Luận văn Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Mục lục ii

Danh mục bảng v

Danh mục sơ đồ vii

Danh mục các chữ viết tắt viii

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.2 Phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn 8

2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn 16

2.4 Cơ sở thực tiễn 18

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIẾN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 22

3.2 Phương pháp nghiên cứu 32

3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 35

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37

4.1 Thực trạng phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Khánh 37

4.1.1 Sơ lược về quá trình phát triển sản xuất nấm ăn ở Yên Khánh – Ninh Bình 37

4.1.2 Tình hình tổ chức sản xuất nấm ăn 44

4.1.3 Tình hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nấm ăn 48

4.1.4 Tình hình đầu tư chi phí sản xuất các loại nấm ăn chủ yếu trong nông hộ điều tra 51

4.1.5 Kết quả sản xuất nấm ăn ở nông hộ điều tra 54

4.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm ăn của Huyện 55

4.2.1. Tình hình phân phối kết quả sản xuất nấm ăn của Huyện 55

4.2.2. Tình hình tiêu thụ nấm ăn của Huyện 57

4.2.3. Tình hình tiêu thụ nấm ăn chủ yếu trên thị trường 58

4.2.4 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm nấm ăn của hộ nông dân năm 2008 60

4.3 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm trong Huyện 62

4.4 Giá cả sản phẩm nấm ăn 64

4.5 Đánh giá chung kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nấm ăn 66

4.5.1 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất, chế biến một số loại nấm ăn 66

4.5.2 Hiệu quả xã hội 70

4.5.3 Hiệu quả môi trường 70

4.5.4 Kết quả và nguyên nhân đạt được 70

4.6 Những khó khăn và tồn tại, nguyên nhân của tình hình 71

4.7 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở Huyện Yên Khánh 72

4.7.1 Kỹ thuật và công nghệ 72

4.7.2 Giống nấm 73

4.7.3 Thời vụ 74

4.7.4 Thu hái và chế biến 74

4.7.5 Vốn sản xuất 74

4.7.6 Thị trường tiêu thụ 74

4.7.7 Giá cả sản phẩm 74

4.7.8 Kênh tiêu thụ 75

4.7.9 Hành vi của người tiêu dùng 76

4.7.10 Công tác quảng cáo và tiếp thị 76

4.8 Những định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất, tiêu thụ nấm ăn 76

4.8.1 Cơ sở khoa học của giải pháp 76

4.8.2 Thực hiện giải pháp 78

4.8.3 Dự kiến kết quả đến năm 2010 86

PHẦN V KẾT LUẬN 91

5.1 Kết luận 91

5.2 Kiến nghị 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

 

 

