MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình vẽ, biểu đồ
Danh mục bản đồ
MỞ ĐẦU .1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO .7
1.1. Nông nghiệp công nghệ cao trong lịch sử phát triển nông nghiệp .7
1.2. Quan niệm, đặc điểm và vai trò của nền nông nghiệp công nghệ cao .9
1.2.1. Quan niệm .9
1.2.2. Đặc điểm.12
1.2.3. Vai trò.13
1.3. Tiêu chí đánh giá nền nông nghiệp công nghệ cao.14
1.3.1. Nhóm tiêu chí về khoa học và công nghệ .14
1.3.2. Nhóm các tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường .15
1.3.3. Nhóm tiêu chí về sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.16
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nông nghiệp công
nghệ cao .16
1.4.1. Nhân tố khoa học và công nghệ .16
1.4.2. Nguồn lao động .18
1.4.3. Thị trường.19
1.4.4. Đô thị hóa .19
1.4.5. Chính sách .20
1.5. Hình thức tổ chức sản xuất của nông nghiệp công nghệ cao.20
1.5.1. Hình thức canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao .21
148 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và SX theo hướng CN tập trung như
hình thành các khu NNCNC, trang trại, nông trường, Vì thế, hoạt động ứng dụng
KHCN được diễn ra đồng bộ và bắt kịp với xu hướng phát triển NN, mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
Địa hình bằng phẳng còn thuận lợi cho hoạt động sinh sống và SX của dân
cư, là tác nhân thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nên dân số ở TPCT tăng nhanh.
Như vậy, với những thuận lợi về đất đai và địa hình đã cho phép ngành NN
TPCT SX tập trung trên quy mô lớn theo hướng ứng dụng công nghệ cao và khắc
phục được tình trạng SXNN theo lối truyền thống, quy mô nhỏ lẻ. Tuy nhiên, đất
đai và địa hình ở TPCT cũng mang lại những hạn chế trong ứng dụng công nghệ
cao vào SX là do có diện tích nhỏ bị ngập úng vào mùa mưa lũ và thiếu nước vào
mùa khô đã ảnh hưởng đến trong công tác tưới tiêu,Vì vậy, khi xây dựng cơ sở hạ
tầng phát triển NN nói chung và NNCNC nói riêng cần chú ý hệ thống thủy lợi sau
cho đảm bảo đủ nước tưới vào mùa khô và thoát nước vào mùa mưa lũ.
2.2.2.3. Tài nguyên nước
Do nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Mêkông, Cần Thơ có hệ thống
sông ngòi dày đặc và nhiều kênh rạch tạo nên một hệ thống bao trùm cả lãnh thổ.
Nên, TPCT có nguồn tài nguyên nước mặt phong phú; riêng sông Hậu có tổng
lượng nước đổ ra biển là 200 tỷ m3/năm với lưu lượng bình quân là 14.800m3/s.
Ngoài ra, TPCT còn có nguồn nước ngầm với trữ lượng khá lớn có khả năng khai
thác và phục vụ tốt cho đời sống và các ngành SX.
Nguồn nước dồi dào đảm bảo cho tưới tiêu quanh năm cộng với khí hậu
vùng nhiệt đới, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ nên đáp ứng được yêu cầu của
việc phát triển NN theo hướng chuyên môn hóa cao, là cơ sở của việc ứng dụng
công nghệ cao vào SX.
57
Sông ngòi dày đặc với nguồn nước ngọt quanh năm là điều kiện thích hợp để
TPCT triển khai ứng dụng KHCN nhằm phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên
trong nuôi trồng thủy sản để cung cấp cho tiêu dùng và cho CN chế biến. Mặt khác,
phát triển ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản còn là giải pháp để tăng giá trị SX
cho ngành NN và góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế NN theo hướng hiện
đại.
Trong điều kiện giao thông đường bộ còn nhiều khó khăn thì sông ngòi kênh
rạch ở TPCT là một lợi thế quan trọng trong việc vận chuyển nguyên vật liệu và
hàng hóa nông sản do nền NNCNC tạo ra với khối lượng vận chuyển lớn.
