Luận văn Nghiên cứu, phát triển một cảm biến đo biến dạng ứng dụng cho các thiết bị mặc được

LỜI CẢM ƠN.1

LỜI CAM ĐOAN.2

MỤC LỤC .3

MỞ ĐẦU .8

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .9

1.1. Biến dạng .9

1.2.1. Đầu đo điện trở kim loại .10

1.2.2. Cảm biến áp trở silic.13

1.2.3. Đầu đo trong chế độ động.15

1.2.4. Ứng suất kế dây rung .17

1.3. Cảm biến đo biến dạng dải rộng .18

CHƯƠNG 2. CẢM BIẾN ĐO BIẾN DẠNG DỰA TRÊN CHẤT LỎNG ION .20

2.1. Nguyên lý hoạt động của cảm biến .20

2.2. Đo điện trở của cảm biến .21

2.2.1. Mạch tạo dao động cầu Wien .21

2.2.2. Nguồn dòng Howland .24

2.2.3. Thiết kế hệ đo.25

CHƯƠNG 3. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM .27

3.1. Chế tạo cảm biến.27

3.2. Thiết lập thí nghiệm .31

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CẢM BẾN .33

4.1. Khảo sát cảm biến theo tỉ lệ dung dịch muối.33

4.2. Khảo sát cảm biến theo đường kính ống silicone .34

4.3. Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ tới cảm biến .35

CHƯƠNG 5. ỨNG DỤNG ĐẾM BƯỚC CHÂN DỰA TRÊN CẢM BIẾN ĐO BIẾN

DẠNG.37

5.1. Thiết lập thí nghiệm .37

5.2. Kết quả phân tích và xử lí tín hiệu .38

KẾT LUẬN .44

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

.45

pdf49 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu, phát triển một cảm biến đo biến dạng ứng dụng cho các thiết bị mặc được, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ học được xác định bởi công thức: v f   (1.21) Trong đó, v là vận tốc truyền sóng và f là tần số dao động. v = 1 . (1 )(1 2 ) Y d       (1.22) Y – Là mô-đun Young.  - Hệ số poisson. d – Trọng lượng riêng vật liệu chế tạo dây. Vậy tần số cực đại maxf của dao động khi chiều dài nhánh của đầu đo là l bằng: max 10. v f l  (1.23)  Giới hạn mỏi Biến dạng nhiều lần làm tăng điện trở đầu đo do hiệu ứng mỏi, hiệu ứng này càng lớn khi biên độ biến dạng càng lớn. Giới hạn mỏi được xác định bởi số chu kỳ biến dạng N với biên độ cho trước gây nên biến thiên điện trở bằng 410 ứng với chu kỳ biến dạng giả định. Đối với biên độ biến dạng cỡ ± 32.10 giới hạn mỏi nằm trong khoảng từ 410 (constantan) đến 810 (isoelastic) chu kỳ. 17 1.2.4. Ứng suất kế dây rung Ứng suất kế dây rung được dùng để theo dõi kiểm tra các công trình xây dựng như đập, cầu, đường hầm, Cấu tạo của ứng suất kế dây rung gồm một dây thép căng giữa hai giá gắn vào cấu trúc cần nghiên cứu biến dạng. Khi có biến dạng, sự căng cơ học của dây kéo theo sự thay đổi tần số dao động N của dây, bằng cách đo tần số dao động của dây có thể biết được độ lớn của biến dạng. Tần số dao động của sợ dây xác định theo công thức: 1 2 F N l Sd  (1.24) l - Khoảng cách giữa hai điểm căng dây. F – Lực tác dụng. S – Tiết diện dây. d – Khối lượng riêng của vật liệu chế tạo dây. Dưới tác dụng của lực F, độ dài dây biến thiên một lượng l xác định từ biểu thức: 1l F l Y S   (1.25) Do đó tần số dao động của dây: 1 2 Y l N l d l   (1.26) Suy ra: 2 2 24 . l l d N K N l Y    (1.27) Giả sử 0l là độ kéo dài ban đầu và 0N là tần số tương ứng khi chưa có biến dạng: 20 0. l K N l   (1.28) Khi có biến dạng, độ kéo dài tổng cộng của dây là 1l và tần số là 1N , ta có: 21 1. l K N l   (1.29) 18 Vì độ kéo dài do biến dạng 