Lời mở đầu .12
PHầN I: TôNG QUAN.14
I.1. KHáI NIệM về chất kết dính và ứng dụng của chúng.14
I.1.1. Vôi .14
I.1.1.1. Đại cơng về vôi: .14
I.1.1.2. Quá trình nung vôi:.18
I.1.1.3. Quá trình đóng rắn của vôi:.18
I.1.1.4. ứng dụng của vôi: .19
I.1.2. Vôi thủy.19
I.1.2.1. Nguyên liệu:.19
I.1.2.2. Sự đóng rắn của vôi thủy: .20
I.1.3. Xi măng pooc-lăng .20
I.1.3.1. Đại cơng về xi măng pooc-lăng: .20
I.1.3.2. Nguyên liệu để sản xuất:.22
I.1.3.3. Sự đóng rắn:.22
I.1.4. Phụ gia thủy và xi măng Puzơlan .22
I.1.4.1. Phụ gia thủy:.22
I.1.4.2. Xi măng vôi-puzơlan: .24
I.1.4.3. Xi măng vôi - đất sét: .25
I.1.4.4. Xi măng vôi - tro:.25
I.1.5. Xi măng alumin.25
I.1.5.1. Thành phần: .25
I.1.5.2. Quá trình đóng rắn:.26
I.1.6. Chất kết dính thạch cao.26
I.1.6.1. Nguyên liệu sản xuất:.26
I.1.6.2. Quá trình hóa lý khi nung CaSO4.2H2O: .27
I.1.6.3. Thạch cao xây dựng: .28
I.1.6.4. Hỗn hợp thạch cao- vôi và thạch cao - đất sét: .29
I.1.6.5. Xi măng anhydric: .29
I.1.6.6. Thạch cao nung ở nhiệt độ cao: .30
I.1.6.7. Xi măng anhydric đặc biệt: .31
I.1.7. Chất kết dính Manhezi.31
I.1.7.1. Nguyên liệu:.31
94 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phụ gia cho vật liệu bền axit vô cơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8000C và 65% vôi bột.
+ 26% cao lanh nung ở 8000C, 43% vôi bột và 31% xi măng pooc-lăng.
Các phụ gia này đem trộn nước rồi để đóng rắn trong 1 ngày trong không
khí rồi ngâm nước 10 ngày, đem sấy khô trộn với thạch cao tỷ lệ 1:1 rồi nghiền
mịn được phụ gia nở. Để điều chỉnh tốc độ kết tinh, cho thêm phụ gia là
0,12ữ0,25% axit tactric.
I.1.8.2. Vật liệu chịu axit:
Chủ yếu theo nguyên tắc phối hợp các thành phần: Chất kết dính, chất
kích thích đóng rắn, phụ gia chịu axit.
I.2. THàNH PHầN của vật liệu chịu axit
Vật liệu chịu axit được dùng để xây, trát, làm lớp lót bảo vệ luôn tiếp xúc
với môi trường axit. Vật liệu chịu axit là sản phẩm nghiền mịn không nung giữa
phụ gia chịu axit, chất kích thích đóng rắn và chất kết dính. Vật liệu sản xuất
cần đạt các yêu cầu: Độ bền hóa học tốt, cường độ tương đối bảo đảm, có khả
năng liên kết với phần tử khác.
I.2.1. Chất kết dính polyme vô cơ
Polyme vô cơ được sử dụng đầu tiên vào thời kỳ Badarian ở Ai Cập, nó là
thuỷ tinh silicat kiềm được sử dụng như một loại men để tráng lên vòng trang
sức [9]. Cho đến cuối thế kỷ XIX thì polyme vô cơ đã có những bước phát triển
Luận văn Cao học
Trần Văn C-ơng
Vật liệu chịu axit trên cơ sở chất kết dính polyme vô cơ Na2O-Al2O3 -
SiO2 -H2O 34
đáng kể khi mà Thomas Graham lần đầu tiên công bố về natri polyphotphat còn
được biết dưới tên gọi muối Mađrell hay muối Kurrol được Tamman phát hiện
ra vào năm 1892 [9].
Từ những năm 1950, đã có hàng loạt những công trình nghiên cứu để tổng
hợp polyme vô cơ bao gồm: polyphotphat, polysilicon, polysilicat, polyborat.
Các vật liệu này đóng vai trò rất quan trọng trong công nghiệp.
I.2.1.1. Polyme vô cơ Si: [1,5]
Polyme trên cơ sở Si mang đầy đủ những đặc điểm và tính chất của polyme
vô cơ nói chung như: có tính bền vững trong phạm vi nhiệt độ rộng, tính kị
nước, khả năng chống bám dính, cách nhiệt tốt. Ngoài ra chúng còn có những
tính chất ưu việt hơn so với các polyme vô cơ khác. Chúng có khả năng chịu
được nhiệt độ từ 1300ữ14000C; khả năng chịu axit ở nồng độ cao; có khả năng
chống lại sự xâm thực của môi trường là rất tốt.
