Luận văn Nghiên cứu, phân tích và đánh giá sự dịch chuyển các vùng tập trung nguồn lợi thủy sản ở vùng biển đông nam bộ

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .3

MỞ ĐẦU.5

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.6

1. 1 ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VEN BỜ ĐÔNG NAM BỘ .6

1.1.1 Đặc điểm chung .6

1.1.2 Đặc điểm địa hình.6

1.1.3 Đặc điểm khí tƯợng thủy văn.7

1.1.3.1 Chế độ khí tƯợng.7

1.1.3.2 Chế độ thủy văn.8

1.1.3.3 Chế độ hải văn .8

1.1.3.4 Đặc điểm môi trƯờng biển.10

1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TCCC-ATTTC.11

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nƯớc.11

1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở nƯớc ngoài.15

CHưƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA TCCC -

ATTTC .17

2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, XỬ LÝ THÔNG KÊ SỐ LIỆU.17

2.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG.20

2.3 PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH TOÁN.21

2.3.1 PhƯơng pháp.22

2.3.2 Các điều kiện biên .22

2.3.3 Hệ phƯơng trình cơ bản của mô hình .23

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỊCH CHUYỂN TCCC-ATTTC Ở VÙNG

BIỂN ĐÔNG NAM BỘ .25

3.1 THIẾT LẬP MÔ HÌNH TÍNH TOÁN.25

3.1.1 Phạm vi miền tính .25

3.1.2 Thời gian tính toán.25

3.1.3 Điều kiện biên .25

3.1.4 Các thông số mô hình.27

3.1.5 Hiệu chỉnh mô hình.27

3.1.6 Kiểm chứng mô hình.28

3.1.7 Các kịch bản .29

3.2 CÁC MÔ PHỎNG SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA TCCC-ATTTC .30

pdf21 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu, phân tích và đánh giá sự dịch chuyển các vùng tập trung nguồn lợi thủy sản ở vùng biển đông nam bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.......................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 43 3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TCCC: Trứng cá – cá con ATT-TC: Ấu trùng tôm – tôm con SVPD: Sinh vật phù du TVPD: Thực vật phù du ĐVPD: Động vật phù du ĐNB: Đông Nam Bộ TNB: Tây Nam Bộ ĐB: Mùa gió Đông bắc TN: Mùa gió Tây nam 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Lưu lượng nước cửa sông lấy trung bình theo các tháng ........................................... 27 Bảng 2. Các thông số của mô hình ........................................................................................... 27 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1 . Dụng cụ thu mẫu tầng thẳng đứng (A), mặt (B), đáy (C) và đo lượng nước qua lưới (D) .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20 Hình 2. Miền tính và lưới tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25 Hình 3. Hoa gió tại trạm Côn Đảo theo các tháng số l iệu từ năm 1979 -2009 .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26 Hình 4. Biểu đồ so sánh độ cao mực nước thực đo và tính toán tại . . . . . . . . . . . . . . 28 Hình 5. Biểu đồ so sánh mực nước thực đo và tính toán tại Vũng Tàu từ ngày 3/2-16/2/ 2007 .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28 Hình 6. Khu vực sinh sản của tôm cá trong các tháng 2,5,8,11 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29 Hình 7. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 2 năm 2007 . . . . . . . . . . . . . 30 Hình 8. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 2 năm 2007 . . . . . . . . . . . . 31 Hình 9. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 15 đến ngày 16 tháng 2 năm 2007 . . . . . . . . . . . . 32 Hình 10. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 5 năm 2007 . . . . . . . . . . . . 33 Hình 11. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 5 năm 2007 . . . . . . . . . . 34 Hình 12. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 15 đến ngày 16 tháng 5 năm 2007 . . . . . . . . . . 35 Hình 13. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 8 năm 2007 . . . . . . . . . . . . 36 Hình 14. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 8 năm 2007 . . . . . . . . . . 37 Hình 15. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 15 đến ngày 16 tháng 8 năm 2007 . . . . . . . . . . 38 Hình 16. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 11 năm 2007 . . . . . . . . . . 39 Hình 17. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 11 năm 2007 . . . . . . . 40 Hình 18. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 15 đến ngày 16 tháng 11 năm 2007 . . . . . . . 41 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Luật thủy sản 2003, điều 2:‛‛ Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thuỷ sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản”. Trong luận văn này học viên tập trung vào trứng cá cá con và ấu trùng tôm tôm con. Trứng cá cá con (TCCC) và ấu trùng tôm - tôm con (ATT-TC), là đối tƣợng nghiên cứu của khoa học cơ bản và có vai trò thực tiễn rất quan trọng, đã đƣợc các nƣớc trên thế giới đánh giá cao và đƣa vào chƣơng trình nghiên cứu thƣờng niên. Để đánh giá sự dịch chuyển của các vùng tập trung nguồn giống thủy sản ngƣời ta thƣờng dùng các phƣơng pháp nhƣ: khảo sát hiện trƣờng theo các trạm mặt rộng, liên tục, thí nghiệm trong ao hồ, các mô hình toán....Trong từng trƣờng hợp cụ thể các phƣơng pháp đƣợc lựa chọn phù hợp với mục tiêu của bài toán. Ở Việt Nam hiện nay, chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu sự vận chuyển TCCC và ATT-TC bằng mô hình số, việc xây dựng các định hƣớng bảo vệ nguồn lợi ven bờ chủ yếu dựa vào nguồn số liệu từ các chƣơng trình khảo sát vốn rời rạc và không liên tục. Do đó việc quy hoạch, phát triển thuỷ sản ven bờ không khắc phục triệt để đƣợc các khó khăn phát sinh từ thực tế, không sát với điều kiện hiện tại, chƣa đáp ứng thực tiễn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguồn lợi hải sản ở vùng ven bờ bị giảm sút, nhƣng nguyên nhân chính là lƣợng chất thải, chất bảo vệ thực vật thải trực tiếp ra biển làm ô nhiễm vùng nƣớc ven bờ, việc hiện đại hoá các phƣơng tiện đánh bắt với cƣờng độ đánh bắt cao, đánh bắt bằng các phƣơng thức hủy diệt, đánh bắt tại các bãi đẻ trong mùa sinh sản khi tôm, cá con chƣa trƣởng thành dẫn đến làm giảm sút nguồn bổ sung từ TCCC và ATT-TC. Vì vậy, việc nghiên cứu phân bố và dịch chuyển của TCCC và ATT-TC sẽ góp phần quan trọng cho việc quy hoạch, định hƣớng phát triển các ngành nghề khai thác cho phù hợp, bảo vệ bền vững nguồn lợi bổ sung đầy tiềm năng này. Từ những cơ sở khoa học trên tác giả tiến hành thức hiện đề tài: ‛‛Nghiên cứu, phân tích và đánh giá sự dịch chuyển các vùng tập trung nguồn lợi thủy sản ở vùng biển Đông Nam Bộ’’ 6 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1. 