MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.i
TÓM LƯỢC .iii
MỤC LỤC.iv
DANH SÁCH HÌNH.vi
DANH SÁCH BẢNG.vi
Chương I GIỚI THIỆU.1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 1
1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀTÀI. 1
Chương II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .2
2.1 GIỚI THIỆU BIODIESEL . 2
2.1.1 Khái quát vềbiodiesel. 2
2.1.2 Ưu điểm của dầu biodiesel. 2
2.2 MỘT SỐNGHIÊN CỨU SẢN XUẤT DẦU BIODIESEL TỪPHẾPHẨM
DẦU ĂN ỞNƯỚC TA HIỆN NAY . 3
2.3 CƠSỞLÝ THUYẾT CỦA VIỆC SẢN XUẤT DẦU BIODIESEL. 3
2.3.1 Phương pháp ester hóa và transester hóa . 4
2.3.2 Cơchếphản ứng transester hóa . 4
2.4 QUI TRÌNH SẢN XUẤT DẦU BIODIESEL TỪPHẾPHẨM DẦU ĂN. 6
2.4.1 Nguyên liệu sản xuất dầu biodiesel từphếphẩm dầu ăn . 6
2.4.2 Qui trình sản xuất dầu biodiesel từphếphẩm dầu ăn (tham khảo). . 9
2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độsản xuất dầu biodiesel . 12
2.4.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng biodiesel. 13
2.4.5 Phương pháp đểkiểm tra chất lượng dầu biodiesel. 13
2.4.6 Vận chuyển và bảo quản dầu biodiesel. 15
2.4.7 Một sốtính chất của biodiesel cần quan tâm khi bảo quản . 15
2.5 CÁC TIÊU CHUẨN DẦU BIODIESEL ỞMỘT SỐQUỐC GIA . 16
2.5.1 Tiêu chuẩn chất lượng cho biodiesel . 16
2.5.2 Tiêu chuẩn dầu biodiesel ởChâu Âu và Mỹ . 18
2.6 MỘT SỐVẤN ĐỀCẦN LƯU Ý KHI SỬDỤNG DẦU BIODIESEL . 19
CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.21
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM . 21
3.1.1 Địa điểm và thời gian. 21
3.1.2 Nguyên vật liệu. 21
3.1.3 Hóa chất. 21
3.1.4 Dụng cụ, thiết bịthí nghiệm. 21
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 21
3.2.1 Mục tiêu nghiên cứu. 21
3.2.2 Bốtrí thí nghiệm . 22
3.2.3 Phương pháp tiến hành. 23
CHƯƠNG IV KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN .25
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệthực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
v
4.1 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU . 25
4.2 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘVÀ TỈLỆ
METHANOL/DẦU ĐẾN HIỆU SUẤT THU HỒI SẢN PHẨM. 26
4.2.1 Khảo sát ảnh hưởng giữa tỉlệmethanol và nguyên liệu đến hiệu suất thu
hồi biodiesel . 28
4.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độphản ứng đến hiệu suất thu hồi biodiesel
. 28
4.3 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘVÀ TỈLỆMETHANOL/
DẦU ĐẾN MỘT SỐCHỈTIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA BIODIESEL. 29
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.35
5.1 KẾT LUẬN. 35
5.2 KIẾN NGHỊ . 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.37
PHỤLỤC.38
PHỤLỤC I TÍNH HIỆU SUẤT THU HỒI BIODIESEL . 38
PHỤLỤC II TÍNH KHỐI LƯỢNG THỰC TẾCỦA BIODIESEL . 39
PHỤLỤC III PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUYÊN
LIỆU. 39
57 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 3480 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu sản xuất dầu Biodiesel từ dầu ăn đã qua sử dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
- Chưng cất: dựa vào sự chênh lệch nhiệt độ sôi của các chất để thu được sản phẩm
tinh khiết.
- Dùng hóa chất: yêu cầu hóa chất không tác dụng hóa học với chất lỏng, có khả năng
hút nước mạnh, không hòa tan trong chất lỏng, có tác dụng làm khô nhanh, rẻ, dễ tìm.
iv. Kiểm tra độ pH
pH nhiên liệu tốt nhất xấp xỉ bằng 7 vì nếu pH của nhiên liệu cao hay thấp quá đều
ảnh hưởng đến mức độ ăn mòn thíêt bị. Thông thường muốn xác định pH của nhiên
liệu có thể sử dụng quỳ tím hoặc máy đo pH.
