MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 1
LỜI CẢM ƠN . 2
MỤC LỤC . 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 5
MỞ ĐẦU. 6
1. Lí do chọn đề tài.6
2. Mục tiêu của đề tài.7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .7
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 8
1.1. Giới thiệu chung về cây lúa.8
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố cây lúa .8
1.1.2. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của cây lúa.8
1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây lúa.9
1.1.4. Thành phần chính của hạt thóc sau khi xay xát .12
1.1.5. Một số chỉ tiêu sinh hóa của gạo.13
1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới.14
1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo tại Việt Nam.15
1.4. Tình hình phát triển, chọn lọc, nghiên cứu lúa mùa .16
1.4.1. Chọn lọc giống lúa mùa đặc sản trên thế giới .16
1.4.2. Chọn lọc giống lúa đặc sản ở Việt Nam.16
1.4.3. Sản xuất và chọn lọc giống lúa mùa ở ĐBSCL Việt Nam.18
1.5. Thoái hóa giống, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.20
1.5.1. Thoái hóa giống.20
1.5.2. Nguyên nhân thoái hóa giống.20
1.5.3. Các biện pháp khắc phục.21
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 22
2.1. Nội dung.22
2.2. Thời gian, địa điểm và điều kiện vùng nghiên cứu.22
2.2.1. Thời gian nghiên cứu.22
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu .23
2.3. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu .24
2.3.1. Vật liệu và phương tiện nghiên cứu .254
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu.25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN . 32
3.1. Kết quả điều tra thăm dò điều kiện nơi nghiên cứu.32
3.1.1. Điều kiện địa hình và tài nguyên đất.32
3.1.2. Điều kiện khí hậu .32
3.1.3. Khí tượng thủy văn vụ mùa 2012 - 2013 tại tỉnh Long An.33
3.2. Kết quả phục tráng vụ thứ 3 (thế hệ G2) .34
3.2.1. Đánh giá chọn lọc các dòng lúa Tài Nguyên vụ thứ 3 (thế hệ G2) .34
3.2.2. Kết quả sản phẩm của chọn lọc.50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 52
1. Kết luận.52
2. Kiến nghị.52
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 53
PHỤ LỤC . 56
69 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phục tráng giống lúa mùa đặc sản tài nguyên ở Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người nông dân sản xuất có lợi nhuận gấp 2-3 lần so với
trồng lúa thường.
- Tài Nguyên mùa là giống lúa có thời gian sinh trưởng dài, từ 5-6 tháng, nhưng có
nhiều ưu điểm như: thích nghi và chống chịu tốt với điều kiện bất lợi, rất thích hợp đối với
những vùng khó khăn, nhất là vùng nhiễm phèn, mặn. Ngoài ra, sản xuất giống này ít phải
sử dụng phân, thuốc hóa học. Tuy nhiên, giống lúa này đang dần bị thoái hóa do nhiều
nguyên nhân [5]. Theo Lê Thị Dự (2006), qua chọn lọc giống Tài Nguyên, tỉnh Bạc Liêu, so
sánh giữa các dòng mới và các giống cũ cho thấy: năng suất nâng cao 10%; phẩm chất gạo
tăng, hàm lượng amylose giảm 1-2% (cơm dẻo hơn), tỷ lệ lúa cỏ giảm 100%. Giống lúa Tài
Nguyên mùa phục tráng đã được trình diễn tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu thể hiện tốt,
20
nổi trội hơn giống cũ, được tỉnh Bạc Liêu chọn làm thương hiệu gạo sạch, nhằm nâng cao
tính cạnh tranh của gạo Việt Nam .
- Đề tài “Phục tráng lúa Tài Nguyên mùa cho Tiền Giang” của các tác giả Phạm Văn
Phượng và Cs. Kết quả đã chọn ra được 2 dòng Tài Nguyên mùa thuần chủng, có hàm
lượng protein cao hơn 10%, hàm lượng amylose trung bình (dưới 24%), năng suất cao hơn
giống cũ (>15%), kháng một số sâu bệnh chính, độ thuần đảm bảo đáp ứng tiêu dùng và
xuất khẩu [21].
Năm 2007, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Trà Vinh kết hợp với Viện Lúa Đồng bằng
sông Cửu Long thực hiện đề tài khoa học “Phục tráng giống lúa mùa đặc sản Tài Nguyên” ở
địa phương nhằm sản xuất giống chất lượng cao để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà
[12].
1.5. Thoái hóa giống, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
1.5.1. Thoái hóa giống
Hiện tượng thoái hóa giống là hiện tượng quần thể giống có biểu hiện xấu đi ở một số
tính trạng sau một thời gian sản xuất, làm cho năng suất, chất lượng, hoặc tính chống chịu
giảm so với trước.
Các biểu hiện về thoái hóa như:
- Thay đổi chiều cao, quần thể không đồng đều.
