CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp và các vấn đề môi trường 3
1.1.1. Vị trí và vai trò của hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp 3
1.1.2. Phân loại hóa chất BVTV 4
1.1.3. Quản lý nhà nước đối với hoá chất BVTV 7
1.1.4. Tác động của hoá chất BVTV đến môi trường và sức khoẻ con người 10
1.1.5. Độc tính của một số hoá chất hoá chất BVTV điển hình 13
1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên 18
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên 18
1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội 22
1.2.3. Các vấn đề môi trường 26
1.3. Tình hình quản lý và sử dụng hoá chất hoá chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 28
1.3.1. Khối lượng hoá chất BVTV được kinh doanh sử dụng hàng năm 28
1.3.2. Tình trạng các khu vực kho lưu giữ tại tỉnh Thái nguyên 30
1.3.3. Tình hình kinh doanh sử dụng hoa chất BVTV gốc clo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 31
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.2. Nội dung nghiên cứu 33
2.3. Phạm vi nghiên cứu 33
2.4. Phương pháp nghiên cứu 33
2.4.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu 33
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo và người dân 34
2.4.3. Phương pháp quan trắc, khảo sát thực địa, lấy mẫu đất và nước 34
90 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu mức độ tồn dư các hợp chất cơ clo trong môi trường đất ở một số khu vực kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Km/Km2 và 2,97 Km/1.000 dân).
Hiện đã có đường ô tô đến 180/180 xã, phường của tỉnh. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận bằng đường bộ với một số xã miền núi trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do địa hình dốc, chất lượng đường kém. Một số đoạn đường quốc lộ, một số đường huyện và một số cầu cống đang xuống cấp, ảnh hưởng đến năng lực vận tải nội tỉnh và với tỉnh ngoài.
Đường thuỷ
Đường thuỷ ở Thái Nguyên khá phong phú và phân bố rộng khắp. Thái Nguyên hiện có 430 Km đường thuỷ, bao gồm hai tuyến đường sông chính nối Tỉnh với các tỉnh ngoài: tuyến Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 Km và tuyến Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 Km ; và hai tuyến vận tải thuỷ nội tỉnh: tuyến Thái Nguyên - Phú Bình dài 16 Km và tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới dài 40 Km tuy nhiên việc đi lại ở tuyến này còn hạn chế.
Đường sắt
Hệ thống đường sắt của Thái Nguyên gồm ba tuyến chính với tổng chiều dài trên địa bàn Tỉnh là 98,55 Km:
Tuyến Quán Triều - Hà Nội dài 75 Km.
Tuyến Thái Nguyên - Kép dài 57 Km, đoạn qua Thái Nguyên dài 25 Km.
Tuyến Quán Triều - Núi Hồng qua Đại Từ dài 39 Km chủ yếu phục vụ vận tải than.
Cấp, thoát nước
Nguồn cấp nước của Thái Nguyên là nước ngầm và nước mặt. Thành phố Thái Nguyên sử dụng nguồn nước mặt lấy từ hồ Núi Cốc và nước ngầm lấy từ tầng chứa độ sâu 41 - 64 m, gồm 10 giếng khoan (trong đó 2 giếng dự phòng). Thị xã Sông Công được cấp nước từ nguồn nước mặt sông Công đã qua xử lý. Ngoài hai đô thị trên, huyện Đồng Hỷ được cấp nước ngầm từ Nhà máy nước Mắt Rồng. Tại các huyện đều có giếng khoan để cung cấp nước sạch cho dân.
Tính đến cuối năm 2007, khoảng 92% dân Thành phố Thái Nguyên, 75% dân Thị xã Sông Công có nước máy sử dụng đô thị, còn ở các huyện chỉ 0,5% đến 5% hộ gia đình sử dụng giếng khoan.
Tính đến cuối năm 2008, khoảng 80% dân đô thị và 76% dân nông thôn trong tỉnh sử dụng nước sạch.
Hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư đồng bộ nên hiệu quả thoát nước kém. Nước thải còn thoát chung với nước mưa và có điểm bị úng ngập. Hệ thống thoát nước hiện có ở thành phố Thái Nguyên chưa đáp ứng được yêu cầu đối với một đô thị loại II.
e. Đặc điểm dân số
Tổng đân số tỉnh Thái Nguyên tính đến ngày 01/4/2009 là 1.124.786 người. Trong đó, dân số nam là 559.153 người, chiếm 49,71%; dâm số nữ là 565.663 người, chiếm 50,29%. So với cả nước, dân số tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 33 và đứng thứ 3 các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc (sau Bắc Giang và Phú Thọ).
