MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Mục đích nghiên cứu . 5
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 6
1.1. Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc trên thế giới và ở Việt Nam . 6
1.1.1. Những nghiên cứu về năng suất của đồng cỏ tự nhiên . 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới . 8
1.1.3. Những kết quả nghiên cứu về nâng cao năng suất cây thức ăn gia
súc trên thế giới . 9
1.1.4. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc ở Việt Nam . 12
1.2. Tình hình nghiên cứu đồng cỏ trên thế giới và ở Việt Nam . 19
1.3. Những nghiên cứu về sử dụng đồng cỏ Bắc Việt Nam . 23
1.4. Vấn đề nguồn gốc và phân bố đồng cỏ trong đai nhiệt đới . 24
1.5. Vấn đề thoái hoá đồng cỏ do chăn thả . 25
1.6. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh . 29
1.7. Một số đặc điểm sinh thái và sinh vật học của hoà thảo . 33
1.7.1. Đặc tính sinh thái . 33
1.7.2. Đặc tính sinh vật học . 34
1.7.3. Đặc tính sinh lý . 35
1.7.4. Đặc tính sinh trưởng . 37
1.7.5. Sức sống cỏ hoà thảo . 37
1.8. Giá trị kinh tế của các loại cây dùng trong chăn nuôi bò . 38
1.8.1. Cỏ Hoà thảo. 38
1.8.2. Cây bộ Đậu . 43
1.8.3. Cây trồng khác . 45
1.9. Các loại thức ăn cho bò sữa . 46
Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU . 49
2.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh . 49
2.1.1. Về vị trí địa lý và phạm vi ranh giới tỉnh . 49
2.1.2. Các yếu tố khí hậu, địa chất, thuỷ văn . 50
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên - môi trường . 53
2.2. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Cảnh Hưng . 54
2.2.1. Điều kiện tự nhiên . 54
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội . 55
Chương 3: ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 56
3.1. Đối tượng . 56
3.2. Phạm vi nghiên cứu . 56
3.3. Phương pháp nghiên cứu . 56
3.3.1. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên . 56
3.3.1.1. Nghiên cứu tại Cảnh Hưng (mô hình bò sữa) . 56
3.3.1.2. Nghiên cứu tại Hiệp Hoà (mô hình bò thịt) . 57
3.3.2. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm . 57
3.3.2.5. Phương pháp phân tích đối với mẫu đất : . 65
3.2.3. Điều tra qua địa phương, lãnh đạo cơ sở . 67
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 68
4.1. Tình hình khai thác và sử dụng đất của người dân xã Cảnh Hưng . 68
4.2. Tập đoàn cây thức ăn gia súc của xã Cảnh Hưng . 70
4.3. Đặc điểm và năng suất các loại cỏ chính dùng làm thức ăn cho bò
được trồng tại xã Cảnh Hưng . 73
4.4. Tình hình chăn nuôi bò ở Bắc Ninh và xã Cảnh Hưng . 76
4.5. Năng suất của các loài cỏ chính . 78
4.6. Chất lượng của của một số loài cỏ . 82
4.7. Năng suất cỏ tự nhiên trên đồi xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hoà . 84
4.8. Thảm cỏ tự nhiên ở đồi xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hoà . 85
4.9. Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò . 94
4.9.1. Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sữa . 94
4.9.2. Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò thịt . 96
4.10. Kết luận và đề nghị . 98
PHỤ LỤC. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 103
116 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2667 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu năng suất, chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã Cảnh Hưng, huyện Tên Du, tỉnh Bắc Ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tháng trồng cỏ cao 47,8cm đạt năng suất
20tấn/ha, với chế độ canh tác tốt, bón phân nhiều năng suất lên tới 100-120
tấn/ha. Pangola trồng và sử dụng để chăn thả hay thu cắt làm cỏ khô.
Cỏ Pát (Paspalum Atratum)
Thuộc loại cỏ bụi thân cao. Có thể sinh trưởng tốt ở những chân đất
nghèo dinh dưỡng và đất chua, có độ pH < 4. Cỏ Pát thích hợp với khí hậu
ẩm, thích nghi với những vùng thường bị ngập lụt. Lượng chất xanh cao, bò
rất thích ăn. Có thể trồng bằng thân hom hoặc gieo hạt với lượng 5-6 kg/ha.
