Luận văn Nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường nông sản của phụ nữ nông thôn xã Hải Nam huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt luận văn iii

Mục lục vii

Danh mục các từ viết tắt x

Danh mục bảng xi

Danh mục các hộp xii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4

1.1 Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực TCTT nông sản cho PNNT 4

1.1.1 Một số khái niệm 4

1.1.2 Đặc điểm, vị trí của người PNNT 8

1.1.3 Yêu cầu nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho PNNT 11

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực TCTT của PNNT 13

1.2 Cơ sở thực tiễn nâng cao năng lực TCTT nông sản cho PNNT 15

1.2.1 Kinh nghiệm của nước đang phát triển về việc nâng cao năng lực TCTT nông sản cho PNNT. 15

1.2.2 Kinh nghiệm nâng cao năng lực TCTT nông sản ở nước ta. 18

PHẦN 2 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hải Nam 21

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 21

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Hải Nam 23

2.2 Phương pháp nghiên cứu 30

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra 30

2.2.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 30

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 31

2.2.4 Phương pháp phân tích 31

2.2.5 Phương pháp so sánh 31

2.2.6 Phương pháp tổng hợp 31

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

3.1 Thông tin chung về phụ nữ nông thôn xã Hải Nam 32

3.2 Thực trạng tiếp cận thị trường của PNNT xã Hải Nam 35

3.2.1 Tiếp cận thị trường các yếu tố đầu vào 35

3.2.2 Tiếp cận thị trường đầu ra 45

3.2.3 Tiếp cận trong hạch toán thu - chi 49

3.2.4 Những khó khăn và thuận lợi của phụ nữ nông thôn Hải Nam trong quá trình tiếp cận thị trường nông sản 52

3.3 Năng lực tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin về thị trường nông sản của phụ nữ nông thôn xã Hải Nam 55

3.3.1 Nguồn tiếp cận và nội dung tiếp cận thông tin 55

3.3.2 Những trở ngại đối với việc tiếp cận thông tin của người phụ nữ nông thôn Hải Nam 59

3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn Hải Nam 60

3.4.1 Các yếu tố khách quan 60

3.4.2 Các yếu tố chủ quan 64

PHẦN 4: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN CHO PHỤ NỮ NÔNG THÔN XÃ HẢI NAM 66

4.1 Những yếu tố để nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho nông dân Việt Nam nói chung 66

4.2 Những giải pháp để nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho phụ nữ nông thôn Hải Nam 69

4.2.1 Những giải pháp chung 69

4.2.2 Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho phụ nữ nông thôn Hải Nam. 71