Tỷ lệ dân thành thị của tỉnh tăng chậm trong những năm qua, năm 2008 mới chiếm khoảng 24% tổng dân số.
Có 8 dân tộc cùng sinh sống với nhau từ lâu đời trên đất Thái Nguyên. Dân tộc Kinh chiếm khoảng 75,5%; Tày 10,7%; Nùng 5,1%; Dao 2,1% ; Sán Dìu 2,4% ; các dân tộc khác (Cao Lan, H'Mông, Hoa) chiếm 4,2% dân số toàn tỉnh.
1.2.3. Các vấn đề môi trường
a. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển KT - XH của tỉnh Thái Nguyên
Các yếu tố môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đáng kể tới các hoạt động KT - XH của tỉnh Thái Nguyên có thể xác định một cách tổng hợp như sau:
Các yếu tố khí hậu (như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa...) ảnh hưởng đặc biệt đến ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, công nghiệp khai khoáng, dịch vụ - du lịch, ngoài ra cũng tác động đến sức khoẻ người dân trên toàn bộ địa bàn tỉnh.
Các hiện tượng thời tiết bất thường (lũ, lụt, bão lốc, sương mù...) gây ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động KT - XH và sức khoẻ người dân trên địa bàn tỉnh.
Ô nhiễm nguồn nước (nước mặt, nước ngầm) là nguyên nhân dẫn đến gây bệnh, dịch ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và các hệ sinh thái tự nhiên. Ngoài ra, ô nhiễm nước tác động đến năng suất, chất lượng các sản phẩm của ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản. Thiếu nước sản xuất vào mùa khô ảnh hưởng đến hoạt động của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và nông - lâm nghiệp - thuỷ sản.
Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân mà còn sự phát triển du lịch của tỉnh.
Suy giảm tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật đang và sẽ gây gia tăng cường độ lũ lụt, xói mòn đất, biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học trong tỉnh.
b. Khả năng ảnh hưởng do phát triển KT - XH đến môi trường xung quanh
Hoạt động phát triển KT - XH của các ngành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với tốc độ ngày càng gia tăng sẽ làm gia tăng nhanh các chất ô nhiễm gây tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.
Nước thải từ các khu dân cư, khách sạn (chứa nồng độ cao các chất hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh...), nước thải các cơ sở sản xuất công nghiệp (chứa các chất hữu cơ, kim loại nặng, các hoá chất độc hại, dầu mỡ...), nông nghiệp - thuỷ sản (chứa các chất hữu cơ, hoá chất bảo vệ thực vật...), chất thải y tế từ các cơ sở khám chữa bệnh (chứa nồng độ cao chất hữu cơ, bệnh phẩm, vi trùng...) đã và sẽ gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, phát tán bệnh dịch và tác hại đến hệ sinh thái nước.
Khí thải (chứa các chất ô nhiễm như bụi, CO, SO2, NOx, HF và tiếng ồn) từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và khai thác khoáng sản đang và sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động và gây ô nhiễm không khí xung quanh.
Chất thải rắn nhiễm các chất độc hại như hoá chất, dầu mỡ từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động giao thông thuỷ là nguồn gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, đất đai nếu không được xử lý triệt để. Chất thải rắn sinh hoạt không những gây mất mỹ quan, nguồn phát sinh bệnh dịch mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành kinh tế khác (như du lịch, thuỷ sản, cấp nước).
Hoạt động sản xuất lâm nghiệp, giao thông thuỷ có khả năng làm thay đổi các hệ sinh thái tự nhiên, giảm diện tích rừng tự nhiên, bãi bồi ven sông, gia tăng xói mòn, sạt lở đất, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường.
Trên đây là các vấn đề môi trường quan trọng nhất có thể được phát sinh do động lực xây dựng và phát triển KT - XH của tỉnh Thái Nguyên. Các vấn đề môi trường này sẽ càng gia tăng trong giai đoạn tăng cường CNH, HĐH với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh trên 10% trong giai đoạn 2010-2020.