- Thay đổi về thời gian sinh trưởng (trỗ, chín không cùng thời gian).
- Thay đổi về hình thái thân lá, dạng hình cây, khóm và khả năng đẻ nhánh.
- Thay đổi về hình dạng, kích thước hạt (lớn, nhỏ, chiều rộng hạt, quả).
- Xuất hiện râu, hạt, lông tơ.
- Giống bị nhiễm sâu bệnh hơn trước.
- Thay đổi về chất lượng sản phẩm (đối với lúa gạo: có nhiều hạt đỏ, cơm cứng hơn,
mất mùi thơm).
1.5.2. Nguyên nhân thoái hóa giống
- Lẫn cơ giới: do quá trình sản xuất bị lẫn tạp, hoặc quá trình vận chuyển, bảo quản
giống không đảm bảo kỹ thuật.
- Lẫn sinh học: do quá trình tạp giao với giống khác ở ruộng gần không được cách ly
hoặc do chính giống khác bị lẫn cơ giới trong quần thể. Các cá thể bị tạp giao tiếp tục phân
21
ly qua nhiều thế hệ, nếu không được chọn lọc lại giống sẽ càng trở nên mất đồng đều, năng
suất và chất lượng bị giảm.
- Đột biến và tích lũy bệnh qua hạt giống: Do canh tác lâu đời, hoặc do thay đổi đột
ngột của môi trường, quần thể giống phát sinh các đột biến gen và tích lũy qua nhiều thế hệ
[14].
1.5.3. Các biện pháp khắc phục
Theo Phan Thanh Kiếm, 2008, để giải quyết hiện tượng thoái hóa của giống trước hết
cần có biện pháp ngăn ngừa. Thực hiện tốt quy trình nhân giống, khoảng cách ly. Kiểm soát
tốt công đoạn sản xuất hạt giống, giảm thiểu sự tiếp xúc của động vật trong sản xuất và chế
biến giống. Không trồng nhiều giống gần nhau trong cùng một vùng.
Biện pháp khắc phục tình trạng lẫn tạp thoái hóa giống là tiến hành phục tráng giống.
22
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung
Nội dung 1: điều tra tình hình sản xuất lúa Tài Nguyên mùa và thu thập giống
Tài Nguyên mùa trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều tra hiện trạng giống và thu thập giống Tài Nguyên mùa trên địa bàn tỉnh Long
An. Thu thập các thông tin thứ cấp (qua các báo cáo, số liệu có sẵn của địa phương ) và các
thông tin sơ cấp (thu được qua điều tra trực tiếp tại địa phương).
Nội dung 2: phục tráng giống Tài Nguyên mùa Long An
Vụ thứ nhất (G0)
Chọn lựa và thu thập mẫu giống từ trên ruộng của nhiều nông dân ở các địa phương
khác nhau trong vùng để đảm bảo tính đa dạng di truyền của giống, sau đó đánh giá trong
phòng và chọn những cây đạt yêu cầu.
Vụ thứ hai (G1)
Gieo trồng toàn bộ hạt giống của các cá thể được chọn ở vụ thứ nhất thành ruộng dòng ở
vụ thứ hai (G1). Theo dõi, đánh giá chọn lựa các dòng đạt yêu cầu để gieo cấy trong vụ thứ
ba.
Vụ thứ ba (G2)
Gieo cấy các dòng đã được chọn trong vụ thứ hai với dòng đối chứng trên diện tích
100m2 cho mỗi dòng. Chọn lọc các dòng đạt yêu cầu, hỗn các dòng chọn lọc tạo thành giống
siêu nguyên chủng.
2.2. Thời gian, địa điểm và điều kiện vùng nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian phục tráng giống năm 2010 đến năm 2013
Vụ thứ nhất từ (G0) từ tháng 07/2010 – 01/2011
Vụ thứ hai từ (G1) từ tháng 07/2011 – 01/2012
Vụ thứ ba từ (G2) từ tháng 08/2012 – 02/2013
Tháng 03 – 05/2013: Xác định một số chỉ tiêu sinh hóa, vật lý và cảm quan.
(Vụ thứ nhất và vụ thứ hai do Viện Khoa học Kỹ thuật NNMN thực hiện, xem ở phần phụ
lục. Vụ thứ ba do tác giả thực hiện).
23
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Điều tra và thu thập giống trên các ấp Phước Thuận và Phước Kế thuộc xã Phước
Lâm, huyện Cần Giuộc tỉnh Long An.
Thực nghiệm tại đồng ruộng địa điểm xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long
An.
Phân tích phẩm chất gạo và các chỉ tiêu sinh hóa trong phòng thí nghiệm tại Viện khoa
học Kỹ thuật NNMN.
24
Vụ thứ 1 (G0)
Vụ Thứ 2
(G1)
Vụ thứ 3 (G2)
Vụ thứ 4
Vụ thứ 5
Nhân hạt giống siêu nguyên
chủng
Nhân hạt giống nguyên chủng
Hình 2.1 . Sơ đồ kỹ thuật phục tráng từ hạt giống trong sản xuất
2.3. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
Vụ thứ nhất (G0)
Ruộng vật liệu ban đầu
(Giống trong sản xuất)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
n
Hỗn hợp hạt giống G2
Hạt giống siêu nguyên chủng
Hạt giống nguyên chủng
Hạt giống xác nhận
25
- Vật liệu: Thu thập từ nông dân 1200 bông lúa Tài Nguyên mùa.
- Phương pháp thực hiện: Theo dõi, đánh giá và thu thập giống vật liệu từ ruộng của
nông dân, sau đó đánh giá trong phòng chọn lọc ra 550 bông
Vụ thứ hai (G1)
- Vật liệu: gieo trồng toàn bộ hạt giống của 550 bông được chọn lựa ở vụ thứ nhất.
- Phương pháp thực hiện: gieo riêng hạt giống của từng bông được chọn lựa ở vụ thứ
nhất và cấy mỗi dòng thành một băng, mỗi băng 03 hàng, mỗi hàng dài 5m, mật độ cây là
25 x 25cm, khoảng cách giữa các băng là 50cm.
Đánh giá và chọn các dòng ngoài đồng: chọn 197 dòng
Đánh giá và chọn các dòng trong phòng: chọn được 29 dòng
Vụ thứ ba (G2)
2.3.1. Vật liệu và phương tiện nghiên cứu
- Các dòng lúa Tài Nguyên mùa được lựa chọn từ vụ thứ hai (G1) và 5 quần thể đối
chứng từ nông dân ở Cần Giuộc Long An.
- Phân hữu cơ hoai mục và phân hóa học (urea: 46% N; lân Văn Điển: 16% P2O5 và
kali clorua: 50% K2O). Các hóa chất bảo vệ thực vật theo khuyến cáo, cọc tre, bảng tên, bao
bìsử dụng cho ruộng phục tráng.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Nội dung 1: Thu thập thông tin về điều kiện đất đai, khí hậu, khí tượng
thủy văn trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
Thu thập tài liệu về địa hình và tài nguyên đất, điều kiện khí hậu thời tiết của vùng
đất sử dụng cho ruộng phục tráng.
Thông thập thông tin dự báo khí tượng thủy văn của khu vực trong vụ mùa để có kế
hoạch gieo trồng phù hợp thời vụ.
2.3.2.2. Nội dung 2: Tiếp tục thực hiện phục tráng vụ thứ ba giống Tài Nguyên
mùa Long An
Phương pháp phục tráng tham khảo và áp dụng theo:
Tiêu chuẩn nghành 10TCN: 395 - 2006. Lúa thuần - Quy trình kỹ thuật sản xuất hạt
giống [1].
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN: 1776 - 2004. Hạt giống lúa - Yêu cầu kỹ thuật [2].
26
Kỹ thuật canh tác trên ruộng phục tráng:
- Làm đất: chọn ruộng có độ phì khá, bằng phẳng, đầy đủ ánh sáng, chủ động tưới tiêu.
Đất được làm nhuyễn, sạch cỏ dại sâu bệnh.
- Mật độ khoảng cách: gieo mạ 30-50 gam lúa nẩy mầm/m2. Cấy lúa khoảng cách
25cm x 25cm (tương ứng mật độ 16 bụi/m2). Băng này cách băng kia 50cm.
- Phân bón cho 1 ha: 50kg N + 45kg P2O5 + 30kg K2O và phân hữu cơ.
Vụ thứ ba (G2)
- Vật liệu: 29 dòng Tài Nguyên chọn lọc từ vụ thứ hai (vụ G1) và 5 quần thể Tài
Nguyên đối chứng (không chọn lọc) gieo cấy trên diện tích 3400 m2 không kể diện tích bảo
vệ.
- Phương pháp thực hiện: gieo cấy hạt giống dòng chọn lọc và quần thể đối chứng trên
diện tích là 100m2 cho mỗi dòng. Khoảng cách giữa các dòng 50cm.
Đánh giá và chọn các dòng ngoài đồng
Thường xuyên theo dõi từ lúc gieo, cấy đến lúa thu hoạch. Loại bỏ toàn bộ dòng có
cây khác dạng, dòng có tính trạng biểu hiện không phù hợp với mức độ biểu hiện chung của
đa số dòng, dòng sinh trưởng, phát triển kém do nhiễm sâu bệnh, bị ảnh hưởng của điều
kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc do các nguyên nhân khác.
+ Theo dõi thời gian trỗ (từ khi gieo cho đến khi có 50% số cây có bông trỗ); thời gian
chín (từ khi gieo cho đến 85% số hạt chín).
