Tồn tại lớn nhất là tình trạng thiếu quy hoạch trong đầu tư, chậm triển khai các kế hoạch đầu tư, những bất cập trong công tác triển khai đầu tư (như thẩm tra, thẩm định, phê duyệt, lựa chọn nhà thầu ), tình trạng sơ hở trong quản lý chất lượng dự án đầu tư và các vấn đề liên quan đến vận hành, bảo dưỡng công trình sau đầu tư, đầu tư dàn trải, manh mún, không đồng bộ. Tình trạng này kéo dài nhiều năm, nhưng chưa có cơ quan chủ trì cùng các ban ngành liên quan đúc rút, đưa ra giải pháp triệt để khắc phục. Mặc dù chấp hành đúng các chính sách chung của Nhà nước về ĐTXD là yếu tố tiên quyết, nhưng việc nghiên cứu tổng thể để có một cơ chế cụ thể, trong đó có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, có sự thống nhất trong nhận thức và có phương án phối hợp chặt chẽ hơn giữa các chủ thể liên quan cũng là một yếu tố quan trọng, đưa công tác ĐTXD vào nề nếp và qua đó nâng cao hiệu quả ĐTXD trên địa bàn.
107 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hố Đồng Hới thời gian qua được thực hiện theo mô hình như sơ đồ 2.1 dưới đây:
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức quản lý dự án ĐTXD sử dụng vốn NSNN
trên địa bàn thành phố Đồng Hới
Uû ban nh©n d©n
tØnh Qu¶ng B×nh
Së X©y dùng
tØnh Qu¶ng B×nh
Së KÕ ho¹ch & ®Çu
t tØnh Qu¶ng B×nh
Së Tµi chÝnh
tØnh Qu¶ng B×nh
Kho b¹c Nhµ níc
tØnh Qu¶ng B×nh
C¸c phßng, ban
chuyªn m«n
TP. §ång Híi
Phßng Tµi chÝnh
- KÕ ho¹ch
TP. §ång Híi
Phßng Qu¶n lý ®« thÞ
Uû ban nh©n d©n
TP. §ång Híi
TP. §ång Híi
C¸c nhµ t vÊn, nhµ thÇu x©y dùng
Chñ ®Çu t
2.2. Thực trạng sử dụng vốn NSNN trong hoạt động đầu tư xây dựng tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2004 - 2008
2.2.1. Tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn thành phố Đồng Hới giai đoạn 2004 - 2008
Thu chi ngân sách không phải là chỉ tiêu duy nhất thể hiện tiềm lực của nền kinh tế. Nhưng các chỉ tiêu tài chính này phản ánh bức tranh toàn cảnh về nền KT - XH và chính sách tài chính trong thời kỳ đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của thành phố.
Hàng năm, thành phố đã có kế hoạch xây dựng dự toán thu, chi ngân sách hợp lý, từng bước khoán thu, khoán chi cho từng đơn vị trực thuộc. Tăng cường việc quản lý, phát triển và khai thác tốt mọi nguồn thu. Làm tốt công tác kiểm tra, chống trốn thuế, gian lận thương mại để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tăng thêm nguồn thu ngân sách. Tổng thu ngân sách bình quân hàng năm tăng 35,07%.
Bảng 2.3: Tình hình thu chi ngân sách thành phố Đồng Hới
giai đoạn 2004 - 2008
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Bình quân giai đoạn 2004-2008 (%)
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng thu
73.501
91.070
101.980
124.382
226.937
135,07
- Thu từ ngân sách địa phương
28.772
54.769
60.420
70.920
161.689
129,00
- Thu bổ sung từ ngân sách
39.755
30.334
36.802
48.706
55.030
108,40
- Kết dư ngân sách
4.974
5.967
4.758
4.756
10.218
123,00
Tổng chi
63.552
70.075
92.464
103.014
164.186
122,40
- Chi ngân sách địa phương
55.485
64.346
83.521
92.676
155.907
125,00
- Chi bổ sung cho xã
8.067
5.729
8.943
10.338
8.279
104,60
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Số liệu ở bảng 2.3 cho thấy, tổng thu trên địa bàn tăng dần qua các năm cụ thể năm 2004 là 73.501 triệu đồng, năm 2008 là 226.937 triệu đồng tương ứng tăng giai đoạn này là 135,07%. Riêng năm 2008 tăng 132.917 triệu đồng so với năm 2004, trong đó chủ yếu thu từ ngân sách địa phương và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ trọng cao, trên 95% tổng thu trên địa bàn.
