LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
CHưƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 3
1.1. ĐÁI THÁO ĐưỜNG . 3
1.1.1. Dịch tễ của bệnh đái tháo đường .3
1.1.2. Định nghĩa đái tháo đường .4
1.1.3. Phân loại bệnh đái tháo đường.4
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của bệnh ĐTĐ.7
1.1.5. Các biến chứng của bệnh đái tháo đường .8
1.2. ĐÁI THÁO ĐưỜNG CÓ NGUY CƠ NHIỄM TOAN CETON. 9
1.2.1. Đại cương .9
1.2.2. Phân loại.10
1.2.3. Biến chứng nhiễm toan ceton ở bệnh nhân ĐTĐ.12
1.2.4. Những đặc điểm chính trong sinh lý bệnh .12
1.2.5. Biểu hiện lâm sàng của nhiễm toan ceton ĐTĐ.13
1.2.6. Các triệu chứng cận lâm sàng.13
1.3.CÁC THỂ CETON TRONG CƠ THỂ. 14
1.3.1. Khái niệm về thể ceton.14
1.3.2. Sự hình thành và chuyển hóa thể ceton.14
1.3.3. Các phương pháp phân tích thể ceton trong hóa sinh lâm sàng.18
1.4. BETA- HYDROXYBUTYRIC ACID VÀ ĐÁI THÁO ĐưỜNG . 19
1.5. Các nghiên cứu về Beta-hydroxybutyrat và bệnh đái tháo đường . 21
CHưƠNG 2: ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 23
2.1.Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 23
76 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu nồng độ β – hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan trực tiếp với tỷ lệ tổng hợp acid béo, và tỷ lệ nghịch với tỷ lệ oxy hóa acid béo.
Do vậy, malonyl-CoA đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành thể ceton.
Insulin ức chế tạo thể ceton thông qua việc khởi phát quá trình dephosphoryl
hóa enzym lipase nhạy cảm với hormon và hoạt hóa quá trình tổng hợp lipid bằng việc
kích thích enzym acetyl-CoA carboxylase. Trong mô mỡ, quá trình dephosphoryl hóa
enzym lipase nhạy cảm với hormon sẽ làm giảm phân giải triglycerid thành acid béo và
glycerol, do đó làm giảm nguyên liệu cho quá trình tạo thể ceton. Thêm vào đó, dƣới
tác dụng của insulin lên acetyl-CoA carboxylase làm tăng malonyl-CoA, do đó cũng
làm giảm acid béo bị oxy hóa cho quá trình tạo thể ceton [48].
Glucagon kích thích tạo thể ceton bằng cách kích hoạt quá trình phosphoryl
hóa cả lipase và acetyl-CoA carboxylase thông qua AMP vòng phụ thuộc protein
kinase. Tại mô mỡ, sự phosphoryl hóa lipase kích thích giải phóng các acid béo từ
triglycerid, glyceryl khuếch tán ra khỏi mô mỡ vào máu để vận chuyển tới gan. Các
-18-
acid béo tự do vào máu liên kết với albumin để hấp thu và chuyển hóa ở các mô
khác nhƣ tim, cơ xƣơng, thận, gan. Tại gan, sự phosphoryl hóa acetyl-CoA
carboxylase làm giảm malonyl-CoA, do đó kích thích các acid béo vào ti thể, làm
tăng nguyên liệu cho quá trình tạo thể ceton.
Enzym HMG-CoA synthase (MHS) của ty thể gan là enzym chủ yếu thứ ba
liên quan đến sự hình thành thể ceton. Hoạt động của enzym này tăng lên trong tình
trạng đói hoặc một chế độ ăn nhiều chất béo, và giảm đi bởi insulin. MHG tăng hoạt
động sẽ dẫn tới tăng tạo thể ceton [41].
Các thể ceton là những acid hữu cơ có thể di chuyển tự do qua màng tế bào,
thậm chí là hàng rào máu não. Không giống với các mô khác, não không thể sử
dụng các acid béo nhƣ một nguồn năng lƣợng khi nồng độ glucose máu thấp. Trong
trƣờng hợp này, các thể ceton đóng vai trò quan trọng, cung cấp 2/3 nhu cầu năng
lƣợng của não.
Các thể ceton tồn tại trong máu với một lƣợng nhỏ ở ngƣời khỏe mạnh khi
nhịn đói hoặc tập luyện kéo dài. Ngƣời ta cũng tìm thấy thể ceton ở trẻ sơ sinh và
phụ nữ có thai. Nồng độ thể ceton tăng lên bất thƣờng trong máu gặp ở những
ngƣời nhiễm toan ceton do ĐTĐ, toan ceton do rƣợu, ngộ độc salicylat, và 1 số
trƣờng hợp hiếm gặp khác. Khi các thể ceton tăng lên sẽ ứ lại trong máu và bài tiết
qua thận, xuất hiện trong nƣớc tiểu. Những chất này ứ trệ trong máu sẽ gây toan hóa
máu [41].
