Luận văn Nghiên cứu phát triển làng Cổ Phước Tích nhằm phục vụ du lịch ở Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Danh mục các chữ viết tắt. iv

Danh mục các sơ đồ .v

Danh mục các hình. vi

Danh mục các bảng . vii

Mục lục. viii

MỞ ĐẦU.1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .2

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.3

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.3

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN.4

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .5

CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .5

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH.5

1.1.1. Khái niệm về du lịch .5

1.1.2. Các loại hình du lịch .6

1.1.3. Tài nguyên du lịch.8

1.1.3.1. Nhu cầu và động cơ du lịch.17

1.1.3.2. Sản phẩm du lịch.18

1.1.3.3. Đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch .20

1.1.4. Nhu cầu du lịch và thị trường du lịch.21

1.1.4.1. Nhu cầu du lịch .21

1.1.4.2. Thị trường du lịch .21

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

PHỤC VỤ DU LỊCH .23

1.2.1. Xu hướng phát triển của hoạt động du lịch hiện đại và phát triển làng nghề

truyền thống .23

1.2.2. Mối quan hệ giữa làng nghề truyền thống và hoạt động du lịch.26

1.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .27

1.3.1. Việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở một số

địa phương và một số nước.27

1.3.2. Ở Việt Nam.32

1.3.3. Ở Phước Tích.32

1.3.3.1. Lịch sử hình thành du lịch ở Phước Tích.33

1.3.3.2. Sản phẩm du lịch ở Phước Tích .34

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG LÀNG PHƯỚC TÍCH .35

PHỤC VỤ DU LỊCH Ở THỪA THIÊN HUẾ TRONG .35

NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY .35

2.1. TỔNG QUAN VỀ LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH.35

2.1.1. Vị trí địa lý, hành chính.35

2.1.2. Các nguồn lực chủ yếu tạo tiền đề để phát triển du lịch ở làng cổ Phước Tích .37

2.1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực.37

2.1.2.2. Khí hậu .37

2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng.37

2.1.2.4. Lịch sử hình thành.38

2.2. TIỀM NĂNG DU LỊCH .41

2.2.1. Tiềm năng du lịch văn hóa.41

2.2.1.1. Không gian kiến trúc.41

2.2.1.2. Làng nghề truyền thống .43

2.2.2. Tiềm năng du lịch sinh thái.44

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH TẠI

LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH.45

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾx

2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỐ LIỆU SƠ CẤP .47

2.4.1. Thiết kế bảng hỏi, điều tra và phân tích số liệu .47

2.4.2. Đặc điểm phiếu điều tra du khách đến làng cổ Phước Tích.48

2.4.3. Đánh giá của du khách về các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch ở

làng cổ Phước Tích.50

2.4.3.1. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha .50

2.4.3.2. Kết quả phân tích nhân tố về phát triển du lịch làng Cổ Phước Tích .52

2.4.3.3. Kiểm định đánh giá của du khách ở các độ tuổi khác nhau về các biến

điều tra.56

2.4.3.4. Phân tích hồi qui để xác định cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá

chung về hoạt động du lịch ở làng cổ Phước Tích.62

2.4.4. Tổng hợp đánh giá của du khách về tiềm năng phát triển du lịch tại LCPT.65

2.5. ĐÁNH GIÁ CỦA LỮ HÀNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA

PHƯỚC TÍCH.67

2.6. TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA LỮ HÀNH VỀ SỰ PHÁT TRIỂN

DU LỊCH TẠI LCPT .68

2.7. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI KHAI THÁC DU LỊCH

TẠI LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH .71

2.7.1.Những thuận lợi trong việc phát triển du lịch tại LCPT .71

2.7.2. Những khó khăn trong việc phát triển du lịch tại LCPT.72

2.7.2.1. Đối với người dân bản địa.72

2.7.2.2. Đối với du khách .73

2.7.2.3 Đối với các lữ hành đưa khách đến LCPT.73

2.7.3. Những khó khăn khác .74

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM.76

PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở PHƯỚC TÍCH.76

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG

PHƯỚC TÍCH PHỤC VỤ DU LỊCH Ở THỪA THIÊN HUẾ .76

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾxi

3.1.1. Dự báo các nhân tố có tác động đến việc khôi phục và phát triển làng nghề

truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên Huế.76

3.1.1.1. Dự báo về các yếu tố kinh tế.76

3.1.1.2. Dự báo về các yếu tố xã hội .77

3.1.1.3. Dự báo về tiến trình đô thị hóa.78

3.1.2. Định hướng và các nguyên tắc, yêu cầu phát triển du lịch tại LCPT .78

3.1.2.1. Quan điểm phát triển.78

3.1.2.2. Mục tiêu và định hướng phát triển du lịch LCPT đến năm 2020 .79

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG LCPT. .82

3.2.1. Giải pháp phát triển tài nguyên du lịch và môi trường .82

3.2.2. Giải pháp xây dựng cơ sở vật chất. .83

3.3.3. Giải pháp giá cả.84

3.3.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực và trật tự.85

3.4. CÁC CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG

GỐM PHƯỚC TÍCH .86

3.5. ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VÀ LỮ HÀNH VỀ DU LỊCH TẠI LCPT.88