1 0l l l    , suy ra:  2 21 0 l K N N l    (1.30) Đo 0N và 1N ta có thể tính được biến dạng của cấu trúc. 1.3. Cảm biến đo biến dạng dải rộng Cảm biến biến dạng hoặc đầu đo biến dạng được áp dụng rộng rãi để đo biến dạng cơ học của các cấu trúc [1], [2]. Các cảm biến truyền thống thường được tạo bởi các hợp kim như hợp kim niken – đồng, hợp kim niken – crom, Dải đo biến dạng của các hợp kim này thay đổi từ ± 0.3% đến ± 5% [3]. Với dải đo này, cảm biến khó có thể áp dụng cho các ứng dụng trong y tế và các ứng dụng yêu cầu dải đo lớn hơn 10%. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu đang tập trung phát triển cảm biến đo biến dạng dải rộng để thay thế cho các cảm biến truyền thống, được áp dụng trong lĩnh vực y tế và robotics [4]. Các cảm biến này chủ yếu được phát triển dựa trên các sợi quang [5], polymer dẫn điện [6], ống nano cacbon (CNT) [7-9], chất đàn hồi pha tạp [10]. Phương pháp sử dụng sợi quang yêu cầu các thiết bị đo đạc, tính toán phức tạp, sử dụng các polymer dẫn điện có thể gặp phải các vấn đề độ trễ lớn và giãn do tính đàn hồi của polymer. Ngoài ra, các phương pháp trên rất phức tạp, chi phí thực hiện lớn nên khó áp dụng cho các ứng dụng thực tế. Để giải quyết vấn đề đó, chất lỏng ion (hỗn hợp dung dịch muối và glycerin [11] hoặc 1-Butyl-1-methyl-pyrrolidinium [12]) được đề xuất. Việc sử dụng chất lỏng ion trong cảm biến đo biến dạng dải rộng có nhiều ưu điểm vượt trội như giá thành rẻ, thân thiện với môi trường, hiệu quả cao, trong khi đó công nghệ chế tạo cảm biến lại đơn giản. Không những thế, chất lỏng dẫn điện còn có thể được kết hợp với vật liệu có tính đàn hổi và công nghệ chế tạo hiện đại để tạo ra các cảm biến mềm, mỏng và có hệ số Gauge Factor (GF) cao [13-15]. Cảm biến đo biến dạng dải rộng là dạng cảm ứng ưu việt đáp ứng được những yêu cầu về độ bền, độ nhạy, độ linh hoạt và thời gian đáp ứng cũng như thời gian khôi phục. Do đó, chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong công nghiệp và đời sống. Ví dụ như trong ứng dụng phát hiện chuyển động tay sử dụng hai chất lỏng dẫn điện khác nhau: chất lỏng ion và kim loại lỏng [16], chất lỏng ion được sử dụng để phát hiện những thay đổi về biến dạng cơ học của vật liệu làm cảm biến còn kim loại lỏng như là các dây dẫn có khả năng kéo dãn và linh hoạt để kết nối các cảm biến tới mạch điều khiển bên ngoài. Hai chất lỏng dẫn điện này kết hợp với vật liệu có tính đàn hồi cao để tạo ra các cảm biến mềm. Sau đó, các cảm biến được gắn lên năm ngón tay giống như một lớp da nhân tạo. Trong một ví dụ khác, cảm biến đo biến dạng dải rộng 19 còn được sử dụng để phát hiện chuyển động của con người bằng cách gắn chúng lên quần áo mặc hoặc trực tiếp lên cơ thể con người [17-21]. Không chỉ có vậy, các cảm biến đo biến dạng dải rộng còn được sử dụng trong các ứng dụng về y tế như phẫu thuật [4], theo dõi tim mạch [22], giám sát sức khoẻ tại nhà như thấy trong hình 1.7 [23]. a) b) c) Hình 1.7. Một số ứng dụng của cảm biến biến dạng dải rộng. a) Cảm biến được gắn lên cổ để phát hiện giọng nói. b) Cảm biến được gắn lên chân để xác định trạng thái và đếm số bước chân. c) Cảm biến gắn lên tay để xác định cử chỉ của tay. Trong nghiên cứu này, tôi tập trung