Nguồn thu ngân sách thành phố năm 2008 tăng mạnh so với những năm trước là nhờ nguồn thu tiền sử dụng đất và thu lệ phí trước bạ. Trong những năm gần đây, nhất là năm 2007 và năm 2008, thành phố Đồng Hới đã có phương án tập trung đầu tư cho các công trình hạ tầng khu đất ở, sau đó đấu giá quyền sử dụng các lô đất trong dự án và lấy nguồn thu để đầu tư cho các công trình hạ tầng xã hội khác.
Như vậy chính sách “đổi đất lấy hạ tầng” của thành phố bước đầu đã đạt được kết quả đáng kể. Nhờ nguồn thu này mà thành phố có thêm ngân sách để đầu tư trên tất cả các lĩnh vực, nhất là đầu tư xây dựng các công trình, góp phần thay đổi bộ mặt của thành phố ngày càng khang trang hơn.
Biểu đồ 2.3: Tình hình thu ngân sách thành phố Đồng Hới
giai đoạn 2004 - 2008
Theo đó, tổng chi ngân sách thành phố Đồng Hới năm 2008 cũng tăng mạnh, nhất là chi cho ngân sách địa phương. Năm 2007 chi 92.676 triệu đồng nhưng đến năm 2008 chi 155.906 triệu đồng, tăng 68,2% so với năm 2007.
Biểu đồ 2.4: Tình hình chi ngân sách thành phố Đồng Hới
giai đoạn 2004 - 2008
2.2.2. Chính sách nguồn vốn, phân bổ vốn ĐTXD
Trong giai đoạn 2004 - 2008, thành phố huy động một lượng vốn tương đối lớn cho hoạt động ĐTXD. Nguồn vốn do thành phố quản lý tăng dần qua các năm, năm 2004 toàn thành phố huy động 36.853 triệu đồng, đến năm 2008 là 82.154 triệu đồng, gấp gần 2,23 lần.
Bảng 2.4: Nguồn vốn đầu tư phát triển thành phố Đồng Hới
giai đoạn 2004 - 2008
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Bình quân giai đoạn 2004-2008 (%)
2004
2005
2006
2007
2008
I. Phân theo hình thức quản lý
231.331
271.772
265.212
297.006
324.424
100,17
- TW quản lý
17.000
15.000
32.951
35.960
55.620
119,26
- Tỉnh quản lý
177.478
183.772
156.210
183.720
186.650
101,55
- Thành phố quản lý
36.853
73.000
76.051
77.326
82.154
122,04
II. Phân theo nguồn vốn
231.331
271.772
265.212
297.006
324.424
100,17
- Vốn NSNN
147.574
187.409
221.990
249.936
270.560
103,00
- Vốn dự án
30.396
30.639
28.560
30.681
32.284
101,33
- Vốn tín dụng
42.560
42.680
0
0
0
0
- Vốn nhân dân đóng góp
2.241
2.524
5.082
5.460
5.960
126,11
- Vốn khác
8.560
8.520
9.580
10.929
15.620
113,80
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Nguồn vốn NSNN được đầu tư vào các dự án không hoặc ít có khả năng thu hồi vốn (vốn phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội) và các dự án khác của thành phố như: đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, điện, trường học, các công trình văn hoá, thể thao...
Qua số liệu ở bảng 2.5 cho thấy, nguồn vốn ngân sách Nhà nước chiếm 76,8%, vốn dự án chiếm 11,09% còn lại là vốn tín dụng, vốn nhân dân đóng góp và các loại vốn khác. Có thể khẳng định rằng nguồn vốn NSNN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng đầu tư trên địa bàn, là công cụ để thành phố thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, các vùng thông qua phân bổ VĐT, tạo ra một khối lượng cơ sở hạ tầng lớn, tăng mức sống của nhân dân thông qua việc đầu tư các công trình phúc lợi xã hội trên địa bàn.