Trồng một lần thu hoặc liên tục 3 năm mới trồng lại.
Cỏ Signal (Brachiaria dicumben)
Thích nghi rộng với nhiều điều kiện khí hậu, đất đai nhiều nơi ở nước
ta. Cỏ Signal có thể sinh trưởng tốt ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng và
vùng đất chua phèn (pH<4). Những nơi có mùa khô kéo dài chúng vẫn giữ
được màu xanh, cạnh tranh với cỏ dại, chịu được sự dẫm đạp của gia súc nên
thích hợp cho xây dựng đồng cỏ chăn thả thường xuyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Cỏ Sweet Jumbo và Superdan
Do Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam nhập từ Australia. Cả
2 giống cỏ này đều có độ ngọt cao hơn cỏ Sả, cỏ Voi, lại dễ để dành nên rất
thuận tiện cho đàn bò vỗ béo và các vùng có thời gian nắng kéo dài trong
năm. Đây là giống cỏ lai F1 nên tăng trưởng mạnh, thu hoạch sớm. Lần đầu,
thu hoạch 5 tuần sau gieo. Sau đó cứ 4 tuần cắt một lần. Cỏ trổ hoa muộn nên
dinh dưỡng dồn hết cho lá. Cứ 12kg hạt cỏ gieo được cho 1 ha đất.
Năng suất khoảng 50 - 55 tấn/ha cỏ tươi, rất thích hợp cho gia súc. Nếu
trường hợp cần dự trữ, cỏ Sweet Jumbo ủ chua rất tốt, còn giống cỏ Superdan
lại có lợi thế trong chế biến sấy hoặc phơi khô.
Cả 2 giống cỏ đều có cách trồng như nhau và dùng để vỗ béo bò, dê,
cừu thịt hoặc lấy sữa... Gieo cỏ theo hàng với khoảng cách 60-80cm. Vườn
ươm chuẩn bị thật tốt bằng cách bón lót 60 - 80kg Urê/ha hay 50kg DAP +
50kg Urê ngay trước khi trồng hoặc sau mỗi lần cắt.
Do các loại cỏ này có bộ rễ phát triển mạnh ở tầng đất mặt nên sau mỗi
đợt cắt và bón phân, cần xới xáo, lấp phân và vun gốc để tạo bộ rễ mới thật tốt.
Điều này sẽ giúp tăng năng suất cỏ và số lần cắt. Chỉ bắt đầu cắt hay thả gia súc
vào đồng cỏ khi thấy cỏ cao khoảng 80cm. Nếu sớm quá, cỏ còn non, năng suất
giảm, dinh dưỡng kém. Còn cỏ già quá, chất dinh dưỡng cũng mất đi.
Người trồng cỏ cần lưu ý: Đây là những giống cỏ lai nên không được
để giống trồng đợt 2, ở những thế hệ sau ưu thế lai của loài bị giảm nên năng
suất, và chất lượng cỏ không đảm bảo. Sau 5 - 6 đợt cắt, nếu thấy sức tái sinh
của cỏ yếu đi (dưới 50 tấn/ha) thì phải cày xới, gieo trồng lại đợt mới.
Cỏ Vetiver
Còn gọi là cỏ Hương bài, được trồng với mục đích bảo vệ tài nguyên
đất và nguồn nước. Mặc dù lá của cây cỏ này cũng là một loại thức ăn mang
lại nguồn dinh dưỡng cao cho gia súc nhưng cỏ Vetiver lại có bộ rễ rất hữu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
dụng. Người ta ví chúng như một hàng rào bê tông sinh học chống lại sự xói
mòn, làm giảm vận tốc dòng chảy của nước, giữ đất không bị cuốn trôi.
Trên thế giới, giống cỏ này đã được sử dụng rộng rãi để chống xói mòn
đất. Nhờ nó có bộ rễ đan xen vào nhau phát triển rất nhanh, cắm thẳng đứng,
sâu vào đất từ 3-4 mét. Chúng còn có khả năng hấp thụ các loại khoáng chất
có độc tính thải ra từ nguồn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có trong nguồn
nước, trong đất và làm cho đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu. Tại Việt Nam, cỏ
Vetiver đã được Bộ Giao thông vận tải ứng dụng trồng ở 2 bên đường Hồ Chí
Minh nhằm chống sụp lỡ đất của mặt đường.
