Luận văn Nghiên cứu qui trình xác định dư lượng ciprofloxacin và enprofloxacin trong thực phẩm bằng phương pháp HPLC-MS/MS

MỤC LỤC

Trang

Đặt vấn đề.1

Mục tiêu của đềtài.2

Chương 1: TỔNG QUAN .3

1.1 Đôi nét vềhọFluoroquinolone.3

1.1.1 Công thức cấu tạo .3

1.1.2. Tính chất acid base nhóm quinolone .4

1.1.3. Ciprofloxacin .4

1.1.4. Enrofloxacin .5

1.1.5. Nguồn gốc của Ciprofloxacin và Enrofloxacin trong thực phẩm .6

1.1.6. Ứng dụng và ảnh hưởng của Ciprofloxacin và Enrofloxacin .6

1.1.7. Giới hạn cho phép của dưlượng thuốc kháng sinh.6

1.2. Các phương pháp xác định .7

1.2.1. Phương pháp trắc quang .7

1.2.2. Phương pháp HPLC – đầu dò UV và DAD .8

1.2.3. Phương pháp HPLC – đầu dò huỳnh quang .8

1.2.4. Phương pháp HPLC – đầu dò MS .8

1.2.6. Điều kiện xửlí mẫu và làm sạch mẫu .9

1.3. Đôi nét vềphương pháp sắc kí – sắc kí lỏng hiệu năng cao HPLC .10

1.3.1. Định nghĩa: .10

1.3.2. Một số đại lượng cơbản của sắc kí .10

1.3.3. Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC ) .12

1.3.4. Đầu dò khối phổ– Đầu dò MS ba tứcực .17

Chương 2: Phần thực nghiệm – Nội dung nghiên cứu.25

2.1. Thiết bị– hóa chất .25

2.2. Tối ưu hóa các thông sốmáy móc .26

2.3. Nội dung nghiên cứu .28

Chương 3: Kết quảvà thảo luận.36

3.1. Kết quảkhảo sát các thông sốcho LC-MS .36

3.1.1. Lựa chọn nguồn ion hóa: .36

3.1.2. Khảo sát năng lượng đập mảnh colision energy (CE).36

3.1.3. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độacid formic: .41

3.1.4. Khảo sát sự ảnh hưởng của tốc độdòng - thành phần pha động:.42

3.1.5. Kết quảxác định LOD và LOQ của máy HPLC-MS/MS:.44

3.1.6. Khảo sát khoảng tuyến tính và dựng đường chuẩn của enrofloxacin và

ciprofloxacin:.44

3.2. Kết quảkhảo sát trên mẫu thực tế.45

3.2.1. Khảo sát các kỹthuật chiết mẫu thô với một sốdung môi hữu cơ.45

3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của pH và khảnăng chiết qua cột SPE.47