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 15
2.4.6 Vận chuyển và bảo quản dầu biodiesel
Khi đã sản xuất, rửa, làm khô, biodiesel được đổ vào thùng tồn trữ và đem đi bảo
quản. Công tác giữ gìn và bảo quản dầu biodiesel về cơ bản giống như dầu diesel, nó
có tầm quan trọng đặc biệt nhằm giữ cho nhiên liệu có phẩm chất tốt. Chính vì vậy ta
phải làm tốt một số quy định sau:
- Những dụng cụ như thùng phuy dùng để chứa dầu biodiesel khi vận chuyển cũng
như khi ở kho phải sạch sẽ và có nắp đậy cẩn thận.
- Nhà kho phải thoáng mát và nhất thiết phải xây dựng bằng vật liệu không cháy hoặc
khó cháy, nền nhà kho phải lát gạch, bêtông,... và có dụng cụ cứu hỏa đầy đủ.
- Không đựng, chứa dầu vào thùng bị rò chảy.
- Nhiên liệu có cặn bẩn nên dồn vào một thùng hoặc phuy và tiếp tục để lắng từ 4 -6
ngày, rồi đem sử dụng phần trong sạch.
- Tuyệt đối không được dùng dầu biodiesel có cặn bẩn vượt quá quy đinh cho phép.
- Các bể hoặc thùng chứa dầu cần được xúc rửa tối thiểu một năm một lần.
2.4.7 Một số tính chất của biodiesel cần quan tâm khi bảo quản
Khi vận chuyển và tồn trữ biodiesel ta nên quan tâm đến một số vấn đề sau: nhiệt độ,
sự oxi hóa, tính tan của nhiên liệu và sự tương thích của nhiên liệu với thiết bị tồn trữ.
i. Nhiệt độ
Tất cả nhiên liệu diesel có thể bị đông đặc ở nhiệt độ thấp. Điểm đông đặc biodiesel
trung bình khoảng -5,3oC nhưng giá trị thường khoảng (-14) - 0 oC. Nhiệt độ để đông
đặc biodiesel thì cao hơn diesel và phụ thuộc vào thành phần của biodiesel ( B. Rice et
al.,1997). Thông thường methyl ester bão hòa sẽ có điểm đông đặc cao hơn methyl
ester chưa bão hòa. Do đó khi tồn trữ biodiesel ở thời tiết lạnh cần có vật liệu cách
nhiệt, bộ phận khuấy.
ii. Độ ổn định oxi hóa
Một yêu cầu gần đây được thêm vào ASTM D6751 là độ ổn định oxy hóa. Quá trình
oxy hóa có thể dẫn đến tạo ra các acid gây ăn mòn nguyên nhân cho các vấn đề vận
hành và tuổi thọ động cơ. Biodiesel chứa hợp chất có các mạch acid béo không no,
các hợp chất này rất dễ bị oxy hóa trong quá trình tồn trữ, bảo quản hơn so với dầu
diesel thông thường từ dầu mỏ (petroleum diesel).
Khi nhiên liệu bị đông đặc, tất cả các nhiên liệu có khả năng bền với sự oxi hóa. Sự
oxi hóa dẫn đến xảy ra phản ứng giữa nhiên liệu với oxi và chất xúc tác. Phản ứng này
liên quan đến sự hiện diện của liên kết C = C trong nhiên liệu. Khi tăng liên kết C = C
thì làm giảm tính ổn định oxi hóa trong nhiên liệu. Sự giảm tính ổn định oxi hóa trong
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 16
nhiên liệu tỉ lệ thuận với số liên kết C=C. Sự oxi hóa có thể được biểu thị bởi chỉ số
acid cao, độ nhớt tăng và hình thành cặn lắng. Để ngăn chặn sự oxi hóa biodiesel có
thể dùng chất chống oxi hóa như TBHQ (t-butyl hydroquinone), tocopherol.
iii. Tính tan
Tính tan của biodiesel cao hơn diesel mặc dù sự hòa tan của nó chỉ đạt mức trung
bình. Nhờ có đặc tính này, chất cặn còn dư trong khi tồn trữ có thể bị hòa tan bởi
biodiesel. Đặc tính hòa tan của biodiesel có thể được giảm bởi cách sử dụng kết hợp
với diesel. Đặc biệt, nếu biodiesel tinh khiết thì tính tan của nó sẽ giảm gần như hoàn
toàn khi bổ sung 20% hoặc ít hơn vào diesel.
iv. Tính tương hợp
Tính tương hợp với thiết bị tồn trữ cũng là đặc tính quan trọng. Biodiesel bảo quản tốt
trong bao bì là thép không gỉ hoặc nhôm. Sự oxi hóa và chất cặn lắng trong biodiesel
hoặc diesel có thể xảy ra bởi đồng thau, đồng thiếc, đồng đỏ, chì, thiếc, kẽm.