Đánh giá và chọn các dòng trong phòng
Trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, đánh giá lần cuối các dòng được chọn và thu mỗi dòng
10 cây mẫu tại 2 điểm ngẫu nhiên bằng cách nhổ hoặc cắt sát gốc để đánh giá trong phòng,
không lấy cây đầu hàng và cây ở hàng biên.
Tiến hành đo đếm các tính trạng số lượng của từng dòng được chọn ngoài ruộng. Các
chỉ tiêu đánh giá trong phòng bao gồm: chiều cao thần (đo từ mặt đất đến cổ bông); chiều
dài trục chính của bông (đo từ cổ bông đến đầu bông); số bông trên cây (đếm toàn bộ số
bông/cây) tổng số hạt chắc trên bông (đếm toàn bộ số hạt chắc/bông); khối lượng 1000 hạt
(gam).
Tính giá trị trung bình ( X ), độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình (s) theo các công
thức sau:
- Giá trị trung bình :
n
x
X i∑=
27
- Độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình : ( nếu n > 25)
và ( nếu n < 25 )
Trong đó:
s là độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình;
xi là giá trị đếm được của dòng thứ i (i từ 1 đến n);
n là số các thể hoặc dòng được đánh giá;
X là giá trị trung bình.
Chọn các dòng có giá trị nằm trong khoảng .
Tiếp tục loại bỏ các dòng có giá trị trung bình của bất cứ tính trạng số lượng nào nằm
ngoài độ lệch chuẩn.
Các tính trạng thời gian trỗ, thời gian chín của các dòng phải bằng nhau.
Thu hoạch và tính năng suất của các dòng được chọn, tiếp tục loại bỏ các dòng có
năng suất thấp và dòng có hạt gạo lật khác màu, so sánh một số chỉ tiêu sinh hóa để chọn ra
các dòng đạt yêu cầu.
Sau đó hỗn hợp các dòng đạt yêu cầu thành lô hạt giống siêu nguyên chủng. Sau khi
hỗn hợp, lấy mẫu gửi phòng kiểm nghiệm, đóng bao và gắn tem nhãn theo quy định, bảo
quản cẩn thận để sản xuất hạt giống nguyên chủng ở vụ sau
Phương pháp xác định phẩm chất xay xát
Phương pháp xác định tỷ lệ gạo lứt, gạo trắng và gạo nguyên theo công thức
sau (theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN 529-2004):
Tỷ lệ gạo lứt = A
Trọng lượng gạo đã bóc vỏ trấu
Trọng lượng thóc ban đầuE A x 100
Tỷ lệ gạo trắng = A
Trọng lượng gạo sau khi xát trắng
Trọng lượng thóc ban đầu E A x100
Tỷ lệ gạo nguyên = A
Trọng lượng gạo nguyên
Trọng lượng thóc ban đầuE A x 100
Phương pháp xác định độ bạc bụng (theo 10TCN 425-2000)
Mỗi dòng lấy 100 hạt gạo trắng nguyên. Sau đó dàn đều trên mặt kính của dụng cụ
đo độ trắng bạc và tiến hành phân loại theo thang điểm 6 mức từ 0 đến 5 được mô tả như
sau:
Thang điểm Mô tả hạt gạo xát Phần diện tích gạo bị
n
Xx
s i
2)( −
= ∑
1
)( 2
−
−
= ∑
n
Xx
s i
sX ±
28
trắng bạc (%)
0 Hạt hoàn toàn trong (không có vết bạc nào) 0
1 Hạt bạc rất nhỏ < 10
2 Hạt hơi bạc 10 - 20
3 Hạt bạc trung bình 21 - 35
4 Hạt bạc 36 - 50
5 Hạt rất bạc > 50
Đếm và ghi lại số hạt được phân theo từng mức điểm khác nhau, từ đó tính điểm
trắng bạc trung bình cho mẫu gạo theo công thức sau:
X = A
S0.0 + S1.1 + S2.2 + S3.3 + S4.4 + S5.5
100 E
Trong đó:
X: Điểm trắng bạc trung bình
S0, S1, S2, S3, S4, S5: là số hạt tương ứng với các mức điểm 0, 1, 2, 3, 4, 5.