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

1 Kết luận 75

2 Kiến nghị 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường nông sản của phụ nữ nông thôn xã Hải Nam huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều tra phỏng vấn hộ bằng bộ câu hỏi soạn thảo sẵn + Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với những đối tượng được hỏi 2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được sẽ được xử lý qua phương tiện chủ yếu là máy tính bỏ túi 2.2.4 Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê mô tả: mô tả lại dựa vào những gì đã quan sát được về điều kiện tự nhiên, CSHT, con người ở xã Hải Nam - Sử dụng bộ công cụ của PRA : xây dựng lịch làm việc, phương pháp cho điểm để xếp hạng vấn đề, bảng ma trận SWOT để đánh giá thực trạng TCTT của phụ nữ nông thôn xã Hải Nam. - Phương pháp chuyên gia: tham vấn ý kiến của các bên liên quan như: hội phụ nữ, hội nông dân, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm HTX, các trưởng thôn, các kỹ thuật viên trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản,... 2.2.5 Phương pháp so sánh - So sánh năng lực TCTT của phụ nữ trong hộ trồng lúa với hộ NTTS - So sánh năng lực TCTT của phụ nữ giữa các loại hộ: hộ giàu, hộ khá, hộ TB, hộ nghèo. 2.2.6 Phương pháp tổng hợp Sau khi số liệu điều tra, thu thập xong kết hợp với thông tin phỏng vấn trực tiếp sẽ tiến hành tổng hợp và phân tích. Từ đó rút ra những kết luận về thực trạng TCTT của phụ nữ Hải Nam. 2.2.7 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu - Chỉ tiêu bình quân chung - Tốc độ phát triển bình quân PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thông tin chung về phụ nữ nông thôn xã Hải Nam Hải Nam là một xã thuần nông và có truyền thống sản xuất nông nghiệp với tổng số dân năm 2008 là 8902 người với cơ cấu giới tính như sau: Bảng 3.1: Số lượng và cơ cấu về giới tính của xã Hải Nam năm 2008 Chỉ tiêu Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Tổng 8902 100 Nam 4237 47,6 Nữ 4665 52,4 Nguồn: Ban thống kê xã Hải Nam Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy ở Hải Nam có tỷ lệ về giới tính khá đều (chênh lệch nhau 4,8% tương đương 428 người), trong đó nữ có tỷ lệ cao hơn nam. Đây chính là một lợi thế cho việc thực hiện nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho PNNT của xã Hải Nam. Bảng 3.2 : Số lượng và cơ cấu lao động phân theo giới tính xã Hải Nam Chỉ tiêu Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Tổng lao động 4801 100 Lao động nam 2189 45,6 Lao động nữ 2612 54,4 Nguồn: Ban thống kê xã Hải Nam Bảng 3.2 cho ta thấy số lao động phân theo giới tính của xã Hải Nam có sự chênh lệch khá lớn. Số lao động nữ chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động chiếm 54,4%, trong khi đó số lao động nam chỉ chiếm 45,6%. Sự chênh lệch này chứng tỏ rằng Hải Nam có nguồn lao động nữ rất dồi dào - một lực lượng quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay. Đây chính là một điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng lực TCTT cho phụ nữ nông thôn ở Hải Nam bởi vì phụ nữ là đối tượng chính tham gia sản xuất nông nghiệp ở nông thôn hiện nay. Bảng 3.3: Tuổi tác của PNNT xã Hải Nam năm 2008 Độ tuổi Số lượng ( Người) Cơ cấu (%) 18 - 30 617 29,7 30 - 45 928 44,6 45 - 60 535 25,7 Tổng 2080 100 Nguồn: Hội LHPN xã Hải Nam Như vậy tuổi tác của phụ nữ Hải Nam đa số là nằm trong độ tuổi trung niên từ 30 - 45 tuổi chiếm 44,6%, độ tuổi 18 - 30 chiếm 29,7%, độ tuổi 45 - 60 chiếm 25,7%. Phụ nữ trung niên thường đã có phần nào kinh nghiệm, trưởng thành hơn so với phụ nữ độ tuổi 18 - 30 nên kinh nghiệm TCTT của họ sẽ tốt hơn. Tuy nhiên đây lại là những phụ nữ đã từng được sống ở thời bao cấp, họ vẫn chịu những thiệt thòi nhất định trong việc nâng cao trình độ học vấn. Bởi vậy mặc dù có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn chưa được tiếp cận nhiều với nền sản xuất hàng hoá. Bên cạnh đó ở Hải Nam đang có 29,7% số phụ nữ nằm trong độ tuổi từ 18 - 30. Đây là tầng lớp phụ nữ mới được sinh ra trong thời đại mới nên được chú trọng học hành hơn, được tiếp xúc với nhiều cái mới, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật hơn (có thể ở mức thấp). Do đó họ cũng có nhiều lợi thế khi tham gia vào các thị trường và tiếp cận thị trường có ưu thế hơn. Bởi vậy khi nâng cao năng lực TCTT thì những phụ nữ này chính là đối tượng chính và rất hăng hái tham gia vì họ có khả năng thích ứng với cái mới rất nhanh. Bảng 3.4: Trình độ học vấn của phụ nữ xã Hải Nam năm 2008 Trình độ học vấn Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Mù chữ + Tiểu học 341 16,4 Trung học cơ cở 1011 48,6 Trung học phổ thông 510 24,5 Trên trung học phổ thông 218 10,5 Tổng 2080 100 Nguồn: Hội LHPN xã Hải Nam Nhìn vào bảng 3.4 ta thấy học vấn của phụ nữ Hải Nam vẫn chưa thực sự cao. Số phụ nữ ở trình độ trung học cơ sở là phổ biến với 48,6 % tương đương với 1011 người. Bên cạnh đó số phụ nữ mù chữ và tiểu học còn chiếm tỷ lệ khá cao (16,4%) so với nền kinh tế - xã hội hiện nay. Những phụ nữ bị mù chữ và học hết tiểu học này hầu hết đều nằm trong độ tuổi từ 50 - 60, sống ở thời chiến tranh cộng với những hủ tục phong kiến lạc hậu nên không được học hành nhiều. Đây là một trở ngại rất lớn cho việc nâng cao năng lực TCTT cho PNNT ở Hải Nam. Tuy nhiên số phụ nữ có trình độ học hết trung học phổ thông cũng không phải là một con số nhỏ với 24,5%. Đây là một điều đáng mừng đánh dấu sự thay đổi về trình độ học vấn của phụ nữ ở nông thôn. Bên cạnh đó số phụ nữ có trình độ trên trung học phổ thông chỉ chiếm 10,5%, chủ yếu là những phụ nữ tham gia công tác xã hội như giáo viên cấp 1, cấp 2 và những phụ nữ này hầu như không tham gia vào việc sản xuất nông nghiệp. Điều này có nghĩa là phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và trình độ còn thấp còn chiếm phần lớn ở Hải Nam. Như vậy để nâng cao được năng lực TCTT cho phụ nữ ở Hải Nam cần phải chú ý đến khía cạnh này để có phương pháp phù hợp. Hải Nam là một xã thuần nông, các nghề phụ hầu như rất ít. Để có thêm thu nhập cho gia đình mình có đến 70% đàn ông trong các gia đình ở Hải Nam hầu hết đều lên thành phố hoặc các tỉnh lân cận như Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình để làm thuê, chạy xe ôm, phụ hồ, thợ nề,….Do vậy trong gia đình phụ nữ Hải Nam chính là người quyết định mọi công việc từ phương hướng sản xuất, cách thức sản xuất, mua - bán sản phẩm,….nên việc tham gia các thị trường đầu ra hay đầu vào đều có mặt của đa số phụ nữ. Chính vì vậy, người vợ trở thành người lao động chính trong sản xuất nông nghiệp và là người quyết định trồng loại cây gì, nuôi con gì, mua vật tư, công cụ sản xuất gì hoặc bán sản phẩm ra sao, số lượng là bao nhiêu. Đây là một điều rất thuận lợi cho việc nâng cao năng lực TCTT cho PNNT xã Hải Nam. 3.2 Thực trạng tiếp cận thị trường của PNNT xã Hải Nam Ở nông thôn đa số phụ nữ đều tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi. Do vậy họ sẽ được tiếp cận với rất nhiều loại thị trường. Nắm rõ về thị trường mình tham gia sẽ giúp cho người sản xuất kinh doanh có hướng đi phù hợp với điều kiện của mình để có thể đạt được kết quả cao nhất. Nhìn chung PNNT ở Hải Nam tiếp cận chủ yếu với hai loại thị trường chính là thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường các yếu tố đầu ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm). Vậy những PNNT xã Hải Nam đang tiếp cận ở mức độ nào và năng lực tiếp cận ra sao trong các loại thị trường ? 