doc112 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4835 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc nhĩ cũng tăng lên. Điêu đó là do thị hiếu người đối với nấm sò giảm sút, với lại trong 3 năm này thì nấm sò có giá bán trên thị trường thấp các loại nấm ăn khác nên các hộ ít đầu tư cho việc nuôi trồng loại nấm ăn này , do có nguồn cung cấp từ các xưởng cưa nên trong 3 năm này việc trồng mộc nhĩ đã có bước phát triển đáng kể. Hiệu suất sử dụng nguyên liệu có thể tính như năng suất hoặc có thể tính bằng %( có nghĩa là số kg nấm tươi thu về/1 tấn nguyên liệu đưa vào sản xuất). Tốc độ tăng năng suất nấm sò là 8,11%/năm. Năng suất mộc nhĩ tăng trung bình 10,75%/năm. Năng suất nấm rơm tăng trung bình 27,68%/năm. Sản lượng nấm ăn phụ thuộc vào lượng nguyên liệu sử dụng và năng suất. Nguyên nhân năng suất nấm rơm thấp là do quy trình nuôi trồng nấm rơm có một số quy trình kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ về nhiệt độ, độ ẩm mà người trồng nấm chưa thực hiện được. Điều này thể hiện qua bảng 8. Bảng 8 Tình hình sản xuất và cơ cấu các loại nấm ăn huyện Yên Khánh Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển(%) SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 07/06 08/07 BQ 1. Lượng NLSD trồng nấm ăn Tấn 2.900,1 100,00 3.010,3 100,00 4.698,4 100,00 103,80 156,08 127,84 Nấm rơm Tấn 200 6,90 292 9,70 407 8,66 146 139,38 142,65 Nấm mỡ Tấn 1.244 4,29 1.300 43,19 2.111,5 44,94 104,50 162,42 130,28 Nấm sò Tấn 241,1 8,31 197,3 6,55 175,9 3,74 81,83 89,15 85,41 Mộc nhĩ Tấn 1.215 41,90 1.221 40,56 2.004 42,65 100,49 164,13 128,43 2. NSBQ Kg/tấnNL 1.991,6 100,00 2.051,3 100,00 2.419,1 100,00 103 117,93 110,21 Nấm rơm Kg/tấnNL 121,00 6,08 150,0 7,31 197,2 8,15 124 131,47 127,68 Nấm mỡ Kg/tấnNL 271,5 13,63 291,3 14,20 300,9 12,44 107,29 4,87 22,86 Nấm sò Kg/tấnNL 699.0 35,10 700,0 34,12 817 33,77 100,14 116,71 108,11 Mộc nhĩ Kg/tấnNL 900,1 45,19 910 44,36 1.104 45,64 101,10 121,32 110,75 3. SL nấm tưoi Tấn 5.775,83.916 100,00 6.175,02.839 100,00 11.365,89.944 100,00 106,91 184,06 140,28 Nấm rơm Tấn 2,42 0.04 4,38 0,07 80,2.604 0,71 180,99 1832,43 575,89 Nấm mỡ Tấn 337,746 5,85 37,8.690 0,61 635,35.035 5,59 11,21 1677,76 137,14 Nấm sò Tấn 168,5.289 2,92 138,110 2,24 143,7.103 1,26 81,95 104,05 92,34 Mộc nhĩ Tấn 109.362,15 1.893,44 1.111,110 17,99 2.212,416 19,47 1,02 199,12 14,25 Nguồn: Phòng nông nghiệp và địa chính huyện Yên Khánh, UBND huyện Yên Khánh năm2008 4.1.1.3 Giá trị sản xuất các loại nấm ăn trong cơ cấu kinh tế Trong sản xuất hàng hóa, mỗi địa phương cần phát huy lợi thế so sánh của mình. Yên Khánh là huyện thuần nông, có lợi thế nhất định về nuôi trồng nấm ăn mà đặc biệt là 4 loại: nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ, mộc nhĩ. Thời gian qua Ninh Bình từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp được ưu tiên đầu tư phát triển. Huyện Yên Khánh đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2005-2010 mà bước đột phá là trong nông nghiệp từng bước nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác. Với lợi thế là huyện nông nghiệp có nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ phát triển nghề trồng nấm, đặc biệt là các loại nấm có giá trị kinh tế cao, trong đó không thể không nhắc đến nấm ăn. Như vậy, muốn đưa nghề trồng nấm ăn trở thành hàng hóa- có thể xuất khẩu được, ngoài việc nâng cao năng suất , sản lượng, phải quan tâm đặc biệt đến phẩm chất của mỗi loại nấm ăn sao cho giá trị sản xuất của nấm ăn ngày một tăng. Trong những năm qua, huyện đã chú trọng đến sản xuất nấm ăn