MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt luận văn iii
Mục lục vii
Danh mục các từ viết tắt x
Danh mục bảng xi
Danh mục các hộp xii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1 Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực TCTT nông sản cho PNNT 4
1.1.1 Một số khái niệm 4
1.1.2 Đặc điểm, vị trí của người PNNT 8
1.1.3 Yêu cầu nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho PNNT 11
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực TCTT của PNNT 13
1.2 Cơ sở thực tiễn nâng cao năng lực TCTT nông sản cho PNNT 15
1.2.1 Kinh nghiệm của nước đang phát triển về việc nâng cao năng lực TCTT nông sản cho PNNT. 15
1.2.2 Kinh nghiệm nâng cao năng lực TCTT nông sản ở nước ta. 18
PHẦN 2 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hải Nam 21
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 21
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Hải Nam 23
2.2 Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra 30
2.2.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 30
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 31
2.2.4 Phương pháp phân tích 31
2.2.5 Phương pháp so sánh 31
2.2.6 Phương pháp tổng hợp 31
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1 Thông tin chung về phụ nữ nông thôn xã Hải Nam 32
3.2 Thực trạng tiếp cận thị trường của PNNT xã Hải Nam 35
3.2.1 Tiếp cận thị trường các yếu tố đầu vào 35
3.2.2 Tiếp cận thị trường đầu ra 45
3.2.3 Tiếp cận trong hạch toán thu - chi 49
3.2.4 Những khó khăn và thuận lợi của phụ nữ nông thôn Hải Nam trong quá trình tiếp cận thị trường nông sản 52
3.3 Năng lực tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin về thị trường nông sản của phụ nữ nông thôn xã Hải Nam 55
3.3.1 Nguồn tiếp cận và nội dung tiếp cận thông tin 55
3.3.2 Những trở ngại đối với việc tiếp cận thông tin của người phụ nữ nông thôn Hải Nam 59
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn Hải Nam 60
3.4.1 Các yếu tố khách quan 60
3.4.2 Các yếu tố chủ quan 64
PHẦN 4: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN CHO PHỤ NỮ NÔNG THÔN XÃ HẢI NAM 66
4.1 Những yếu tố để nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho nông dân Việt Nam nói chung 66
4.2 Những giải pháp để nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho phụ nữ nông thôn Hải Nam 69
4.2.1 Những giải pháp chung 69
4.2.2 Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho phụ nữ nông thôn Hải Nam. 71
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
1 Kết luận 75
2 Kiến nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
128 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2536 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường nông sản của phụ nữ xã Thắng Lợi - Huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guồn: tổng hợp số liệu điều tra, 2009
Bảng 4.2 cho ta thấy: tỉ lệ phụ nữ có hiểu biết các thông tin về thị trường còn thấp. Đối với các thông tin về giá cả đều được phụ nữ quan tâm nhiều hơn, trong đó gần như 100% số phụ nữ đều có tìm hiểu thông tin về giá bán của các sản phẩm, riêng hộ sản xuất khó khăn do điều kiện khó khăn nên chỉ có 80% số phụ nữ có tìm hiểu thông tin về giá đầu ra. Hầu hết các thông tin về thị trường phụ nữ đều rất ít quan tâm trong khi nó là chìa khoá giải bài toán tiêu thụ sản phẩm tốt nhất cho phụ nữ. Đặc biệt thông tin về các phương thức quảng cáo và đối thủ cạnh tranh phụ nữ rất ít quan tâm, chỉ có (13,33%) ý kiến phụ nữ sản xuất khá, (6,67% - 13,33%) ý kiến phụ nữ sản xuất trung bình và (0,00%) ý kiến phụ nữ sản xuất khó khăn cho rằng có tìm hiểu và quan tâm. Như vậy, có thể thấy rằng thông tin về thị trường quá thiếu đối với phụ nữ. Họ sản xuất tạo ra hàng hoá nhưng lại không tìm hiểu những thông tin liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, chất lượng sản phẩm. Đây là một việc hết sức nguy hiểm về lâu dài cho phụ nữ trong việc trồng và tiêu thụ các mặt hàng nông sản.
Kiến thức về thị trường của phụ nữ trong xã chưa cao một phần là vì họ không có thời gian, điều kiện nhưng một phần là vì họ quanh năm chỉ gắn bó với đồng ruộng, công việc chăm sóc gia đình, họ không được đi các nơi khác tìm hiểu và làm việc như nam giới. Hơn nữa thông tin trên đài báo, truyền thanh của xã chưa đáp ứng được nhu cầu của phụ nữ. Đồng thời cũng do trong xã có tư nhân thu gom hết khi đến vụ thu hoạch vì vậy họ chỉ quan tâm bán được hàng cho tư nhân chứ cũng không quan tâm đến thị trường đầu ra mà tư nhân đem bán như thế nào.