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển thành phố Đồng Hới giai đoạn
2004 - 2008 phân theo cấp quản lý và nguồn vốn
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Năm
Bình quân giai đoạn 2004-2008
2004
2005
2006
2007
2008
I. Phân theo hình thức quản lý
100
100
100
100
100
100
TW quản lý
7,35
5,52
12,42
12,11
17,14
10,91
Tỉnh quản lý
76,72
67,62
58,90
61,86
57,53
64,53
Thành phố quản lý
15,93
26,86
28,68
26,04
25,32
24,57
II. Phân theo nguồn vốn
100
100
100
100
100
100
Vốn NSNN
63,79
68,96
83,70
84,15
83,40
76,80
Vốn dự án
13,14
11,27
10,77
10,33
9,95
11,09
Vốn tín dụng
18,40
15,70
0,00
0,00
0,00
6,82
Vốn nhân dân đóng góp
0,97
0,93
1,92
1,84
1,84
1,50
Vốn khác
3,70
3,13
3,61
3,68
4,81
3,79
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện nay, nhu cầu về vốn đầu tư rất lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách quá ít, không thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư các dự án trên địa bàn thành phố Đồng Hới. Bên cạnh đó nguồn vốn huy động trong dân cư, tín dụng ưu đãi, doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ, quy hoạch chưa ổn định nên việc thu hút vốn đầu tư vào thành phố chưa cao. Vì vậy với lượng vốn từ NSNN có hạn, việc quản lý và sử dụng vốn như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất là vấn đề đang được các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố quan tâm.
Ngoài phân theo cấp quản lý và nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư phát triển do thành phố quản lý còn được phân theo các ngành cụ thể theo bảng 2.6 dưới đây:
Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển do thành phố Đồng Hới quản lý
giai đoạn 2004 - 2008 phân theo các ngành
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Ngành kinh tế
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng nguồn vốn
231.331
271.772
265.212
297.006
324.424
1
Dịch vụ
120.084
141.321
137.910
155.037
169.674
2
Công nghiệp - xây dựng
90.682
106.806
104.759
118.208
132.365
3
Nông - lâm - ngư nghiệp
20.565
23.644
22.543
23.760
22.385
(Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Đồng Hới năm 2008)
2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ NSNN trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2004 - 2008
Nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT là một trong những biện pháp cực kỳ quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao một cách bền vững. Số lượng vốn là rất quan trọng, nhưng hiệu quả đầu tư còn quan trọng hơn. Hiệu quả đầu tư được thể hiện tổng hợp ở hệ số ICOR. Hệ số ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp, ngược lại, ICOR càng thấp thì hiệu quả vốn đầu tư càng cao.
Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn NSNN cho ĐTXD do thành phố Đồng Hới
quản lý giai đoạn 2004 - 2008
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
1
Vốn NSNN cho ĐTXD
tr.đồng
23.509
50.341
63.655
65.070
68.516
2
GDP
tr.đồng
110.712
282.246
340.962
338.270
344.260
3
Tăng trưởng GDP
%
11,0
11,7
12,5
13,2
14,0
4
Tỷ lệ vốn ĐTXD/GDP
%
21,23
17,84
18,67
19,24
19,90
5
ICOR Thành phố Đồng Hới
%
1,93
1,52
1,49
1,46
1,42
(Nguồn: Báo cáo tình hình KT - XH thành phố Đồng Hới giai đoạn 2004 - 2008)
Từ bảng số liệu ta thấy, năm 2004 có tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng/GDP cao, nhưng kinh tế của thành phố Đồng Hới phát triển với biểu hiện thiếu bền vững, đó là đầu tư cao nhưng hiệu quả đầu tư thấp thể hiện qua chỉ số ICOR cao. Tuy nhiên, những năm sau đó lại có xu hướng đổi chiều, đặc biệt bắt đầu từ năm 2006, Đồng Hới dùng vốn NSNN cho đầu tư xây dựng ngày càng hiệu quả. Đây là vấn đề cần được phân tích thấu đáo để thấy rõ hơn về hiệu quả và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Năm 2006 cũng là năm sử dụng vốn đầu tư xây dựng của Đồng Hới thể hiện hiệu quả rõ rệt với chỉ số ICOR khá thấp bên cạnh nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá cao, đây cũng là điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao một cách bền vững khi hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có xu hướng tăng dần. Nếu như năm 2004 chỉ số ICOR là 1,93% thì năm 2008 giảm chỉ còn 1,42%. Như vậy là vốn NSNN cho ĐTXD trên địa bàn thành phố đạt hiệu quả tương đối khả quan.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là một trong những biện pháp cực kỳ quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao một cách bền vững. Số lượng vốn là rất quan trọng, nhưng hiệu quả đầu tư còn quan trọng hơn. Hiệu quả đầu tư được thể hiện tổng hợp ở hệ số ICOR. Hệ số ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp, ngược lại, ICOR càng thấp thì hiệu quả vốn đầu tư càng cao. Như vậy, việc đầu tư chỉ có thể hiệu quả hơn và nền kinh tế tăng trưởng cao một cách bền vững khi chỉ số ICOR giảm dần bên cạnh vốn đầu tư tăng thêm và tốc độ tăng trưởng không ngừng tăng lên.
Ngoài việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chung trên toàn thành phố qua hệ số ICOR, cần phải đánh giá cụ thể tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng thông qua hệ số thực hiện VĐT.
Trong 5 năm qua (2004 - 2008), UBND thành phố Đồng Hới đã đầu tư hơn 130 công trình lớn nhỏ, với tổng mức đầu tư hơn 270 tỷ đồng trên các lĩnh vực: xây dựng dân dụng, đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư. Trong các công trình được UBND thành phố đầu tư có 66 công trình dân dụng, 52 công trình giao thông và 13 công trình hạ tầng kỹ thuật (có Phụ lục kèm theo).
Tình hình thực hiện kế hoạch ĐTXD giai đoạn 2004 - 2008 được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.8: Hệ số thực hiện vốn đầu tư từ nguồn NSNN cho ĐTXD
do thành phố Đồng Hới quản lý giai đoạn 2004 - 2008
Năm
Giá trị TSCĐ đưa vào sử dụng trong kỳ (Tr.đồng)
Tổng mức
vốn đầu tư
trong kỳ (Tr.đồng)
Hệ số thực hiện VĐT (%)
2004
15.789
23.509
67,16
2005
32.259
50.341
64,08
2006
42.973
63.655
67,51
2007
48.323
65.070
74,26
2008
47.966
68.516
70,01
Năm 2004 là năm thực hiện VĐT khá hiệu quả, do các công trình thực hiện có giá trị nhỏ, thủ tục chuẩn bị đầu tư khá đơn giản, đa số các công trình đều hoàn thành đưa vào sử dụng đúng thời gian quy định. Tuy vậy vẫn có một công trình chuyển sang năm 2005 mới hoàn thành làm cho hiệu quả VĐT trong kỳ bị kém đi.
Năm 2005 hệ số thực hiện VĐT không được hiệu quả như năm 2004. Các công trình có giá trị lớn đều phải chuyển tiếp sang năm 2006. Vì vậy hiệu quả sử dụng VĐT trong năm thấp nhất trong giai đoạn 2004 - 2008, chỉ đạt 64,08%.
Sang năm 2006, 2007 hệ số thực hiện VĐT được tăng lên đáng kể, nhất là năm 2007, hệ số thực hiện VĐT đạt ở mức khá cao 74,26%. Năm 2008 tuy có rất nhiều công trình phải chuyển tiếp sang năm 2009 nhưng hệ số thực hiện VĐT cũng khá cao, đạt được 70,01%.