3.2.2.1. Ảnh hưởng của pH qua cột SCX trên mẫu thêm chuẩn: .47

3.2.2.2. Kiểm tra khảnăng chiết qua cột SCX .49

3.2.2.3. Khảo sát nồng độdung dịch rửa giải qua cột SCX .50

3.2.2.4. Khảo sát thểtích dung dịch rửa giải .50

3.2.3. Xác định MLOD, MLOQ, hiệu suất thu hồi, độchụm trên nền mẫu cá diêu hồng .51

3.2.4. Xác định MLOD, MLOQ, hiệu suất thu hồi, độchụm trên nền mẫu cá basa: .52

3.2.5. Xác định MLOD, MLOQ, hiệu suất thu hồi, độchụm trên nền mẫu thịt gà .53

Chương 4: Kết quảphân tích trên mẫu thực tế: .54

4.1. Tóm tắt quy trình phân tích thực tế: .54

4.2. Kết quảphân tích trên mẫu cá diêu hồng .55

4.3. Kết quảphân tích trên mẫu cá basa .55

4.4. Kết quảphân tích trên mẫu thịt gà: .56

Chương 5: Kết luận .57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụlục

pdf2 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3658 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Nghiên cứu qui trình xác định dư lượng ciprofloxacin và enprofloxacin trong thực phẩm bằng phương pháp HPLC-MS/MS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận án thạc sĩ khoa học – Hóa học NGUYỄN THỊ THANH NGA Trang 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, kháng sinh được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là trong chăn nuôi. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh nói chung và nhóm Fluoroquinolone nói riêng có thể làm nguồn thực phẩm cung cấp cho con người còn chứa một lượng nhỏ chất kháng sinh. Nếu người tiêu dùng sử dụng thực phẩm có dư lượng kháng sinh đáng kể, trong thời gian dài, sẽ làm tăng sức đề kháng của các vi khuẩn, việc kháng cự thuốc tăng dần. Khi người này bị bệnh, việc điều trị trên những loại thuốc tương tự sẽ cho hiệu quả thấp hoặc làm mất tác dụng [1,2,3]. Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, ở châu Âu, tổ chức EU đã thiết lập giới hạn lớn nhất (MRLs) đối với dư lượng thuốc trong nguồn thực phẩm khi cung cấp cho con người vào năm 1990 [4]. Theo sự kiểm tra và định hướng của các chuyên gia phòng thí nghiệm, EU đã công bố “Council directive 96/23/EC in 1996” [5], trong đó quy định rõ hàm lượng kháng sinh theo từng loại thực phẩm và từng loại thuốc, ví dụ như với enrofloxacin trong cơ, gan, thận của bò, lợn, gia cầm (gà, vịt) là 30µg/kg; trong sữa bò là 100 µg/kg; Ở châu Mỹ, Hoa kỳ và các nước Bắc Mỹ đã cấm sử dụng kháng sinh họ Fluoroquinolone. Ở nước ta, nghề nuôi trồng thủy hải sản phát triển mạnh trong những năm gần đây. Theo các chuyên gia thủy sản, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thủy sản là do vi khuẩn. Thông thường, người nuôi sử dụng kháng sinh để khống chế các vi khuẩn gây bệnh, nhưng do chưa biết cách sử dụng, nên đã gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc và tích tụ dư lượng kháng sinh trong sản phẩm. Mặt khác, một số ngư dân chạy theo lợi nhuận, lạm dụng thuốc trong thức ăn với vai trò là chất kích thích tăng trưởng của vật nuôi, dẫn đến việc đến kỳ thu hoạch, sản phẩm thủy sản vẫn còn tồn đọng nhiều dư lượng kháng sinh trong cơ thể. Tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ thủy sản đã ban hành quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 về việc cấm sử dụng một số loại kháng sinh và quy định dư lượng tối đa một số kháng sinh được phép có trong thực phẩm [6]. Theo quy định này dư lượng tối đa của enrofloxacin và ciprofloxacin là 100 ppb Luận án thạc sĩ khoa học – Hóa học NGUYỄN THỊ THANH NGA Trang 2 Tóm lại, dư lượng thuốc kháng sinh phải được kiểm soát trong các mẫu thực phẩm. Và việc tìm ra các phương pháp phân tích khá nhạy để phát hiện và định lượng chính xác dư lượng kháng sinh nói chung và nhóm Fluoroquinolone nói riêng là vấn đề cần thiết. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản. Hiện nay nước ta đã gia nhập WTO, thị trường ngày càng được mở rộng, hoạt động của các ngành chăn nuôi vì thế mà trở nên sôi động hơn. Ngành chăn nuôi nói chung gần đây phát triển rất nhanh, đặc biệt nuôi tôm và cá. Sản lượng nuôi trồng đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng trong nước và nước ngoài, khẳng định thương hiệu và uy tín của các mặt hàng Việt Nam chất lượng cao trên thương trường quốc tế, vấn đề cấp thiết là phải kiểm soát được dư lượng kháng sinh trong thực phẩm. Mục tiêu của đề tài là xây dựng một phương pháp đủ nhạy, chính xác, để đưa ra một quy trình phân tích một số kháng sinh thuộc họ fluoroquinolone cụ thể như enrofloxacin, ciprofloxacin phù hợp với điều kiện Việt Nam, kiểm soát dư lượng kháng sinh trên nền mẫu thực phẩm thông qua các bài báo đã công bố [1,2,3,4,5,6,7,8,….] Hiện nay, tại Trung tâm Phân tích Phân loại Hàng hóa xuất nhập khẩu Miền Nam đang có máy sắc kí ghép khối phổ ba tứ cực có thể cho phép thực hiện kỹ thuật ESI cũng như kỹ thuật MS/MS, chúng tôi sẽ sử dụng ưu điểm này của thiết bị để xây dựng một phương pháp phân tích phù hợp với điều kiện Việt Nam, đáp ứng yêu cầu về chất lượng phân tích của nhiều nước tiên tiến trên thế giới, đáp ứng quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5_2.pdf
  • pdf1_2.pdf
  • pdf2_2.pdf
  • pdf3.pdf
  • pdf4.pdf
  • pdf6_4.pdf
  • pdf7.pdf
  • pdf8.pdf
  • pdf9.pdf
  • pdf10_3.pdf
  • pdf11.pdf