Luận văn Nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường sản phẩm lợn thịt của phụ nữ xã Tư Mại, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

MỤC LỤC

 

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục bảng vi

Danh mục biểu đồ viii

Danh mục hộp ix

Danh mục các chữ viết tắt x

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Phạm vi về nội dung 3

1.4.2 Phạm vi không gian 3

1.4.3 Phạm vi về thời gian 3

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 4

2.1 Cơ sở lý luận về nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho phụ nữ nông thôn 4

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

2.1.2 Đặc trưng của thị trường nông sản 8

2.1.3 Đặc điểm và vai trò của phụ nữ nông thôn 8

2.1.4 Sự cần thiết nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho phụ nữ nông thôn 13

2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản của phụ nữ nông thôn 17

2.1.6 Các chủ chương Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn 18

2.2 Cơ sở thực tiễn trong nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho phụ nữ nông thôn 20

2.2.1 Kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho phụ nữ và người dân ở khu vực nông thôn 20

2.2.2 Kinh nghiệm nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho phụ nữ và người dân nông thôn ở nước ta. 23

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 26

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 26

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 28

3.2 Phương pháp nghiên cứu 38

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra 38

3.2.2 Phương pháp điều tra, thu thập thông tin 40

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 41

3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 41

3.2.5 Các chỉ tiêu trong nghiên cứu đề tài 42

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44

4.1 Thông tin chung về lao động nữ trên địa bàn nghiên cứu xã tư mại, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 44

4.1.1 Số lượng và cơ cấu lao động nữ trên địa bàn nghiên cứu 44

4.1.2 Đặc điểm lao động nữ trên địa bàn xã Tư Mại 47

4.2 Thực trạng về năng lực tiếp cận thị trường nông sản của phụ nữ xã tư mại, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 49

4.2.1 Thông tin chung về các nhóm hộ được điều tra ở xã năm 2008 49

4.2.2 Thực trạng năng lực tiếp cận thị trường nông sản của phụ nữ tại các nhóm hộ được điều tra năm 2008 51

4.2.3 Những khó khăn gặp phải trong việc tiếp cận thị trường của phụ nữ trong các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Tư Mại 77

4.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ ở các hộ chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã Tư Mại 81

4.3 Những giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường sản phẩm lợn thịt cho phụ nữ xã tư mại, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 84

4.3.1 Những giải pháp chung để nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho người phụ nữ nông thôn 84

4.3.2 Những giải pháp để nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ tại các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Tư Mại 86

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91

5.1 Kết luận 91

5.2 Kiến nghị 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 97

 

 