nghiên cứu phát triển một cảm biến đo biến dạng dải rộng sử dụng chất lỏng ion, cụ thể ở đây sử dụng hỗn hợp dung dịch muối NaCl và Glycerin, từ đó phát triển ứng dụng đếm bước chân với độ chính xác cao dựa trên cảm biến này. Bằng việc sử dụng mẫu cảm biến đề xuất này, không những số cử động của chân có thể được xác định chính xác mà thậm chí có thể phân tích sâu hơn về tính chất của vận động dựa vào phân tích cường độ và dạng tín hiệu thu được từ cảm biến. 20 CHƯƠNG 2. CẢM BIẾN ĐO BIẾN DẠNG DỰA TRÊN CHẤT LỎNG ION 2.1. Nguyên lý hoạt động của cảm biến Cảm biến được đề xuất chế tạo bằng việc bơm hỗn hợp dung dịch natri clorua, nước và glycerin vào một ống cao su silicone có chiều dài ban đầu 0l và đường kính ban đầu 0d như trong hình 2.1. Hỗn hợp này có khả năng dẫn điện do chúng chứa các ion Na và Cl , khi có điện thế cấp vào hai đầu cảm biến các ion này sẽ dịch chuyển về hai đầu điện cực. Glycerin được dùng để làm tăng độ nhớt của dung dịch, giảm tỷ lệ mất nước do bay hơi và giảm sự ăn mòn của các điện cực. Hai đầu ống là hai điện cực được mạ vàng để tạo ra sự tiếp xúc tốt với dung dịch bên trong và ngăn cản rò rỉ dung dịch ra môi trường. Bằng cách mạ vàng điện cực, điện cực sẽ không bị ăn mòn bởi dung dịch chất lỏng dẫn điện. Cuối cùng, để ngăn chất dung dịch bên trong ống không rỉ ra ngoài và tránh việc không khí lọt vào trong tạo ra các bọt khí, chúng tôi sử dụng keo silicone dán lên phần tiếp xúc giữa các điện cực với ống cao su. Hình 2.1. Mô hình cảm biến đo biến dạng dựa trên chất lỏng ion Khi chưa có lực kéo tác dụng thì điện trở của cảm biến là: 0 2 0 4 s l R d    (2.1) Ở đây,  là điện trở suất của dung dịch muối trong ống silicone. Khi tác dụng lực kéo vào hai đầu cảm biến, cảm biến có sự thay đổi về hình dạng, cụ thể chiều dài cảm biến tăng lên thành 0l l  , đồng thời tiết diện của ống silicone giảm còn 0d d như thấy ở hình 2.2. Điều đó làm cho giá trị điện trở của cảm biến cũng thay đổi. Do đó, cảm biến sẽ hoạt động như một bộ đo biến dạng mà điện trở của dung dịch sR sẽ tăng lên khi có tác dụng lực kéo dãn. 21 Hình 2.2. Nguyên tắc của cảm biến biến dạng. a) Cảm biến ở trạng thái ban đầu, b) Cảm biến khi được kéo dãn. 2.2. Đo điện trở của cảm biến 2.2.1. Mạch tạo dao động cầu Wien Mạch dao động cầu Wien là một dạng dao động dịch pha, thường dùng bộ khuếch đại thuật toán (Op-Amp) được mắc theo kiểu khuếch đại không đảo như hình 2.3. (a) (b) Hình 2.3. Mạch căn bản và hệ thống hồi tiếp (a) và mạch mạch tương đương (b)  Điều kiện, nguyên lý hoạt động Ta có:     1 1 12 11 2 2 1 1 1 1 1 R jwR Cv Rv R jwC jwR C            1 2 2 1 1 2 2 1 2 1 2 1 2 1 wR C w R C R C R C j w R R C C      (2.2) Tần số dao động: 22 0 0 1 2 1 2 1 2 1 2 1 1 2 w f R R C C R R C C    (2.3) Vậy: 1 2 1 21 1 2 2 1 2 2 1 1 1 R C C RR C R C R C C R        (2.4) Nếu chọn 1 2R R R  và 1 2C C C  , ta có vA = 3 và 0 1 2 f RC  Khi vA < 3: Mạch không dao động. Khi vA >> 3: Mạch dễ dao động nhưng tín hiệu ra bị biến dạng. (Đỉnh dương và đỉnh âm của tín hiệu bị cắt). Vì vậy, để mạch dao động tốt khi khởi động mạch ta tính toán sao cho vA > 3 để mạch dễ dao động, sau đó giảm dần xuống gần bằng 3 để giảm biến dạng.  