3.5.1. Đánh giá của du khách .88

3.5.2. Đánh giá của lữ hành.88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.89

1. KẾT LUẬN.89

2. KIẾN NGHỊ .90

2.1. Đối với Nhà nước.90

2.2. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế.91

2.3. Đối với Ban Quản lý làng Cổ.92

2.4. Với các nhà đầu tư kinh doanh du lịch tại làng Cổ.93

2.5. Với nhân dân tại khu vực làng cổ (Thông qua Mặt trận tổ quốc; Sở Văn hóa,

Thể thao và Du lịch; các Đoàn thể và chính quyền địa phương.).94

TÀI LIỆU THAM KHẢO.95

PHỤ LỤC.98

pdf125 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phát triển làng Cổ Phước Tích nhằm phục vụ du lịch ở Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều câu đối, hoành phi, đồ dùng sinh hoạtcó giá trị lịch sử. Đặc biệt, ở đây có những ngôi nhà còn giữ lại những không gian, cảnh quan yên tĩnh, được giới hạn bởi những hàng tàu chè cắt xén cẩn thận. Đó là nhà bà Lê Trọng Thị Vui (xóm cây Thị), nhà bà Lê Thị Phương (xóm Đình), nhà ông Lương Thanh Hà (xóm cây Thị), nhà ông Lương Thanh Phong (xóm Đình), nhà bà Trương Thị Phú (xóm Đình). Bên cạnh đó hiện có 10 nhà thờ họ, đền miếu được bảo tồn khá tốt như miếu cây Thị có tuổi thọ trên dưới 500 năm. Làng cổ Phước Tích không chỉ giữ lại được những ngôi nhà rường cổ kính mà còn giữ lại được nhiều ngôi miếu cổ, nhà thờ họ với kiến trúc độc đáo, mang giá trị sâu sắc về văn hóa và lịch sử, phản ánh được lịch sử quá trình hình thành và phát triển của Phước Tích. Với hơn 500 năm tồn tại của mình, trải qua bao thời gian thăng trầm của lịch sửnhưng những giá trị ấy vẫn đứng đó, tồn tại để kể câu chuyện về lịch sử cho những thế hệ sau. Du khách đến với Phước Tích không chỉ ấn tượng bởi hệ thống nhà cổ, công trình kiến trúc nhà rường độc đáo, đặc sắc , những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày bằng những sản phẩm gốm nổi tiếng một thời do chính những người dân làm ra mà còn bị lôi cuốn bởi một cảnh quan môi trường trong lành với nhiều đường ngang ngõ dọc được bao bọc bởi những hàng chè tàu cắt tỉa và một thảm cây xanh hoa trái đã cùng thời gian và người dân đây qua hàng trăm năm lịch sử. Có thể khẳng định ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 43 sự hòa quyện những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống hiện có ở làng cổ Phước Tích sẽ cho phép chúng ta xây dựng một bảo tàng ngoài trời, một khu du lịch sinh thái đầy sức hấp dẫn. 2.2.1.2. Làng nghề truyền thống Nhắc tới nghề truyền thống ở Phước Tích, là nhắc đến nghề làm gốm. Xưa kia, cả làng Phước Tích sống bằng nghề gốm, có những lò nung gốm chẳng bao giờ tắt lửa. Xuyên qua thời gian, không gian, lịch sử hàng mấy ngàn năm, nghề làm gốm ở Phước Tích được sử dụng và trang trí trong hoàng cung triều Nguyễn với nhiều cổ vật tinh xảo một thời, nay vẫn được lưu giữ. Đồ gốm Phước Tích có màu ruốc, được các thợ gốm làm dày dặn với độ cứng cao hơn so với các đồ gốm được làm từ những nơi khác. Vị trí làng Phước Tích tiện cho việc thông thương bằng đường thủy đi khai thác nguyên nhiên liệu và chở sản phẩm gốm đi bán. Quanh làng không có đất sét và rất hiếm củi, nhưng theo các gia phả và ký ức của người già thì suốt đời vua Minh Mạng đến đời vua Khải Định, hàng thàng làng phải nộp 30 chiếc “om ngự” cho triều đình Huế làm nấu cơm cho vua, ăn xong vứt bỏ. Do đó làng được đặc ân đi các nơi khai thác những gì cần cho nghề: vào rừng ở Chông Đôộc (nay thuộc Mỹ Duyên cùng xã) lấy củi, sang cồn Giống (thuộc xã Hải Chánh bên Triệu Hải – Quảng Trị) lấy đất sét, sau này cồn Giống không cho lấy đất nữa thì sang Dương Khánh (xã Hải Dương thuộc Triệu Hải) cách xa 30km