Cỏ Ruzi(Brachiaria ruziziensis)
Cỏ Ruzi có nguồn gốc ở châu Phi, hiện nay mọc tót nhất ở các nước
châu Mỹ La tinh. Cỏ Ruzi được nhập vào nước ta năm 1968 từ Cuba, đây là
giống cỏ lâu năm họ Hoà thảo, nó có thân bò, rễ chùm, thân lá dài mềm, có
lông mịn. Cây có thể cao 1,2-1,5m. Cỏ Ruzi có thể trồng ở vùng đồng bằng,
bờ đê, bờ vùng hay ở trung du miền núi với độ dốc không quá cao. Cỏ sinh
trưởng mạnh trong mùa mưa, có khả năng chịu giẫm đạp cao nên có thể được
trồng làm bãi chăn thả gia súc. Năng suất cỏ đạt từ 60-90tấn/ha/năm. Cỏ Ruzi
mềm và ròn hơn so với cỏ Ghinê nên khả năng lợi dụng của gia súc khá cao,
có thể lên tới 90% . Hàm lượng các chất dinh dưỡng của cỏ Ruzi: Vật chất
khô 32-35%, protein thô 12-13%, xơ thô 27-29%, khoáng tổng số 10-11%.
Với hàm lượng chất dinh dưỡng như nêu trên thì cỏ Ruzi cũng là một loại
thức ăn thô xanh có giá trị cho gia súc [43].
Hầu hết các giống cỏ cao sản đều có sức tăng trưởng nhanh, chịu được
nóng, chịu hạn tốt và thích hợp với nhiều loại đất. Mùa mưa là thời gian cỏ
phát triển nhanh nhất, mau cho thu hoạch (trung bình khoảng từ 20-25 ngày).
Với tốc độ tăng trưởng như thế, người chăn nuôi có điều kiện dự trữ cỏ lại
bằng cách ủ xanh hoặc phơi khô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
1.8.2. Cây bộ Đậu
Cỏ họ Đậu (Centro sema và Centro cavalcade):
Cho năng suất cao ở mọi loại đất, mọi điều kiện khí hậu. Cỏ họ Đậu
mọc dày thành lớp nên có thể trồng thành đồng cỏ chăn thả hoặc cắt làm cỏ
khô dự trữ qua đông cho bò sữa rất tốt. Mặt khác cỏ họ Đậu có khả năng cố
định đạm cho đất rất lớn (120kg nitrogen/ha) nên vừa có giá trị cải tạo đất vừa
dùng làm thức ăn cho gia súc, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa.
Có thể trồng xen cỏ họ đậu với các loại cỏ khác. Gieo trồng chủ yếu
bằng hạt với lượng 3kg/ha để làm đồng cỏ chăn thả hoặc 10kg/ha nếu trồng
để cắt cỏ làm cỏ khô.
Điều kiện khí hậu, đất đai nhiệt đới nhìn chung ít thuận lợi cho các
giống đậu đỗ ôn đới có giá trị dinh dưỡng cao. Còn các giống đậu đỗ nhiệt đới
tuy thích hợp với điều kiện khí hậu nhưng năng suất và giá trị dinh dưỡng
không cao. Trên đồng cỏ tự nhiên tỉ lệ đậu đỗ rất thấp chỉ chiếm 4 – 5% về số
lượng loài, có nơi còn ít hơn và hầu như không đáng kể về năng suất.