1.3.3. Các phƣơng pháp phân tích thể ceton trong hóa sinh lâm sàng:
Phƣơng pháp truyền thống:
Phản ứng Legal: cho natri nitropruxiat hay natri nitrosoferixyanua
[Fe(CN)5NO]NO2 tác dụng với các thể ceton tạo thành màu đỏ hoặc màu xanh (nếu
cho CO gắn với bột nhân thơm)
Phản ứng Rothera: Đây là phản ứng phát hiện ceton nhạy hơn so với phản
ứng Legal tới 5-10 lần. Dựa trên phản ứng: cho nitropruxiat tác dụng với nƣớc tiểu
bão hòa amoniac sulfat trong môi trƣờng sunfuric. Nếu xuất hiện màu tím hay hồng:
phản ứng dƣơng tính. Nếu xuất hiện màu hồng nhạt và biến mất sau thời gian 5
phút: phản ứng âm tính.
-19-
Phương pháp phát hiện ceton trên thanh thử: Nguyên lý của xét nghiệm dựa
trên phản ứng Legal có độ nhạy với chất acetoacetat hơn aceton. Thuốc thử đƣợc
gắn trên bề mặt thanh thử nƣớc tiểu. Sự kết hợp giữa phenylketon và phtalein tạo
thành phức hợp màu đỏ (từ màu tím đến màu đỏ). Độ nhạy của xét nghiệm với chất
ceton có nồng độ khoảng 0,5 mmol/L ( 5 mg/dL)
Nhận xét: Các phƣơng pháp trên chỉ phát hiện đƣợc thành phần acetoacetat
và aceton trong nƣớc tiểu, không phát hiện đƣợc sự có mặt của beta-hydroxybutyric
acid, là thành phần chính của thể ceton (78%). Đây là phƣơng pháp bán định lƣợng,
không đo đƣợc giá trị chính xác của thể ceton trong nƣớc tiểu hoặc trong máu. Kết
quả có thể dƣơng tính giả khi có mặt một số loại thuốc nhƣ captopril, mesna, N-
acetylcystein, dimercaprol, penicillamin [30], [55]. Kết quả có thể âm tính giả khi
que thử tiếp xúc với không khí trong một thời gian dài hoặc nƣớc tiểu có tính acid
cao, nhƣ sau khi ăn một lƣợng lớn acid ascorbic [31].
Phƣơng pháp định lƣợng beta-hydroxybutyrate trong máu:
Nguyên tắc: Beta-hydroxybutyrate đƣợc biến đổi thành acetoacetat dƣới sự xúc
tác của beta hydroxybutyrat dehydrogenase và sự có mặt của coenzym NAD. NADH
đƣợc hình thành trong phản ứng sẽ chuyển đổi sang NAD bởi tác dụng với chất oxy hóa
INT và enzym diaphorase. Sự giảm mật độ quang sẽ tỷ lệ nghịch với nồng độ chất cần
phân tích -hydroxybutyrat, đƣợc xác định bởi quang kế tại bƣớc sóng 505 nm.
Nhận xét: Phƣơng pháp xác định đƣợc chính xác giá trị của thể ceton trong
máu, loại bỏ các vấn đề dƣơng tính giả do thuốc.
1.4. BETA- HYDROXYBUTYRIC ACID VÀ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
Nhiễm toan ceton là một biến chứng cấp tính của bệnh ĐTĐ, đặc biệt là
ĐTĐ typ 1, gây ra nhiều rối loạn chuyển hóa, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Tình
-20-
trạng này đặc trƣng bởi các dấu hiệu lâm sàng: buồn nôn, nôn, mất nƣớc, nhìn mờ,
ý thức lơ mơ, nhịp tim nhanh, kiểu thở Kussmaul, hơi thở có mùi aceton. Các dấu
hiệu cận lâm sàng bao gồm: pH ≤ 7,3, đƣờng huyết ˃ 13,9 mmol/L, tăng khoảng
trống anion > 12, có thể ceton trong nƣớc tiểu hoặc trong máu. Đây là một cấp cứu
nội khoa cần đƣợc theo dõi tại các khoa điều trị tích cực [3],[4].
