt hiệu quả cao, khoanh vỏ nên áp dụng vào thời kỳ cuối của lộc thu, tuy nhiên đối với mỗi giống khác nhau phải có nghiên cứu cụ thể. Ở Trung Quốc giống Feizixiao được khoanh vỏ vào giữa tháng 10 nhưng giống Nuomici và giống Guiwei lại được khoanh vỏ vào tháng 11 và đầu tháng 12 với cành có đường kính 10 cm. nhưng cũng với hai giống vải này người ta lại khoanh vỏ vào tháng 5 với những cành có đường kính 5 cm, vết khoanh vỏ 2 - 4 mm, khoanh làm hai đường xoắn ốc, khoảng cách giữa hai vết khoanh từ 6 - 10 cm. khoanh vỏ có tác dụng làm 100% số cây trong vườn nở hoa so với 75% số cây nở hoa với vườn cây không khoanh vỏ [46],[65]. Kết quả nghiên cứu của C.M. Men Zel và các công sự (1998) [54] cho biết: Cắt khoanh vỏ một đường rộng 0,3 cm trên thân vải từ 8 -10 năm tuổi làm tăng năng suất từ 15 - 40 kg/cây. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Minh Cương và Nguyễn Thị Thanh (2005) [6] thì đối với cây vải có đặc tính sinh trưởng mạnh, đặc biệt là giống vải Phú Hộ thì biện pháp khoanh vỏ có ý nghĩa rõ rệt trong việc làm giảm lộc đông, xúc tiến quá trình phân hoá mầm hoa. Thời gian khoanh vỏ tốt nhất cho vải Thanh Hà là 25/11. Phương pháp khoanh một vòng xoắn ốc trên cây cho năng suất cao đối với cả hai giống Thanh Hà và Phú Hộ. Đỗ Xuân Bình (2003) [1] và Ngô Xuân Bình (2005) [2] khi nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật khoanh vỏ cho cây vải Thanh Hà ở Thái nguyên, Việt Nam và Lục Ngạn cho thấy: Khoanh vỏ bằng cưa có tác dụng tốt nhất đối với sự nở hoa của vải do vậy đã làm tăng năng suất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 2.5. NHỮNG KẾT LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TỔNG QUAN Vải là cây ăn quả yêu cầu khắt khe về điều kiện khí hậu thời tiết. Yếu tố khí hậu và điều kiện đất đai vùng trồng trọt là những nguyên nhân chủ yếu tạo nên năng suất và phẩm chất của cây trồng. Huyện Đồng Hỷ - Thái nguyên, Việt Nam là một trong những khu vực có khí hậu thích hợp cho sinh trưởng của cây vải. Giống vải Hùng Long mới được trồng trên địa bàn huyện những năm gần đây, do vậy cần có những nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng lộc cũng như các biện pháp nhằm khống chế lộc đông cho giống vải Hùng Long được trồng trên địa bàn huyện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 PHẦN III VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu là vườn vải Hùng Long sau trồng 7 năm tuổi được nhân giống bằng phương pháp ghép. - Thời gian nghiên cứu từ tháng 6 - 2007 đến tháng 6 - 2008 - Địa điểm nghiên cứu tại huyện Đồng Hỷ - Thái nguyên, Việt Nam 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trƣởng lộc của vải Hùng Long + Nghiên cứu thời gian xuất hiện và sinh trưởng các đợt lộc của giống vải Hùng Long. 3.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật khống chế lộc đông cho Hùng Long + Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến năng suất vải +Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp không chế lộc đông đến năng suất vải 3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của vải Hùng Long * Nghiên cứu thời gian xuất hiện và sinh trưởng của các đợt lộc Bố trí thí nghiệm: Chọn 10 cây vải có sức sinh trưởng đồng đều. Mỗi cây chọn 4 cành ngang tán