Luận văn Nghiên cứu phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

1. 1

Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. 4

Khái niệm về rau và các tác nhân gây ô nhiễm rau trồng 4

1.1.1. Một số khái niệm về rau 4

1.1.2. Các tác nhân gây ô nhiễm rau trồng 6

1.2. Khái niệm chất lượng và các phương pháp kiểm soát, đánh giá chất lượng rau 16

1.2.1. Khái niệm chất lượng rau 16

1.2.2 . Các phương pháp kiểm soát, đánh giá chất lượng rau 17

1.3. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong đánh giá, giám sát và công nhận chất lượng rau 26

1.4. Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố Hà Nội 28

1.4.1. Hiện trạng sản xuất rau, RAT thành phố Hà Nội 28

1.4.2. Hiện trạng tiêu thụ rau xanh ở Hà Nội 29

1.4.3. Hiện trạng liên kết tổ chức và giám sát RAT ở Hà Nội 31

1.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu thí điểm - xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội 34

1.5.1. Điều kiện tự nhiên 34

1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 35

1.6. Khái quát về dự án và quy trình kiểm soát đánh giá chất lượng áp dụng trong dự án 36

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 38

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 38

2.1.2. Nội dung nghiên cứu 38

2.2. Phương pháp nghiên cứu 39

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 39

2.2.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 39

2.2.3. Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa 39

2.2.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 39

Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43

3.1. Phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau dự án 43

3.1.1. Đánh giá điều kiện sản xuất của dự án 43

3.1.2. Đánh giá việc ghi chép nhật ký đồng ruộng 52

3.1.3. Đánh giá việc thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn và cơ chế giám sát thực hiện. 60

3.1.4. Đánh giá chất lượng sản phẩm của dự án 63

3.2. Phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội. 70

3.2.1. Quy trình đánh giá và công nhận chất lượng rau tại Hà Nội 72

3.2.2. Khó khăn trong quá trình đánh giá và công nhận chất lượng rau tại Hà Nội 73

3.2.3. Mô hình trồng RST tại xã Thọ Xuân 78

3.3. Đề xuất chính sách áp dụng phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau cho Hà Nội 79

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 90

 

 