Biodiesel có thể tương thích với polymer.
2.5 CÁC TIÊU CHUẨN DẦU BIODIESEL Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
2.5.1 Tiêu chuẩn chất lượng cho biodiesel
Để bảo vệ công suất và tuổi thọ của các động cơ thì việc sản xuất và sử dụng rộng rãi
biodiesel đòi hỏi việc đưa ra những tiêu chuẩn chất lượng, dành riêng cho biodiesel:
như: EN14214 (The European Standards Organization), ASTM D6751 (the American
Society of Testing Material), Khi đảm bảo được những tiêu chuẩn chất lượng này,
biodiesel có thể được trộn với dầu diesel để sử dụng trong động cơ diesel.
i. Hàm lượng tri-, di-, monogliceride
Độ không chuyển hóa hay chuyển hóa một phần các glyceride của nguyên liệu sản
xuất biodiesel (dầu thực vật, dầu ăn thải, hoặc mỡ động vật) được biết là nguyên nhân
làm tắt nghẽn đầu phun nhiên liệu và tạo cặn bẩn đọng trên xy lanh của động cơ
diesel. Chính những thành phần này làm tăng độ nhớt, giảm độ bền oxi hóa nên là
nguyên nhân làm giảm tuổi thọ cho động cơ. Về cấu trúc hóa học, đây là các hợp chất
mono-, di-, và triglyceride. Cấu trúc này gồm phần “cột sống” là thành phần glycerin
nối với một, hai hay ba gốc acid béo bởi liên kết ester.
Nếu lượng trigliceride nhiều thì sẽ tạo hiện tượng nổ cục bộ. Vòi phun của động cơ
diesel có cơ chế phun bằng sương và nổ bằng áp lực trong khi đó trigliceride là một
dạng của thuốc nổ nên nó sẽ nổ mãnh liệt hơn so với sự nổ do cháy. Điều này dẫn đến
hai khả năng: Thứ nhất không làm cho động cơ hoạt động được, thứ hai làm phá huỷ
động cơ, có thể làm nổ tung động cơ.
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 17
ii. Tổng lượng glycerin
Chính là tổng phần glycerin chứa trong các glyceride và glycerin tự do. Glycerin
không tan trong biodiesel có độ nhớt cao. Nếu thành phần tổng glycerin còn quá cao
trong thành phần của biodiesel thì trong quá trình hoạt động của động cơ, dưới tác
động của nhiệt độ, chúng sẽ tạo nên các sản phẩm polymer dẫn đến hiện tượng lắng và
đó là nguyên nhân chính gây tắc nghẽn béc phun dầu. Trong khi đó, nếu thành phần
glycerin tự do quá cao thì không chỉ ảnh hưởng đến việc kích nổ, mà bản thân nó còn
là một chất gây nổ (đồng thời khi nổ sẽ sinh nhiệt rất lớn), thậm chí không kiểm soát
được, máy nóng hơn bình thường, dẫn đến phá hỏng máy. Để bảo vệ động cơ, lò đốt
gây ra bởi các thành phần này, ASTM D6751 giới hạn tổng hàm lượng glycerin tối đa
là 0,24 % khối lượng.
iii. Độ nhớt
Đặc trưng cho tính lưu biến của dầu cũng như ma sát nội tại của dầu. Nó nói lên tính
đặc loãng của nhiên liệu, nhiên liệu càng đặc thì độ nhớt càng lớn, ngược lại nhiên
liệu loãng thì độ nhớt nhỏ.
Quan trọng hơn, độ nhớt đánh giá khả năng bôi trơn, sự phun xa và sự bốc hơi nhiên
liệu khi phun vào động cơ. Nếu nhiên liệu có độ nhớt quá nhỏ, hạt nhiên liệu phun sẽ
nhỏ hơn, dễ bốc hơi nhưng phun không được xa, do đó không trộn đều được với
không khí. Ngược lại nếu độ nhớt trong biodiesel quá cao sẽ làm giảm khả năng phun
dầu của động cơ, dẫn đến hiện tượng nghẽn béc phun. Do đó khi sản xuất nhiên liệu
phải có độ nhớt nằm trong khoảng quy định.
