Luận văn Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai

- Mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 14 triệu tấn xăng dầu các loại

- Theo cam kết, khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam chưa mở cửa thị trường xăng dầu ngay mà thực hiện theo từng giai đoạn, đến năm hết năm 2009 sẽ mở cửa hoàn toàn.

- Nhà nước có những chính sách mới về dự trữ xăng dầu và an ninh xăng dầu thông qua quyết định số 1139/QĐ-Ttg ngày 31/7/2007 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025.

- Chính sách, chiến lược phát triển và tái cấu trúc của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.

 

docx107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m lao động của Tổng Công ty. * Một nguyên nhân phải kể đến có ảnh hưởng làm giảm số lượng lao động của công ty là xuất phát từ thực trạng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam từ đầu năm 2009 về công tác sử dụng đặc biệt là lao động trực tiếp. Với phương châm tiết kiệm lao động, Công ty xăng dầu B12 đã tổ chức rà soát lao động ở tất cả các khâu đặc biệt là khâu bán lẻ do năng suất ở khâu này còn thấp, vì vậy bình quân 1 cửa hàng của Công ty chỉ có 6 lao động; có tới 30 trong số 107 cửa hàng của công ty chỉ sử dụng từ 1-3 lao động, đây là mô hình cửa hàng giao khoán quản và được Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam đánh giá cao. Đây là nguyên nhân khách quan do xuất phát từ thực tế kinh doanh của công ty làm giảm số lao động trong công ty. * Tổng số lao động của công ty năm 2009 giảm đi so với năm 2008 là do năm 2009 công ty đã tiến hành tổ chức lại cơ cấu bộ máy quản lý, cắt bớt những phòng ban thừa, không cần thiết làm cho bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ mà vẫn đạt hiệu quả cao, chất lượng quản lý không ngừng tăng lên. * Mặt khác trong năm 2009 công ty đã tiến hành sáp nhập các cửa hàng xăng dầu thuộc văn phòng công ty vào xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh. Điều này đã giúp cho công ty tiết kiệm được số lượng lao động lớn. Với phương châm chú trọng về chất lượng lao động, việc sáp nhập này là thực hiện định hướng cơ cấu lại tổ chức đầu mối một cách hợp lý, hiệu quả mang tính hệ thống trong toàn công ty khi hoàn toàn thực hiện kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường. * Năm 2009, công ty giải thể 01 Cửa hàng bán lẻ xăng dầu do phải trả mặt bằng( XNXD Quảng Ninh ), bàn giao đội xe của CNXD Hải Dương và XNXD Quảng Ninh cho công ty cổ phần vận tải xăng dầu Petajico theo sự chỉ đạo của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam * Cuối năm 2008 một số lao động trong công ty đã đến tuổi hưu trí, nghỉ do tai nạn lao động và một số do chấm dứt hợp đồng lao động với công ty. Điều đó cũng góp phần làm giảm số lượng tuyệt đối người lao động trong công ty. b. Năng suất lao động bình quân. Năng suất lao động của Công ty năm 2008 là 1791,7 m3/ người, năm 2009 là 2211,9 m3/người. Năng suất lao động năm 2009 bằng 123% so với năm 2008, tăng 23%, tương ứng tăng 420,2 m3/người. Có sự tăng lên của năng suất lao động bình quân của Toàn Công ty là do các nguyên nhân sau: * Trong năm 2009 công ty đã tiến hành đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, hoàn thiện tuyến ống; mở rộng sức chứa các kho; cơ giới hóa quá trình bơm chuyển, tiếp