MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN . i
TÓM LƯỢC. ii
MỤC LỤC. iii
DANH SÁCH HÌNH . vi
DANH SÁCH BẢNG . vii
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU. 1
1.1 Đặt vấn đề . 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 2
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 3
2.1 Giới thiệu chung. 3
2.1.1 Enzyme pectinmethylesterase. 3
2.1.2 Nguồn tổng hợp pectinmethylesterase. 3
2.1.3 Giới thiệu vềpectin. 4
2.2 Cấu trúc, tính chất và cơchếhoạt động thủy phâncủa pectinmethylesterase. 6
2.2.1 Cấu trúc . 6
2.2.2 Tính chất . 6
2.2.3 Cơchếhoạt động thủy phân . 7
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng hoạt tính xúc tác của pectinmethylesterase. 8
2.3.1 Ảnh hưởng của nồng độenzyme . 8
2.3.2 Ảnh hưởng của nồng độcơchất . 9
2.3.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ . 10
2.3.4 Ảnh hưởng của pH đến phản ứng enzyme. 11
2.3.5 Ảnh hưởng của các chất kìm hãm. 12
2.3.6 Ảnh hưởng của chất hoạt hoá. 13
2.4 Sản xuất pectinmethylesterase từnấm mốc . 14
2.4.1 Môi trường nuôi cấy. 14
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệThực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
iv
2.4.2 Giống vi sinh vật. 15
2.4.3 Phương pháp nuôi cấy. 17
2.4.4 Thu nhận enzyme . 18
2.4.5 Kỹthuật sản xuất pectinmethylesterase. 19
a. Quy trình kỹthuật sản xuất enzyme PME . 19
b. Thuyết minh quy trình. 20
2.4.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến khảnăng tổng hợp hoạt tính của PME. 21
2.5 Một số ứng dụng của pectinmethylesterase . 22
2.5.1 Trong sản xuất nước quảvà rượu vang. 22
a. Tăng hiệu suất ép, thu nhận dịch quả . 23
b. Làm trong . 26
c. Cải thiện cấu trúc. 27
2.5.2 Trích ly dược liệu. 27
2.5.3 Trong chăn nuôi . 28
2.5.4 Những bất lợi khi sửdụng chếphẩm enzyme. 28
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM. 29
3.1 Phương tiện thí nghiệm. 29
3.1.1 Địa điểm, thời gian. 29
3.1.2 Vật liệu. 29
3.1.3 Đối tượng nghiên cứu . 29
3.1.4 Thiết bị, hoá chất. 29
3.1.5 Môi trường nuôi cấy. 31
3.2 Phương pháp thí nghiệm . 31
3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của thành phần môi trường và thời gian nuôi
cấy khác nhau đến sựtổng hợp pectinmethylesterase . 31
3.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm, nhiệt độ, pH môi trường đến sự
tổng hợp pectinmethylesterase. 33
3.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độcơchất (pectin) đến hoạt tính
của pectinmethylesterase đểxác lập phương trình Michaelis-Menten . 35
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệThực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
v
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢTHẢO LUẬN . 36
4.1 Kết quảkhảo sát ảnh hưởng của thành phần môi trường khác nhau và thời gian
nuôi cấy đến sựtạo thành pectinmethylesterase . 36
4.2 Kết quảkhảo sát ảnh hưởng điều kiện môi trường đến sựtạo thành enzyme
pectinmethylesterase . 41
4.3 Kết quảkhảo sát ảnh hưởng của nồng độpectin đến khảnăng hoạt động của
pectinmethylesterase. . 48
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀNGHỊ . 50
5.1 Kết luận . 50
5.2 Đềnghị . 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 52
PHỤLỤC. viii
74 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu sản xuất Pectinmethylesterase từ Aspergillus oryzae, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là 5 % bột cà rốt hoặc vỏ bưởi và bổ sung amon sulfat và amon
clorua 1%, amon phosphat 2%. Độ ẩm môi trường là 60-65% . Đem môi trường thanh
trùng ở 121oC trong vòng 15 phút. Sau khi thanh trùng, môi trường được làm nguội và
bắt đầu cấy giống vi sinh vật là Aspergillus oryzae vào môi trường đã được trộn đều,
trãi mỏng trên khay.
Tiến hành nuôi nấm sợi trong tủ úm ổn định ở nhiệt độ khoảng 37oC. Trong khoảng
36 giờ thì kết thúc quá trình nuôi. Khi nấm sợi bắt đầu chớm tạo ra bào tử là thời gian
enzyme được tạo ra nhiều nhất. Ta nên thu nhận chế phẩm enzyme thô ở giai đoạn này
(Nguyễn Đức Lượng, 2003).