iv. Methanol và độ chớp cháy
Hàm lượng methanol trên 0,2 % khối lượng trong tiêu chuẩn EN14214 nhưng không
đề cập đến trong ASTM D6751. Tuy nhiên, hàm lượng methanol có thể hạn chế thông
qua chỉ tiêu độ chớp cháy (càng nhiều methanol, độ chớp cháy càng thấp). Độ chớp
cháy của nhiên liệu biểu thị tính bốc hơi và nói lên độ nguy hiểm về cháy có thể xảy
ra khi bảo quản, vận chuyển hay dùng nhiên liệu ở những nơi không thoáng gió. Độ
chớp cháy là yếu tố quyết định cho sự phân loại tính dễ cháy của nhiên liệu. Yêu cầu
độ chớp cháy không nhỏ hơn 120oC trong EN14214 tương ứng với hàm lượng
methanol nhỏ hơn 0,2% vì nếu 120oC thấp hơn thì nhiên liệu sẽ dễ cháy khi tồn trữ.
v. Hàm lượng nước và tạp chất
Là chỉ tiêu để đánh giá độ tinh khiết của nhiên liệu. Nước lẫn vào nhiên liệu làm tăng
sự điện ly của các chất gây ăn mòn có lẫn trong sản phẩm. Đối với B100 (dầu chứa
100% biodiesel) thì sự hiện diện của nước có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng
thủy phân ester, hàm lượng acid tự do tăng. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho vi sinh
vật phát triển trong bồn chứa nhiên liệu. Khi nhiên liệu chứa tạp chất vượt quá quy
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 18
định sẽ làm tắc hệ thống nhiên liệu, đặc biệt vòi phun của bơm cao áp. Do đó trong
quá trình bơm hút, tồn chứa, tiếp nhận, cấp phát, vận chuyển,...cần hết sức cẩn thận
không cho tạp chất lẫn vào.
vi. Chỉ số acid
Chỉ số acid là sự đánh giá trực tiếp những acid béo tự do trong dầu. Những acid béo
có thể dẫn đến sự ăn mòn động cơ và giúp đánh giá sự có mặt của nước trong nhiên
liệu. Thông thường, trong quá trình phản ứng có chất xúc tác thì mức độ acid sau khi
phản ứng thường giảm vì chất xúc tác sẽ phản ứng với acid béo tự do. Tuy nhiên
lượng acid có thể tăng theo thời gian khi nhiên liệu tiếp xúc với không khí và nước.
Do đó cần phải thường xuyên kiểm tra khi bảo quản biodiesel.
vii. Ăn mòn lá đồng
Là chỉ tiêu giúp đánh giá mức độ ăn mòn tấm đồng của nhiên liệu và dung môi hiện
diện. Chỉ tiêu này giúp kiểm tra sự hiện diện của acid trong nhiên liệu.
viii. Chỉ số cetan
Tính cháy của nhiên liệu biodiesel biểu thị khả năng tự cháy thông qua chỉ tiêu chất
lượng là chỉ số cetan, nó là sự đo lường duy trì sự cháy của một nhiên liệu, thời gian
bắt đầu nạp và đốt nhiên liệu. Nếu chỉ số cao sẽ duy trì sự cháy ngắn. Còn nếu chỉ số
thấp hơn mức qui định thì sẽ gây tiếng ồn trong động cơ, ngoài ra nó còn làm tăng
chất cặn, lắng làm hao mòn động cơ và tiêu hao năng lượng.
Do đó tỉ lệ pha trộn biodiesel là bao nhiêu không quan trọng bằng chất lượng điều
chế biodiesel. Chính chất lượng điều chế biodiesel mới tác động trực tiếp đến quá
trình hoạt động của động cơ và biodiesel, nếu có một số chỉ tiêu không được khống
chế ở một giới hạn cho phép thì sẽ là nguyên nhân gây hỏng động cơ diesel.
2.5.2 Tiêu chuẩn dầu biodiesel ở Châu Âu và Mỹ
Do điều kiện tự nhiên của mỗi vùng khác nhau nên tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng
biodiesel cũng khác nhau. Sau đây là bảng thể hiện tiêu chuẩn dầu biodiesel của 2 khu
vực Châu Âu và Mỹ thông dụng hiện nay.
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 19
Bảng 2. Tiêu chuẩn dầu biodiesel ở một Châu Âu và Mỹ
(www.biofuel.arc.ab.ca)
EN14214: Chỉ tiêu chất lượng biodiesel của CEN (The European Standards Organization).
ASTM D6751: Tiêu chuẩn chung về chất lượng biodiesel của ASTM (the American Society
of Testing Material).