doc117 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường sản phẩm lợn thịt của phụ nữ xã Tư Mại, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à chính xác nhất về điều kiện chung, điều kiện kinh tế xã hội mức độ tăng trưởng kinh tế của đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA): Phương pháp này cho phép chúng tôi có sự đánh giá khách quan của họ về hộ gia đình, về người phụ nữ nông thôn và tình hình kinh tế xã hội của địa phương. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Phương pháp này cho phép chúng tôi có thu thập được những thông tin tổng quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã, thông tin về người phụ nữ và các thông tin liên quan. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi: thu thập các số liệu bằng hệ thống các câu hỏi để người phụ nữ trả lời. 3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin Các thông tin thu thập được xử lý bằng máy tính cá nhân và bằng chương trình excel để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. 3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin - Phương pháp số tuyệt đối: được sử dụng để phản ánh quy mô của hiện tượng sự vật có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp số tương đối: được sử dụng để phản ánh kết cấu hoạt động của hiện tượng, vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp số bình quân: được sử dụng để phản ánh mức độ đại diện cho tổng thể cần nghiên cứu. - Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp dựa vào các số liệu đã được phân tổ, được chia tách trong những bảng biểu cụ thể để tìm ra những nét nổi bật, những đặc trưng cơ bản từ đó xem thông số trong các bảng biểu nói lên điều gì, phản ánh những vấn đề gì, từ đó cần có những thay đổi gì cho phù hợp. - Phương pháp so sánh: sử dụng phương pháp so sánh phân tích để thấy được sự phát triển, sự biến động về kinh tế xã hội trên địa bàn xã, số lượng và cơ cấu lao động phụ nữ qua các năm. Ngoài ra phương pháp này cũng giúp ta thấy được sự trênh lệch trong năng lực tiếp cận thị trường nông sản giữa các nhóm được điều tra. - Phương pháp phân tích SWOT: Để phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản của phụ nữ nông thôn trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá. - Phương pháp chuyên gia: tham vấn ý kiến của các bên liên quan như: chủ tịch hội phụ nữ xã, phó chủ tịch xã, các trưởng thôn, khuyến nông viên... về các thông tin liên quan đến chăn nuôi và đến năng lực và việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ tại địa bàn xã. Như vậy bằng các phương pháp nghiên cứu trên cho phép chúng tôi thu thập được những kết quả về tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã, về năng lực tiếp cận thị trường nông sản của phụ nữ trên địa bàn xã. Từ đó làm căn cứ đưa ra những phân tích, nhận xét, đánh giá đầy đủ chính xác và đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ trên địa bàn xã nói riêng và cho các địa phương khác nói chung. 3.2.5 Các chỉ tiêu trong nghiên cứu đề tài - Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình chăn nuôi của hộ: + Diện tích chuồng trại + Số đầu lợn thịt bình quân trong chuồng/lứa + Bình quân thu nhập của hộ từ việc chăn nuôi lợn thịt/năm - Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng và năng lực của phụ nữ: + Tỷ lệ lao động nữ: là tỷ số giữa tổng số lao động nữ trên toàn bộ lao động + Tỷ lệ học vấn: phản ánh trình độ học vấn của phụ nữ: gồm tỷ lệ nữ mù chữ và có trình độ cấp 1, tỷ lệ nữ có trình độ cấp 2, tỷ lệ nữ có trình độ cấp 3 và tỷ lệ nữ có trình độ trên cấp 3. + Tỷ lệ phụ nữ đi tham quan các mô hình, tham gia các lớp tập huấn, tiếp cận các chuyên gia/nhóm hộ. - Nhóm chỉ tiêu biểu hiện sự đóng góp của phụ nữ trong chăn nuôi và trong kinh tế hộ: + Số lượng và tỷ lệ nữ làm chủ hộ tại các nhóm hộ + Số lượng và tỷ lệ nữ quyết định và tham gia tiếp cận thị trường liên quan tới sản phẩm lợn thịt. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG NỮ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU XÃ TƯ MẠI, HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG 4.1.1 Số lượng và cơ cấu lao động nữ trên địa bàn nghiên cứu Từ bảng 4.1 ta thấy, trong năm 2008 số lượng lao động nữ đạt 3894 lao động, bình quân qua 3 năm số lượng lao động nữ tăng 0.93%, trong khi đó lao động nam lại giảm 0.2%. Tuy nhiên, trong 2 năm 2006-2007 số lượng lao động nam bị giảm còn lao động nữ lại tăng, nhưng hai năm gần đây từ 2007-2008, số lượng lao động nữ lại giảm đáng kể, cụ thể giảm 3.18%, ngược lại lao động nam lại tăng 2.33%. Như vậy trong 3 năm gần đây số lượng, tỷ lệ lao động nam và nữ thường xuyên biến động, tăng giảm thất thường, mà theo ban thống kê xã nguyên nhân là do sự tham gia và rút khỏi lực lượng lao động của nam và nữ qua các năm có sự trênh lệch và biến đổi khác nhau. Về mặt cơ cấu của lao động nữ trên địa bàn xã phân theo ngành nghề, trong năm 2006 lao động nữ tham gia sản xuất nông nghiệp đạt 3444 lao động, chiếm tỷ lệ khá cao (91.52%) so với lao động phi nông nghiệp (8.48%). Bước sang năm 2007 số lượng lao động nữ vẫn tăng 2.99% từ 3444 lao động lên 3547 lao động, nhưng cơ cấu lao động nông nghiêp nữ lại có xu hướng giảm, tỷ lệ giảm 1.56%. Tỷ lệ về số lượng lao động phi nông nghiệp nữ cũng tăng 17.51%, từ 396 lao động lên 509 lao động. Năm 2008 tỷ lệ số lượng lao động nông nghiệp nữ so với 2007 lại giảm 4.48%, từ 3547 lao động xuống còn 3388 lao động, cơ cấu giảm 2.96%. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này theo ông phó chủ tịch xã Hoàng Văn Suất cho biết là do bước sang năm 2008 số lượng lao động nữ bị giảm so với năm 2007 nên nó làm cho số lượng lao động nữ trong lĩnh vực nông nghiệp trong năm 2008 bị giảm và đồng thời trong năm này số lượng lao động nữ tham gia xuất khẩu lao động đi các nước Đài Loan, Đảo Síp, Ả Rập, Malaysia... cũng tăng mạnh. Ngoài ra còn do một số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đã chuyển sang lao động lao động phi nông nghiệp và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng 11.73%. Cơ cấu lao động theo nghành nghề qua 3 năm cũng có sự dịch chuyển đáng kể, trong đó tỷ lệ về cơ cấu lao động nông nghiệp nữ đang có xu hướng giảm, trong năm 2006 chiếm 91.52% sang 2008 giảm còn 87.00%. Ngược lại lao động phi nông nghiệp và lao động xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh, năm 2006 chiếm tỷ lệ tương ứng là 7.07% và 1.41% nhưng sang năm 2008 tăng lên 8.76% và 4.24%. Theo ông phó chủ tịch xã thì đây cũng là những dấu hiệu thể hiện xu hướng chuyển dịch trong phát triển kinh tế của xã: giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ và tăng cường thu ngoại tệ từ lĩnh vực xuất khẩu lao động. Qua đó tăng thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân trong xã nói chung và cho người phụ nữ nói riêng. Trong cơ cấu phụ nữ phân theo độ tuổi lao động, trong năm 2006-2007, tỷ lệ về số lượng lao động nữ trong và ngoài độ tuổi lao động đều có xu hướng tăng, tương ứng tăng lần lượt là 5.22% và 3.75%. Nhưng trong giai đoạn năm 2007-2008, tỷ lệ lao động nữ trong độ tuổi lao động lại có xu hướng giảm (1.18%), lao động ngoài độ tuổi lao động tăng (2.82%). Trong khi đó tỷ lệ về cơ cấu lao động trong độ tuổi lao động qua 3 năm có xu hướng giảm, năm 2006 chiếm tỷ lệ 70.24%, sang năm 2008 giảm còn 69.70%, tỷ lệ cơ cấu lao động nữ ngoài độ tuổi lao động có xu hướng tăng từ 29.76% vào năm 2006 lên 30.30% vào năm 2008. Qua phỏng vấn ông Nguyễn Thế Thiết trưởng ban thống kê xã thì trong lực lượng ngoài độ tuổi lao động nữ, số lượng lao động nữ dưới độ tuổi lao động là thấp hơn khá nhiều so với số phụ nữ ngoài độ tuổi lao động. Nguyên nhân được lý giải chủ yếu là do trong vài năm trở lại đây xu hướng sinh con trai là cao hơn nhiều so với sinh con gái. Qua đây chúng ta có thể thấy được, nếu ban lãnh đạo xã không có các biện pháp tác động kịp thời, trong thời gian tới trên địa bàn xã sẽ xảy ra hiện tượng già hoá và thiếu hụt lao động nữ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Bảng 4.1 Số lượng và cơ cấu lao động nữ trên địa bàn xã Tư Mại qua 3 năm 2006-2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) SL(LĐ) CC(%) SL(LĐ) CC(%) SL(LĐ) CC(%) 07/06 08/07 BQ Tổng số LĐ 7696 100.00 7781 100.00 7905 100.00 101.10 101.59 101.34 1. Lao động nam 3933 51.10 3838 49.33 4011 50.74 97.58 102.44 99.98 2. Lao động nữ 3763 48.90 3943 50.67 3894 49.26 104.78 97.22 100.93 * Phân theo nghành nghề - - - - - - - - - - Lao động NN 3444 91.52 3547 89.96 3388 87.00 102.99 95.52 99.18 - Lao động phi NN 337 8.48 396 10.04 506 13.00 117.51 127.78 122.54 * Phân theo độ tuổi - - - - - - - - - - Lao động trong tuổi 2643 70.24 2781 70.53 2714 69.70 105.22 98.82 101.97 - Lao động ngoài tuổi 1120 29.76 1162 29.47 1180 30.30 103.75 102.82 103.28 (Nguồn: Số liệu ban thống kê xã) 4.1.2 Đặc điểm lao động nữ trên địa bàn xã Tư Mại Tính đến năm 2008 trên địa bàn xã có 3984 lao động nữ, trong đó có 3388 lao động nông nghiệp. Đây là một lực lượng lao động tương đối lớn và có vai trò quan trọng trong quá trình lao động phát triển kinh tế hộ nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã nói chung, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong cuộc thường ngày và trong quá trình sản xuất, lao động nữ trên địa bàn xã có một số đặc điểm nổi bật sau: Trình độ: Sống trong khu vực nông thôn của tỉnh trung du miền núi như Bắc Giang, nhìn chung phụ nữ trên địa bàn xã có trình độ tương đối thấp so với khu vực thành thị trong tỉnh và lao động nữ trong nông thôn ở các tỉnh đồng bằng khác. Hiện nay trên địa bàn xã ước tính có khoảng 8% lao động (tương ứng 319 lao động) nữ bị mù chữ, 31% (tương ứng 1235 lao động) chưa tốt nghiệp cấp 1, có 49% (tương ứng 1952 lao động) đã tốt nghiệp cấp 1+2 và 12% (tương ứng 478 lao động) đã tốt nghiệp cấp 3 trong tổng số lao động nữ của xã (Nguồn: hội phụ nữ xã Tư Mại ). Theo lãnh đạo xã thì trong số lao động có trình độ thấp phần lớn thuộc về lao động trong sản xuất nông nghiệp nằm trong độ tuổi từ 45 – 60 tuổi. Trình độ thấp đã tạo ra một rào cản tương đối lớn cho lao động nữ trên địa bàn xã trong quá trình sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là đối với lao động nữ nông nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế thị trường như hiện nay. Nghề nghiệp, công việc: Trong năm 2008 trên địa bàn xã có 87% lao động nữ tham gia sản xuất nông nghiệp, đây là công việc đòi hỏi phải bỏ nhiều thời gian và công sức, nhưng lợi nhuận thu được là thấp. Thời gian gần đây do áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất nên kết quả trong sản xuất đạt được là khá cao nhưng so với công sức bỏ ra thì vẫn không đáng kể. Đấy là nguyên nhân giải thích tại sao trong mấy năm gần đây sự chuyển dịch cơ cấu trong lao động nữ lại điễn ra mạnh như vậy, và trong năm 2008 đã có 13% lao động phi nông nghiệp, trong đó có tới 165 lao động nữ tham gia xuất khẩu lao động. Tuy nhiên cũng giống như phụ nữ ở các vùng nông thôn nói chung, trong cuộc sống thường ngày, người phụ nữ trên địa bàn xã Tư Mại ngoài công việc tham gia sản xuất còn phải đảm nhận rất nhiều công việc gia đình khác như nội trợ, chăm sóc cho gia đình, nuôi dậy con cái....