MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục.1
Bảng danh mục nội dung phụ lục .4
Danh mục các bảng và biểu đồ.5
Dẫn nhập .6
MỞ ĐẦU .8
1. Lý do chọn đề tài .8
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.9
3. Mục đích nghiên cứu .11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .12
5. Phương pháp nghiên cứu.13
6. Đóng góp mới của luận văn.15
7. Bố cục luận văn .16
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LỄ HỘI VÀ ĐIỀU KIỆN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ.18
1.1. Tổng quan về du lịch lễ hội .18
1.1.1. Lễ hội và du lịch lễ hội .18
1.1.1.1. Lễ hội .18
1.1.1.2. Du lịch Lễ hội .25
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch lễ hội .26
1.1.2.1. Thời gian và địa điểm tổ chức.26
1.1.2.2. Hình thức tổ chức.27
1.1.2.3. Nội dung lễ hội.27
1.1.2.4. Sự tham gia của cộng đồng địa phương.28
188 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 99 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u, đố chữ, kéo co, đập om, nhảy dây
Kết hợp tổ chức các hình thức sinh hoạt sân khấu dân gian như: Hò đối đáp,
diễn tuồng, thi hát ru, bài chòi
Tổ chức các sinh hoạt mang tính cộng đồng như: Đua thuyền, thi nấu cơm,
thả đèn trời, đèn hoa đăng...
Huế chứa đựng cả giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nên việc tổ
chức du lịch lễ hội có nhiều điều kiện thuận lợi. Với bề dày văn hóa của vùng đất
cố đô tạo nên kho tàng văn hóa lễ hội đa dạng, phong phú đặc sắc. Các cơ quan
quản lý nhà nước cần tiến hành thống kê đánh giá hiệu quả của các hoạt động lễ
hội đã từng tổ chức để có nguồn đầu tư kinh phí thích đáng cho việc nghiên cứu,
82
tổ chức, thực hiện hoạt động lễ hội góp phần làm phong phú đa dạng cho sản
phẩm du lịch lễ hội.
Tại địa phương, các cơ quan như Sở văn hóa Thể thao và Du lịch, Trung
tâm xúc tiến thông tin du lịch, hiệp hội du lịch lữ hành cần có sự phối kết hợp
chặt chẽ. Thành lập tiểu ban chuyên trách các vấn đề về du lịch lễ hội gồm các
bộ phận như nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm, quảng cáo tiếp thị, tổ
chức thực hiện, kiểm soát đánh giá
Để lễ hội thực sự là di sản, là sản phẩm du lịch văn hóa quý giá, nguồn tài
nguyên du lịch nhân văn cho du lịch, khi tổ chức cần phải tôn trọng giá trị văn
hóa đích thực của lễ hội và lễ hội phải mang đầy đủ ý nghĩa, không thể tổ chức
phần lễ quá rườm rà mà thiếu đi phần hội dành cho công chúng, cho du khách
tạo ra sự tẻ nhạt cho người tham gia lễ hội.
3.2.2. Giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lễ hội
Cần có chiến lược đầu tư lâu dài cho việc bảo tồn, nghiên cứu và phát triển
du lịch lễ hội. Ưu tiên đầu tư triển khai các chương trình dự án trọng điểm cho
du lịch lễ hội. Hoạt động lễ hội là nhằm phục vụ cho đời sống tinh thần của cộng
đồng người dân địa phương, xét về mặt kinh tế đây là hoạt động văn hóa thể hiện
đời sống sinh hoạt thể hiện tâm tư, ước vọng tình cảm của người dân địa phương,
không đặt nặng về kinh tế. Trong khi du lịch là một ngành kinh tế. Hoạt động du
lịch coi trọng vấn đề doanh thu. Việc kết hợp giữa du lịch và lễ hội cần có tổ
chức ban ngành đứng ra chuyên trách để đề ra các chủ trương chính sách, kế
hoạch phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động văn hóa và du lịch. Có như vậy mới
nhận được sự đầu tư và hoạt động có hiệu quả.