Polyme silicon được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ bán dẫn, các chất
cách điện ở nhiệt độ cao, làm vòng đệm trong động cơ phản lực, làm chất phụ
gia cao cấp để tăng độ bóng hoặc dùng để xử lý nước cho công nghệ thuộc da.
Loại vật liệu này có thể ở một số dạng như lỏng, nhớt, chất dẻo hay nhựa.
Polyme của hợp chất Si có rất nhiều loại như (SiC)n có cấu tạo tinh thể hình
khối lập phương. Chúng có nhiệt độ chảy lỏng rất cao 26000C, và độ rắn chỉ sau
kim cương, vì vậy thường được làm bột mài và điện cực và có tính dẫn điện tốt.
Cacbuasilic được chế tạo bằng cách đốt nóng hỗn hợp cát thạch anh và cốc
trong lò điện ở 1800ữ20000C theo phản ứng:
SiO2 + 3C = 2CO + SiC
Ngoài Cacbuasilic, còn có NitruaSilic (S2N4)n cũng thuộc polyme rắn. Loại
này rất bền hoá ở nhiệt độ 19000C mới bị phân huỷ.
Phổ biến nhất trong các loại polyme của Silicat-Natri silicat. Loại này được
chế tạo rất đơn giản, chỉ việc cho SiO2 tác dụng với kiềm ở nhiệt độ thấp hay
Luận văn Cao học
Trần Văn C-ơng
Vật liệu chịu axit trên cơ sở chất kết dính polyme vô cơ Na2O-Al2O3 -
SiO2 -H2O 35
nhiệt độ cao tuỳ theo phương pháp khô hay ướt. Natri Silicat có thể tồn tại ở
dạng rắn hay lỏng.
Theo phương pháp ướt ta có Silicat ở dạng lỏng:
2NaOHdd + SiO2 = Na2SiO3dd + H2O
Theo phương pháp khô ta có phản ứng sau:
Na2CO3 + SiO2 = Na2SiO3 + CO2
Nếu đem Na2SiO3 rắn hoà tan trong nước được dung dịch nhớt gọi là thuỷ
tinh lỏng. Muốn có thuỷ tinh rắn phải thay đổi tỉ lệ mol Na2O/SiO2 và thêm các
phụ gia để làm giảm độ tan của Na2CO3 trong nước. Khi phân ly trong nước
NatriSilicat tạo các cation Na+ và các anion monome dưới dạng [H3SiO4]-. Khi
dung dịch đặc hơn, các mức độ polyme hoá khác nhau theo cơ chế:
O(-) O(-) O(-) O(-)
HO-Si-OH + HO-Si-OH →HO-Si-O-Si –OH + H2O
OH OH OH OH
O(-) O(-) O(-) O(-) O(-) O(-)
HO-Si-OH + HO-Si-O-Si-OH → HO-Si-O-Si –O-Si-OH + H2O
OH OH OH OH OH OH
O(-) O(-) O(-)
HO-Si-OH + HO- Si- O - H →HO - Si - O - H + H2O
OH OH n OH (n+1)
Luận văn Cao học
Trần Văn C-ơng
Vật liệu chịu axit trên cơ sở chất kết dính polyme vô cơ Na2O-Al2O3 -
SiO2 -H2O 36
Cân bằng giữa các polyme va monome phụ thuộc vào nồng độ và pH của
dung dịch do môi trường có tác động làm thuỷ phân polyme. Axit Silicic là axit
yếu ít bị phân ly do đó dung dịch NatriSilicat có tính kiềm, khi bị axit hoá thì
các cation Natri được thay thế bằng các proton, còn axit Silicic tạo thành sẽ
nhanh chóng ngưng tụ để giải phóng nước và tạo gel của poly axit Silicic dưới
dạng xH2O.ySiO2. Chúng có cấu tạo mạch thẳng ở dạng lớp hay không gian của
tứ diện bên trong tứ diện còn chứa một số nhóm hydroxyl. Độ bền vững của nó
trong dung dịch phụ thuộc vào nồng độ pH của môi trường.
Khi pha loãng nồng độ sẽ tạo ra polyme có phân tử lượng thấp hơn. Gel của
poly axit Silicic ở pH =5ữ6 bị tách ra dưới dạng kết tủa. Khi đốt nóng, dung
dịch Gel bị trương nở trong nước và kèm theo quá trình ngưng tụ tiếp tục để
tách nước của poly axit Silicic. Khi mất nước hoàn toàn sẽ được polyme xốp và
giòn, chứa nhiều nhóm hydroxyl được dùng làm chất phụ rất tốt. Nếu cho ngưng
tụ đồng thời dung dịch axit Silicic và nhôm hydroxyl sẽ tạo polyme có cấu trúc
không gian gọi là các Silicat phức tạp, có thể có cấu trúc mắt xích, lớp hay
không gian được dùng làm chất hấp phụ chọn lọc trong kỹ thuật.