1 ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VEN BỜ ĐÔNG NAM BỘ 1.1.1 Đặc điểm chung Vùng biển Đông Nam Bộ nằm trong khu vực Biển Đông giới hạn từ vĩ độ 7˚N đến 11˚N và kinh độ 105˚E đến 109˚E có diện tích 150 km2. Vùng biển đƣợc bao bọc phía tây là bờ biển Việt Nam chạy qua 9 tỉnh và có hai đảo lớn là Phú Quý và Côn Đảo. Vùng ven bờ chịu ảnh hƣởng của hệ thống sông Cửu Long và Đồng Nai, chúng ảnh hƣởng rất nhiều đến nhiệt độ đặc biệt là độ muối của khu vực và tạo ra những đặc trƣng riêng của nó. Vùng biển Đông Nam Bộ có vị trí chiến lƣợc quan trọng đối với Việt Nam cả về quốc phòng an ninh cũng nhƣ kinh tế. Vùng biển này chứa nhiều dầu khí và hải sản. Ngoài ra khu vực này còn là cửa ngõ giao thông lớn nhất nƣớc và gần tuyến giao thông hàng hải đi qua Biển Đông, là cửa ngõ giao lƣu lâu đời của Việt Nam và thế giới. 1.1.2 Đặc điểm địa hình Vùng biển Đông Nam Bộ phía bờ biển kéo dài từ Bình Thuận đến mũi Cà Mau, có các kiểu địa hình phức tạp và đa dạng do nhiều yếu tố tác động đồng thời nhƣ thủy động lực sông và biển. Vùng biển Đông Nam Bộ là vùng biển nông, độ sâu trên dƣới 100 m, địa hình cả vùng không có sự thay đổi lớn, rất thuận lợi cho hoạt động khai thác dầu khí cũng nhƣ các hoạt động khai thác hải sản. Đƣờng đẳng sâu 10 m phân bố khá phức tạp. Khu vực từ Bà Rịa- Vũng Tàu đến mũi Cà Mau mang đặc tính bờ của châu thổ sông Đồng Nai và Cửu Long, địa hình thấp phẳng bị chia cắt bởi các cửa sông. Ven các cửa sông phát triển các bãi triều rộng lớn, đƣờng đẳng sâu 10 mét thƣờng chạy song song với bờ cách bờ từ 12 đến 15 km. Các cồn cát phía cửa sông thƣờng xuyên biến động. Các hiện tƣợng bồi tụ, xói lở đất diễn ra mạnh mẽ và rất phức tạp. Khu vực có độ sâu 10 – 15 mét rất hẹp chạy song song với bờ, nền đáy dốc vòng cung. Khu vực từ 15 – 50 mét trải rộng thoải và độ dốc tƣơng đối đều. Khu vực có độ sâu lớn hơn từ 50 mét trở lên có độ dốc tƣơng đối lớn và có cấu tạo từ nền đá gốc. 7 1.1.3 Đặc điểm khí tƣợng thủy văn 1.1.3.1 Chế độ khí tượng Vùng biển Đông Nam bộ chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mƣa và 2 thời kỳ chuyển tiếp là mùa gió chƣớng vào tháng 4 và tháng 10. Nói chung nhiệt độ vùng biển Đông Nam Bộ cao quanh năm, nhiệt độ đạt cực đại hai lần trong năm. Quá trình hoàn lƣu khí quyển đã tạo nên chế độ phức tạp chi phối sự hình thành và phát triển của hệ sinh thái biển, ảnh hƣởng đến phân bố thành phần loài của chúng. Hƣớng gió Đông Bắc (NE) là hƣớng gió chủ đạo trong tháng 2và 3 với tần suất đạt 38,58%. Cấp độ của gió chủ yếu là cấp III đến IV và tập trung chủ yếu hƣớng Đông Bắc và Đông Đông Bắc. Các hƣớng gió còn lại thƣờng có chiếm tần suất thấp hơn, cấp II là 9,14%, cấp V là 12,18%. Vào tháng 5 hƣớng gió quan trắc đƣợc thay đổi từ Đông (E) đến Tây Bắc (NW), hƣớng gió chủ đạo là hƣớng Tây Nam (SW) với tần suất chiếm 67,50%, hƣớng Tây chiếm 19,50%, các hƣớng còn lại chiếm tần suất nhỏ. Cấp gió chủ yếu là cấp III và IV với tần suất tƣơng ứng là 31,50% và 33,50%, tần suất lặng gió chiếm 1,50%. Tháng 8 hƣớng gió quan trắc đƣợc khá ổn định và hƣớng gió thịnh hành là hƣớng Tây Nam (SW) với tần suất 93,30%, các hƣớng Đông Nam (SE) và hƣớng Tây (W) chiếm tần suất là 3,91% và 2,23%. Cấp gió chủ yếu vẫn là cấp II và cấp III. Nhƣ vậy trong tháng 8, gió