nhận xăng dầu bằng đường thủy, đường bộ làm cho sản lượng nhập khẩu và xuất bán của Công ty không ngừng tăng lên. Sự tăng lên của sản lượng xuất bán với sự giảm đi của số lao động bình quân khiến cho năng suất lao động bình quân của toàn Công ty tăng lên. Đây là nguyên nhân khách quan có ảnh hưởng tích cực làm tăng năng suất lao động bình quân của Toàn Công ty. * Nguyên nhân thứ hai phải kể đến đó là do điều kiện tổ chức và phục vụ nơi làm việc của Công ty. Công nhân trực tiếp tiếp xúc với môi trường xăng dầu độc hại luôn được trang bị quần áo bảo hộ lao động an toàn giúp cho công nhân yên tâm làm việc. Các nguyên, nhiên vật liệu luôn được cung cấp đầy đủ do đó quá trình lao động diễn ra nhịp nhàng và hiệu quả. Vì vậy năng suất lao động bình quân của Công ty không ngừng tăng lên. Công ty luôn quan tâm và chú trọng tới việc phục vụ tốt nơi làm việc. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực. * Năng suất lao động bình quân của công ty năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là do năm 2009 còn do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người công nhân. Năm 2009 những công nhân kỹ thuật sau thời gian đào tạo ngày scàng có chuyên môn cao, hiểu biết về kỹ thuật, đã biết ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong quá trình làm việc dẫn đến năng suất lao động không ngừng tăng lên. Đây là nguyên nhân khách quan * Với những chính sách khuyến khích về vật chất và tinh thần đã giúp cho toàn bộ cán bộ lãnh đạo, công nhân viên trong toàn công ty ra sức cố gắng, hết lòng vì công việc và sự phát triển chung của toàn Công ty. Điều đó giúp gia tăng năng suất lao động giữa các năm. c. Tổng quỹ lương: Tổng quỹ lương năm 2009 đạt 91,486 tỷ đồng trong khi đó tổng quỹ lương năm 2008 là 69,731 tỷ đồng tăng 31 % tương ứng tăng 31,755 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2008. Có sự tăng lên về tổng quỹ lương của công ty là do các nguyên nhân sau: * Năm 2009 lương cơ bản của người lao động tăng lên so với năm 2008.(Năm 2008 lương cơ bản là 540.000 đồng, năm 2009 lương cơ bản là 650.000 đồng). Sự tăng lên về lương cơ bản dẫn đến tổng quỹ lương của công ty tăng lên. Đây là chính sách của Nhà nước muốn nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động. Do đó đây là nguyên nhân khách quan * Tổng quỹ lương của công ty còn tăng lên là do năm 2008 là năm đầu tiên Tổng Công ty thực hiện giao kế hoạch tiền lương cố định đối với các Công ty và xem xét thưởng vào cuối năm đối với các đơn vị đạt và vượt kế hoạch Tổng công ty giao. Năm 2009 công ty đã vựơt mức kế hoạch về tổng sản lượng xuất bán ra của công ty( cụ thể vuợt mức kế hoạch 12%) làm cho tiền thưởng của công ty tăng lên dẫn đến sự tăng lên của Tổng quỹ lương của công ty. Đây là nguyên nhân khách quan * Một nguyên nhân dẫn đến làm tăng Tổng quỹ lương của công ty là do năm 2009 có sự kết chuyển của quỹ tiền lương kế hoạc từ năm 2008 chuyển sang. * Nhận thức rõ đựợc vai trò của con người trong quá trình sản xuất, công ty xăng dầu B12 luôn chú trọng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nguời lao động. Với những người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường xăng dầu độc hại công ty luôn có chế độ phụ cấp độc hại giúp cho người lao động yên tâm trong công tác và giữ đựoc niềm tin, sự gắn bó