Trước đây khi mới phát triển ngành trồng trọt các cửa hàng, đại lý, các tư nhân thu gom trong xã cơ bản là chưa có, người dân phải đi tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho mình. Lúc đó mọi người quan tâm đến kiến thức về thị trường nhiều hơn và cũng đi tham khảo giá ở nơi khác. Nhưng hiện nay khi ngành trồng trọt của xã đã phát triển mạnh, nhiều nhà lái buôn, nhà thu gom, tư nhân đứng lên thu gom hàng hoá cho bà con đưa đi các thị trường lớn để kiếm lời thì việc tìm kiếm thị trường của bà con ngày càng ít dần. Sau khi được hỏi thì bà con trả lời là:
Hộp 1: Trước đây thì chúng tôi phải tự đi tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho mình nhưng từ khi có tư nhân đứng ra thu gom cho bà con thì nhàn hơn rất nhiều.Chúng tôi bán cho tư nhân tại vườn tuy giá có rẻ hơn đem đi bán nhưng lại rất tiện và không mất công chuyên chở lại được việc.
Nguồn: Bà Phạm Thị Hồng, 46 tuổi, thôn Phù Bãi
Như vậy, người phụ nữ ở đây đã chấp nhận với việc bán cho tư nhân tại vườn mà vẫn chưa biết đi tìm kiếm các thị trường khác có tiềm lực lớn hơn và có giá cả tốt hơn, và để phòng trừ những khi không có tư nhân thu mua. Do quá nhiều công việc đè nặng lên vai lên họ lựa chọn giải pháp nhàn nhất cho mình mà không biết còn nhiều thị trường tiêu thụ có thể đem lại cho họ nguồn thu nhập cao hơn. Về các yếu tố đầu vào cũng vậy. Họ mua luôn của các đại lý tư nhân trong xã cho gần và tiện chứ ít khi tham khảo xem giá cả và chất lượng của các yếu tố đó ở các nơi khác như thế nào. Điều này chứng tỏ họ vẫn thụ động trong quá trình tiếp cận với các nguồn lực và vẫn bị chi phối quá nhiều bởi công việc của một người phụ nữ, người vợ, người mẹ…
4.1.2 Phát triển kinh tế thị trường ở xã Thắng Lợi
4.1.2.1 Một số mặt hàng nông sản chủ yếu của xã
Hàng hoá nông sản trong xã hầu hết là các sản phẩm từ ngành trồng trọt chiếm đến 76%, sản phẩm ngành chăn nuôi rất ít chỉ có 18%, còn lại là từ ngành nuôi trồng thuỷ sản. Mấy năm gần đây xã đã thực hiện dồn điền đổi thửa và tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng chuyển sang nền sản xuất hàng hoá. Do vậy tất cả diện tích trồng lúa trước đây được chuyển sang trồng các loại cây rau màu, cây ăn quả, cây cảnh…Vì vậy, có thể nói hàng hoá nông sản chính của xã là các sản phẩm từ ngành trồng trọt như: rau màu, cam đường canh, quất và quýt cảnh và một số nông sản khác. Hàng hoá nông sản chính trong các hộ điều tra cũng là những sản phẩm từ ngành trồng trọt, sản phẩm từ chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản rất ít.