để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tăng thu nhập, cải thiện thêm cho cuộc sống của người dân. Do đó, giá trị sản xuất nấm ăn tăng dần qua các năm (xem chi tiết bảng 9) Nhìn chung, giá trị sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng giá trị sản xuất của tất cả các ngành trong huyện. Năm 2006 giá trị sản xuất nấm ăn chỉ bằng 0,66% trong tổng GTSXNN, năm 2007 chiếm 0,9% và đến năm 2008 chiếm 1,14%. Giá trị sản xuất nấm ăn tăng lên qua các năm, trung bình mỗi năm tăng là 39,60%. Năm 2006 giá trị sản xuất nấm ăn mới đạt 2119,2 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 đã đạt con số 3228,4 triệu đồng. Điều đó cho thấy nghề sản xuất nấm ăn có triển vọng phát triển và bền vững trong ngành nông nghiệp, mặc dù nghề trồng nấm ăn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trong huyện, tuy nhiên nghề trồng nấm ăn mới được khôi phục trong một vài năm gần đây. Và trong những năm tới huyện phải chú trọng để tăng giá trị sản xuất nấm mỡ và nấm rơm, đặc biệt là nấm mỡ vì quy trình nuôi trồng không phức tạp, năng suất ổn định và giá bán cao. Bảng 9 Giá trị sản xuất của nấm ăn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện qua 3 năm (2006 – 2008). Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh (%) GT (trđ) CC (%) GT (trđ) CC (%) GT (trđ) CC (%) 07/06 08/07 BQ 1. GTSXNN 320.853,0 100,0 357.901,0 100,0 363.624,0 100,0 111,55 101,60 106,46 2. GTSX nấm ăn 2.119,2 0,66 3.228,4 0,9 4129,8 1,14 152,34 127,92 139,60 Nấm rơm 1.096,9 51,76 1.212,0 37,54 1.279,6 30,98 110,49 105,58 108,01 Nấm sò 177,5 8,38 721,9 22,36 1.211,8 29,34 110,49 167,86 136,19 Mộc nhĩ - - 22,8 0,71 31,9 0,77 - 139,91 - Nấm mỡ 844,8 39,86 1271,7 39,39 1.606,5 38,90 150,53 126,33 137,90 Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Yên Khánh năm 2008 4.1.2 Tình hình tổ chức sản xuất nấm ăn 4.1.2.1 Bố trí sản xuất nấm ăn ở huyện Yên Khánh Trong những năm gần đây, nấm ăn là loại thực phẩm được tiêu dùng khá rộng rãi hiện nay. Vì vậy, các hộ nuôi trồng đã tiến hành rộng khắp việc nuôi trồng để đáp ứng nhu cầu một phần cho nhu cầu dinh dưỡng của con người. Yên Khánh cũng như các địa phương khác trong cả nước, tại địa phương đã bố trí hệ thống nuôi trồng nấm ăn với các chủng loại khác nhau như: nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò, mộc nhĩ ở mọi nơi, hầu như xã nào cũng có hộ nuôi trồng nấm ăn, với kiểu bố trí và quy mô nuôi không giống nhau. Mặc dù vây, trong phạm vi từng xã, từng thôn, nấm ăn được sản xuất với quy mô và sản lượng khác nhau. Điều đó là do sự nắm bắt trình độ công nghệ và tập quán của người dân. Trong những năm đầu tiên sản xuất nấm ăn thì 3 loại nấm được trồng chủ yếu là nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm, đặc biệt là nấm sò được nuôi trồng khá phổ biến. Năm 2005 nấm rơm mới bắt đầu được nuôi trồng. Qua bảng 10 cho ta thấy, các loại nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò được nuôi trồng hầu như khắp trên địa bàn. Tuy nhiên, sản lượng nấm tập trung chủ yếu ở xã Khánh Trung, Khánh Cường, Khánh Phú, HTX nấm Khánh Phú, Công ty Cp T& B và tại DN Hương – Nam. + Nấm mỡ: Nấm mỡ được nuôi trồng chủ yếu ở xã Khánh Trung, năm 2007 xã Khánh Trung sản xuất được 101,700 tấn nấm tươi chiếm 26,86% sản lượng. Đến năm 2008 nấm mỡ được trồng rộng khắp trên toàn huyện, tuy nhiên sản lượng nấm mỡ vẫn tập trung nhiều nhất ở Khánh Trung (40,15%). Qua bảng cho ta thấy, chỉ có một số hộ trồng nấm ăn và trung tâm trồng nấm mỡ có hiệu quả vì nấm mỡ yêu cầu thời tiết khắt khe. Bảng 10 Phân bố cơ cấu sản lượng nấm ăn