Nhiễm toan ceton do ĐTĐ (DKA) đặc trƣng bởi tình trạng thiếu hụt insulin
và tăng nồng độ của các hormon đối kháng. Điều này sẽ làm giảm khả năng tái este
hóa các acid béo tự do tại gan, cũng làm giảm khả năng tổng hợp lipid của gan,
đồng thời xúc tác quá trình vận chuyển các acid béo tự do vào ty thể tế bào gan và
chuyển hóa thành thể ceton [41]. Tình trạng nội tiết này kéo dài sẽ làm tổng hợp các
thể ceton liên tục, dẫn đến tích lũy quá nhiều các thể ceton trong máu.
Bên cạnh việc nồng độ các thể ceton trong máu tăng cao ở bệnh nhân DKA
thì cũng có sự thay đổi tỷ lệ các thể ceton. Bình thƣờng, tỷ lệ BHB:AcAc là 1:1,
nhƣng ở bệnh nhân DKA, tỷ lệ này tăng tới 3:1, thậm chí có thể cao hơn (10:1).
Sự tăng nồng độ thể ceton trong máu ở bệnh nhân DKA có thể đƣợc bù trừ
phần nào bằng việc tăng sử dụng ở não, cơ xƣơng, thận. Một lƣợng lớn các thể
ceton cũng đƣợc lọc qua thận, trong đó một phần nhỏ không đƣợc tái hấp thu thì
đƣợc thải qua nƣớc tiểu. Trong DKA, tình trạng thiếu hụt insulin làm giảm độ thanh
thải của thận với thể ceton nhƣng chƣa rõ cơ chế. Việc sử dụng thể ceton ở cơ
xƣơng cũng giảm do cơ chế hấp thu đã bão hòa. Khả năng hấp thu BHB của cơ
giảm trong ĐTĐ, và insulin không làm tăng khả năng này. Tuy nhiên, việc sản xuất
quá nhiều chứ không phải là hấp thu kém, là yếu tố chính dẫn tới tăng ceton máu.
Trong mọi trƣờng hợp, tỷ lệ ceton sản xuất luôn luôn vƣợt quá khả năng sử dụng và
đào thải ở bệnh nhân DKA, nồng độ ceton máu có thể cao hơn 200-300 lần ở những
trƣờng hợp nhịn đói. BHB và AcAc là những acid hữu cơ mạnh, phân ly hoàn toàn
ở pH sinh lý. Lƣợng ion H+ trong máu tăng nhanh chóng và không ngừng, vƣợt quá
khả năng đệm của máu và các mô, hậu quả là dẫn tới toan chuyển hóa.
Thể ceton thứ ba, aceton, đƣợc hình thành do phản ứng tự khử nhóm
carboxyl của AcAc trong DKA. Khi có mặt với nồng độ cao trong máu, aceton
-21-
không tham gia tình trạng toan chuyển hóa, vì nó không phân ly ra ion H+. Aceton
hòa tan đƣợc, và đƣợc thải ra ngoài qua phổi. Chính điều này gây nên hơi thở mùi
trái cây ở bệnh nhân toan ceton do ĐTĐ [41].
1.5. Các nghiên cứu về Beta-hydroxybutyrat và bệnh đái tháo đƣờng:
Đã có nhiều tác giả nƣớc ngoài nghiên cứu về beta-hydroxybutyrat máu
trong việc chẩn đoán, xử trí, điều trị và theo dõi đái tháo đƣờng, đặc biệt là biến
chứng nhiễm toan ceton.
Klocker AA và cộng sự (2013) đã tiến hành 4 nghiên cứu (2 nghiên cứu ngẫu
nhiên có kiểm soát và 2 nghiên cứu thuần tập) với 299 ngƣời tham gia tại 11 trung
tâm và cho thấy: So với xét nghiệm ceton niệu (aceto acetat) thì xét nghiệm ceton
máu (beta-hydroxybutyric acid) có liên quan đến việc giảm số lần nhập viện, rút
ngắn thời gian hồi phục ở bệnh nhân DKA, lợi ích về chi phí và sự hài lòng lớn hơn
rất nhiều [38].
Ke P, Zhou H, Wang Z và cộng sự (2014) đã chỉ ra rằng với nồng độ BHB ≥
3,0 mmol/L có thể đƣợc sử dụng nhƣ một ngƣỡng để chẩn đoán DKA với độ nhạy
99%, độ đặc hiệu 86% và hiệu quả chẩn đoán 92,81% và có thể dùng BHB để đánh
giá mức độ nghiêm trọng của DKA [36].
Theo kết quả của Sheikh-Ali M, Karon BS, Basu A, và cộng sự (2008): nồng
độ BHB huyết thanh ở trẻ em và ngƣời lớn tƣơng ứng là 3,0 và 3,8 mmol/L ở bệnh
nhân ĐTĐ không kiểm soát thì có thể chẩn đoán DKA, và điều này có thể tốt hơn
so với sử dụng nồng độ HCO3 thƣờng hay dung trong xét nghiệm phân tích khí
máu động mạch [48].