Bảng 4.3: Cơ cấu các loại hàng hoá nông sản
ĐVT: %
Tên hàng hoá NS
Toàn xã
Hộ điều tra
Hộ SX khá
Hộ SX trung bình
Hộ SX
khó khăn
1. Sản phẩm từ ngành trồng trọt
76,00
87,00
83,80
75,22
Rau màu
27,91
23,47
27,05
32,46
Cam đường canh
37,22
36,33
34,27
17,34
Quất, quýt cảnh
10,87
27,20
22,48
7,80
2. Sản phẩm từ ngành chăn nuôi
18,00
11,00
8,24
8,52
Trâu, bò
0,49
0,00
1,24
1,78
Lợn
8,17
8,04
4,11
5,09
Gia cầm
9,34
2,96
2,89
1,65
3. Sản phẩm từ ngành NTTS
6,00
2,00
7,96
5,10
Cá
6,00
2,00
7,96
5,10
Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra, 2009
Bảng 4.3 cho ta thấy phần lớn hàng hoá nông sản của phụ nữ là sản phẩm từ ngành trồng trọt. Những phụ nữ sản xuất khá và trung bình sản phẩm chính của họ là từ trồng trọt chiếm đến 87% với hộ sản xuất khá và 83,80% với hộ sản xuất trung bình, trong đó chủ yếu là họ đầu tư vào trồng cam đường canh (36,33%; 34,27%) và các loại quất, quýt cảnh (27,20%; 22,48%) phục vụ cho dịp tết, những mặt hàng này đòi hỏi đầu tư nhiều nhưng cho thu nhập cao. Trong khi đó những hộ sản xuất khó khăn sản phẩm của họ lại chủ yếu là rau màu. Rau màu là loại hàng hoá rễ trồng và đầu tư cũng ít hơn nhưng giá cả bấp bênh và cho thu nhập thấp hơn. Điều này chứng tỏ vốn đầu tư và kỹ thuật tiến bộ ảnh hưởng rất lớn đến đến sự đầu tư cho trồng trọt của phụ nữ Thắng Lợi.
4.1.2.2 Hoạt động phát triển thị trường nông sản trong xã
Đổi mới quản lý kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường đã có sự tác động tích cực đến hoạt động thương mại trong xã. Tuy vậy, hoạt động thương mại trong xã đang gặp phải những khó khăn và thách thức lớn. Xét trên bình diện chung, thị trường trong xã được hình thành và phát triển mang tính tự phát, mang sắc thái của nền kinh tế nhỏ, phân tán. Thị trường đầu ra chính của xã là Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương… và một số xã lân cận. Đây là những thị trường mà hầu hết các sản phẩm nông sản của xã được tiêu thụ. Những thị trường này do trực tiếp những nhà thu gom, bán buôn,… tìm kiếm và trực tiếp trao đổi. Họ thực hiện là những người trung gian, cầu nối giữa thị trường với nơi sản xuất là những người sản xuất trong xã.
Mặc dù nông sản sản xuất ra nhiều nhưng xã chưa tận dụng được lợi thế để xây dựng các chợ đầu mối giúp người sản xuất tiêu thụ một cách thuận tiện nhất. Xã không có chợ lớn để người dân mang sản phẩm của mình ra bán mà phải sang chợ của các xã bên để tiêu thụ. Lượng nông sản lớn hầu hết đều được những nhà thu gom đến tận ruộng trở đi tiêu thụ nhưng một lượng nông sản nhỏ thì các hộ phải tự đi tiêu thụ ở các chợ. Vì vậy đây là một khó khăn đối với người dân trong xã. Ở đây việc bán hàng thường là của các chị em phụ nữ, nếu như thu bán ngay tại ruộng thì không sao nhưng nếu phải tự mang ra chợ hoặc nơi khác bán thì rất vất vả:
Hộp 2: Đàn ông thì họ đi làm xa, hơn nữa việc đi chợ búa là của đàn bà nên mỗi lần đi chợ là tôi phải dậy sớm chở đi bán. Trong xã không có chợ lớn tôi phải sang tận xã Mễ Sở. Bên đó là chợ đầu mối mới bán được. Thường thì khi đến vụ thu hoạch có tư nhân trong xã họ thu gom rồi đưa đi tiêu thụ nhưng có khi có ít họ không mua cho nên phải tự đi bán. Kiếm được đồng tiền vất vả lắm.
Nguồn: chị Nguyễn Thị Mai, 45 tuổi thôn Tầm Tang
Như vậy, việc tổ chức các thị trường tiêu thụ trong xã còn kém. Nhưng có thuận lợi là thị trường đầu vào của xã rất sôi động và thuận lợi. Trong xã có rất nhiều các đại lý, các tư nhân cung cấp các sản phẩm đầu vào. Khi bà con cần mua nếu mua với số lượng nhiều thì chỉ cần gọi điện hoặc đến báo là sẽ có người chở đến tận nhà, còn nếu mua với số lượng ít thì có thể tự đến chở. Các đại lý, cửa hàng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vât… đều là người dân trong xã đứng lên kinh doanh. Tuy nhiên, bà con cứ mua chứ cũng không tham khảo xem giá của các nơi khác thế nào. Điều này cũng đã thể hiện kiến thức về thị trường của bà con trong xã chưa cao.
Hộp 3: Đầu vụ là tôi cứ đi mua, giá thì tham khảo của những người mua trước. Nhưng phần lớn là mua theo giá mà đại lý đưa ra bởi họ bán cho tất cả mọi người đều như vậy. Nếu ai mua nhiều thì họ cũng giảm cho một ít. Tôi không đi mua nơi khác vì mua ở xã tiện, cần lấy lúc nào cũng được không phải mất công chuyên chở xa.
