Thành phố Đà Lạt, một thành phốcao nguyên xinh đẹp là nguồn cảm hứng vô tận đối với du
khách trong và ngoài nước. Thành phố Đà Lạt vốn nổi tiếng không chỉvì khí hậu mát mẻtrong lành,
cảnh quan thiên nhiên thơmộng đầy hoa và màu xanh vô tận của những đồi thông với rừng, thác, suối, hồmà thành phố Đà Lạt hấp dẫn du khách còn vì môi trường xã hội lành mạnh với nhịp sống nhẹnhàng dễchịu, con người luôn thân thiện, hiền hoà, mến khách thường đểlại những ấn tượng đẹp trong lòng người bốn phương.
Thành phố Đà Lạt từlâu đã là một trung tâm du lịch của cảnước và được nhiều nước trên thế
giới biết đến. Trong những năm gần đây du lịch thành phố Đà Lạt đã có những bước phát triển mới,
xuất hiện những tín hiệu vui, du khách ngày càng tấp nập hơn, thu hút đầu tưtrong và ngoài nước ngày càng lớn, nhiều sản phẩm du lịch mới ra đời, với hàng loạt các khu du lịch, khách sạn, điểm vui chơi giải trí được hình thành, nâng cao khảnăng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3940 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt (Tỉnh Lâm Đồng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị đó để
chúng không chỉ tồn tại cho thế hệ chúng ta mà xa hơn nữa là cho các thế hệ con cháu. Khi đã đạt được
điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đã phát triển du lịch bền vững.
2.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
2.2.2.1. Dân cư – lao động
Từ năm 1990 đến nay, dân số thành phố Đà Lạt tăng khá nhanh. Năm 2007 thành phố Đà Lạt có
200.730 người với nhiều dân tộc cùng sinh sống. Trong đó đông nhất là người Kinh (chiếm 96%).
Ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác như Cơ Ho, Tày, Mạ, Thổ, M’Nông, Thái, Chu Ru, Mường,
Nùng, Hoa... Các dân tộc thiểu số sống tập trung với nhau trong các buôn, làng ở các khu vực vùng sâu
vùng xa, khu vực rừng núi.
Mật độ trung bình là 510 người/km2. Dân số phân bố không đều. Trong đó, dân số sống ở khu
vực thành thị là 90,62% (181.901 người), sống ở các khu vực nông thôn là 9,38% (18.829 người). Mặt
bằng dân trí trong những năm gần đây được nâng lên đáng kể nhưng vẫn còn có khoảng cách nhất định
giữa cư dân sống ở khu vực thành thị và nông thôn.
Lực lượng lao động của thành phố Đà Lạt tăng nhanh (1/7/2002: 11.213 lao động – 1/7/2007:
16.178 lao động) (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007) với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm là
44,27%. Lao động xã hội tăng nhanh, nhất là lao động nông nghiệp phổ thông (chiếm 38,5%). Phần
lớn lao động chưa được đào tạo tay nghề theo quy chuẩn và cũng chưa có điều kiện để hoạt động do
thành phố Đà Lạt chưa có những khu công nghiệp lớn.
Riêng đối với lao động trong ngành du lịch của thành phố Đà Lạt hiện nay đang có chiều hướng
giảm trong tổng số lao động phục vụ du lịch của toàn tỉnh. Nguyên nhân là do không có sự qui hoạch
tốt trong công tác đào tạo lẫn đầu ra việc làm cho lao động. Đa số lao động học và phục vụ cho các
thành phố lớn khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
2.2.2.2. Các di tích lịch sử văn hoá
Dinh I: là một quần thể kiến trúc với hạng mục chính là một ngôi là một hầm, một trệt, một lầu,
mái lợp ngói đỏ mang dáng dấp của kiến trúc Châu Âu cuối thế kỷ XIX. Dinh nằm trong một rừng
thông xanh sẫm. Lối vào dinh là một con đường rải nhựa với hai hàng cây cao vút thân trắng. Giữa con
đường là một đảo hoa xoay hướng đến tòa nhà chính. Quanh đó còn có một số hạng mục kiến trúc khác
và một hệ thống sân vườn, bể cạn, lối đi dạo... tạo thành một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh.