Vấn đề điều chỉnh biên độ, biến dạng Trong mạch dao động cầu Wien, ta có thể dùng diode để điều chỉnh biên độ và làm giảm biến dạng như ở hình 2.4. Hình 2.4. Điều chỉnh biên độ và biến dạng mạch cầu Wien 23 Trong mạch này, ta sử dụng diode hoạt động trong vùng phi tuyến để tự động điều chỉnh độ lợi vA . Khi mạch mới hoạt động, tín hiệu ra có biên độ nhỏ, 2 diode không dẫn, độ lợi vA không bị ảnh hưởng, mạch dao động tốt: 4 3 1 3.2v R A R    (2.5) Khi điện thế đỉnh của tín hiệu qua 4R khoảng 0.5V thì diode 1D bắt đầu dẫn khi ngõ ra dương, tương tự 2D sẽ dẫn khi ngõ ra âm. Lúc này hai diode có chức năng như điện trở, làm giảm độ lợi. Ta mắc thêm biến trở 5R để điều chỉnh độ biến dạng xuống mức thấp nhất. Độ biến dạng càng thấp khi biên độ tín hiệu ra càng nhỏ nên trong thực tế, người ta lấy tín hiệu ra bằng cách mắc thêm một mạch khuếch đại không đảo song song với 2 2R C .  Vấn đề điều chỉnh tần số Trong mạch dao động cầu Wien, tần số và hệ số hồi tiếp được xác định: 0 1 2 1 2 1 2 f R R C C  (2.6) 1 2 2 1 1 1 C R C R     (2.7) Vì vậy, muốn điều chỉnh tần số ta phải thay đổi các thông số trên nhưng không được ảnh hưởng hệ số hồi tiếp  , do vậy, ta phải thay đổi 1R và 2R , 1C và 2C cùng lúc, tức là phải dùng biến trở đôi hoặc tụ xoay đôi như hình 2.5. Hình 2.5. Điều chỉnh tần số dùng biến trở đôi Hình 2.6. Điều chỉnh tần số dùng hồi tiếp âm 24 Nhưng do các linh kiện điện tử khó có sự đồng nhất nên ta rất khó có được kết quả như mong muốn. Để khắc phục vấn đề này, ta dùng hồi tiếp âm và chỉ làm thay đổi một phần, độ lợi không thay đổi như thấy trong hình 2.6. Từ công thức 2.6, với 1 2C C C  , 2R R ta có: 0 1 1 2 f C R R  (2.7) 1 1 2 R R    (2.8) Ta có 1 0 1 ~R f , mặt khác 1 ~R  . Ta tính lại thấy độ lợi không đổi. 01 01 1 1 i i v v R v v R R R      (2.9) 0 1 01 0 01 i i i v v v v v v v v R R        0 01 0 1 2 i i R v v v v v R     0 1 2v i v R A v R     (2.10) 1 1 1 2 vAR R      (2.11) 2.2.2. Nguồn dòng Howland Nguồn dòng Howland được phát minh bởi Giáo sư Bradford Howland vào đầu những năm 1960. Bao gồm một bộ khuếch đại thuật toán và một cầu điện trở như thấy trong hình 2.7. Hình 2.7. Mạch nguồn dòn Howland 25 Để cầu điện trở cân bằng ta có: 2 4 1 3 R R R R  (2.12) Xét tại nút điện áp ở lối vào đảo của bộ khuếch đại: 0 1 2 0 V VV V R R     (2.13) Xét tại nút điện áp ở lối vào không đảo của bộ khuếch đại: 0 3 4 L V VV V V R R R     (2.14) Từ phương trình 2.1, rút 0V V ta được:    2 40 1 3 R R V V V V V V R R       (2.15) Thay vào phương trình 2.3: 3 3 3 L L V V V V V V V I R R R R           (2.16) Như vậy, ta có thể thấy dòng điện chạy qua điện trở LR chỉ phụ thuộc vào điện áp lối vào và điện trở 3R mà không phụ thuộc vào sự thay đổi của điện trở LR . Nếu như điện áp lối vào và điện trở 3R cố định thì dòng điện chạy qua điện trở LR được giữ nguyên giá trị khi LR thay đổi. 2.2.3. Thiết kế hệ đo Về nguyên lý, điện trở của cảm biến có thể được tính bằng cách sử dụng nguồn dòng cho dòng điện ( DCI ) chạy qua cảm biến và tính điện áp giữa hai đầu cảm biến ( DCV ). Khi đó điện trở của cảm biến sẽ được tính bằng công thức theo định luật Ohm: DC S DC V R I  (2.17) Tuy nhiên, vì cảm biến sử dụng chất lỏng ion nên nếu sử dụng điện áp một chiều tác dụng lên hai đầu điện cực thì