Từ điểm trắng bạc trung bình thu được, đánh giá độ trắng bạc của mẫu gạo dựa theo
sự phân loại sau:
Phân loại độ trắng bạc Điểm trắng bạc trung bình
Hơi bạc < 1,0
Bạc trung bình 1,0 – 1,5
Bạc 1,6 – 2,0
Rất bạc > 2,0
Phương pháp xác định phẩm chất cơm
• Phương pháp xác định hàm lượng amylose
Xác định theo phương pháp của TCVN 5716-1993
- Cân 50mg bột gạo, cho vào bình định mức
- Thêm 0.5 ml ethanol 95%
- Cho tiếp 4,5ml NaOH 1N
- Đun sôi cách thủy 10 phút
29
- Để nguội 5 phút – làm đầy (50ml) bằng nước cất
- Chiết 5ml dung dịch đã được hồ hóa vào bình định mức 100ml (đã có sẵn 50ml
nước cất)
- Thêm 1ml acid acetic 1N
- Thêm 2ml KI- I2
- Làm đầy bình (100ml) bằng nước cất
- Để ở nhiệt độ phòng 20 phút. Đo mẫu ở trên máy quang phổ kế bước sóng 620nm.
Ghi nhận độ hấp thụ của mẫu.
- Lập đường chuẩn
Dùng phần mềm excel để tính hàm lượng amylose có trong mẫu theo công thức:
amylose (%) = A
A - 0.0677959
0.0126367 E
Trong đó A là hàm lượng amylose đo trên máy quang phổ (mg/l)
Hàm lượng amylose được đánh giá theo các mức:
0 - 2% Nếp
3 - 9% Amylose rất thấp (gạo rất dẻo)
10 - 19% Amylose thấp (gạo dẻo)
20 - 25% Amylose trung bình (mềm cơm)
> 25% Amylose cao (cứng cơm)
• Phương pháp xác định độ bền thể Gel
Phương pháp xác định độ bền thể Gel theo 10TCN 424-2000
- Cân 100mg bột gạo, cho vào ống nghiệm 13 x 100mm
- Thêm 0,2ml thymol blue (0,025% thymol blue pha chế trong ethyl alcohol 95%)
- Trộn nhanh bằng máy Vortex, ở tốc độ 6
- Đun sôi cách thủy trong 8 phút
- Lấy ống nghiệm chứa mẫu ra để nguội 5 phút trong nhiệt độ phòng
- Cho các ống nghiệm chứa mẫu vào nước đá 20 phút
- Đem các ống nghiệm chứa mẫu đặt lên giấy kẻ ly (mm)
- Đo chiều dài của Gel sau 1 giờ đồng hồ.
Phân loại độ bền thể Gel theo 10TCN 424-2000:
Độ bền Gel Chiều dài Gel (mm)
30
Độ bền Gel mềm
Độ bền Gel trung bình
Độ bền Gel cứng
61 – 100
41 – 60
26 - 40
• Phương pháp xác định độ hóa kiềm (hóa hồ)
Xác định theo TCVN 5715-1993
Lấy 6 hạt gạo xát nguyên, với hai lần phân tích nhắc lại, đặt vào hộp nhựa vuông
kích thước 4,6 x 4,6 x 1,9cm, sắp xếp sao cho các hạt không chạm vào nhau. Dùng
pipet cho vào mỗi hộp 10ml dung dịch kali hydroxyt 1,7%. Nếu dùng hộp petri thì cần đưa
vào một lượng dung dịch kali hydroxyt có chiều dày ít nhất 4,5mm để ngập được hạt gạo.
Đậy hộp lại và để ở nhiệt độ 300C trong 23 giờ.
Cấp 1: Hạt gạo không bị phân hủy
Cấp 2: Hạt gạo bị trương lên
Cấp 3: Hạt gạo bị trương lên, vành keo không hoàn thiện và hẹp
Cấp 4: Hạt gạo bị trương lên vành keo hoàn chỉnh và rộng
Cấp 5: Hạt gạo bị nứt ra hoặc vỡ thành những mẩu nhỏ, vành keo hoàn chỉnh và
rộng.
Cấp 6: Hạt gạo bị phân tán, hòa tan với vành keo
Cấp 7: Hạt gạo bị phân tán và trộn lẫn hoàn toàn
Độ phân hủy kiềm của hạt gạo xát được đánh giá qua thang điểm từ 1-7 và tỉ lệ
nghịch với nhiệt độ hóa hồ theo mối tương quan sau:
Độ phân hủy kiềm
(cấp)
Nhiệt độ hóa hồ
(mức độ)
1- 2- 3
4 - 5
6 - 7
Cao
Trung bình
Thấp
Phương pháp xác định độ thơm và độ mềm bằng cảm quan (theo 10TCN 590-
2004)
31
Lấy mỗi dòng 200g gạo xát trắng, cho vào hộp nhôm. Vo nhanh hai lần bằng nước sạch.
Cho hộp nhôm có chứa gạo đã vo sạch lên cân và thêm tiếp một lượng nước cho đủ khối
lượng để đạt tỉ lệ giữa gạo và nước theo bảng sau:
TT Hàm lượng amylose (%) 0BPhân loại
Tỷ lệ gạo /nước
(g/g)
1 < 20 Thấp 1 : 1,5
2 20 - 25 Trung bình 1 : 1,9
3 > 25 Cao 1 : 2,1
Nấu cách thủy khoảng 2 giờ
Sau đó nhận biết bằng cách ngửi để xác định độ thơm và nhai để nhận biết độ mềm bằng
cảm quan.