Dinh II, III: là những tòa biệt điện chịu ảnh hưởng của trào lưu cách tân kiến trúc Châu Âu
trong những thập niên 20, 30 của thế kỷ này với đặc trưng nổi lên là sự giải phóng khỏi thế đối xứng
nghiên nghị của trường phái cổ điển, đi vào các hình khối tự do. Dinh II được gắn với một khoảng sân
lộ thiên có đặt vòi phun, tượng thần vệ nữ nhũ vàng và xung quanh được bao bọc bởi những bức tường
thông thoáng với những cửa vòm thanh thoát kế tiếp nhau, phía trên được phủ những giàn hoa giấy,
trông rất ngoạn mục.
Ga xe lửa Đà Lạt: Nhà ga ở thành phố Đà Lạt được xây từ những thập niên đầu của thế kỷ XX,
là ga cổ nhất còn lại ở VN. Năm 2001 được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích kiến trúc cấp
quốc gia.
Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. Người thi công công
trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 france. Ga xe lửa thành phố Đà
Lạt có hình dánh như núi Lang Biang hùng vĩ, với chiều dài 66,5 m; chiều ngang 11,4 m và chiều cao
11 m, kiến trúc giống các nhà ga ở các tỉnh miền Nam nước Pháp, tức là có mái và hai đầu mái uốn
vòm. Nếu nhìn từ phía bên hông ta sẽ thấy 3 mái nhọn nhô ra ở phía trên đầu rồi thụt vào ở phía chân,
nhưng luôn theo kiểu thẳng đứng. Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn tam giác tượng trưng cho
ba đỉnh núi Lang Biang, còn các mái ngói ở chân tam giác ngoài xiên ra như chân sườn núi.
Đây là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến
trúc phương Tây với kiến trúc nhà rông Tây Nguyên, sự tuyệt mỹ của những đường nét họa tiết trang
trí đã được nhà nước xếp vào hàng di sản.
Tuyến đường sắt của ga thành phố Đà Lạt dài 84 km, trong đó xuyên qua 5 hầm rất dốc nên
phải sử dụng hệ thống đường ray và đầu máy răng cưa dài 16 km. Tuyến đường răng cưa này trở nên
độc đáo nhất nước ta và của cả thế giới. Hàng ngày có 3 đội tàu: Tháp Chàm - Đà Lạt - Nha Trang;
Tháp Chàm - Đà Lạt; Sài Gòn - Tháp Chàm - Đà Lạt đều đều lăn bánh. Đến năm 1972, khi chiến tranh
trở nên ác liệt, tuyến đường sắt này buộc phải ngưng hoạt động.
Hiện nay, tuyến đường sắt thành phố Đà Lạt vừa khôi phục lại 7 km để phục vụ khách du lịch.
Du khách trong và ngoài nước đến đây tham quan rất đông, năm 1998 có 7.984 lượt khách, năm 1999
đón 8.446 du khách và năm 2002, chỉ 10 tháng nhà ga đã đón 7.375 khách, trong đó 3.060 du khách
ngoại quốc. Ga thành phố Đà Lạt còn là nhà ga “cao nhất” Việt Nam, vì nó nằm ở độ cao 1.500 m so
với mực nước biển. Hiện nay, cùng với nhà ga thành phố Hải Phòng, ga thành phố Đà Lạt là nhà ga cổ
kính nhất còn lại ở Việt Nam.
Thiền viện Trúc Lâm: Thiền viện Trúc Lâm tọa lạc bên hồ Tuyền Lâm trên núi Phượng
Hoàng, thuộc phường 3 thành phố Ðà Lạt. Ðây là ngôi chùa to nhất, bề thế nhất ở thành phố Ðà Lạt
hiện nay.
Chùa do hòa thượng Thích Thanh Từ tạo dựng từ đầu thập niên 90, chính thức khởi công xây
dựng ngày 08/04/1993 và khánh thành ngày 08/02/1994. Thiền viện có diện tích 24,5 ha; được chia
thành 3 khu riêng biệt với sự tham gia thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ (người thiết kế
Dinh độc lập - nay là Dinh Thống nhất, thành phố Hồ Chí Minh).