Trích ly enzyme
Chiết tách enzyme từ môi trường rắn người ta thường dùng nước, các dung dịch muối
trung tính, có thể chiết tách được 90- 95% và trong nước chiết không chứa tạp chất
không tan. Để tránh tạp nhiễm nên thêm vào một ít focmalin hoặc chất sát trùng khác.
Chiết tách enzyme người ta dùng nước (25-28oC) và lọc, sau đó tủa enzyme bằng
ethanol. Khi cho dung môi vào dung dịch enzyme làm giảm khả năng tan của nước
bao quanh enzyme. Dung môi hữu cơ này làm giảm hằng số điện môi của môi trường,
đẩy một lượng nước lớn. Vì vậy các enzyme, cũng như các chất có phân tử thấp trong
hệ dung dịch nước dung môi sẽ tủa và lắng xuống. Độ hòa tan của enzyme vào dung
dịch cồn-nước phụ thuộc vào nồng độ cồn, nhiệt độ, pH, lực hút ion của dung dịch và
tính chất enzyme của protein.
Để tránh mất hoạt tính của enzyme, tất cả phải làm lạnh xuống 3-5oC. Khi trộn phải
khuấy mạnh, khi các enzyme kết tủa lắng xuống phải ly tâm ngay. Dùng ethanol kết
tủa có nồng độ 60-70% hoặc có thể dùng aceton 60% và giữ pH 5,5-5,6 bằng
(NH4)2SO4 (600g/lít).
Khi kết tủa bằng ethanol, chế phẩm enzyme thu được có độ tinh khiết khoảng 90%,
còn nếu dùng muối thì độ tinh khiết đạt khoảng 75%. Khi kết tủa bằng ammonium
sulfat có độ bão hòa bằng 0,2 thì sẽ thu được chế phẩm chỉ chứa pectinesterase và
pectintranseliminase, khi độ bão hòa là 0,9-1 thì sẽ thu được chế phẩm chỉ chứa
pectintranseliminase và exopolygalacturonase.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
21
Ly tâm
Là quá trình tách vật rắn ra khỏi dung dịch. Trong công nghệ enzyme, phương pháp ly
tâm thường được ứng dụng khá rộng rãi để thu nhận enzyme, dung dịch này chứa
enzyme ngoại bào. Phần lớn enzyme ngoại bào (exoenzyme) là những enzyme hòa
tan.
Như vậy, khi tiến hành ly tâm, dung dịch tách khỏi các thành phần rắn là dung dịch
enzyme thô vì ngoài enzyme trong dung dịch còn có nước, protein không hoạt động và
các chất hòa tan khác. Để tránh hiện tượng biến tính của enzyme, thường tiến hành ly
tâm lạnh (3- 5oC) (Nguyễn Đức Lượng, 2001).
Sấy kết tủa
Dịch enzyme sau khi ly tâm, ở trạng thái này enzyme rất dễ biến tính vì còn nhiều
nước. Để dễ bảo quản, ta tiến hành sấy kết tủa enzyme ở nhiệt độ < 40oC cho đến khi
độ ẩm cuối cùng đạt 5- 8%.
Nghiền và bảo quản
Sau khi sấy, enzyme được nghiền mịn thành dạng bột cho vào bao bì kín (chai lọ hoặc
túi polyetylen), bảo quản ở nhiêt độ lạnh.
Chế phẩm enzyme này gọi là chế phẩm dạng rắn thô. Muốn có chế phẩm tinh khiết
phải qua giai đoạn tinh chế.
2.4.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp hoạt tính của PME
• Độ ẩm
Độ ẩm cao ảnh hưởng đến độ thoáng khí, thấp quá sẽ kìm hãm sự sinh trưởng và phát
triển của nấm sợi cũng như khả năng tạo enzyme.
• Nhiệt độ nuôi
Nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của
nấm sợi, kéo theo sự giảm hoạt lực của enzyme.
• Thời gian nuôi
Thời gian nuôi để thu được lượng enzyme lớn thường được xác định bằng thực
nghiệm. Sự tạo bào tử là hiện tượng không mong muốn vì thường làm giảm hoạt tính
enzyme. Đối với nấm sợi Aspergillus oryzae, sự tạo enzyme cực đại thường kết thúc
khi nấm bắt đầu sinh đính bào tử (Nguyễn Đức Lượng và ctv, 2004).
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
22
• pH
Khi nuôi cấy bằng phương pháp bề mặt thường ít ảnh hưởng do môi trường có dung
dịch đệm cao và hàm ẩm thấp, pH không thay đổi trong quá trình nuôi. Tuy nhiên, pH
ban đầu của môi trường có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nấm sợi và sự
tạo thành enzyme.
Đa số nấm sẽ phát triển tốt và tạo ra enzyme trong môi trường acid yếu, nên có thể
dùng HCl, H2SO4 và acid lactic làm ẩm môi trường.