theo 4 hướng có đường kính ≥ 2 cm. Khi lộc thu bắt đầu xuất hiện tiến hành đánh dấu lộc và ghi ngày tháng ra lộc. Mỗi cành chọn 5 lộc ở mức trung bình. Theo dõi thời gian sinh trưởng từ khi mọc cho đến khi trở thành cành thuần thục của mỗi đợt lộc, theo dõi thời gian xuất hiện của lộc đông và lộc xuân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 - Đo chiều dài và đường kính cành thuần thục. Chỉ tiến hành trên những lộc đo chiều dài. - Xác định tỷ lệ phân hóa của lộc xuân: nở hoa hoàn toàn, lộc xuân thành cành dinh dưỡng, hoa có lẫn lộc. 3.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm khống chế lộc đông, nâng cao năng suất vải Hùng Long Thí nghiệm 1: Nghiên cứu phƣơng pháp cắt tỉa cho vải Hùng Long Công thức 1: đối chứng (Cắt tỉa những cành tăm, cành dầy) Công thức 2: Cắt tỉa 10% số đầu cành Công thức 3: Cắt tỉa 20% số đầu cành Công thức 4: Cắt tỉa 30% số đầu cành Các công thức thí nghiệm đều cắt tỉa cành tăm, cành dầy như đối chứng. Phương pháp cắt tỉa: trên cây thí nghiệm sau khi đã được tiến hành cắt bỏ những cành tăm, cành dày, cành vượt theo phương pháp cắt tỉa truyền thống, các cành còn lại được cắt tỉa bớt theo số đầu cành trên ngọn. + Chỉ tiêu theo dõi: Mỗi công thức chọn 5 cây, mỗi cây chọn 4 cành về 4 phía, mỗi cành chọn một chùm hoa. Khi hoa nở tiến hành đếm tổng số hoa, hoa cái và hoa lưỡng tính sau đó tính trung bình. - Theo dõi tỷ lệ đậu quả khi hoa tàn, sau rụng quả sinh lý, năng suất khi thu hoạch. - Tỷ lệ đậu quả = (số quả đậu/số hoa cái và hoa lưỡng tính + hoa cái) 100% - Kích thước quả: mỗi chùm lấy ngẫu nhiên 10 quả, dùng thước kẹp đô chiều dài, rộng, tính trung bình. - Tỷ lệ cùi ăn được (%) = (khối lượng cùi/khối lượng quả).100% - Khối lượng quả: cân 10 quả lấy trung bình. Chiều cao quả, đường kính quả đo bằng thước kẹp Panme. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 - Hàm lượng đường tổng số được phân tích tại phòng thí nghiệm trung tâm - VitaminC : Định lượng bằng Ascobic - Chất khô: Sấy đến khối lượng không đổi Thí nghiệm 2: Nghiên cứu biện pháp khống chế lộc đông Công thức 1: Đối chứng (để tự nhiên) Công thức 2: Cuốc gốc (cuốc vòng quanh tán cây, độ sâu 30 cm vào lúc đợt lộc thu thứ 2 thành thục, sau 15 ngày lấp đất lại như cũ) Công thức 3: Phun Ethrel nồng độ 800 ppm lúc xuất hiện lộc đông Công thức 4: Khoanh vỏ (khoanh một vòng xoắn ốc quanh cành cấp I vào 15/11) Phương pháp khoanh vỏ: Sử dụng cưa sắt có lưỡi dày 1 - 1,5mm, khoanh một vòng xung quanh thân cành theo một vòng khép kín, khoanh sâu hết phần vỏ. + Chỉ tiêu theo dõi: Mỗi công thức chọn 9 cây, 3 cây một lần nhắc lại. Mỗi cây chọn 4 cành ngang tán. Theo dõi tỷ lệ xuất hiện lộc đông của các cây thí nghiệm. Khi lộc đông ra cần đánh dấu khi rõ ngày tháng ra lộc. Xác định tỷ lệ % số cây ra lộc đông. Xác định nguồn gốc lộc xuân dựa trên ngày ghi trên lộc. Theo dõi tỷ lệ phân hóa của lộc xuân ở các cây thí nghiệm. Mỗi cây chọn 4 chùm hoa về 4 phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Khi hoa nở tiến hành đếm tổng số hoa, hoa cái. Các chỉ tiêu theo dõi: Tổng số hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính, tính trung bình. Tổng số quả đậu/ chùm khi hoa tàn. Tính trung bình, tính tỷ lệ so với tổng số