3.2.1 Tiếp cận thị trường các yếu tố đầu vào Đầu vào là những yếu tố mà người sản xuất đầu tư vào trong quá trình sản xuất để thu được lợi nhuận. Do vậy người sản xuất cần phải cân nhắc, lựa chọn những yếu tố này sao cho chi phí đầu vào phải nhỏ nhất nhưng lại đem đến hiệu quả cao nhất. Trồng lúa và NTTS là hai thế mạnh ở Hải Nam nên thị trường các yếu tố đầu vào đối với họ chủ yếu là: thị trường vật tư nông nghiệp như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, đặc biệt là việc tiếp cận nguồn vốn của họ - một yếu tố rất quan trọng trong các yếu tố đầu vào. 3.2.1.1 Tiếp cận nguồn vốn Ở Hải Nam các hộ có thể tiếp cận vốn từ nhiều nguồn khác nhau như từ Ngân hàng NN & PTNT, Ngân hàng CSXH, hội nông dân, hội phụ nữ,… hay từ các nguồn vay không chính thống như vay bạn bè, hàng xóm, vay tư nhân, hội, phường,…Hình thức vay và số lượng vay còn phụ thuộc vào điều kiện của gia đình và mục đích sản xuất. Do nam giới trong gia đình thường xuyên vắng mặt nên việc tìm nguồn vay, làm thủ tục vay vốn, phân phối mục đích sử dụng vốn vay hầu hết đều do người phụ nữ đứng ra lo liệu. Bảng 3.5: Tình hình tiếp cận vốn của phụ nữ Hải Nam Chỉ tiêu Hộ giàu Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Tổng SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Ngân hàng NN & PTNT 10 83,3 13 72,2 15 62,5 2 33,3 30 50,0 Ngân hàng CSXH - - 3 16,7 20 83,3 6 100 29 48,3 Hội phụ nữ 3 25,0 5 41,7 18 75,0 6 100 32 53,3 Họ hàng/ bạn bè 4 33,3 15 83,3 16 66,7 4 66,7 39 65,0 Tư nhân 7 58,3 16 88,9 19 79,2 6 100 48 80,0 Hội/ phường 12 100 18 100 24 100 6 100 60 100 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Từ bảng 3.5 ta có thể thấy rằng những phụ nữ nông thôn ở Hải Nam đã tiếp cận nguồn vốn rất tốt thông qua nhiều hình thức khác nhau. Trong các hình thức thì tham gia hội/ phường là hình thức phổ biến hiện nay và lôi kéo nhiều chị em phụ nữ tham gia (100% số phụ nữ được hỏi). Đây là hình thức các thành viên góp vốn cho một thành viên và thành viên đó sẽ trả dần số tiền đó trong một khoảng thời gian. Với hình thức này đã giúp cho nhiều gia đình có một số vốn lớn để phát triển kinh tế và có thời gian xoay xở. Số phụ nữ tiếp cận được với nguồn vay của Ngân hàng NN & PTNT chỉ tập trung nhiều ở hộ giàu và hộ khá do hình thức vay này đòi hỏi phải có điều kiện thế chấp cao và thủ tục khá phức tạp. Bởi vậy những phụ nữ ở hộ TB và hộ nghèo chọn cách tiếp cận nguồn vốn thông qua Ngân hàng CSXH với lãi suất ưu đãi và thủ tục đơn giản hơn. Tuy nhiên khi tiếp cận với các nguồn vốn chính thống như Ngân hàng NN & PTNT, Ngân hàng CSXH đòi hỏi phải có chủ hộ đứng tên vay vốn nên những phụ nữ muốn vay vốn phải có sự ủy quyền của chủ hộ là người chồng, dẫn đến nhiều chị em thấy ngại khi phải thực hiện những thủ tục rườm rà đó. Do vậy qua kết quả điều tra cho thấy số chị em tiếp cận với hình thức vay vốn chính thống ít hơn so với các nguồn vay không chính thống (chiếm khoảng 50%). Bên cạnh đó nguồn vay tư nhân cũng được nhiều phụ nữ tiếp cận. Đây là hình thức vay phi chính thống, không đòi hỏi thủ tục, không hạn chế số lượng vay, thời gian vay linh động nhưng lãi suất cao hơn lãi suất Ngân hàng. Khi tiếp cận hình thức vay này chị em phụ nữ phải tự tìm nơi có thể cho mình vay, phải tính toán, cân nhắc mục đích sử dụng vốn thật tốt. Ngoài những hình thức tiếp cận với nguồn vốn trên PNNT ở Hải Nam còn tiếp cận được với các hình thức khác như: vay vốn từ hội Phụ nữ (thông qua dự án Việt - Bỉ, đây là dự án được tài trợ bởi Vương quốc Bỉ được thực hiện từ năm 1997 đến nay nhằm hỗ trợ vốn sản xuất cho phụ nữ nghèo), qua hàng xóm, bạn bè thân quen của gia đình. Khi được hỏi về mục đích sử dụng số vốn