đường đò. Đất ở Dương Khánh trên là sét, dưới là đât màu nên địa phương muốn cho lấy để có lợi cho canh tác, lại được Phước Tích trả cho sản lượng. Nay vẫn dùng đất Dương Khánh. Sản phẩm truyền thống “đô ộc Phước Tích” có lu (chum), ghè, thạp, thống, om (niêu), bùng binh (ống tiết kiệm), tu huýt (còi) và ông táo nấu chín thành sành không thấm nước (hình 2.2),nào những sản phẩm trên được chở bán từ Nghệ An vào đến tận Nam Bộ. Thời kỳ hưng thịnh cả làng, nhà nhà làm gốm, vài gia đình góp vốn xây lò, cùng thuê thuyền chở sản phẩm ra phá Tam Giang để đi các nơi xa. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 44 Hình 2.2. Sản phẩm gốm Phước Tích 2.2.2. Tiềm năng du lịch sinh thái Về du lịch sinh thái, có thể kể đến điểm đầu tiên là suối nước khoáng nóng Thanh Tân (xã Phong Sơn), nơi đang được đầu tư khai thác nhiều loại hình dịch vụ thu hút đông du khách. Cách đó không xa, trên địa bàn xã Phong Xuân là Khe Gươm, một hồ nước trong mát, nằm chếch về phía Tây chừng 10km là hồ Quau, thác AhDon, thác Khe Me (Phong Mỹ), đã trở thành điểm dã ngoại, tắm mát, nghỉ dưỡng của một số khách từ Huế và trong vùng lân cận. Cách đó theo hướng tỉnh lộ 9 là “thung lũng tình yêu” của Phong Điền nơi có những đồi thông thơ mộng. Xa về phía Tây của xã Phong Mỹ, Phong Xuân là. khu rừng nguyên sinh rộng 42.000 ha đang được xây dựng hình thành khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia.... Dọc theo Quốc lộ 49 ven con sông Ô Lâu là các làng quê ven sông với cảnh quan độc đáo. Tiếp đến là vùng sinh thái rộng lớn cửa sông Ô Lâu, nối liền với vùng đầm phá độc đáo duy nhất có ở Việt Nam (độc đáo từ đặc điểm tiểu vùng khí hậu, cảnh quang thiên nhiên và cuộc sống đặc trưng của cư dân vùng đầm phá , các đặc sản nước ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 45 lợ) và bờ biển Phong Điền trải dài đến 16 1km, có các bãi tắm lý tưởng như Mỹ Hòa – Tân Hội (Điền Môn), Thế Mỹ (Điền Hòa) và bãi tắm Phong Hải Ngoài tiềm năng du lịch sinh thái, Phong Điền còn có các giá trị khác nhau như khu căn cứ địa cách mạng chiến khu Hòa Mỹ, nhiều vết tích văn hóa Việt và văn hóa Chăm cổ tồn tại khá nhiều. Đặc biệt là vệt làng nghề truyền thống dọc ven con sông Ô Lâu. Trong đó có các làng nghề đã trở nên nổi tiếng không chỉ của khu vực miền Trung như làng gốm Phước Tích, làng mộc điêu khắc Mỹ Xuyên, làng đệm Bàng Phò Trạch, làng vàng Kế Môn, do đó từ đường bộ cho đến đường sông, Phong Điền có thiết lập nên các tour du lịch đặc sắc, phong phú về loại hình như tour sinh thái và làng Việt truyền thống, tour du lịch Phong Điền: từ rừng đến biển. trong đó Phước Tích sẽ luôn là “điểm nhấn” quan trọngCác tour này còn có thể nối với Huế bằng đường bộ cũng như bằng đường thủy (sông Ô Lâu – phá Tam Giang – Sông Hương). 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH TẠI LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH Khi mới phát hiện LCPT đã gây được sự chú ý lớn đối với những nhà kiến trúc về những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi vẫn được gìn giữ cẩn thận, trải qua nhiều thăng trầm nắng gió, chiến tranh... cũng từ đó LCPT cũng bắt đầu nhận được sự quan tâm của các công ty đến khảo sát để thực hiện chương trình du lịch tại nơi này. Bằng chứng là tại các kỳ Festival năm 2006 và năm 2008 với chương trình ‘‘ Hương xưa làng cổ’’ đã thu hút sự quan tâm, chú ý nhiều du khách, như vậy, các công ty lữ hành và khách du lịch đã biết đến LCPT. Như đã phân tích ở trên, làng Cổ Phước Tích mang trong mình một tiềm năng du lịch lớn, đặc biệt là du lịch văn hóa. Tiềm năng này được các nhà hoạch định chính sách và kinh doanh du lịch biết đến, cụ thể: - Xét về tiềm năng du lịch của Phước Tích, nhiều hội thảo khoa học (2004) nhiều đoàn nghiên cứu văn hóa, hội kiến trúc sư Việt Nam đã khẳng định rằng Phước Tích là một tiềm năng du lịch lớn cả về du lịch sinh thái lẫn du lịch văn hóa . Tiềm năng này đã được chú ý từ những năm 2003, 2004 đến năm 2007 UBND huyện Phong Điền ban hành quy chế tạm thời bảo tồn và phát triển làng di sản Phước Tích xã Phong Hòa. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 46 Hình 2.3. Sản phẩm gốm trưng bày tại lễ hội “Hương xưa làng cổ” - Tuy hàng chục năm trở lại đây đã bị mai một, đến năm 2006 nghề làm gốm được quan tâm đầu tư khôi phục và trở thành một sản phẩm du lịch trong Festival Huế 2006 đến nay (hình 2.3), thế nhưng trong mỗi mùa Festival nghề gốm được tái xuất sau Festival thì nghề gốm lại đóng cửa không có người làm. - Cũng từ Festival 2006, làng nổi lên rầm rộ với mô hình triển lãm gốm truyền thống và tour “hương xưa làng cổ” nghề gốm của làng có cơ hội được phục hồi, khách du lịch biết đến làng gốm Phước Tích. - Để phục vụ tour du lịch “hương xưa làng cổ” trong Festival năm 2008, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền đầu tư 300 triệu đồng để khôi phục nghề sản xuất gốm cổ vốn nổi tiếng ở làng Phước Tích, xã đã xây dựng một cơ sở lò nung gốm, nhà xưởng, điểm trưng bày và bán sản phẩm trên diện tích gần 100m2 . Hiện nay cơ sở sản xuất này đã bị “ngủ quên” sau mùa Festival, việc làm không dứt khoát và không có định hướng lâu dài nên không có hiệu quả trong việc khôi phục lại làng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 47 nghề sản xuất gốm Phước Tích vốn đã tồn tại gần 500 năm và từng gắn bó với người dân nơi đây. - Công ty du lịch Việt Pháp: Buổi chiều khách du lịch được xe đưa tới làng cổ Phước Tích, tham quan làng Cổ. Buổi tối, khách nghỉ tại nhà dân, sáng hôm sau, xe đưa khách đi Quảng Trị. Các chương trình du lịch đã giúp khách du lịch hiểu được những giá trị văn hóa tốt đẹp của làng Cổ Phước Tích. Bên cạnh đó, những chương trình này bước hương đầu đã giới thiệu hình ảnh về làng cổ Việt Nam tới khách du lịch nước ngoài, những chương trình này nhìn chung là còn ít, thường bị trùng lặp nhiều nội dung, chương trình “hương xưa làng cổ” chỉ được tập trung vào Festival, với những hoạt động ngày lễ, tết, không khi đó yếu tố dân dã chưa chú ý nhiều đến. Một số chương trình, điểm đến là làng cổ Phước Tích chỉ đưa công ty lữ hành “dạo qua” nên chưa tạo được ấn tượng mạnh và sự hiểu biết đối với du khách, trong những chương trình này khách du lịch chỉ biết đến một cách sơ sài về làng cổ với không gian kiến trúc, những ngôi nhà rường, những di tích chămpamà chưa có đủ điều kiện để tìm hiểu kỹ hơn về cuộc sống người dân làng cổ, điều mà khách du lịch nào đặc biệt là khách du lịch nước ngoài rất chú ý khi du lịch ở những nơi cổ kính chẳng hạn như ở phố cổ Hội An hay các nhà rường trong thành phố Huế. Để khắc phục thiếu sót này, trong thời gian từ đầu năm 2009 đến nay, công ty du lịch Việt Pháp đã phối hợp với những người dân tại làng Cổ Phước Tích cụ thể là 3 hộ gia đình có sử hữu những ngôi nhà rường cổ, đầu tư trang thiết bị sinh hoạt nhằm phục vụ những nhu cầu cơ bản cho khách du lịch khi tham gia các chương trình du lịch Homestay tại Phước Tích. Việc công ty Việt Pháp đưa mô hình cổ du lịch này đến làng cổ Phước Tích bước đầu đã thu được tương đối khả quan, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề khó khăn mà nếu chỉ riêng một mình công ty Việt Pháp khắc phục thì không đem lại được nhiều cải thiện. 