Mùi thơm và độ mềm được đánh giá thành 5 cấp độ:
Cấp độ Mùi Độ mềm
1 Không thơm, không có mùi cơm Rất cứng
2 Hơi thơm, kém đặc trưng Cứng
3 Thơm vừa, đặc trưng Hơi mềm
4 Thơm, đặc trưng Mềm
5 Rất thơm, đặc trưng Rất mềm
32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Kết quả điều tra thăm dò điều kiện nơi nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện địa hình và tài nguyên đất
Địa hình Cần Giuộc mang đặc trưng của đồng bằng gần cửa sông, tương đối bằng
phẳng, nhưng bị chia cắt bởi sông ngòi chằng chịt.
Đất Cần Giuộc tạo thành bởi phù sa trẻ của hệ thống sông Đồng Nai và sông Vàm
Cỏ, tạo nên đồng bằng gần cửa sông với 4 nhóm đất: đất phèn, đất xáo trộn (đất thổ cư,
trồng rau màu), đất phù sa và đất mặn.
+ Đất mặn, phèn chiếm 48,34% diện tích tự nhiên với 10.103 ha, có thành phần cơ
giới nặng (tỉ lệ sét vật lý cao 50 – 60%) và nồng độ độc tố cao (SO4--, Cl-, Al+++, Fe++,), ít
thích hợp cho sản xuất cây trồng cạn, nhưng lại là nơi trồng lúa thơm và lúa đặc sản (Tài
Nguyên, Nàng Thơm, Hương Lài) cho chất lượng cao và nuôi thủy sản nước mặn - lợ
(tôm sú, cá nước lợ, cua lột,) có hiệu quả.
+ Đất phù sa 4.132 ha, phân bố chủ yếu ở các xã vùng thượng là loại đất tốt nhất, có
thành phần cơ giới thịt trung bình, do khai thác lâu đời nên hàm lượng N, P, K tổng số từ
trung bình đến nghèo, độ pH 5,5 - 6,2; đặc biệt có một số nguyên tố vi lượng với nồng độ
khá cao (Bo, Coban, Kẽm, Molipden). Đây là vùng đất thích hợp cho trồng rau và lúa đặc
sản chất lượng cao, do tính chất đất tạo nên lợi thế cho sản phẩm hàng hóa có hương vị đặc
biệt [20].
Nhìn chung, tính chất lý hóa của đất ở Cần Giuộc rất thích hợp cho việc trong lúa,
đặc biệt là các giống lúa đặc sản.
3.1.2. Điều kiện khí hậu
Cần Giuộc mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa và ảnh hưởng của đại dương
nên độ ẩm khá cao, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao,
biên độ nhiệt ngày và đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.
Nhiệt độ không khí hàng năm tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm là 26,90C, nhiệt
độ trung bình mùa khô là 26,50C và mùa mưa là 27,30C; tháng nóng nhất là tháng 4 và 5
(290C), tháng mát nhất là tháng 12 và tháng 1 (24,70C). Nhiệt độ cao nhất trong năm có thể
đạt 400C và thấp nhất 140C.
Nắng hầu như quanh năm với tổng số giờ nắng trên dưới 2700 giờ/năm.
Một năm chia ra 2 mùa rõ rệt:
33
+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, với tổng số lượng mưa chiếm từ
86,46% lượng mưa cả năm. Tổng lượng mưa bình quân 1.532mm/năm. Tháng mưa nhiều
nhất là tháng 9 và tháng 10.
+ Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, lượng mưa mùa nầy chỉ chiếm từ 3 - 5% tổng
lượng mưa cả năm.
Ẩm độ không khí trung bình trong năm 82,8%, trong mùa khô độ ẩm tương đối thấp:
78%. Lượng nước bốc hơi trung bình 1.204,5 mm/năm.
Chế độ gió theo 2 hướng chính: mùa khô thịnh hành gió Đông Bắc, mùa mưa thịnh
hành gió Tây Nam [20].
Điều kiện khí hậu thời tiết của Cần Giuộc thích hợp phát triển cây ưa sáng, đây là
vùng rất thích hợp trồng rau, màu, lúa Tuy nhiên, những vùng đất mà điều kiện canh tác
chủ yếu dựa vào nước trời, chưa chủ động được nguồn nước thì chủ yếu là để trồng lúa mùa.
3.1.3. Khí tượng thủy văn vụ mùa 2012 - 2013 tại tỉnh Long An
Các tháng lượng mưa lớn: tháng 6, tháng 9 và tháng 10. Các trận mưa lớn xảy ra
nhanh, thời gian ngắn và tập trung vào tháng 9, tháng 10. Thời kỳ ít mưa có khả năng xảy ra
vào cuối tháng 6, tháng 7 và đầu tháng 8. Mùa mưa năm 2012 sẽ kéo dài đến tháng 11.