huyện Yên Khánh 3 năm (06 -08) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 SL tươi(tấn) CC(%) SL tươi(tấn) CC(%) SL tươi(tấn) CC(%) 1. Nấm mỡ 137,746 100,00 378,690 100,00 635,35035 100,00 Khánh Phú 0,310 0,23 1,920 0,51 5,506 0,87 Khánh Nhạc 7,940 5,76 8,640 2,28 15,780 2,48 Khánh Trung 9,131 6,63 101,700 26,86 255,080 40,15 Khánh Thành 9,041 6,56 131,000 34,59 255,080 40,15 Các xã còn lại 107,048 77,71 126,517 33,41 83,86835 13,20 DN Hương Nam 0,004 0,003 0,193 0,005 9,012 1,42 HTX nấm Khánh Phú 1,210 0.88 2,220 0,59 4,506 0,71 CTYCP T&B 3,062 2,22 6,500 1,72 6,518 1,03 2. Nấm rơm 2,42 100,00 4,38 100,00 80,2604 100,00 Khánh Phú 0,100 0,53 0,277 1,32 9,772 12,18 Khánh Nhạc 1,861 9,79 1,973 9,4 5,214 6,5 Khánh Trung 1,100 5,79 2,700 12,86 29,406 36,64 Khánh Thành 4,621 24,32 6,900 32,86 3,75 4,67 Các xã còn lại 7,376 38,82 4,163 19,82 18,5784 23,15 DN Hương Nam 0,915 4,82 1,597 7.60 1,75 2,18 HTX nấm Khánh Phú 1,120 5,89 1,390 6,62 4,02 5,00 CTYCP T&B 1,907 10,04 2,000 9,52 7,77 9,68 3. Nấm sò 118,5289 100,00 138,110 100,00 143,7103 100,00 Khánh Phú 1,20 1,01 2,721 1,97 3,000 2,09 Khánh Nhạc 17,000 13,34 23,528 17,04 24,000 16,70 Khánh Trung 4,851 4,09 5,843 4,23 6,000 4,18 Khánh Thành 0,195 0,16 1,781 1,29 1,8 1,25 Các xã còn lại 53,7689 45,36 47,408 34,33 56,7003 39,45 DN Hương Nam 2,852 2,41 5,038 3,65 3,21 2,23 HTX nấm Khánh Phú 25,951 21,59 33,860 24,52 34,00 23,66 CTYCP T&B 13,071 11,03 17,931 12,98 15,00 10,44 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và huyện Yên Khánh năm 2008 + Nấm rơm Năm 2005 huyện Yên Khánh bắt đầu triển khai nuôi trồng nấm rơm ở một số hộ nông dân thuộc các xá Khánh Trung, Khánh Thành, Khánh Nhạc. Ở xã Khánh Trung là nuôi trồng nhiều nhất với sản lượng tươi là 29,406 tấn chiếm 36,64%(năm 2008). Nấm rơm là loại yêu cầu kỹ thuật khá chặt chẽ, nó chỉ có thể tiến hành nuôi trồng vào tháng 4 là tốt nhất , còn nhiệt độ quá thấp thì nấm rơm thường cho sản phẩm, chính vì vậy nấm rơm hiện chưa thể nuôi trồng với quy mô lớn. + Nấm sò Là loại nấm ăn tương đối dễ nuôi trồng và thường cho sản lượng rất cao. Do vậy, nấm sò được nuôi trồng rộng khắp trong toàn huyện và tại các trung tâm nấm. Trên địa bàn huyện thì xã Khánh Nhạc và HTX nấm Khánh Phú là nuôi trồng nhiều nhất với quy mô lớn, năm 2007 sản lượng nấm sò tươi xã Khánh Nhạc đạt 23,528 tấn, chiếm 17,04% sản lượng toàn huyện, Công ty CP T&B là trung tâm nuôi trồng nấm sò lớn thứ 3 với 15,00tấn sản lượng nấm sò tươi, chiếm 10,44% sản lượng toàn huyện năm 2008. Nuôi trồng nấm sò nhiều nhất là ở HTX nấm Khánh Phú với 34,00 tấn sản lượng tươi chiếm 23,66% sản lượng toàn huyện năm 2008. Tóm lại: Qua kết quả phân bố sản lượng các loại nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò cho thấy xã Khánh Trung vẫn là xã đi đầu trong sản xuất nấm ăn. 4.1.2.2 Bố trí mùa vụ trong sản xuất các loại nấm ăn + Đối với nấm mỡ Thời vụ nuôi trồng thích hợp nhất là từ tháng 10 năm trước cho đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thích hợp cho nấm mỡ phát triển là từ 16 – 200C. Do đó nấm mỡ được nuôi trồng trong vụ Đông Xuân. Sau khi thu hoạch lúa vụ Mùa xong có thể xử lý nguyên liệu chuẩn bị cho nuôi trồng nấm mỡ. + Đối với nấm sò Thời vụ nuôi trồng thích hợp nhất là từ tháng 10 năm trước năm trước cho đến tháng 4 năm sau. Trong thời gian này nhiệt độ phù hợp cho nấm sò phát triển với nhóm nấm chịu nhiệt là 20 – 280C, nhóm chịu lạnh là 16 – 200C. + Đối với nấm rơm Thời vụ nuôi trồng thích hợp nhất cho nấm rơm là từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ phù hợp