2.6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG DẦU BIODIESEL
Khi sản xuất biodiesel dùng cho động cơ trong xe tải, tàu, điều cần thiết là phải hiểu
nguyên tắc hoạt động của động cơ đó như thế nào để tạo ra sản phẩm phù hợp. Sau
đây là nguyên tắc hoạt động của động cơ diesel.
Nguyên tắc hoạt động của động cơ diesel
- Động cơ diesel còn gọi là động cơ nén cháy, là một loại động cơ đốt trong mà nhiên
liệu là dầu diesel, có nguyên lý hoạt động hoàn toàn khác với động cơ có bộ chế hoà
khí dùng xăng làm nhiên liệu.
- Trong động cơ diesel không có nến đánh lửa (bugi) để đốt cháy hỗn hợp khí. Sự
cháy của hỗn hợp khí trong buồng đốt của động cơ diesel là sự tự cháy. Không khí
trong buồng đốt được nén tới một áp lực, mà khi đó nhiệt độ của không khí cao hơn
nhiệt độ tự cháy của nhiên liệu. Nhiên liệu được tạo thành hơi qua thiết bị phun
sương, gặp không khí nóng hơi nhiên liệu tự bùng cháy, động cơ bắt đầu làm việc theo
đúng chu kỳ của động cơ đốt trong.
- Còn đối với những động cơ đang chạy dầu diesel nguồn gốc dầu mỏ mà muốn chạy
nhiên liệu pha với biodiesel thì có thể pha đến 20% với điêu kiện biodiesel phải sạch
hoàn toàn và có độ nhớt chấp nhận được.
Các chỉ tiêu EN14214 ASTM D6751
Khối lượng riêng (g/cm)
Độ nhớt (mm2/s)
Độ chớp cháy (°C)
Hàm lượng nước và tạp chất (wt.%)
Ăn mòn lá đồng
Chỉ số cetan
Methanol (wt.%)
Glycerin tự do (wt.%)
Chỉ số acid (mgKOH/g)
Glycerin tổng số (wt.%)
0,86 -0,90
3,5-5,0
>120
<500
1
>51
<0,2
<0,02
<0,5
<0,25
-
1,9-6,0
>130
<500
<=3
>47
-
<0,02
<0,8
<0,24
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 20
Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng biodiesel
- Khi sử dụng biodiesel tức là chúng ta sẽ dùng ít diesel thông thường hơn, nhưng
thực tế là tỷ lệ biodiesel trong hỗn hợp nhiên liệu dùng cho động cơ cũng khá nhỏ.
Hầu hết các nhà sản xuất động cơ diesel đều khuyến cáo là chỉ nên pha khoảng 5 – 20
% biodiesel vào diesel. Trong điều kiện thời tiết lạnh, tỷ lệ biodiesel có thể còn thấp
hơn.
- Một ưu điểm của biodiesel có thể lại trở thành nhược điểm khi được sử dụng thực tế
ở các loại xe cơ giới: dễ bị phân hủy bằng sinh học và đi cùng là không bền lâu. Ôxi
hóa và nước tích tụ sẽ làm xấu đi các tính chất của biodiesel sau một thời gian tồn trữ.
Vì thế mà biodiesel thường ít được khuyên dùng cho các xe ít được vận hành.
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 21
CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
3.1.1 Địa điểm và thời gian
- Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm, khoa
Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
- Thời gian: bắt đầu từ 7/12/2007 đến 12/4/2008.
3.1.2 Nguyên vật liệu
Dầu ăn sau quá trình chiên thực phẩm được thu gom tại Bộ môn Công Nghệ Thực
Phẩm.
3.1.3 Hóa chất
- Các hóa chất sử dụng chính trong thí nghiệm như: Methanol, NaOH, H2SO4 95%,
H3PO4 10%.
- Các hóa chất dùng để chuẩn độ: KOH 0,1N, cồn 96o, Na2S2O3 0,01N, HCl 0,5N, acid
acetic, cloroform, KI, phenolphthalein, hồ tinh bột.
3.1.4 Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm
- Phễu chiết.
- Máy khuấy từ gia nhiệt.
- Nhiệt kế.
- Máy đo độ nhớt.
- Cân điện tử.
- Waterbath.
- Thiết bị sủi bọt khí.
- Các bình tam giác, ống đong, ống hút, cốc thủy tinh
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra thông số nhiệt độ và tỉ lệ methanol/dầu thích hợp nhất để hiệu suất thu hồi dầu
biodiesel cao và các chỉ tiêu chất lượng như: tỷ trọng, chỉ số acid, độ nhớt, pH đạt yêu
cầu theo tiêu chuẩn ASTM D6751.