Lertwarttanarak R và Plainkum P (2014) cũng nghiên cứu trên các bệnh nhân
ĐTĐ với đƣờng máu mao mạch ≥ 400 mg/dL và cho thấy nồng độ BHB > 3,1 mmol/L
là ngƣỡng tốt nhất để chẩn đoán DKA, với độ nhạy 100% (khoảng tin cậy 95% CI =
75,1 – 100) và độ đặc hiệu 96% (khoảng tin cậy 95% CI = 79,6 – 99,3) [39].
Beatriz Rodríguez-Merchán, Ana Casteràs, Eva Domingo và cộng sự
(2011) nghiên cứu 30 bệnh nhân ĐTĐ typ 1 đƣợc chẩn đoán DKA với kết quả nồng
độ BHB là 4,33 ± 0,48 mmol/L và đo BHB là một phƣơng pháp giám sát dễ dàng,
-22-
thực tế và đáng tin cậy trong DKA và có thể đƣợc sử dụng nhƣ một tham số để điều
chỉnh liều insulin [27].
Theo kết quả của Cao X, Zhang X, Xian Y và cộng sự (2014), khi xét
nghiệm ceton niệu âm tính có 10% bệnh nhân có nồng độ BHB trong máu ≥ 0,3
mmol/L. Khi xét nghiệm ceton niệu dƣơng tính 22,62% bệnh nhân có nồng độ BHB
<0,3 mmol/L. Nồng độ BHB có mối tƣơng quan có ý nghĩa thống kê với nồng độ
glucose máu (r = 0,34, p < 0,001) [28].
Hiện tại ở Việt Nam đến thời điểm này chƣa có nghiên cứu nào về nồng độ
beta-hydroxybutyrate trong máu ở bệnh nhân ĐTĐ.
-23-
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại Khoa Hóa sinh – Bệnh
viện Bạch Mai và Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng (Thái Thịnh đống Đa Hà Nội)
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2014 đến tháng 5/2015.
2.2.Đối tƣợng nghiên cứu:
Chúng tôi lựa chọn đối tƣợng đồng ý tham gia nghiên cứu gồm 133 ngƣời
chia thành 2 nhóm:
2.2.1. Nhóm bệnh:
Tiêu chuẩn lựa chọn:
Đối tƣợng gồm 83 bệnh nhân điều trị tại Khoa Nội trú ĐTĐ – Bệnh viện Nội
tiết Trung ƣơng với chẩn đoán xác định: ĐTĐ typ 1, theo tiêu chuẩn chẩn đoán
ĐTĐ của ADA (2014), dựa trên các đặc điểm:
- Các triệu chứng lâm sàng rầm rộ: khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, gầy sút nhiều.
- Glucose máu lúc đói, HbA1c lúc mới chẩn đoán tăng cao
- Nồng độ insulin; C – peptid máu thấp
- Điều trị bằng thuốc uống không đáp ứng.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Không đồng ý tham gia vào nghiên cứu
- Phụ nữ có thai
- Bệnh nhân nặng, có nguy cơ tử vong trong quá trình nằm viện hoặc có bệnh
lý cấp tính kèm theo quá nặng
- Bệnh nhân có yếu tố gây toan do các nguyên nhân khác nhƣ dùng thuốc,
nhịn đói lâu ngày hoặc nghiện rƣợu
2.2.2. Nhóm chứng:
Các đối tƣợng gồm 50 ngƣời khỏe mạnh, gồm cả nam và nữ, có tuổi trung
bình tƣơng đƣơng với tuổi trung bình của nhóm bệnh, đƣợc lựa chọn qua đợt khám
sức khỏe định kỳ qua khám lâm sàng và làm các xét nghiệm, các kết quả bình
thƣờng, không mắc bệnh gì.
-24-
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu:
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang có đối chứng.
Cỡ mẫu nghiên cứu: nhóm bệnh: mẫu thuận tiện
2.3.2. Thu thập số liệu:
- Tất cả các đối tƣợng nghiên cứu thỏa mãn với các tiêu chuẩn đã chọn đƣợc
khai thác bệnh sử, tiền sử, và các yếu tố liên quan đến mẫu bệnh án, khám lâm sàng
và làm xét nghiệm một số chỉ số hóa sinh phù hợp, cần thiết và định lƣợng nồng độ
beta-hydroxybutyric acid trong máu.