Như vậy, trong thời gian qua, thành phố Đồng Hới đã đầu tư một lượng lớn vốn NSNN cho ĐTXD. Nhìn chung việc đầu tư vốn NSNN vào ĐTXD đã mang lại hiệu quả khá tốt. Cơ bản hệ thống đường giao thông các phường nội thành được đầu tư đồng bộ, các trụ sở cơ quan, trường học cũng được xây dựng khang trang.
Mặc dù hệ số thực hiện VĐT tương đối cao, nhưng hiệu quả sử dụng VĐT chưa được phát huy tối đa. Để đánh giá cụ thể hơn về tình hình thực hiện ĐTXD các công trình giai đoạn 2004 - 2008 trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tác giả phân tích một số nguyên nhân làm cho các công trình sử dụng vốn NSNN chậm tiến độ, kéo dài thời gian thi công hoàn thành công trình, hiệu quả thực hiện VĐT chưa đạt được như mong muốn.
Các công trình được đầu tư trên địa bàn thành phố Đồng Hới có quy mô tương đối nhỏ. Về quy mô các công trình thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.9: Quy mô các dự án ĐTXD sử dụng vốn NSNN thực hiện trên
địa bàn thành phố Đồng Hới giai đoạn 2004 - 2008
TT
Loại dự án
Số lượng
Quy mô <1 tỷ đồng
Quy mô từ 1 - 3 tỷ đồng
Quy mô > 3 tỷ đồng
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
1
Công trình XDDD
66
20
42,55
42
63,64
4
22,22
2
Công trình Giao thông
52
25
53,19
22
33,33
5
27,78
3
Công trình HTKT
13
2
4,26
2
3,03
9
50,00
Tổng cộng:
131
47
100
66
100
18
100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Trong tổng số 131 công trình thì có đến 47 công trình có quy mô 3 tỷ đồng. Đa số các công trình có quy mô nhỏ, rất ít công trình có quy mô lớn, chỉ một vài công trình HTKT khu dân cư là có giá trị tương đối lớn.
Tuy nhiên, thủ tục đầu tư cho một công trình vẫn phải thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Do vậy, dù giá trị đầu tư các công trình không lớn, nhưng thời gian thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư vẫn kéo dài như những công trình có giá trị lớn. Là một thành phố mới thành lập từ năm 2004, việc đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn như vậy cũng đã góp phần không nhỏ tạo nên cảnh quan và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện cho thành phố.
Mặc dù các công trình có giá trị không lớn, nhưng thời gian thi công một số công trình vẫn chưa đúng tiến độ, thời gian thi công bị kéo dài. Nhất là đối với các công trình có bồi thường GPMB. Tỉnh Quảng Bình nói chung và thành phố Đồng Hới nói riêng đã quan tâm đến công tác GPMB, nhưng vẫn chưa có chính sách cụ thể giải quyết triệt để nhu cầu của người dân khi quyền lợi của họ chưa được bảo đảm. Bên cạnh đó, thị trường giá cả vật tư, vật liệu xây dựng thường xuyên biến đổi làm cho giá trị công trình thay đổi. Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư công trình nhiều lần cũng đã kéo dài thời gian hoàn thành, quyết toán các công trình xây dựng do nhà thầu chờ đợi phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư. Một số công trình phải điều chỉnh tổng mức đầu tư được trình bày rõ trong bảng sau:
Bảng 2.10: Các dự án ĐTXD sử dụng vốn NSNN ở thành phố Đồng Hới giai đoạn 2004 - 2008 phải điều chỉnh tổng mức đầu tư