1.3. Tình hình quản lý và sử dụng hoá chất hoá chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
1.3.1. Khối lượng hoá chất BVTV được kinh doanh sử dụng hàng năm
a. Các đơn vị thực hiện chức năng kinh doanh phân phối hoá chất BVTV của tỉnh Thái Nguyên
Các đơn vị quản lý hoá chất BVTV có thay đổi qua các thời kỳ. Một số đơn vị chính được kinh doanh phân phối hóa chất BVTV bao gồm:
- Công ty Vật tư nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.
- Chi cục BVTV tỉnh Thái Nguyên.
- Công ty cây trồng thành phố Thái Nguyên.
- Trạm Vật tư các Huyện, Thành, thị (nay là chi nhánh vật tư các Huyện, Thành, Thị).
- Công ty cổ phần vật tư Bảo vệ thực vật Thái Nguyên.
- Công ty TNHH một thành viên Bảo vệ thực vật Thái nguyên.
- Các đại lý cấp I của các công ty thuốc BVTV Việt Nam.
b. Khối lượng thuốc BVTV được kinh doanh sử dụng hàng năm
Khối lượng thuốc BVTV sử dụng trước năm 1985:
- Nguồn thuốc được nhận từ Trung ương, sau đó tỉnh tiếp tục phân phối tới các huyện và các xã. Lúc này, do nông dân chưa biết dùng nên nhu cầu sử dụng thuốc BVTV chưa cao.
- Cả tỉnh được phân phối khoảng 12 tấn thuốc/năm. Trong đó có khoảng 20% thuốc nước, còn lại là thuốc bột. Các loại thuốc nước như Metaphos 40,50EC; Wophatox 50EC; Bassa 50EC.Các loại thuốc bột như: DDT, 666, BHC, Dipterex, 2,4D.
Khối lượng thuốc BVTV sử dụng từ năm 1986-1992:
- Ngoài nguồn thuốc được phân phối, một số đơn vị đã bắt đầu giao dịch với các tỉnh ngoài để kinh doanh thuốc BVTV như công ty Cây trồng thành phố Thái Nguyên, chi cục Bảo vệ thực vật Thái Nguyên. Thuốc được phân phối cho các hợp tác xã (với nguồn thuốc phân phối bao cấp từ trên) và được bán tự do (với nguồn thuốc đơn vị tự kinh doanh).
- Số lượng thuốc sử dụng tăng lên hàng năm. Năm 1990 số lượng thuốc được sử dụng khoảng 100 tấn/năm trong đó có 40% là thuốc nước (đa số thuộc gốc lân hữu cơ), còn lại là thuốc bột (đa số là gốc clo hữu cơ).
Khối lượng thuốc BVTV sử dụng từ năm 1993 đến nay:
- Không còn nguồn thuốc phân phối bao cấp. Các tổ chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh thuốc BVTV tự mua bán phân phối các loại thuốc BVTV (căn cứ tình hình sâu bệnh, nhu cầu thị trường và các qui định của nhà nước).
- Số lượng, chủng loại thuốc sử dụng tăng lên hàng năm. Không chỉ thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh mà còn thuốc trừ cỏ, thuốc trừ chuột, thuốc điều hoà sinh trưởng cây trồng.
Bảng 1.4. Số lượng thuốc BVTV được kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên qua các năm gần đây [Nguồn: Số liệu chi cục BVTV]
Năm
Thuốc trừ sâu
Thuốc trừ bệnh
Thuốc trừ cỏ
Tổng số
(tấn)
2000
141,8
27,8
28,0
197,6
2001
138,7
33,9
44,1
216,7
2002
180,3
41.2
42,7
264,2
2003
195,5
54.7
49,5
299,7
2004
210,8
67,4
68,2
346,4
2005
288,8
58,1
72,0
418,9
2006
235,0
48,0
56,0
339,0
2007
266,0
55,0
40,1
361,1
2008
134,0
15,0
85,0
234,0
2009
123,0
13.0
76,0
212,0
Nhìn chung, số lượng thuốc BVTV sử dụng trong những năm gần đây có xu hướng giảm, do sâu bệnh không xảy ra thành dịch lớn và nông dân đã nhận thức tốt hơn về kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, họ đã bỏ được một số lần phun không cần thiết, không dùng thuốc BVTV tràn lan theo cảm tính.