2.5 Một số ứng dụng của pectinmethylesterase
2.5.1 Trong sản xuất nước quả và rượu vang
Bảng 4. Một số ví dụ về ứng dụng của enzyme trong ngành sản xuất thực phẩm
(Phạm Thị Trân Châu, Phan Tuấn Nghĩa, 2007)
Ngành sản xuất
thực phẩm
Enzyme sử dụng Ghi chú
Chế biến quả, SX
dịch quả
Các enzyme phân giải thành tế
bào:
pectin lyase,
pectin methylesterase,
polygalacturonase, arabanase,
các hemicellulase,
các amylase acid của nấm mốc và
glucoamylase
Các enzyme này đều tách từ
Aspergillus.
Sử dụng các pectinase làm
tăng chất lượng, năng suất,
tạo được nhiều loại sản phẩm
mới từ quả, kéo dài thời gian
bảo quản, giữ màu bền.
Bánh nướng α-amylase, xylanase,
protease, lipase,
và một số oxidoreductase,
transglutaminase
Các enzyme nhằm đảm bảo
chất lượng bột nhão dùng
làm bánh, cải thiện mùi vị và
màu sắc của sản phẩm.
Làm phomat Enzyme làm đông sữa, chủ yếu là
các asparticprotease như:
chymosin, mucorpepsin,
endo thiapepsin,
Ngoài ra còn dùng lipase,
lysozyme
Lipase, lysozyme cũng có
vai trò làm chín phomat, tăng
hương vị, chất lượng
phomat.
Chế biến sữa β-galactosidase thuỷ phân lactose
trong sữa thành glucose và
galactose. Hai đường này có độ
ngọt lớn hơn lactose.
- Sản xuất sữa không có
lactose cho những người
thiếu lactase bẩm sinh.
- Làm tăng độ ngọt của các
loại nước uống từ sữa, sữa
chua.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
23
Trong sản xuất nước quả và rượu vang, việc sử dụng enzyme là một tiến bộ khoa học
lớn. Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự thành lập chất có hại trong nước
trái cây và rượu vang là do sự hiện diện các hợp chất pectic đặc biệt là pectin, các chất
này nằm ở thành tế bào được phóng thích khi trái cây bị nghiền nhão. Các chế phẩm
enzyme sử dụng trong sản xuất nước quả có tác dụng làm trong dịch chiết ép (nhất là
đối với những quả có nhiều pectin, độ nhớt cao), tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
cô đặc dịch quả, làm tăng hiệu suất ép, hiệu suất trích ly các chất trong tế bào thực vật.
Việc thu nhận nước quả từ trước đến nay chủ yếu bằng phương pháp ép. Nếu pectin
còn nhiều sẽ theo vào nước quả gây ra hiện tượng nước quả bị đục, có độ keo cao và
rất khó lọc trong.
a. Tăng hiệu suất ép, thu nhận dịch quả
Trong tế bào của quả nước chiếm khoảng 90-95%. Nếu ta chỉ nghiền sau đó ép thì ta
chỉ có thể thu nhận được khoảng 60-70% là tối đa. Bởi vì khi nghiền ép, trong phần
nước quả thu được sẽ kéo theo lượng lớn thịt quả, chủ yếu là pectin. Pectin là thành
phần quan trọng của vách tế bào có nhiệm vụ bảo vệ các thành phần bên trong tế bào,
giữ dịch bào trong tế bào không thoát ra.
Khi ta cho enzyme pectinase vào, hiệu suất ép sẽ tăng 15-30% vì PME sẽ thuỷ phân
pectin tách động lên vách tế bào làm dịch bào thoát ra. Lúc đầu PME sẽ phân cắt
nhóm methyl của pectin tạo điều kiện cho hoạt động của enzyme polygalacturonase
(PG). Polygalacturonase sẽ phân cắt chuỗi pectin thành các đoạn ngắn hơn. Nhiều
trường hợp, hiệu suất ép tăng đến 50%.
Pectin cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho dịch quả có tính nhớt. Độ
nhớt dịch quả cao là trở ngại lớn cho quá trình lọc hay ly tâm. Vì vậy việc sử dụng
enzyme để cắt pectin thành những phần tử nhỏ hơn sẽ góp phần đáng kể làm giảm độ
nhớt của dịch quả. Dịch quả thu được khi xử lý bằng pectinase sẽ trong hơn, khả năng
lọc sẽ tốt hơn và hiệu quả kinh tế rất rõ.
Liều lượng enzyme được sử dụng được tạo lập tuỳ theo loại quả và điều kiện công
nghệ (nhiệt độ, thời gian tác dụng, loại hình ép). Thường chúng được dùng với liều
lượng 100-150 g/tấn thịt quả. Hoặc dùng liều lượng chế phẩm enzyme tinh khiết cho
vào là 0,03-0,05%, chế phẩm thô là 0,5-2%. Nhiệt độ duy trì cho quá trình thủy phân
là 43-45oC. Thời gian thủy phân là 4-8 giờ.