Những lúc đông nhất, thiền viện có hàng ngàn tăng ni, phật tử đến theo học về thiền. Đây là một
thiền viện nghiên cứu về Thiền tông lớn nhất ở Việt Nam hiện nay với chủ trương khôi phục Thiền
tông Việt Nam (có từ đời nhà Trần). Mỗi ngày, các tu sĩ ngồi thiền 3 thời trong ngày, mỗi thời 2 giờ
đồng hồ và thời đầu tiên là từ lúc 3 giờ sáng.
Ngoài ý nghĩa là một ngôi chùa lớn, một viện thiền học, Trúc Lâm còn là một điểm tham quan
lý tưởng cho du khách khi đến với thành phố cao nguyên do được tổ chức tốt và có vị trí khá đẹp - nhìn
ra hồ Tuyền Lâm, núi Voi.
Vườn hoa thành phố: Nằm ở lưu vực hồ Xuân Hương, bên cạnh đồi Cù thơ mộng, cách trung
tâm thành phố 2 km. Ngày xưa, đã từng được nhắc với tên gọi Vườn hoa Bích Câu, từ năm 1986 đã
được nâng cấp lên thành Công viên hoa Thành phố Đà Lạt. Vườn hoa hiện là nơi trưng bày bộ sưu tập
về hoa lớn nhất và đầy đủ nhất của thành phố Đà Lạt với hàng trăm giống, loài khác nhau. Ngoài các
loại hoa truyền thống nhiều người biết như Cẩm tú cầu, hồng, mimosa, tại vườn hoa còn có hàng chục
giống hoa mới được du nhập từ Đài Loan từ 10 năm nau như các loại cúc, đồng tiền, đỗ quyên, trà mi...
Ngoài ra còn phãi kể đến đó là nơi đây chính là nơi chứa các loại phong lan, địa lan đẹp nhất thành phố
Đà Lạt với nhiều chủng loại khác nhau.
Lễ hội: Về lễ hội thì có thể nói thành phố Đà Lạt là một trong những trung tâm du lịch có nhiều
lễ hội, xong chủ yếu vẫn là các lễ hội nhỏ. Đáng chú ý nhất đó là lễ hội Hoa Đà Lạt. Kể từ khi lần đầu
tiên tổ chức năm 2004, đến nay nó đã trở thành một trong những điểm nhấn quan trọng trong chiến
lược phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt. Có thể nói đối với người dân tộc thiểu số thì những dịp lễ
hội là hết sức quan trọng. Lễ hội gắn chặt với các hoạt động nghệ thuật dân gian, trong đó phần lớn
các lễ hội chủ yếu diễn lại các sinh hoạt, phong tục đã có từ lâu đời như săn bắt, cầu thần.
2.2.3. Cơ sở vật chất – hạ tầng kỹ thuật
Đà Lạt là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, xong xét về cơ sở vật chất phục
vụ cho ngành du lịch vẫn còn rất thấp. Nó thể hiện như sau:
2.2.3.1. Giao thông vận tải
Về giao thông vận tải hiện nay của Đà Lạt chủ yếu vẫn là các tuyến đường bộ. Hiện nay hệ
thống đường bộ của Đà Lạt tương đối dày và phân bố khá đều khắp thành phố, cho phép các phương
tiện giao thông có thể đến được hầu hết các xã và đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.
Hệ thống giao thông đối ngoại:
+ Quốc lộ 20: chiều rộng lộ giới 27 m, loại đường đôi.
+ Quốc lộ 27: dự kiến nắn tuyến lên phía Bắc thị trấn khi mở rộng Sân bay Liên Khương.
+ Đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt: dự kiến đi qua phía Tây thị trấn Liên Nghĩa nối liền
đường cao tốc Liên Khương – Prenn.
+ Giao thông hàng không: cải tạo và nâng cấp Sân bay Liên Khương để đáp ứng yêu cầu sử
dụng cho các tuyến bay quốc nội và quốc tế.
+ Hệ thung bến bãi:
* Bến xe khách: bố trí tại ngã tư đường Trần Hưng Đạo và Quốc lộ 20.
* Bến xe tải và trạm sửa chữa duy tu bảo dưỡng xe ô tô: bố trí tại ngã tư đường Hoàng
Văn Thụ và đường Quang Trung nối dài.
Hệ thống giao thông đường nội thị:
+ Đường vành đai phía Tây thị trấn: đường đôi có lộ giới 38 m.
+ Đường quốc lộ 20 cũ (đường Thống Nhất, đường Nguyễn Trãi): có lộ giới rộng 20 m.