sẽ hình thành điện dung kí sinh giữa điện cực và chất lỏng dẫn điện, điều đó làm cho phép đo không được ổn định [1]. Vì vậy, trong nghiên cứu này, một nguồn dòng AC được sử dụng để cải thiện được độ chính xác của phép đo. Giá trị điện trở trên cảm biến sẽ được đo bằng phương pháp đo bốn cực, sử dụng mạch nguồn dòng Howland và mạch cầu Wien tạo dao động như hình 2.8. Mạch cầu Wien sẽ tạo ra tín hiệu xoay chiều hình sin tại tần số xác định đưa vào cảm biến. Nguồn dòng Howland giữ tín hiệu dòng điện ổn định đi qua cảm biến. Sau đó, giá trị 26 nguồn dòng qua cảm biến si được xác định bởi điện trở trở R7 thông qua công thức 2.4 của mạch nguồn dòng Howland: 7 i S V i R  (2.18) Giá trị dòng điện si chỉ phụ thuộc vào giá trị 7R mà không phụ thuộc vào sự thay đổi giá trị trở của cảm biến khi cảm biến chịu tác dụng của lực kéo. Biên độ tín hiệu lối ra ( sV ) được xác định bằng mạch tích hợp bao gồm một bộ khuếch đại công cụ cùng với một bộ thu đỉnh. Mạch lọc thông cao nhằm loại bỏ nhiễu tần số thấp (50, 60 Hz) từ môi trường. Khi có được độ lớn điện áp và dòng điện qua hai đầu cảm biến (thông qua nguồn dòng Howland), ta có thể được giá trị điện trở của cảm biến bằng công thức: s s s V R i  (2.19) Ngoài ra, hệ thống có thêm một bộ thu thập dữ liệu sử dụng vi điều khiển để nhận dữ liệu từ cảm biến đồng thời giao tiếp với máy tính thông qua module truyền thông Bluetooth. Nguồn dòng Howland - + R6 R8 R7 R9 TL082 inV Dao động Wien HPF MCU Bluetooth Xác định đỉnh Rs Hình 2.8. Sơ đồ mạch đo 27 CHƯƠNG 3. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM 3.1. Chế tạo cảm biến  Chuẩn bị: Ống cao su silicone, muối NaCl, Glycerin, nước cất và cốc thí nghiệm, bơm tiêm y tế. - Ống cao su silicone Công thức hóa học của loại cao su silicone đơn giản nhất là polydimethylsiloxane (MQ) như thấy trong hình 3.1 Hình 3.1. Công thức hóa học của cao su silicone Trong công thức này, do liên kết Si-O (444 kJ/mol) bền hơn liên kết C-C (356 kJ/mol) làm cho cao su silicone có tính kháng nhiệt độ cao tốt hơn các loại cao su hữu cơ truyền thống. Bên cạnh đó, mạch chính cao su silicone không có các liên kết đôi chưa bão hòa làm cao su silicone trơ, kháng tốt với các yếu tố môi trường như oxy, ozon, ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, do năng lượng quay tự do của liên kết Si-O thấp tạo nên tính mềm dẻo cho cao su silicone chưa gia công. Thực tế, các mạch phân tử polysiloxane được biến tính, thêm vào các nhánh bên để đạt được những tính chất nhất định cho các ứng dụng riêng biệt. Nhìn chung, methyl, vinyl, phenyl và trifluoropropyl là các nhóm nhánh thông dụng nhất tạo thành các sản phẩm polysiloxane thương mại khác nhau. Sự kết hợp của các nhóm vinyl (ít hơn 1% mol) như nhánh bên của chuỗi phân tử polysiloxane (loại VMQ) tăng đáng kể hiệu quả kết mạng với các peroxide hữu cơ. Điều này giúp loại VMQ có tính biến dạng dư thấp và tính kháng dầu nóng cải thiện so với loại MQ. Nhánh vinyl có thể được kết hợp vào mạch chính ở những vị trí nhất định, giúp kiểm soát các liên kết mạng, tính chất cơ lý của sản phẩm tốt hơn và ổn định trong thời gian dài. Ngày nay, hầu hết các loại cao su silicone thương mại đều chứa một lượng đơn vị vinyl nhất định. Tương