Bên cạnh những thuận lợi thì tài nguyên nước ở Cần Thơ cũng gây ra một số
cản trở trong quá trình ứng dụng công nghệ cao trong NN của thành phố, cụ thể là:
+ Nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm do nước thải từ CN chưa qua xử lý, do
nhiễm phân bón và thuốc hóa học trong canh tác NN truyền thống, do sinh hoạt,
vì thế khi sử dụng cho tưới tiêu thì ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
+ Chế độ mưa mùa còn ảnh hưởng đến hoạt động tưới tiêu cho phát triển
nền NNCNC, mùa mưa thừa nước gây ngập úng, còn mùa khô gây thiếu nước nên
chất lượng nông sản không được đảm bảo. Vì vậy, Cần Thơ cần phải xây dựng hệ
thống thủy lợi đảm bảo cho yêu cầu phát triển của nền NNCNC.
2.2.2.4. Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt cao và
ổn định, lượng mưa trung bình, ít chịu những tác động bất thường thiên tai. Đây là
lợi thế lớn để ứng dụng công nghệ cao vào SX dựa trên thế mạnh của nền NN nhiệt
đới là:
+ Nông sản đa dạng đặc trưng của vùng nhiệt đới và có thể cung cấp cho thị
trường quanh năm; hạn chế được yếu tố trái vụ.
+ Khả năng rủi ro từ khí hậu và thời tiết thấp, đảm bảo được chất lượng và
năng suất nông sản.
58
+ Thuận lợi về khí hậu là cơ sở cho việc ứng dụng công nghệ cao nhằm đáp
ứng yêu cầu của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với nhu cầu tiêu
dùng như tăng tỷ trọng các loại rau màu, hoa quả, gia súc, thủy sản,
+ Sự ổn định về khí hậu và thời tiết sẽ giảm bớt được chi phí trong việc đầu
tư các trang thiết bị, hạ tầng phục vụ cho quá trình ứng dụng công nghệ cao vào
SXNN như nhà kính, thiết bị điều hòa nhiệt độ, từ đó sẽ giảm được chi phí SX
và hạ giá thành SP.
Bên cạnh thuận lợi, đặc điểm khí hậu ở TPCT cũng mang đến những khó
khăn cho hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong SX như: nhiệt độ cao, độ ẩm lớn
dễ dàng xuất hiện sâu bệnh hại cây trồng vật nuôi; thừa nước vào mùa mưa và thiếu
nước và mùa khô nên ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng nông sản; Vì
vậy, cần phải NC, ứng dụng những kỹ thuật công nghệ và phương pháp canh tác
phù hợp với khí hậu thành phố.
2.2.2.5. Sinh vật
Địa hình đồng bằng, với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nên tài nguyên
sinh vật và môi trường sinh thái ở TPCT rất đặc trưng cho vùng đất ẩm ướt, bao
gồm cả các loài sinh vật trên cạn và dưới nước. Đây chính là nguồn gen quý giá làm
cơ sở để NC lai tạo ra các giống cây con cho năng suất và chất lượng cao phù hợp
với đặc điểm sinh thái NN của TPCT.
Phát triển nền NNCNC kết hợp phát triển loại hình du lịch sông nước đặc
trưng của miền Tây Đô, qua đó góp phần giới thiệu SP của nền NNCNC đến với du
khách, thúc đẩy dịch vụ NN phát triển, tăng thêm giá trị SP và hiệu quả kinh tế nên
càng thúc đẩy NC, ứng dụng KHCN vào phát triển SXNN.
Trên đây là các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển
của nền NNCNC ở TPCT, tuy mỗi nhân tố có mức độ ảnh hưởng khác nhau nhưng
chúng đều có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau tạo nên một hệ thống không thể
tách rời. Vì vậy, cần phải đánh giá đúng mức độ tác động để có định hướng và biện
pháp ứng dụng công nghệ cao nhằm mang lại hiệu quả KT – XH cao nhất và phù
hợp với xu hướng phát triển NN thế giới.