2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỐ LIỆU SƠ CẤP 2.4.1. Thiết kế bảng hỏi, điều tra và phân tích số liệu Bảng hỏi được thiết kế và được sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp phục vụ cho việc thực hiện đề tài, do thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài này, nên chỉ tập ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 48 trung điều tra nhóm đối tượng là 150 khách du lịch, người dân và 28 công ty lữ hành có đưa khách về Tích Phước. Số liệu thu thập được sử lý bằng phần mềm SPSS for Windows. Các công cụ phân tích bao gồm: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố, kiểm định ANOVA, nhằm có được những kết luận chắc chắn có ý nghĩa về mặt thống kê, từ đó đưa ra giải pháp cơ bản phát triển du lịch ở làng cổ Phước Tích. Việc phân tích chỉ đi sâu những đặc điểm nào được xem là quan trọng đối với việc đánh giá cho sự phát triển du lịch làng cổ Phước Tích. 2.4.2. Đặc điểm phiếu điều tra du khách đến làng cổ Phước Tích Từ số liệu tổng hợp ở bảng 2.1, có thể đưa ra các nhận xét về thông tin chung: Qua điều tra 150 du khách đến du lịch tại LCPT thì có 91 nam chiếm 60,7%; 64 nữ chiếm 39,3%. Điều này có thể rất dễ hiểu là do nam giới thường được tự do hơn, ít có sự ràng buộc, trách nhiệm về gia đình hơn nữ giới nên họ có nhiều thời gian rãnh rỗi để đi du lịch. Mặt khác, nam giới thường là những người thích giao lưu với thế giới bên ngoài, với bạn bè và họ cũng có nhiệu lợi thế về mặt thể chất hơn nữ giới. Do đó nam giới đi du lịch nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên sự chênh lệch này không cao lắm, điều đó chứng tỏ xu hướng bình đẳng về giới ngày càng gia tăng. Về độ tuổi của du khách tập trung chủ yếu từ nhóm 30 -50 tuổi chiếm 40% và nhóm trên 50 tuổi chiếm 32,7%. Qua số liệu này có thể thấy du khách đến LCPT chủ yếu là ở độ tuổi đang làm việc, và ở độ tuổi nghỉ ngơi có thu nhập ổn định. Trình độ học vấn của du khách qua số liệu điều tra cho thấy du khách có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất với 86 du khách có trình độ đại học chiếm 57.3%. Tiếp đến trung cấp – cao đẳng có 35 du khách chiếm 23,3%; Trình độ phổ thông trung học có 19 du khách chiếm 12,7% và du khách có trình độ sau đại học có 10 người chiếm 6,7%. Như vậy đối tượng du khách đến với LCPT phần lớn là những người có trình độ cao, họ mong muốn khám phá tìm hiểu về các giá trị văn hóa cổ xưa. Thu nhập của du khách đến LCPT chủ yếu có mức thu nhập trung bình từ 2-4 triệu đồng tháng có 122 du khách chiếm tỷ lệ 81,3% trong tổng 150 du khách được tác giả điều tra. Việc nghiên cứu đặc điểm về thu nhập của du khách để từ đó có thể đưa ra những sản phẩm du lịch và chất lượng phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 49 Bảng 2.1: Đặc điểm của du khách đến Phước Tích Tiêu thức Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Giới tính Nam 91 60,7 Nữ 59 39,3 Tổng cộng: 150 100,0 2. Nhóm tuổi Dưới 30 41 27,3 Từ 30 - 50 tuổi 60 40,0 Trên 50 tuổi 49 32,7 Tổng cộng: 150 100,0 3. Trình độ học vấn Phổ thông 19 12,7 Đại học 86 57,3 Sau đại học 10 6,7 Trung cấp, cao đẳng 35 23,3 Tổng cộng: 150 100,0 4. Thu nhập Thấp 20 13,3 Trung bình 122 81,3 Cao 8 5,3 Tổng cộng: 150 100,0 5. Số lần đến Phước Tích 1 lần 120 80 2 lần 20 13,3 Trên 2 lần 10 6,7 Tổng cộng: 150 100,0 6. Mức độ hiểu biết về Phước Tích Rất nhiều 6 4,0 Khá nhiều 19 12,7 Trung bình 55 36,7 Dưới mức trung bình 48 32,0 Không biết gì hết 22 14,7 Tổng cộng: 150 100,0 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 50 Số lần đến làng cổ Phước Tích, theo số liệu điều tra cho thấy, đa số khách du lịch đến LCPT là lần đầu tiên