+ Đường đôi vào chợ và đường Đông Tây nối thị trấn với tuyến cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt:
là hai trục chính của đô thị, đường đôi có lộ giới 32m.
+ Đường Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Quang Trung và các trục chính trong các khu
vực xây dựng mới có lộ giới 24 m.
+ Đường chính khu vực:có lộ giới rộng 21 m và 11 m.
Các tổ chức lữ hành – vận chuyển: có 18 đơn vị (trong đó có 2 đơn vị lữ hành quốc tế).
Các đơn vị này có năng lực hạn chế, trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, đặc biệt là
vào những mùa cao điểm.
Sân bay Liên Khương: Cảng hàng không Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà
Lạt 30 km có tổng diện tích 160 ha. Đoạn đường từ sân bay Liên Khương đến Đà Lạt đang được nâng
cấp, xây dựng thành đường cao tốc 4 làn xe. Do nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng nên hiện
nay hàng ngày đều có chuyến bay từ Đà Lạt đi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại.Cảng hàng không
Liên Khương có một đường hạ cất cánh dài 2.350 m, rộng 37 m; Một đường lăn dài 94 m, rộng 19 m;
Sân đậu máy bay có diện tích 23.100 m2 với 5 vị trí đậu cho máy bay ATR 72 và Fokker 70; Sân đậu
ôtô có diện tích 1.478 m2. Nhà ga hành khách có diện tích 1.000 m2. Trang thiết bị phục vụ mặt đất có
xe nạp điện tàu bay, xe chở khách, xe chở hàng, xe cứu thương, xe cứu hỏa. Ngày 2/9/2003 khởi công
dự án “Cải tạo mở rộng, nâng cấp đường HCC, đường lăn, sân đỗ máy bay - cảng hàng không Liên
Khương” do Cụm cảng hàng không miền Nam làm chủ đầu tư, quy mô sau khi hoàn thành đảm bảo
khai thác được các loại máy bay dân dụng tầm trung như A320, A321 và tương đương, cảng hàng
không đạt tiêu chuẩn cấp 4C và sân bay quân sự cấp 2. Xác định rõ Cảng hàng không Liên Khương có
vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, chính trị của Lâm Đồng cũng như của cả khu vực
Phía Nam Tây Nguyên nên Cục hàng không Việt Nam, Cụm cảng hàng không miền Nam đã triển khai
đầu tư Dự án xây dựng mới đường hạ cất cánh dài 3.250 m, rộng 45 m, cải tạo đường hạ cất cánh hiện
hữu thành đường lăn, sân đậu máy bay có sức chứa 6-8 máy bay loại tầm trung để phục vụ các loại
máy bay B.767, A.320, A.321. Đến nay một phần công trình đã được đưa vào khai thác trong quý 3
năm 2006. Để đồng bộ cơ sở hạ tầng cảng hàng không Liên Khương, hiện nay Cụm cảng hàng không
miền Nam cũng đang khẩn trương triển khai Dự án xây dựng nhà ga hành khách mới tại đây dự kiến
được bố trí thành 2 cao trình tách biệt, phục vụ cả hành khách quốc tế và quốc nội. Ga quốc tế và quốc
nội nằm về 2 cánh của nhà ga, có tổng diện tích là 12.330 m2 để đảm bảo đến năm 2025, Cảng hàng
không Liên Khương đáp ứng phục vụ công suất 2.500.000 hành khách/năm. Gần đây nhất cụm cảng
hàng không sân bay miền Nam đã công bố quyết định của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt qui hoạch
tổng thể cảng hàng không sân bay Liên Khương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Theo đó,
sân bay Liên Khương sẽ được đầu tư để đạt đến cấp 4D theo mã chuẩn của Tổ chức Hàng không dân
dụng quốc tế với chức năng là cảng hàng không dân dụng cùng quân sự. Đến năm 2015, sân bay Liên
Khương sẽ đón máy bay tầm trung như A 320, A 321, ATR72, Fokker 70...; và tại giờ cao điểm có thể
tiếp nhận đến bốn máy bay với 800 hành khách; và đến năm 2025 là bảy máy bay với 1.300 hành
khách...