59
2.3. Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần
Thơ
2.3.1. Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp ở Thành phố Cần
Thơ
Mặc dù, diện tích đất SX các loại cây trồng chủ lực ở TPCT có xu hướng
giảm do tác động của quá trình đô thị hóa nhưng giá trị SX của khu vực 1 vẫn
tăng từ 3.444.654 triệu đồng (năm 2004) lên 4.477.833 triệu đồng (năm 2011)
với mức tăng trưởng trung bình đạt 3,89%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng
giá trị giữa các ngành trong khu vực lại không đều nhau, tăng mạnh nhất là
ngành thủy sản, còn ngành lâm nghiệp không tăng và có xu hướng giảm.
Bảng 2.4: Giá trị SX khu vực 1 ở TPCT giai đoạn 2004 - 2011 (Theo giá 1994)
Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2007 2009 2011
tính
Tổng giá trị SX Triệu đồng 3.444.654 3.708.887 4.088.590 4.307.827 4.477.833
Chỉ số phát triển %
107,67 107,00 99,21 106,77
(năm trước = 100)
1. NN Triệu đồng 2.850.477 2.922.204 2.759.898 2.667.140 2.866.491
Chỉ số phát triển %
102,52 97,76 96,04 105,52
(năm trước = 100)
a. Trồng trọt Triệu đồng 2.482.709 2.566.800 2.401.215 2.328.740 2.495.927
Chỉ số phát triển %
103,39 98,12 95,16 105,52
(năm trước = 100)
b. Chăn nuôi Triệu đồng 219.169 196.681 210.084 193.057 224.432
Chỉ số phát triển %
89,74 94,65 109,01 106,64
(năm trước = 100)
c. Dịch vụ NN Triệu đồng 148.599 158.723 148.599 145.343 146.132
Chỉ số phát triển %
106,81 96,55 97,22 103,92
(năm trước = 100)
2. Lâm nghiệp Triệu đồng 13.400 11.557 11.389 8.766 8.440
Chỉ số phát triển %
86,25 115,21 100,49 97,44
(năm trước = 100)
3. Thủy sản Triệu đồng 580.777 775.126 1.317.303 1.631.921 1.602.902
Chỉ số phát triển %
133,46 133,32 104,87 109,13
(năm trước = 100)
Nguồn: Niên giám Thống kê TPCT năm 2006 và 2011
Trong ngành NN, giá trị SX ngành chăn nuôi đạt mức tăng trưởng trung
bình là 1,11%/năm, còn ngành trồng trọt và dịch vụ NN có mức tăng trưởng quá
thấp (trồng trọt 0,15%/năm, dịch vụ -0,17%/năm) nên giá trị SX toàn ngành NN
từ năm 2004 – 2011 tăng rất chậm trung bình 0,13%/năm và không ổn định. Giá
60
trị SX lâm nghiệp giảm từ 13.400 triệu đồng (năm 2004) xuống còn 8.440 triệu
đồng (năm 2011) với mức tăng trung bình là –5,67%/năm. Ngược lại, giá trị SX
ngành thủy sản lại tăng mạnh từ 580.777 triệu đồng (năm 2004) lên 1.602.902
triệu đồng (năm 2011) và mức tăng trưởng bình quân đạt 16,63%/năm.
Như vậy, ngành thủy sản có mức tăng trưởng giá trị SX cao và ổn định
nên có khả năng bù đắp cho ngành nông - lâm nghiệp làm cho giá trị SX toàn
khu vực luôn tăng và góp một phần quan trọng trong tổng giá trị SX thành phố.
Cơ cấu giá trị SXNN ở TPCT cũng có sự thay đổi theo hướng là giảm tỷ
trọng của ngành nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thủy sản,
Bảng 2.5: Cơ cấu giá trị SX khu vực 1 ở TPCT giai đoạn 2004 - 2011
(Theo giá thực tế)
Năm
Giá trị SX (Triệu đồng) Cơ cấu (%)
Tổng số NN
Lâm
nghiệp
Thủy sản
Tổng
số
NN
Lâm
nghiệp
Thủy
sản
2004 4.324.312 3.351.803 34.675 937.834 100,00 77,51 0,80 21,69
2006 5.469.200 3.975.532 28.746 1.464.922 100,00 72,69 0,53 26,78
2008 9.761.729 6.935.331 28.342 2.798.056 100,00 71,05 0,29 28,66
2010 10.212.076 7.270.668 31.943 2.909.465 100,00 71,20 0,31 28,49
2011 14.169.264 9.847.421 35.776 4.286.067 100,00 69,50 0,25 30,25
Nguồn: Niên giám Thông kê TPCT năm 2006 và 2011
Như vậy, giai đoạn 2004 – 2011 tỷ trọng giá trị SX ngành NN giảm từ
77,51% xuống còn 69,50%; ngược lại, tỷ trọng giá trị SX ngành thủy sản tăng
nhanh từ 21,69% lên 30,25%; riêng ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ và có
xu hướng giảm.