với 120 khách chiếm 80%, đến lần thứ 2 có 20 du khách chiếm 13,3% và chỉ có 10 du khách đến trên 2 lần chiếm 6,7%. Điều này cho thấy độ hấp dẫn của tour du lịch ở Phước tích chưa cao do đó không thu hút du khách quay trở lại. Về mức độ hiểu biết của du khách trước khi đến LCPT: có 55 du khách chiếm 36,7% hiểu biết về LCPT ở mức độ trung bình; du khách hiểu biết ít và không biết gì về LCPT chiếm tỷ lệ gần 50%. Điều này cho thấy công tác quảng bá hình ảnh LCPT, thông tin đến du khách để du khách biết đến Phước Tích như một điểm đến còn rất sơ sài. 2.4.3. Đánh giá của du khách về các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch ở làng cổ Phước Tích 2.4.3.1. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số  của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Hệ số  của Cronbach sẽ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không. Theo quy ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số α ≥ 0,8. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Ở đây, khi đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, biến nào có hệ số tương quan biến tổng (Item - total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo là hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần lớn hơn 0,8. Tiến hành kiểm định bằng phần mềm SPSS, ta có kết quả phân tích độ tin cậy của các biến số phân tích đối với các du khách được trình bày ở bảng 2.2. Số liệu trên bảng cho thấy tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha của các câu hỏi (tại cột giá trị Item Cronbach’s Alpha) đều có giá trị cao hơn 0,8. Đồng thời ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 51 các câu hỏi đều có hệ số tương quan biến tổng (tại cột giá trị Item-totar correlation) lớn hơn 0,3. Bên cạnh đó hệ số Cronbach’s Alpha toàn bộ cho các câu hỏi của du khách ở bảng trên bằng 0,8856 là rất cao. Bảng 2.2: Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha Các biến phân tích Mean StdDev Correlation Item Cronbatch Alpha 1. Môi trường và không khí nơi đây rất trong lành cho du khách tham quan, du lịch 3,45 0,9092 0,5852 0,8778 2. Việc phát triển các điểm thu hút khách du lịch ở đây là tốt 0,85 0,8546 0,5158 0,8798 3. Kiến trúc – cảnh quan – nếp sống của LCPT 3,45 0,8477 0,5865 0,8779 4. Cảnh quan thiên nhiên ở đây chính là nét độc đáo, hấp dẫn cho phát triển du lịch 3,25 0,8349 0,5587 0,8787 5. Ẩm thực cây nhà lá vườn là nét đặc sắc của địa phương 0,85 0,8477 0,5398 0,8792 6. Phong cảnh, kiến trúc và văn hóa của Phước Tích tiêu biểu cho làng Việt Cổ. 3,27 0,8328 0,5327 0,8794 7. Bơi thuyền và câu cá quanh làng là dịch vụ không thể thiếu để phục vụ khách tham quan làng. 3,29 0,8478 0,5482 0,8789 8. Vị trí địa lý của Phước Tích thuận lợi cho du khách khi có nhu cầu đi du lịch. 2,62 0,6094 0,4019 0,8828 9. Phước Tích nằm trong hệ thống các trung tâm, các điểm, các tuyến du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử 3,33 0,6094 0,4206 0,8824 10. Thuận tiện về giao thông và tiện lợi trong việc gắn kết vào các tuyến du lịch 3,39 0,6216 0,5942 0,8790 11. Quý khách yên tâm về dịch vụ khám bệnh ở làng cổ khi cần 2,71 0,6403 0,3864 0,8830 12. Cơ sở vật chất phục vụ vui chơi, giải trí cho du khách 3,31 0,6254 0,4359 0,8821 13. Hệ thống thông tin liên lạc luôn đảm bảo 2,59 0,6141 0,3930 0,8829 14. Cơ sở vật chất phục vụ ăn uống, lưu trú ở đây rất tốt 3,43 0,6284 0,5839 0,8791 15. Giá vé cho một lần tham quan nhà rường hiên nay là hợp lý 2,75 0,7937 0,4838 0,8807 16. Giá vào tham quan làng cổ tương xứng với giá trị làng cổ mang lại cho quý khách sau khi tham quan 3,68 0,8054 0,4085 0,8826 