1.3.2. Tình trạng các khu vực kho lưu giữ tại tỉnh Thái nguyên
Tình trạng các khu vực kho lưu giữ trước năm 1985
- Đa số thuốc được phân phối từ tổng kho về tỉnh và lưu giữ tại kho Phúc Trìu, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên.
- Các huyện lĩnh từ kho tỉnh về phân phối cho các xã. Số lượng thuốc không nhiều và hầu như cả huyện và xã đều chưa có nơi chuyên để lưu chứa thuốc BVTV. Sự hiểu biết về độc hại của thuốc BVTV của đa số cán bộ và nông dân còn rất thấp. Việc mua bán thuốc BVTV thực hiện rất thô sơ thủ công (thuốc nước được đong rót từ thùng phi lớn sang chai nhỏ, thuốc bột được xúc cân lẻ từ những bao thùng lớn sang bất cứ một loại bao túi nào do người mua mang đến) như mua bán thực phẩm.
Tình trạng các khu vực kho lưu giữ từ năm 1986 đến năm 2002:
- Kho thuốc các huyện (do trạm vật tư Huyện quản lý), kho chi cục BVTV (do chi cục BVTV quản lý) được xây dựng. Ở các xã đều có nơi chuyên để thuốc BVTV do hợp tác xã nông nghiệp quản lý, nhà để thuốc có cửa khoá có thủ kho (có xã có tới 2,3 nơi để thuốc như xã Phúc Xuân thành phố Thái Nguyên, xã Úc kỳ huyện Phú Bình).
- Qui mô kho cấp huyện tuỳ thuộc mức độ kinh doanh khác nhau của mỗi trạm vật tư Huyện. Kho chi cục BVTV là kho do Tỉnh đầu tư xây dựng, ngoài việc là nơi để thuốc phục vụ kinh doanh thuốc BVTV, kho còn có nhiệm vụ dự trữ thuốc BVTV phòng chống dịch.
- Nơi để thuốc tại các hợp tác xã nông nghiệp thường là nơi gần ban quản lý hợp tác xã làm việc, gần trường học, khu dân cư đông người. Khi có nhu cầu, nông dân đến đó mua thuốc về sử dụng.
Tình trạng các khu vực kho lưu giữ từ năm 2003 đến nay
- Các kho thuốc cấp huyện, cấp xã cũ được chuyển đổi dần mục đích sử dụng; có nơi được chuyển thành thổ cư, có nơi chuyển thành trường học, nhà mẫu giáo, trung tâm dạy nghềHiện nay chỉ có các công ty Cổ phần vật tư BVTV, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bảo vệ thực vật và 1số các đại lý cấp I có kho lưu chứa thuốc.
- Nguyên nhân: Do việc kinh doanh thuốc BVTV đã thay đổi và thực hiện theo Pháp lệnh BVTV. Không còn việc phân phối bao cấp thuốc BVTV.
Thuốc BVTV lưu thông trên thị trường đã được đóng lẻ trong các chai, gói, thùng kiện theo qui định, có thời hạn sử dụng và luôn được đáp ứng đầy đủ trên thị trường nên cũng không cần số lượng nhiều lưu trữ trong kho. Các tập thể cá nhân kinh doanh không được Cục BVTV cho phép sang chai đóng gói thuốc BVTV thì không được tự sang chai đóng gói.
Tại các xóm, xã đều có các cá nhân và tập thể tham gia kinh doanh thuốc BVTV (những người đã có chứng chỉ kinh doanh thuốc BVTV). Các nhà kinh doanh thường nhập thuốc để bán với số lượng nhỏ theo nhu cầu thị trường (bán hết lại lấy tiếp, không để tồn lưu) cho nên không phải cần đến kho để lưu trữ thuốc BVTV. Nông dân không phải đi mua thuốc xa, không bị thiếu thuốc khi có dịch hại.
1.3.3. Tình hình kinh doanh sử dụng hoa chất BVTV gốc clo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
a. Một số loại thuốc BVTV có nguồn gốc Clo đã sử dụng để phòng trừ sâu bệnh trên địa bàn tỉnh thái Nguyên
- DDT có tên hoá học là Diclodiphenyltricloetan Thuốc ở dạng bột trắng hay xám nhạt không tan trong nước. Thuốc có tác dụng tiếp xúc và vị độc.