Đậu đỗ thức ăn gia súc ở nước ta thường giàu prôtêin, vitamin, khoáng
Ca, Mg, Mn, Zn, Cu, Fe, nhưng ít phốtpho, kaly hơn cỏ hòa thảo. Tuy vậy,
hàm lượng prôtêin thô ở thân lá cây đậu đỗ trung bình 167g/ kg chất khô, xấp
xỉ giá trị trung bình của đậu đỗ nhiệt đới thấp hơn giá trị của đậu đỗ ôn đới
(175g/ kg chất khô), hàm lượng chất khô 200 – 260g/kg thức ăn, giá trị năng
lượng cao hơn cỏ hòa thảo [58]. Ưu điểm của đậu đỗ thức ăn gia súc là khả
năng cộng sinh với vi sinh vật trong nốt sần ở rễ có thể sử dụng được nitơ
trong không khí tạo ra thức ăn giàu prôtêin, giàu vitamin, khoáng đa lượng và
vi lượng dễ hấp thu. Nhược điểm cơ bản của đậu đỗ thức ăn gia súc là thường
chứa chất ức chế men tiêu hóa hay độc tố làm cho gia súc không ăn được
nhiều. Bởi vậy, nhất thiết phải sử dụng phù hợp với cỏ hòa thảo để nâng cao
hiệu suất sử dụng thức ăn. Hiện nay, nước ta chưa có nhiều giống đậu đỗ thức
ăn xanh, giống Stylô và keo dậu được chú ý hơn cả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Cỏ Stylo (Stylosanthes)
Cỏ Stylo phân bố tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ, nhập vào Việt Nam
năm 1967. Là giống cỏ họ Đậu, thân đứng, phân nhiều cành, có thể cao tới 1
m. Bộ rễ rất phát triển ăn sâu xuống đất khoảng 70cm, do đó nhiều nơi còn
trồng để chống xói mòn đất, bảo vệ thân đê đập rất tốt. đây là loại thức ăn
xanh rất tốt cho gia súc và gia cầm vì có tỷ lệ đạm cao.
Cỏ Stylo trồng một lần có thể thu hoạch 4-5 năm. Năng suất có thể đạt
90- 100 tấn/ha/năm nếu được chăm sóc, thâm canh tốt.Cỏ Stylo ở nước ta có
khả năng chịu hạn tốt do có lông và rễ phát triển, có thể mọc trên nhiều loại
đất chua, nghèo dinh dưỡng. Năng suất cỏ Stylo có thể đạt 71-114 tấn/ha/lứa.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng của cỏ ở 2 tháng tuổi: Protein thô 16,7%, mỡ
1,7%, xơ 31,7%, P 0,56%, Ca 1,55%, dẫn xuất không đạm là 39,9%.
Keo dậu (Leucaena leucocephala)
Keo đậu có nguồn gốc ở Trung, Nam Mỹ và quần đảo Thái Bình
Dương. Ở nước ta keo dậu mọc tự nhiên ở những vùng ven biển dọc duyên
hải miền Trung, một số giống keo dậu được nhập vào nước ta từ những
năm1980. Đây là cây thân bụi hoặc cây thân gỗ nhỏ, khả năng chịu hạn rất
tốt, sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất khác nhau (nhưng đất phải thoát nước
và không quá chua), chịu lạnh và sương muối kém, năng suất 40-50tấn
/ha/năm. Hàm lượng các chất dinh dưỡng của keo dậu ở lá tươi: Protein thô
31,1%, mỡ 46,0%, xơ 18,1%, dẫn xuất không đạm là 6,5%.
Cây Gigantea(Trichantera gigantea) hay còn gọi là cây chè khổng lồ
Gigantea là cây thức ăn gia súc phổ biến ở Colombia, cuối năm 1990
cây này được nhập vào nước ta. Gigantea là cây bụi nhỏ, sống lâu năm, thân
mọc thẳng có nhiều mấu lồi, khi còn non thân mềm mọng nước, sau 6 tháng
thân hoá gỗ cứng phía ngoài. Cây Gigantea là cây ưa ấm, chịu đước bóng
râm, chịu sương muối kém. Năng suất chất xanh 70-80 tấn/ha/năm. Gigantean
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
tươi khi thu hoạch trong mùa mưa có hàm lượng nước trung bình 80-85%,
hàm lượng xơ 25%, protein thô 14%. Đây là cây mà bò rất thích ăn và có thể
chữa bệnh táo bón ở gia súc mà không gây độc hại [43].
1.8.3. Cây trồng khác
Bao gồm rơm, thân cây ngô già, cây lạc … loại thức ăn này thường có
hàm lượng xơ cao (20 – 35 % tính trong chất khô) và tương đối nghèo chất
dinh dưỡng.