Dự báo mực nước đỉnh lũ năm 2012 tại các Trạm đầu nguồn (Trạm nội đồng phía
Bắc của tỉnh Long An) ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn báo động 3: tại Tân Hưng đạt xấp xỉ từ
3m50 đến 3m60, tại Vĩnh Hưng đạt xấp xỉ từ 3m30 đến 3m40. Tại Mộc Hóa trên sông Vàm
Cỏ Tây đạt mức từ 2m45 đến 2m55 thấp hơn đỉnh lũ năm 2011 từ 20 – 30 cm.
Thời gian xuất hiện đỉnh lũ cao nhất năm 2012 tại các huyện đầu nguồn phía Bắc của
Tỉnh vào khoảng thời gian từ giữa đến cuối tháng 10/2012.
Vùng hạ lưu của hai sông Vàm Cỏ có những đợt triều cường mạnh vào cuối tháng
10, 11 và đầu tháng 12 năm 2012, đỉnh triều cường cao nhất xuất hiện vào những ngày đầu
tháng 11 ở mức 1m60 – 1m70 cao hơn báo động III, các nơi này sẽ bị ngập theo triều [25].
Nhận xét chung: Điều kiện đất đai, khí hậu của Cần Giuộc Long An khá phù hợp để
sản xuất các giống lúa mùa đặc sản, trong đó có giống Tài Nguyên, tuy vậy là khu vực trồng
lúa phụ thuộc nước trời nên đôi khi bị ảnh hưởng hạn và mặn đầu vụ và cuối vụ. Riêng mùa
năm 2012, tình hình khô hạn trong tháng 7 và đầu tháng 8 lượng mưa ít, nên cuối tháng 8
mới có thể bắt đầu gieo mạ, do đó thời điểm bắt đầu vụ mùa G2 trễ hơn 15 ngày so với vụ
G0 và G1 . Nhưng Tài Nguyên là giống lúa mùa phản ứng chặt với chu kỳ ánh sáng nên thời
gian trỗ và chín ít bị ảnh hưởng.
34
3.2. Kết quả phục tráng vụ thứ 3 (thế hệ G2)
3.2.1. Đánh giá chọn lọc các dòng lúa Tài Nguyên vụ thứ 3 (thế hệ G2)
Gieo, cấy hạt giống của 29 dòng Tài Nguyên được chọn lựa từ vụ trước, thường
xuyên theo dõi từ lúc gieo, cấy đến lúc thu hoạch đã khử bỏ các cây khác giống do lẫn cơ
giới trước khi tung phấn. Qua kiểm tra thấy không có dòng nào có biểu hiện sinh trưởng
phát triển kém hoặc có biểu hiện không phù hợp với mức độ biểu hiện chung của đa số các
dòng. Cuối vụ đã thu hoạch được 29 dòng Tài Nguyên chọn lọc và 5 quần thể Tài Nguyên
đối chứng (thu ở 5 địa điểm khác nhau tại Cần Giuộc).
Kết quả các chỉ tiêu cấu thành năng suất của 29 dòng được chọn và 5 quần thể đối
chứng được thể hiện trong bảng 3.1 và 3.2.
Bảng 3.1 . Đặc tính nông học, năng suất và các yếu tố năng suất của 29 dòng Tài Nguyên
chọn lọc ở vụ thứ 3 (vụ G2), mùa 2012
STT
các dòng
Chiều
cao
thân
(cm)
Trỗ
50%
(ngày)
TGST
(ngày)
Bông/
bụi
Dài
bông
(cm)
Hạt
chắc/
bông
P1000
hạt (g)
Năng
suất
(g/bụi)
1 121,4 142 162 15,2 23,6 108 20,2 33,2
2 119,2 142 162 12,6 24,4 113 20,2 28,8
3 121,9 142 162 15,4 24,2 111 20,3 33,0
4 120,1 142 162 14,1 24,7 115 20,5 33,9
5 121,8 140 160 14,5 24,5 115 20,5 37,0
6 120,8 142 162 14,7 24,5 99 20,5 29,8
7 120,1 140 160 14,1 23,1 97 20,4 30,7
8 119,7 140 160 13,1 24,5 106 20,4 31,3
9 119,9 140 160 14,3 23,1 121 20,5 37,1
10 120,3 140 160 11,7 24,7 123 20,3 29,1
11 119,9 140 160 14,4 24,5 109 20,3 33,5
12 120,9 140 160 13,9 25,9 115 20,2 34,8
13 119,2 140 160 11,7 24,1 107 20,4 29,6
14 119,1 140 160 11,0 25,3 124 20,4 29,1