Tây Nam hoạt động mạnh và ổn định. Sang tháng 11 độ phân tán hƣớng gió quan trắc nhỏ hơn so với tháng 2 và 3, hƣớng gió chủ đạo cũng chiếm tần suất thấp hơn. Hƣớng gió chủ đạo trong tháng 11 là hƣớng Đông Bắc (NE) với tần suất là 60,00%. Cấp gió quan trắc đƣợc trong các tháng này cũng không tập trung nhƣ trong tháng 2 và 3, mà phân tán từ cấp I đến cấp VI. Nhƣ vậy trong thời gian này gió mùa Đông Bắc đã chi phối đến trƣờng gió trong vùng biển này, tuy nhiên mức độ hoạt động và cƣờng độ của hệ thống gió này trên vùng biển chƣa đƣợc ổn định 8 1.1.3.2 Chế độ thủy văn Mạng lƣới cửa sông lớn nhƣng không đồng đều dọc ven biển. Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lƣới sông lớn, nhỏ, kênh rạch nhiều trên 5000 km, những đoạn sông về thƣợng lƣu rộng từ 60 – 300 mét phía hạ lƣu rộng tới 2 km và đặc biệt ở của sông Hậu rộng tới 18 km. Bên cạnh các dòng sông chính còn có các kênh rạch rộng từ 35 – 100 mét sâu từ 2-4 mét, các kênh nhỏ rộng dƣới 20 mét và sâu từ 1.5 – 2 mét. Hàng năm sông Cửu Long nhận đƣợc khoảng 5 tỉ m3 nƣớc từ thƣợng nguồn đƣa về. Lƣu lƣợng mùa lũ trung bình khoảng 24000m3/s, lớn nhất vào khoảng 30000m3/s. Về mùa cạn lƣợng nƣớc trung bình là 5920m3/s và thấp nhất qua Campuchia là 1700m 3/s. Dòng chảy khu vực ven biển Bình Thuận – Ninh Thuận về mùa lũ phân bố không đều và ngắn, thƣờng xảy ra vào tháng VI tháng X và XI. Lƣợng dòng chảy mùa lũ chiếm khoảng 80 -85% năm. Mùa cạn xảy ra trong những tháng còn lại và thƣờng có lũ tiểu mãn. Lƣợng dòng chảy mùa cạn chiếm 5-10 % dòng chảy năm. Hệ thống sông Đồng Nai thƣờng có lũ vào tháng VII và kết thúc vào tháng IX. Lƣợng dòng chảy mùa lũ chiếm khoảng 60-85 % tổng lƣợng dòng chảy năm. Mùa cạn kéo dài trong thời gian còn lại trong năm nhƣng tổng lƣợng dòng chảy chỉ chiếm từ 15 – 35 % tổng lƣợng dòng chảy trong năm. 1.1.3.3 Chế độ hải văn Đặc điểm hải văn biển khu vực Đông Nam bộ khá phong phú và đa dạng. Thủy triều của khu vực là bán nhật triều, trong ngày có 2 lần nƣớc lên và 2 lần nƣớc xuống. Thủy triều có ảnh hƣởng rất lớn tới đời sống của dân cƣ. Chế độ sóng của khu vực cũng tƣơng tự nhƣ các vùng khác của Việt Nam phụ thuộc vào chế độ gió mùa. Vào mùa gió Tây Nam hƣớng sóng chủ yếu thƣờng là Nam và Tây Nam, độ cao sóng phụ thuộc cấp gió, vào chính mùa gió sóng tƣơng đối lớn từ 1.5 -2 m, độ cao sóng trung bình năm khoảng 1 m. Vào mùa gió Đông Bắc tuy gió cũng ảnh hƣởng trực tiếp tạo nên sóng nhƣng thƣờng là cấp độ sóng nhỏ. Nhƣng vào thời kỳ cao điểm của mùa gió, sóng lừng do gió Đông Bắc tạo ra truyền xuống gây nên sóng tƣơng đối lớn. Trong tháng 2-3 của hai năm hƣớng sóng Đông Bắc (NE) là hƣớng chủ đạo với tần suất đạt 57,07%, các hƣớng có tần suất thấp hơn là Đông (E) và Đông Nam (SE) với 9 tần suất 14,14% và 10,61%. Cấp độ của sóng chủ yếu là cấp II đến III và tập trung chủ yếu hƣớng Đông Bắc, tỷ lệ lặng sóng là 8,42%. Nhìn chung hƣớng sóng quan trắc đƣợc khá trùng với hƣớng gió nên sóng trong vùng biển chủ yếu là sóng gió. Vào tháng 5 hƣớng sóng quan trắc đƣợc thay đổi từ Đông (E) đến Tây Bắc (NW), hƣớng sóng chủ đạo là hƣớng Tây Nam (SW) với tần suất chiếm 67,00%, hƣớng Tây chiếm 17,00%, các hƣớng còn lại chiếm tần suất nhỏ. Cấp sóng chủ yếu là cấp III và IV với tần suất tƣơng ứng là 23,00% và 18,00%, tần suất lặng gió chiếm 4,00%. Những