2.2.3.2. Vật chất kỹ thuật
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch: hơn 680 cơ sở. Trong số này chỉ có 48 khách sạn đạt tiêu chuẩn
từ 1 đến 5 sao. Các cơ sở lưu còn lại phát triển một cách tự phát, có quy mô nhỏ, thiếu tính chuyên
nghiệp, thiếu các điều kiện cơ bản để kinh doanh lưu trú. Khả năng sức chứa khách du lịch đến thời
điểm này là trên 40.000 khách/ngày - đêm và theo kế hoạch thì hết năm 2008 sẽ có khoảng 850 cơ sở
lưu trú với sức chứa xấp xỉ 450.000 khách/ngày - đêm. Sắp tới thành phố chắc chắn sẽ không còn hiện
tượng không có phòng nhưng chất lượng dịch vụ ở các khách sạn từ đạt chuẩn đến 1 sao (chiếm
khoảng 80% cơ sở lưu trú) thì lại có vấn đề. Hầu hết khách du lịch chỉ tập trung vào những dịp lễ tết
nên khách du lịch đến Đà Lạt tập trung theo mùa, không rải rác cả năm. Chính vì lẽ đó chất lượng của
các cơ sở lưu trú (từ nhà nghỉ đến khách sạn 1 sao) rất kém. Tiện nghi không đủ, chất lượng phòng
xấu. Do đó cần phải có sự điều chỉnh sao cho phù hợp, việc cấp phép cho các cơ sở lưu trú không đạt
chuẩn cần phải ngừng lại. Nâng cấp các cơ sở lưu trú hiện tại.
Các khu tham quan, điểm du lịch: Có 66 khu tham quan, điểm du lịch. Nhìn chung hệ thống này
vẫn chưa đáp ứng tốt các nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách.
Công tác xây dựng chưa được tiến hành một cách đồng bộ. Hiện nay, có một vấn đề đối với di
lịch Thành phố Đà Lạt đó là sự xuống cấp của các điểm du lịch, nhất là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
cho công tác du lịch. Mắc dù hầu hết các điểm du lịch đều có sự thay đổi hiện đại hơn so với trước kia,
nhưng chính hiện đại hơn lại khiến cho các điểm này mắc phải những lỗi không chấp nhận được đó là
đội ngũ cán bộ quản lý, phục vụ yếu kém, thiếu năng lực chuyên môn. Kết hợp thêm với ý thức của
khách du lịch chưa thật cao. Chính lý do đó đã làm cho các điểm du lịch tại thành phố đang có chiều
hướng xấu đi. Đó là hiện trạng hầu như gần hết đối với các điểm. Chỉ có một số điểm được đánh giá
tốt, cả trong công tác qui hoạch, quản lý, ví dụ như Thác Đatanla, Hồ Đa Thiện, Thung lũng tình yêu,
Thác Pren. Tại các điểm này cả công tác quản lý và công tác qui hoạch, cách thức làm việc của nhân
viên phục vụ,… được đánh giá rất tốt. Đó cũng là tiêu chí đòi hỏi các điểm du lịch khác phải noi theo.
Thông tin liên lạc:
Mạng lưới thông tin liên lạc của Thành phố Đà Lạt phát triển nhanh và hiện đại cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu. Đến nay hệ thống các bưu điện, bưu cục phủ kín cơ bản các địa bàn toàn thành phố, phục
vụ kịp thời nhu cầu thông tin trong và ngoài nước của nhân dân. Trong đó có 2 bưu điện lớn của toàn
tỉnh Lâm Đồng đặt tại Thành phố Đà Lạt đó là Bưu điện trung tâm: Địa chỉ: Số 16 Trần Phú và Bưu
điện Thành phố Đà Lạt: Số 60 Phù Đổng Thiên Vương.