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Loại công trình
TMĐT được phê duyệt
(lần đầu)
TMĐT điều chỉnh (lần cuối cùng)
Số lần điều chỉnh TMĐT
Giá trị chênh lệch sau khi điều chỉnh (tăng)
A
Công trình XDDD
1
Chợ Đồng Mỹ
2.788
4.300
3
1.512
2
Trụ sở Trung tâm VHTT-TDTT thành phố Đồng Hới
2.500
3.428
3
928
3
Trường mầm non Hoa Hồng
2.700
4.021
3
1.321
B
Công trình giao thông
1
Đường Tiểu khu 1 Bắc Lý
1.450
2.300
3
850
2
Đường Trần Quang Khải
4.300
8.500
4
4.200
3
Đường Hoàng Hối Khanh
1.324
2.216
2
892
C
Công trình HTKT
1
HTKT làng nghề Thuận Đức
3.500
5.400
3
1.900
2
HTKT khu đất ở đường Trần Quang Khải
8.456
10.000
3
1.544
3
Khu tái định cư sân bay Lộc Ninh
1.700
4.000
4
2.300
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Tổng mức đầu tư một số công trình phải điều chỉnh nhiều lần. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến phải điều chỉnh TMĐT. Có những công trình do thi công trong thời gian dài, ảnh hưởng của biến động giá cả, do vậy phải điều chỉnh dự toán và điều chỉnh TMĐT. Phần lớn các công trình điều chỉnh TMĐT do giá trị bồi thường GPMB quá lớn so với giá trị tạm tính khi lập dự án, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Dưới đây là chi phí đền bù GPMB một số dự án:
Bảng 2.11: Chi phí bồi thường GPMB một số dự án ĐTXD sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đồng Hới giai đoạn 2004 - 2008
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Tên dự án
Tổng mức đầu tư
Giá trị xây lắp (GTXL)
Chi phí bồi thường GPMB
Tỷ trọng chi phí GPMB/GTXL (%)
1
Đường Trần Quang Khải
8.500
1.668
6.227
373,3
2
Đường Hoàng Hối Khanh
2.216
691
1.350
195,4
3
Đường Tiểu khu 1 Bắc Lý
2.300
945
900
95,2
4
Đường vào Ga Đồng Hới
4.500
920
3.200
347,8
5
Đường nội thị Đồng Phú
8.692
3.500
4.500
128,6
6
Đường tiểu khu 8 Đồng Phú
1.750
750
845
112,7
7
Khu tái định cư sân bay Lộc Ninh
4.000
1.990
1.570
78,9
8
HTKT làng nghề Thuận Đức
5.400
4.000
350
8,8
9
HTKT khu đất ở đường Trần Quang Khải
10.000
8.000
580
7,3
10
HTKT khu dân cư Đông Cầu Ngắn
7.400
5.900
530
9,0
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Giá trị bồi thường GPMB các công trình chiếm tỷ trọng rất lớn so với giá trị xây lắp, nhất là đối với các công trình giao thông. Điển hình là công trình đường Trần Quang Khải, giá trị xây lắp chỉ 1.668 triệu đồng, nhưng giá trị bồi thường GPMB lên đến 6.227 triệu đồng, giá trị bồi thường GPMB gấp gần 4 lần giá trị xây lắp. Như vậy, để thi công hoàn thành một công trình mất quá nhiều vốn cho GPMB, trong khi nguồn vốn NSNN còn rất hạn chế. Nếu như thành phố Đồng Hới làm tốt công tác vận động nhân dân tự giải tỏa mặt bằng, nhà nước chỉ đầu tư ngân sách vào xây dựng công trình thì sẽ đầu tư được rất nhiều công trình khác.
Trong thời gian qua, UBND thành phố Đồng Hới cũng đã làm tốt công tác thanh, quyết toán các công trình. Tất cả các công trình hoàn thành đều đã được thanh, quyết toán đúng thời gian quy định. Tuy nhiên, vẫn còn một số công trình chưa quyết toán đúng thời gian quy định do thi công chưa hoàn thành, chủ yếu là các công trình vướng mắc bồi thường GPMB.