Đây quả thực là gánh nặng của người phụ nữ nông thôn nói chung và của xã Tư Mại nói riêng. Nhất là các chị em phụ nữ tham gia sản xuất nông nghiệp, do gánh nặng công việc mà họ không có thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân. Thu nhập: Do đặc thù công việc mà trên địa bàn xã người phụ nữ có nhiều mức thu nhập khác nhau, tùy theo ngành nghề của hộ và của người phụ nữ tham gia sản xuất kinh doanh. Nhưng bình quân chung thu nhập của người phụ nữ tại các hộ trên địa bàn xã vẫn tương đối thấp, bình quân chỉ đạt 9.600.000 đồng/hộ/năm, tương ứng với 800.000 đồng/hộ/tháng và tính trên mỗi khẩu thì chỉ đạt 170.213 đồng/khẩu/tháng. Trong đó mức thu nhập của người phụ nữ và hộ tham gia sản xuất nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt thấp hơn rất nhiều so với các hộ chăn nuôi và các hộ phi nông nghiệp.Đặc biệt là có sự trênh lệch rất lớn so với lao động nữ tham gia xuất khẩu lao động, trung bình hàng tháng họ có thể gửi về cho gia đình một khoản tiền lớn từ 4-5 triệu đồng. (Qua phỏng vấn bà Đặng Thị Lương chủ tịch hội phụ nữ xã Tư Mại). Quyền lợi và lợi ích: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nền kinh tế của xã cũng đã ngày càng phát triển, cuộc sống của người nông dân nói chung và của phụ nữ nói riêng đã ngày càng được cải thiện. Việc chăm sóc sức khoẻ cho người phụ nữ trên địa bàn xã cũng đã được quan tâm và được đảm bảo. Vị thế của người phụ nữ trong gia đình đã ngày càng được nâng cao, họ đã tham gia nhiều vào các tổ chức, các hoạt động xã hội, có quyền đưa ra ý kiến, ra quyết định ở một số khâu, một số vấn đề trong quá trình sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Khả năng giao lưu và tiếp cận thông tin trong sản xuất của phụ nữ trên địa bàn xã cũng đã được nâng cao qua việc mua sắm các phương tiên thông tin của mỗi gia đình như tivi, đài phát thanh, điện thoại..., qua việc tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo... do xã tổ chức. Tuy nhiên do trình độ bị hạn chế hay do phải đảm nhận nhiều công việc trong gia đình, không có thời gian nên đa số khả năng tiếp cận thông tin của người phụ nữ trên địa bàn xã còn rất hạn chế về chất lượng và số lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. 4.2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN CỦA PHỤ NỮ XÃ TƯ MẠI, HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG 4.2.1 Thông tin chung về các nhóm hộ được điều tra ở xã năm 2008 Người phụ nữ nông thôn bao giờ cũng là trung tâm của các gia đình. Họ là một trong hai chủ thể chính tạo lên sức sống cả về vật chất và tinh thần của một gia đình. Thực trạng về đời sống và sản xuất của một hộ gia đình là sự thể hiện thực tại vai trò và năng lực của người phụ nữ. Hiện nay cùng với sự đi lên của nền kinh tế, bộ mặt kinh tế xã hội nông thôn cũng đang từng bước chuyển mình theo hướng tích cực trên mọi phương diện: kinh tế, văn hoá, xã hội, kể cả năng lực của người phụ nữ. Để có cái nhìn tổng quát về hộ gia đình và thực trạng năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ trong các hộ được điều tra, chúng tôi tiến hành điều tra 70 hộ để có được các thông tin cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong số 70 hộ được điều tra thì 100% các hộ đều có tivi và xe máy và điện thoại cố định, đây là điều kiện rất thuận lợi cho hộ nói chung và người phụ nữ nói riêng tiếp cận thị trường trong quá trình chăn nuôi. Trong đó đi tìm hiểu cụ thể từng nhóm hộ chăn nuôi ta thấy: Nhóm hộ I, là các hộ chăn nuôi