Bảng 2.1. Số bưu cục ở Thành phố Đà Lạt phân theo cấp độ
Đơn vị: cái
Năm Số bưu cục
trung tâm
Số bưu cục
quận huyện
Số bưu cục
khu vực
2000 1 10 30
2003 1 10 30
2004 1 10 30
2005 2 13 27
2006 2 13 44
2007 2 13 44
(Nguồn: Niên giám thống kê Lâm Đồng, 2007)
Bảng 2.2. Số điện thoại của Tỉnh Lâm Đồng và Thành phố Đà Lạt
từ 2000 - 2007
Đơn vị: cái
Điện thoại cố định Điện thoại di động
Năm
Lâm Đồng Đà Lạt % Lâm Đồng Đà Lạt %
2000 41.484 16.750 40,4 3.933 2.552 64,9
2004 96.270 34.600 35,9 27.584 12.544 45,5
2005 107.442 35.014 32,6 88.152 36.049 40,9
2006 141.506 45.953 32,5 230.007 99.134 43,1
2007 183.915 58.860 32,0 546.056 234.779 43,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Lâm Đồng, 2007)
Qua hai bảng số liệu trên cho thấy sự tăng trưởng của hệ thống thông tin liên lạc tại Thành phố
Đà Lạt là rất nhanh từ bưu cục cho đến cả thuê bao cố định lẫn thuê bao di động. Thông tin liên lạc đã
có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm, hệ thống thông tin đã gần như đến từng xã, đảm bảo cho nhu cầu
thông tin cho người dân địa phương cũng như cho khách du lịch. Đó cũng là hệ quả tất yếu mà một
phần là do du lịch đem lại. Nhất là đối với một thành phố Đà Lạt – Thành phố du lịch.
2.2.4. Các dự án đầu tư
Có rất nhiều dự án đầu tư có triển vọng nhằm phát triển du lịch ở thành phố Đà Lạt, đáng chú ý
hiện nay có những dự án sau:
Dự án 1: Khu du lịch tổng hợp Hồ Tuyền Lâm: Chủ đầu tư là Sở Du lịch - Thương mại Lâm
Đồng. Đầu tư xây dựng từ năm 1998 được Viện nghiên cứu Phát triển du lịch Việt Nam lập và được
các cơ quan hữu quan góp ý thông qua.
Mục tiêu đầu tư: Xây dựng khu du lịch sinh thái, văn hóa, thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng,
tham quan, vui chơi giải trí,...
Địa điểm thực hiện: Hồ Tuyền Lâm – Đà Lạt; Tổng diện tích: 1.443 ha.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm:
+ Hệ thống giao thông đối ngoại: đường từ đèo Prenn (quốc lộ 20 – TP. Hồ Chí Minh) rẽ trái 2
km là đến hồ; đường Dinh 3 xuống hồ dài 6 km – cấp IV đến khu vực thác Bảo Đại thuộc khu du lịch
hồ Tuyền Lâm
+ Hệ thống giao thông đối nội: đường vòng quanh hồ dài 66 km; đường đi bộ trong khu du lịch
dài 26 km; hệ thống cáp treo dài 2,3 km; du thuyền trên mặt hồ.
+ Hệ thống điện dự kiến xây dựng 5 trạm hạ thế 1.200KVA.
- Hệ thống nước: nguồn nước sạch Thành phố công suất 900 - 1.260 m3/ngày đêm.
- Khu vực phủ sóng điện thoại di động và điện thoại cố định.
Quy mô/sản phẩm dự án: Xây dựng các khu du lịch, vui chơi giải trí gồm:
- Khu trung tâm dịch vụ công cộng (khu đón tiếp, khu thể thao, vui chơi giải trí, khu cắm trại,
khu nhà nghỉ, khách sạn (300 - 400 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 - 4 sao), khu câu cá, khu cây xanh
và nuôi thú, khu tham quan thiên nhiên hoang dã, du lịch trên mặt nước,...
- Dự báo lượng khách đến khu du lịch: (từ năm 2005 - 2010).
+ Khách tham quan: 430.000 - 500.000 khách/năm
+ Khách lưu trú: 48.000 - 160.000 khách/năm.
Hình thức đầu tư: Liên doanh, liên kết hoặc 100% vốn nước ngoài.
Tổng vốn đầu tư dự kiến: 100.000.000USD
Dự án 2: Khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Hồ Xuân Hương: Chủ đầu tư là Ủy ban nhân
dân tỉnh Lâm Đồng. Đầu tư xây dựng từ năm 1998 được Viện nghiên cứu Phát triển du lịch Việt Nam
lập và được các cơ quan hữu quan góp ý thông qua.
Mục tiêu đầu tư: Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, du lịch thể thao trên mặt
nước.
Địa điểm thực hiện: Trung tâm thành phố Đà Lạt, tổng diện tích: 40 ha. Trong đó: khu vui
chơi giải trí: 10 ha
- Hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi: đường giao thông cấp IV miền núi vòng quanh hồ dài 8 km.