tự, việc thế một phần các nhóm methyl (5 tới 10%) bằng các nhóm phenyl (loại PMQ) sẽ giúp cao su silicone cải thiện tính kháng nhiệt độ thấp. Một loại cao su silicone khác là fluorosilicone, các nhánh trifluoropropyl được gắn vào chuỗi 28 polydimethylsiloxane mang lại tính phân cực cho cao su silicone, giúp kháng được nhiên liệu, dầu mỡ và dung môi. Tính chất hóa lý của cao su silicone Nhìn chung, cơ tính của cao su silicone tương đối kém. Độ bền kéo của chúng phụ thuộc nhiều vào chất độn silica gia cường nhưng rất khó để nâng độ bền kéo của cao su silicone trên 15 MPa. Tuy vậy trong các ứng dụng nhiệt độ cao, sự duy trì độ bền kéo của cao su silicone tốt hơn rất nhiều so với cao su thiên nhiên và các loại cao su tổng hợp khác. Độ bền xé và độ mỏi của cao su silicone nhìn chung thấp. Độ bền xé được cải thiện đáng kể bằng cách thay đổi sự phân bố liên kết mạng, bề mặt silica và cấu trúc phân tử của polymer silicone. Ngoài ra, cao su silicone thể hiện sự biến dạng dư sau nén thấp trong một dãy rộng nhiệt độ. Nhờ nhiều cải tiến, cao su silicone giờ đây có độ bền tương đối, được sử dụng trong các ứng dụng động học thông thường, không quá khắc nghiệt. Đặc tính vốn có của chuỗi polymer silicone, liên kết ‘Si-O-Si’ uốn dẻo, ổn định cao dẫn đến sự duy trì nhiều tính chất mong muốn trong một khoảng nhiệt độ rộng. Tính kháng nhiệt và tuổi thọ dự tính của các loại cao su silicone phụ thuộc vào nhiệt độ mà chúng tiếp xúc, nhiệt độ tiếp xúc càng cao thì tuổi thọ dự tính càng thấp. Cao su silicone thể hiện tính năng lâu hơn và tốt hơn ở nhiệt độ cao so với hầu hết các loại cao su hữu cơ khác. Tính kháng lạnh của cao su silicone phụ thuộc nhiều vào cấu trúc của nó. Cao su silicone loại MQ và VMQ có thể chịu được nhiệt độ khoảng -55°C, trong khi cao su silicone chứa nhóm phenyl, PMQ và PVMQ, có thể chịu được tới khoảng - 90°C. - Muối NaCl Natri clorua còn gọi là muối ăn, muối, muối mỏ, hay halua, là hợp chất hóa học với công thức hóa học NaCl. Natri clorua là muối chủ yếu tạo ra độ mặn trong các đại dương và của chất lỏng ngoại bào của nhiều cơ thể đa bào. Là thành phần chính trong muối ăn, nó được sử dụng phổ biến như là đồ gia vị và chất bảo quản thực phẩm. Cấu trúc tinh thể Hình 3.2. Cấu trúc tinh thể clorua natri. Lục sẫm = Na+; Lam nhạt = Cl- 29 Natri Clorua tạo thành các tinh thể có cấu trúc cân đối lập phương. Trong các tinh thể này, các ion clorua lớn hơn được sắp xếp trong khối khép kín lập phương, trong khi các ion natri nhỏ hơn điền vào các lỗ hổng bát diện giữa chúng. Mỗi ion được bao quanh bởi 6 ion khác loại. Cấu trúc cơ bản như thế này cũng được tìm thấy trong nhiều khoáng chất khác và được biết đến như là cấu trúc halua. Vai trò sinh học Natri clorua là khoáng chất thiết yếu cho sự sống trên Trái Đất. Phần lớn các mô sinh học và chất lỏng trong cơ thể chứa các lượng khác nhau của clorua natri. Nồng độ các ion natri trong máu có mối liên quan trực tiếp với sự điều chỉnh các mức an toàn của hệ cơ thể - chất lỏng. Sự truyền các xung thần kinh bởi sự truyền tính trạng tín hiệu được điều chỉnh bởi các ion natri. (Các ion kali - một kim loại có các thuộc tính rất giống natri, cũng là thành phần chính trong cùng các hệ cơ thể). Dung