- Tiến hành phân tích các thông số sau:
+ Tuổi
+ Giới
+ Định lƣợng glucose máu lúc đói (Fasting glucose value – FGV)
+ Định lƣợng HbA1c
+ Định lƣợng Insulin máu
+ Định lƣợng C – peptid máu
+ Đánh giá chức năng thận: định lƣợng Ure, Creatinin máu
+ Định lƣợng Nồng độ beta-hydroxybutyric acid máu
+ Định tính bán định lƣợng ceton niệu
2.3.3 . Xử lý số liệu:
- Các kết quả nghiên cứu đƣợc xử lý theo thuật toán thống kê y học, sử
dụng phần mềm SPSS 22.0.
- Các biến định tính: tính tỷ lệ phần trăm, so sánh các tỷ lệ dựa vào test χ2
- Các biến định lƣợng: tính trung bình và so sánh các trung bình dựa vào T-
test và test Anova. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
- Sử dụng phƣơng trình tuyến tính với hệ số tƣơng quan r, cho biết mối tƣơng
quan giữa hai biến định lƣợng. Hệ số tƣơng quan r có giá trị từ -1 đến +1. Khi r > 0:
tƣơng quan đồng biến, r < 0: tƣơng quan nghịch biến. Giá trị tuyệt đối của r càng
gần 1 thì mối tƣơng quan càng chặt.
-25-
|r| < 0,3: tƣơng quan yếu
0,3 ≤ |r| < 0,5: tƣơng quan trung bình
0,5 ≤ |r| < 0,7: tƣơng quan khá chặt chẽ
0,7 ≤ |r| < 0,9: tƣơng quan chặt chẽ
0,9 ≤ |r| ≤ 1 : tƣơng quan rất chặt chẽ
2.4. Các phƣơng pháp xét nghiệm và tiêu chuẩn đánh giá:
2.4.1. Định lƣợng beta-hydroxybutyric acid máu: Phương pháp enzym so màu.
Nguyên lý của phản ứng: Beta-hydroxybutyric acid đƣợc biến đổi thành
acetoacetat dƣới sự xúc tác của beta hydroxybutyrat dehydrogenase và sự có mặt
của coenzym NAD. NADH đƣợc hình thành trong phản ứng sẽ chuyển đổi sang
NAD bởi tác dụng với chất oxy hóa INT và enzym diaphorase. Sự giảm mật độ
quang sẽ tỷ lệ nghịch với nồng độ chất cần phân tích -hydroxybutyric acid, đƣợc
xác định bởi quang kế tại bƣớc sóng 505 nm. Phản ứng diễn ra nhƣ sau:
Hóa chất: Do công ty Mindray cung cấp
(Mindray Medical International Limited là công ty sản xuất ba loại sản phẩm
chính: Giám sát bệnh nhân; hỗ trợ cuộc sống và hệ thống chẩn đoán hình ảnh Y tế
lớn nhất Trung Quốc có trụ sở chính tại thành phố Thâm Quyến và nhiều nƣớc trên
thế giới nhƣ UK, Bắc Mĩ,..) các sản phẩm đã đƣợc WHO và IFCC phê duyệt và đƣa
vào áp dụng trên lâm sàng.
Thuốc thử bao gồm:
R1: đệm tris 100 mmol/L, β-hydroxybutyrat dehydrogenase 2 KU/L,
diaphorase 2 KU/L, và chất bảo quản 0,5 g/L.
R2: đệm phosphat 20 mmol/L, NAD+ 5 mmol/L, INT 4 mmol/L, oxalat 20
mmol/L, chất bảo quản 2 g/L.
-26-
Calibration: betahydroxybutyric acid.
Bệnh phẩm: Huyết thanh hoặc huyết tƣơng (có chống đông bằng Heparin
lithium) bảo quản đƣợc 7 ngày ở nhiệt độ 2 - 8ºC, 6 tháng ở nhiệt độ - 20ºC.
Trang thiết bị: Máy AU 5800 của công ty Backman coulter.
Khoảng tham chiếu của beta-hydroxybutyric acid: 0,03 – 0,3 mmol/L
2.4.2. Định lƣợng glucose trong máu: phương pháp hexokinase
Dựa trên nguyên lý của phản ứng sau:
Glucose + ATP Hexokinase G-6-P + ADP
G-6-P + NADP
+
G-6-PDH Gluconate-6-P + NADPH + H
+
Sự tạo thành của NADPH trong phản ứng sẽ tỷ lệ với nồng độ của glucose và
có thể đo đƣợc ở bƣớc sóng vùng tử ngoại 340 nm bằng quang kế. Khoảng trị số
tham chiếu của glucose máu: 3,89 - 6,38 mmol/L (70 - 115 mg/dL)
2.4.3. Định lƣợng HbA1c:
Theo nguyên lý sắc ký lỏng áp lực cao (HPLC) ái lực nguyên tố Boronate.