Một lễ hội diễn ra, đó mới chỉ là phần thô, cần có gọt dũa về nội dung, hình
thức chương trình để giúp cho những giá trị văn hóa của lễ hội được tỏa sáng.
83
Đây là điều không phải dễ dàng do lễ hội là của cộng đồng địa phương, hình
thành lâu đời từ tập quán sinh hoạt của người dân, do vậy một tổ chức chuyên
trách là cầu nối để tạo nên sự hài hòa giữa lợi ích du lịch, lễ hội và nhu cầu của
khách du lịch là điều cần thiết.
Sự đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho du lịch lễ hội để thu được hiệu quả
kinh tế một phần phụ thuộc vào năng lực khai thác loại hình du lịch lễ hội. Tuy
nhiên khi tính toán đến lợi ích kinh tế cần gắn với các lợi ích văn hóa. Muốn đạt
hiệu quả về kinh tế thì cần có sự đầu tư. Vấn đề đặt ra là khi nhà đầu tư cho du
lịch lễ hội nhưng sản phẩm du lịch lại dẽ bắt chước, vì vậy phải tính toán để đem
đến lợi ích cho nhà đầu tư. Tránh việc người đầu tư thì ít nhưng khi thấy rõ lợi
ích thì có nhiều người lại ngảy vào khai thác.
Đầu tư cũng cần có kế hoạch và đầu tư toàn diện. Đầu tư cho nguồn nhân
lực đây là sự đầu tư thường xuyên. Đầu tư về công nghệ, phương pháp quản lý tổ
chức lễ hội. đầu tư về máy móc cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật... Khi đầu tư cần
có kế hoạch lập dự án và có sự chọn lựa lễ hội để đầu tư đảm bảo cho chương
trình du lịch lễ hội đạt hiệu quả.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có sự tham gia của nhiều cơ quan ban
ngành, nhiều đơn vị và lợi ích từ du lịch mang lại không chỉ cho một cá nhân hay
đơn vị tổ chức nào. Chính vì vậy sự đầu tư cần chung tay của tất cả các thành
phần, tùy theo năng lực, thẩm quyền, thế mạnh của mỗi thành phần để đầu tư.
Chẳng hạn:
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể đây là chính quyền thành phố
thông qua cơ quan chức năng đó là Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch có thể đầu
tư vào sự quảng bá về lễ hội, du lịch lễ hội, có các chính sách ưu đãi, cơ chế ưu
tiên cho hoạt động du lịch lễ hội.
84
Đối với các công ty doanh nghiệp du lịch cũng cần sự đầu tư cho du lịch lễ
hội. Ngoài việc đầu tư trực tiếp kinh phí dưới hình thức nhà tài trợ cho các lễ hội
tiêu biểu để đưa vào các chương trình du lịch đảm bảo cho các lễ hội được duy
trì và phát triển thì việc đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị, hạ tầng dịch vụ
cũng cần quan tâm. Hơn thế nữa đầu tư cho chính nguồn lực của doanh nghiệp
đó chính là nguồn nhân lực những người sẽ tổ chức và thực hiện các chương
trình du lịch lễ hội như các nhà điều hành, những hướng dẫn viên du lịch
Các nhà đầu tư có thể khác nhau về mục tiêu và động cơ đầu tư do vậy cần
có cơ chế hoạt động, thể chế chung và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành
để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích văn hóa.
Hoạt động du lịch lễ hội cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận, nhiều thành
phần tham gia từ các cơ quan văn hóa, các doanh nghiệp du lịch, các đơn vị, cá
nhân đại diện cho nhóm cộng đồng là người trực tiếp tổ chức và quản lý thực
hiện lễ hội do vậy việc đầu tư cũng nên quy về một đầu mối để thuận tiện trong
việc tổ chức và quản lý. Hơn thế nữa cần xác định cụ thể nhiệm vụ của từng bộ
phận để hoạt động được tiến hành có hiệu quả.