Nhận thấy những đặc điểm, tính chất ưu việt của polyme trên cơ sở Si. Một
xu hướng mới được đưa ra để nghiên cứu và tổng hợp là các màng phủ trên cơ
sở polyme Si. Các màng này được phủ trên bề mặt kim loại sẽ có nhiều ứng
dụng rộng rãi trong việc bảo vệ các thiết bị chịu ở nhiệt độ cao, chống lại sự
xâm thực, khả năng ăn mòn của môi trường hay trong các thiết bị chịu axit.
Màng phủ vô cơ trên cơ sở Silic chia làm 2 loại: Màng phủ trên cơ sở keo
Si - kim loại kiềm và màng phủ keo Si -nhóm Alkyl: Methyl silicat, Etyl silicat.
Ngoài ra các poly axit silicic phản ứng với Zn2+ tạo ra Gel Silicat:[12]
HO OH OH OH OH
2 HO- Si-O- Si– O - Si –O – Si-O-Si - OH + Zn2+
HO OH OH OH OH
Luận văn Cao học
Trần Văn C-ơng
Vật liệu chịu axit trên cơ sở chất kết dính polyme vô cơ Na2O-Al2O3 -
SiO2 -H2O 37
HO OH OH OH OH
HO- Si-O- Si– O - Si –O – Si-O-Si - OH
O OH OH OH OH
Zn + H2
O OH OH OH OH
HO- Si-O- Si– O - Si –O – Si-O-Si - OH
HO OH OH OH OH
Zn2+
Zn Zn
O O
-Si – O – Si -
O O
Zn Zn
O O
- Si – O - Si -
O O Polyme Kẽm Silicat
Zn Zn
n
I.2.1.2. Polyme vô cơ Si - O - Al:
Khi silanđiol phản ứng với Al sẽ xảy ra việc loại các nguyên tử H và tạo
thành các polyme phức tạp có chứa mối liên kết Si -O- Al. Khi phân tích các sản
phẩm phản ứng cho thấy khi tham gia phản ứng, nguyên tử Al sẽ thay thế
nguyên tử H theo tỷ lệ đương lượng. Phản ứng cơ bản trong trường hợp 1,3
đihyđoxyl-tetraetyl-đisiloxan có thể mô tả như sau:
6HOSi(C2H5)2OSi(C2H5)2OH + 2Al → 2[HOSi(C2H5)2OSi(C2H5)2O]3Al +3H2
Luận văn Cao học
Trần Văn C-ơng
Vật liệu chịu axit trên cơ sở chất kết dính polyme vô cơ Na2O-Al2O3 -
SiO2 -H2O 38
Hiệu suất tạo thành tris(trietylsiloxyl) nhôm từ trietylsilanol và nhôm lớn.
Khi nghiên cứu các tính chất của tris(trietylsiloxyl) nhôm, Andrianov đã
thấy rằng, dưới tác dụng của nước và có mặt HCl hợp chất này sẽ bị thuỷ phân
giống với các hợp chất của silic. Quá trình phản ứng diễn ra như sau:
[(C2H5)3SiO]3Al + 3H2O → Al(OH)3 + 3(C2H5)3SiOH
Tuy nhiên khi chỉ có lượng nhỏ nước tham gia vào quá trình thuỷ phân thì
sẽ tạo thành một polyme mà các mắt xích trong phân tử của nó được xây dựng
trên cơ sở các nguyên tử O và nguyên tử Al ban đầu với các nguyên tử tiếp theo
và tạo thành các nhóm trietylsiloxyl. Các bước của chuỗi phản ứng để tạo thành
sản phẩm polytrietylsiloxyl-aluminoxan là như sau:
[(C2H5)3SiO]3Al + H2O → [(C2H5)3SiO]2AlOH + (C2H5)3SiOH
2[(C2H5)3SiO]2AlOH → [(C2H5)3SiO]2Al – O - Al[OSi(C2H5)3]2 + H2O
Polytrietylsiloxyl-aluminoxan có cấu tạo như sau:
Nếu quá trình thuỷ phân diễn ra trong dung dịch axêtôn ở 20°C thì cùng
với thời gian và sự tăng dần của nước tham gia phản ứng sẽ tạo thành trạng thái
polyme thuỷ tinh.
I.2.1.3. Polyme vô cơ Al - Na - Si:
Polysialates thay thế xi măng, nhựa truyền thống nên giảm được ô nhiễm
môi trường: CO2 phát xạ từ lò nung xi măng hay từ quá trình cháy nhựa hữu cơ,
các nguồn nước sạch bị nhiễm bẩn khi khai thác mỏ do tổng hợp polysialates
(C2H5)3SiO Al O Al O Al OSi(C2H5)3
OSi(C2H5)3 OSi(C2H5)3 OSi(C2H5)3
Luận văn Cao học
Trần Văn C-ơng
Vật liệu chịu axit trên cơ sở chất kết dính polyme vô cơ Na2O-Al2O3 -
SiO2 -H2O 39
không có CO2 bay ra, chúng có thể được tạo thành từ những khoáng bẩn đã tái
sinh và chúng tạo ra vật liệu chịu nhiệt thay thế cho vật liệu chịu nhiệt hữu cơ.