của người lao động với công ty. Số tiền phụ cấp độc hại tăng lên làm cho tổng quỹ lương của Công ty tăng lên. Đây là chủ ý của Công ty do đó đây là nguyên nhân chủ quan. * Năm 2009 một số lao động sau những năm được đào tạo dạy nghề có trình độ chuyên môn nghiệp vụ không ngừng được nâng cao, hiểu biết về khoa học công nghệ góp phần rất lớn vào việc phát triển sản xuất kinh doanh các mặt hàng xăng dầu của công ty. Trình độ chuyên môn cao tương ứng với bậc lương của họ cao lên do đó tiền lương trả cho người lao động tăng lên. Đây là nguyên nhân chủ quan làm tăng Tổng quỹ lương. * Trong năm 2009 sản lượng xuất bán của Công ty tăng 18% so với năm 2008 tương ứng với tiền lương trả theo sản phẩm cho người lao động tăng lên kéo theo sự tăng lên của Tổng quỹ luơng. d. Tiền lương bình quân. Thu nhập bình quân của ngừời lao động năm 2008 là 3,544 triệu đồng/ ng-tháng; năm 2009 là 4,735 triệu đồng/ng-tháng. Thu nhập bình quân năm 2009 bằng 118% so với năm 2009, tăng 18% tương ứng tăng 1,181 triệu đồng/ng-tháng. Có sự tăng lên của tiền lương bình quân của người lao động là do các nguyên nhân sau: * Như đã nói ở trên năm 2008 là năm đầu tiên Tổng Công ty thực hiện và giao kế hoạch tiền lương cố định đối với các Công ty. Và tiền lương sẽ được Tổng công ty xác định là một khoản chi phí cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, do đó để người lao động có thu nhập ngày càng cao thì công ty phải tự điều chỉnh lao động ( giảm tuyệt đối). Và thực tế thì năm 2009 công ty đã giảm được 79 lao động so với năm 2008. Tổng quỹ lương của Công ty tăng lên và số lượng lao động lại giảm đi do đó tiền lương bình quân của người lao động tăng lên. Do đó đây là nguyên nhân khách quan. * Năm 2009 sản lượng nhập và xuất bán ra của Công ty đều tăng lên so với năm 2008 nên người công nhân phải lao động thêm nhiều giờ nên tiền lương bình quân tăng. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực làm tăng tiền lương bình quân trong doanh nghiệp * Một nguyên nhân làm gia tăng thu nhập bình quân của người lao động là do sự thay đổi chính sách tiền lương của Công ty. Công ty muốn giữ chân người lao động, muốn người lao động gắn bó lâu dài với Công ty nên đã trả lương cao hơn. Do đó tiền lương bình quân tăng lên. Đây là nguyên nhân chủ quan tich cực. * Năm 2009 công ty đã triển khai và thực hiện tốt phong trào thi đua đã phát huy nội lực, lao động sáng tạo toàn công ty. Công nhân ra sức học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề làm cho năng suất lao động không ngừng tăng lên. Một số công nhân không những đạt mà còn vượt mức kế hoạch sản lượng đề ra.Và do đó tiền thưởng cho những công nhân này tăng lên. Và thu nhập bình quân của người lao động tăng hơn so với năm 2008. Đây là nguyên nhân khách quan. * Trong năm 2009 Tổng lượng hàng xuất bán ra của Công ty tăng nhiều hơn so với năm 2008 tương ứng với năng suất lao động mà bình quân 1 công nhân đạt được cao hơn, do đó thu nhập bình quân của người lao động cao hơn. Tiền lương bình quân của người lao động là thước đo chân thực phản ảnh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bởi vì Công ty đó hoạt động có hiệu quả thì mới có thể nâng cao và cải thiện đời sống cho người lao động. 2.4.1.2.3. Nhóm chỉ tiêu tài chính: a. Tổng doanh thu Tổng doanh thu năm 2008 đạt 8.345.501 triệu đồng, trong khi đó tổng doanh thu năm 2008 của Công ty đạt 9.654.344 triệu đồng. Tổng doanh thu năm 2009 chỉ bằng 86% so với năm 2008 , giảm 14% tương ứng giảm 1.308.843 triệu đồng. Có sự giảm đi của tổng doanh thu của Công ty là do các nguyên nhân sau: * Mặc dù sản lượng xuất ra của công ty năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 nhưng doanh thu thu được từ hoạt động kinh doanh xăng dầu lại giảm đi là do nguyên nhân về giá bán xăng dầu. Như đã phân tích ở trên năm 2008 tình hình thị truờng xăng dầu thế biến động hết sức phức tạp, giá dầu thô trên thế giới tăng mạnh và đỉnh điểm lên đến 147,27 USD/thùng vào đầu tháng 7 và điều đó làm cho giá xăng dầu thị trường trong nước cũng biến động theo. Đặc biệt trong năm 2008 giá xăng dầu trong nước có lúc lên tới 19.650/ lít. Trong năm 2009 Nhà nước đã đưa ra quy định về giá trần theo đó giá bán xăng dầu các Công ty kinh doanh xăng dầu không được vượt quá mức giá quy định của Nhà nước. Trong năm 2008, Nhà nước chỉ có quy định về giá trần tại các cột bơm, còn không khống chế giá xuất bán ra của Công ty. Trong năm 2009 giá xăng dầu bán ra thực tế của công ty thấp hơn so với năm 2008 làm cho doanh thu từ hoạt động kinh doanh xăng dầu giảm đi. Và doanh thu từ hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2009 chỉ bằng 85% so với năm 2009, tức là giảm 15%. Đây là nguyên nhân khách quan. * Doanh thu kinh doanh xăng dầu năm 2009 giảm đi so với năm 2008 là do có sự thay đổi cơ chế kinh doanh. Trong năm 2008 có hoạt động xuất bán cho các đơn vị trong ngành, trong khi đó năm 2009 không có hoạt động đó dẫn đến doanh thu kinh doanh xăng dầu năm 2009 giảm so với năm 2008 * Mặc dù có sự tăng lên của doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác của công ty, tăng 44% so với năm 2008 nhưng sự tăng lên này ( tăng 87.847 triệu đồng) không bù đắp được sự suy giảm của doanh thu từ hoạt động kinh doanh xăng dầu( giảm 1.467.671 triệu đồng) nên dẫn đến tổng doanh thu của Công ty năm 2009 giảm đi. Tổng doanh thu của Công ty năm 2009 chỉ bằng 85 % so với năm 2008, nhưng nó đã đạt 105% so với nghị quyết, tức là đã tăng 5%. Đây cũng là cố gắng rất lớn của toàn Công ty trong việc thực hiện kế hoạch đề ra. Kinh doanh hoạt động xăng dầu biến động và phụ thuộc rất lớn vào diễn biến thị trường xăng dầu thế giới nên sự suy giảm doanh thu của Công ty là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh về kết quả tài chính của Công ty xăng dầu B12 là Tổng chi phí: b. Tổng chi phí. Công tác quản lý chi phí đã được các đơn vị quan tâm chú trọng. Tổng chi phí năm 2008 là 163.759 triệu đồng, năm 2009 là 166.985 triệu đồng. Tổng chi phí năm 2009 bằng 102 % so với năm 2008, tăng 2% tương ứng tăng 3.266 triệu đồng. Có sự tăng lên của Tổng chi phí của Công ty là do: * Do sự tăng lên của Tổng quỹ lương của Công ty. Tiền lương được Tổng Công ty xác định là một khoản chi phí cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Và tổng quỹ lương năm 2009 tăng 30% so với năm 2008 làm cho tổng chi phí của Công ty tăng lên. Đây là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng làm tăng tổng chi phí của doanh nghiệp. * Năm 2009 công ty tiến hành nâng cấp mở rộng sức chứa của các bể chứa xăng dầu, lắp đặt các tổ hợp máy bơm, xây mới kho Hải Dương với tổng sức chứa 40.000 m3 làm