doc123 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2849 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o dựng được thương hiệu rau và tìm thị trường tiêu thụ cho rau sau thu hoạch. Từ đó giúp cho người dân có sự ổn định hơn và mang lại lợi nhuận cao hơn trong nghề trồng rau nhằm cải thiện tình hình kinh tế của các hộ dân. Đồng thời thông qua dự án người dân sẽ có ý thức tốt hơn trong việc canh tác và bảo vệ môi trường. Mô hình RST ứng dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGap) nhằm đảm bảo an toàn chất lượng cho sản phẩm. Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và nội dung và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Phương pháp kiểm soát, đánh giá chất lượng rau theo VietGap áp dụng với mô hình nghiên cứu - Đất trồng, nước tưới, rau sản phẩm (cà chua, su hào, bắp cải, xà lách, súp lơ, rau cải ngọt) Người tiêu dùng Hà Nội Người trồng rau xã Lĩnh Nam, Thanh Trì, Hà Nội. Các thông số: NO3-, kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd, As) trong đất, nước tưới, rau - Phương pháp kiểm soát, đánh giá tổng hợp chất lượng rau chocho Hà Nội 2.1.2. Phạm vi nghiên cứuNội dung nghiên cứu Các quan điểm về chất lượng rau và kiểm soát, đánh giá chất lượng rau trên thế giới Các quan điểm về chất lượng rau và kiểm soát, đánh giá chất lượng rau ở Việt Nam: quy trình VietGap Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ rau trên địa bàn Hà Nội; quan điểm người dân Hà Nội về chất lượng rau; lý do người dân không mua rau an toàn; hiểu biết về VietGap của người trồng rau xã Lĩnh Nam, Thanh Trì, Hà Nội. Mô hình rau an toàn tại xã Thọ Xuân: nghiên cứu điều kiện sản xuất, quy trình sản xuất, cơ chế giám sát và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Phương pháp kiểm soát, đánh giá chất lượng rau tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội và các chính sách, biện pháp quản lý liên quan Mô hình RST thí điểm tại xã Thọ Xuân – Đan Phượng – Hà Tây 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Phương pháp thu thập tài liệu có ý nghĩa rất quan trọng đến việc hình thành và thực hiện đề tài nghiên cứu. Vấn đề chất lượng rau là một vấn đề còn rất mới ở Việt Nam. Vì vậy, việc thu thập các tài liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu gặp không ít khó khăn. Tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu là các từ các quyết định, thông tư của BNN&PTNTbáo cáo sơ kết, tổng kết của ngành nông nghiệp, các chủ trương chính sách, các định hướng sản xuất nông nghiệp và trong nghành trồng rau của UBND thành phố Hà Nội, Sở NN&PTNT, cục thống kê Hà Nội. Nghiên cứu cũng sử dụng, các kết quả nghiên cứu về rau được thực hiện ở trong nước và của nước ngoài. Một số thông tin báo chí về rau an toàn, ngộ độc thực phẩm,… được sử dụng như một nguồn tham khảo hạn chế. 2.2.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn - Đối tượng điều tra, phỏng vấn: 100 nNggười tiêu dùng Hà Nội; một số nhà khoa học ở Viện nghiên cứu rau quả Trung ương, , Viện Môi trường Nnông nghiệp, trường Đại học Khoa học Tự nhiên; các cán bộ quản lý ngành Nông nghiệp ở Hà Nội; các hộ tham gia vào dự án thí điểm; vàngười trực tiếp sản xuất rau và RAT ở một số nơi trên địa bàn Hà Nội. 2.2.3. Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa Các mẫu phân tích về nước, đất của địa bàn nghiên cứu thí điểm được thu thập vào tháng 10/2009 và được phân tích sau đó. Các mẫu rau được lấy vào thời kỳ thu hoạch của lứa thử nghiệm đầu tiên. - Phương pháp lấy mẫu đất theo TCVN 5297-1995 - Phương pháp lấy mẫu nước ngầm theo TCVN 6000-1995. - Phương pháp lấy mẫu rau theo tiêu chuẩn ngành 10TCN 449-2001. 2.2.