Về tình hình quyết toán công trình hoàn thành được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.12: Tình hình quyết toán các công trình ĐTXD trên địa bàn
thành phố Đồng Hới giai đoạn 2004 - 2008
TT
Loại công trình
Công trình quyết toán đúng thời gian quy định
Công trình chậm quyết toán
Công trình chưa hoàn thành
1
Công trình XDDD
66
0
0
2
Công trình giao thông
46
1
5
3
Công trình HTKT
7
0
6
Tổng cộng:
119
1
11
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Nhìn chung, các công trình ĐTXD trên địa bàn thành phố Đồng Hới cơ bản đã mang lại hiệu quả đáng kể. Bộ mặt thành phố Đồng Hới đã được thay đổi rõ nét. Đa số các tuyến đường giao thông nội thành đã được đầu tư xây dựng mới. Trụ sở làm việc các xã, phường cũng được thành phố quan tâm đầu tư. Song bên cạnh đó, vẫn còn có một số công trình chưa đạt được hiệu quả như mong muốn do nhiều nguyên nhân như vướng mắc GPMB, lựa chọn nhà thầu không đúng năng lực thực tế, phân chia gói thầu chưa hợp lý…đã làm thời gian thi công bị kéo dài, làm ảnh hưởng đến hiệu quả từ nguồn vốn NSNN cho các dự án. Phần lớn các công trình chậm tiến độ là do điều chỉnh dự toán, tổng mức đầu tư và chưa giải tỏa được mặt bằng để thi công.
2.3. Những kết quả đạt được và những yếu kém, hạn chế trong việc sử dụng vốn NSNN cho ĐTXD trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
2.3.1. Những kết quả đạt được trong việc sử dụng vốn NSNN cho ĐTXD trên địa bàn thành phố Đồng Hới
A. Những kết quả đạt được:
a. Về hạ tầng xã hội:
Trong những năm qua, rất nhiều các trụ sở cơ quan và công trình mới được đầu tư xây dựng. Nhìn chung các công trình này được xây dựng chủ yếu tập trung vào các tuyến phố mới và dọc theo quốc lộ 1A, đường Nguyễn Hữu Cảnh... nhiều công trình đã tạo được bộ mặt mới và những nét đổi thay lớn cho thành phố Đồng Hới nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung.
Việc đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế đã được các ngành của tỉnh và thành phố đặc biệt quan tâm.
Hệ thống giáo dục đã có chuyển biến mới về quy mô cũng như chất lượng. Thành phố Đồng Hới hiện có 29/60 trường đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất của các trường không ngừng được đầu tư nâng cấp, đảm bảo chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên. Về y tế, Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba được xây dựng trong những năm đánh Mỹ, thành phố có 16/16 xã, phường có trạm y tế, 6/16 trạm đạt chuẩn Y tế quốc gia, đã đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới (tại phường Đức Ninh Đông).
Hệ thống công trình văn hoá được quy hoạch từng bậc từ tỉnh, thành đến phường, xã. Năm 2005, thành phố có 1 thư viện, 2 nhà văn hoá (Đồng Sơn, Đồng Mỹ), 106/146 nhà văn hoá thôn và tiểu khu đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục thể thao cũng được tăng cường. Toàn thành phố đã có 12/16 xã, phường có quy hoạch đất dành cho hoạt động thể dục thể thao. Tỉnh đã đầu tư xây dựng 1 sân vận động và 1 bể bơi trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, Đồng Hới nói riêng, Quảng Bình nói chung vẫn còn thiếu các công trình văn hoá. Công trình Bảo tàng tỉnh đang còn trong quá trình xây dựng, chưa xây dựng tượng đài, tôn tạo, duy tu các di tích lịch sử như Thành cổ, hồ Thành, luỹ Đào Duy Từ...
Các công trình thương mại, dịch vụ du lịch cũng được đầu tư đúng mức.
Hệ thống chợ: Cơ bản hệ thống chợ ở thành phố Đồng Hới đã được hình thành. Toàn thành phố có 12 chợ, trong đó nội thị 6 chợ và ngoại thị 6 chợ. Hai chợ lớn là Đồng Hới và Nam Lý đóng vai trò trung tâm thương mại chính của thành phố. Tuy nhiên, ngoài một số chợ đã được ĐTXD, cần phải quan tâm hoàn thiện các cơ sở hiện có, đồng thời phải xây dựng thêm một số chợ mới để đáp ứng nhu cầu tiêu dung của người dân trên địa bàn.
b. Về hạ tầng kỹ thuật: Quốc lộ 1A chạy qua trung tâm thành phố là trục giao thông đối ngoại, kết hợp tuyến đường chính đô thị; đường Hồ Chí Minh chạy qua khu vực phía Tây thành phố. Mặt đường các tuyến trung tâm đều là bê tông nhựa chất lượng tốt.