vay được thì các chị em cho biết họ có rất nhiều mục đích sử dụng như để sản xuất, chi tiêu cho sinh hoạt, đóng học phí cho con, đóng góp xã hội, trả các khoản nợ khác, khắc phục những chi tiêu đột biến (tai nạn, đau ốm, thiên tai). Thông thường đối với một doanh nghiệp khi đi vay vốn thì mục đích duy nhất hầu như chỉ để sản xuất và kinh doanh. Nhưng đối với hộ gia đình thì điều này khó có thể thực hiện được do hộ còn bị ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ xã hội như gia đình, làng xóm, cộng đồng. Do vậy để tồn tại và phát triển mỗi hộ gia đình cần phải sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả để mở rộng được quy mô sản xuất, cải thiện cuộc sống gia đình, gắn kết các mối quan hệ xã hội. Điều này phụ thuộc rất lớn vào người phụ nữ trong gia đình. Tùy theo từng điều kiện gia đình mà mỗi phụ nữ nông thôn ở Hải Nam nên có những cách phân bổ vốn sao cho có hiệu quả thiết thực nhất. Bảng 3.6: Cơ cấu sử dụng vốn vay của phụ nữ nông thôn Hải Nam năm 2008 ĐVT: % Mục đích sử dụng Hộ giàu Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo BQ chung Sản xuất 75,2 86,7 71,8 63,6 74,3 Chi cho sinh hoạt 8,0 6,2 10,4 18,7 10,8 Trả các khoản nợ 13,6 2,3 13,6 10,5 10,0 Khắc phục các chi tiêu đột biến 3,2 4,8 4,2 7,2 4,9 Tổng 100 100 100 100 100 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Bảng 3.6 cho thấy phần lớn các chị em đều đã sử dụng nguồn vốn vay được để phục vụ cho mục đích sản xuất của gia đình, bình quân chung cho cả 4 loại hộ dùng vào mục đích này là 74,3%. Đây là một tỷ lệ khá cao trong cơ cấu sử dụng vốn của các hộ. Điều này chứng tỏ rằng những người dân ở Hải Nam đã rất chú trọng đầu tư đến việc sản xuất, kinh doanh của gia đình mình. Khắc phục các chi tiêu đột biến tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (4,9%) nhưng cũng cho thấy được người nông dân không phải lúc nào họ cũng có khả năng sẵn sàng chống chịu được với những rủi ro mà phải đi vay mượn. Số tiền vay mượn không phải lúc nào cũng cho sản xuất được. Tuy nhiên giữa các hộ có sự khác nhau về phân bổ nguồn vốn vào các mục đích khác nhau. Trong 4 loại hộ, hộ nghèo phân bổ cho nguồn vốn vào mục đích sản xuất là thấp nhất (63,6%), chi cho sinh hoạt hàng ngày và khắc phục các chi tiêu đột biến cao hơn so với các loại hộ còn lại. Nguyên nhân do khác với những người giàu, người nghèo không có nhiều điều kiện về vật chất như có đủ hoặc dư tiền để chi riêng cho sinh hoạt hằng ngày hoặc chi cho những lúc bất ngờ ốm đau, bị tai nạn. Những lúc như thế họ thường phải đi vay tiền (kể cả với lãi suất cao) để trang trải cuộc sống, vượt qua những lúc khó khăn. Do vậy cũng không thể khẳng định được rằng phụ nữ ở những hộ giàu phân bổ nguồn vốn hiệu quả hơn phụ nữ ở những hộ nghèo. Tuy việc phân bổ nguồn vốn cho những mục đích sử dụng khác nhau nhưng nhìn chung phụ nữ nông thôn Hải Nam đã tiếp cận rất tốt với các nguồn vốn bằng nhiều nguồn khác nhau kể cả chính thống và phi chính thống. Điều này cho thấy được phụ nữ Hải Nam đã có điều kiện cơ bản để tham gia vào các loại thị trường, nhất là thị trường vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất trồng trọt và chăn nuôi của gia đình. 3.2.1.2 Tiếp cận thị trường vật tư nông nghiệp * ) Tiếp cận giống lúa Giống lúa là nguồn đầu vào rất quan trọng quyết định năng suất, chất lượng của đầu ra. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà mỗi hộ chọn cơ cấu giống cho gia đình mình. Nếu sản xuất theo hướng để bán thì sẽ khác với sản xuất để phục vụ nhu cầu của gia đình. Thông thường ở nông thôn Việt Nam thì sản xuất theo hướng kết hợp, vừa phục vụ nhu cầu của gia đình vừa để bán là phổ biến nhất. Cho nên nguồn tiếp cận giống lúa ở Hải Nam cũng khá đa dạng. Bảng 3.7: Tình hình tiếp cận giống lúa của phụ nữ Hải Nam Nguồn tiếp cận Hộ giàu Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Tổng SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) DNNN 2 25 - - - - - - 2 5 HTX 5 62,5 10 83,3 16 100 4 100 35 87,5 Tư nhân 6 75 8 66,7 11 68,8 1 25 26 65 Tự có 3 37,5 5 41,7 12 75 4 100 24 60 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng 3.7 ta thấy nguồn tiếp cận giống lúa của phụ nữ Hải Nam cũng khá phong phú bởi vì trong một vụ sản xuất họ không thể chỉ gieo trồng một giống lúa mà phải lựa chọn nhiều giống lúa để có nhiều loại thóc hơn. Trong 4 nguồn tiếp cận thì HTX là nơi được nhiều phụ nữ lựa chọn nhất (87,5%), trong đó phụ nữ ở hộ nghèo và hộ TB là 100%, hộ khá là 83,3%, thấp nhất là hộ giàu với 62,5%. Sau HTX cũng có nhiều phụ nữ chọn mua ở các cửa hàng, các đại lý của tư nhân. Ở địa điểm này mua nhiều nhất là phụ nữ ở hộ giàu với 75%, còn hộ nghèo chỉ có 1 hộ tương đương với 25%. Ngoài việc đi mua giống lúa về để sản xuất ra, phụ nữ ở Hải Nam còn tự chọn những loại thóc có sẵn trong gia đình để làm giống lúa cho vụ sau. Đây là hình thức tiết kiệm về chi phí nên cũng được nhiều phụ nữ thực hiện. Và chỉ có 5% phụ nữ lựa chọn mua ở các DNNN vì phải đi lên tận trung tâm huyện mới có mặc dù giá có rẻ hơn so với mua trong địa bàn xã. Như vậy sở dĩ nhiều phụ nữ chọn HTX để mua giống lúa cho gia đình mình, nhất là những hộ nghèo và hộ TB là do ở Hải Nam hiện đang có 3 HTX hoạt động rất tốt. HTX sẽ bán chịu cho nhân dân có nhu cầu mua trong xã một số vật tư nông nghiệp với lãi suất bằng lãi suất của Ngân hàng và đến mùa sẽ thu tiền. Với hình thức bán này đã thu hút được nhiều phụ nữ vì họ sẽ có điều kiện để sản xuất hơn. Tuy nhiên HTX cũng chỉ bán một số giống lúa thông thường theo nhu cầu số đông, nhiều giống lúa mới hoặc có chất lượng cao chỉ có các đại lý mới có. Chính vì vậy các phụ nữ ở hộ giàu mua giống chủ yếu ở tư nhân. Như vậy tuỳ theo điều kiện của gia đình mỗi phụ nữ ở Hải Nam đã lựa chọn những địa điểm, hình thức mua đầu vào một cách phù hợp, tiết kiệm để mang lại hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất. * ) Tiếp cận giống thuỷ sản Thuỷ sản không phải là một ngành truyền thống của Hải Nam. Nó được người dân chú trọng phát triển chỉ trong khoảng hơn chục năm qua. Do vậy quy mô và kinh nghiệm NTTS của người dân Hải Nam vẫn chưa cao. Hiện tại ở Hải Nam vẫn chưa có một trại ươm giống thuỷ sản, nhất là những giống có chất lượng cao để cung cấp giống cho nhân dân trong xã và các xã xung quanh. Bảng 3.8: Tình hình tiếp cận giống thuỷ sản của phụ nữ Hải Nam Nguồn tiếp cận Hộ giàu Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Tổng SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Trại giống 4 100 6 100 8 100 2 100 20 100 Tư nhân 2 50 2 33,3 4 50 2 100 10 50 Tự có 3 75 2 33,3 1 12,5 1 50 7 35 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng 3.8 cho ta thấy trong 3 nguồn tiếp cận giống thuỷ sản thì trại giống là địa điểm mua được ưa chuộng nhất và chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong danh sách nơi mua giống của chị em phụ nữ. Theo ý kiến của các chị, để mua được giống họ phải đi đến các trại giống ở xã Hải Quang (Hải Hậu), huyện Xuân Trường, huyện Giao Thuỷ để mua được giống có chất lượng tốt mà địa phương có ít như cá vược, tôm hùm, cá rô phi. Đây là những địa điểm quen thuộc, có uy tín, mua giá tận gốc nên được 100% phụ nữ lựa chọn mua giống. Ngoài nguồn tiếp cận là trại giống một số phụ nữ còn mua giống của tư nhân. Các tư nhân là những người nuôi cá giống với quy mô nhỏ (nuôi ao nhà) hoặc đi lấy giống ở các trại giống, công ty giống về bán lại cho các hộ NTTS. Do bán lại nên giá cả cao hơn (khoảng 25%) so với giá mua tận gốc nên chỉ có 50% phụ nữ chọn mua tại nguồn này. Bên cạnh việc mua ở ngoài cũng có 35% phụ nữ có nguồn giống từ chính ao ươm của gia đình mình, đặc biệt là ở các hộ giàu (75%) do có điều kiện về kinh tế hơn nên có kỹ thuật, có thức ăn để đầu tư nuôi cá giống (cá mè, cá trắm), tôm giống. * ) Tiếp cận phân bón, thuốc trừ sâu Mua phân bón, thuốc trừ sâu là một việc làm không thể thiếu của những hộ trồng lúa. Qua phỏng vấn trực tiếp những phụ nữ này cho thấy phân bón họ thường hay mua là những loại phân nổi tiếng trên thị trường như phân lân Lâm Thao, Văn Điển, phân Việt - Pháp, NPK đầu trâu, phân viên nén của Bình Điền. Bên cạnh đó họ cũng rất quan tâm đến việc phòng trừ sâu bệnh cho ruộng lúa của mình nên mỗi khi có thông báo của HTX họ đều đi mua thuốc sâu về phun. Qua điều tra thu được kết quả: 100% số phụ nữ được hỏi đều mua phân bón, thuốc trừ sâu của HTX bởi vì những mặt hàng này ở HTX đều rất đa dạng, phong phú, chất lượng tốt, lại được mua chịu với số lượng lớn. Ngoài ra họ vẫn mua phân bón, thuốc trừ sâu tại các đại lý, cửa hàng nhưng số lượng không nhiều. Thời điểm họ mua phân bón, thuốc trừ sâu thường là khi nào có thông báo trên đài phát thanh của xã thì mới bắt đầu đi mua. Nguyên nhân là do thói quen và họ cũng không có nhiều vốn để nghĩ đến chuyện mua vật tư về dự trữ, dường như đây là một điều khó có thể thực hiện được mặc dù trong vài năm gần đây giá cả thị trường phân bón liên tục tăng. Chính vì việc lúc nào cần thì mua như thế đã khiến cho họ ở vào thế bị động nên chi phí đầu vào tăng lên, người nông dân trồng lúa không có lãi là một thực tế khó tránh khỏi hiện nay. * ) Tiếp cận thuốc thú y, thức ăn trong NTTS So với các hộ trồng lúa đa số đều do phụ nữ đứng ra lo liệu thì hộ NTTS cần phải có sự tham gia của nam giới do yêu cầu về sức khoẻ, yếu tố kỹ thuật,… Cho nên mọi công việc mua, bán đều có sự tham gia của cả vợ và chồng. Bảng 3.9 : Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận thuốc thú y, thức ăn trong NTTS Chỉ tiêu ĐVT Người tham gia tiếp cận Chồng Vợ Cả hai Địa điểm mua % 20 70 10 Số lượng % 60 15 25 Hình thức mua % 5 80 15 Chủng loại % 70 20 10 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng trên ta thấy người phụ nữ trong hộ NTTS chủ yếu tham gia vào việc lựa chọn địa điểm và hình thức mua trong việc tiếp cận thuốc và thức ăn trong NTTS. Còn đa số nam giới chỉ quyết định mua loại gì và mua bao nhiêu vì điều này liên quan đến kỹ thuật chăm sóc thuỷ sản - điều mà phụ nữ rất ít khi quan tâm đến. Như vậy đã có sự phân công công việc trong những hộ tham gia NTTS và sự phân công này dựa trên quan điểm: ai làm thường xuyên công việc gì thì họ quyết định những vấn đề liên quan đến công việc đó. Điều này chứng tỏ rằng những phụ nữ trong hộ NTTS là người thường xuyên đi mua thức ăn và thuốc nên họ sẽ quyết định mua ở đâu và mua như thế nào. Nguyên nhân có thể do phụ nữ khéo léo, linh hoạt và giao dịch cũng tốt hơn, ví dụ như việc mua chịu, mặc cả giá cả,…nên người đàn ông thường “nhường” cho vợ mình đảm nhận những việc mua bán. Tuy nhiên hầu hết các chị đều cho rằng nếu mua với một số lượng không lớn thì có thể mua được còn khi mua thức ăn hoặc thuốc với lượng lớn thì có người chồng đi cùng vẫn cần thiết và cảm thấy yên tâm hơn. Do vậy hầu hết những phụ nữ tham gia NTTS ở Hải Nam có cơ hội được tiếp cận với các loại thị trường rất cao. Bảng 3.10 : Khả năng tiếp cận thị trường thức ăn NTTS của phụ nữ Hải Nam Sử dụng thức ăn từ Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Đại lý cấp I - - Đại lý cấp II 3 15 Đại lý cấp III 12 60 Đại lý cấp III và tự chế biến 5 25 Tự chế biến - - Tổng 20 100 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Bảng 