cho cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty ngày càng được nâng cao. Việc mở rộng quy mô sản xuất đồng nghĩa với sự tăng lên về chi phí. Chi phí từ hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2009 bằng 102% so với năm 2009, tăng 2% tương ứng tăng 3.177 triệu đồng. Đây là chủ ý của Công ty do đó đây là nguyên nhân chủ quan. * Năm 2009 một số thiết bị máy bơm xăng dầu đã đến kì sửa chữa làm cho chi phí sửa chữa tăng lên kéo theo sự tăng lên của tổng chi phí. * Tổng chi phí của Công ty tăng lên còn do trong năm 2009 Công ty đã cử một số cán bộ đi học tập ứng dụng công nghệ mới. Công ty chú trọng thực hiện các hoạt động triển khai chương trình đào tọa phát triển nguồn nhân lực trên phạm vi toàn Công ty trong nhiều năm qua, với sự hơph tác, giúp đỡ của các trường Đại học, Cao đẳng dạy nghề, các Trung tâm đào tạo Quốc gia và Quốc tế. Do đó chi phí về đào tạo và tuyển dụng của Công ty tăng lên. Bên cạnh đó hoạt động quảng cáo, tiếp thị và giao dịch để nâng cao hình ảnh và tăng cường thế mạnh của Công ty làm cho chi phí về hoạt động này tăng lên. Do đó làm cho chi phí kinh doanh khác tăng lên. Năm 2009 chi phí kinh doanh khác tăng lên 1% so với năm 2008. Chi phí kinh doanh xăng dầu năm 2009 tăng 2% so với năm 2008 và đạt 100% kế hoạch mà Tổng Công ty giao. c. Lợi nhuận Lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh, là điều mà các công ty luôn luôn chú trọng. Do chuyển đổi cơ chế kinh doanh, năm 2009 các đơn vị trong công ty đều có lợi nhuận. Tổng lợi nhuận Công ty đạt 114 tỷ đồng trong đó bán buôn: 28,4 tỷ đồng; bán Tổng Đại lý 6,1 tỷ đồng; bán Đại lý 10,1 tỷ; bán lẻ 18 tỷ; bán tái xuất 9,4 tỷ; kinh doanh dịch vụ khác 42 tỷ. Năm 2008 Tổng lợi nhuận của Công ty là 11.474 triệu đồng. Tổng lợi nhuận năm 2009 bằng 994 % so với năm 2008 tương ứng tăng 102.526 triệu đồng So sánh giữa 2 năm 2009 và 2008 mặc dù tổng doanh thu năm 2009 giảm so với năm 2008, tổng chi phí tăng cao hơn nhưng lơi nhuận năm 2009 lại lớn hơn rất nhiều năm 2008. Có được kết quả đó là do: * Tổng lợi nhuận năm 2009 tăng mạnh hơn năm 2008 là do năm 2009 giá vốn hàng bán của các mặt hàng xăng dầu nhỏ hơn năm 2008. Cụ thể năm 2008 giá vốn hàng bán là 9.656.075 triệu đồng, năm 2009 là 8.686.089 triệu đồng. Giá vốn hàng bán năm 2009 bằng 89% so với năm 2008, giảm 11% tương ứng với giảm 969.986 triệu đồng. Sự giảm đi về giá vốn dấn đến sự tăng lên về lợi nhuận kinh doanh mặt hàng xăng dầu. Giá vốn hàng bán của Công ty phụ thuộc vào giá nhập khẩu xăng dầu trên thị trường quốc tế. Do đó đây là nguyên nhân khách quan * Trong năm 2009 do tổ chức tốt công tác bảo quản và kiểm định, hiệu chuẩn lượng kế xăng dầu do đó hao hụt, mất mát hàng tồn kho của Công ty giảm đi đáng kể. Lượng hao hụt mất mát hàng tồn giảm đi làm cho giá vốn hàng bán giảm đi. Do đó lợi nhuận từ kinh doanh xăng dầu tăng lên. Đây là nguyên nhân chủ quan. Kinh doanh xăng dầu là kinh doanh chủ đạo của Công ty nên được Công ty đặc biệt chú trọng. Năm 2008 lợi nhuận kinh doanh xăng dầu đạt 30.335 triệu đồng, năm 2009 đạt tới 72.000 triệu đồng. Lợi nhuận từ kinh doanh xăng dầu năm 2009 bằng 234 % so với năm 2008, một sự tăng trưởng vượt bậc. Công ty xăng dầu B12 luôn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường kinh doanh xăng. Công ty kinh doanh có lãi. * Lợi