Polysialates là polyme vô cơ dễ dàng tổng hợp từ alumiatsilicat trong tự
nhiên như là cao lanh ở nhiệt độ thấp và những tính chất hữu dụng của chúng
như độ bền nén cao và vẫn bền vững ở 1300ữ1400oC. Nhờ sự thay đổi tỷ lệ
Si /Al, có thể tạo ra các sản phẩm có tính chất vật lý và cơ học khác nhau.
Polyme có thể được tạo thành từ nhóm sialate [–Si –O–Al–O–
], nhóm sialate siloxo [– Si – O – Al – O –Si – O – ] hoặc nhóm sialate
disiloxo [– Si – O – Al – O –Si – O – Si – O –].
Thực nghiệm đã xác định rằng độ bền nhiệt tăng theo độ phân cực của
liên kết. Ví dụ trong các loại polysilan kim loại thì kim loại có độ dương điện
lớn hơn nên liên kết kim loại oxy phân cực hơn liên kết Si-O do đó có độ bền
nhiệt tăng lên rất nhiều. Từ đó mở ra hướng nghiên cứu mới là thêm hoặc thay
thế các kim loại khác nhau để tăng độ bền nhiệt cho vật liệu.[9]
Vật liệu bền nhiệt mà tan trong dung môi hữu cơ, được dùng để tạo lớp
màng, lớp sơn hoặc lớp màng chất dẻo bảo vệ chịu nhiệt độ và áp suất cao.
Nhìn chung polyme vô cơ được sử dụng rộng rãi và đặc biệt là làm việc
trong môi trường khắc nghiệt ở nhiệt độ cao, ăn mòn mạnh, áp suất lớn. Tuy vậy
loại vật liệu này có một nhược điểm là giòn, khó gia công chế tạo, chịu va đập
kém. Do đó nhiệm vụ đề ra cho khoa học vật liệu là phải khắc phục các nhược
điểm này để nâng cao chất lượng vật liệu. Và một xu hướng hiện nay là nghiên
cứu và tổng hợp các polyme có nguồn gốc cả vô cơ và hữu cơ, tạo ra các vật liệu
mới mà có thể tổ hợp nhiều ưu điểm và hạn chế những nhược điểm.
I.2.2. Chất kích thích đóng rắn
Nhằm làm tăng nhanh quá trình liên kết và đóng rắn, tính bền nước cuả xi
măng chịu axit. Thường là Na2SiF6 hay silic hoạt tính như tripen, chất thải silic.
Na2SiF6 thủy phân với nước trong thủy tinh lỏng tạo HF, HF này 1 phần bay ra
Luận văn Cao học
Trần Văn C-ơng
Vật liệu chịu axit trên cơ sở chất kết dính polyme vô cơ Na2O-Al2O3 -
SiO2 -H2O 40
làm tăng lỗ xốp và CO2, H2O xâm nhập vào cấu trúc dễ dàng làm quá trình đóng
rắn nhanh. HF dư trong Na2SiF6 sẽ trung hòa kiềm và có khả năng tạo nên
H2SiO3 làm tăng tính bền nước của xi măng. Na2SiF6 cho vào từ 2ữ6% tính theo
trọng lượng phối liệu, nhiều quá thì đóng rắn quá nhanh, cường độ giảm. Ngược
lại ít quá thì đóng rắn chậm, tính bền nước giảm.
I.2.3. Phụ gia chịu axit
Thường dùng các khoáng như thạch anh (độ chịu axit 99,5ữ99,9%),
andezit (97,98%), đá Đan Mạch (97,5ữ98,5%), Diabase, đá hoa cương,...
Độ bền của xi măng chịu axit phụ thuộc vào độ mịn của phụ gia này,
càng mịn thì tính chịu axit càng giảm. Yêu cầu các hạt <0,15mm, độ bền axit
=94ữ97% và độ ẩm <2%.
PhầN ii: PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU Và
THựC NGHIệM
II.1. PHƯƠNG PHáP TổNG HợP CáC POLYME Na2O-Al2O3-SiO2-
H2O
Luận văn Cao học
Trần Văn C-ơng
Vật liệu chịu axit trên cơ sở chất kết dính polyme vô cơ Na2O-Al2O3 -
SiO2 -H2O 41
II.1.1. PHƯƠNG PHáP TổNG HợP CáC POLYME NATRI SILICAT Hệ
Na2O-SiO2-H2O Có MODUL Si KHáC NHAU
II.1.1.1. Tổng hợp axit H2SiO3 mới sinh:
Lấy lượng thuỷ tinh lỏng modul thấp pha loãng với nước theo tỷ lệ thể
tích Na2SiO3:H2O = 1:10. Cho thuỷ tinh lỏng trên vào cốc 600ml và đặt trên
máy khuấy từ. Điều chỉnh nhiệt độ đến 70ữ800C đồng thời khuấy mạnh. Cho
HCl đã pha loãng với nước theo tỷ lệ thể tích HCl: H2O = 1:5 trên buret nhỏ
xuống từng giọt một. Đến pH = 9ữ10, tạo gel thì dừng lại. Đem rửa sạch Cl-, thử
bằng dung dịch AgNO3 đến khi không còn kết tủa màu trắng của AgCl thì lọc
bằng giấy lọc thường được axit mới sinh H2SiO3.