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm Quá trình thực nghiệm được tác giả tiến hành tại phòng thí nghiệm Viện Địa Lý - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp trắc quang trên máy UV-VIS để xác định NO3- và phân tích kim loại nặng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử, riêng As được xác định bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) kết hợp với thiết bị hydrua hóa (HVG-AAS). Xác định pHKCl của đất và pH của nước bằng máy đo pH meter. Các chỉ tiêu vi sinh vật của rau được gửi tại Bộ môn vi sinh – Viện Công nghiệp Thực phẩm. Các chỉ tiêu thuốc BVTV được gửi tại phòng thí nghiệm về môi trường - Viện Môi Trường Nông nghiệp 2.2.4.1. Phương pháp trắc quang trên máy UV-VIS xác định hàm lượng nitrat trong rau Phương pháp này sử dụng lò vi sóng chiết nitrat trong mẫu tươi bằng nước, đun vi sóng ở mức năng lượng cao, từ đó xác định hàm lượng nitrat bằng phương pháp trắc quang. Dung dịch đo nitrat trong rau sau khi chiết bằng lò vi sóng được cô cạn, sau đó lên màu cùng dãy chuẩn NO3-- bằng thuốc thử axit phenoldisunfonic tạo thành hợp chất có màu vàng. Đo hấp thụ quang của dung dịch ở bước sóong 410 nm.. Đường chuẩn phân tích là đường bậc 1 với hệ số tương quan R = 0,9999. Độ thu hồi khi phân tích là 90 ± 4,5%. Điều đó chứng tỏ các kết quả phân tích là hoàn toàn đáng tin cậy. 2.2.4.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử xác định kim loại nặng - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử xác định kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd) Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) là một kỹ thuật phân tích lượng vết các nguyên tố và được sử dụng phổ biến trong nhiều phòng thí nghiệm với độ chọn lọc, độ lặp lại và độ nhạy cao, có thể phân tích hàng loạt mẫu trong một thời gian ngắn. Cơ sở lý thuyết của phương pháp này là sự hấp thụ năng lượng (bức xạ đơn sắc) của nguyên tử ở trong trạng thái hơi (khí) khi chiếu chùm tia bức xạ qua đám hơi nguyên tố ấy trong môi trường hấp thụ và ghi lại tín hiệu (cường độ) hấp thụ. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử kết hợp thiết bị tạo khí hydrua (HVG – AAS) xác định As Trong phân tích lượng vết nguyên tố asen, phương pháp hấp thụ nguyên tử cần kết hợp với thiết bị tạo khí hydrua. Nguyên tắc của phép đo thủy ngân: Các dạng thủy ngân trong nước được đưa về Hg (II), sau đó xác định bằng kỹ thuật hydrua hóa lạnh. Hg (II) phản ứng với hydro mới sinh ra (tạo thành khi tác nhân khử NaBH4 gặp môi trường axit) tạo thành hơi thủy ngân. Hơi thủy ngân được dẫn vào bộ phận nguyên tử hoá mẫu nhờ khí mang argon . Khi chiếu một chùm tia bức xạ qua đám hơi nguyên tử, các nguyên tử này sẽ hấp thụ các tia sáng có bước sóng đặc trưng và cho kết quả độ hấp thụ tỷ lệ với nồng độ của nó trong một giới hạn nhất định Nguyên tắc của phép đo asen: tất cả dạng asen vô cơ hoà tan trong dung dịch có thể ở dạng As (III) hoặc As (V) được khử hoàn toàn về dạng As (III) bằng dung dịch NaI hay KI trong môi trường axit. Sau AsO43- + 2I- + 2H+ = AsO33- + I2 + H2O Sau đó, As (III) phản ứng với hydro mới sinh ra (tạo thành khi tác nhân khử NaBH4 gặp môi trường axit) tạo thành khí asin AsH3. 