nhuận năm 2009 tăng cao hơn so với năm 2008 là do trong năm 2009 bắt đầu có chính sách cấp bù lỗ của Nhà nước. Theo đó số lỗ trong hoạt động kinh doanh xăng dầu sẽ được Nhà nước cấp * Ngoài mặt hàng xăng dầu các ngành nghề kinh doanh khác cũng được Công ty quan tâm và phát triển. Sản lượng xuất điều động nội bộ chủ yếu cho Tổng Công ty năm 2009 tăng 21% so với năm 2008 do đó doanh thu vận tải xăng dầu bằng đường ống cho tổng công ty tăng lên. Mặt khác trong năm 2009 sản lượng tái xuất sang Trung Quốc tăng mạnh, các tàu vào tiếp nhận dầu nhiều do đó Công ty đã phát triển được các dịch vụ cảng biển: lai dắt, buộc cởi dây, cung ứng nước ngọt cho các tàu. Do vậy doanh thu từ các hoạt động này tăng lên. Do đó lợi nhuận thu được từ các dịch vụ cảng biển tăng lên làm tăng Tổng lợi nhuận của toàn Công ty. * Bên cạnh các dịch vụ kể trên năm 2009 Công ty còn phát triển được hoạt động cho thuê kho hàng để dự trữ xăng dầu cho các đơn vị kinh doanh xăng dầu. Vì vậy doanh thu từ các họat động kinh doanh khác tăng lên trong năm 2009 so với năm 2008. Có được sự tăng lên về doanh thu đồng nghĩa với việc Công ty xăng dầu B12 đã bỏ ra khoản chi phí tương ứng. Nhưng sự tăng lên của doanh thu nhiều hơn so với chi phí kéo theo sự tăng lên của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khác của Công ty. Trong năm 2008 lợi nhuận từ kinh doanh khác của Công ty giảm đi so với năm 2009, không có lợi nhuận thậm chí còn âm chủ yếu là do lãi vay Tổng Công ty đầu tư vào các hoạt động kinh doanh cảng biển. 2.4.1.2.4. Nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân sách Các chỉ tiêu quan hệ với ngân sách tăng lên thể hiện công ty đã hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tống số tiền mà Công ty đã nộp ngân sách Nhà nước năm 2008 là 27.853 triệu đồng, năm 2009 là 93.009 triệu đồng. Tổng tiền nộp ngân sách nhà nước năm 2009 bằng 334% so với năm 2008, tăng 234 % tương ứng tăng 61.436 triệu đồng. Có sự tăng lên đó là do biến động của từng thành phần thuế: a. Thuế GTGT Công ty xăng dầu B12 tính toán và nộp thuế vào ngân sách Nhà nước theo phương pháp khấu trừ. Thuế GTGT công ty đã nộp ngân sách Nhà nước năm 2008 là 13.417 triệu đồng, năm 2009 là 74.819 triệu đồng. Thuế GTGT năm 2009 bằng 557,9 % so với năm 2008, tăng 457,9 % tương ứng tăng 61.436 triệu đồng. Thuế GTGT năm 2009 công ty đã nộp nhiều hơn so với năm 2008 chủ yếu là do năm 2008 Công ty chưa nộp xong số thuế GTGT phải nộp vào ngân sách Nhà nước nên chuyển sang năm sau. Và số thuế GTGT mà Công ty phải nộp năm 2009 ít hơn so với số đã nộp qua đó thể hiện Công ty đã hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. b.Thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế TNDN năm 2009 Công ty đã nộp là 4.813 triệu đồng, năm 2008 là 1.791triệu đồng. Thuế TNDN mà công ty đã nộp ngân sách Nhà nước năm 2009 bằng 269 % so với năm 2008, tăng 169 % tương ứng tăng 3.022 triệu đồng. Có sự tăng lên thuế TNDN giữa 2 năm của Công ty là do: * Có sự tăng lên của lợi nhuận tính thuế TNDN của Công ty. Năm 2008 Tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty là 11.474 triệu đồng, trong khi đó năm 2009 tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty là 114.000 triệu đồng. Lợi nhuận năm 2009 bằng 994% so với năm 2008, tương ứng tăng 102.526 triệu đồng. Sự tăng