II.1.1.2. Tổng hợp các polyme hệ Na2O-SiO2-H2O:
Lấy lượng nhất định thuỷ tinh lỏng cho vào các cốc 600ml. Đặt các cốc
trên máy khuấy từ. Điều chỉnh nhiệt độ đến 70ữ800C, đồng thời khuấy mạnh.
Cho lượng axit mới sinh H2SiO3 đã tính theo lượng H2SiO3 chuẩn vào cốc trên.
Đun đến khi tan hết lượng axit H2SiO3 thì dừng lại. Lượng axit mới sinh H2SiO3
cho vào không được quá bão hoà. Nếu đã quá bão hoà phải lọc phần không tan.
II.1.2. PHƯƠNG PHáP TổNG HợP CáC POLYME ALUMINAT Na2O-
Al2O3- H2O BằNG PHƯƠNG PHáP ƯớT
Dùng Al(OH)3 kỹ thuật trộn với NaOH công nghiệp theo một tỷ lệ
nhất định. Thêm H2O sao cho nước chiếm khoảng 50ữ60% dung dịch.
Hỗn hợp phối liệu được nấu trong bình chịu áp ở 1600C trong 3 giờ sẽ thu
được polyme hệ Na2O-Al2O3-H2O gọi tắt hệ dung dịch aluminat.
II.1.3. PHƯƠNG PHáP TổNG HợP CáC POLYME VÔ CƠ Hệ Na2O-
Al2O3-SiO2-H2O
Luận văn Cao học
Trần Văn C-ơng
Vật liệu chịu axit trên cơ sở chất kết dính polyme vô cơ Na2O-Al2O3 -
SiO2 -H2O 42
Để tổng hợp polyme vô cơ trên cơ sở 3 nguyên tố Al, Na, Si có thể tổng
hợp đồng thời từ nguyên liệu chứa Al và Si với NaOH. Tuy nhiên, độ tan của
Na2O-SiO2 -H2O và Na2O-Al2O3 -H2O trong hệ Na2O-Al2O3 -SiO2 -H2O rất khác
nhau và khó điều chỉnh thành phần Al2O3 và SiO2 trong hệ nằm trong vùng
ổn định thành phần. Vì vậy để tìm hệ polyme vô cơ trên cơ sở
Na2O-Al2O3 -SiO2 -H2O có thành phần ổn định đã tiến hành tổng hợp các
polyme riêng biệt là Na2O-SiO2 -H2O và Na2O-Al2O3 -H2O từ đó phối liệu
2 polyme vô cơ trên với thể tích khác nhau ta được các polyme hỗn hợp
Na2O -Al2O3 -SiO2 -H2O.
II.2. PHƯƠNG PHáP XáC ĐịNH Tỷ TRọNG CủA CáC POLYME
II.2.1. Xác định thể tích của bình định mức
Rửa bình định mức ≈ 10ml, sấy khô. Sau đó đem cân.
Cho nước vào đến vạch định mức, rồi cân. Tỷ trọng của nước là 1g/ml nên
tính được thể tích của bình định mức.
Công thức:
d V. m =
II.2.2. Xác định tỷ trọng của các polyme
Lấy các polyme đã tổng hợp và thuỷ tinh lỏng ban đầu cho vào bình định
mức trên đến vạch mức, rồi đem cân.
Tỷ trọng của các polyme được xác định theo công thức:
dm
dmlong TT dm
V
m - m
d +=
Luận văn Cao học
Trần Văn C-ơng
Vật liệu chịu axit trên cơ sở chất kết dính polyme vô cơ Na2O-Al2O3 -
SiO2 -H2O 43
II.3. PHƯƠNG PHáP ĐO Độ NHớT CủA POLYME BằNG NHớT Kế
OSTWALD
II.3.1. Cơ sở lý thuyết
Trước khi tiến hành đo độ nhớt của dung dịch cao phân tử ta nên xem lại
khái niệm độ nhớt của dung dịch nói chung. Xét trường hợp sau:
Tác dụng của một lực ngoài vào lớp dung dịch mỏng 1 nằm nằm song
song với mặt thoáng làm nó chuyển động với một vận tốc không lớn lắm u1,
đồng thời khi đó các lớp dưới cũng sẽ chuyển động theo với tốc độ giảm dần, tỷ
lệ thuận với khoảng cách. Trị số lực ngoài sẽ bằng lực ma sát nội nhưng có
hướng ngược lại và tỷ lệ thuận với tiết diện S cũng như tỷ lệ thuận với gradien
tốc độ giữa các lớp du/dx.