- Hệ thống điện: đang sử dụng hệ thống điện lưới chung của Thành phố.
- Cấp nước: đang sử dụng hệ thống nước sạch của Thành phố.
- Thông tin thuận tiện, gần bưu điện trung tâm.
Quy mô/sản phẩm dự án: Xây dựng cụm biệt thự, khách sạn với quy mô vừa và nhỏ đạt tiêu
chuẩn quốc tế 2 – 3 sao phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng của khách du lịch;
xây dựng khu vui chơi giải trí với các loại hình mới như khinh khí cầu; đua thuyền thể thao,...
Dự báo công suất phòng từ 60 – 70% trên tổng số 100 – 150 phòng.
Hình thức đầu tư: Trong nước, liên doanh, liên kết hoặc 100% vốn nước ngoài.
Tổng vốn đầu tư dự kiến: 15.000.000USD
Tổng vốn đầu tư dự kiến: 8.000.000USD
2.2.5. Đánh giá chung
Thành phố Đà Lạt, một thành phố cao nguyên xinh đẹp là nguồn cảm hứng vô tận đối với du
khách trong và ngoài nước. Thành phố Đà Lạt vốn nổi tiếng không chỉ vì khí hậu mát mẻ trong lành,
cảnh quan thiên nhiên thơ mộng đầy hoa và màu xanh vô tận của những đồi thông với rừng, thác, suối,
hồ mà thành phố Đà Lạt hấp dẫn du khách còn vì môi trường xã hội lành mạnh với nhịp sống nhẹ
nhàng dễ chịu, con người luôn thân thiện, hiền hoà, mến khách thường để lại những ấn tượng đẹp trong
lòng người bốn phương.
Thành phố Đà Lạt từ lâu đã là một trung tâm du lịch của cả nước và được nhiều nước trên thế
giới biết đến. Trong những năm gần đây du lịch thành phố Đà Lạt đã có những bước phát triển mới,
xuất hiện những tín hiệu vui, du khách ngày càng tấp nập hơn, thu hút đầu tư trong và ngoài nước ngày
càng lớn, nhiều sản phẩm du lịch mới ra đời, với hàng loạt các khu du lịch, khách sạn, điểm vui chơi
giải trí được hình thành, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Về hệ thống cơ sở lưu trú nếu năm 2000 toàn thành phố có 384 cơ sở lưu trú trong đó có 18
khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1-5 sao thì đến nay toàn thành phố đã có 680 cơ sở lưu trú phát triển tương
đối nhanh, với 48 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1-5 sao; 66 khu, điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử - văn hoá, hồ, thác; 18 hãng lữ hành nội địa và quốc tế đang hoạt động sôi nổi đưa khách đi trong
nước, ra nước ngoài và đón khách về. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch,
tốc độ tăng trưởng của hệ thống cơ sở lưu trú trong những năm qua đã cho ta thấy được rằng nhu cầu
du lịch tại thành phố Đà Lạt ngày một tăng hơn.
Nhịp độ tăng trưởng phát triển đều trong nhiều năm, lượng khách và doanh thu đều đạt năm sau
cao hơn năm trước, tính từ năm 2005 – 2007 đã đón và phục vụ cho hơn 4.084.042 lượt khách; trong
đó có hơn 380 ngàn lượt khách quốc tế. Thu nhập xã hội từ du lịch trong 5 năm đạt hàng ngàn tỷ đồng,
tạo việc làm cho hơn 5 ngàn lao động trực tiếp và gần 10 ngàn lao động gián tiếp, du lịch thành phố Đà
Lạt đã tham gia kích thích một số ngành khác cùng phát triển.
Qua các phân tích nói trên có thể thấy thành phố Đà Lạt là một thành phố có nhiều tiềm năng để
phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái song các tiềm năng to lớn của thành phố Đà Lạt vẫn chưa
được khai thác một cách tương xứng và đang có chiều hướng phát triển không bền vững.
Trên thực tế đã xuất hiện những mâu thuẫn giữa con người với thiên nhiên và những bất cập
mới trong môi trường xã hội, đã làm giảm đi ít nhiều những hình ảnh vốn rất đẹp, thơ mộng của thành
phố Đà Lạt trong tấm trí của mọi người.