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 22
3.2.2 Bố trí thí nghiệm
i. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Thành phẩm
200ml nguyên liệu
Tách nước
Kiểm tra các chỉ tiêu
Rửa
Kiểm tra chất lượng
Gia nhiệt 2
16ml methanol Gia nhiệt 1 (35oC)
Ổn định
methanol
Khuấy trộn (500 - 600v/p)
A1 A2 A3 A4 A5
0,62g NaOH
B1
B2
B3
0,2 ml H2SO4
Lắng và tách lắng (3h)
Biodiesel thô Glycerin
Phản ứng ester hóa
Phản ứng transester hóa
Khuấy trộn (500 - 600v/p)
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 23
ii. Nhân tố thay đổi
Thí nghiệm được khảo sát với 2 nhân tố thay đổi: nhiệt độ phản ứng và tỉ lệ
methanol/dầu đến hiệu suất thu hồi sản phẩm.
- Nhân tố A: nhiệt độ phản ứng chuyển ester hóa
+ A1: 50oC
+ A2: 55oC
+ A3: 60oC
+ A4: 65oC
+ A5: 70oC
- Nhân tố B: tỉ lệ methanol/dầu
+ B1: 1,8:10
+ B2: 1,9:10
+ B3: 2:10
Số lần lặp lại thí nghiệm là 2 lần nên tổng số nghiệm thức thí nghiệm:
Nnt = (5 x 3) x 2 = 30 nghiệm thức
iii. Nhân tố cố định
- Thể tích dầu cho mỗi thí nghiệm: 200ml
- Loại chất xúc tác: NaOH
- Lượng chất xúc tác: 0,62g
- Tốc độ khuấy trộn: 500-600 vòng / phút.
- Thể tích H2SO4 95%: 0,2ml
- Thời gian phản ứng.
- Nhiệt độ phản ứng ester hóa: 35oC.
- Thể tích methanol dùng trong giai đoạn 1: 16ml.
3.2.3 Phương pháp tiến hành
i. Xử lí sơ bộ nguyên liệu
- Phế phẩm dầu ăn sau khi thu gom được đem đi lọc để loại bỏ cặn bẩn.
- Sau đó đem đi gia nhiệt ở 60oC trong vòng15 phút và sau đó đổ dầu vào thùng, để ổn
định trong 24h.
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 24
- Cuối cùng được kiểm tra lại chỉ số acid, chỉ số xà phòng, chỉ số peroxide trước khi
đưa vào thí nghiệm.
ii. Đánh giá chất lượng nguyên liệu
- Chỉ số acid: chỉ số này nhằm xác định hàm lượng acid tự do trong mẫu nguyên liệu.
Lipid càng chứa nhiều acid béo tự do thì có chỉ số acid càng cao. Chỉ số acid thay đổi
theo thời gian và thời gian tồn trữ càng dài thì chỉ số acid càng tăng.
- Chỉ số xà phòng: chỉ số này thể hiện nếu dây acid béo cấu tạo triglyceride càng ngắn
thì chỉ số xà phòng hóa càng lớn.
- Chỉ số peroxide: nhằm đánh giá được mức độ các acid béo không no bị oxi hóa trong
dầu. Dầu có acid béo nối đôi càng nhiều thì chỉ số peroxide càng cao.
iii. Tiến hành thí nghiệm
- Đong 200ml nguyên liệu vào bình thủy tinh rồi tiến hành gia nhiệt đến 35oC, tiếp tục
thêm vào 16ml methanol. Sau 5 phút bổ sung 0,2ml H2SO4 làm chất xúc tác cho phản
ứng ester hóa xảy ra nhanh. Khuấy hỗn hợp ở tốc độ 500 – 600 v/p, ổn định nhiệt độ
35oC trong 1h. Sau đó ngừng gia nhiệt và tiếp tục khuấy hỗn hợp trong 2h. Dừng
khuấy và ổn định hỗn hợp ít nhất 8h.
- Chuẩn bị natri methoxide: hỗn hợp gồm 0,62g NaOH và thể tích methanol (tùy theo
tỉ lệ methanol/dầu, nếu tỉ lệ methanol/dầu: 1,8:10 thì thể tích methanol dùng là 20ml).
- Đổ ½ hỗn hợp natri methoxide đã chuẩn bị vào hỗn hợp và trộn đều trong 5 phút.
Sau đó tiến hành gia nhiệt tương ứng với 5 nhiệt độ: 50oC, 55oC, 60oC, 65oC, 70oC.