3NaBH4 + 3HCl + 8As(III) + 9H2O = 3H3BO3 + 3NaCl + 8AsH3 Khí asin được dẫn vào bộ phận nguyên tử hoá mẫu nhờ khí mang argon để tạo ra các đám hơi nguyên tử asen tự do. Khi chiếu một chùm tia bức xạ qua đám hơi nguyên tử, các nguyên tử này sẽ hấp thụ các tia sáng có bước sóng đặc trưng và cho kết quả độ hấp thụ tỷ lệ với nồng độ của nó trong một giới hạn nhất định. Đường chuẩn phân tích kim loại nặng là đường bậc 1 với hệ số tương quan R = 0,9999. Các mẫu phân tích được đo ở chế độ lặp lại 3 lần, thời gian đo mẫu 3 giây, với độ lặp lại tốt, sai số trung bình không lớn hơn 5%. Độ thu hồi khi phân tích theo phương pháp sử dụng trong luận văn này là 96,8 ± 3,6%. Điều đó chứng tỏ các kết quả phân tích là hoàn toàn đáng tin cậy Đường chuẩn phân tích và độ thu hồi của các mẫu thêm chuẩn Đường chuẩn phân tích asen với khoảng nồng độ 0 – 5 mg/L được chuẩn bị từ dung dịch chuẩn As 1 g/L. Đường chuẩn là đường bậc 1 với hệ số tương quan R = 0,9999. Hình : Đường chuẩn phân tích asen trên Dung dịch chuẩn kiểm chứng ICP- multi-element có nồng độ As 2,5 μg/L được sử dụng để kiểm tra độ chính xác của đường chuẩn với độ thu hồi là 98,7 ± 3,8%. Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau dự án Phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau sử dụng trong nghiên cứu này không chỉ giới hạn đánh giá các chỉ tiêu nội tại của rau sản phẩm mà chất lượng rau được đánh giá trên nhiều phương diện, từ điều kiện sản xuất - quá trình sản xuất - đến thu hoạch sản phẩm và cơ chế kiểm soát chất lượng của quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm được thực hiện trong nghiên cứu điểm. Căn cứ đánh giá dựa theo quy định Quản lý sản xuất kinh doanh rau, quả và chè an toàn (Ban hành kèm theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và theo những hướng dẫn của VietGap. Các nội dung và quá trình đánh giá mà nghiên cứu đã thực hiện được trình bày sau đây. 3.1.1. Đánh giá điều kiện sản xuất của dự án 1. Đất trồng Vùng sản xuất là vùng đất phù sa cổ, đã trồng rau màu trong nhiều năm, nằm trong quy hoạch trồng rau màu được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt [23]. Khu trồng rau thí điểm không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn. Kết quả phân tích đất trồng tại địa điểm nghiên cứu trồng thể hiện ở Bbảng 7. a) pHKCl pH của đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình đánh giá độ phì nhiêu đất. pH gây ảnh hưởng đến đời sống của hệ sinh vật đất và đặc biệt có ảnh hưởng mạnh đến quá trình lý, hoá, sinh học của đất, tác động trực tiếp đến quá trình hút thu chất dinh dưỡng của cây trồng. Theo Trần Khắc Hiệp (2009) [9], Khoảng pH từ 6 - 7 là tốt nhất cho việc đồng hoá các chất dinh dưỡng. Đất trồng ở vùng nghiên cứu có giá trị pHKCl trong khoảng từ 6,78 đến 7,12. Các mẫu đất tương đối thích hợp cho việc canh tác rau. Bảng 7. Kết quả phân tích chất lượng đất trồng tại địa điểm thí điểm Chỉ tiêu Đơn vị MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4 MĐ5 Trung bình BNN 2008 QCVN 03:2008 pH KCl 6,78 7,12 6,75 6,45 6,87 6,79 Arsen (As) mg/kg đất khô 3,23 2,95 3,54 1.322,32 2,75 2,96 12 12 Cadimi (Cd) mg/kg đất khô 0,43 0,54 0,29 0,4 0,29 0,39 2 2 Chì (Pb) mg/kg đất khô 28,25 31,43 34,05 27,86 25,5 29,42 70 70 Đồng (Cu) mg/kg đất khô 29,24 32,60 34,78 26,02 25,04 29,53 50 50 Kẽm (Zn) mg/kg đất khô 67,85 64,42 71,25 59,63 45,09 61,65 200 200 BNN 2008: Là mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất, đối với vùng sản xuất RAT (Ban hành kèm theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/ 10/2008 của Bộ trưởng BNN&PTNT), và cũng là mức giới hạn cho phép theo QCVN 03:2008/BTNMT (QCVN về giới hạn cho phép kim loại nặng trong đất nông nghiệp. mg/kg Hình 7. Biểu đồ giá trị As trong mẫu đất Hình 6. Biểu đồ giá trị pH trong mẫu đất mg/kg mg/kg Hình 8. Biểu đồ giá trị Cd trong mẫu đất Hình 9. Biểu đồ giá trị Pb trong mẫu đất mg/kg mg/kg Hình 11. Biểu đồ giá trị Zn trong mẫu đất Hình 10. Biểu đồ giá trị Cu trong mẫu đất Hình. Biểu đồ giá trị Cu trong mẫu đất b) Kim loại nặng Đất bị ô nhiễm kim loại nặng là vấn đề đã