Nguồn: chị Lê Thị Thanh, 52 tuổi thôn Xâm Hồng
Nói chung, hoạt động của thị trường trong xã rất mạnh và sôi nổi, hàng hoá nông sản sản xuất ra đều được tiêu thụ ở các thị trường lớn, nhưng bên cạnh đó còn nhiều hạn chế, chưa thật sự thuận lợi cho việc tiêu thụ một lượng hàng nhỏ. Mặc dù thị trường đầu vào có thuận tiện nhưng bà con vẫn ở thế bị động về giá cả. Hoạt động của thị trường trong xã đang có xu hướng vận động và biến đổi mạnh mẽ trong thời gian xắp tới.
4.1.3 Thực trạng về năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ xã Thắng Lợi
4.1.3.1 Thị trường hàng hoá đầu vào
Thị trường hàng hoá đầu vào trong nông nghiệp rất đa dạng, đặc biệt là ngành trồng trọt. Ngoài những yếu tố cơ bản không thể thiếu như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, các công cụ lao động như cày, quốc, máy làm đất…còn phải có lao động, nước tưới…Để một sản phẩm được đua ra tiêu thụ ngoài thị trường thì phải cần đến rất nhiều yếu tố như vậy mới tạo nên. Năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ xã Thắng Lợi thể hiện trong những khả năng sau:
Khả năng thanh toán
Để được tham gia vào thị trường điều đầu tiên quan trọng nhất là phải có khả năng mua hoặc bán một loại hàng hoá nào đó. Để làm được điều đó thì bản thân những người tham gia thị trường phải có khả năng thanh toán.
Nói đến khả năng thanh toán 82% phụ nữ trong xã được hỏi đều có khả năng thanh toán tốt. Thường thì các hàng hoá đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…đều được chị em mua và trả ngay đầu vụ. Có một số người do vốn đầu tư lớn nên chưa có khả năng trả ngay và sẽ chờ đến khi thu hoạch trả (6%). Cũng có một số người mua chịu lâu nhưng rất ít, những người này thường là những người khó khăn và có thể có những chuyện đột nhiên xảy ra (12%). Đối với sản phẩm nông sản đầu ra cũng vậy, các chị em thường thu tiền luôn vì còn để đầu tư vào vụ tiếp theo và lấy tiền để mua các hàng hoá đầu vào đồng thời để dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Cũng có nhiều tư nhân do thu gom một lúc quá nhiều hàng hoá mà chưa đưa đi tiêu thụ được thì cũng chịu lại nhưng khi tiêu thụ xong là hoàn trả ngay.
Bảng 4.4: Khả năng thanh toán các yếu tố đầu vào ở đầu vụ của phụ nữ
ĐVT:%
Các yếu tố đầu vào
Hộ điều tra
Hộ SX khá
Hộ SX trung bình
Hộ SX khó khăn
Giống cây trồng
100,00
100,00
84,04
Phân bón
96,08
72,63
59,33
Thuốc BVTV
100,00
100,00
97,09
Lao động thuê (nếu có)
100,00
82,49
-
Công cụ sản xuất
100,00
100,00
100,00
Các yếu tố khác
100,00
100,00
90,00
Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra, 2009
Bảng 4.4 cho thấy khả năng thanh toán của phụ nữ rất tốt, các hộ sản xuất khá hầu hết là thanh toán ngay đầu vụ khi mua các yếu tố đầu vào, chỉ có một số yếu tố đầu vào đòi hỏi số vốn lớn như phân bón thì được họ trả dần, các hộ sản xuất trung bình cũng vậy, tuy nhiên mức độ có thấp hơn. Riêng đối với các hộ sản xuất khó khăn khả năng thanh toán của họ cũng khá cao, nhưng một số yếu tố họ không có khả năng tiếp cận như lao động thuê.
Hình thức thanh toán của phụ nữ ở đây chủ yếu là bằng tiền mặt bởi nó thuận tiện cho cả người bán và người mua. Các hình thức thanh toán khác không thấy xuất hiện trong xã. Chỉ có trường hợp tư nhân thu gom hàng hoá nông sản lại chính là tư nhân kinh doanh các sản phẩm hàng hoá đầu vào thì khi các chị em mua giống, phân bón… sẽ chịu lại đến khi bán sản phẩm nông sản cho họ thì sẽ trừ đi phần nợ chưa trả đó.