Từ các tuyến Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đã có hệ thống đường nối liền các khu dân cư và các khu chức năng của thành phố tạo thành mạng lưới đường liên hoàn có 84 tuyến, với tổng chiều dài 85,535 km.
Nói chung mạng lưới đường ở thành phố về cơ bản đã được đầu tư. Đến nay các tuyến đường thuộc các phường nội thị đã đầu tư đồng bộ như ở phường Hải Đình, phường Đồng Mỹ, phường Đồng Phú, phường Nam Lý…Tuy nhiên còn một số xã, phường hệ thống đường giao thông chưa đầu tư được nhiều. Chất lượng không đồng đều, chỉ giới đường đỏ không rõ ràng, lộ giới một số trục đường nội bộ nhỏ, hẹp, chưa phù hợp với quy hoạch chung để đạt đô thị loại II. Nhìn chung, các công trình đường giao thông đa số phải thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
Thành phố đã thực hiện thắng lợi đề án “Xã hội hoá vĩa hè”, đến nay vĩa hè các trục đường chính của thành phố đã được đầu tư hoàn thành.
Các công trình hạ tầng kỹ thuật được đầu tư không chỉ làm cho thành phố văn minh, sạch đẹp mà góp phần to lớn thúc đẩy kinh tế phát triển, thu hút khách du lịch, phát triển thương mại.
c. Về hệ thống cấp, thoát nước:
Hệ thống cấp nước của thành phố Đồng Hới hiện nay đang sử dụng chính vẫn là hồ Bàu Tró. Bên cạnh nguồn nước lấy từ hồ Bàu Tró, hiện nay nhà máy nước Phú Vinh đang được hoàn thiện với công suất 15.000m3/ngày sẽ nâng tổng công suất cấp nước của thành phố lên 24.000m3/ngày. Đến nay tỷ lệ dân số của thành phố được dùng nước sạch là 95%.
Hệ thống thoát nước hiện nay đang được đầu tư một cách đồng bộ trên địa bàn toàn thành phố do nguồn vốn của Ngân hàng thế giới ADB thực hiện.
d. Về hệ thống cấp điện
Thành phố Đồng Hới hiện đang sử dụng lưới điện quốc gia. Mạng điện hạ thế đã vươn tới tất cả các khu vực trong thành phố. Mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu người toàn thành phố là 729KWh/năm. Hiện có 48,1 km tuyến đường chính trong nội thị đã được lắp hệ thống chiếu sáng.
* Nguồn điện: hiện thành phố Đồng Hới có điện lưới quốc gia tổ chức theo sơ đồ hệ thống hai cấp. Nguồn phát tại chỗ (là nguồn dự phòng cấp 1), đó là trạm Diezen Đồng Hới (vị trí nằm trong khu vực trạm E2).
* Mạng lưới điện:
+ Mạng cung cấp: Đó là các trạm giảm áp chính khu vực và trạm giảm áp chính trị (E1 và E2) cùng với các đường dây cung cấp 220KV và 110KV.
+ Mạng phân phối: Với phụ tải thành phố hiện nay được cấp điện chủ yếu là lưới điện 220KV xuất phát từ trạm E2 gồm 6 tuyến. Ngoài ra còn có tuyến 35 KV cấp cho đài phủ sóng của trung tâm thành phố.
B. Nguyên nhân của những kết quả đã đạt được:
a. Những nguyên nhân khách quan
Một là, trong những năm qua KT - XH thành phố ổn định, trật tự an ninh được giữ vững, phát huy được những mặt tích cực của cơ chế thị trường. Việc hoạch định và thực hiện tốt các đường lối đổi mới của Đảng ta trong thời gian qua là đúng đắn, đặc biệt là chiến lược phát triển trung hạn và dài hạn. Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp hơn với tính chất, trình độ yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, đã giải phóng và phát huy những tiềm năng to lớn của thành phố, tạo thuận lợi khai thác tiềm lực bên ngoài.
Hai là, Đồng Hới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Quảng Bình, do vậy được tỉnh qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31793.doc