lên về lợi nhuận tính thuế TNDN của Công ty tăng lên do đó thuế TNDN mà Công ty phải nộp ngân sách Nhà nước tăng lên. * Có được kết quả như trên còn do có sự thay đổi về thuế suất thuế TNDN. Đây là nguyên nhân khách quan. c.Thuế TNCN Thuế TNCN Công ty đã nộp vào ngân sách Nhà nước năm 2008 là 532 triệu đồng, năm 2009 là 902 triệu đồng. Thuế TNCN năm 2009 bằng 170 % so với năm 2008, tăng 70 %, tương ứng tăng 370 triệu đồng. Có sự tăng lên của thuế TNCN là do thu nhập bình quân của người lao động năm 2009 nhiều hơn so với năm 2008. Trong năm 2008 tiền lương bình quân của người lao động là 3,544 triệu đồng, năm 2009 là 4,735 triệu đồng. Tiền lương bình quân năm 2009 bằng 118 % so với năm 2009 tăng 18%. Sự tăng lên về thu nhập bình quân của người lao động tương ứng với khoản tiền nộp thuế TNCN của toàn Công ty tăng lên. Mỗi người lao động có mức lương khác nhau thì số tiền nộp thuế TNCN là khác nhau. Sự tăng lên về thuế TNCN của Công ty thể hiện đời sống của cán bộ, công nhân toàn Công ty không ngừng tăng lên. Ngoài ra sự tăng lên của thuế TNCN mà công ty phải nộp vào ngân sách nhà nước còn do sự thay đổi về cơ chế tính thuế của Nhà nước d.Thuế nhà đất: Thuế nhà đất năm 2008 Công ty đã nộp ngân sách Nhà nước là 4.750 triệu đồng, năm 2009 là 3.872 triệu đồng và bằng 100% so với số phải nộp. Thuế nhà đất được tính trên cơ sở diện tích thuế. Thuế nhà đất Công ty nộp Ngân sách Nhà nước năm 2009 bằng 82 % so với năm 2008, giảm 18 %, tương ứng giảm 878 triệu đồng. Thuế nhà đất mà Công ty đã nộp vào ngân sách Nhà nước năm 2009 ít hơn so với năm 2008 là do sự thay đổi về cơ chế tính thuế e. Các loại thuế khác Các loại thuế khác năm 2009 là 167 triệu đồng, năm 2008 là 130 triệu đồng. Năm 2009 bằng 128 % so với năm 2008, tăng 28 % tương ứng tăng 37 triệu đồng. Chủ yếu là do thuế môn bài và các loại phí kinh doanh xăng dầu. Nhìn chung các loại thuế mà Công ty đã nộp ngân sách Nhà nước năm 2009 tăng so với năm 2008 thể hiện Công ty đã làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả và đời sống của cán bộ, công nhân viên của Công ty không ngừng được nâng cao. f. Bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội năm 2008 là 7.233 triệu đồng, năm 2009 là 8.402 là triệu đồng. BHXH năm 2009 mà công ty đã nộp vào Ngân sách Nhà nước bằng 116 % so với năm 2008, tăng 16 % tương ứng tăng 1.169 triệu đồng. Có sự tăng lên của số tiền nộp BHXH là do các nguyên nhân sau: * Số công nhân có bậc lương tăng lên so với năm 2008 Năm nay công ty tiến hành nâng bậc lương đối với những cán bộ, công nhân viên làm việc đạt kết quả cao và để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng xuất bán. Công nhân có bậc lương tăng lên do đó tiền lương của những công nhân đó tăng lên. Do vậy số tiền BHXH phải nộp cho nhà nước tăng lên. Đây là nguyên nhân chủ quan có ảnh hưởng làm tăng số tiền bảo hiểm xã hội của Công ty. * Do mức lương cơ bản của Công ty tăng Lương cơ bản năm 2008 là 540.000 đồng/người-tháng, năm 2009 là 650.000 đồng/ người-tháng. Lương cơ bản tăng lên là do chính sách của Nhà nước muốn nâng cao đời sống cho người lao động. Mức lương cơ bản tăng do đó số tiền bảo hiểm xã hội phải nộp cho ngân sách Nhà nước tăng. Đây là nguyên nhân khách quan. * Do sự thay đổi của đơn giá lương 2.4.1.3. Tiểu kết. Tóm lại trong năm 2009 Tổng nhập