Khả năng thanh toán của phụ nữ còn thể hiện ở số lượng và chất lượng các yếu tố đầu vào mà họ sử dụng. Có đến 97,78% phụ nữ mua đầy đủ từ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các công cụ, vật dụng lao động…Đối với cây trồng, đặc biệt là các loại cây nông sản phải mua đầy đủ các yếu tố đó thì mới trồng trọt được, phải cho cây ăn đủ phân, phòng trừ sâu bệnh thì mới cho năng suất cao. Vì vậy dù đắt và tốn thì cũng phải chăm sóc cho cây cẩn thận. Chính vì lý do này mà hầu hết chị em trong xã đều mua đầy đủ các yếu tố đầu vào với chất lượng đáp ứng được nhu cầu của cây.
Khả năng tiếp cận
Khả năng tiếp cận những yếu tố đầu vào
- Khả năng mua
Thị trường các yếu tố đầu vào hay thị trường các tư liệu sản xuất là thị trường vô cùng quan trọng đối vớ tất cả các ngành sản xuất. Riêng đối với ngành trồng trọt nếu không có các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, các dụng cụ chuyên dùng… thì không thể tiến hành trồng trọt được.
Trên địa bàn xã Thắng Lợi có rất nhiều các cửa hàng tư nhân, các đại lý lớn chuyên kinh doanh buôn bán các yếu tố đầu vào . Bên cạnh đó còn có các xã xung quanh và một số vùng lân cận cũng kinh doanh các yếu tố đầu vào cho nông nghiệp với các hình thức về giá cả, chất lượng, kênh phân phối….khác nhau. Vì vậy việc tiếp cận với các yếu tố đầu vào của phụ nữ trong xã là rất thuận lợi. Điều quan trọng ở đây là phụ nữ phải biết khảo sát, lựa chọn các cửa hàng với các nhân tố đó sao cho mang lại nhiều lợi ích cho mình nhất ( ví dụ lựa chọn đầu vào có giá cả và chất lượng tố nhất, kênh phân phối tiết kiệm nhiều chi phí cho mình nhất…). Việc tiếp cận các yếu tố đầu vào của phụ nữ không chỉ ở khả năng mua vào mà nó còn thể hiện ở cách sử dụng có tiết kiệm, khoa học và hiệu quả hay không. Nói chung hầu hết phụ nữ trong xã sử dụng các yếu tố đầu vào rất đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Sở dĩ như vậy vì công việc trồng trọt phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu. Không phải cứ đầu tư vào là sẽ thu được lợi nhuận vì vậy họ không thể sử dụng một cách hoang phí bừa bãi được.
Gần như 100% phụ nữ trong xã mua và sử dụng các yếu tố đầu vào do các tư nhân trong xã bán. Họ rất ít khi đi tham khảo giá ở các khu vực xung quanh và vì nếu có rẻ hơn nhưng phải chuyên chở xa họ cũng sẽ chấp nhận mua ngay trong xã để đỡ mất công. Chỉ có một số ít người gần với các trung tâm hoặc các cửa hàng khác thì mới mua ở đó.
Phần lớn nam giới thường đi làm ăn xa và làm các ngành nghề khác nên việc quyết định mua bán là do các chị em phụ nữ đảm nhiệm. Do không có thời gian và sức khoẻ có hạn nên việc đi tìm hiểu giá cả và mua ở các nơi khác là rất ít.
Bảng 4.5 : Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào của phụ nữ
ĐVT:%
Các yếu tố đầu vào
Hộ điều tra
Hộ SX khá
Hộ SX trung bình
Hộ SX khó khăn
Giống cây trồng
100,00
100,00
100,00
Phân bón
100,00
100,00
100,00
Thuốc BVTV
100,00
100,00
100,00
Lao động thuê
45,33
21,01
-
Đất nông nghiệp
38,42
13,33
-
Công cụ sản xuất
100,00
100,00
100,00
Thuê cán bộ tư vấn KT
12,07
0,63
-
Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra, 2009
Bảng 4.5 cho thấy, các yếu tố đầu vào thiết yếu như giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cụ sản xuất…đều được 100% phụ nữ trong xã sử dụng. Riêng các yếu tố như thuê lao động và thuê hoặc mua đất nông nghiệp chỉ phụ nữ sản xuất khá, trung bình mới sử dụng nhiều (45,33%; 38,42%) với phụ nữ sản xuất khá và (21,01%; 13,33%) với phụ nữ sản xuất trung bình. Còn phụ nữ sản xuất khó khăn không có điều kiện để sử dụng các yếu tố đầu vào này. Điều này chứng tỏ những phụ nữ nghèo, sản xuất khó khăn vẫn còn bị hạn chế tiếp cận với các nguồn lực, họ không có khả năng để mở rộng sản xuất. Do vậy chính quyền xã cần phải quan tâm giúp đỡ những đối tượng phụ nữ này nhiều hơn cả về vốn và trình độ sản xuất cũng như nâng cao tầm hiểu biết của họ.