cho nấm rơm sinh trưởng và phát triển là từ 30 – 320C. Nhìn chung nấm rơm được nuôi trồng trong vụ hè. 4.1.2.3 Các hình thức tổ chức sản xuất nấm ăn Nghề nuôi trồng nấm ăn là một ngành mới ở huyện Yên Khánh, nhưng sản xuất nấm ăn đã nhanh chóng tiếp cận được với cơ chế thị trường khắc nghiệt hiện nay. Huyện đã có chủ trương phát triển ngành sản xuất nấm ăn để tạo công ăn việc cho nông dân trong lúc nông nhàn, tăng thu nhập cải thiện đời sống, với tạo cho huyện đa dạng các ngành nghề không độc canh cây lúa nước. Trong quá trình tổ chức sản xuất nấm ăn, Phòng Nông nghiệp huyện Yên Khánh đã phối hợp với DN Hương –Nam , HTX nấm Khánh Phú và Viện di truyền nông nghiệp Việt Nam – Trung tâm công nghệ sinh học thực vật đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trồng nấm đến từng hộ nông dân. UBND huyện Yên Khánh chỉ đạo về công tác sản xuất và cung ứng giống nấm ăn và giao kế hoạch cho các đơn vị và từng bước xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất nấm ăn có hiệu quả. Trước hết là tình hình tổ chức sản xuất theo hộ nông dân, sau đó phát triển thêm loại hình sản xuất tập trung là DN Hương – Nam và HTX nấm Khánh Phú. Qua nghiên cứu khảo nghiệm hiện nay tại huyện tồn tạ hình thức là hộ gia đình, trang trại nấm, HTX nấm trên địa bàn huyện Yên Khánh. Hình thức trang trại nấm phát triển nấm kết hợp với các HTX nấm, còn các hộ gia đình hoạt động qua 1 thời gian đã không mang lại hiệu quả như mong muốn. 4.1.3 Tình hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nấm ăn 4.1.3.1 Công tác giống Trong những năm trước đây,khi ngành nấm ăn mới xuất hiện ở Yên Khánh chủ yếu giống được đưa từ các địa phương khác, nên thường không chủ động được giống, vận chuyển lại xa, giá cước cao, chất giống không đảm bảo, giống bị nhiễm bệnh, bị hư, khả năng ra sợi tương đối kém nên khi mang về trồng thì năng suất không cao, chất lượng sản phẩm kém, không thỏa mãn được thị hiếu của người tiêu dùng. Bảng 11 Các giống nấm ăn mới đã được nuôi trồng ở huyện Yên Khánh trong những năm qua Tên giống nấm NSBQ(kg/tấn) Nơi trồng Ghi chú 1. Nấm mỡ A2 185 - 200 Khánh Trung và DN Hương - Nam Hộ nông dân trồng khá nhiều năm 2005-2006 A11 200 - 215 Khánh Trung, HTX nấm Khánh Phú Hộ nông dân trồng nhiều năm 2007 2. Nấm rơm V1 95 - 115 Khánh Công, Khánh Cường Năng suất cao hơn, phẩm chất kém V5 V5 90 - 105 Khánh Thành, Khánh Phú Năng suất thực tế trong nông hộ thấp hơn so với khi khảo nghiệm V6 55 - 90 Khánh Nhạc và Khánh Hải Năng suất thấp hơn so với khi khảo nghiệm 3. Nấm sò F 600 - 680 Khánh An và CTCP T&B Năng suất lý thuyết là 780-980kg/tấn NL Hy 450 Khánh Công Nông hộ ít trồng vì năng suất thấp Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Yên Khánh năm 2008 Xuất phát từ nguyên nhân đó, năm 2006 huyện đã được UBND tỉnh Ninh Bình đầu tư hỗ trợ để xây dựng Trung tâm sản xuất giống nấm và chế biến nấm xuất khẩu Hương – Nam. Trung tâm cung cấp giống đảm bảo chất lượng, giá trợ một phần chi phí cho hộ nông dân. Trong những năm qua một số giống nấm ăn mới đã được đưa vào nuôi trồng, cho kết quả tốt, nhất là nấm mỡ, nấm sò. Việc đưa giống nấm ăn mới vào sản xuất tạo điều kiện nâng cao năng suất và sản lượng. Đây chính là một sự tiến bộ để phát triển ngành nuôi trồng nấm ăn. 4.1.3.2 Vấn đề chế biến nấm ăn sau thu hoạch Những năm trước đây vấn đề chế biến nấm sau thu hoạch chưa được các hộ gia đình trồng nấm quan tâm đến bởi quy mô sản xuất, sản lượng ít và sản xuất phân tán nhỏ lẻ, mặt khác việc trồng nấm ăn theo phong trào chưa có tổ chức chặt chẽ, thiếu thông tin thị trường tiêu thụ và