F = η.S.
dx
du
Trong đó:
F là trị số lực ngoài (N)
η là hệ số nhớt hoặc độ nhớt (g.cm-1.s-1)
S là tiết diện (cm2)
dx
du là gradien vận tốc
u1
1
x
u2
2
Hình 2.1. Sự phân bố tốc độ chất lỏng giữa hai mặt phẳng song song
Luận văn Cao học
Trần Văn C-ơng
Vật liệu chịu axit trên cơ sở chất kết dính polyme vô cơ Na2O-Al2O3 -
SiO2 -H2O 44
Về thực nghiệm, độ nhớt có thể được xác định bằng nhiều phương pháp
như phương pháp hạt rơi, phương pháp nghiên cứu độ chảy của dung dịch qua
mao quản.... Trong luận văn này sử dụng phương pháp
dùng nhớt kế Ostwald.
II.3.2. Đo độ nhớt bằng nhớt kế Ostwald
Nhớt kế Ostwald được mô tả ở hình bên, là một
dụng cụ thủy tinh hình chữ U gồm nhánh 1 và 2. Nhánh
2 là một mao quản có đường kính xác định, có khắc
vạch định mức a và b. Khi đo, ta xác định thời gian mà
chất lỏng chảy từ mức a đến mức b. Trước khi tiến hành
đo, cần phải rửa sạch nhớt kế, tráng bằng nước cất. Nhớt
kế được đặt trong bình ổn nhiệt độ, mức nước cần vượt qua
mức a của nhánh 2.
Dùng pipet hút 10ml chất lỏng vào nhánh 1. Dùng ống cao su nối vào
nhánh 1 và bơm từ từ (để tránh có bọt lẫn trong chất lỏng) chất lỏng lên qua mức
a chừng 1cm. Khi đó, chất lỏng vẫn còn ở đáy bầu to của nhánh 1.
Để chất lỏng chảy tự nhiên và dùng đồng hồ bấm giây xác định thời gian chất
lỏng chảy từ mức a đến mức b. Làm lại ít nhất 3 lần để lấy giá trị trung bình.
Đặt máy ổn nhiệt ở nhiệt độ cố định, xác định độ nhớt của nước nguyên
chất, sau đó của những dung dịch cần đo.
II.3.3. Cách tiến hành
Khi cho chất lỏng chảy qua mao quản thì độ nhớt của nó tỷ lệ thuận với
thời gian chảy t và khối lượng riêng ủ theo hệ thức:
η = k.ρ.t
Trong đó:
η là độ nhớt của dung dịch (g.cm-1.s-1)
2 1
a
b
Nhớt kế Ostwald
Luận văn Cao học
Trần Văn C-ơng
Vật liệu chịu axit trên cơ sở chất kết dính polyme vô cơ Na2O-Al2O3 -
SiO2 -H2O 45
k là hằng số nhớt kế
ρ là khối lượng riêng của chất lỏng (g/ml)
t là thời gian đo được (s)
Có thể xác định k bằng cách đo thời gian chảy của nước cất. Tiến hành đo
ở cùng nhiệt độ và cùng thể tích chất lỏng, ta có:
η0 = k.ρ0.t0
Trong đó:
η0 là độ nhớt của nước cất (g.cm-1.s-1)
ρ0 là khối lượng riêng của nước cất (g/ml)
t0 là thời gian chảy của nước cất từ mức a đến mức b (s)
Từ đó ta có :
η
ηo =
t
tρ oo
.
.
ρ
hay η = η0.
oo t
t
.
.
ρ
ρ
Bảng 2.1. Độ nhớt của nước cất ở các nhiệt độ khác nhau
Nhiệt độ,0C 0 10 20 25 30 40 50 60
η0 1,972 1,308 1,005 0,894 0,801 0,656 0,549 0,469
II.4. PHƯƠNG PHáP CHế TạO PHụ GIA CHịU AXIT Quartz
Cát thạch anh đem nghiền trên máy nghiền bi, sau đó đem sàng lần lượt trên
các sàng cỡ hạt 0,04mm; 0,04ữ0,08mm; > 0,08mm.
Luận văn Cao học
Trần Văn C-ơng
Vật liệu chịu axit trên cơ sở chất kết dính polyme vô cơ Na2O-Al2O3 -
SiO2 -H2O 46
II.5. PHƯƠNG PHáP PHÂN TíCH THể TíCH XáC ĐịNH Na2O
Lấy 10ml dung dịch cần phân tích cho vào bình định mức 250ml bằng
nước cất. Lấy từ bình định mức ra 5ml cho vào bình nón và chuẩn bằng HCl 0,1N
với chỉ thị phenolphthalein, khi dung dịch chuyển từ màu hồng sang không màu.
Ghi thể tích HCl đó sử dụng VHCl.