Địa điểm mua
Do trong xã có nhiều tư nhân kinh doanh hàng hoá các yếu tố đầu vào vì vậy việc mua các yếu tố này chủ yếu diễn ra ngay trên địa bàn xã. Thị trường hàng hóa đầu vào tại địa phương khá sôi nổi, các sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp được cung cấp tại chỗ do các cá nhân đứng ra kinh doanh. Theo thống kê, trên địa bàn xã có 5 đại lý lớn và 8 của hàng chuyên cung cấp các vật tư nông nghiệp đầu vào như: phân bón, giống, thuốc BVTV, các dụng cụ nông nghiệp như máy móc, thiết bị, các vật tư, vật liệu nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Qua điều tra, có tới 3 của hàng bán vật tư do phụ nữ làm chủ, 2 cửa hàng do nam đứng ra làm chủ, còn lại 8 cửa hàng do hai vợ chồng đứng ra quản lý. Các của hàng đảm bảo cung cấp đầy đủ vật tư nông nghiệp đầu vào cho địa phương, vì vậy đa số nhân dân trong xã không phải đi mua vật tư bên ngoài.
Trong xã chỉ có đại lý cấp II, đại lý cấp III và các cửa hàng bán lẻ còn đại lý cấp I chỉ có tại xã Mễ Sở. Việc mua bán diễn ra khá thuận lợi do có nhiều sự lựa chọn tuy nhiên việc quyết định mua ở đâu là khác nhau ở mỗi người và mỗi hộ gia đình. Qua điều tra cho thấy chỉ có 11,11% phụ nữ mua hàng ở đại lý cấp I, mua ở đại lý cấp II là 55,56%, mua ở đại lý cấp III là 26,67% và chỉ có 6,66% phụ nữ mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ.
Biểu đồ 4.1:Mức độ mua hàng tại các địa điểm của phụ nữ
Có một số phụ nữ sử dụng phân bón tự chế biến từ các sản phẩm dư thừa như cây đỗ tương và nhiều loại cây rau khác nhưng số lượng này rất ít chủ yếu họ đều dùng phân bón hoá học. Bởi việc tự chế phân bón rất mất thời gian và gây ô nhiễm môi trường.
Khả năng thu thập thông tin
Thông tin là điều kiện không thể thiếu khi tham gia thị trường. Đối với phụ nữ xã Thắng Lợi việc tìm hiểu thông tin còn rất hạn chế. Có đến 77,78% (tương ứng với 35 phụ nữ) ý kiến phụ nữ cho rằng ít quan tâm đến việc tìm hiểu thông tin về thị trường. Số còn lại có quan tâm đến việc tìm hiểu thị trường nhưng vẫn còn ở mức độ thấp. Phụ nữ ở đây thu thập thông tin bằng cách đọc báo, xem TV, nói chuyện với hàng xóm và những người đi buôn bán, những người cùng sản xuất như mình, thông qua các lớp tập huấn. Họ ít có cơ hội được tiếp xúc với các thị trường lớn và hầu như không được tham gia các hội chợ triển lãm về các mặt hàng nông sản.
Bảng 4.6: Mức độ thu thập thông tin thị trường của phụ nữ
ĐVT: %
Kênh thông tin
tìm hiểu
Mức độ tìm hiểu
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hoàn toàn không
Báo, tạp chí
4,44
6,67
88,89
Vô tuyến
62,22
24,44
13,34
Truyền thanh xã
53,33
40,00
6,67
Bạn bè, hàng xóm
77,80
17,80
4,40
Internet
0
2,22
97,78
Nguồn khác
13,34
62,22
24,44
Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra, 2009
Bảng 4.6 cho thấy mức độ thu thập thông tin của phụ nữ còn thấp. Các kênh thông tin càng hiện đại, cung cấp nhiều thông nhất thì hầu hết phụ nữ ở đây đều không biết đến. Kênh thu thập thông tin chính của họ là vô tuyến truyền hình và trao đổi với bạn bè hàng xóm. Tỉ lệ hoàn toàn không tìm hiểu thông tin qua bất cứ một kênh thông tin nào còn nhiều. Điều này là một cản trở rất lớn và gây ra cho phụ nữ ở đây những thiệt thòi khi họ tham gia vào thị trường.