Rơm (Orysa sativa): Đây là nguồn thức ăn dồi dào nhất cho bò. Ở nước
ta, rơm chiêm được thu hoạch vào tháng 5 – 6, rơm mùa vào tháng 9 -10, rơm
lúa xuân vào tháng 3 – 4 và rơm lúa vụ thu vào tháng 7 – 8. Trong đó rơm mùa
là phổ biến nhất, vì thời vụ này dễ dàng phơi và dự trữ tốt nhất cho bò. Cả nước
ta có khoảng 40 triệu tấn rơm để làm thức ăn cho gia súc. Rơm thường chứa ít
chất dinh dưỡng, hàm lượng prôtêin có khoảng 4 -7%, chất béo từ 1 -2%,
vitamin và khoáng thường cũng nghèo nhưng xơ cao (từ 30 – 34%) song nó rất
cần cho gia súc khi cỏ tươi và cỏ khô ít hoặc không có. Bởi vậy, rơm là nguồn
thức ăn cần thiết cho trâu bò vào mùa cây cỏ xanh hiếm (Đông Xuân).
Ngô (Zea mays L): Ngô là cây thức ăn quan trọng ở Việt Nam, dùng
làm lương thực cho người, thức ăn tinh cho gia súc; là cây hằng năm, thân
thẳng và đơn độc. Sinh trưởng nhanh có thể thu hoạch trong thời gian ngắn.
Ngô thích nghi với điều kiện nhiệt đới nống ẩm, có thể sống ở một số loại đất,
nhưng tốt nhất là đất tốt, thoát nước. Năng suất chất xanh của ngô thường
thay đổi tùy theo mục đích sử dụng và mật độ gieo trồng. Nếu thu hoạch làm
thức ăn xanh sau 40 – 50 ngày cho năng suất 12,6 tấn /ha. Sau 4 – 5 tháng cho
25 – 40 tấn/ ha và nếu đất tốt tới 100 – 200 tấn /ha xanh hay hơn, nhưng ở
nhiệt đới nằm trong khoảng 8 – 70 tấn/ha xanh hay 2 – 20 tấn chất khô/ha
[33]. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của ngô được trình bày ở
bảng dưới bảng 1.5 [57].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Bảng 1.5 : Giá trị dinh dƣỡng của cây Ngô trong các giai đoạn khác nhau
(Viện chăn nuôi - 1995)
Giai đoạn
NS khô
(kg/ha)
VCK
(%)
Prôtêin
(%)
Lipid
(%)
Xơ
(%)
Dẫn xuất
không đạm
Ngậm sữa 309 21.4 2.5 0.7 4.4 14.4
Chín sáp 295 27.4 2.6 0.8 8.6 13.3
Chín hoàn toàn 260 42.2 3.1 1.1 7.8 28.4
Ngoài những cây thức ăn kể trên, bà con nông dân còn tận dụng các
phụ phẩm của nghành trồng trọt như ngọn lá sắn, ngọn lá mía, thân lá lạc, phụ
phẩm dứa, khô dầu…Đó đều là những thức ăn xanh có giá trị dinh dưỡng cao,
rất tốt cho chăn nuôi đại gia súc, tuy nhiên hiện nay do diện tích trồng các loại
cây trên ở các hộ chăn nuôi còn ít nên lượng thức ăn xanh này sử dụng thêm
vào chăn nuôi là không đáng kể.
Có thể nói, đối với vấn đề trồng cỏ, thật không có gì dễ bằng. Để khắc
phục tình hình thiếu thức ăn trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là vào thời kỳ
hạn hán như hiện nay, việc trồng các giống cỏ cao sản được xem như một giải
pháp hữu hiệu, vừa tạo ra nguồn thức ăn cho gia súc, đồng thời bảo vệ tốt
điều kiện môi trường, tăng độ phì nhiêu cho đất. Trồng cỏ chăn nuôi gần như
không phải đầu tư gì ngoài công lao động. Phân trâu bò dùng bón ngay cho
đồng cỏ. Trồng cỏ không đòi hỏi kỹ thuật và chăm bón cao. Các giống cỏ như
cỏ voi, ghinê, păngola, cỏ ruzi... thích nghi cao cả trên những vùng đất nghèo.
Cỏ giống thường 2 năm thay một lần dùng luôn hom hoặc hạt cỏ đang trồng
thay thế. Sau mỗi lứa thu hoạch mới phải chăm bón một lần. Cỏ phát triển
mạnh vào mùa mưa, đối với các loại cỏ thân bò có thể phơi khô, các loại cây
thân đứng có thể ủ chua làm thức ăn dự trữ quanh năm.