Phần trăm Na2O được xác định theo công thức sau:
.100%
b.c.d.1000
.a.31.100.NV O%Na HClHCl2 =
Trong đó:
V: Là thể tích dung dịch HCl chuẩn. (ml)
N: Là nồng độ đương lượng gam của dung dịch HCl chuẩn.(N)
a: Là thể tích pha loãng định mức dung dịch ban đầu.(ml)
31 và 1000: Là các hệ số chuyển đổi.
b: Là số dung dịch lấy để phân tích. (ml)
c: Là số dung dịch đã được pha loãng lấy để chuẩn. (ml)
d: Là tỷ trọng của dung dịch đã lấy.(g/ml)
II.6. PHƯƠNG PHáP PHÂN TíCH KHốI LƯợNG XáC ĐịNH SiO2
Lấy 50ml dung dich trong bình định mức cho vào cốc 100ml, thêm vào
15ml dung dịch HCl (1:3). Đun sôi nhẹ trên chảo cát cho đến khi cạn, cho thêm
Luận văn Cao học
Trần Văn C-ơng
Vật liệu chịu axit trên cơ sở chất kết dính polyme vô cơ Na2O-Al2O3 -
SiO2 -H2O 47
vài giọt axit HCl đậm đặc, tiếp tục đun cho bay hơi axit đến hết. Sau đó đưa kết
tủa ra lọc, rửa trên giấy lọc băng xanh, cho vào chén nung ở 9000C trong 1,5h.
Sau khi nung để nguội trong bình hút ẩm tới nhiệt phòng rồi cân.
Hàm lượng SiO2 được xác định theo công thức:
,%
G
).100g(g%SiO 212
−
=
Trong đó:
g1 là khối lượng mẫu và chén sau khi nung (g)
g2 là khối lượng chén nung (g)
G: khối lượng mẫu đem phân tích, g
II.7. PHƯƠNG PHáP TổNG HợP KHOáNG DIABASE NHÂN TạO
II.7.1. TổNG HợP KHOáNG DIABASE THEO PHƯƠNG PHáP ĐồNG KếT
TủA KHÔNG Có CAO LANH
II.7.1.1. Chuẩn bị các hydroxit:
Tính cho 50g khoáng Diabase, lượng các chất cần lấy gồm: Na2CO3,
H2SiO3 mới sinh, NH4Fe(SO4)2.12H2O, Al2(SO4)3.18H2O, Ca(OH)2, TiO2. Hoà tan
các muối chứa các ion kim loại giống trong khoáng Diabase tự nhiên trong nước.
Đối với Ca(OH)2 rắn cần hoà tan trong HCl đặc, TiO2 cho vào cốc đã chứa H2SO4
đặc và vài giọt HNO3 đặc hoặc trong nước cường toan (HCl: HNO3 =1:3), đun
trên chảo cát ở 1800C đến khi cạn.
Sau đó định phân để xác định nồng độ của các ion có trong đó.
II.7.1.2. Tạo đồng kết tủa:
Luận văn Cao học
Trần Văn C-ơng
Vật liệu chịu axit trên cơ sở chất kết dính polyme vô cơ Na2O-Al2O3 -
SiO2 -H2O 48
Trộn các dung dịch Fe3+, Ti4+, Al3+ đã tính ở trên. Cho trên máy khuấy từ,
gia nhiệt ở 50ữ600C. Nhỏ từng giọt NH3 1:3 từ trên buret xuống đến pH =8ữ9 thì
dừng do khi pH >9 thì Al(OH)3 tan hết. Sau đó rửa cho hết Cl-, SO42-.
II.7.1.3. Kết tủa Ca2+ bằng H2C2O4:
Nhỏ từng giọt dung dịch H2C2O4 từ trên buret xuống cốc đựng dung dịch
Ca2+ được đặt trên máy khuấy từ có gia nhiệt. Rửa nhiều lần cho hết Cl-, SO42-.
II.7.1.4. Chế tạo chất độn Diabase nhân tạo:
Cho H2SiO3 vào nước, đánh tơi. Sau đó cho đồng kết tủa (Fe3+, Ti4+, Al3+) và
CaC2O4 vào và khuấy đều. Lọc mẫu, sấy đến còn hơi ẩm thì dừng và trộn với
dung dịch Na2CO3 vừa đủ để ép được viên.
II.7.2. TổNG HợP KHOáNG DIABASE THEO PHƯƠNG PHáP ĐồNG KếT
TủA Có CAO LANH
II.7.2.1. Chuẩn bị lượng H2SiO3, Cr3+, Fe3+ bổ sung vào Cao lanh:
Trộn cao lanh với SiO2 tinh khiết sao cho tỷ lệ Al2O3/SiO2 trong khoáng mới
giống Diabase tự nhiên.
Lượng Cao lanh là 15,07g.
Lượng SiO2 bổ sung là: 21,26g. Vì vậy cần lấy 431,76g H2SiO3
Lượng Cr3+ là: 0,36g (chiếm 1% so với hỗn hợp cao lanh và SiO2). Vì vậy
cần lấy 209,64ml dung dịch K2Cr2O7 0,1N.