Đổ ½ hỗn hợp natri methoxide còn lại vào hỗn hợp và khuấy với tốc độ 500 – 600 v/p.
Khoảng 1,5 – 2,5h dừng khuấy và gia nhiệt, cho hỗn hợp ổn định trong phễu chiết
khoảng 3h tiến hành rút chiết glycerin và thu biodiesel.
- Biodiesel được đem rửa bọt sau đó kiểm tra chất lượng sản phẩm.
iv. Đánh giá kết quả
- Hiệu suất phản ứng.
- Tỷ trọng.
- Độ nhớt.
- pH.
- Chỉ số acid.
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 25
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU
Khi biodiesel được sản xuất từ dầu ăn đã qua sử dụng thì nguyên liệu tiếp nhận phải
được tiến hành đánh giá chất lượng. Vì dầu ăn đã qua sử dụng được thu gom ở nhiều
nguồn và thời gian tồn trữ khác nhau sẽ có các chỉ tiêu chất lượng không như nhau.
Trong thí nghiệm này nguyên liệu được thu gom từ một nguồn nhưng không xác định
được thời gian tồn trữ cũng như mức độ oxi hóa của nguyên liệu. Do đó nguyên liệu
được tiến hành kiểm tra qua các chỉ tiêu chất lượng như: chỉ số acid, chỉ số xà phòng,
chỉ số peroxide, tỉ trọng. Kết quả kiểm tra được trình bày ở bảng 4
Bảng 3. Đánh giá chất lượng dầu ăn đã qua sử dụng
Trong các chỉ tiêu trên thì chỉ số acid (thể hiện % acid béo tự do) có ý nghĩa rất quan
trọng, là yếu tố chính trong việc lựa chọn công nghệ trong quá trình sản xuất
biodiesel. Bởi vì:
- Acid béo tự do phản ứng với xúc tác kiềm sinh ra xà phòng và nước. Thực tế cho
thấy rằng quá trình thu biodiesel có thể xảy ra bình thường với hàm lượng acid béo tự
do thấp hơn 2% nhưng tốt nhất là khoảng 1% (Clements.D et al., 2004). Khi đó cần
dùng thêm xúc tác để trung hòa acid béo tự do. Lượng xà phòng tạo ra nằm ở mức cho
phép. Do đó sản xuất biodiesel chỉ tiến hành bằng quy trình một giai đoạn.
- Khi hàm lượng acid béo tự do lớn hơn 2%, lượng xà phòng tạo ra làm chậm quá
trình tách pha ester và glycerin, đồng thời tăng mạnh sự tạo thành nhũ tương trong quá
trình rửa nước. Phương pháp để giảm hàm lượng acid béo tự do trong trường hợp này
là thực hiện phản ứng ester hóa, người ta thường dùng chất xúc tác acid như H2SO4
chuyển acid béo tự do thành methylester. Sau khi FFAs (Free Fatty Acids) giảm thì
xúc tác kiềm được thêm vào để chuyển đổi triglyceride thành methylester. Như vậy
khi nguyên liệu có hàm lượng acid béo tự do lớn hơn 2% thì sản xuất biodiesel được
tiến hành bằng quy trình 2 giai đoạn: ester hóa và transester hóa (Clements.D et al.,
2004).
Chỉ tiêu Thông số
Chỉ số acid (mg KOH/g dầu)
Chỉ số xà phòng (mg KOH/g dầu)
Chỉ số peroxide (ml Na2S2O3 0,01N)
Tỉ trọng (g/ml)
4,20
198,45
4,67
0,91270
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 26
Trong thí nghiệm này chỉ số acid của nguyên liệu sau khi kiểm tra là 4,20 mgKOH/g
tức là acid béo tự do trong nguyên liệu: 2,11% > 2 % nên biodiesel được sản xuất
bằng quy trình 2 giai đoạn.
4.2 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ TỈ LỆ METHANOL/DẦU
ĐẾN HIỆU SUẤT THU HỒI SẢN PHẨM
Nguyên liệu sau khi được xử lí và đánh giá chất lượng được tiến hành sản xuất
biodiesel với 2 nhân tố thay đổi là nhiệt độ, tỉ lệ methanol/dầu cùng với các nhân tố
cố định là lượng nguyên liệu, chất xúc tác NaOH và H2SO4, tốc độ khuấy, thời gian
phản ứng, nhiệt độ phản ứng ester hóa. Trong đó thí nghiệm được khảo sát ở 5 mức
nhiệt độ và 3 mức tỉ lệ methanol/dầu nhằm tìm ra điều kiện tối ưu để hiệu suất thu hồi
biodiesel đạt cao nhất. Kết quả thí nghiệm thu được ở bảng sau:
Bảng 4. Hiệu suất thu hồi biodiesel ở các nghiệm thức
Ghi chú:
- Các chữ cái a,b,c,... trên cùng một cột biểu hiện sự khác biệt ý nghĩa ở mức độ 5%
- Ở mỗi nghiệm thức, giá trị... oC chỉ nhiệt độ tiến hành phản ứng ở giai đoạn 2, tỉ lệ tiếp theo chỉ tỉ lệ
methanol/dầu.