3.2.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trường du lịch lễ hội
Tiến hành xây dựng các chương trình du lịch lễ hội, không ngừng đánh giá
rút kinh nghiệm. Thường xuyên tiến hành các hội nghị, hội thảo rút kinh nghiệm,
chia sẻ, trao đổi thông tin biện pháp và kinh nghiệm phát triển du lịch lễ hội.
Giá trị sức hấp dẫn của loại hình du lịch lễ hội đó là những chương trình cụ
thể, với những chương trình giới thiệu được nét độc đáo, mang đậm bản sắc văn
hóa của địa phương thông qua hình thức tổ chức, nội dung và các yếu tố liên
quan đến sinh hoạt của lễ hội. Lễ hội được chọn lựa kỹ càng, nội dung hình thức
cô đọng. Cách tổ chức một chương trình du lịch lễ hội, chú ý đến không gian,
thời gian của lễ hội phù hợp với nhu cầu của khách du lịch.
85
Các chương trình du lịch lễ hội phải được đầu tư từ việc khảo sát thị trường
khách, nhu cầu của khách, đến việc xem xét lễ hội đó có những giá trị nào nổi
bật để giới thiệu đến du khách. Xem xét lễ hội đó có được tổ chức thường xuyên
hay không, mức độ thu hút của lễ hội. Thông qua lễ hội có chuyển tải được
những giá trị văn hóa, cảm xúc thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu của khách hay không.
Cần thường xuyên tiến hành kiểm tra đánh giá và hoàn thiện sản phẩm du
lịch gắn với các lễ hội cụ thể đang tồn tại, làm đa dạng hóa các sản phẩm để phù
hợp với các nhu cầu khác nhau của du khách.
Trong sự cạnh tranh với các sản phẩm du lịch khác, các chương trình du
lịch lễ hội cũng cần tính toán sự hợp lý về giá thành, về thời gian và đảm bảo sự
kết hợp trong chương trình du lịch lễ hội gắn với các yếu tố khác như tham quan
điểm di tích văn hóa lịch sử, giao lưu với người dân địa phương hay tìm hiểu về
những khía cạnh mà khách quan tâm. Đảm bảo tính phù hợp, tiết kiệm, đa dạng
của sản phẩm.
Để xúc tiến du lịch lễ hội, các sản phẩm phục vụ cho du lịch lễ hội cũng cần
được chuẩn hóa chất lượng. Cần phải rà soát, đánh giá, lựa chọn trong sự đa
dạng phong phú của lễ hội để có được những sản phẩm đặc sắc có sức thu hút
mạnh mẽ khách du lịch.
3.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch lễ hội
Để phát triển du lịch lễ hội, nhân lực là yếu tố quan trọng cho sự thành công
khi tổ chức và thực hiện. Việc đầu tư cho du lịch lễ hội không chỉ dừng lại ở đầu
tư vật lực, cơ sở vất chất kỹ thuật mà đầu tư cho nguồn nhân lực cũng cần quan
tâm. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu đáp ứng nhu cầu về tổ chức
quản lý lễ hội. Nhân lực ở đây bao gồm nguồn nhân lực chuyên nghiệp và không
chuyên nghiệp. Từ các nhà quản lý, nhà tổ chức, nhân viên điều hành, nhân viên
86
thực hiện và cả cộng đồng dân cư địa phương những người tham gia trực tiếp
hay gián tiếp vào hoạt động của du lịch lễ hội. Việc đào tạo, bồi dưỡng không
những về kiến thức mà còn chú trọng đến chuyên môn nghiệp vụ và thái độ phục
vụ, nhận thức của mọi người đối với loại hình du lịch này.