1.9. Các loại thức ăn cho bò sữa
Thức ăn cho bò sữa được chia thành 3 nhóm chính là thức ăn thô, thức
ăn tinh và thức ăn bổ sung: Thức ăn thô, bao gồm một số nhóm: thức ăn xanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
(cỏ tự nhiên, cỏ trồng, ngọn mía, vỏ đọt dứa,...), thức ăn ủ chua (được tạo ra
thông qua ủ chua thức ăn xanh), cỏ khô và rơm lúa, thức ăn củ quả (khoai
lang, khoai tây, cà rốt, củ cải, bầu bí,...), phế phụ phẩm công nghiệp chế biến
(bã đậu nành, bã bia, bã sắn, rỉ mật đường,...); thức ăn tinh, gồm các loại hạt
ngũ cốc và bột từ hạt ngũ cốc (như ngô, sắn, mì, gạo, cám gạo...), bột và khô
dầu đậu tương, lạc...; các loại hạt cây họ đậu và thức ăn tinh hỗn hợp được
sản xuất công nghiệp; thức ăn bổ sung (urê và hỗn hợp khoáng - vitamin,...).
Trong các nhóm thức ăn trên có nhiều loại thức ăn giúp bò đạt sản
lượng sữa tốt đó là:
- Khoai lang: Có nhiều tinh bột và đường giúp sữa có chất lượng tốt.
Khoai lang có hai loại là khoai đỏ và khoai trắng trong đó khoai đỏ có nhiều tinh
bột và đường nhưng lại ít chất khoáng và protein hơn so sánh với khoai trắng.
- Khoai tây: Bổ hơn khoai lang do có nhiều protein, vitamin B1, B2, C.
Tuy vậy, trong vỏ và mầm khoai tây có chất độc, nên trước khi cho bò ăn cần
bỏ mầm và rửa cho sạch vỏ khoai.
- Bí đỏ: Đây là nguồn vitamin A bổ dưỡng đối với bò sữa. Lượng
vitamin A trong bí đỏ sẽ càng tăng hơn, khi được ăn chung với khoai lang đỏ
và khoai tây.
- Ngô: Ngô giàu đường, lipit, protein. Cho bò ăn ngô rất tốt, vì cơ thể
bò hấp thụ được hầu hết những chất này.
- Bo bo: Bo bo giàu protein hơn những loại thực phẩm khác, nhưng tỷ
lệ những chất khác thì lại kém hơn. Thân cây bo bo khi còn xanh có thể dùng
cho bò ăn.
- Lạc: Do có nhiều protein và chất béo nên ăn lạc có lợi về sữa cho bò.
Có thể thay lạc bằng khô dầu lạc.
- Đậu nành: Chỉ dùng bã đậu nành, vì trong đậu nành sống có chất ngăn
cản việc hấp thụ sinh tố B của bò.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Khi bò đang trong thời kỳ vắt sữa, để bò có thể cho nhiều sữa nên cho
bò ăn theo chế độ như sau:
+ Cho bò ăn thêm các loại khoai và củ như khoai lang, sắn, bí đỏ...
+ Ăn thêm khô dầu lạc, khô đậu tương, khô dầu dừa.
+ Ăn thêm những thức ăn nhiều nước như bã bia, bã đậu phụ...
+ Tinh bột cũng cần bổ sung thêm cho bò.
Để bò cho sữa nhiều trong một thời gian dài, ngoài việc cho bò ăn đầy
đủ và chất cần thiết nên trộn thêm Premix vitamin và Premix khoáng. Đặc
biệt là, nên cho bò uống nước dừa non nạo. Theo kinh nghiệm thực tế, thì cho
bò ăn uống đầy đủ, uống thêm nước dừa non nạo có thể cho một chu kỳ sữa
dài 12-14 tháng (hơn mức bình thường 4-6 tháng).
Nhu cầu năng lượng, protein, axit amin, chất khoáng (Ca và P) cho bò
thịt, lợn, gà, vịt, ngan, gà tây, ngỗng được nghiên cứu nhiều và đã được đưa
vào sản xuất. Tuy nhiên những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của bò sữa
thì còn ít. Thức ăn bổ sung hiện nay được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi,
tuy nhiên chúng ta nhập thức ăn bổ sung từ nước ngoài là chính (hàng năm
nhập khoảng trên 100 ngàn tấn gồm axit amin, premix khoáng vitamin và
kháng sinh). Tiến bộ KHKT về thức ăn bổ sung của thế giới được kịp thời
đưa vào VN như axit amin, enzym, các chất tăng sức đề kháng, các chất hạ
thấp pH đường tiêu hoá (acidifier), probiotic và prebiotic. Các thức ăn này
góp phần tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, hạn chế tiêu chảy, tăng năng suất
chăn nuôi và đặc biệt góp phần giảm bớt việc.Xác định nhu cầu dinh dưỡng
của động vật nuôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Về vị trí địa lý và phạm vi ranh giới tỉnh
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ
sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có
mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội
- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương
- Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội
Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có
nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:
- Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ
1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như
sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá
và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước.
- Gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ
hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã
hội, giá trị lịch sử văn hoá... đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao
công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị
trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản,
vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ... Bắc Ninh cũng là
địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng
lưới giao công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá -
hiện đại hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến
nông sản và dịch vụ du lịch.
- Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối
giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu
chính với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng.
Trong cấu trúc địa lý không gian thuận lợi như vậy sẽ là yếu tố phát
triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một
cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô
thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các
điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà
nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định
với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
2.1.2. Các yếu tố khí hậu, địa chất, thuỷ văn
Về khí hậu:
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.
Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là
28,9°C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C (tháng 1). Sự
chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C.
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 -
1600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ
tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó
tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm
là tháng 1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông
Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm
sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm
gây mưa rào.
Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và
không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác định các
tiêu trí phát triển đô thị có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát nước
mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm... dễ thống nhất cho tất cả các loại đô thị
trong vùng; việc xác định tiêu chuẩn qui phạm xây dựng đô thị có thể dựa vào
qui định chung cho các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ.
Về địa hình - địa chất:
Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc
xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về
sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng
đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7m, địa hình trung du đồi núi có
độ cao phổ biến 300 - 400m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so
với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và
Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia
Bình, Lung Tài, Quế Võ, Yên Phong.
Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất
thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của
cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc bộ nên cấu
trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng
cung Đông Triều vùng Đông Bắc. Toàn tỉnh có mặt các loại đất đá có tuổi từ
Cambri đến đệ tứ song nhìn chung có thành tạo Kainozoi phủ trên các thành
tạo cổ. Đây là thành tạo chiếm ưu thế về địa tầng lãnh thổ. Các thành tạo Triat
phân bố trên ở hầu hết các dãy núi, thành phần thạch học chủ yếu là cát kết,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
sạn kết. Bề dày các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc
xuống Nam. Ở các vùng núi do bị sói mòn nên bề dày của chúng còn rất
mỏng, càng xuống phía Nam bề dày có thể đạt tới 100 m, trong khi đó vùng
phía Bắc (Đáp Cầu) bề dày chỉ đạt 30 - 50 m.
Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với
Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ khác trong việc xây dựng công
trình. Và về mặt địa hình có thể hình thành hai dạng đô thị vùng đồng bằng và
trung du. Bên cạnh đó có một số đồi núi nhỏ dễ tạo cảnh quan đột biến; cũng
như một số vùng trũng nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái
đầm nước vào mùa mưa để phục vụ cho các hoạt động văn hoá và du lịch.
Về đặc điểm thuỷ văn:
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá
cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông
Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.
- Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng
nước bình quân 31,6 tỷ m³. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là
9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 - 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù
sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa.
- Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh
Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m³. Sông Cầu có
mực nước trong mùa lũ cao từ 3 - 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 - 2
m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp (0,5 - 0,8 m).
- Sông Thái Bình: Thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài
385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km. Do phần lớn lưu vực sông bắt
nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước
sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy
nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại
năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê là 5000 m3/s.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như
sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Coi, sông Bùi, ngòi Tào Khê,
sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình...
Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ
đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó
tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m³, trong đó
lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m³; được đánh giá là khá
dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm
cũng khá lớn, trung bình 400.000 m³/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung
bình 3 - 5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn
nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt
trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị.
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên - môi trường
Nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bắc Ninh qui về các dạng sau:
Tài nguyên rừng:
Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng
diện tích đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ (317,9 ha) và
TiênDu. (254,95 ha). Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó rừng
phòng hộ 363 m³, rừng đặc dụng 2916 m³.
Tài nguyên khoáng sản:
Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây
dựng như: đất sét làm gạch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc548.pdf