theo quy mô lớn, họ chiếm 14% trong tổng số mẫu điều tra, những hộ này chủ yếu là các trang trại sản xuất theo mô hình Ao - Chuồng, kết hợp chăn nuôi và thả cá. Các hộ này đều tiến hành sản xuất trên diện tích đất thuê của HTX, với thời hạn từ 10-20 năm, diện tích được nhận thầu là 1.2 – 1.4 mẫu, giá thầu bình quân là 20 triệu/10 năm, tuỳ theo quy định của thôn và xã. Trong nhóm hộ này chủ hộ hoàn toàn là nam giới, trong đó có 8 hộ chuyên làm trang trại, 2 hộ kiêm làm trang trại và trồng trọt, tuy nhiên diện tích trồng trọt không lớn, bình quân là 3 sào Bắc bộ. Số lao động bình quân của nhóm hộ là 3 lao động. Trong tổng số 30 lao động của nhóm hộ, số lao động nữ chiếm 53.33%, với độ tuổi bình quân tương đối trẻ là 35.6 tuổi. Các hộ trong nhóm hộ này nuôi theo mô hình trang trại, số đầu lợn trong chuồng tương đối lớn nên diện tích chuồng nuôi cũng lướn, bình quân đạt 120 m2, thu nhập thuần từ chăn nuôi lợn bình quân/năm của nhóm hộ đạt khá cao, đạt 85 triệu đồng/năm. Bảng 4.2 Thông tin chung về các nhóm hộ được điều tra ở xã năm 2008 Chỉ tiêu ĐVT Nhóm I Nhóm II Nhóm III SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) 1. số hộ điều tra Hộ 10 100 25 100 35 100 - Nam chủ hộ Hộ 10 100 23 92.00 30 86.00 - Nữ chủ hộ Hộ 0 0.00 2 8.00 5 14.00 2. Loại hộ - Hộ chuyên chăn nuôi Hộ 8 80.00 8 32.00 3 8.55 - Kiêm trồng trọt Hộ 2 20.00 3 12.00 17 48.57 - Kiêm CN-TTCN Hộ 0 0.00 10 40.00 12 34.28 - Kiêm TMDV Hộ 0 0.00 4 16.00 3 8.55 3. Số nhân khẩu Người 43 100 102 100 172 100 - Nam Người 21 48.84 53 51.96 85 49.42 - Nữ Người 22 51.16 49 48.04 87 50.58 - BQNK/hộ Người/hộ 4.3 - 4.1 - 4.9 - 4. Số lao dộng LĐ 30 100 88 100 147 100 - Nam LĐ 14 46.67 45 51.14 72 48.98 - Nữ LĐ 16 53.33 43 48.86 75 51.02 - BQLĐ/hộ LĐ/hộ 3 - 3.5 - 4.2 - 5. Tuổi BQ của LĐ nữ Tuổi 35.6 - 40 - 44.5 - 6. DT chuồng nuôi m2 120 - 80 - 30 - 7. TNBQ từ CN lợn Tr.đ/năm 85 - 47 - 20 - (Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra) Nhóm hộ II, là nhóm hộ sản xuất với quy mô vừa, nhóm hộ thực hiện chăn nuôi trên diện tích của gia đình, bình quân trong chuồng các hộ nuôi từ 15 cho đến dưới 40 con, diện tích chuồng nuôi đạt bình quân 80 m2. Chủ hộ là nữ trong nhóm hộ này chiếm 8% trong tổng số 25 hộ được điều tra, số lao động bình quân của nhóm hộ đạt 3.5 lao động/hộ. Trong tổng số lao động, lao động là nữ có 43 người, chiếm 48.86%, với độ tuổi trung bình đạt 40 tuổi. Trong tổng số 25 hộ được điều tra thì hộ chuyên chăn nuôi lợn thịt chiếm 32%, hộ kiêm chăn nuôi lợn và trồng tọt chiếm 12%, hộ kiêm chăn nuôi và làm nghề CN-TTCN ( làm bún, làm đậu, nấu rượu, say sát gạo...) là 40% và hộ kiêm làm nghề dịch vụ (bán thức ăn gia súc, bán tạp hóa...) là 16%. Thu nhập thuần từ việc chăn nuôi lợn thịt của nhóm hộ bình quân đạt 47 triệu đồng/năm. Nhóm hộ III, là nhóm hộ sản xuât với quy mô nhỏ nhất trong các nhóm hộ điều tra, các hộ trong nhóm này cũng chăn nuôi trên diện tích đất của gia đình, diện tích chuồng trại trung bình đạt 20 m2. Trong số các hộ điều tra thì có 5 hộ, chiếm 14% có chủ hộ là nữ, số nhân khẩu của nhóm hộ này tương đối lớn, bình quân nhân khẩu đạt 4.9 khẩu/hộ, song song với đó là bình quân lao động của hộ cũng đạt khá cao, bình quân là 4.2 lao động/hộ. Lực lượng lao động nữ của nhóm hộ đạt tỷ lệ 51.02% trong tổng số lao động của nhóm hộ, tuy nhiên tuổi bình quân của lao động trong nhóm hộ này là khá cao, bình quân là 44.5 tuổi. 4.2.2 Thực trạng năng lực tiếp cận thị trường nông sản của phụ nữ tại các nhóm hộ được điều tra năm 2008 4.2.2.1 Kiến thức và trình độ của phụ nữ tại các nhóm hộ được điều tra Kiến thức và trình độ là những yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định