Muốn có nguồn nhân lực tốt, cần phải được đào tạo. Thường xuyên mở các
lớp, các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kiến thức cho những đối tượng
tham gia vào hoạt động du lịch lễ hội góp phần nâng cao công tác chuyên môn
cho nhà quản lý, người tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch lễ hội cũng
như các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch lễ hội. Tạo điều kiện cho
những nòng cốt có thể tham gia trải nghiệm học tập kinh nghiệm về tổ chức du
lịch lễ hội ở trong và ngoài nước qua các chuyến tham quan, tham dự các hội
thảo, hội nghị chuyên đề du lịch và lễ hội.
3.2.5. Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch lễ hội
Trước hết cần xác định du lịch lễ hội là loại hình du lịch văn hóa hấp dẫn tại
Huế. Để tuyên truyền quảng bá tốt về du lịch lễ hội, đầu tiên hết là cần có sản
phẩm. Cần xúc tiến đẩy mạnh nghiên cứu các lễ hội có thể phục vụ cho hoạt
động du lịch từ đó xây dựng nên các chương trình du lịch lễ hội. Việc tuyên
truyền quảng bá cần tiến hành song song, quảng bá tuyên truyền về lễ hội và
quảng bá tuyên truyền, bán các chương trình du lịch lễ hội. Việc quảng bá tuyên
truyền không chỉ nhằm mục đích giới thiệu về lễ hội để khách biết mà còn phải
tạo được sức lôi cuốn khách đến với lễ hội.
Thực trạng hiện nay hoạt động lễ hội và du lịch lễ hội còn chưa có được sự
kết hợp chặt chẽ. Thông tin về lễ hội còn sơ sài chưa được chú trọng. Việc tuyên
truyền quảng bá mới thiên về giới thiệu các lễ hội, chưa chú trọng khai thác lễ
hội để phục vụ cho du lịch. Đối với khách du lịch để đặt hàng một chương trình
87
du lịch lễ hội không phải dễ do hoạt động này bị động, mang tính chất phụ thuộc
vào thời điểm, không gian tổ chức lễ hội. Để khắc phục nhược điểm đó cần có
các cuộc khảo sát điều tra, tính toán lập kế hoạch xây dựng các chương trình du
lịch lễ hội. Các chương trình này cần lên kế hoạch trước cả năm, có sự hệ thống
hóa về các chương trình du lịch lễ hội, các lễ hội với thông tin về thời gian, địa
điểm, hình thức, nội dung lễ hội cũng như những sự kiện đặc sắc nổi bật của lễ
hội có như vậy mới chủ động trong việc giới thiệu và tuyên truyền quảng bá.
Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phải được tiến hành mọi lúc, mọi
nơi trên tất cả các phương tiện từ sân bay, nhà ga đến phương tiện thông tin đại
chúng như trang mạng, báo, dài, truyền hình đây là công việc không dành
riêng cho ngành du lịch, ngành văn hóa mà đòi hỏi sự chung tay của mọi cơ
quan, mọi phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông cũng như tất cả tầng
lớp mọi người trong xã hội.
Khách đến tham gia lễ hội đa dạng, từ nhiều nơi khác nhau nên cần chú
trọng tuyên truyền quảng bá không những trong địa phương mà cả ngoài địa
phương, không những trong nước mà ra ngoài nước thông qua các hội chợ triển
lãm, các cuộc trưng bày giao lưu với các nước, thông qua các con đường ngoại
giao các sinh hoạt văn hóa giao lưu. Để thực hiện tốt điều này cần có các sách
lược, chiến lược trong quảng bá truyền thông. Các nhà quản lý, các đơn vị tham
gia vào du lịch lễ hội cần tạo ra các sự kiện nhằm thu hút du khách đến để thực
hiện lồng ghép giới thiệu về loại hình du lịch lễ hội. Cần lưu ý tận dụng phối hợp
lồng ghép tuyên truyền về du lịch lễ hội vào trong các sự kiện khác nhau khi có
điều kiện nhằm đạt hiệu quả về tuyên truyền quảng bá.