và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu bởi đây là vấn đề quan trọng. Vì từ đất các kim loại độc hại có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua tiếp xúc trực tiếp và chuỗi dinh dưỡng, gây nên nhiều bệnh hiểm nghèo. Đồng, kẽm là các nguyên tố vi lượng, có vai trò sinh lý đối với cây trồng. Chì, Cadimi và Asen thuộc nhóm các nguyên tố không cần thiết cho cây trồng. Các nguyên tố này trở thành những chất gây ô nhiễm môi trường nếu tồn tại ở nồng độ vượt quá mức nhu cầu sử dụng của sinh vật. Hình. Biểu đồ giá trị Zn trong mẫu đất So sánh kết quả phân tích với các chỉ tiêu quy định của BNN 2008 về chất lượng đất với sản xuất rau an toàn, cũng như QCVN 03:2008 về chất lượng đất cho nông nghiệp cho thấy:: Nguyên tố As có hàm lượng trung bình là 2,96 mg/kg, mẫu thấp nhất có giá trị 2,32 mg/kg (MĐ4), mẫu cao nhất có giá trị 3,23 mg/kg (MĐ3). Tất cả các mẫu rất thấp so với mức quy định (12 mg/kg). Nguyên tố Pb có hàm lượng trung bình 29,42 mg/kg, mẫu cao nhất (MĐ3) có giá trị 34,05 mg/kg và mẫu thấp nhất có giá trị 25,5 mg/kg (MĐ5). Nguyên tố Cd có hàm lượng trung bình là 0,39 mg/kg, mẫu thấp nhất có giá trị 0,29 mg/kg (MĐ3, MĐ5), mẫu cao nhất có giá trị 0,54 mg/kg (MĐ2). Năm mẫu phân tích đều dưới ngưỡng cho phép (2 mg/kg). Hàm lượng đồng (Cu) của mẫu đất khu vực nghiên cứu có giá trị trung bình là 29,53 mg/kg. Mẫu cao nhất là MĐ3 (34,78 mg/kg), mẫu thấp nhất là MĐ5 (25,04 mg/kg), dưới ngưỡng cho phép 50 mg/kg Nguyên tố Zn có hàm lượng trung bình là 61,65 mg/kg, mẫu thấp nhất có giá trị 45,09 mg/kg (MĐ5), mẫu cao nhất có giá trị 71,25 mg/kg (MĐ3). Tất cả các mẫu đều thấp so với mức cho phép (200 mg/kg). Như vậy, tất cả các chỉ tiêu kim loại nặng trong đất đều đạt yêu cầu về chất lượng đất nông nghiệp (theo QCVN 03:2008) cũng như quy định đối với vùng sản xuất rau an toàn. Trong quy định đối với vùng sản xuất rau an toàn, mới chỉ có ngưỡng giới hạn đối với kim loại nặng mà chưa có ngưỡng quy định với các độc tố khác, như thuốc bảo vệ thực vật, các chỉ tiêu sinh học (coliform, E.Coli,…). QCVN 15:2008 có quy định về dư lượng thuốc BVTV trong đất nói chung chứ chưa có riêng đối với đất nông nghiệp. 2. Nước tưới Giá trị trung bình của hai mẫu nước tưới thể hiện ở bảng 8 Bảng 8. Kết quả phân tích nước tưới Chỉ tiêu Giá trị trung bình BNN 2008 QCVN 08:2008 Đơn vị pH 6,54 5,5 - 9 Cadimi (Cd) 0,008 0,01 0,01 mg/l Arsen (As) 0,110 0,1 0,05 mg/l Chì (Pb) 0,075 0,1 0,05 mg/l Ghi chú: - BNN 2008: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong nước tưới đối với vùng sản xuất RAT (Ban hành kèm theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng BNN&PTNT) - QCVN 08:2008: QCVN về giới hạn cho phép kim loại nặng trong nước sử dụng cho mục đích tưới tiêu pH của nước tưới Giá trị pH của nước tưới có ý nghĩa quan trọng, nó góp phần quyết định các đặc tính khác của nước như độ nhớt, có thể làm phân tán hoặc keo tụ các hạt rắn lơ lửng, làm thay đổi hàm lượng chất hữu cơ và hoạt động của hệ vi sinh vật trong nước. pH của nước tưới có giá trị trung bình 6,54 phù hợp đối với nước tưới nông nghiệp theo QCVN 08:2008. Kim loại nặng Hình 12. Biểu đồ phân tích kim loại nặng trong nước tưới BNN 2008 (As, Pb) BNN 2008 ( Cd) mg/l mg/l Kết quả phân tích cho thấy, thông số Cd (0,008 mg/l) đạt yêu cầu về chất lượng nước tưới theo quy định của BNN về sản xuất rau an toàn theo VietGap (0,01 mg/l) cũng như theo QCVN 08:2008. Thông số Pb (0,075 mg/l) không đạt quy chuẩn QCVN 08:2008 (0,05 mg/l) nhưng vẫn đạt yêu cầu theo BNN 2008 (0,1 mg/l). Riêng thông số As (0.12 mg/l) thì có biểu hiện ô nhiễm, cao hơn tiêu chuẩn cho phép (0.1 mg/l) của BNN 2008 và (0.05 mg/kg) theo QCVN 