Luận văn Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng phục hồi tự nhiên tại huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu. 3

2.1. Về lý luận: . 3

2.2. Về thực tiễn: . 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4

4. Ý nghĩa của đề tài. 4

Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 5

1.1. Trên thế giới . 5

1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng. 5

1.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng. 8

1.1.3. Nghiên cứu về phục hồi rừng trên thế giới . 11

1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam . 12

1.2.1 . Những nghiên cứu về cấu trúc rừng . 12

1.2.2. Những nghiên cứu về tái sinh rừng. 14

1.2.3. Phục hồi rừng ở trong nước. 21

1.2.3.1. Quan điểm về phục hồi rừng ở Việt Nam. 21

1.2.3.2. Hiện trạng suy thoái tài nguyên rừng ở Việt Nam. 22

1.3.3.3. Lịch sử hình thành và phát triển của các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng.25

1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu. 35

1.3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 35

1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên . 35

1.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội . 37

1.3.1.2.1.Về kinh tế. 37

1.3.1.2.2. Về văn hóa - xã hội. 38

1.3.2. Một số đặc điểm cơ bản xã Quân Chu - huyện Đại Từ . 39

pdf147 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 90 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng phục hồi tự nhiên tại huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C kích thước phẫu diện 1,5m x 0,8m x 1,0m. Mô tả phẫu diện và lý tính của đất. Kết quả ghi vào biểu mô tả phẫu diện đất . Mẫu biểu mô tả phẫu diện đất Số hiệu phẫu diện:.. Số OTC: Ngày điều tra: . TÌNH HÌNH CHUNG Thời tiết đợt điều tra: Vị trí: Thực vật: - Loại hình trạng thái: + Độ tàn che: + Loài cây chủ yếu: - Cây bụi thảm tươi: + Độ che phủ: + Độ cao trung bình: Tên đất ngoài thực địa: Sơ đồ phẫu diện Độ sâu tầng đất (cm) Tên tầng đất Màu sắc Kết cấu Độ chặt Thành phần cơ giới Tỷ lệ đá lẫn 1 2 3 4 5 6 7 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 53 b. Điều tra theo phương pháp PRA: Mỗi xóm điều tra tiến hành làm việc với một nhóm từ 5 đến 6 người dân chủ chốt (có trách nhiệm). Tiến hành thảo luận, xây dựng tiêu chí và lựa chọn nhóm loài cây mục đích bằng công cụ Matrix, thảo luận nhóm phân tích thuận lợi khó khăn, đề xuất các giải pháp quản lý xúc tiến tái sinh phát triển rừng. c. Phương pháp kế thừa số liệu thứ cấp: Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước, kế thừa các kết quả đã có về kết quả kiểm kê rừng, tổng hợp từ xã; số liệu quy hoạch rừng và đất rừng của từng địa phương. Trên cơ sở tài liệu thu thập được về diện tích đất đai và bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu. 2.2.2. Nội nghiệp 2.2.2.1. Nghiên cứu cây tầng gỗ a. Tổ thành tầng cây gỗ : Xác định hệ số tổ thành tầng cây cao, cây tái sinh theo công thức: A = 10 m n Trong đó : A: Hệ số tổ thành tầng cây cao hoặc cây tái sinh m: Số cá thể mỗi loài trong ô tiêu chuẩn n: Tổng số cây trong ô tiêu chuẩn Từ kết quả điều tra chúng tôi tiến hành phân tích, tính toán và tổng hợp như sau: Những loài cây có hệ số tổ thành < 0,1 thực tế có số lượng cây không đáng kể. Dùng ký hiệu (+) để viết thay cho hệ số tổ thành của các loài cây có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 54 hệ số 0,5- <1. Dùng ký hiệu (-) để viết thay cho hệ số tổ thành của các loài cây có hệ số từ <0,5. Khi viết công thức tổ thành người ta quy định chỉ viết chữ cái đầu của tên cây sau hệ số của nó, các loài có hệ số lớn hơn viết trước, giữa các loài cây không dùng dấu. b. Trữ lượng lâm phần cho trạng thái rừng IIb Tính thể tích của lâm phần theo phương pháp phân cấp đường kính, từ kết quả điều tra ta tiến hành chia tổ theo cấp kính. Số tổ cần chia là: m = 5*logN Trong đó: m: Số tổ cần chia N: Số cây trong ô tiêu chuẩn Cự li tổ: K = max min X X m Trong đó: Xmax: Trị số đường kính lớn nhất Xmin: Trị số đường kính nhỏ nhất Từ đó xác định số cây trong mỗi tổ và tính Hvn ; 1.3D dùng biểu 2 nhân tố áp dụng cho rừng tự nhiên để xác định thể tích cho cây tiêu chuẩn của từng cấp rồi tính trữ lượng theo từng cấp. 1V = 1n * ctcV ( 3-3) Trong đó: 1V : Trữ lượng cấp đường kính 1 1n : Số cây ở cấp đường kính 1 ctcV : Thể tích cây tiêu chuẩn ở cấp đường kính 1 Từ đó tính trữ lượng cho ô tiêu chuẩn: Motc = 1V + 2V + 3V + .