3.2.6. Giải pháp bảo tồn văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội
Hoạt động du lịch lễ hội chắc chắn sẽ có những tác động đến các yếu tố văn
hóa trong lễ hội. Vấn đề đó đặt ra trách nhiệm cho những nhà khai thác lễ hội để
88
phục vụ cho du lịch. Như vậy để bảo tồn văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội
cần chú trọng một số vấn đề sau:
Trong công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch lễ hội, không những giới
thiệu về sản phẩm du lịch lễ hội mà cần có những hướng dẫn khách khi tham gia
vào loại hình du lịch đó. Cung cấp cho khách những hiểu biết nhất định trong
ứng xử, giao tiếp cũng như phương thức cảm nhận giá trị của lễ hội. Đảm bảo
chức năng giáo dục trong hoạt động du lịch, ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn
và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội.
Một đối tượng quan trọng góp phần làm nên thành công đó chính là người
dân địa phương. Bản thân họ phải thấy được lợi ích từ hoạt động du lịch lễ hội
để từ đó họ có ý thức bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của địa phương mình.
Đơn vị du lịch cũng cần chia sẻ lợi ích từ hoạt động kinh doanh và tổ chức du
lịch lễ hội đến cộng đồng địa phương để khuyến khích người dân địa phương
cùng tham gia vào hoạt động du lịch qua các hành động cụ thể như thể hiện cử
chỉ thân thiện, giữ gìn vệ sinh, văn minh trong giao tiếp và mua bán hàng hóa
với du khách
Khai thác lễ hội phục vụ cho du lịch cần đứng trên quan điểm giữ gìn, bảo
tồn để phát triển. Cần trách tình trạng tận thu, khai thác triệt để vì mục đích kinh
doanh mà làm tổn hại đến những giá trị văn hóa vốn có.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Cần có giải pháp đồng bộ, có sự phối hợp giữa việc quản lý của nhà nước,
địa phương, giữa các cơ quan quản lý văn hóa và du lịch. Có các chính sách
khuyến khích sự tham gia tính cực của cộng đồng địa phương. Chú ý khai thác
89
các lễ hội cho du lịch cần trên tinh thần tôn trọng những giá trị văn hóa truyền
thống của lễ hội.
Chú trọng phối hợp và khai thác các chương trình du lịch lễ hội với việc
giới thiệu các giá trị văn hóa của vùng đất cố đô. Kết hợp tổng hòa du lịch lễ hội
với du lịch tâm linh, tham quan các di tích văn hóa lịch sử.
Tăng cường nâng cao chất lượng lễ hội qua việc thanh tra, kiểm soát, đánh
giá và thường xuyên điều chỉnh các hoạt động du lịch lễ hội để vừa đáp ứng nhu
cầu của khách du lịch vừa đảm bảo việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.
Hoàn thiện các văn bản pháp quy, xây dựng cơ chế hoạt động cho việc
phát triển loại hình du lịch lễ hội.
Chú trọng đầu tư trên tất cả các mặt từ nguồn nhân lực, điều kiện vật chất
cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến tăng cường hoạt động xúc tiến công tác truyên truyền
quảng bá cho các hoạt động du lịch lễ hội.
Chú trọng cho phát triển du lịch văn hóa, du lịch lễ hội bằng các hoạt động
thiết thực như tận dụng mọi cơ hội để giới thiệu tiềm năng du lịch văn hóa của
địa phương, trong đó nhấn mạnh sức hấp dẫn của lễ hội, du lịch lễ hội. Khuyến
khích kêu gọi sự đầu tư cho tổ chức lễ hội và du lịch lễ hội thông qua các sự kiện
trong và ngoài nước. Có chính sách ưu đãi cho đầu tư vào du lịch lễ hội.
3.3.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch
Xác định du lịch lễ hội là một trong nhữn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_phat_trien_du_lich_le_hoi_tai_hue.pdf