hoa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 Đếm số quả đậu trên/chùm sau rụng quả sinh lý 1 và 2, năng suất chùm quả khi thu hoạch tính trung bình. Theo dõi năng suất các cây thí nghiệm ngay sau khi thu hoạch. - Kích thước quả: Mỗi chùm lấy ngẫu nhiên 10 quả, dùng thước kẹp đô chiều dài, rộng, tính trung bình. - Tỷ lệ cùi ăn được (%) = (khối lượng cùi/ khối lượng quả) 100% - Khối lượng quả: Cân 10 quả lấy trung bình. Chiều cao quả, đường kính quả đo bằng thước kẹp Panme. - Hàm lượng đường tổng số được phân tích tại phòng thí nghiệm trung tâm - VitaminC: Định lượng bằng Ascobic - Chất khô: Sấy đến khối lượng không đổi 3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm EXCEL và IRRISTART Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 PhÇn IV KÕt qu¶ nghiªn cøu vµ th¶o luËn 4.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG LỘC CỦA VẢI HÙNG LONG 4.1.1. Mét sè yÕu tè khÝ hËu n¨m 2007-2008 Đối với với cây vải các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng lớn đến khả năng ra hoa, tỷ lệ đậu quả và năng suất vải. Cây vải có yêu cầu đặc biệt với nhiệt độ, trong năm phải có điều kiện nhiệt độ hạ thấp, tạo điều kiện ức chế mầm mùa đông, làm cho cành thu sung sức, tích lũy được nhiều dinh dưỡng giúp xúc tiến quá trình phân hóa mầm hoa. Thái Nguyên, Việt Nam là vùng có khí hậu phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây vải, dựa theo nhiệt độ trung bình tháng 1 khí hậu của Thái nguyên, Việt Nam được chia làm 3 vùng: - Vùng lạnh: Ở phía Bắc huyện Võ Nhai là nơi có nhiệt độ trung bình tháng 1 nhỏ hơn 140C. - Vùng lạnh vừa: gồm phía Bắc huyện Định Hóa, Bắc huyện Phú Lương, Nam huyện Võ Nhai là nơi có nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 14-150C - Vùng ấm: Gồm các huyện Đại từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, thành phố Thái nguyên, Việt Nam và phía Nam huyện Định Hóa, nhiệt độ tháng 1 ở vùng này > 150C Theo Trần Thế Tục, Nguyễn Thiện Chính (1999) căn cứ vào nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa thì vùng thích hợp nhất cho cây vải sinh trưởng và phát triển của Thái nguyên, Việt Nam chính là vùng ấm. Vùng này có nhiệt độ bình quân năm trên 220, có 4 tháng nhiệt độ bình quân dưới 200C, lượng mưa năm từ 1400 đến dưới 2000mm, diện tích thích hợp cho cây vải ở vùng này có thể lên tới hơn 10.000 ha. Tuy nằm trong vùng sinh thái thích hợp nhưng năng suất cây vải nói chung và vải chín sớm Hùng Long vẫn chưa thực sự ổn định do nhiều nguyên nhân. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Danh, Nguyễn Thị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Thanh (1999) cho biết: loại đất, tính chất dinh dưỡng của đất ít có ảnh hưởng đến năng suất của cây vải. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả của cây vải chính là điều kiện thời tiết. Nếu hoa nở vào ngày mưa, tiết trời u ám thì khả năng thụ phấn thụ tinh kém dẫn đến tỷ lệ đậu quả thấp. Nếu lúc nở hoa thời tiết quá lạnh thì chùy hoa cũng như hoa sẽ bị phá hủy. Nghiên cứu của Menzel (1995) ở Australia cho thấy: tỷ lệ hoa cái có liên quan đến nhiệt độ, thời kỳ phân hóa hoa nếu nhiệt độ trung bình < 180 C thì tỷ lệ hoa cái tăng, >230 C tỷ lệ hoa cái giảm và >250 C sẽ không nở hoa. Vũ Mạnh Hải (2000) khi đánh giá ảnh