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 52 Các biến phân tích Mean StdDev Correlation Item Cronbatch Alpha 17.Quý khách hài lòng với giá dịch vụ ăn uống tại nhà dân. 2,79 0,7711 0,4941 0,8805 18. Giá dịch vụ cùng ở với người dân làng cổ hiện nay là hợp lý. 2,75 0,7592 0,4725 0,8810 19. Người dân ở dây thân thiện, dễ mến, ứng xử văn hóa 3,51 0,9536 0,3269 0,8854 20. Không có các hiện tượng khó chịu như bán vé số, ăn xin, cò mồi, chèo kéo du khách 3,31 0,9759 0,3342 0,8854 21. Tình hình an ninh trật tự ở đây tốt 3,47 0,9739 0,3270 0,8856 22. Hàng lưu niệm trên địa bàn phong phú, dễ dàng tìm thấy khi có nhu cầu 2,65 0,8757 0,4500 0,8816 23. Sản phẩm gốm và các sản phẩm lưu niệm khác sản xuất tại địa phương hấp dẫn 3,45 0,8321 0,3581 0,8839 24. Du khách hứng thú khi tham gia vào quá trình làm sản phẩm lưu niệm với người dân ở làng 3,64 0,8457 0,4515 0,8815 25. Nghề làm gốm truyền thống và hàng lưu niệm là nét đặc trưng của làng 3,49 0,8879 0,4165 0,8826 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha toàn bộ 0,8856 (Nguồn: Số liệu điều tra xử lý trên phần mềm SPSS ) Vì vậy có thể kết luận rằng đây là một thang đo lường tốt, các câu trả lời của du khách đều cho ta kết quả tin cậy. 2.4.3.2. Kết quả phân tích nhân tố về phát triển du lịch làng Cổ Phước Tích Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này đều có liên hệ với nhau và số lượng chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng để tiến hành các phân tích tiếp theo, chẳng hạn phân tích hồi quy. Trong phần này, chúng ta dùng phương pháp phân tích nhân tố để thu gọn số liệu từ tập hợp 25 biến du khách đánh giá về LCPT. Các yếu tố được đưa ra sau quá trình phân tích cần phải thoả mãn tiêu chuẩn Keiser - với KMO (Kaise-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (nằm giữa 0,5 và 1) có ý nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 53 tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Phương pháp rút nhân tố mà ta sử dụng là phương pháp phân tích thành phần chính (Principal components), số lượng nhân tố được rút ra dựa vào Eigenvalue: chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hoá mỗi biến gốc có phương sai là 1. Kết quả phân tích nhân tố đối với các biến số được trình bày tại bảng 2.3. Qua bảng 2.3 cho thấy hệ số tương quan yếu tố với các Communalities có được từ phương pháp quay vòng trục toạ độ Varimax đối với các câu hỏi đều thỏa mãn các yêu cầu mà phương pháp phân tích yếu tố đòi hỏi. Kết quả cho thấy có 5 nhân tố có được từ phương pháp nói trên với các Eigenvalue thỏa mãn điều kiện chuẩn Kaiser lớn hơn 1. Đồng thời chỉ số KMO tính được bằng 0,782 thỏa mản yêu cầu lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1. Bốn nhân tố này giải thích được 88,71% biến thiên của dữ liệu. Do đó các yếu tố mới này sẽ được sử dụng để tính toán thành các biến mới cho việc phân tích thích hợp để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá chung đến hoạt động du lịch ở LCPT. Các yếu tố này bao gồm: Bảng 2.3: Phân tích nhân tố đối với các biến điều tra Các biến phân tích Nhân tố 1 2 3 4 5 1. Môi trường và không khí nơi đây rất trong lành cho du khách tham quan, du lịch 0,93 2. Việc phát triển các điểm thu hút khách du lịch ở đây là tốt 0,93 3. Kiến trúc – cảnh quan – nếp sống của LCPT 0,96 4. Cảnh quan thiên nhiên ở đây chính là nét độc đáo, hấp dẫn cho phát triển du lịch 0,94 5. Ẩm thực cây nhà lá vườn là nét đặc sắc của địa phương 0,95 6. Phong cảnh, kiến trúc và văn hóa của Phước Tích tiêu biểu cho làng Việt Cổ. 0,90 7. Bơi thuyền và câu cá quanh làng là dịch vụ không thể thiếu để phục