dịch 0,9% natri clorua trong nước được gọi là nước đẳng trương hay dung dịch sinh lý học do nó là đẳng trương với huyết tương. Nó được biết đến trong y học như là normal saline. Dung dịch nước đẳng trương là cơ sở chính của phẫu thuật thay thế chất lỏng được sử dụng rộng rãi trong y học để ngăn chặn hay xử lý sự mất nước, hay để truyền ven để ngăn sốc do mất máu. Người là dị thường trong số các loài linh trưởng do có sự tiết ra mồ hôi chứa một lượng lớn clorua natri. - Glycerin Glycerin hay glycerol, glyxerol, glyxerin là một rượu đa chức, gồm 3 nhóm -OH gắn vào gốc hyđrocacbon C3H5 (công thức hóa học là C3H5(OH)3 hay C3H8O3). Glycerin là một thành phần quan trọng tạo nên chất béo, thuốc nổ nitroglyxerin... Nó có một số tính chất của một rượu đa như phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch xanh trong suốt. Đây cũng là phản ứng đặc trưng để nhận biết rượu đa chức có 2 nhóm -OH trở lên gắn liền kề nhau. Hình 3.3. Công thức hóa học của Glycerin Tính chất hóa học của glyceril (glyxerol) + Là chất phân cực 30 + Tác dụng với Na + Tác dụng với HNO3 (H2SO4 xúc tác) + Tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra phức chất dung dịch màu xanh thẫm - Nước cất: Nước cất là nước tinh khiết, nguyên chất, được điều chế bằng cách chưng cất và thường được sử dụng trong y tế như pha chế thuốc tiêm, thuốc uống, biệt dược, rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương. Thành phần nước cất hoàn toàn không chứa các tạp chất hữu cơ hay vô cơ, do đó nó cũng là dung môi thích hợp để rửa dụng cụ thí nghiệm, pha chế hóa chất hoặc thực hiện một số phản ứng hóa học. Trong thực tế, người ta thường sử dụng nước cất bán tại các nhà thuốc dưới dạng đóng chai. Tuy nhiên, điều kiện gia đình nếu thích hợp vẫn có thể tự điều chế nước cất bằng cách cho nước lã vào đun sôi và hứng nước / hơi nước ngưng tụ trong môi trường lạnh. Phân loại Nước cất thông thường được chia thành ba loại: Nước cất 1 lần (qua chưng cất 1 lần), nước cất 2 lần (nước cất 1 lần được chưng cất thêm lần 2), nước cất 3 lần (nước cất 2 lần được chưng cất thêm lần 3). Ngoài ra, nước cất còn được phân loại theo thành phần lý hóa (như TDS, độ dẫn điện,...) Để có được sản phẩm nước cất đạt được tiêu chuẩn theo đúng nghĩa đen (cất 1 lần, cất 2 lần) và đạt tiêu chuẩn lý hóa thì nước cất thì người ta căn cứ vào tiêu chuẩn cơ sở do nhà sản xuất công bố và so sánh với tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành để đánh giá chất lượng. Hiện có 2 tiêu chuẩn về nước cất được áp dụng là: TCVN 4581-89 và tiêu chuẩn nước tinh khiết trong Dược điển 4. Cần phân biệt nước cất với nước lò hơi. Nước cất được sản xuất trên dây chuyền sản xuất nước cất bằng thiết bị inox, với mục tiêu sản phẩm duy nhất là nước cất nên sau khi bay hơi được ngưng và hứng ngay tại đầu vòi, không dùng các đường ống vòng vèo, khó vệ sinh. Vì vậy nước cất luôn luôn có chất lượng đảm bảo với tiêu chuẩn nước cất dùng cho phòng thí nghiệm và y tế, dược phẩm, sắc thuốc bắc, ắc quy, két nước, các ngành công nghệ, kỹ thuật. Trong phòng thí nghiệm nước cất cũng được sản xuất bằng máy chưng cất bằng thuỷ tinh. Lò hơi được làm bằng thép, sắt, các bộ phận ngưng bằng sắt, kẽm, nước sau khi bốc