Trong nội bộ ngành NN, giá trị SX ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn và
có xu hướng tăng nhẹ từ 85,54% (2004) lên 86,75% (2011); còn ngành chăn nuôi
và dịch vụ NN chiếm tỷ trọng nhỏ. Ngành lâm nghiệp có sự chuyển dịch không
đáng kể, trong đó ngành khai thác lâm sản chiếm tỷ trọng lớn và tăng từ 92,76%
(năm 2004) lên 95,51% (năm 2011). Riêng ngành thủy sản có sự thay đổi lớn
trong cơ cấu, tỷ trọng ngành nuôi trồng tăng nhanh từ 85,72% (năm 2004) lên
97,39% (năm 2011); còn ngành khai thác và dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ.
61
Bảng 2.6: Cơ cấu giá trị SX các ngành của khu vực 1 ở TPCT từ 2004 – 2011
(Theo giá hiện hành)
Đơn vị: %
Năm 2004 2006 2008 2010 2011
1. NN 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
a. Trồng trọt 85,54 86,07 89,05 86,49 86,75
b. Chăn nuôi 9,85 9,63 7,41 9,31 9,92
c. Dịch vụ NN 4,61 4,31 3,54 4,21 3,33
2. Lâm nghiệp 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
a. Trồng và nuôi rừng 6,52 7,11 5,25 4,28 3,96
b. Khai thác lâm sản 92,76 92,19 93,98 94,92 95,51
c. Dịch vụ và lâm sản khác 0,72 0,70 0,77 0,81 0,53
3. Thủy sản 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
a. Nuôi trồng 85,72 91,58 96,64 96,83 97,39
b. Khai thác 9,88 5,57 3,36 3,16 2,61
c. Dịch vụ 4,40 2,85 0,00 0,01 0,00
Nguồn: Niên giám Thông kê TPCT năm 2006 và 2011
Bên cạnh sự thay đổi về giá trị SX, lao động NN của TPCT đang giảm dần.
Năm 2004, lao động NN của TPCT chiếm 52,50% số lao động đang làm việc
(487.375 người) đến năm 2011 giảm còn 41,48% (595.006 người).
Như vậy, ngành NN TPCT đã có sự thay đổi về cơ cấu sử dụng đất NN, giá
trị SX và lao động theo quy luật phát triển KT – XH trong quá trình đô thị hóa. Tuy
nhiên, sự chuyển dịch này chưa thật sự rõ nét, tốc độ tăng trưởng còn chậm và chưa
ổn định. Vì vậy, ngành NN Cần Thơ cần có những giải pháp nhằm đưa nền NN phát
triển theo hướng hiện đại để trở thành đầu tàu của khu vực và phù hợp với xu hướng
phát triển của nền NN Việt Nam và thế giới.
2.3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố
Cần Thơ
2.3.2.1. Chương trình xây dựng và phát triển nông nghiệp công
nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ
Là đô thị trung tâm của vùng ĐBSCL, vai trò động lực phát triển của khu
vực trong thời kỳ CN hóa, hiện đại hóa đất nước và theo tinh thần Nghị quyết 45-
NQ/TW nhiệm vụ ngành NN Cần Thơ là “... Tiến hành quy hoạch phát triển NN
theo hướng hiện đại, hướng mạnh vào xuất khẩu và cung cấp dịch vụ NNCNC, coi
62
trọng phát triển CNSH và tạo giống mới; cung cấp SP truyền thống chất lượng cao,
xây dựng nhiều thương hiệu đặc sản NNCNC”. Năm 2005 Sở NN và Phát triển
Nông thôn TPCT phối hợp với Phân viện Quy hoạch và Thiết kế NN đã đề ra
“Chương trình xây dựng và phát triển NNCNC TPCT (đến năm 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020)” – còn gọi là “Chương trình NNCNC” nhằm định hướng
phát triển ngành NN thời kỳ 2006 - 2010 và dự kiến đến năm 2020.