quan trắc về sóng trong các chuyến khảo sát cũng chƣa thể hiện hết đƣợc tính khái quát của toàn vùng biển vì quá trình quan trắc chỉ đƣợc tiến hành trong điều kiện thời tiết thuận lợi, tuy nhiên kết quả cho thấy trong vùng biển vào tháng 5 năm 2007 và 2008 sóng hƣớng Tây Nam thịnh hành và sóng quan trắc đƣợc trong vùng biển chủ yếu là sóng gió. Tháng 8 trong năm 2007 và 2008 hƣớng sóng quan trắc đƣợc khá ổn định và hƣớng thịnh hành là hƣớng Tây Nam (SW) với tần suất 89,78%, các hƣớng Đông Nam (SE) và hƣớng Tây (W) chiếm tần suất là 3,23% và 2,15%. Cấp sóng chủ yếu vẫn là cấp II và cấp III, thống kê chi tiết kết quả quan trắc gió trên vùng biển nghiên cứu đƣợc thể hiển trong bảng 5. Nhƣ vậy trong tháng 8 sóng hƣớng Tây Nam đã hoạt động mạnh và ổn định. Sang tháng 11 độ phân tán hƣớng sóng quan trắc đƣợc nhỏ hơn so với tháng 2&3 và hƣớng sóng chủ đạo cũng chiếm tần suất thấp hơn. Hƣớng gió chủ đạo trong tháng 11 là hƣớng Đông Bắc (NW) với tần suất là 62,11%. Cấp sóng quan trắc đƣợc trong các tháng này thay đổi từ cấp I đến cấp VI, tập trung chủ yếu ở cấp II và cấp III. Nhƣ vậy trong thời gian này gió mùa Đông Bắc đã chi phối đến trƣờng gió trong vùng biển này, làm thay đổi trƣờng sóng trong vùng biển nghiên cứu so với tháng 8 Tƣơng tự, dòng chảy của khu vực phụ thuộc vào chế độ gió và lƣu lƣợng nƣớc từ sông đổ ra. Dòng chảy ngoài khơi chịu tác động của gió mùa nên hƣớng thịnh hành phụ thuộc vào hƣớng gió. Khi vào gần bờ dòng chảy chịu ảnh hƣởng của địa hình đáy, thƣờng có hƣớng chảy dọc bờ, ở vùng các cửa sông hay trong sông dòng chảy thƣờng có hƣớng chảy theo trục lòng dẫn. 10 1.1.3.4 Đặc điểm môi trường biển Môi trƣờng là bức tranh phản ánh đặc điểm tự nhiên và sự ảnh hƣởng qua lại bởi các yếu tố thiên nhiên và tác động của con ngƣời. Song song với sự phát triển kinh tế xã hội, môi trƣờng sinh thái vùng biển sẽ chịu tác động mạnh mẽ bởi hoạt động của cảng biển và giao thông trên biển, các khu công nghiệp ven biển, các khu vực nuôi trồng thủy hải sản, các khu du lịch giải trí và đặc biệt là khai thác dầu khí. Vùng nghiên cứu này trong thời gian vừa qua đã bị ảnh hƣởng trực tiếp của sự cố tràn dầu và dầu loang trên biển. Bên cạnh đó thƣờng xuyên xảy ra các vụ va đụng tàu và nƣớc thải trong sông chảy ra. Đây là nguyên nhân ô nhiễm chất thải từ các tàu thuyền, các bến cảng, từ hoạt động khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy hải sản, từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trên bờ. + Nhiệt độ: Phân bố nhiệt độ theo mặt rộng ở vùng ven biển Đông Nam Bộ phụ thuộc vào chế độ gió mùa, sự xáo trộn giữa khối nƣớc ven bờ với khối nƣớc vùng biển khơi. Dƣới tác dụng của dòng chảy mùa, nhiệt độ nƣớc biển trong vùng có xu thế tăng dần theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam với giá trị xấp xỉ 10C trên mỗi vĩ độ, theo phƣơng từ bờ ra nhiệt độ có xu hƣớng giảm. Nhiệt độ nƣớc trung bình khoảng 28,60C ở tầng mặt và 21,20C ở tầng đáy; vùng ven biển Bạc Liêu nhiệt độ trung bình tầng mặt và tầng đáy chênh lệch không đáng kể (khoảng 26,30C tầng măt và 26,10C tầng đáy). Nhiệt độ toàn vùng biển thấp nhất vào tháng 1 khoảng 24,90C- 27,50C [1]. + Độ muối: Tƣơng tự nhƣ nhiệt độ, phân bố độ muối nƣớc biển cũng có biến trình mùa. Biên độ dao động độ muối trung bình tầng mặt nhiều năm lên