II.7.2.2. Chế tạo chất độn Diabase nhân tạo:
Cho lượng K2Cr2O7 trên vào cốc 1lit. Cho từ từ dung dịch muối Morh
FeSO4(NH4)2.6H2O 0,1M vào đến khi màu của dung dịch chuyển từ màu da cam
sang màu xanh lá cây thì dừng lại.
Luận văn Cao học
Trần Văn C-ơng
Vật liệu chịu axit trên cơ sở chất kết dính polyme vô cơ Na2O-Al2O3 -
SiO2 -H2O 49
Cho cao lanh vào, khuấy đều. Sau đó cho từ từ NH3 1:3 vào đến pH = 8.
Cho tiếp H2SiO3 vào và khuấy đều (ở pH = 8, H2SiO3 không bị thuỷ phân). Rửa
kết tủa, lọc và sấy. Phun dung dịch Na2CO3 cho vừa đủ đến khi đóng được viên.
II.7.3. KHảO SáT NHIệT Độ TạO KHOáNG DIABASE NHÂN TạO
Nung mỗi mẫu ở các nhiệt độ 10000C, 11000C, 11500C, 12000C trong 2h
rồi lấy ra ngay.
Dựa vào kết quả phân tích XRD ta tìm được nhiệt độ thích hợp là 11000C.
Diabase D3 tổng hợp ở 11500C, Diabase D0 tự nhiên
II.8. PHƯƠNG PHáP NHIễU Xạ TIA X [3]
Theo lý thuyết cấu tạo tinh thể, mạng tinh thể được xây dựng từ các nguyên
tử hay ion phân bố đều đặn trong không gian theo một quy luật xác định. Khi
chùm tia Rơnghen tới bề mặt tinh thể và đi vào bên trong mạng lưới tinh thể thì
mạng lưới này đóng vai trò như một cấu tử nhiễu xạ đặc biệt. Các nguyên tử, ion
bị kích thích bởi chùm tia X tới sẽ tạo thành các tâm phát ra các tia phản xạ. Mặt
khác, các nguyên tử, ion này được phân bố trên các mặt phẳng song song. Do đó,
hiệu quang trình của hai tia phản xạ bất kỳ trên hai mặt phẳng song song cạnh
nhau được tính như sau:
∆ = 2dsinθ.
Trong đó:
d-là độ dài khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song.(A0)
θ-là góc giữa chùm tia X và mặt phẳng phản xạ.(độ)
Luận văn Cao học
Trần Văn C-ơng
Vật liệu chịu axit trên cơ sở chất kết dính polyme vô cơ Na2O-Al2O3 -
SiO2 -H2O 50
Theo điều kiện giao thoa, để các sóng phản xạ trên hai mặt phẳng cùng pha
thì hiệu quang trình phải bằng số nguyên lần độ dài bước sóng. Do đó:
2dsinθ=nλ, n=1; 2; 3,...; λ là bước sóng của tia X.
Đây là hệ thức Vufl- Bragg, là phương trình cơ bản để nghiên cứu cấu trúc
mạng tinh thể. Căn cứ vào các cực đại nhiễu xạ trên giản đồ, tìm được 2θ. Từ đó
suy ra d theo hệ thức Vufl- Bragg. So sánh giá trị d tìm được với d chuẩn sẽ xác
định được thành phần cấu trúc mạng tinh thể của chất cần nghiên cứu.
II.9. PHƯƠNG PHáP PHÂN TíCH NHIệT VI SAI
Phương pháp phân tích nhiệt vi sai (Differential Scanning Callorimetry-
DSC) là kỹ thuật phân tích nhiệt dùng để đo nhiệt độ và dòng nhiệt truyền trong
vật liệu theo hàm thời gian và nhiệt độ. Phép đo này cho biết định tính và định
lượng về các quá trình hoá lý xảy ra thông qua các quá trình thu nhiệt, toả nhiệt
hay biến đổi nhiệt dung. Phân tích nhiệt trọng lượng (Thermal Gravity Analysis-
TGA) đo sự biến đổi khối lượng mẫu khi tăng nhiệt độ.
Thiết bị phân tích nhiệt TA SDT 2960 kết hợp đo đồng thời cả DSC và TGA
đến 15000C. Đặc điểm nổi bật của thiết bị này là có thể phân tích định lượng DSC
do dòng nhiệt được xác định rất chính xác nhờ kỹ thuật chuẩn hoá động. Số liệu
DSC được chuẩn hoá liên tục bằng cách chia tín hiệu dòng nhiệt cho khối lượng
mẫu. Sự chuẩn hoá này cho phép định lượng được nhiệt nóng chảy, nhiệt phản
ứng,... Phần TGA có độ nhạy đến 0,1àg và ổn định trên toàn thang nhiệt độ. Các
mẫu chế tạo đều được khảo sá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_phu_gia_cho_vat_lieu_ben_axit_vo_co.pdf