- BHC, Gama 666 là 2 loại thuốc có tên hoá học chung là Ga ma - 1,2,3,4,5,6- Hexaclo-xiclohexan. Thuốc ở dạng bột mịn, mùi hôi, không tan trong nước. thuốc có tác dụng vị độc, xông hơi và tiếp xúc.
- Thiodan: tên hoá học là 6,7,8,9,10,10a-Hexaclo-1,5,5a,6,9,9a-Hexahydro-6,9-metano-2,4,3-benzodioxathiepin-3oxit. Thuốc ở dạng lỏng, có tác dụng vị độc và tiếp xúc.
- 2,4D tên hoá học là Diclophenoxiaxetic, thuốc ở dạng bột trắng dùng để trừ cỏ. thuốc có tác dụng nội hấp. Thuốc rất độc, được sử dụng ở dạng muối. trong thuốc có chất dioxin có thể kích thích tế bào ung thư phát triển, gây đột biến tế bào làm dị dạng cơ thể người và động vật máu nóng.
Các loại thuốc này rất bền vững trong cơ thể sống, trong môi trường và sản phẩm động thực vật. Hiện nay, các loại thuôc này đã bị cấm sử dụng.
b. Khối lượng sử dụng trung bình một số loại hoá chất hoá chất BVTV gốc clo hữu cơ điển hình và phổ biến
Khối lượng tuỳ thuộc lượng thuốc được cung ứng bao cấp từ phía tổng kho BVTV do nhà nước quản lý và nhu cầu thị trường hàng năm. Số lượng trung bình một số loại thuốc BVTV gốc clo chính trong khoảng thời gian từ năm 1996- 2002 như sau:
- DDT: 20 tấn /năm.
- Ga ma 666: 40tấn /năm.
- Thiodan: 10tấn/ năm.
- 2,4 D: 10tấn /năm.
c. Thời gian bị cấm sử dụng các loại hoá chất BVTV gốc clo
- DDT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa vào danh mục thuốc cấm sử dụng trong nông nghiệp từ năm 1996.
- 2,4D Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa vào danh mục thuốc cấm sử dụng từ năm 1996.
- Ga ma 666: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa vào danh mục thuốc cấm sử dụng từ năm 1996.
- Thiodan: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa vào danh mục thuốc cấm sử dụng từ 2001.
Sau khi có văn bản cấm sử dụng của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trên thị trường vẫn còn một số lượng thuốc tồn lưu thông (khoảng từ 1-2 năm trước khi hết hẳn).
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đất tại 3 khu vực (thuộc địa bàn 02 huyện và 01 thành phố) có kho chứa hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Nước ngầm tại các khu vực lân cận kho chứa.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, thu thập thông tin đối với các địa phương nhằm xác định các điểm ô nhiễm do hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Lấy mẫu đất và nước, phân tích các chỉ tiêu hóa chất BVTV gốc clo (Aldrin, DDT, DDE, Lindan), khoanh vùng, đánh giá phạm vi ô nhiễm, mức độ ô nhiễm tại các điểm đã phát hiện;
- Đề xuất giải pháp nhằm xử lý ô nhiễm hoá chất BVTV tại khu vực có mức độ tồn lưu cao nhất.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng môi trường đất và nước của một số khu vực kho chứa hóa chất BVTV thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ và huyện Định Hóa.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu
- Thu thập, nghiên cứu tất cả các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các quy định, các tiêu chuẩn môi trường cho các mục đích khác nhau.
- Hệ thống các tài liệu, số liệu rời rạc sẵn có về đặc điểm khu vực nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá các số liệu sẵn có: Với những số liệu về ô nhiễm môi trường do hoá chất BVTV, việc phân tích, đánh giá kèm theo so sánh với tiêu chuẩn môi trường tương ứng. Từ đó khoanh vùng, đánh giá phạm vi ô nhiễm, mức độ ô nhiễm tại các điểm đã phát hiện.