15 119,9 142 162 13,4 22,9 116 20,4 31,7
16 119,9 142 162 14,2 24,5 100 20,3 27,2
35
17 119,8 142 162 14,3 23,2 106 20,2 30,5
18 120,1 142 162 13,8 25,4 102 20,4 28,8
19 120,3 142 162 15,7 22,6 103 20,2 32,5
20 119,8 142 162 13,6 26,1 116 20,4 31,2
21 119,8 140 160 11,3 24,4 109 20,2 26,2
22 119,1 140 160 13,3 24,9 107 20,5 29,5
23 119,5 142 162 12,5 23,5 102 20,6 28,4
24 120,4 142 162 11,3 23,8 117 20,2 26,7
25 119,7 142 162 13,0 24,9 114 20,3 30,6
26 120,9 140 160 13,5 23,9 110 20,3 30,4
27 119,5 142 162 12,9 23,1 107 20,5 28,9
28 119,4 142 162 13,3 23,9 112 20,4 31,1
29 119,9 142 162 13,6 24,1 105 20,5 29,0
Trung bình 120,1 141 161 13,5 24,2 110 20,4 30,8
Cao nhất 121,9 142 162 15,7 26,1 124 20,6 37,1
Thấp nhất 119,1 140 160 11,0 22,6 97 20,2 26,2
Độ lệch chuẩn s 0,7 1,0 1,0 1,2 0,9 7,0 0,1 2,7
CV(%) 0,6 0,7 0,6 9,1 3,6 6,0 0,6 8,8
+ s 120,8 142 162 14,7 25,1 117 20,5 33,5
- s 119,4 140 160 12,3 23,3 103 20,3 28,1
Bảng 3.2. Đặc tính nông học của 5 quần thể Tài Nguyên đối chứng, vụ mùa 2012
STT
Chiều
cao
thân
(cm)
Trỗ
50%
(ngày)
TGST
(ngày)
Bông/
bụi
Dài
bông
(cm)
Hạt
chắc/
bông
P.1000
hạt
(g)
Năng
suất
(g/bụi)
1 123,6 140 162 12,7 22,3 100 22,2 28,1
2 130,1 147 167 12,8 23,5 95 20,9 20,9
3 132,7 145 165 11,5 23,7 110 22,5 25,7
4 139,1 140 160 11,7 24,1 92 22,9 31,5
5 130,2 150 170 9,2 23,0 90 22,5 22,5
Trung bình 131,1 144 165 11,6 23,3 97 22,2 25,7
Cao nhất 139,1 150 170 12,8 24,1 110 22,9 31,5
X
X
X
36
Thấp nhất 123,6 140 160 9,2 22,3 90 20,9 20,9
Độ lệch chuẩn s 5,6 4,4 4,0 1,5 0,7 8,0 0,8 4,3
CV(%) 4,3 3,0 2,4 12,5 3,0 8,0 3,5 16,6
Bảng 3.3. Đánh giá độ biến động về chỉ tiêu nông học của 29 dòng Tài Nguyên chọn lọc
của vụ G2 và 5 quần thể Tài Nguyên đối chứng
Trị số đánh giá
Chiều cao thân
(cm)
Dài bông
(cm) Bông /bụi
Dòng
CL
QT
ĐC
Dòng
CL
QT
ĐC
Dòng
CL
QT
ĐC
Trung bình X 120,1 131,1 24,2 23,3 13,5 11,6
Cao nhất 121,9 139,1 26,1 24,1 15,7 12,8
Thấp nhất 119,1 123,6 22,6 22,3 11,0 9,2
Độ lệch chuẩn (s) 0,7 5,6 0,9 0,7 1,2 1,5
CV(%) 0,6 4,3 3,6 3,0 9,1 12,5
Ghi chú: CL: Chọn lọc; QTĐC: quần thể đối chứng
Chiều cao thân cây của quần thể G2 biến động từ 119,1cm đến 121,9cm, trong khi
chiều cao cây của các quần thể đối chứng biến động từ 123,6cm đến 139,1cm, chiều cao
trung bình ( X ) của quần thể G2 là 120,1cm thấp hơn so với chiều cao trung bình của các
quần thể đối chứng (131,1cm). Độ lệch chuẩn (s) về chiều cao cây của quần thể G2 là 0,7
thấp hơn nhiều so với quần thể đối chứng là 5,6. Hệ số biến thiên CV (%) về chiều cao cây
của quần thể G2 là 0,6% cũng đồng đều hơn nhiều so với quần thể đối chứng là 4,3%.
Trung bình chiều dài bông của quần thể G2 là 24,2cm dài hơn so với quần thể ĐC là
23,3cm. Chiều dài bông của quần thể G2 dao động từ 22,6cm đến 26,1cm so với
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_05_26_2261540531_0205_1872363.pdf