và Tổng lượng hàng xuất ra của Công ty đều tăng so với năm 2008. Trong đó tăng mạnh nhất là hoạt động tái xuất tàu biển nước ngoài bằng 423% so với năm 2008. Do sự biến động về giá cả trên thị trường thế giới cũng như giá trong nước làm cho Tổng doanh thu năm 2009 chỉ bằng 85% so với năm 2008. Lợi nhuận tăng lên 894%, tổng chi phí tăng 2% so với năm 2008 là những bước phát triển khả quan cho hoạt động của Công ty. Mặc dù doanh thu năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng lợi nhuận mà Công ty đạt được lại vô cùng lớn, năng suất lao động không ngừng nâng cao, đời sống của cán bộ, công nhân viên được đảm bảo vững chắc và không ngừng cải thiện tạo ra động lực khuyến khích người lao động phấn đấu hết mình vì lợi ích toàn Công ty. Số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty giảm đi đồng nghĩa với việc Công ty đã ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại đưa vào quá trình sản xuất, việc cơ khí hóa tự động hóa từ khâu tiếp nhận đến khâu bơm chuyển xăng dầu cho các tuyến sau giúp nâng cao năng suất lao động đồng thời tách công nhân ra khỏi môi trường lao động độc hại góp phần bảo vệ sức khỏe cho người lao động do đó vị thế và uy tín của Công ty trên thị trường ngày càng được nâng cao. Có được kết quả như ở trên về mặt chủ quan là nhờ những hoạt động tích cực của Công ty như đầu tư hoàn thiện tuyến ống, nâng cấp trạm bơm, mở rộng sức chứa các kho, lắp đặt hệ thống tự động hóa bến xuất đường thủy, đường bộ và xây dựng các Cửa hàng xăng dầu, đồng thời giữ mối quan hệ tốt với các khách hàng trong và ngoài nước giúp cho quá trình nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu đạt kết quả cao. Về mặt khách quan, chủ yếu là do giá nhập khẩu xăng dầu trên thị trường thế giới và giá bán lẻ trong nước luôn biến động và chịu sụ điều tiết của Nhà nước nên sự suy giảm Doanh thu kinh doanh xăng dầu của Công ty là điều không thể tránh khỏi. Và đạt được mức doanh thu như trên là điều cố gắng rất lớn của Toàn Công ty. 2.4.2. Công tác ký kết hợp đồng và tổ chức bán hàng: 2.4.2.1. Công tác ký kết hợp đồng. - Bán buôn: Ký kết 62 hợp đồng với sản lượng xuất bán 232.084 m3,tấn; - Đại lý; tổng đại lý: 99 hợp đồng với sản lượng xuất bán 256.182 m3,tấn; - Ngoài ra Công ty ký 313 hợp đồng bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ. 2.4.2.2. Công tác tổ chức mạng lưới phân phối. - Văn phòng Công ty và Cảng dầu: Có 26 điểm bán/45 điểm bán; - Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh: Có 63 điểm bán/75 điểm bán; - Xí nghiệp xăng dầu K131: Có 28 điểm bán/39 điểm bán; - Chi nhánh xăng dầu Hải Dương: Có 87 điểm bán/186 điểm bán; - Chi nhánh xăng dầu Hưng Yên: Có 47 điểm bán/124 điểm bán; Các điểm bán của Công ty bao gồm các cửa hàng trực thuộc Công ty và các điểm bán qua đại lý, tổng đại lý lấy hàng của Công ty. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Nội dung của Chương 2 chủ yếu đi vào phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nêu lên một số ảnh hưởng của môi trường vi mô và vĩ mô đối với Công ty từ đó hình thành những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty cụ thể như sau: Tình hình thị trường xăng dầu năm 2008, 2009 Phân tích môi trường kinh doanh của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai (104trang).docx
Tài liệu liên quan