tới 1,48‰. Vùng sát ven bờ độ muối tầng mặt và tầng đáy dao động trong khoảng 20,0 - 28,0‰. Nhìn chung độ muối trong toàn vùng có xu hƣớng tăng dần từ Bắc đến Nam và từ bờ ra khơi, xu thế tăng từ bờ ra khơi thể hiện rất rõ trong vùng nƣớc nông ven bờ với tốc độ tăng có thể tới 1‰ trên mỗi vĩ độ, vùng ngoài khơi Đông Nam Bộ, độ muối ổn định và đạt trị số cao. 11 1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TCCC-ATTTC 1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về TCCC và ATT-TC ở Việt Nam còn ít do việc điều tra trên diện rộng còn thiếu và rời rạc. Các công trình mới tiến hành nghiên cứu ở vùng cửa sông, cửa vịnh và một số điểm, nên kết quả chƣa toàn diện. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hình thái phân loại học, điều tra thành phần loài, phân bố, mô tả các giai đoạn phát triển của TCCC và ATT-TC của một số loài (hoặc nhóm loài). Công trình đầu tiên nghiên cứu về TCCC và ATT-TC ở vịnh Nha Trang nhằm xác định nhịp điệu di cƣ thẳng đứng ngày đêm của cá bột đƣợc C.Dawydoff khảo sát năm 1937. Năm 1959-1960 chuyến điều tra tổng hợp tại vịnh Bắc Bộ của đoàn hợp tác điều tra Việt - Trung, khảo sát liên tục trong 13 tháng và đã xác định đƣợc 125.492 trứng cá và 17.131 cá con, thuộc 38 họ 27 giống và 44 loài. Bƣớc đầu đã đƣa ra sự phân bố của TCCC, dự báo bãi đẻ, mùa đẻ của một số loài cá ở vịnh Bắc Bộ. Tiếp theo năm 1960 - 1961 đoàn hợp tác Việt - Xô đã bố trí thí nghiệm thụ tinh nhân tạo và nghiên cứu phát triển giai đoạn đầu của 20 loài cá. Viện Nghiên cứu Hải sản (Hải Phòng) đã tổ chức khảo sát vùng biển phía tây vịnh Bắc Bộ từ Cát Bà đến Hà Tĩnh trong các năm 1962, 1963 và 1965, xác định đƣợc 3.806 trứng cá và 1.008 cá con. Năm 1970-1971, tại các cửa sông Ba Lạt, Ninh Cơ, Cửa Đáy, đã tiến hành nghiên cứu TCCC hàng tháng thu mẫu liên tục (một ngày đêm thu 6 lần, mỗi tháng làm 2 lần) đã thu đƣợc 99.390 trứng cá 10.979 cá bột. Sơ bộ đã xác định đƣợc mùa vụ và biến động của một số loài cá phổ biến ở vùng cửa sông ven bờ nhƣ: cá Trích, cá Trỏng, cá Đù, cá Vƣợc Năm 1971-1972 đã tiến hành khảo sát vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng và thu đƣợc 35.150 trứng cá và 4.747 cá con. Trong đó, đã xác định đƣợc một số loài tôm cá là nguồn giống của các đối tƣợng khai thác ở vùng ven bờ, và các đối tƣợng này có thể trở thành giống nuôi trong các đầm nƣớc lợ ven biển. Các tác giả cũng đã nêu sự liên quan của các điều kiện môi trƣờng nhƣ: nhiệt độ, độ mặn, dòng hải lƣu tới đối tƣợng TCCC và ATT-TC. Nguyễn Bá Hùng (1962), qua số liệu thống kê số lƣợng TCCC vùng ven bờ vịnh Bắc Bộ, đã xác định mùa đẻ chính của cá từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm; và từ tháng 12 10 đến tháng 2 năm sau là mùa đẻ phụ của cá. Một vài giai đoạn phát triển, sự sinh sản và phân bố của cá Ngừ con ở Vịnh Bắc Bộ, đã đƣợc Nguyễn Anh (1963) thể hiện tƣơng đối rõ. Tác giả đã đƣa ra hình vẽ các loài cá Ngừ con, sơ đồ phân bố, sinh sản, sơ đồ các điều kiện môi trƣờng nhƣ nhiệt độ, độ mặn, dòng chảy, mật độ sinh vật phù du Song kết quả còn rất sơ sài. Năm 1975-1976, Đỗ Văn Nguyên và Hồ Thanh Hải đã tiến hành nghiên cứu TCCC ở vùng biển ven bờ phía Tây vịnh Bắc Bộ, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Cửa Sót (Hà Tĩnh) bƣớc đầu đã đƣa ra thành phần và biến động số lƣợng của TCCC trong vùng nghiên cứu. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã nghiên cứu ảnh hƣởng của một số yếu tố môi trƣờng đến sự xuất hiện của TCCC, giúp cho việc dự đoán mùa đẻ của đàn cá bố mẹ. Nguồn giống tôm cá vào đầm nƣớc lợ Tràng Cát (Hải Phòng) đã đƣợc nghiên cứu bởi Nguyễn Mạnh Long, Đào Tất Kim và Nguyễn Văn Bé (1976). Kết quả cho thấy, trong những ngày đầu con nƣớc, số lƣợng con giống vào đầm phong phú hơn những ngày sau nhiều lần. Ƣơng nuôi và theo dõi sự phát triển phôi của họ cá Mối (Synodontidae) đã đƣợc Hoàng Phi (1978-1979) tiến hành tại Viện Hải dƣơng học Nha Trang. Tác giả đã mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái và thời gian phát triển của phôi. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu về sinh vật vùng triều, trong đó có một phần nhỏ đề cập đến TCCC và ATT-TC, nhƣng những số liệu này chƣa đánh giá đƣợc sự biến động của nguồn giống ở vùng ven bờ nhất là trong những năm gần đây, sự biến động rất lớn của điều kiện môi trƣờng ở vùng ven bờ dẫn đến việc dự báo về nguồn lợi ven bờ gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn giống tôm, cá trong các hệ sinh thái RNM, các đầm nuôi nƣớc lợ ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh đã đƣợc nghiên cứu từ những năm 1980 -1985 trong các công trình của Phạm Đình Trọng, Nguyễn Thị Thu và Trần Quốc Hoà. Kết quả cho thấy, ở vùng xung quanh RNM và các bãi có RNM số lƣợng nguồn giống tôm, cá cao gấp 3-5 lần nơi không có hay xa RNM. Năm 1993 nguồn giống tôm, cua, cá ở vùng biển Đông Nam Cát Bà cũng bƣớc đầu đƣợc nghiên cứu để làm cơ sở khoa học cho khu bảo tồn biển Cát Bà. Năm 1992 sự biến động số lƣợng cá bột theo thuỷ triều tại 13 các vùng cửa sông Tiên Yên, Nam Triệu, Ba Lạt cũng sơ bộ đƣợc nghiên cứu trong hệ sinh thái vùng triều các cửa sông. Kết quả cho thấy số lƣợng cá bột và tôm con thu đƣợc trong pha thuỷ triều lên cao hơn gấp nhiều lần pha thuỷ triều rút. Năm 1978-1980, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện Đề tài “Điều tra tổng hợp vùng biển Thuận Hải - Minh Hải” trong đó có thu mẫu TCCC. Bƣớc đầu các tác giả đã xác định thành phần loài, bãi đẻ và mùa vụ sinh sản của một số loài hải sản. Với số lƣợng mẫu thu đƣợc rất lớn, nhƣng các tác giả không phân chia theo các giai đoạn phát triển của cá thể, miêu tả rất ít số lƣợng cá thể bắt gặp, đặc biệt hiện nay mẫu không còn lƣu giữ, nên giá trị tham khảo không cao. Tàu “Viện sĩ Alecsander Nesmeyanov” năm 1982, đã điều tra tại 47 trạm từ cửa sông Cửu Long đến Thuận Hải, cách bờ từ 5 đến 190 hải lý (độ sâu từ 19 đến 1.935m) với hai loại lƣới kéo tầng mặt và tầng thẳng đứng ở các độ sâu từ 50 đến 500m, cũng đã thu đƣợc một số lƣợng mẫu TCCC và ATT-TC, hiện đang đƣợc lƣu giữ tại Viện Hải dƣợng học (Nha Trang). Năm 1991, các nghiên cứu về TCCC ở vùng biển Việt Nam đƣợc tổng kết bởi Nguyễn Hữu Phụng. Kết quả cho thấy, ở vùng biển Việt Nam thành phần TCCC rất phong phú. Đã xác định đƣợc 102 họ cá thuộc 19 bộ. TCCC xuất hiện quanh năm, nhiều loài có thời gian xuất hiện rất dài, nhƣng phổ biển và tập trung chủ yếu từ tháng 4 - 6 và tháng 10 - 12, có khi cả năm. Số lƣợng TCCC nhiều hơn cả là ở vùng biển Đông-Tây Nam Bộ (nhất là ở phía Nam cửa sông Hậu và Côn Đảo, Nam Vũng Tàu và ven bờ Phan Thiết), vịnh Bắc Bộ (nhất là ở ven bờ Tây Bắc vịnh, xung quanh đảo Bạch Long Vĩ, Tây Nam đảo Hải Nam), vùng biển dọc miền Trung không có vùng phân bố tập trung rõ rệt. Tại vịnh Bắc Bộ số lƣợng trung bình là 83 trứng và 95 cá /100m3 nƣớc biển, cao nhất vào tháng 5 với 282 trứng và 218 cá/ 100m3 nƣớc biển. Vùng biển Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ số lƣợng ít hơn và mùa vụ không rõ ràng nhƣ ở vịnh Bắc Bộ khoảng 68 trứng và 67 cá con/ 100m3 nƣớc biển. Vùng biển Tây Nam Bộ và vịnh Thái Lan có số lƣợng lớn nhất, trung bình vào tháng 4-5 là 199 trứng và 158 cá/ 100m3 nƣớc biển. Bản đồ phân bố bãi của tôm Vỗ - Ibacus ciliatus và Thenus orientalis ở ba vùng biển vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ và Đông Nam Bộ đã đƣợc Nguyễn Công Con (1994) xác 14 định: Ở vùng biển vịnh Bắc Bộ vào mùa mƣa tôm Vỗ có xu hƣớng tập trung ở phía Nam; vào mùa nắng chúng xu thế dịch chuyển lên phía Bắc và các vùng ven bờ. Ở miền Trung có hai bãi tôm: một từ Quảng Ngãi đến Bình Định vào tháng 10 đến tháng 6 năm sau và một từ Khánh Hoà tới Bình Thuận. Ở vùng biển Đông Nam Bộ có hai bãi đẻ quan trọng là bãi Cù Lao Thu và bãi Nam Côn Sơn. Ngoài ra phía Đông Nam Mũi Cà Mau còn có một bãi tôm khác phân bố hẹp, song mật độ tập trung khá cao trong tháng 12. Năm 1996-1997 cùng với việc nghiên cứu cấu trúc, chức năng hệ sinh thái cỏ biển, kết quả nghiên cứu về TCCC và ATT-TC trong thảm cỏ biển lần đầu tiên đƣợc đề cập đến ở các thảm cỏ biển vùng biển Gia Luận (Cát Bà, Hải Phòng) và đầm Lăng Cô (Thừa Thiên Huế). Kết quả cho thấy, số lƣợng TCCC và ATT-TC ở những mặt cắt có cỏ biển cao hơn các vị trí không có cỏ khoảng 2-3 lần. Năm 1999, tàu SEAFDEC (Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á) nghiên cứu ở vùng Biển Đông đã xác định TCCC tập trung cao ở vùng biển ven bờ và khu vực quanh các đảo, vùng biển xa bờ xuất hiện với số lƣợng thấp hơn. Vùng biển phía Bắc có số lƣợng TCCC cao hơn vùng biển phía Nam. Vùng biển miền Trung số lƣợng TCCC thấp nhất. Sự phân bố của trứng cá thƣờng tập trung thành bãi và có mật độ cao hơn cá con ở các bãi đẻ. Là một phần thuộc Đề tài KC.CB.01.14 “Nghiên cứu trữ lƣợng và khả năng khai thác cá nổi nhỏ (chủ yếu là cá Trích, cá Nục, cá Cơm, cá Bạc má...) ở vùng biển Việt Nam” năm 2005 và Đề tài “Đánh giá nguồn lợi cá Cơm (Stolephorus spp.) ở vùng biển Tây Nam Bộ và đề xuất các giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý” năm 2005-2006, đối tƣợng TCCC ở vùng biển Đông-Tây Nam Bộ cũng đƣợc thu mẫu trên diện rộng, các trạm nghiên cứu chủ yếu ở vùng nƣớc lớn hơn 30m nƣớc, với mật độ thu mẫu là 20-30 hải lý/ lần thu mẫu. Bƣớc đầu đã xác định nơi tập trung, thành phần loài và số lƣợng của TCCC. Đây là điều kiện thuận lợi rất quan trọng, giúp cho Đề tài bổ sung thêm nguồn số liệu, mở rộng phạm vi nghiên cứu và có cái nhìn tổng quát hơn về đối tƣợng TCCC và ATT-TC ở vùng biển nghiên cứu. Nguyễn Khắc Bát và các chuyên gia Nga (2006) đã xác định một số nguyên nhân chính gây tử vong đối với trứng cá và cá con ở vịnh Nha Trang (Khánh Hoà), Quảng 15 Bình và đảo Cát Bà (Hải Phòng) chủ yếu là do nhiễm kí sinh, địch hại, chất lƣợng môi trƣờng nƣớc Những năm gần đây Viện Hải dƣơng học (Nha Trang) và Viện Nghiên cứu Hải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003463_1_9398_2002758.pdf
Tài liệu liên quan