Cấu trúc và thành phần tham gia vào Chương trình NNCNC ở TPCT
Nhằm thực hiện mục tiêu dài hạn đến năm 2020, Chương trình NNCNC ở
TPCT với cấu trúc và thành phần tham gia như sau:
Hình 2.6: Cấu trúc và thành phần tham gia Chương trình NNCNC tại TPCT
(Nguồn: Sở NN và Phát triển Nông thôn TPCT)
i. Về cấu trúc:
Chương trình NNCNC ở TPCT được thực hiện với sự kết hợp của các hợp
phần sau:
- Mạng lưới khu, trạm NNCNC: là hợp phần về cơ sở vật chất kỹ thuật với
vai trò là “hạt nhân phát triển việc ứng dụng công nghệ cao” vào SXNN.
- Hệ thống các dự án ưu tiên: bao gồm nhóm các dự án được lựa chọn ưu
tiên thực hiện trong từng giai đoạn của Chương trình, bao gồm nhiều lĩnh vực
liên quan đến NN ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao trong SX nông - lâm -
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
MẠNG LƯỚI
KHU, TRẠM
NNCNC
Trang trại
Hợp tác xã
Công ty
Doanh nghiệp
Nông hộ
Nhà đầu tư
Doanh nghiệp
Trường Đại học
Viện NC
Trung tâm NC
Đầu vào Đầu ra
thực nghiệm, trình diễn,
SX thử, chuyển giao,
63
ngư nghiệp. Thông qua thực hiện các dự án, mạng lưới khu, trạm NNCNC sẽ tổ
chức triển khai các hoạt động thu hút đầu tư chất xám và tài chính, thực nghiệm
công nghệ, tạo điều kiện chuyển giao kết quả - SP ra SX đại trà.
ii. Về thành phần tham gia:
- Các cơ quan quản lý ngành NN của TPCT: là thành phần chủ yếu đóng
vai trò tổ chức và quản lý việc triển khai thực hiện, theo dõi tiến trình thực
hiện,... Chương trình.
- Các viện, trường đại học, trung tâm NC và các nhà KH (trong và ngoài
nước): là thành phần tham gia chính vào hoạt động thường xuyên của các khu, trạm
NNCNC, đồng thời là một trong những bên tham gia thực hiện các dự án ưu tiên.
- Các nhà đầu tư và doanh nghiệp: là thành phần tham gia Chương trình
trong vai trò đầu tư tài chính hoặc công nghệ vào mạng lưới và các dự án ưu tiên.
- Các nông hộ, trang trại, HTX NN, công ty (về SX và dịch vụ NN, chế biến
nông-thủy sản, xuất nhập khẩu hàng nông - thủy sản,...): với vai trò là nơi tiêu thụ
và là đầu ra tiếp cận thị trường của SP từ các khu, trạm NNCNC.
Như vậy, ngoài các cơ quan quản lý NN TPCT với vai trò điều hành và tổ
chức Chương trình NNCNC, còn có sự tham gia của đối tượng khác như sau :
- Các Viện, Trường và các nhà Đầu tư, Doanh nghiệp ở vai trò “đầu vào”
của Chương trình và trực tiếp tham gia vào 2 hợp phần chính là mạng lưới khu,
trạm NNCNC và các dự án ưu tiên.
- Các nông hộ, trang trại, HTX, công ty SX - chế biến - dịch vụ NN với vai
trò “đầu ra” của Chương trình, là nơi tiêu thụ và thương mại hóa hầu hết SP
(công nghệ, nông sản chất lượng cao,...) của mạng lưới khu, trạm NNCNC về lâu
dài các đối tượng này sẽ góp phần định hướng hoạt động cho mạng lưới.
Mối quan hệ giữa Chương trình NNCNC với các Chương trình phát
triển KT – XH của TPCT:
Chương trình NNCNC ở Cần Thơ khi tổ chức thực hiện còn có mối quan
hệ trực tiếp với một số Chương trình xây dựng và phát triển khác của thành phố
theo kế hoạch số số 10 - KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy TPCT.