Haemoglobins glycated (GHB) và protein huyết tƣơng glycated (GPP) khác với
protein không glycated bởi các phần đính kèm với phân tử glucose do quá trình
ketoamine. GHB và GPP do đó chứa các nhóm 1,2-cis-diol không tìm thấy trong
protein không glycated, trong đó cung cấp cơ sở cho việc phân tách các thành phần
glycated và không glycated bằng sắc ký ái lực boronate. Trong kỹ thuật HPLC ái
lực boronat, một boronate nhƣ axit phenylboronic đƣợc liên kết với bề mặt của sự
hỗ trợ cột sắc ký. Khi dung dịch protein (hemolysate hoặc huyết tƣơng đƣợc pha
loãng) đƣợc truyền thông qua các cột, các thành phần glycated đƣợc giữ lại bởi các
phức của nhóm diol của nó với các boronate (theo sơ đồ minh họa dƣới đây). Sau
khi rửa giải các thành phần không glycated, dụng cụ bơm rửa (Reagent 2 - Buffer
2A), trong đó chiếm chỗ của các thành phần glycated từ cột. Các thành phần
glycated sau đó đi qua máy phân tích:
-27-
Tính toán tỷ lệ phần trăm của GHB trong mẫu theo công thức sau đây, với
vùng đỉnh trong AU / giây:
Khoảng giá trị tham chiếu HbA1c:
Bình thƣờng (no diabetes): 4, 0 – 5,6 % ( 20,2 – 37,7 mmol/moL)
Tiền đái tháo đƣờng (Pre-diabetes): 5,7% - 6,4% (38,8 – 46,4 mmol/moL)
Đái tháo đƣờng (Diabetes): 6,5% ( 47,5 mmol/moL)
-28-
2.4.4. Định lƣợng insulin trong máu:
Nguyên lý: dựa trên nguyên lý miễn dịch Sandwich có sự kết hợp kháng
nguyên - kháng thể. theo kỹ thuật điện hóa phát quang (electrochemiluminescence
immunoassay “ECLIA”), đƣợc thực hiện trên hệ thống máy cobas 6000 của công ty
Roche diagnostic (Thụy Sỹ).
Sơ đồ mô hình 3 giai đoạn của nguyên lý phản ứng định lượng insulin
Tổng thời gian phản ứng: 18 phút
Giai đoạn ủ thứ nhất: Tạo phức kiểu kẹp chả giữa kháng thể kháng insulin
đặc hiệu đơn dòng gắn biotin, insulin trong 20 µL bệnh phẩm và kháng thể kháng
insulin đặc hiệu dơn dòng đánh dấu bằng ruthenium.
Giai đoạn ủ thứ 2: sau khi cho thêm streptavidin-coated microparticles phức
hợp gắn kết vào pha rắn do sự tƣơng tác giữa biotin và streptavidin.
-29-
Phức hợp phản ứng đƣợc đƣa vào buồng đo nơi mà các hạt microparticles
đƣợc giữ bằng từ tính trên bề mặt điện cực. Những chất thừa đƣợc rửa đi bằng
procell. Dƣới tác dụng của dòng điện điện áp 2V ở điện cực kích thích phát ra ánh
sáng (hóa phát quang) và đo tín hiệu ánh sáng này bằng bộ phận nhân quang. Nồng
độ insulin có trong mẫu bệnh phẩm đƣợc tính toán dựa trên đƣờng chuẩn đƣợc thiết
lập trƣớc bằng cách sử dụng các mẫu chuẩn với nồng độ đã biết trƣớc. Đƣờng
chuẩn này đƣợc xây dựng trong khi thực hiện chuẩn định (Calibration) trƣớc khi
tiến hành phân tích mẫu. Khoảng giá trị tham chiếu của insulin: 2,6-24,9 μU/mL
(17,8-173 pmol/L)
2.4.5. Định lƣợng C – peptid:
Dựa trên nguyên lý Sandwich, Kỹ thuật theo phƣơng pháp điện hoá phát
quang (electrochemiluminescence immunoassay “ECLIA”). . Tổng số thời gian để
hoàn thành 1 xét nghiệm là 18 phút. Chu trình phản ứng thƣờng trải qua các giai
đoạn nhƣ sau:
Giai đoạn ủ 1: Hút mẫu bệnh phẩm (20 µL) cần định lƣợng, kháng thể c-
peptid đặc hiệu đƣợc biotin hóa, kháng thể c-peptid đặc hiệu gắn chất đánh dấu
ruthenium và tạo thành phức hợp Sandwich phản ứng
Giai đoạn ủ thứ 2: sau khi cho thêm streptavidin-coated microparticles phức