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo và người dân
Phương pháp này được bắt đầu bằng việc xây dựng kế hoạch dựa trên lý thuyết và thông tin đã có, tiếp đó là sửa chữa kế hoạch dựa trên tiếp thu góp ý của các chuyên gia. Sau đó xuống địa phương khảo sát thực địa và phỏng vấn người dân, phân tích kết quả và bổ sung các thông tin cần thiết. Cuối cùng thảo luận với người dân, kiểm tra và tổng hợp thông tin.
Nội dung phỏng vấn liên quan đến: đặc điểm kho chứa hóa chất BVTV trước đây, vấn đề sử dụng hoá chất BVTV, hiện trạng sử dụng đất khu vực tồn lưu hoá chất BVTV, chất lượng nước và không khí khu vực nghiên cứu, nhận thức của người dân về mức độ nghiêm trọng tồn lưu hoá chất BVTV, tình hình sức khoẻ của người dân khu vực nghiên cứu, biện phát phòng tránh của người dân khi phát hiện tồn lưu hoá chất BVTV....
Hình thức phỏng vấn là phỏng vấn bán chính thức. Các đối tượng được phỏng vấn là một cách ngẫu nhiên (đối với người dân trong khu vực nghiên cứu) và có chuẩn bị trước (đối với cán bộ thôn, xã, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố). Quá trình phỏng vấn diễn ra bằng cách đặt câu hỏi thông qua các buổi trò chuyện với người dân, các câu hỏi không đưa trước cho các đối tượng phỏng vấn. Tuỳ thuộc vào mức độ cởi mở để đặt ra nhiều câu hỏi hơn.
2.4.3. Phương pháp quan trắc, khảo sát thực địa, lấy mẫu đất và nước
* Phương pháp quan trắc: Đây là phương pháp quan trọng nhất nhằm định rõ vị trí và mức độ ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật theo từng loại. Trong phương pháp này một mạng lưới quan trắc sẽ được xây dựng để thực hiện thu thập các mẫu đất tại các khu vực nghi vấn và đánh giá mức độ phân tán của hóa chất BVTV. Quá trình thực hiện quan trắc sự hỗ trợ của cơ sở dữ liệu bản đồ và thiết bị định vị vệ tinh là rất cần thiết.
* Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa là rất cần thiết giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát và sơ bộ về đối tượng nghiên cứu đồng thời kiểm tra lại tính chính xác của những tài liệu, số liệu đã thu thập từ đó xử lý tốt hơn trong bước tổng hợp và phân tích. Từ khảo sát thực tế đó đưa ra nhận xét chung cho tình trạng ô nhiễm của toàn vùng và những ảnh hưởng môi trường khác nhau.
* Phương pháp lấy mẫu đất, nước
Tiến hành lấy mẫu đất, nước để phân tích dư lượng thuốc BVTV trong môi trường bằng các phương pháp hiện đại có độ tin cậy cao. Các mẫu được lấy vào 2 đợt.
Đợt 1: Ngày lấy mẫu: 28 ÷ 30/9/2009; Ngày phân tích: 10/10/2009 ÷ 14/11/2009
Đợt 2: Ngày lấy mẫu: 02/12/2009; Ngày phân tích: 15/12/2009 ÷ 18/12/2009
Mẫu đất lấy ở các tầng đất 0,3m; 0,5m và 1m.
Mẫu nước được lấy tại nguồn nước sinh hoạt (nước giếng) của các hộ dân khu vực nghiên cứu.
Tất cả các mẫu nước được xử lý theo đúng quy cách và tiêu chuẩn để phân tích hoá chất BVTV của Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (US EPA) [36].
Bản đồ khu vực lấy mẫu được thể hiện ở hình 2.
Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyêncũ
Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ
Khu trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ
Hình 2.1. Bản đồ khu vực lấy mẫu
Khu vực lấy mẫu (đất và nước) và ký hiệu mẫu trong 2 đợt lấy mẫu
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu
TT
Kí hiệu mẫu
Vị trí lấy mẫu
Ghi chú
I
Khu vực 1: Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ (Hiện nay thuộc đất nhà ông Phạm Văn Tứ). Địa chỉ: xóm Na Long, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
ĐỢT 1
MĐ-HCBVTV(1)-5 (0,5m)
Lỗ khoan 01, tầng 0,5m
- Đất vườn trồng vải
- Cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ 3 m
MĐ-HCBVTV(1)-6 (1m)
Lỗ khoan 01, tầng 01 m
- Đất vườn trồng vải
- Cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ 3 m
MĐ-HCBVTV(1)-7 (0,5m)
Lỗ khoan 02, tầng 0,5 m
Cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ 3,5 m
MĐ-HCBVTV(1)-8 (1m)
Lỗ khoan 02, tầng 01 m
Cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ 3,5 m
MĐ-HCBVTV(1)-9 (0,5m)
Lỗ khoan 03, tầng 0,5 m
Cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ 4 m
MĐ-HCBVTV(1)-10 (1m)
Lỗ khoan 03, tầng 01 m
Cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ 4 m
NN-HCBVTV(1)-3
- Nước giếng khoan nhà ông Phạm Văn Tứ, xóm Na Long, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ
- Toạ độ: 21040’178’’ N; 105050’703’’E
ĐỢT 2
MĐ-HCBVTV(2) – 22 (0,5m)
- Lỗ khoan 01, tầng 0,5m.
- Toạ độ: 21040’174’’ N; 105050’714’’E
Đất trên nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ
MĐ-HCBVTV(2) – 23 (1m)
- Lỗ khoan 01, tầng 1,0m
- Toạ độ: 21040’174’’ N; 105050’714’’E
Đất trên nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ.
MĐ-HCBVTV(2) – 26 (0,5m)
- Lỗ khoan 02, tầng 0,5m
- Toạ độ: 21040’174’’ N; 105050’717’’E
Vị trí lấy mẫu cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ khoảng 10m, xuôi theo chiều dốc
MĐ-HCBVTV(2) – 27 (1m)
- Lỗ khoan 02, tầng 1,0m
- Toạ độ: 21040’174’’ N; 105050’717’’E
Vị trí lấy mẫu cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ khoảng 10m, xuôi theo chiều dốc
MĐ-HCBVTV(2) – 29 (0,5m)
- Lỗ khoan 03, tầng 0,5m
- Toạ độ: 21040’173’’ N; 105050’715’’E
Vị trí lấy mẫu cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ khoảng 20m, xuôi theo chiều dốc
MĐ-HCBVTV(2) – 30 (1m)
- Lỗ khoan 03, tầng 1,0m
- Toạ độ: 21040’173’’ N; 105050’715’’E
Vị trí lấy mẫu cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ khoảng 20m, xuôi theo chiều dốc
MĐ-HCBVTV(2) – 32 (0,5m)
- Lỗ khoan 04, tầng 0,5m
- Toạ độ: 21040’181’’ N; 105050’723’’E
Vị trí lấy mẫu cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ khoảng 10m, trên đỉnh dốc
MĐ-HCBVTV(2) – 33 (1m)
- Lỗ khoan 04, tầng 1m
- Toạ độ: 21040’181’’ N; 105050’723’’E
Vị trí lấy mẫu cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ khoảng 10m, trên đỉnh dốc
NN-HCBVTV(2) - 3
- Nước giếng khoan nhà ông Phạm Văn Tứ, xóm Na Long, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ
- Toạ độ: 21040’178’’ N; 105050’703’’E
Giếng sâu 28m
II
Khu vực 2: Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ. Địa chỉ: xã Phúc trìu, TP Thái Nguyên
ĐỢT 1
MĐ-HCBVTV(1)-11 (0,3m)
Lỗ khoan 01, tầng 0,3m
MĐ-HCBVTV(1)-12 (1m)
Lỗ khoan 01, tầng 1m
MĐ-HCBVTV(1)-13 (0,3m)
Lỗ khoan 02, tầng 0,3m
MĐ-HCBVTV(1)-14 (1m)
Lỗ khoan 02, tầng 01m
MĐ-HCBVTV(1)-15 (0,3m)
Lỗ khoan 03, tầng 0,3m
MĐ-HCBVTV(1)-16 (1m)
Lỗ khoan 03, tầng 01m
ĐỢT 2
MĐ-HCBVTV(2) - 37 (0,5m)