vụ khách tham quan làng. 0,92 8. Vị trí địa lý của Phước Tích thuận lợi cho du khách khi có nhu cầu đi du lịch. 0,92 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 54 Các biến phân tích Nhân tố 1 2 3 4 5 9. Phước Tích nằm trong hệ thống các trung tâm, các điểm, các tuyến du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử 0,87 10. Thuận tiện về giao thông và tiện lợi trong việc gắn kết vào các tuyến du lịch 0,90 11. Quý khách yên tâm về dịch vụ khám bệnh ở làng cổ khi cần 0,81 12. Cơ sở vật chất phục vụ vui chơi, giải trí cho du khách 0,88 13. Hệ thống thông tin liên lạc luôn đảm bảo 0,85 14. Cơ sở vật chất phục vụ ăn uống, lưu trú ở đây rất tốt 0,89 15. Giá vé cho một lần tham quan nhà rường hiện nay là hợp lý 0,96 16. Giá vào tham quan làng cổ tương xứng với giá trị làng cổ mang lại cho quý khách sau khi tham quan 0,96 17.Quý khách hài lòng với giá dịch vụ ăn uống tại nhà dân. 0,96 18. Giá dịch vụ cùng ở với người dân làng cổ hiện nay là hợp lý. 0,96 19. Người dân ở dây thân thiện, dễ mến, ứng xử văn hóa 0,97 20. Không có các hiện tượng khó chịu như bán vé số, ăn xin, cò mồi, chèo kéo du khách 0,95 21. Tình hình an ninh trật tự ở đây tốt 0,97 22. Hàng lưu niệm trên địa bàn phong phú, dễ dàng tìm thấy khi có nhu cầu 0,96 23. Sản phẩm gốm và các sản phẩm lưu niệm khác sản xuất tại địa phương hấp dẫn 0,95 24. Du khách hứng thú khi tham gia vào quá trình làm sản phẩm lưu niệm với người dân ở làng 0,96 25. Nghề làm gốm truyền thống và hàng lưu niệm là nét đặc trưng của làng 0,95 Giá trị Eigenvalue 7,20 5,49 3,90 2,88 2,70 Sai số Variance do phân tích nhân tố giải thích (%) 28,81 50,77 66,39 77,91 88,71 (Nguồn: Số liệu xử lý trên SPSS) + Nhân tố 1 (Factor 1): Có giá trị Eigenvalue bằng 7,20, với Variance tích lũy là 28,81% . Nhân tố này bao gồm các vấn đề liên quan đến tài nguyên du lịch và môi ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 55 trường, bao gồm: Môi trường và không khí nơi đây rất trong lành cho du khách tham quan, du lịch; Việc phát triển các điểm thu hút khách du lịch ở đây là tốt; Kiến trúc, cảnh quan, nếp sống của LCPT; Cảnh quan thiên nhiên ở đây chính là nét độc đáo, hấp dẫn cho phát triển du lịch; Ẩm thực cây nhà lá vườn là nét đặc sắc của địa phương; Phong cảnh, kiến trúc và văn hóa của Phước Tích tiêu biểu cho làng Việt Cổ; Bơi thuyền và câu cá quanh làng là dịch vụ không thể thiếu để phục vụ khách tham quan làng. Do đó, nhân tố này được đặt thành một biến mới với tên biến là Tài nguyên du lịch và môi trường (F2). + Nhân tố 2 (Factor 2): Có giá trị Eigenvalue bằng 5,49 với Variance tích lũy là 50,77 %. Nhân tố này bao gồm các vấn đề liên quan đến vị trí, cơ sở vật chất, bao gồm: Vị trí địa lý của Phước Tích thuận lợi cho du khách khi có nhu cầu đi du lịch; Phước Tích nằm trong hệ thống các trung tâm, các điểm, các tuyến du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử; Thuận tiện về giao thông và tiện lợi trong việc gắn kết vào các tuyến du lịch; Quý khách yên tâm về dịch vụ khám bệnh ở làng cổ khi cần; Cơ sở vật chất phục vụ vui chơi, giải trí cho du khách; Hệ thống thông tin liên lạc luôn đảm bảo, Cơ sở vật chất phục vụ ăn uống, lưu trú ở đây rất tốt. Do đó, nhân tố này được đặt thành một biến mới với tên biến là Vị trí và cơ sở vật chất (F3). + Nhân tố 3 (Factor 3): có giá trị Eigenvalue bằng 3,90 với Variance tích lũy là 66,39% . Nhân tố này bao gồm các vấn đề liên quan đến giá cả, bao gồm: Giá vé c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_phat_trien_lang_co_phuoc_tich_nham_phuc_vu_du_lich_o_thua_thien_hue_8995_1912254.pdf
Tài liệu liên quan