hợp gắn kết vào pha rắn do sự tƣơng tác giữa biotin và streptavidin. Phức hợp phản
ứng đƣợc đƣa vào buồng đo nơi mà các hạt microparticles đƣợc giữ bằng từ tính
trên bề mặt điện cực. Những chất thừa đƣợc rửa đi bằng procell. Dƣới tác dụng của
dòng điện điện áp 2V, phản ứng sẽ tạo ra ánh sáng (hóa phát quang) tín hiệu ánh
sáng này đƣợc đo bằng bộ phận nhân quang. Nồng độ C-peptid có trong mẫu bệnh
phẩm đƣợc tính toán dựa trên đƣờng chuẩn đƣợc thiết lập trƣớc bằng cách sử dụng
các mẫu chuẩn với nồng độ đã biết trƣớc. Đƣờng chuẩn này đƣợc xây dựng trong
khi thực hiện chuẩn định (Calibration) trƣớc khi tiến hành phân tích mẫu. Khoảng
giá trị tham chiếu của C-peptid :
Trong huyết thanh/huyết tƣơng 0,37 – 1,47 nmol/L (1,1 – 4,4 ng/mL)
Trong nƣớc tiểu mẫu 24 h 5,74 - 60,3 nmol/24h (17,2-181 g/24h)
-30-
2.4.6. Định lƣợng ure máu:
Phƣơng pháp: Dựa trên phƣơng pháp động học enzyme
Nguyên tắc phản ứng:
Ure + 2H2O NH3 + CO2
NH3 + α-Cetoglutarat + NADH + H
+
Glutamat + NAD
+
Nồng độ ure tỷ lệ thuận với sự giảm mật độ quang học của NADH đo ở
bƣớc sóng 340nm theo thời gian.
Khoảng trị số tham chiếu của ure: 2,5 – 7,5 mmol/L
2.4.7. Định lƣợng creatinin máu:
Phƣơng pháp: Dƣạ theo phƣơng pháp động học 2 điểm (Jaffé method)
Nguyên tắc phản ứng:
Creatinin + a. pycric Picrat creatinin (màu da cam)
(hấp thụ cực đại ở bước sóng 492nm)
Nồng độ creatinin trong huyết thanh tỷ lệ thuận với mật độ quang của phức hợp pycrat.
Khoảng trị số tham chiếu của creatinin: Nam: 62 – 106 μmol/L
Nữ : 44 – 80 μmol/L
2.4.8. Đánh giá biến chứng thận:
Chúng tôi xác định biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1 dựa trên các tiêu
chuẩn: micro-albumin niệu, protein niệu, bệnh thận mạn tính.
Bệnh thận mạn tính đƣợc chẩn đoán khi thỏa mãn 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:
Có những tổn thƣơng về cấu trúc và chức năng thận tồn tại kéo dài ≥ 3 tháng,
kèm theo hoặc không kèm theo giảm mức lọc cầu thận.
Mức lọc cầu thận giảm < 60 ml/phút/1,73m2 da, kèm hoặc không kèm bằng
chứng của tổn thƣơng thận [4].
Mức lọc cầu thận (MLCT) đƣợc tính theo công thức dựa trên tuổi, giới,
chủng tộc và creatinin máu theo hƣớng dẫn về bệnh thận mạn tính của Anh
[35].
Phân loại các giai đoạn của bệnh thận mạn tính theo Hội Thận học Hoa Kỳ
(2002): [4]
Urease
GLDH
NaOH
-31-
Bảng 2.1. Các giai đoạn của bệnh thận mạn tính
Giai đoạn Đánh giá MLCT(ml/phút/1,73m2)
I MLCT bình thƣờng hoặc tăng 90
II MLCT giảm nhẹ 60 – 89
III MLCT giảm trung bình 30 – 59
IV MLCT giảm nặng 15 – 29
V MLCT giảm rất nặng < 15 (điều trị thay thế)
-32-
2.5. Sơ đồ nghiên cứu
Khám LS
Làm XN
ĐTĐ typ 1 đã ∆(+)
* XN Glucose, HbA1c,
Insulin, C-peptid
* XN creatinin máu
* XN ceton niệu
Tìm mối liên quan
với Glucose,
HbA1c, Insulin,
C-peptid, ceton
niệu, BC thận
KẾT LUẬN
Bình thƣờng
ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Nhóm chứng
XN BHB
So sánh nhóm
bệnh - chứng
-33-
2.6. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu:
- Các đối tƣợng đồng ý và hợp tác trong quá trình nghiên cứu.
- Đây là nghiên cứu mô tả, tƣơng quan, không có can thiệp, do đó không ảnh
hƣởng đến quá trình điều trị của bệnh nhân.