khả năng và thành công con người trong công việc, cũng như việc tiếp cận các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Vì vậy trong việc tiếp cận thị trường của phụ nữ trong các hộ chăn nuôi, đây cũng là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn tói năng lực tiếp cận của họ. Để đánh giá được thực chất và dễ dàng năng lực tiếp cận thị trường của người phụ nữ trong các hộ chăn nuôi thì trước tiên chúng ta phải biết được kiến thức và trình độ của họ đến đâu: Bảng 4.3 Trình độ học vấn của phụ nữ trong các nhóm hộ được điều ta trên địa bàn xã Tư Mại năm 2008 Trình độ học vấn ĐVT Số lượng Cơ cấu Mù chữ + Tiểu học Người 24 34.00 Trung học cơ cở - 31 44.00 Trung học phổ thông - 15 21.00 Trên trung học phổ thông - 0 0.00 Tổng - 70 100 (Nguồn: Hội LHPN xã Tư Mại) Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy học vấn của phụ nữ tại các nhóm hộ điều tra trên xã Tư Mại vẫn chưa thực sự cao. Số phụ nữ ở trình độ THCS là phổ biến với 44 % tương đương với 31 người. Bên cạnh đó số phụ nữ mù chữ và tiểu học còn chiếm tỷ lệ khá cao (34%) so với nền kinh tế - xã hội hiện nay. Những phụ nữ bị mù chữ và học hết tiểu học này hầu hết đều nằm trong độ tuổi từ 50 - 60, sống ở thời chiến tranh cộng với tồn tại những hủ tục phong kiến lạc hậu nên không được học hành nhiều. Đây là một trở ngại rất lớn cho việc nâng cao năng lực TCTT cho phụ nữ tại các hộ chăn nuôi lợn thịt ở Tư Mại . Tuy nhiên số phụ nữ có trình độ học tới THPT cũng không phải là một con số nhỏ với 21%. Đây là một điều đáng mừng đánh dấu sự thay đổi về trình độ học vấn của phụ nữ ở nông thôn. Bên cạnh đó số phụ nữ có trình độ trên THPT trong các hộ điều tra là không có ai. Điều này có nghĩa là phụ nữ tham gia trong lĩnh vực chăn nuôi trong các nhóm hộ điều tra trên địa bàn xã Tư Mại vẫn còn thấp. Như vậy để nâng cao được năng lực TCTT cho phụ nữ ở Tư Mại cần phải chú ý đến khía cạnh này để có phương pháp phù hợp. Trong số 70 người phụ nữ trong các hộ được điều tra thì 100% họ chỉ là thành viên của hội phụ nữ, ngoài ra họ không tham gia một tổ chức nào khác. Họ cho biết trong quá trình tham gia hội phụ nữ, thì họ chỉ nhận được sự hỗ trợ một lượng vốn rất nhỏ, ngoài ra họ cũng không nhận được một sự hỗ trợ nào khác từ hội. Ngoài ra, kiến thức về thị trường nói chung và thị trường chăn nuôi nói riêng của phụ nữ được điều tra vẫn còn rất hạn chế, có 15 người phụ nữ (trong đó có 8 người trong nhóm hộ II, 5 người trong nhóm hộ III và 2 người trong nhóm hộ I) được hỏi trong các nhóm hộ là biết được cung cầu của hàng hóa và một số quy luật cơ bản của nó, còn lại thì họ không biết hay không quan tâm tới vấn đề được hỏi. Trong quá trình điều tra thì chúng tôi nhận thấy chỉ có 17% phụ nữ được phỏng vấn trả lời là đã đi thăm quan các mô hình chăn nuôi tiên tiến đạt hiệu quả trong xã và các địa phương lân cận, trong đó có 11% là phụ nữ ở nhóm hộ II và 6% là phụ nữ ở nhóm III, còn nhóm I không có ai. Sau khi đi thăm quan về thì chỉ có 13% là rút được những kinh nghiệm về cách quản, kỹ thuật và kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi. Tương tự như tham quan mô hình, tỷ lệ tham gia các lớp tập huấn của người phụ nữ trong các nhóm hộ điều tra cũng rất thấp, trong số 70 người phụ nữ được phỏng vấn, chỉ có 3 người trong nhóm I, 10 người trong nhóm II và 15 người trong nhóm I là thường xuyên đi tham gia các lớp tập huấn, còn lại thì không bao giờ hoặc thỉnh thoảng khi mà người chồng bận không đi được. Không những tỷ lệ tham gia tham quan các mô hình rất thấp, mà tỷ lệ phụ nữ tiếp cận với các đối tượng như chuyên gia kinh tế, cán bộ KHKT, các doanh nghiệp, nông dân điển hình…, cũng rất