08:2008. Để khắc phục điều này, dự án đã cho xây dựng bể lọc cát vàng, nước sau lọc có giá trị As trung bình 0.07 (mg/kg) đạt tiêu chuẩn của BNN 2008. Hiệu quả xử lý As của bể lọc thể hiện trên hình 13. Hình 13. Hiệu quả xử lý As của bể lọc Bể lọc cát hoạt động dựa trên hai cơ chế là: cơ chế lọc lưu giữ (lớp vật liệu lọc hoạt động theo nguyên lý cái rây bột: hạt cặn nhỏ đi qua, hạt lớn bị giữ lại) và cơ chế bám dính (do các lực bề mặt như lực hút tĩnh điện và lực Van dec Val,…gây ra sự bám dính các hạt cặn trên bề mặt vật liệu lọc). Asen được loại bỏ khỏi nước trong bể lọc cát là nhờ sự đồng kết tủa với Fe(III) trên bề mặt của các hạt cát và không gian giữa các lỗ rỗng trong lớp cát. Fe(II) ở dạng hòa tan trong nước, sẽ bị oxi hóa bởi oxi của không khí để tạo thành Fe(III). Hidroxit Fe(III) sẽ được hấp phụ trên bề mặt các hạt cát và tạo thành một lớp hấp phụ mỏng. Asen (V) và Asen (III) trong nước sẽ hấp phụ vào lớp Fe(OH)3 đó và bị giữ lại ở lớp vật liệu lọc (Nguyễn Ngọc Mai, 2009 [11]). Kết quả, nước ra khỏi bể lọc đã được loại bỏ một phần Asen. Như vậy, Xét theo điều kiện cấp chứng chỉ hiện nay, vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn về kim loại nặng trong đất và nước, đủ điều kiện để sản xuất rau an toàn theo VietGap. Tuy nhiên, vùng sản xuất vẫn còn các mối nguy có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, đó là: - Ô nhiễm không khí: Tuy ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí với chất lượng rau, song theo Rajesh Kumar Sharma và cộng sự năm 2008 trong một nghiên cứu về sự nhiễm bẩn rau ở vùng ngoại ô Ấn Độ [34] thì có mối tương quan giữa ô nhiễm kim loại nặng trong không khí (Cu, Pb, Zn, Cd) và kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd) trong rau. - Ô nhiễm từ phân bón: Nguồn phân bón có nguy cơ gây ô nhiễm đối với các chỉ tiêu kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh tuy nhiên chưa được phân tích đánh giá. - Ô nhiễm từ vùng sản xuất ngoài mô hình dự án: Vùng đất dự án hình chữ U, nằm trong cánh đồng trồng rau màu của xã. Mặt trước là con đường nhỏ dẫn vào cánh đồng, ít người qua lại, nên gần như không bị ảnh hưởng bởi hoạt động giao thông. Ba mặt còn lại tiếp giáp với vùng đất trồng rau ngoài mô hình nên dễ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động canh tác như thuốc trừ sâu, phân bón và các hóa chất khác. Để khắc phục ảnh hưởng này, dự án đã tiến hành trồng cây xung quanh và giăng hàng rào nilon chống chuột bọ cũng như loại trừ ảnh hưởng từ vùng canh tác xung quanh. - Hoạt động phá hoại từ bên ngoài: Tác động này có thể do kẻ xấu muốn phá hoại dự án, ném hóa chất, thuốc BVTV…vào vùng trồng rau. Để hạn chế nguy cơ này, dự án đã cử một người (là thành viên của một hộ tham gia dự án đã được tập huấn kiến thức về VietGap – đồng thời là tổ trưởng nhóm lao động) thường trực, vừa làm thủ kho, ghi chép nhật ký đồng ruộng và bảo vệ. 3. Quản lý phân bón Theo quan điểm trồng rau sinh thái vẫn có thể sử dụng các loại phân bón hóa học, tuy nhiên phải là những loại phân bón có nguồn gốc và trong danh mục cho phép. Để xem xét ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng nông sản, việc phân tích chất lượng phân bón liên quan là cần thiết. Tuy nhiên, phân bón sử dụng cho sản xuất là nhiều loại của nhiều hãng sản xuất khác nhau, mua theo nhiều đợt khác nhau. Vì vậy, bên cạnh vấn đề kinh phí, thời gian, việc kiểm tra chất lượng phân bón trước khi sử dụng được cho là không khả thi và không được thực hiện. Để giải quyết vấn đề này, nhà sản xuất phân bón phải có trách nhiệm công bố chất lượng sản phẩm mình. Điều này đã được quy định trong thông tư số 36/2010/TT-BNNPTNT