64
Hình 2.7: Mối quan hệ giữa Chương trình NNCNC và các Chương trình
xây dựng và phát triển khác của TPCT
( Nguồn: Sở NN và Phát triển Nông thôn TPCT)
Mỗi Chương trình đều có một vai trò khác nhau đối với sự phát triển KT –
XH ở TPCT và giữa chúng đều có mối quan hệ tác động lẫn nhau; riêng Chương
trình NNCNC có mối quan hệ với các Chương trình khác như sau:
- Mối quan hệ với Chương trình xây dựng và phát triển KHCN : Chương
trình NNCNC vừa là nơi đặt hàng, vừa là nơi tiêu thụ - thử nghiệm - ứng dụng và
thương mại hóa các SP của Chương trình KHCN. Ngược lại, Chương trình KHCN
là nơi cung ứng đầu vào cho Chương trình NNCNC.
- Mối quan hệ với Chương trình xây dựng và phát triển giáo dục - đào tạo
nguồn nhân lực: các viện, trường đại học, trung tâm NC và các nhà KH (trong và
Chương trình xây dựng và
phát triển KHCN
Chương trình xây dựng
và phát triển NNCNC
Chương trình xây dựng
và phát triển CN
Chương trình xây dựng
và phát triển thương mại,
dịch vụ, du lịch
Chương trình xây dựng và
phát triển cơ sở hạ tầng
Chương trình xây dựng và
phát triển quốc phòng,
an ninh
Chương trình xây dựng và
phát triển giáo dục đào tạo
Chương trình xây dựng
và phát triển văn hóa
Chương trình xây dựng
và phát triển thể dục -
thể thao
Chương trình xây dựng
và phát triển y tế
PHÁT TRIỂN
TPCT THỜI KỲ
CN HÓA
và
HIỆN ĐẠI HÓA
Động lực
Tương tác
65
ngoài nước) là thành phần tham gia chính vào Chương trình NNCNC nhằm triển
khai việc NC ứng dụng công nghệ, tổ chức đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ KH,
kỹ thuật ; đây là tiền đề của mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ giữa Chương trình
NNCNC và Chương trình xây dựng và phát triển giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực
của TPCT. Trong mối quan hệ này, mục tiêu của 2 chương trình cùng được phối
hợp nhau, vừa đào tạo được nguồn nhân lực có thể ứng dụng công nghệ mới cho
Chương trình NNCNC, vừa tạo điều kiện để huấn luyện NC thực hành cho Chương
trình giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực.
- Mối quan hệ với Chương trình xây dựng và phát triển CN: CN chế biến
nông - thủy sản là một ngành CN mũi nhọn của TPCT. Do đó, 2 chương trình này
có mối quan hệ tương hỗ với nhau, Chương trình NNCNC sẽ tạo ra SP với số lượng
lớn và chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường sẽ là “đầu vào” cho ngành CN ; ngược
lại, sự phát triển của ngành CN chế biến sẽ mở ra cơ hội cho nhiều loại nông - thủy
sản được lựa chọn để NC phát triển SX, từ đó thúc đẩy sự phát triển NNCNC.
- Mối quan hệ với Chương trình xây dựng và phát triển thương mại, dịch vụ
và du lịch: Chương trình phát triển NNCNC sẽ thực hiện biện pháp thương mại hóa
SP và xây dựng thương hiệu NNCNC thông qua Chương trình xây dựng và phát
triển thương mại, dịch vụ và du lịch; ngược lại, Chương trình này cũng thông qua
Chương trình phát triển NNCNC để thực hiện các nội dung trong các hợp phần của
mình như giới thiệu SP, thực hiện các loại hình du lịch.
- Mối quan hệ với Chương trình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng : xây
dựng mạng lưới khu, trạm NNCNC - đây là cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng của
TPCT. Do vậy, Chương trình NNCNC và Chương trình Cơ sở hạ tầng có mối liên
quan hữu cơ với nhau, cần xem xét để phối hợp và lồng ghép trong bố trí đầu tư
giữa các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng trong các dự án có liên quan.
Việc xác định các mối quan hệ giữa Chương trình NNCNC với các Chương
trình khác ở TPCT nhằm tạo nên mối liên kết giữa các ban ngành để cùng nhau hợp
tác phát triển.