- Lỗ khoan 01, tầng 0,5m
- Toạ độ: 21033’057’’ N; 105047’044’’E
Vị trí lấy mẫu cách hố chôn khoảng 5m, xuôi theo chiều dốc
MĐ-HCBVTV(2) - 38 (1m)
- Lỗ khoan 01, tầng 1m
- Toạ độ: 21033’057’’ N; 105047’044’’E
Vị trí lấy mẫu cách hố chôn khoảng 5m, xuôi theo chiều dốc
MĐ-HCBVTV(2) - 41 (0,5m)
- Lỗ khoan 02, tầng 0,5m
- Toạ độ: 21033’057’’ N; 105047’040’’E
Vị trí lấy mẫu cách hố chôn khoảng 20m, xuôi theo chiều dốc
MĐ-HCBVTV(2) - 42 (1m)
- Lỗ khoan 02, tầng 1m
- Toạ độ: 21033’057’’ N; 105047’040’’E
Vị trí lấy mẫu cách hố chôn khoảng 20m, xuôi theo chiều dốc
MĐ-HCBVTV(2) - 45 (0,5m)
- Lỗ khoan 03, tầng 0,5m
- Toạ độ: 21033’068’’ N; 105047’044’’E
Vị trí lấy mẫu cách hố chôn khoảng 30m, xuôi theo chiều dốc
MĐ-HCBVTV(2) - 46 (1m)
- Lỗ khoan 03, tầng 1m
- Toạ độ: 21033’068’’ N; 105047’044’’E
Vị trí lấy mẫu cách hố chôn khoảng 30m, xuôi theo chiều dốc
III
Khu vực 3: Khu trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ (Hiện nay thuộc đất nhà bà Nguyễn Thị Hợp). Địa chỉ: xóm Á 1, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
ĐỢT 1
MĐ-HCBVTV(1)-28(0,3m)
- Lỗ khoan 01, tầng 0,3m.
- Toạ độ: 21054’22,1N, 105038’’48,6’’E.
NN-HCBVTV(1)-8
- Giếng bà Nguyễn Thị Hợp
- Toạ độ: 21054’21’’ N; 105038’491’’E,
Giếng đào, sâu 10m
ĐỢT 2
MĐ-HCBVTV(2) - 49 (0,5m)
- Lỗ khoan 01, tầng 0,5m.
- Toạ độ: 21054’218’’ N; 105038’492’’E
Vị trí lấy mẫu cách nền móng nhà mới 3m, phía sau nhà
MĐ-HCBVTV(2) - 51 (0,5m)
- Lỗ khoan 02, tầng 0,5m.
- Toạ độ: 21054’218’’ N; 105038’491’’E
- Đất vườn
- Vị trí lấy mẫu cách nền móng nhà mới 1m, phía sau nhà
MĐ-HCBVTV(2) - 53 (0,5m)
- Lỗ khoan 03, tầng 1,0m.
- Toạ độ: 21054’213’’ N; 105038’493’’E
- Đất san nền kho cũ của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá.
- Đất có mùi HCBVTV
NN-HCBVTV(2) - 6
- Nước giếng đào
- Toạ độ: 21054’210’’ N; 105038’491’’E
Giếng đào, sâu 10m
2.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
* Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu: Dựa trên các tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, lựa chọn và phân tích dữ liệu có liên quan.
* Phân tích dư lượng hoá chất BVTV trong các mẫu đất bằng các phương pháp US EPA 8081A và trong các mẫu nước bằng phương pháp sắc ký khí chiết lỏng lỏng (TCVN 7876:2008) tại Phòng phân tích độc chất môi trường, Viện Công nghệ Môi trường, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam (Phương pháp phân tích tại phụ lục).
* Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được tính toán và xử lý thống kê trên máy tính bằng phần mềm Word, Exel 2007.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm hiện trạng một số khu vực kho chứa hoá chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Đặc điểm hiện trạng Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ
Địa chỉ: xóm Na Long, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Kho hóa chất BVTV tại xóm Na Long, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên bắt đầu hoạt động từ năm 1980 và đóng cửa năm 1992 với diện tích sử dụng khoảng 10m2 được xây dựng cao hơn khu vực xung quanh 1m. Các loại hóa chất BVTV trong kho thời điểm đó chủ yếu là Lindan, DDT, 2,4D...
Khu vực này hiện nay thuộc quyền sử dụng của ông Phạm Văn Tứ. Kho đã bị phá dỡ, chỉ còn phần nền móng. Sau khi toàn bộ kho bị phá, các thùng phi chứa hóa chất BVTV được chôn cách nền kho cũ khoảng 3m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_dinhdangword_324_1555_1869914.doc