về quản lý kinh doanh, sản xuất và sử dụng phân bón. Theo thông tư, các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón phải tự công bố các chỉ tiêu chất lượng, các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn của loại phân bón do mình sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trên một trong các phương tiện là bao bì phân bón, nhãn hàng hóa hoặc tài liệu gắn kèm theo bao bì phân bón. Bên cạnh việc công bố các chỉ tiêu chất lượng về hàm lượng dinh dưỡng (N - P - K), nhà sản xuất phải công bố các chỉ tiêu chất lượng liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm như hàm lượng kim loại nặng, vi sinh vật. Tuy nhiên thông tư lại chưa đưa ra ngưỡng cho phép đối với các chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm đó. Khi việc kinh doanh, sản xuất, chất lượng phân bón được quản lý chặt chẽ, người sử dụng chỉ cần mua phân bón ở các đại lý được phép kinh doanh và có nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rõ ràng là có thể quản lý được tác nhân gây ô nhiễm rau trồng từ phân bón. Trong trường hợp người sử dụng tự ủ phân hữu cơ thì cần ủ theo đúng quy trình và phân tích phân ủ trước khi sử dụng. Khu vực ủ phân bón cần được xây dựng ở vị trí thấp, có tường bao quanh để ngăn ngừa sự phát tán của phân ra vùng sản xuất và xâm nhập vào sản phẩm qua gió và nước mưa. Trong dự án nghiên cứu, phân bón được mua ở các đại lý có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có hướng dẫn sử dụng và hạn sử dụng. 4. Quản lý hóa chất Cũng như trường hợp phân bón, các hóa chất vẫn được sử dụng trong mô hình thí điểm nhưng phải mua tại cửa hàng, đại lý chính thức, có giấy phép kinh doanh và có nguồn gốc. Về quản lý hóa chất, các công việc sau đây đã được thực hiện: - Kho chứa hóa chất được thiết kế riêng biệt với các loại vật tư khác, có nội quy ra vào kho hóa chất và có biển cảnh báo nguy hiểm; - Quy trình sử dụng thuốc được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt dưới sự hướng dẫn của cán bộ giám sát; - Sau sử dụng có biển cảnh báo nguy hiểm và biển cảnh báo thời gian cách ly cho từng lô sản xuất để tránh rủi ro; - Giảm thiểu việc sử dụng hóa chất đến mức tối đa có thể; - Kết hợp sử dụng hoá chất với các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM). 5. Quản lý rác thải Rác thải trong quá trình sản xuất được thu gom, đựng trong thùng kín. Các vỏ chai, vỏ bao bì thuốc BVTV được cho vào bể xi măng xây riêng, có nắp đậy. Bên ngoài có biển cảnh báo rác thải nguy hại. 6 . Quản lý kỹ thuật sản xuất Quy trình trồng rau của dự án được thực hiện theo quy trình trồng RAT do Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội ban hành. Dự án đã thuê một cán bộ kỹ thuật của chi cục BVTV hướng dẫn và thường xuyên giám sát việc thực hiện quy trình và sử dụng vật tư, đặc biệt là phân bón và thuốc BVTV. 3.1.2. Đánh giá việc ghi chép nhật ký đồng ruộng Hiện nay, nhiều nước đã dựng lên những hàng rào kỹ thuật, trong đó có việc truy xuất nguồn gốc các loại nông sản. Việc này không chỉ để bảo hộ nền sản xuất trong nước mà còn là cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, ghi nhật ký đồng ruộng chính là giải pháp hữu hiệu để đảm bảo yêu cầu của các nhà nhập khẩu. Nhật ký đồng ruộng là những ghi chép về điều kiện sản xuất, mua bán và sử dụng hóa chất, vật tư, phân bón, quá trình chăm sóc từ khi gieo giống đến khi thu hoạch. Đó là yêu cầu bắt buộc trong chương trình thực hành nông nghiệp tốt, là cơ sở nền tảng để hình thành hệ thống truy nguyên nguồn gốc. Ghi chép nhật ký đồng ruộng là một thói quen bắt buộc ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên lại rất lạ lẫm với nông dân nước ta. Trong quy trình VietGap do Bộ NN&PTNT ban hành đã hướng dẫn chi tiết việc thực hiện và ghi chép hồ sơ theo VietGap với 13 mẫu ghi chép nhật ký đồng ruộng. Công việc ghi chép này mặc dù đơn giản, nhưng với người nông dân thì lại trở nên khó khăn, phức tạp, đôi khi được cho là nhiêu khê. Trong quá trình theo dõi việc ghi chép nhật ký đồng ruộng theo các mẫu quy định trong vụ sản xuất đầu tiên cho thấy, phần lớn các mẫu ghi chép đều cần thiết và phù hợp, song có một số mẫu có nội dung chưa thích hợp, quá chi tiết và còn có sự chồng chéo giữa các mẫu, do đó làm tăng số lượng mẫu ghi chép một cách không cần thiết. Trong bối cảnh các nông dân tham gia vào dự án còn chưa có thói quen ghi chép nhật ký đồng ruộng và có nhiều hạn chế về trình độ học vấn, dự án đã ghi nhận trong một số trường hợp có hiện tượng ngại ghi chép hoặc ghi chép không đầy đủ. Trường hợp này cũng đúng với hầu hết những người trồng rau ở các đơn vị khác nhau tại Hà Nội mà đã được quan sát và tìm hiểu trong khi thực hiện dự án. Đồng thời, việc đối chiếu một hồ sơ ghi chép quá dài cũng đã gây không ít khó khăn cho việc kiểm tra giữa người sản xuất với người lưu thông và sử dụng sản phẩm. 1. Đánh giá về hồ sơ sản xuất theo VietGap (phụ lục 2) từ thực tế sử dụng Bộ hồ sơ sản xuất được thiết kế bao gồm 13 mẫu ghi chép. Tuy trang bìa hồ sơ xác định là mẫu ghi chép cho vụ sản xuất nhưng qua các nội dung bên trong có thể thấy mẫu này được sử dụng cho từng lô sản xuất (nghĩa là từng đối tượng cây trồng và đợt sản xuất cụ thể). Mặt khác, qua thực tế theo dõi, tác giả nhận thấy nếu lập hồ sơ theo vụ sản xuất sẽ rất khó quản lý và truy xuất số liệu khi cần phải trích yếu hồ sơ cho 1 lô hàng hóa vì: + Trong một vụ trồng, đối với 1 loại cây trồng có rất nhiều lô sản xuất. Nếu chỉ ghi thông tin theo ngày và cây trồng ví dụ ngày phun thuốc và cây trồng sẽ không xác định được việc sử dụng thuốc cho lô nào vì trong cùng một cây trồng nhưng có lô cần phun, có lô không cần phun; + Có quá nhiều thông tin cho tất cả các cây trồng, rất khó tách thông tin cho từng lô sản xuất. Trong khi đó trước khi xuất mỗi lô sản phẩm đều phải có nhật ký chứng minh xuất xứ thì vẫn phải lập lại hồ sơ cho lô. 2. Đánh giá về từng mẫu trong bộ hồ sơ - Mẫu 01: Đánh giá điều kiện sản xuất: mẫu này bao gồm các thông tin về chất lượng môi trường vùng sản xuất. Đây là các thông tin đã được xác định khi cấp chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn theo VietGAP và được cơ quan cấp chứng nhận, cơ quan cấp chứng chỉ và người sản xuất định kỳ đánh giá lại. Vì vậy, không nhất thiết phải sử dụng mẫu này cho từng lô sản xuất mà chỉ cần lưu giữ thông tin như một bộ phận bắt buộc trong hồ sơ cấp chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất theo GAP. - Mẫu 02: Sử dụng hóa chất và chất phụ gia xử lý ô nhiễm đất Nhìn chung mẫu này là cần thiết và phù hợp nhưng cần bổ sung thêm thông tin về vị trí xử lý. Đối với vùng sản xuất mà đất trồng đạt tiêu chuẩn thì có thể bỏ qua mẫu này. - Mẫu 03: Giống và gốc ghép Nhìn chung các thông tin ghi trong mẫu này là hợp lý, tuy nhiên việc áp dụng chỉ thuận lợi đối với các loại cây trồng được trồng thẳng từ hạt (dưa chuột, đậu ăn quả, rau ăn lá ngắn ngày …..) hoặc với các hộ nông dân, trang trại tự sản xuất cây giống. Đối với các hộ phải mua cây giống từ nơi khác thì việc ghi chép đầy đủ và chính xác các thông tin về ngày sản xuất cây giống, chất lượng cây giống, đã kiểm định, tên hóa chất xử lý, lý do và ngày xử lý là khó có thể thực hiện. - Mẫu 04: Mua phân bón, chất kích thích sin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docle thi thoa_hoa hoc.doc