Khả năng tiếp cận nguồn vốn
Trong việc tiếp cận nguồn vốn có đến 87% số phụ nữ được hỏi đều trả lời là có vay vốn. Hầu hết các chị em trong xã đều vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thống và phi chính thống trong xã như: Ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, quỹ tín dụng nhân dân, hội phụ nữ, hội nông dân… Chỉ một số ít vay của tư nhân. Những người này thường là những phụ nữ giàu. Vì vay của tư nhân chỉ được vay trong thời gian ngắn, lãi suất lại cao những phụ nữ nghèo không có khả năng chi trả.
Việc vay vốn ở các tổ chức tín dụng trong xã khá dễ dàng. Xã đã tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ vay để đầu tư vào sản xuất. Việc vay vốn không chỉ của những phụ nữ nghèo mà ngay cả những phụ nữ khá, giàu cũng thường xuyên vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao nguồn thu nhập. Tuy nhiên, chỉ những phụ nữ khá, giàu mới được vay một số lượng vốn lớn, còn những phụ nữ nghèo được vay rất ít. Điều này cũng là một cản trở cho các phụ nữ nghèo vươn lên làm giàu.
Lãi suất cho vay ở đây theo quy định của nhà nước, phù hợp với khả năng của phụ nữ. Sau mỗi một kỳ trả nợ thường phụ nữ ở đây rất sòng phẳng, bởi họ còn muốn vay cho các vụ sau. Vì vậy nếu không trả đúng hạn thì sẽ không được vay tiếp. Mong muốn của phụ nữ ở đây là các tổ chức hãy cho vay nhiều hơn, và cho vay với số tiền lớn hơn.
Tiếp cận trong hoạch toán kinh tế
Trong kinh doanh cũng như trong buôn bán để biết được mình làm ăn lỗ hay lãi thì phải hoạch toán được các khoản đã chi và những khoản đã thu được. Từ đó biết được công việc làm ăn của mình có nên tiếp tục hay dừng lại để chuyển sang một hướng làm ăn mới. Đó là công việc bắt buộc của các doanh nghiệp làm ăn với quy mô lớn, còn đối với các hộ sản xuất riêng rẽ, nhỏ lẻ thì sao?
Theo kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy hầu hết ý kiến của phụ nữ xã Thắng Lợi cho rằng họ không hoạch toán kinh tế. Nghĩa là không ghi chép tỉ mỉ các khoản đã chi và những khoản đã thu. Chỉ có một số ít ý kiến phụ nữ cho rằng họ đã ghi chép tỉ mỉ các khoản thu chi, và cuối kỳ hạch toán lỗ lãi. Số còn lại đôi khi ghi chép, đôi khi không ( bảng 4.7). Những hộ có ghi chép lại thường là những hộ giàu và một số hộ có kinh tế khá giả. Còn hầu hết các hộ khó khăn lại là những hộ không ghi chép tỉ mỉ. Trong khi đó, những phụ nữ khó khăn lại làm việc với cường độ lớn hơn các hộ giàu và khá nhưng kết quả mang lại lại thấp hơn.
Bảng 4.7: Phụ nữ với việc hoạch toán kinh tế trong sản xuất
Chỉ tiêu ghi chép
Tổng
Hộ SX khá
Hộ SX
trung bình
Hộ SX
khó khăn
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Tiền mua con giống
17
37,78
9
60
5
33,33
3
20
Tiền mua vật tư nông nghiệp
14
31,11
8
53,33
4
26,67
2
13,33
Tiền công lao động
7
15,56
5
33,33
2
13,33
0
0
Tiền bán sản phẩm
18
40
11
73,33
4
26,67
3
20
Tiền vận chuyển
(nếu có)
5
11,11
3
20
2
13,33
0
0
Tính lỗ & lãi
11
24,44
7
46,67
3
20
1
6,67
Tiền thu chi khác
3
6,67
1
6,67
2
13,33
0
0
Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra, 2009
Bảng 4.7 cho thấy hầu hết phụ nữ không ghi chép tỉ mỉ mọi khoản thu chi, chỉ có một số chỉ tiêu là được phụ nữ quan tâm ghi lại như tiền mua con giống (37,78%), tiền bán sản (40%) còn những chỉ tiêu khác rất ít được phụ nữ quan tâm như tiền vận chuyển (11,11%), tiền thu chi khác (6,67%). Với việc ghi chép không tỉ mỉ như thế này phụ nữ rất khó có thể biết được mình làm ăn đã lỗ hay lãi bao nhiêu.