hưởng của yếu tố khí hậu đến sinh trưởng và phát triển của giống vải thiều Phú Hộ cho thấy: nhiệt độ thấp và lượng mưa ít trong tháng 11 và tháng 12 là yếu tố hạn chế có ảnh hưởng đến năng suất. Nguyên nhân do giống vải Phú Hộ có nhu cầu lạnh và khô vào giai đoạn phân hóa mầm hoa, mà tháng 11 tháng 12 là bước quyết định chuyển tiếp từ sinh trưởng sinh thực dạng tiền phân hóa hoa. Số liệu các yếu tố khí hậu như giờ nắng, lượng mưa, nhiệt độ trung bình các tháng 11, 12 năm 2007 và tháng 1,2,3 năm 2008 được so sánh với trung bình nhiều năm. Kết quả được trình bày qua đồ thị 4.1, 4.2, 4.3. 16,96 18,21 20,45 22,78 17,9 24,1 20,819,5 13,5 14,4 0 5 10 15 20 25 30 11 12 1 2 3 Tháng Nh iệt độ Nhiệt độ TB Nhiệt độ 07-08 Đồ thị 4.1. Diễn biến nhiệt độ vụ vải năm 2007 - 2008 so với trung bình 6 năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 Qua đồ thị 4.1 cho thấy nhiệt độ trung bình tháng 1 năm 2008 thấp hơn nhiều so với nhiệt độ trung bình 6 năm. Bình quân nhiệt độ tháng 1 của 6 năm từ 2002-2007 của Thái nguyên, Việt Nam là 17,90 C trong khi nhiệt độ tháng 1 năm 2008 chỉ có 14,40C, tháng 2 là 18,210 C thì năm 2008 chỉ có 13,50C. Đối với cây vải điều kiện nhiệt độ lạnh kết hợp với khô sẽ thuận lợi cho quá trình phân hóa và ra hoa cho vải. Nhiệt độ thấp của tháng 1 và tháng 2 của năm 2008 đã có ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của giống vải Hùng Long. Diễn biến của lượng mưa vụ vải năm 2007-2008 so với trung bình 6 năm được trình bày qua đồ thị 4.2. 54.8 26.8 17.5 29 56.83 99 2524 29 12 0 20 40 60 80 100 120 11 12 1 2 3 Lƣ ợn g m ƣa Tháng Lượng mưa 07-08 Lượng mưa TB Đồ thị 4.2. Diễn biến lƣợng mƣa vụ vải năm 2007-2008 so với trung bình 6 năm Lượng mưa của tháng 11 năm 2007 cao hơn hẳn so với lượng mưa trung bình. Tháng 12 và tháng 3 là hai tháng đóng vai trò quan trọng đối với khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả của vải đều có lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm. Lượng mưa tháng 12 năm 2008 chỉ có 12mm, trong khi lượng mưa trung bình nhiều năm là 26,8mm. Tháng 3 là tháng hoa vải nở, lượng mưa năm 2008 chỉ có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 25 mm, kết quả cho thấy vụ vải 2008 có lượng mưa thấp vào lúc hoa nở rộ, tạo điều kiện tốt cho quá trình thụ phấn của vải. 95.5 57.5 29 56.83 124.3 73 29 54 40 134 0 20 40 60 80 100 120 140 160 11 12 1 2 3 G ìơ n ắn g Tháng Giờ nắng TB Giờ nắng 07-08 Đồ thị 4.3. Diễn biến giờ nắng vụ vải năm 2007-2008 so với trung bình 6 năm Đồ thị trên cho thấy tổng số giờ nắng của 2008 không có biến động nhiều so với trung bình nhiều năm, ngoại trừ tháng 12 có số giờ nắng đạt 40 giờ, trong khi số giờ nắng trung bình nhiều năm đạt 95 giờ. 4.1.2. Nghiên cứu thời gian xuất hiện và sinh trƣởng của các đợt lộc * Nghiên cứu thời gian xuất hiện và sinh trƣởng của lộc hè Hàng năm vải ra từ 3-4 đợt lộc, tùy theo giống, tuổi cây, điều kiện chăm sóc mà thời gian xuất hiện của các đợt lộc khác nhau. Quá trình ra lộc của năm trước là tiền đề cho sự ra hoa kết quả của năm sau. Kết quả đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng của cây vải được thể hiện thông qua đánh giá sinh trưởng của các đợt lộc, thí nghiệm theo dõi sinh trưởng lộc được tiến hành từ tháng 6 năm 2007 với các kết quả được trình bày ở bảng 4.1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Bảng 4.1. Thời gian xuất hiện và sinh trƣởng của lộc hè năm 2007 Cây theo dõi Thời gian ra lộc (lộc) Tổng số lộc cây/(lộc) Thời gian từ mọc đến thành thục (ngày) Chiều dài cành thuần thục (cm) Đƣờng kính cành thuần thục(cm) Lộc hè đợt 1 1 6/5/07 45 41 15,56 0,31 3 2/5/07 32 40 14,48 0,33 8 6/5/07 28 42 15,52 0,30 10 2/5/07 37 40 13,80 0,31 TB 35,5 40,8 14,96 0,32 Lộc hè đợt 2 1 30/6 36 40 16,25 0,30 2 15/6 48 36 18,24 0,28 3 30/6 42 40 17,61 0,31 4 15/6 32 36 15,11 0,32 5 15/6 44 36 18,40 0,30 6 15/6 40 36 17,50 0,28 7 15/6 34 36 15,45 0,30 8 30/6 48 40 18,20 0,29 9 20/6 28 40 14,78 0,30 10 30/6 43 40 17,32 0,31 Trung bình 39,5 38,0 16,88 0,30 Số liệu bảng 4.1. cho thấy, vải Hùng Long có hai đợt lộc hè. Đợt lộc hè 1 bắt đầu xuất hiện đầu tháng 5. Chỉ có 4 cây theo dõi có xuất hiện đợt lộc hè 1. Số lộc trung bình trên cành theo dõi đạt 35,5 lộc, chiều dài trung bình lộc là 14,96 cm, đường kính lộc đạt trung bình 0,32 cm. Thời gian vải ra đợt lộc hè 1 vào khoảng đầu tháng 5 thành thục vào tháng 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Sau khi đợt lộc hè 1 thành thục, vải mọc đợt lộc hè 2, 100% số cây theo dõi có đợt lộc hè thứ hai, thời gian xuất hiện lộc hè 2 vào khoảng giữa tháng 6, các cây thành thục đợt lộc hè 1 sau đó mới có lộc hè 2, thời gian xuất hiện muộn hơn vào khoảng cuối tháng 6. Chiều dài đợt lộc hè 2 đạt trung bình 16,88 cm, đường kính lộc đạt trung bình 0,30 cm. Đợt lộc hè thứ hai của vải xuất hiện không đều nhau ở các cây theo dõi. Các cây ra đợt lộc hè 1 có đợt lộc hè 2 muộn hơn. Cụ thể các cây theo dõi số 1, 3, 8, 10 vào khoảng 30/6 mới có đợt lộc hè 2 trong khi các cây còn lại do chỉ có một đợt lộc hè nên 15/6 đã xuất hiện. Đối với cây vải cành mẹ của thường là cành thu và đây cũng là loại cành mẹ tốt nhất, vì sinh trưởng khỏe, tích lũy được nhiều dinh dưỡng, hiệu năng quang hợp cao. Tuy nhiên không phải cứ có cành thu là có quả vì nếu cành thu ra qúa muộn hoặc quá sớm cũng không thể trở thành cành mẹ tốt (Trần Thế Tục, 2004). Nguyễn Quốc Hùng (2005) khi theo dõi sinh trưởng của vải chín sớm Bình Khê cho thấy thời gian xuất hiện các đợt lộc thu quyết định đến tỷ lệ ra hoa của cây. Các cây ra lộc thu vào tháng 8 có tỷ lệ số cây ra lộc đông lên tới 63,3%, số cây có đợt lộc thu ra vào cuối tháng 10, tỷ lệ ra hoa chỉ đạt 20%, tỷ lệ cây ra hoa đạt 93,3% ở các cây ra lộc thu vào tháng 9. Nghiên cứu về sinh trưởng các đợt lộc thu của Ngô Xuân Bình (2005) cũng cho thấy: trong số 609 llọc thu theo dõi năm 2005 của giống vải Thanh Hà thì chỉ có 79,47% lộc thu được mọc ra từ cành hè, còn lại 20,53% được mọc ra từ các cành có nguồn gốc khác nhau, đồng thời chỉ có 41,29% lộc xuân có nguồn gốc từ cành thu, còn lại 20,86% có nguồn gốc từ cành hè. kết quả cho thấy mỗi giống vải khác nhau có nguồn gốc cành xuân mang hoa là khác nhau, vì vậy cần theo dõi sát sao nguồn gốc phát sinh các đợt lộc để tìm ra biện pháp kỹ thuật phù hợp. Kết quả theo dõi thời gian xuất hiện và sinh trưởng của lộc thu được thể hiện qua bảng 4.2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Bảng 4.2. Thời gian xuất hiện và sinh trƣởng của lộc thu năm 