+ nV ( 3-4) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 55 Biết trữ lượng trung bình của ô tiêu chuẩn ta xác định được trữ lượng của 1ha đối với từng trạng thái rừng. 2.2.2.2. Nghiên cứu đặ sinh a. Tổ thành cây tái sinh: Tính tương tự như công thức tổ thành cây tầng cao. b. Mật độ cây tái sinh: Là chỉ tiêu biểu thị về số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau: N/ha = 10000 n S Với: S là tổng diện tích các ODB điều tra tái sinh (m2) và n là số lượng cây tái sinh điều tra được. c. Chất lượng cây tái sinh: Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng tốt, trung bình và xấu đồng thời xác định tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng. Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, xấu theo công thức: N% = 100 n N Trong đó: N%: tỷ lệ % cây tốt, trung bình, xấu n: tổng số cây tốt, trung bình, xấu N: tổng số cây tái sinh d. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao Tiến hành thống kê số lượng cây tái sinh theo 4 cấp chiều cao: + Cấp I: chiều cao < 50cm + Cấp II: chiều cao từ 51 - 100cm + Cấp III: chiều cao từ 101 - 150cm + Cấp IV: chiều cao > 150cm e. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến mật độ và sinh trưởng của cây tái sinh - Nguồn cây mẹ gieo giống: + Xác định nguồn cây mẹ gieo giống gồm những loài nào? Khả năng cung cấp hạt giống, phân bố (mật độ cây/ha...) + Khả năng tái sinh chồi. - Thống kê cây bụi, thảm tươi để phân tích ảnh hưởng của tầng cây bụi, thảm tươi tới tái sinh tự nhiên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 56 - Các yếu tố tác động từ bên ngoài: phân tích các hoạt động của con người tác động vào rừng như trồng rừng, khai thác gỗ, củi; lâm sản ngoài gỗ; chăn thả gia súc... Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨ ẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu về hiện trạng quản lý, sử dụng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu 3.1.1. Thực trạng quy hoạch sử dụng rừng Bảng 3.1: Quy hoạch sử dụng rừng tại khu vực nghiên cứu STT Loại rừng Tổng diện tích (ha) Diện tích rừng các xã ( ha) Quân Chu Phú Xuyên Diện tích tự nhiên 6.361,49 4.041,43 2.320,06 Diện tích đất lâm nghiệp 4.101,39 2.818,14 1.283,25 1 Rừng phòng hộ 260,91 260,91 0 + Rừng tự nhiên 260,91 0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 57 + Rừng trồng 0 0 2 Rừng sản xuất 766,98 502,23 264,75 + Rừng tự nhiên 81,8 0 + Rừng trồng 420,43 264,75 3 Rừng đặc dụng 3.073,5 2.055,00 1.018,50 + Rừng tự nhiên 2.055,0 945,5 + Rừng trồng 0 73,0 (Nguồ ạch lại 3 loại rừng huyện Đại Từ năm 2012 ) Diện tích đất lâm nghiệp của 02 xã nghiên cứu là 4.101,39 ha/6.361,49ha chiếm 64,47% tổng diện tích tự nhiên, diện tích rừng tự nhiên chủ yếu là rừng phục hồi và rừng nghèo. 3.1.2. Các hình thức quản lý rừng Bảng 3.2: Các hình thức quản lý rừng tại khu vực nghiên cứu STT Hình thức quản lí Loại rừng Tỉ lệ (%) Tổng (ha) Phòng hộ (ha) Sản xuất (ha) 1 Hộ gia đình 15.087,27 0 15.087,27 89,74 2 UBND xã 1.725,52 77,78 0 0,46 3 Cơ quan, đơn vị của nhà nước 1.647,74 0 9,8 Tổng 16.812,79 1.725,52 15.087,27 100 Qua bảng 3.2 trên cho thấy hình thức quản lý đất lâm nghiệp tại khu vực huyện Đại Từ chủ yếu được giao đất giao rừng cho hộ gia đình chiếm 89,74%, bên cạnh đó còn một diện tích đất vẫn do UBND xã quản lý chiếm tỉ lệ nhỏ 0,46% ở 77,78ha rừng phòng hộ; Các cơ quan, đơn vị của nhà nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 58 (Ban QL và Công ty lâm nghiệp) quản lí chiếm 9,8% chủ yếu là rừng phòng hộ. Căn cứ Quyết định số 2740/QĐ-BNN- KL ngày 20/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt đề án: Giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2007- 2010. Quyết định số 2945/QĐ-BNN- KL ngày 05/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt đề án: Hỗ trợ người dân vùng cao canh tác nông - lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy giai đoạn 2008-2012. Tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch, chính sách giao đất giao rừng cho hộ gia đình được thực hiện, do vậy diện tích rừng ngày càng tăng. Trạng thái rừng IIa, IIb phần lớn được phục hồi sau canh tác nương rẫy khoảng trên 10 năm, nên phần lớn là rừng phục hồi sau khai thác. Đối với trạng thái Ic phần lớn là phục hồi sau nương rẫy thời gian dưới 10 năm, tuy nhiên tập quán chăn thả rông gia súc vẫn còn vì thế diện tích có trạng thái này phần lớn là khu chăn thả của người dân, do vậy khả năng tự phục hồi của trạng thái này không cao. Tuy có sự tăng lên về diện tích rừng, nhưng về chất lượng rừng thì chưa có sự thay đổi lớn, trữ lượng thấp. Vì phần lớn thành phần loài cây vẫn là các loài tiên phong ưa sáng mọc nhanh, giá trị thấp cây ưa bóng giá trị cao còn nhỏ. 3.1.3. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã và đang áp dụng cho các loại rừng Bảng 3.3. Các biện pháp lâm sinh đã và đang áp dụng STT Loại rừng Biện pháp kĩ thuật lâm sinh 1 Phòng hộ Khoanh nuôi bảo vệ rừng, khoanh nuôi có trồng bổ sung, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, trồng rừng. 2 Sản xuất Bảo vệ rừng, làm giàu rừng, trồng rừng, nuôi dưỡng rừng, khai thác rừng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt. - Đối với rừng phòng hộ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 59 Đối tượng rừng tự nhiên có trạng thái Ic, IIa áp dụng biện pháp khoanh nuôi phục hồi tự nhiên và khoanh nuôi có trồng bổ sung. Huyện Đại Từ đã có kế hoạch về khoanh nuôi bảo vệ và trồng bổ sung rừng trên địa bàn huyện. Nhìn chung biện pháp khoanh nuôi tự nhiên rừng được bảo vệ tốt, tuy nhiên rừng mang lại hiệu quả lâu; còn biện pháp khoanh nuôi có trồng bổ sung bằng các cây tầng cao như: Lát, Kháo, sấu Rừng có trạng thái IIb, IIIa1 chủ yếu là bảo vệ tự nhiên, phòng chống lửa rừng và ngăn chặn khai thác . Tuy nhiên, rừng đa số là các cây giá trị kinh tế không cao. Trạng thái rừng Ia, Ib thực hiện biện pháp trồng rừng mới với các loài cây Keo, Mỡ, Trám, Rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt. - Đối với rừ ất: + Khoanh nuôi phục hồi rừng: Rừng tái sinh tự nhiên có số lượng cây tái sinh mục đích > 1000 cây/ ha. + Trồng rừng (gồm trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ): Trạng thái đưa vào trồng rừng chủ yếu là đối tượng Ia, Ib và một số ít diện tích Ic. Trồng rừng vào diện tích cải tạo rừng tự ất lượng với các loài cây như Keo, Mỡ + Bảo vệ rừng tự nhiên: Biện pháp bảo vệ rừng áp dụng với rừng tự nhiên có trữ lượng từ trung bình trở lên. + Làm giàu rừng: Đối với khu rừng có trạng thái IIIa1 ở những nơi có điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh. Đối với rừng khoanh nuôi rừng lâu cho hiệu quả do vậy người dân rất muốn cải tạo để trồng rừng thay thế có năng suất cao; đối với rừng trồng toàn diện trong những năm gần đây đã đem lại khá nhiều lợi ích cho người dân và nhân dân ở các huyện thuận lợi về giao thông tham gia rất tích cực đối với trồng rừng sản xuất. 3.1.4. Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý và phát triển rừng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 60 Để đánh giá được những điểm thuận lợi, khó khăn trong quản lý và phát triển rừng, tìm ra giải pháp để quản lý và phát triển rừng tốt hơn. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn điều tra người dân trong khu vực nghiên cứu. Kết quả được thống kê tại bảng 3.4. Bảng 3.4. Kết quả điều tra về thuận lợi, khó khăn trong quản lý phát triển rừng Trạng thái rừng Thuận lợi Khó khăn Giải pháp Trạng thái rừng IIa - Hầu hết đất rừng đã được giao đến các chủ rừng quản lý. - Đất rừng còn tốt, cây có khả năng phát triển mạnh. - Cây rừng tự nhiên nên ít bị sâu bệnh hại. - Đã có quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng thôn bản, làng xóm. Một số xóm đã xây dựng được tổ quản lý bảo vệ và chữa cháy rừng. - Phần lớn người dân đã có nhận thức về giá trị của rừng, nên