- Chúng tôi cam kết thực hiện với tinh thần trung thực, giữ bí mật về thông
tin của bệnh nhân.
-34-
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu:
3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm chứng:
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và giới của nhóm chứng
Nam Nữ p
Giới
n 25 25
p = 1
% 50 50
Tuổi trung bình
( ̅ ± SD)
30,4 ± 6,1 29,2 ± 5,8
p = 0,482
29,8 ± 6,0
Nhận xét và bàn luận:
Nhóm chứng có tỷ lệ nam và nữ là tƣơng đƣơng
Tuổi trung bình của nhóm chứng là 29,8 ± 6,0 tuổi. Tuổi trung bình giữa nam và nữ
khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05.
Nhóm chứng của chúng tôi đƣợc lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn là những
ngƣời khỏe mạnh trong đợt kiểm tra sức khỏe định kì, bao gồm cả nam và nữ, lựa
chọn có độ tuổi trung bình tƣơng đƣơng với tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân đái
tháo đƣờng typ 1. Thật vậy, tuổi trung bình của nhóm chứng trong nghiên cứu của
chúng tôi là 29,8 ± 6,0 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 1. Không có sự khác biệt về tuổi trung
bình giữa nam và nữ (p > 0,05).
3.1.2. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu:
Bảng 3.2. Đặc điểm về tuổi và giới của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Nam Nữ p
Giới
n 32 51
p = 0,046
% 38,55 61,45
Tuổi trung bình
( ̅ ± SD)
29,4 ± 10,1 30,4 ± 9,1
p = 0,687
30,45 ± 9,21
-35-
Nhận xét và bàn luận:
Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ typ 1 nữ chiếm 61,45%, nam chiếm 38,55%. Tỷ lệ
nữ/nam ≈ 1,6. Tỷ lệ nam và nữ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân ĐTĐ typ 1 là 30,45 ± 9,21 tuổi. Tuổi
trung bình giữa nam và nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05.
Nghiên cứu của chúng tôi có số bệnh nhân nữ nhiều hơn, chiếm tỷ lệ
61,45%, nam chiếm 38,55%, tỷ lệ nữ/nam ≈ 1,6. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05). Tỷ lệ này giống với tỷ lệ trong nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Huyền
và cộng sự (2012) trên 270 bệnh nhân đái tháo đƣờng có tỷ lệ nữ/nam là 1,62 [9].
Tỷ lệ của chúng tôi cũng gần tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Vũ Thị Nga và Trịnh
Kim Giang khi nghiên cứu tình hình biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều
trị tại khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai là 1,45 [14]. Kết quả của chúng tôi cao hơn
trong nghiên cứu của Tạ Văn Bình khi nghiên cứu bệnh nhân ĐTĐ lần đầu đến
khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng là tỷ lệ nữ/nam là 1 [2]. Kết quả của chúng
tôi cũng cao hơn nghiên cứu của Trƣơng Ngọc Dƣơng trên 93 bệnh nhân đái tháo
đƣờng typ 1 có tỷ lệ nữ/nam là 1,21 [6].
Bảng 3.3.Phân bố nhóm bệnh nghiên cứu theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi n %
≤ 20 13 15,66
21 – 30 24 28,92
31 – 40 31 37,35
41 – 50 14 16,87
˃ 50 1 1,2
Tổng 83 100
Nhận xét và bàn luận:
Trong 83 bệnh nhân ĐTĐ typ 1 nghiên cứu, nhóm tuổi 31 – 40 chiếm tỷ lệ
cao nhất (37,35%), sau đó đến nhóm tuổi 21 – 30 (28,92%), nhóm tuổi > 50 chiếm
tỷ lệ thấp nhất (1,20%). Tuổi thấp nhất là 8 tuổi, cao nhất là 51 tuổi.
-36-
Trong 83 bệnh nhân đái tháo đƣờng typ 1 ở nghiên cứu của chúng tôi, tuổi
trung bình là 30,45 ± 9,21 tuổi. Không có sự khác biệt về tuổi trung bình của nam
và nữ (p > 0,05). Bảng 3.3 cho thấy nhóm tuổi 31 – 40 chiếm tỷ lệ cao nhất 37,35%,
sau đó là nhóm tuổi 21 – 30 với 28,92%, nhóm tuổi >50 chiếm tỷ lệ thấp nhất
1,20%. Theo kết quả nghiên cứu của Balasubramanyam A và Maldonado M: tuổi
trung bình của nhóm bệnh nhân ĐTĐ typ 1 là 34 ± 17 tuổi, kết qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_chuaphanloai_392_4225_1870253.pdf