2007 Cây theo dõi Thời gian ra lộc (lộc) Tổng số lộc (lộc) Thời gian từ mọc đến thành thục (ngày) Chiều dài cành thuần thục (cm) Đƣờng kính cành thuần thục(cm) 1 10/9/07 82 41 15,56 0,31 2 12/8/07 85 39 13,67 0,32 3 15/9/07 122 43 15,21 0,30 4 6/8/07 115 40 14,48 0,33 5 15/9/07 90 45 14,70 0,31 6 12/9/07 86 38 16,10 0,32 7 8/8/07 98 42 15,52 0,30 8 10/9/07 114 41 14,78 0,33 9 8/8/07 93 40 13,80 0,31 10 15/9/07 87 45 15,82 0,33 Trung bình 97,2 41,4 14,96 0,32 Kết quả theo dõi ở bảng 4.2 cho thấy: Lộc thu xuất hiện trên 100% số cây theo dõi nhưng thời gian ra lộc thu của các cây là không giống nhau. Trong khi cây số 2, 4, 7, 9 xuất hiện đợt lộc thu sớm vào tháng 8 thì số cây còn lại lộc thu xuất hiện vào tháng 9 thành thục vào gần cuối tháng 10. Nguyên nhân khiến cho cây xuất hiện đợt lộc thu sớm hoặc muộn có thể do yếu tố nội tại của cây hoặc do ảnh hưởng của đợt lộc hè. Thời gian từ mọc đến thành thục của hai đợt lộc thu không có sự sai khác rõ rệt, lộc thu đều thành thục khoảng 40 ngày sau khi mọc, chiều dài lộc thành thục trung bình đạt 14,96 cm, đường kính lộc thành thục trung bình đạt 0,32 cm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 4.1.3. Thêi gian xuÊt hiÖn vµ sinh tr•ëng cña léc ®«ng Lộc đông ra tập trung vào giữa tháng 11 đến cuối tháng 12, chỉ có khoảng 20% số cây trong vườn có xuất hiện lộc đông trên toàn cây, 30% số cây xuất hiện lộc đông một phần của cây, thời gian xuất hiện và sự sinh trưởng của lộc đông năm 2007 thể hiện qua bảng 4.3. Bảng 4.3. Thời gian xuất hiện và sinh trƣởng của lộc đông năm 2007 Cây theo dõi Thời gian ra lộc (lộc) Tổng số lộc/cành (lộc) Thời gian từ mọc đến thành thục (ngày) Chiều dài cành thuần thục (cm) Đƣờng kính cành thuần thục (cm) 2 10/11/07 25 50 12,56 0,28 4 10/11/07 32 50 11,38 0,29 7 15/11/07 28 50 12,54 0,28 8 15/11/07 11 45 13,12 0,29 9 15/11/07 34 50 11,90 0,28 Trung bình 26,0 49 12,30 0,28 Ghi chú: Chiều dài, đường kính đo khi lộc đã thành thục Số liệu bảng 4.3 cho thấy lộc đông chỉ xuất hiện trong số 50% cây theo dõi, cây xuất hiện lộc đông nhiều ở các cây số 4 và số 9. Cây số 8 có xuất hiện lộc đông nhưng số lượng lộc ít chỉ có 11 lộc trên cả 4 cành theo dõi. Thời gian từ khi xuất hiện đến khi lộc thành thục là 49 ngày, các chỉ tiêu về đường kính, chiều dài lộc đông đều kém hơn so với lộc thu và hè. Trong giai đoạn kinh doanh, sự phát sinh và sinh trưởng của lộc đông là không có lợi ngoài sự mong muốn của người sản xuất. Lộc đông tiêu thụ nhiều dinh dưỡng, khả năng sinh ra cành quả rất thấp, do đó làm giảm năng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 suất, trở ngại cho việc ra hoa kết quả năm sau, đồng thời là môi trường thuận lợi cho sâu bệnh hại qua đông. Do vậy, biện pháp kỹ thuật hạn chế sự phát sinh phát triển của lộc đông là rất cần thiết. Theo dõi nguồn gốc phát sinh của lộc đông năm 2007 cho thấy: các cây thành thục lộc thu sớm, khả năng cây xuất hiện lộc đông là rất cao. Kết quả được trình bày qua sơ đồ 4.1 : 80,76% 19,24% Sơ đồ 4.1. Nguồn gốc phát sinh lộc đông 2007 Qua sơ đồ 1 cho thấy có 80,76% lộc đông được phát sinh từ những cành thu thành thục sớm, chỉ có 19,24

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_09_NL_TT_KONGSINHRATSAMY.pdf
Tài liệu liên quan