ý thức bảo vệ tốt. - Rừng chủ yếu là những loài cây có giá trị kinh tế thấp. - Việc giao đất, giao rừng không đồng đều, nên xảy ra hiện tượng người dân chặt gỗ, lấy củi trên diện tích rừng của nhau. - Vẫn bị ảnh hưởng bởi tập quán chăn thả trâu, bò rông nên ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng của cây tái sinh. - Người dân thiếu vốn để phát triển rừng. - Trồng dặm, bổ sung các loài cây mục đích làm giàu rừng, tăng thêm giá trị của rừng bằng các loài cây như: Giổi, Lát.. - Hỗ trợ về nguồn vốn, cây con và tập huấn kỹ thuật làm giàu rừng cho người dân. - Cán bộ kiểm lâm địa bàn cần thường xuyên kiểm tra giám sát nhằm hạn chế hiện tượng khai thác lâm sả . Trạng thái rừng - Thành phần loài cây đã xuất hiện một số loài cây gỗ quí có giá - Cây không có giá trị kinh tế vẫn chiếm chủ yếu - Một số nơi thuận tiệ người dân được trồng dặm các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 61 IIb trị như: Giổi xanh, lát - Không tốn công quản lý do cây đã lớn, ít bị trâu bò phá. - Đã có cây mẹ để gieo giống. Diện tích loại rừng này chiếm tỷ lệ lớn, đất rừng còn tốt. - Một số vùng thuộc loại rừng phòng hộ đầu nguồn, nên được nhận tiền công chăm sóc bảo vệ. trong rừng. - Nhiều gia đình khai thác bừa bãi không xin phép khai thác. - Một số vùng giáp ranh vẫn bị người dân địa phương khác đến khai thác gỗ, củ . - Tổ bảo vệ hoạt động chưa có hiệu quả, sự phối kết hợp giữa các bên có liên quan chưa chặt chẽ. - Xa nhà hơn, độ dốc lớn, đi lại khó nên việc quản lý của hộ gia đình cũng gặp nhiều khó khăn. loài cây có giá trị kinh tế. - Nhà nước đầu tư xây dựng đường phát triển kinh tế lâm nghiệp. Phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ, vận chuyển vật tư cây giống, phòng chống cháy rừng. - ời dân tận thu các loài cây giá trị thấp để làm củi bán, số tiền thu được có thể được tái đầu tư phát triển rừng. - Tăng cường sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. - Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ và phát triển rừng. Trạng thái rừng Ic - Hầu hết đất rừng đã được giao đến hộ gia đình quản lý, người dân đã có nhận thức về giá trị của rừng, nên ý thức bảo vệ tốt. - Đất rừng còn tương đối tốt. - Đã có hương ước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng làng xóm. - Người dân có tập quán chăn thả rông Trâu, bò nên khó quản lý và phát triển được diện tích này. - Cây chủ yếu là cây bụi, dây leo. Cây tái sinh phát triển chậm. - Người dân thiếu vốn để phát - Tập huấn kỹ thuật, triển khai các mô hình kinh doanh rừng hoặc Nông lâm kết hợp có hiệu quả kinh tế. - Phát trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế cao như: Mỡ, Keo, Giổi, Sao... - Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trồng hoặc Nông lâm kết hợp ở những vị trí thuận lợi. - Rà soát lại diện tích chăn thả, lập quy hoạch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 62 triển rừng - Thường xảy ra cháy rừng vào mùa khô ở trạng thái này - Việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (nguồn lực ) chi tiết cho các vùng phục vụ cho phát triển đàn gia súc. Từ bảng 3.4 trên ta thấy những thận lợi, khó khăn cho khu vực nghiên cứu như sau: + Thuận lợi - Hầu hết đất rừng ở trạng thái Ic, IIa đã được giao đến hộ gia đình quản lý, quyền lợi và trách nhiệm các hộ được xác đị , người dân có ý thức hơn trong công tác quản lý bảo vệ. - Đã có quy định, hương ước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng. Một số thôn bản (xóm, làng) đã xây dựng được tổ quản lý bảo vệ và chữa cháy rừng. - Sản xuất lâm nghiệp rủi ro thấp trong khi đó nhu cầu về lâm sản cao, thị trường ổn định. Đã có nhiều hộ gia đình tự bỏ vốn vào kinh doanh rừng và phát triển kinh tế trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Đất rừng còn khá tốt, cây có khả năng tái sinh, sinh trưởng, phát triển mạnh. + Khó khăn - Diện tích trạng thái rừng xa nhà, đi lại khó khăn vì vậy rất khó áp dụng các biện pháp kỹ thuật xúc tiến tái

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_mot_so_giai_phap_xuc_tien_tai_sinh_cac_t.pdf
Tài liệu liên quan