khoa học kỹ thuật. Từ năm 2006 trở về đây vấn đề chế biến sản phẩm nấm ăn được người sản xuất chú ý coi trọng coi đây là yếu tố quyết định sự thành bại trong lao động bởi họ được trang bị đầy đủ thông tin, kiến thức về công nghệ chế biến, thị trường tiêu thụ và giá trị hàng hóa nông sản đã chế biến. Chúng tôi thấy sản phẩm nấm ăn được gọi là chế biến tại các nông hộ còn rất thô sơ do trình độ kỹ thuật cũng như đầu tư trang thiết bị máy móc còn hạn chế, nấm chủ yếu mới chỉ sơ chê và bảo quản phục vụ nguyên liệu các nhà máy tinh chế, tập trung ở hai dạng chính: sấy khô, muối nấm. Sản phẩm được gọi là chế biến đối với các nông hộ còn phụ thuộc vào quy mô sản xuất của các nông hộ, từng vùng, nếu quy mô sản xuất thì nấm sẽ được chế biến nhiều hơn do không tiêu thụ nấm ăn tươi hết và ngược lại. Điều này được thể hiện khá rõ qua bảng 12 và biểu đồ số 1. Quy mô nguyên liệu sản xuất(kg) Nấm sò Nấm rơm Nấm mỡ Nấm mộc nhĩ Tươi (kg) Chế biến (kg) CC (%) Tươi (kg) Chế biến (kg) CC (%) Tươi (kg) Chế biến (kg) CC (%) Tươi (kg) Chế biến (kg) CC (%) >1000kg 5253 725 13,80 425 653 356 54,52 39600 38350 96,84 1000-3000kg 30200 10627 34,0 2368 1987 83,91 25645 18621 72,61 89865 89865 100,00 3000-5000kg 30890 18725 60,61 4162 3689 88,64 45264 45245 99,96 95127 95127 100,00 <5000kg 42670 40211 94,24 5031 4527 89,98 62431 62365 98,89 189240 189240 100,00 Tổng cộng 109103 69928 64,09 11986 10203 85,12 133993 126587 94,47 413832 412582 99,70 Bảng 12 Quy mô sản xuất, cơ cấu nấm ăn chế biến trong sản lượng nấm ăn tươi Nguồn: Tổng hợp điều tra tại các hộ năm 2008 Biểu đồ 1: Quy mô sản xuất và cơ cấu nấm chế biến trong sản lượng nấm tươi Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng trên các cơ sở sản xuất nấm ăn trên các cơ sở sản xuất đã liên kết và tập trung cho một hoặc một vài cơ sở có đủ điều kiện để xây dựng thành cơ sở trung tâm cho từng khu vực xóm, thôn với những chức năng như dịch vụ vật tư, giống nấm, thu mua, chế biến và khâu nối thị trường tiêu thụ cho một nhóm cơ sở sản xuất. Do vậy, sản phẩm nấm ăn đã được bảo quản và sơ chế tương đối đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, từng bước đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng và chất lượng nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến. 4.1.4 Tình hình đầu tư chi phí sản xuất các loại nấm ăn chủ yếu trong nông hộ điều tra Đối với nấm tươi nghiên cứu đầu tư chi phí sản xuất tính cho một tấn nguyên liệu là rơm rạ. Đối với nấm chế biến, chúng tôi nghiên cứu chi phí sản xuất tính cho một tấn muối (nấm mơ), nấm sấy khô ((nấm sò). Bảng 13 Chi phí sản xuất các loại nấm ăn tươi trong nông hộ điều tra năm 2008 (Tính cho 1 tấn nguyên liệu) Chỉ tiêu ĐVT Nấm sò Nấm mỡ Nấm rơm SL GT(1000đ) CC(%) SL GT(1000đ) CC(%) SL GT(1000đ) CC(%) 1. Chi phí NVL 875,0 69,83 689,0 60,49 700,0 69,38 Nguyên liệu Tấn 1,0 200,0 22,86 1,0 150,0 21,77 1,0 460,0 69,89 Giống Kg 40,0 400,0 45,71 15 270,0 39,19 12,0 180,0 22,59 Túi nilon Kg 7,5 120 13,71 - - - - - - Dây chun buộc Gói 1,0 10,0 1,14 - - - - - - Vôi bột Kg 27,0 27 3,09 - - - 10,0 10,0 1,25 Đạm Ure Kg - - - 5,0 23,0 3,34 - - - Đạm Sunfat Kg - - - 20,0 90,0 13,1 - - - Bột nhẹ Kg - - - 30,0 75,0 10,89 - - - Lân Kg - - - 30,0 36,0 5,22 - - - Nilong quây đống Kg 1,0 20,0 2,29 1,0 20,0 2,90 10,0 50,0 6,27 Đất phủ Kg - - - 800,0 25,0 3,63 - - - Bông nút Kg 7,0 98,0 11,2 - - - - - - 2.Công cụ lao động 10,0 0,8 30,0 2,63 9,0 0,89 3. Lao động Ng-ng 25 - - 30,0 - - 20,0 - - - Lao động thuê Ng-ng 10 300 23,94 12,0 360,0 31,61 9,0 270 26,76 4. Khấu hao TSCĐ - - 55,0 4,39 50,0 