TT Nghiệm thức Khối lượng thực
tế mtt (g)
Khối lượng lí
thuyết mlt(g)
Hiệu suất (H%)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
50oC; 1,8:10
55oC; 1,8:10
60oC; 1,8:10
65oC; 1,8:10
70oC; 1,8:10
50oC; 1,9:10
55oC; 1,9:10
60oC; 1,9:10
65oC; 1,9:10
70oC; 1,9:10
50oC; 2:10
55oC; 2:10
60oC; 2:10
65oC; 2:10
70oC; 2:10
155,71
153,57
152,63
153,70
149,49
147,08
153,71
155,24
148,46
143,46
143,40
158,93
152,44
157,80
146,86
183,40
183,40
183,40
183,40
183,40
183,40
183,40
183,40
183,40
183,40
183,40
183,40
183,40
183,40
183,40
84,65abc
83,74abc
83,22abcd
83,81abc
81,51abcde
80,20cde
83,81abc
84,65abc
80,95bcde
78,22cd
77,23d
86,66a
83,12abcd
86,04ab
80,08cde
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 27
Từ bảng 4 cho thấy các giá trị hiệu suất thu hồi biodiesel bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ
methanol/dầu và nhiệt độ được mô tả bằng hình 1 và 2.
Hình 1. Biểu đồ biểu diễn hiệu suất thu hồi biodiesel ở các nghiệm thức
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
50 55 60 65 70
Nhiệt độ (oC)
H
iệ
u
su
ất
(%
)
Tỉ lệ 1,8:10
Tỉ lệ 1,9:10
Tỉ lệ 2:10
Hình 2. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của tỉ lệ methanol/dầu và nhiệt độ đến hiệu suất thu hồi
biodiesel
Từ kết quả thí nghiệm nhận thấy rằng:
Hiệu suất thu hồi biodiesel ở các nghiệm thức ở mức tương đối, nằm khoảng 77,23 –
86,66%. Ở bảng 4 và từ đồ thị hình 1 thấy rằng hai nghiệm thức 10 (70oC; 1,9:10) và
11 (50oC; 2:10) có hiệu suất thấp nhất, hai nghiệm thức 12 (55oC; 2:10) và 14 (65oC;
2:10) có hiệu suất cao và giữa 2 cặp nghiệm thức này có sự khác biệt ý nghĩa ở mức
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Nghiệm thức
H
iệ
u
su
ất
(%
)
Hiệu suất
Luận văn Tốt Nghiệp khóa 29- 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 28
độ 5%. Tuy nhiên hiệu suất thu hồi biodiesel ở các nghiệm thức còn lại ít có sự khác
biệt ý nghĩa với nhau.
Ở đồ thị hình 2 cho thấy nhiệt độ có ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi biodiesel nhưng
sự chênh lệch không nhiều, giữa 3 mức tỉ lệ methanol/dầu không nhận thấy rõ sự khác
biệt. Do đó kết quả thống kê sau đây sẽ xác định rõ mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố
này đến hiệu suất thu hồi biodiesel.
4.2.1 Khảo sát ảnh hưởng giữa tỉ lệ methanol và nguyên liệu đến hiệu suất thu hồi
biodiesel
Khi sản xuất biodiesel theo quy trình 2 giai đoạn thì lượng methanol ở giai đoạn 1
được giữ cố định nên ở giai đoạn 2 có sự khác nhau về tỉ lệ methanol sử dụng. Mục
đích của việc thay đổi thể tích methanol là cần xác định tỉ lệ nào thích hợp nhất để giá
trị hiệu suất thu hồi biodiesel cao. Sau khi phân tích thống kê, kết quả nhận được thể
hiện ở bảng 5.
Bảng 5. Ảnh hưởng của tỉ lệ methanol/dầu đến hiệu suất thu hồi biodiesel
Từ kết quả ở bảng 5 thấy rằng không có sự kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0223.pdf