4.1.3.2 Khả năng ứng sử trong bố trí sản xuất nông nghiệp của phụ nữ
Trước những biến động của thị trường mỗi phụ nữ có cách ứng xử khác nhau trong việc bố trí cơ cấu sản xuất, mua các yếu tố đầu vào, và tiêu thụ sản phẩm sao cho có lợi nhất. Nhưng không phải phụ nữ nào cũng quyết định đúng trước sự biến động của thị trường.
Ứng sử của phụ nữ trong bố trí cơ cấu sản xuất
Qua bảng ta thấy: khả năng ứng xử của phụ nữ là khá tốt và nhạy cảm trước sự biến động của thị trường. Tuy nhiên, phần lớn chỉ khi những biến động của thị trường đã xảy ra thì phụ nữ mới có sự thay đổi cơ cấu sản xuất. Kết quả khảo sát tại địa bàn xã cho thấy khả năng vận dụng kiến thức về nền kinh tế của phụ nữ sản xuất khá tốt hơn nhóm phụ nữ sản xuất trung bình và khó khăn. Trước mỗi câu hỏi thì tỷ lệ phụ nữ hộ sản xuất khá trả lời đúng nhiều hơn phụ nữ hộ sản xuất trung bình và khó khăn. Ví dụ trước câu hỏi “Khi nhu cầu thị trường về một loại hàng hoá nông sản tăng hoặc giảm từ 2 - 3 năm trở lại đây” thì có 80 % phụ nữ hộ sản xuất khá trả lời đúng có nghĩa là họ sẽ thay đổi cơ cấu cây trồng và đưa ra lý do giải thích phù hợp, trong khi đó phụ nữ hộ sản xuất trung bình và khó khăn có 76,67 % trả lời đúng . Với câu hỏi thứ hai: “Khi gặp khó khăn trong bán một loại sản phẩm, thì sẽ quyết định sản xuất như thế nào trong vụ tới” phụ nữ hộ sản xuất khá trả lời đúng là 66,67 %, phụ nữ hộ sản xuất trung bình là 64,44 % . Với câu hỏi thứ ba: “Khi giá hàng hoá nông sản những vụ trước tăng hoặc giảm trong 2 - 3 vụ liên tiếp” hầu hết phụ nữ đều trả lời đúng chiếm 93,33%. Tuy tỷ lệ trả lời đúng nó không chênh lệch nhiều nhưng nó vẫn phản ánh kiến thức của phụ nữ về nền kinh tế thị trường của mỗi nhóm phụ nữ là có sự chênh lệch.
Bảng 4.8: Ứng xử trong bố trí cơ cấu sản xuất cây trồng
Diễn giải
Số hộ
phỏng vấn
Số hộ
trả lời
Tỷ lệ %
Hộ SX
trung bình và khó khăn
Hộ SX khá
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
1. Khi nhu cầu thị trường về một loại hàng hoá nông sản tăng hoặc giảm từ 2 - 3 năm trở lại đây:
45
45
100
30
100
15
100
Đúng
34
75,56
23
76,67
12
80
Sai
11
24,44
7
23,33
3
20
2. Khi gặp khó khăn trong bán một loại sản phẩm, thì sẽ quyết định sản xuất như thế nào trong vụ tới
45
45
100
30
100
15
100
Đúng
29
64,44
18
60
10
66,67
Sai
16
35,56
12
40
5
33,33
3. Khi giá hàng hoá nông sản những vụ trước tăng hoặc giảm trong 2 - 3 vụ liên tiếp
45
45
100
30
100
15
100
Đúng
39
80
28
93,33
14
93.33
Sai
6
20
2
6,67
1
6,67
Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra, 2009
Ghi chú: “Đúng” là các hộ trả lời là thay đổi cơ cấu cây trồng hoặc không thay đổi nhưng có lý do thích hợp
“Sai” là các hộ trả lời không thay đổi cơ cấu cây trồng
4.1.3.3 Thị trường hàng hóa đầu ra
Các sản phẩm đầu ra chủ yếu phụ nữ cung cấp ra thị trường
Sản phẩm đầu ra trong xã tương đối nhiều nhưng chủ yếu là các mặt hàng nông sản như: rau màu, cam đường canh, quất cảnh. Sau mỗi vụ thu hoạch có tới vài chục tấn nông sản được đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường. Do t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dam dai.doc