hơi được chuyền đi trao đổi nhiệt, làm nóng các thiết bị khác rồi thu hồi lại. Vì vậy nước lò hơi luôn bị nhiễm bẩn và không dủ chất lượng để gọi là nước tinh khiết. Vì vậy cần lưu ý sự khác nhau về nghĩa hiểu giữa nước cất và nước lò hơi. Một số phương pháp khác như deion và thẩm thấu ngược RO cũng tạo ra loại nước tinh khiết nhưng chất lượn kém hơn nước cất bởi nước cất ngoài việc loại bỏ các khoáng chất và các chất hữu cơ thì quá trình chưng cất ở 100 độ C, nước bay hơi kích thước nano được tiếp xúc với ô xy không khí tạo phản ứng oxi hóa các kim loại chuyển tiếp như sắt 2 về sắt 3, crôm 3 về crôm 6. Do vậy nước cất luôn có chỉ số o xi hóa thấp hơn, làm mất khả năng xúc tác không mong muốn của Crom 3 khi pha chế thuốc kháng sinh có cấu trúc hóa học mạch vòng không no. Với tỷ lệ chất kháng sinh cỡ mg thì việc loại bỏ các kim loại chuyển tiếp như Crom 3 là rất cần thiết và có ý 31 nghĩa để đảm bảo thuốc không bị thay đổi hoạt tính sinh học và tăng thời gian bảo quản thuốc.  Pha chế và chế tạo Các hỗn hợp dung dịch muối, nước và glycerin với tỉ lệ muối:nước:glycerin là 1:15:5, 1:18:5 và 1:25:5 được cho vào các cốc thí nghiệm bằng thủy tinh và khuấy đều. Việc khuấy đều giúp muối tan hết trong nước, các ion Na và Cl được khuếch tán đều trong dung dịch. Sau đó, các dung dịch được bơm đầy vào trong các ống silicone bằng ống kim tiêm y tế loại nhỏ (50cc). Thông số của ống silicone được liệt kê trong bảng 3.1. Hai đầu ống silicone được bịt kín bởi các điện cực bằng đồng mạ vàng giúp cho việc đo điện trở của ống được dễ dàng hơn. Sau đó, keo silicone được sử dụng để cố định điện cực và ngăn không cho không khí lọt vào trong ống. Các cảm biến sau khi chế tạo được thể hiện ở hình 3.4. Bảng 3.1. Thông số của các cảm biến được chế tạo Parameters No.1 No.2 No.3 No.4 No.5 NaCl:nước:glycerin 1:15:5 1:18:5 1:25:5 1:18:5 1:18:5 Chiều dài [mm] 60 60 60 60 60 Đường kính [mm] 1.5 1.5 1.5 0.5 1.0 Điện trở suất [Ohm.m] 3.09 3.53 4.71 3.53 3.53 Hình 3.4. Các cảm biến sau khi chế tạo 3.2. Thiết lập thí nghiệm Bo mạch được thiết kế trên phần mềm Altium Designer phiên bản 10.0 của hãng Altium LCC và được chế tạo dựa trên công nghệ in lưới (PCB) (Hình 3.5). Ở đây, mạch nguồn dòng Howland và mạch cầu Wien tạo dao động sử dụng IC TL082 (Texas Instruments) với trở kháng lối vào cao ( 1210  ), dòng tiêu thụ thấp (3.6mA) và dải khuếch đại rộng (4MHz). Nguồn dòng được thiết lập là 2µA và mạch cầu Wien phát dao động hình sin với tần số là 1kHz. Ngoài ra, bộ khuếch đại công cụ được xây dựng dựa trên chip chuyên dụng INA128 (Texas Instruments) có thế offset thấp (50µV) và dải điện áp cung cấp rộng ( 2.25 18V V  ). Tín hiệu lối vào và lối ra được quan sát thông qua máy hiển thị dao động Osilocope (TDS 1002B) của hãng Tektronix. Thêm vào đó, trên mạch có thêm màn hình LCD để hiển thị điện áp và điện trở của cảm cảm 32 biến. Một module Bluetooth HC05 cũng được tích hợp trên bo mạch để truyền nhận dữ liệu không dây với máy tính. Hình 3.5. Mạch thực tế Một bộ điều chỉnh ứng lực bằng cơ khí cũng được thiết kế và chế tạo dựa trên công nghệ in 3D (Máy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_phat_trien_mot_cam_bien_do_bien_dang_ung.pdf
Tài liệu liên quan