66
2.3.2.2. Tình hình thực hiện các nội dung của Chương trình nông
nghiệp công nghệ cao ở Thành phố Cần Thơ
A. Nội dung của Chương trình nông nghiệp công nghệ cao ở Thành
phố Cần Thơ
1) Xây dựng mạng lưới khu, trạm NNCNC:
Đây chính là hợp phần quan trọng nhất về cơ sở vật chất kỹ thuật, là hạt nhân
của nền NNCNC tại TPCT.
i. Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới NNCNC ở TPCT
Chức năng tổng quát:
- NC thích nghi, cải tiến, sáng tạo công nghệ cao: NC tiếp thu công nghệ tiên
tiến trong và ngoài nước, tiến tới làm chủ tri thức, cải tiến, sáng tạo công nghệ cao
trong lĩnh vực NN.
- Ươm tạo và chuyển giao công nghệ cao: NC ứng dụng công nghệ vào thực
tế tại các khu, trạm NNCNC; quảng bá, chuyển giao SP, dịch vụ công nghệ cao ra
SX đại trà trên địa bàn TPCT và các tỉnh ĐBSCL; tổ chức triển khai các hoạt động
hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân có ý tưởng KHCN, thực hiện việc hoàn thiện công nghệ,
chế thử SP và thành lập doanh nghiệp NNCNC.
- Thu hút đầu tư: tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nhằm thu
hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng nền NNCNC và thương mại
hóa công nghệ cao.
- Thu hút chất xám: tạo điều kiện thuận lợi gắn kết giữa đào tạo tạo, NC và
phát triển công nghệ cao thông qua các chương trình, đề án hợp tác với các viện,
trường, nhà KH, để ươm tạo công nghệ cao trong NN.
- Thực hiện các dịch vụ KHCN cao: cung cấp các SP, dịch vụ NNCNC cho
SX, tham gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tổ chức tham quan nghỉ ngơi
và các hoạt động du lịch sinh thái tại mạng lưới NNCNC.
Nhiệm vụ:
Căn cứ vị trí, vai trò của ngành NN trong chiến lược phát triển KT - XH của
TPCT, vùng ĐBSCL và mối quan hệ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Căn cứ
67
vào quan điểm mục tiêu phát triển của Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của
TPCT; trong giai đoạn 2006- 2010 và đến năm 2020, mạng lưới khu, trạm NNCNC
ở TPCT có các nhiệm vụ như sau:
- Đầu mối tiếp thu, NC ứng dụng và chuyển giao các SP, quy trình công
nghệ mới - hiện đại trong lĩnh vực NN và nuôi trồng thủy sản.
- Thực nghiệm, trình diễn công nghệ, SX thử các loại nông sản giá trị, thủy
đặc sản quí hiếm, trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao.
- Cung cấp SP tinh (giống, công nghệ, chế phẩm,) có chất lượng xác nhận,
các giống cây con cấp nguyên chủng, đầu dòng,... ra SX đại trà.
- Hợp tác với các Viện, trường Đại học, Trung tâm NC KHCN, các nhà KH
(trong và ngoài nước) để tiếp thu công nghệ, triển khai NC ứng dụng, tổ chức đào
tạo cán bộ KH - kỹ thuật và hợp đồng chuyển giao công nghệ mới cho các cơ sở SX
(nông hộ, trang trại, công ty, doanh nghiệp,).
- Thu hút đầu tư chất xám và tài chính: Có quy chế, chính sách ưu đãi kêu gọi
và thu hút đầu tư chất xám và tài chính (trong và ngoài nước) vào khu NNCNC để
tổ chức NC, thực nghiệm, trình diễn, chuyển giao hoặc tổ chức SX thử.
- Đầu mối giới thiệu, phát triển các SP - công nghệ và dịch vụ NN của TPCT
ra các địa phương khác ở ĐBSCL.
