Luận văn Nghiên cứu quần thể anopheles minimustại xã Bình Thạnh huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 LỜI MỞ ĐẦU 2

1.2 MỤC TIÊU 4

1.3 Ý NGHĨA 4

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

2.1. CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI 6

2.2. CÁC NGHIÊN CỨUỞ VIỆT NAM 10

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 21

3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 21

3.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 25

3.4. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 25

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.5.1. Phương pháp khảo sátcác yếu tố môi trường 28

3.5.2. Phương pháp điều tra Anopheles29

3.5.3. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 30

3.5.3.1. Kỹ thuật định loại muỗi 30

3.5.4.2. Kỹ thuậtđịnh loại bọ gậy 31

3.5.3.3. Kỹ thuậtđiều tra muỗi 32

3.5.3.4. Kỹ thuật điều tra bọ gậy 34

3.5.4.5. Kỹ thuật điện di protein enzyme 34

3.5.4.6 . Kỹ thuật mổ muỗi 37

3.5.4.7. Kỹ thuật ELISA phát hiện KSTSR 38

3.5.4.8. Kỹ thuật thử nhạy kháng 39

3.5.4 . Thu thập và xử lý số liệu 41

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42

4.1. KẾT QUẢ 43

4.1.1. Các yếu tố khí hậu thời tiết 43

4.1.2 . Các yếu tố môi trường tại các thuỷ vực bọ gậy 49

4.1.3. Thảm thực vật 51

4.1.4. Thành phần, tỉ lệ các loài Anopheles 52

4.1.5. Kiểu hình của Anopheles minimus 53

4.1.6. Kiểu gen của Anopheles minimus 54

4.1.7. Mùa phát triển của Anopheles minimus 57

4.1.8. Tập tính của Anopheles minimus 59

4.1.9. Vai trò truyền bệnh của Anopheles minimus 62

4.1.10. Phản ứng của An.minimusvới alpha cypermethrine 63

4.1.11. Phản ứng của An.minimusvới lambda cyhalothrine 64

4.2. THẢO LUẬN 65

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77

5.1. KẾT LUẬN 78

5.2. ĐỀ NGHỊ 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

PHỤ LỤC

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Nghiên cứu quần thể anopheles minimustại xã Bình Thạnh huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 2 1.1. LỜI MỞ ĐẦU Anopheles minimus được Theobald phát hiện và đặt tên lần đầu tiên tại Hồng Kông năm 1901, là một trong những véc tơ truyền sốt rét chính, có phân bố vùng nhiệt đới và á nhiệt đới khu vực Đông Á (Reid, 1968) [50]. Ở Thái Lan, nhiều công trình nghiên cứu xác định Anopheles minimus là véc tơ truyền sốt rét ở vùng đồi núi có suối nước chảy xung quanh (Baimai,1978) [50]. Ở Việt Nam Anopheles minimus được xem là véc tơ truyền sốt rét chủ yếu vùng rừng núi và có thể phát tán ra vùng sa van cỏ bụi (Vũ Thị Phan, 1975)[26]. Sinh cảnh đặc trưng của Anopheles minimus gắn liền với các thảm thực vật bìa rừng và trảng cỏ (Nguyễn Đức Mạnh, 1980)[20]. Bọ gậy Anopheles minimus thích hợp với các thuỷ vực nước trong, chảy chậm, hai bên bờ có cỏ và nhiều ánh sáng (Đặng Văn Ngữ, 1973) [23]. Anopheles minimus đã được nhiều tác giả chứng minh là một phức hệ đa hình (Harrison,1980) [52]. Một số tác giả đã căn cứ vào sự có hay không có các điểm đen trên costa của cánh muỗi để phân biệt hai Form A và C (Sucharit, 1988) [58]. Bằng chứng về gen của sự tồn tại hai loài lần đầu tiên được công bố trong các quần thể ở Thái Lan (Green, 1990) [51] sau đó được xác định lại ở Việt Nam (Trịnh Đình Đạt,1992) [7], (Hồ Đình Trung,1996) [37]. Các loài này được đặt tên không chính thức là Anopheles minimus loài A và C (Green, 1990) [51]. Các nghiên cứu sâu hơn cho thấy ngoài sự khác biệt về di truyền, hai loài còn khác nhau về tập tính, khả năng truyền bệnh, phản ứng với hoá chất… (Garros C. 2006) [50]. Theo các điều tra côn trùng khu vực ven biển Nam Trung Bộ của Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Quy Nhơn (1978): Tại xã Bình Thạnh, huyện 3 Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận tồn tại một quần thể Anopheles minimus. Quần thể này là nguyên nhân gây ra các vụ dịch sốt rét trước năm 1975. Tuy Phong là một trong những huyện có điều kiện khí hậu khắc nghiệt với nhiệt độ cao, ẩm độ và lượng mưa thấp nhất trong cả nước, sinh cảnh các động cát ven biển không phải là vùng phân bố thường gặp của Anopheles minimus. Đây là điểm duy nhất ở khu vực ven biển miền Trung có mặt Anopheles minimus. Như vậy, các yếu tố môi trường ở đây có phù hợp cho sự phát triển của Anopheles minimus ? Anopheles minimus Bình Thạnh là loài A hay loài C ? Đặc điểm sinh học của quần thể ven biển này có gì khác biệt so với các quần thể khác ? Việc xác định các đặc điểm sinh thái, hình thái, di truyền và tập tính của Anopheles minimus là điều kiện tiên quyết để đề ra biện pháp phòng chống véc tơ hiệu quả và duy trì bền vững các thành quả phòng chống sốt rét tại địa phương . 4 1.2. MỤC TIÊU Chúng tôi thực hiện đề tài ” Nghiên cứu quần thể muỗi Anopheles minimus tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận” với 2 mục tiêu: - Xác định các yếu tố môi trường có liên quan tới sự phát triển của quần thể Anopheles minimus ở Bình Thạnh. - Xác định các đặc điểm hình thái, di truyền, tập tính sinh học, vai trò truyền bệnh của quần thể Anopheles minimus ở Bình Thạnh. 1.3. Ý NGHĨA Với hai mục tiêu trên chúng tôi mong muốn sẽ góp phần vào các nghiên cứu về sinh học của véc tơ như mùa truyền bệnh, tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét, nơi trú ẩn, tính kháng hoá chất ... Từ đó đề ra một biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét có hiệu quả tại các vùng ven biển trong cả nước .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf8.pdf
  • pdf1_2.pdf
  • pdf2_2.pdf
  • pdf3.pdf
  • pdf4.pdf
  • pdf5_2.pdf
  • pdf9.pdf
  • pdf10_3.pdf
  • pdf11.pdf
  • pdf12.pdf
  • pdf13.pdf
  • pdf14.pdf