hạn chế. Trên thực tế thì họ chỉ được tiếp xúc với cán bộ khuyến nông, nông dân điển hình trong các lớp học về chăn nuôi do xã tổ chức hay các đợt đi tham quan mô hình chăn nuôi giỏi…và số người được tiếp xúc cũng rất thấp (có 15 người nhóm III, 14 người nhóm II và 5 người nhóm I) do người đi học các lớp tập huấn và đi tham quan các mô hình chủ yếu là người chồng, đa số họ chỉ được chồng phổ biến lại. Ngoài ra họ cũng rất ít xem các chương trình hay đọc các tài liệu dạy về chăn nuôi lợn thịt, chỉ có 20% phụ nữ thuộc nhóm II, 11,43% phụ nữ thuộc nhóm III là thỉnh thoảng có xem các chương trình dạy về chăn nuôi trên VTV2. Như vậy song song với trình độ thấp, kiến thức và năng lực của người phụ nữ trong các nhóm hộ chăn nuôi là rất hạn chế. Họ là lao động chính và có vai trò quan trọng trong quá trình chăn nuôi nhưng khả năng học hỏi kinh nghiệm, kiến thức lại rất hạn chế, đa số người tham gia lớp tập huấn về chăn nuôi, các đợt thăm quan mô hình là người chồng. Người phụ nữ chỉ được hướng dẫn hay phổ biến lại bởi người chồng mà họ không trực tiếp mắt thấy, tai nghe, nên trình độ và năng lực của họ trong quá trình chăn nuôi và trong tiếp cận thị trường là rất hạn chế. 4.2.2.2 Năng lực tiếp cận thị trường nông sản của phụ nữ tại các nhóm hộ được điều tra Đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp nào cũng có rất nhiều loại thị trường cần tiếp cận. Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho người kinh doanh nông nghiệp hiểu rõ đối tượng mình đang tiếp cận và tham gia vào thị trường. Nhìn chung người phụ nữ tham gia chăn nuôi lợn thịt trong xã tiếp cận chủ yếu với hai loại thị trường là thị trường các yếu tố đầu vào của sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra chúng ta còn đánh giá khả năng tiếp cận của họ trong hạch toán kinh tế và tiếp cận thông tin để có thể thấy được sự nhanh nhạy và năng lực của họ trong sản xuất kinh doanh. Như vậy, người phụ nữ trên địa bàn xã Tư Mại tiếp cận được những thị trường nào, và trình độ tiếp cận đến đâu. Chúng ta cần phân tích thực trạng để thấy rõ hơn. a/ Tiếp cận các yếu tố đầu vào * Tiếp cận về đất đai: Đất đai là một yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và trong chăn nuôi lợn thịt nói riêng. Khả năng tiếp cận về đất đai sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiếp cận các nguồn lực khác trong sản xuất, đặc biệt là đối với người nông dân sống trong khu vực nông thôn. Theo kết quả điều tra trong số 10 các hộ nhận thầu diện tích của thôn và xã để xây dựng trang trại thì 7 hộ (tương ứng với 70%) về quyết định và đứng ra thuê và nhận thầu là những hộ mà chủ hộ là người chồng - người chủ của gia đình, chỉ có 3 (hộ tương ứng với 30%) việc quyết định và đứng ra thầu đất là có sự quyết định của cả hai vợ chồng. Nhìn thực tế trên thì chúng ta đều nhận thấy sự quyết định và đứng ra nhận thầu phần lớn đều do nam giới, tỷ lệ có sự quyết định đồng thời của phụ nữ là rất thấp và chỉ có sự quyết định của phụ nữ thôi là không có. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do nam giới có quyền quyết định, mạnh dạn trong làm ăn, có sức khoẻ tốt... nên họ có khả năng nhận thầu. Còn đối với phụ nữ do sức khoẻ yếu, do sự hạn chế về trình độ, về nhận thức, về quyền quyết định nên họ không có khả năng hoặc không mạnh dạn đứng ra thuê và thầu thêm đất để mở rộng quy mô chăn nuôi. Bảng 4.4 Tình hình tiếp cận đất đai của phụ nữ trong các hộ được điều tra năm 2008 (ĐVT: %) Chỉ tiêu Nhóm III Nhóm II Nhóm I C V CH C V CH C V CH Người ghi tên trong sổ đỏ 74.29 14.29 11.42 68.00 8.00 24

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37. LUU XUAN CONG.doc
Tài liệu liên quan