- Tham quan, du lịch tri thức, hội thảo, hội chợ - triển lãm : làm dịch vụ tổ
chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ - triển lãm, quảng bá mô hình, giới thiệu giống
và SP mới, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức các lớp tham quan học tập các chuyên
đề về KHCN mới phát triển NN ứng dụng công nghệ cao.
ii. Cấu trúc và thành phần của mạng lưới khu, trạm NNCNC ở TPCT
Cấu trúc tổng quát và thành phần tham gia khu NNCNC:
Về bản chất, khu NNCNC là nơi triển khai NC ứng dụng công nghệ cao vào
lĩnh vực NN. Do vậy, Khu NNCNC bao gồm nhiều công năng quan trọng như trình
diễn quy trình công nghệ, SX thử, chuyển giao KHCN mới và làm công tác thương
mại hóa các “SP” của khu (như nông sản, quy trình SX, bí quyết công nghệ,...)
thông qua việc xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn hóa các “SP”. Bằng những công
68
năng nói trên, các Khu NNCNC có thể thực hiện được nhiệm vụ thu hút đầu tư chất
xám và tài chính của nhà KH và doanh nghiệp.
a. Cấu trúc tổng quát:
Ngoài bộ phận hành chính và quản lý, một khu NNCNC ở TPCT gồm có 4
tiểu khu chính như sau:
• Tiểu khu SX: gồm 2 trung tâm hoạt động nội tại là:
+ Trung tâm tổ chức trình diễn các ứng dụng công nghệ - kỹ thuật cao.
+ Trung tâm SX thử các SP tinh trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao vào
trong quá trình SXNN.
• Tiểu khu NC và đào tạo: gồm 2 trung tâm chức năng "đầu vào" là :
+ Trung tâm công nghệ là nơi tiếp thu các công nghệ hiện đại để NC ứng
dụng, bước đầu tập trung vào các lĩnh vực : (a) ứng dụng CNSH; (b) hệ thống canh
tác. Đồng thời, xây dựng và quản lý tiêu chuẩn các dịch vụ, SP của khu NNCNC.
+ Trung tâm đào tạo và huấn luyện: được trang bị cơ sở kỹ thuật cao, có
khả năng hợp đồng đào tạo, huấn luyện trực tiếp hoặc phối hợp với các viện, trường
để tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu, đào tạo, tập huấn ngắn hạn và dài hạn cho
kỹ thuật viên để chuyển giao công nghệ,...
• Tiểu khu thông tin và triển lãm: gồm 2 trung tâm chức năng "đầu ra"
là:
+ Trung tâm thông tin KHCN: thực hiện các nhiệm vụ: (a) xây dựng
thương hiệu cho khu NNCNC; (b) tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu để thương
mại hóa SP; (c) tổ chức tọa đàm, hội thảo để vừa đưa thông tin vừa chuyển giao
công nghệ, kỹ thuật mới.
+ Trung tâm triễn lãm: tổ chức trưng bày, triễn lãm (tại khu, trạm) hoặc
tham gia các hội chợ và triễn lãm có liên quan (trong và ngoài nước); kết hợp xây
dựng các điểm du lịch - tham quan sinh thái.
• Tiểu khu dịch vụ và thương mại: với chức năng dịch vụ “đầu ra” như
(a) cung ứng giống cây con, chế phẩm công nghệ, chuyển giao công nghệ và kỹ
thuật; (b) tổ chức các chuyến du lịch thư giãn; NC, học tập trong mạng lưới.
69
Tuy nhiên, không phải khu NNCNC nào tại TPCT cũng có đầu đủ các tiểu
khu, thành phần và chức năng như trên trong cùng một thời gian mà căn cứ theo kế
hoạch và nội dung hoạt động mà các khu này sẽ có các tiểu khu hoạt động cho phù
hợp với mục tiêu và kế hoạch đã đề ra.
Hình 2.8: Cấu trúc tổng quát và thành phần tham gia khu NNCNC ở TPCT
(Nguồn: Sở NN và Phát triển Nông thôn TPCT)
b. Thành phần của khu NNCNC ở TPCT:
Trong giai đoạn đầu hình thành mạng lưới khu, trạm NNCNC của TPCT,
Nhà nước cần tập trung đầu tư ban đầu về cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức
mạng lưới, đồng thời chuẩn bị cho việc quản lý các khu NNCNC sau này nên cần
có sự tham gia của các thành phần
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_18_6994543033_4946_1869255.pdf