4,39 25,0 2,48 5. Chi phí khác - 13,0 1,04 10,0 0,88 5,0 0,5 Cộng 1253,0 100,0 1139,0 100,0 1009,0 100,00 Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2008 * Tình hình đầu tư chi phí sản xuất nấm sò tươi Nấm sò tươi có mức chi phí cao, chi phí nguyên vật liệu chiếm chủ yếu (69,83%) trong đó giống và nguyên liệu chiếm tới 68,57% chi phí vật liệu là do sản xuất nấm sò sử dụng khối lượng giống (40kg/tấn NL) trong khi giá giống khá cao(10000đ/kg) so với các loại nấm ăn khác, giá nguyên liệu(chủ yếu là bông) ở mức cao và không ngừng tăng lên qua các năm, giá bông năm 2008 có thời điểm lên tới gần 800000đ/tấn trong khi các hộ vẫn chưa thay đổi thói quen lạm dụng bông làm nguyên liệu để sản xuất nấm sò và nấm rơm do bỗng dễ dàng hơn trong khâu xử lý nguyên liệu và nuôi trồng so với nguyên liệu là rơm rạ. Sản xuất rơm rạ có mức thuê lao động bình quân là 40% chủ yếu để xử lý nguyên liệu và vào luống, các hộ có quy mô sản xuất càng cao thì tỷ lệ thuê lao động càng lớn. Tỷ lệ trong tổng chi phí chiếm 23,94%. Chi phí khấu hao TSCĐ chiếm tỷ lệ 4,39%, cao hơn chi phí sản xuất nấm rơm là do sản xuất nấm sò cũng như nấm mỡ yêu cầu phải có nhà trồng nấm. Các chi phí về công cụ lao động và chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ và không biến động nhiều qua các năm. * Tình hình đầu tư chi phí sản xuất nấm mỡ tươi Chi phí nguyên vật liệu thấp hơn so với sản xuất các loại nấm ăn khác là do sản xuất nấm mỡ sử dụng nguyên liệu là rơm rạ. Ngoài nguồn rơm rạ tận dụng được các hộ mua thêm với giá thấp dao động trong khoảng 210.000-280.000đ/tấn. Đây cũng là một lợi thế để phát triển sản xuất nấm mỡ. Số ngày công lao động cho 1tấn nguyên liệu trồng nấm mỡ dao động trong khoảng 28 – 40 ngày-người, và với tỷ lệ lao động thuê 31,61% khiến chi phí thuê lao động cao hơn so với sản xuất nấm sò và nấm rơm, do sản xuất nấm mỡ phải qua nhiều công đoạn hơn, lao động chủ yếu là để xử lý nguyên liệu, vào luống, cấy giống và phủ đất chiếm khoảng 60%, công lao động còn lại là chi phí cho chăm sóc và thu hái nấm ăn. * Tình hình đầu tư chi phí sản xuất nấm rơm tươi Chi phí sản xuất nấm rơm thấp nhất trong 3 loại nấm ăn là do chi phí giống thấp và nấm rơm sử dụng ít loại vật tư đầu vào hơn so với nấm sò và nấm mỡ. Năm 2006 nông hộ bắt đầu tổ chức sản xuất nấm rơm, để sản xuất một tấn nguyên liệu thì tổng chi phí cần đầu tư là đồng. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 69,38 %, chi phí nguyên liệu chiếm tới 69,89% tổng chi phí nguyên vật liệu. Chi phí lao động đứng thứ hai, chiếm 26,76 % tổng chi phí. Chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với 0,5 %tổng chi phí. Sản xuất nấm rơm trong nông hộ có nhiều lợi thế vì chi phí sản xuất thấp hơn so với nấm mỡ và nấm sò, song song với đó là thời gian thu hoạch ngắn rất phù hợp với nông hộ. Tuy nhiên, do năng suất nấm rơm thấp nên kết quả và hiệu quả kinh tế mang lại không cao, do vậy, nông hộ chưa thực sự thiết tha với sản xuất loại nấm này. 4.1.5 Kết quả sản xuất nấm ăn ở nông hộ điều tra Bảng 14 Kết quả sản xuất, chế biến nấm ăn trong các nông hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Nấm sò tươi Nấm sò khô Nấm mỡ tươi Nấm rơm tươi 1. NL Tấn 78 - 25 18 2. Năng suất Kg/tấnNL 640 - 200 150,56 3. Sản lượng tấn 49,92 3,96 5.000 2,71 4. Giá bán 1000đ/kg 15 44,64 14,4 16,55 5. GTSX(GO) 1000đ 9600 2806,07 2,88 2.491,768 6. CPTG(IC) 1000đ 875 875 689 700 7. GTGT(VA) 1000đ 8725 1.931,07 2.191 1.791,768 8. TNHH(MI) 1000đ 8370 1.576,07 1.781 1.496,768 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2008 Các hộ có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất nấm ăn vầ tập trung vào hai loại nấm sò và nấm mỡ. Hai loại nấm này có quy mô nguyên liệu tăng nhanh, nên mặc dù nguyên liệu cho sản xuất nấm rơm giảm đi nhưng tổng nguyên liệu cho sản xuất nấm ăn vẫn tăng lên hàng năm. Năng suất các loại nấm tương đối ổn định và giữ ở mức khá cao qua các năm, kết hợp với mức giá cao so với các sản phẩm nông nghiệp truyền thống khác đã đem lại cho người sản xuất, kinh doanh nguồn thu nhập quan trọng. Đây có thể được coi là cơ sở để các nông hộ yên tâm chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lấy sản xuất nấm ăn là ngành chính. TNHH từ nấm sò tươi là lớn nhất(8.370.000đ), sau đó đến nấm mỡ tươi và nấm sò khô. Nấm rơm có thu nhập hỗn hợp thấp nhất, mặc dù giá bán là cao nhưng năng suất nấm rơm lại không cao. 4.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm ăn của Huyện 4.2.1. Tình hình phân phối kết quả sản xuất nấm ăn của Huyện Nghiên cứu tình hình phân phối sản phẩm cho thấy khối lượng nấm ăn củ huyện được phân phối như thế nào như thế nào, phân phối vào các loại hình nào để từ đó có thể đánh giá được khối lượng sản phẩm nấm ăn chủ yếu được tiêu thụ trên thị trường. Điều đó được thể hiện qua bảng 15. Tỷ lệ khối lượng nấm ăn các loại được tiêu dùng nội bộ giảm đi theo các năm, thì tương ứng với khối lượng nấm ăn các loại được dùng cho chế biến và bán trên thị trường tăng. Năm 2006 lượng nấm sò tiêu dùng chiếm 3,30% sản lượng, năm 2007 là 3,76%, năm 2008 là 4,41%. Nấm mỡ lượng tiêu dùng nội bộ chiếm 2% sản lượng năm 2006, sang năm 2007 lượng tiêu dùng giảm xuống còn 1,45%, đến năm 2008 lượng tiêu dùng tăng lên 2,45%. Nấm rơm và nấm mộc nhĩ cũng có mức giảm tương tự qua các năm. Trong khối lượng nấm ăn được để lại bao gồm cả để ăn, làm quà và làm sản phẩm giới thiệu. Đánh giá cơ cấu phân phối kết quả sản xuất nấm ăn của huyện cho thấy số lượng nấm ăn chủ yếu là để tiêu thụ trên thị trường, bán tươi. Tỷ lệ này càng tăng qua các năm. Kết quả trên chứng tỏ xu thế sản xuất nấm ăn hàng hóa ngày càng phát triển rõ nét. Bảng 15 Tình hình phân phối kết quả sản xuất nấm ăn của huyện qua 3 năm (2006-2008) Diễn giải 2006 2007 2008 So sánh(%) SL(tấn) CC(%) SL(tấn) CC(%) SL(tấn) CC(%) 07/06 08/07 BQ 1. Nấm sò 279,07 100,00 297,63 100,00 361,44 100,00 106,65 121,44 113,80 Tiêu dùng 9,21 3,30 11,20 3,76 15,96 4,42 121,61 142,5 131,64 Chế biến 54,70 19,60 71,00 23,86 90,07 24,92 129,8 126,86 128,32 Bán tươi 215,16 77,10 215,43 72,38 255,41 70,66 100,13 118,56 108,96 2. Nấm mỡ 101,80 100,00 137,94 100,00 195,33 100,00 135,50 141,61 138,52 Tiêu dùng 2,04 2,00 2,00 1,45 4,96 2,54 98,04 248,00 155,93 Bán tươi 99,76 98,00 135,94 98,55 190,37 97,46 136,27 140,04 138,14 3. Nấm rơm 83,00 100,00 55,04 100,00 112,56 100,00 66,31 204,51 116,45 Tiêu dùng 4,98 6,00 4,31 5,33 4,00 3,55 86,55 92,81 89,63 Bán tươi 78,02 94,00 50,73 62,71 108,56 96,45 65,02 214,00 117,96 4. Nấm mộc nhĩ 9,73 100,00 14,73 100,00 - - 151,39 - - Tiêu dùng 0,06 0,62 0,01 0,07 - - 16,67 - - Chế biến 7,77 79,86 9,74 66,12 - - 125,35 - - Bán tươi 1,90 19,53 3,81 25,87 - - 200,52 - - Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Yên Khánh năm 2008 4.2.2. Tình hình tiêu thụ nấm ăn của Huyện Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất nói chung và người sản xuất trong nông nghiệp nói riêng đều phải tự kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng và tạo khung pháp lý cho việc lưu thông hàng hóa tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn tốt nghiệp chỉnh sửa_Hoa.doc
Tài liệu liên quan