3.10 cho ta thấy phụ nữ NTTS ở Hải Nam tiếp cận chủ yếu với các đại lý thức ăn cấp III (chiếm 60%). Sở dĩ họ chọn hình thức tiếp cận này vì hầu hét các hộ mới chỉ chăn nuôi ở quy mô nhỏ, vốn chưa nhiều nên hình thức này được lựa chọn nhiều. Với hình thức này họ có thể tận dụng vốn dưới hình thức mua lần hai trả tiền lần một và giá cả cũng không chênh lệch nhiều so với giá của đại lý cấp I, cấp II. Chỉ có 15% số phụ nữ tiếp cận được với các đại lý cấp II, và không có phụ nữ nào tiếp cận được với đại lý cấp I vì hai hình thức tiếp cận này đòi hỏi cần phải có quy mô chăn nuôi lớn, nguồn vốn lớn. Những điều kiện này có rất ít ở Hải Nam. Các hộ còn lại tiếp cận dưới hình thức kết hợp thức ăn mua từ đại lý cấp III và tận dụng nhiều nguồn thức ăn tự chế như: cỏ (cá trắm cỏ), bã rượu, rau xanh, phân lợn,…Không có hộ NTTS nào chỉ sử dụng thức ăn tự chế trong việc chăn nuôi của mình. Hiện nay có rất nhiều công ty thức ăn chăn nuôi nên mạng lưới thông tin quảng cáo tiếp thị phát triển tới tận các hộ gia đình dưới nhiều hình thức cho nên việc tiếp cận thị trường của những phụ nữ ở nông thôn gặp không ít khó khăn. Họ phải sử dụng, so sánh sau đó mới lựa chọn loại thức ăn lâu dài phục vụ việc chăn nuôi của gia đình. Việc lựa chọn này phải đảm bảo được giá cả, chất lượng cũng như uy tín để đưa lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Bảng 3.11 : Tình hình tiếp cận thuốc thú y trong NTTS của phụ nữ Hải Nam Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Doanh nghiệp Nhà nước 7 35 Tư nhân 13 65 Tổng 20 100 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng 3.11 ta thấy 65% phụ nữ NTTS ở Hải Nam tiếp cận với thị trường thuốc thú y chủ yếu dưới hình thức từ các cửa hàng, đại lý tư nhân phân bố xung quanh địa bàn xã, 35% số phụ nữ chọn cách tiếp cận với Doanh nghiệp Nhà nước là Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi huyện Hải Hậu. Sở dĩ có sự khác nhau trong việc tiếp cận của các phụ nữ là do các Doanh nghiệp Nhà nước đóng rất xa khu vực họ sống nên việc đi lại để mua thuốc đòi hỏi phải có phương tiện đi lại và phải mua với một số lượng lớn. Bởi vậy để thuận tiện cho việc đi lại cộng với nhu cầu về thuốc không nhiều nên họ chọn qua các đại lý, cửa hàng tư nhân. Những hộ chọn mua ở Doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu là những hộ có quy mô chăn nuôi khá hoặc 2 - 3 hộ góp tiền lại để mua với số lượng lớn để giảm giá thành. Đây là một hình thức liên kết mới của những hộ nông dân nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Tóm lại phụ nữ Hải Nam đã có sự tiếp cận thị trường thuốc thú y trong NTTS khá hợp lý và phù hợp với điều kiện, nhu cầu sản xuất của mình. Nhìn chung việc tiếp cận thị trường các yếu tố đầu vào của PNNT xã Hải Nam không có gì đặc biệt, chưa có sự thay đổi đáng kể trong cả suy nghĩ và cách thức tiếp cận. Hầu hết các phụ nữ đều tiếp cận theo phong trào, chưa có sự định hướng hoặc nhận thức rõ rệt về nền kinh tế thị trường đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ hiện nay. Bởi vậy việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường đầu vào cho phụ nữ ở Hải Nam là một việc làm cần thiết để giúp họ giảm được chi phí đầu vào - một yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả kinh tế cao. 3.2.2 Tiếp cận thị trường đầu ra Trong nền nông nghiệp tiểu nông, tự cung tự cấp lại vận hành theo cơ chế tập trung bao cấp, việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân không trở thành một vấn đề bức xúc. Mọi sản phẩm nông nghiệp đều có sự hỗ trợ của Nhà nước. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và chuyển đổi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van tot nghiep.doc
Tài liệu liên quan