Nó thể hiện thông qua sự khai thác một cách triệt để, không quy hoạch, không cải tạo, gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên. Việc khai thác khoáng sản ngay tại
điểm, khu du lịch, khai thác du lịch không đi kèm với bảo vệ môi trường đã khiến môi trường du lịch
thành phố Đà Lạt ngày càng xuống cấp. Các cảnh quan thiên nhiên đôi khi bị cải tạo quá nhiều, nó làm
mất vẻ tự nhiên, hùng vĩ. Ví dụ: Nếu như trước đây ta có thể xem thác Cam Ly là biểu tượng của thành
phố Đà Lạt thì ngày nay khi đến điểm này có thể thấy rằng điểm này gần như không còn khách. Lý do
chính là thác đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, mùi hôi thối do rác thải, nước thải đã khiến điểm du lịch này
ngày càng mất khách.
Do đó đòi hỏi không chỉ thành phố Đà Lạt mà cả các ngành có liên quan của tỉnh phải hợp trí,
hợp sức cùng nhau khắc phục làm cho thành phố Đà Lạt đẹp đáng yêu và trở thành thiên đường du lịch
trong tương lai.
Với chính sách thu hút đầu tư của tỉnh đang mở ra triển vọng lớn cho du lịch thành phố Đà Lạt
phát triển, với chủ trương tích cực đào tạo nguồn nhân lực, với các đề án xây dựng môi trường du lịch
để du lịch thành phố Đà Lạt phát triển bền vững và với những tín hiệu mới; cho chúng ta hy vọng
ngày mai thành phố Đà Lạt sẽ thực sự đẹp, sản phẩm du lịch thành phố Đà lạt sẽ đa dạng, cao cấp và
du lịch thành phố Đà Lạt sẽ phát triển ngang tầm với thành phố du lịch đã có thương hiệu từ lâu.
2.3. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt
2.3.1. Khách du lịch
Hàng năm, lượng du khách đến thành phố Đà Lạt đều tăng. Lượng du khách đến thành phố Đà
Lạt năm 2004 là 1.350.000 lượt khách (Nguồn: Sở Thương mại Du lịch Lâm Đồng), tăng 17,4% so với
năm 2003. Trong đó, khách quốc tế chỉ có 135.000 lượt, khách nội địa là 1.215.000 lượt.
Theo số liệu tổng hợp đến hết năm 2006, lượng du khách đến địa phương là 1.848.000 lượt
khách, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2005. Cơ cấu khách cũng thay đổi nhưng theo hướng kém hấp
dẫn hơn: tỷ lệ tăng của du khách nội địa cao hơn tỷ lệ tăng của khách nước ngoài.
Bảng 2.3. Số du khách đến Đà Lạt giai đoạn 2000 – 2006
Đơn vị: Người
Năm Tổng số khách Nội địa Quốc tế
2000 1.034.175 962.693 71.482
2001 1.098.458 1.012.999 78.581
2002 1.198.750 1.113.291 85.459
2003 1.217.756 1.152.289 65.467
2004 1.350.000 1.215.000 135.035
2005 1.457.000 1.349.970 107.030
2006 1.848.000 1.753.967 94.043
(Nguồn:Niên giám thống kê Lâm Đồng, 2007)
Như vậy, hầu hết du khách đến thành phố Đà Lạt là khách nội địa, chiếm 94% tổng lượng
khách. Hiện nay, chưa có cuộc điều tra chính thức nào của ngành du lịch về du khách nước ngoài đến
thành phố Đà Lạt. Theo thống kê từ các công ty du lịch của địa phương, du khách nước ngoài đến địa
phương chủ yếu là dưới hình thức tự túc, riêng lẻ. Đây cũng chính là một lý do khiến cho việc thống kê
và điều tra về du khách nước ngoài đến địa phương gặp nhiều khó khăn.
Bảng 2.4. Lượng khách quốc tế đến Đà lạt giai đoạn 2000 - 2007
Đơn vị: nghìn người
Năm Cả nước Thành phố Đà Lạt Tỉ lệ %
2000 2140 70 3,27
2001 2300 78 3,39
2002 2628 85 3,23
2003 2429 65 2,67
2004
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVDLDLH014.pdf