Trong sản xuất nước quả từ nho, do nho là loại quả chứa nhiều dịch và đường , trong
thịt quả có chứa nhiều pectin vì vậy dễ gây đục hoặc nếu thu nhận dịch quả trong
thường không có hiệu suất cao. Chính vì thế người ta phải xử lí nước nho bằng chế
phẩm enzyme. Lượng enzyme sử dụng trong trường hợp làm nát nho là 0,2% so với
khối lượng nho trong sản xuất. Còn sau khi nho đã làm nát, người ta cũng xử lí
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
24
enzyme với liều lượng 0,2% so với khối lượng nho. Thời gian xử lí bằng enzyme là 3
giờ ở nhiệt độ 45oC. Bằng phương pháp xử lí này người ta đã làm tăng hiệu suất thu
nhận dịch nho từ 65,9 lên 77,3% đối với nho trắng và từ 66 lên 82,2% đối với nho đỏ
(Nguyễn Đức Lượng và ctv, 2004).
Còn trong sản xuất nước táo và nước quả vả, sử dụng enzyme sẽ làm tăng hiệu suất
tách dịch quả lên 20-25%. Hoạt động chính của enzyme endo-polygalacturonase,
pectimetylesterase và pectin lyase giúp quá trình ép là thủy phân các khung xương
chính của pectin, phá vỡ thành tế bào làm các tế bào khó liên kết lại với nhau và thịt
quả dễ dàng bị mềm ra. Khi xử lý nước quả bằng enzyme đối với nước táo, người ta
thường cho thêm ascorbic acid vào để chống quá trình oxy hoá. Trong sản xuất nước
táo, khi sử dụng chế phẩm pectinase đã mang lại hiệu quả cao.
Bảng 5. Hiệu quả xử lý nước táo và nước quả vả bằng chế phẩm enzyme pectinase
( Nguyễn Đức Lượng và ctv, 2004)
Stt Loại nước quả Hiệu
suất
nước
quả
(%)
Hàm
lượng
chất
khô
(%)
Độ
acid
chẩn
(%)
Pectin
(%)
Chất
chát
(%)
Đường
(%)
Điểm
đánh
giá
cảm
quan
1 Nước quả từ táo
a-Không chế phẩm enzyme
b-Có chế phẩm enzyme
71,2
78,8
10,2
11,5
0,53
0,62
0,33
0,15
0,04
0,02
6,7
8,0
4,5
4,8
2 Nước quả vả
a-Không chế phẩm enzyme
b-Có chế phẩm enzyme
49,2
72,4
8,5
10,2
0,91
1,16
0,26
0,12
0,09
0,16
5,62
7,4
3,8
4,3
Bên cạnh việc sử dụng enzyme để thuỷ phân pectin làm tăng hiệu suất thu hồi khi ép
lấy dịch quả thì sự thuỷ phân một phần tế bào bởi enzyme cũng tạo điều kiện thuận lợi
cho việc tách chiết các chất màu, chất thơm và góp phần cải thiện chất lượng cảm
quan của dịch quả. Hoạt động thủy phân pectin bởi enzyme đã được ứng dụng trong
việc làm giảm độ nhớt nước trái cây vì thế làm tăng nồng độ các thành phần chất chiết
đến các giá trị Brix cao hơn như bình thường có thể.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
25
Khi sử dụng PME cần lưu ý là hoạt động của PME cũng sẽ bị ức chế bởi nồng độ cao
của đường. Khi nước ép cô đặc đến 60oBx enzyme sẽ không hoạt động nhưng lại có
thể hoạt động sau khi hoàn nguyên (pha loãng trong nước).
Sơ đồ công nghệ thu nhận dịch quả có ứng dụng enzyme
Quả
Rửa
Nghiền nát
Thu khối nghiền
Gia nhiệt
Ép
Thu dịch ép dạng sệt
- Làm sáng Làm nóng nhanh
- Ổn định sạch
- Lọc Ly tâm
Siêu âm
Nước quả trong Nước quả trong Nước quả
Xử lý enzyme
Xử lý enzyme
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
26
Lên men cà phê và ca cao cũng là một lĩnh vực ứng dụng nhiều triển vọng của enzyme
pectinase có nguồn gốc từ VSV. Trong quá trình lên men, lớp chất nhầy xung quanh
các hạt này bị phân hủy nhanh hơn và bị rửa khỏi hạt trước khi hạt được sấy khô
(Nguyễn Đức Lượng và ctv, 2004).
b. Làm trong
Quá trình ép có được sử dụng hay không chế phẩm enzyme, thì dịch quả thu được đầu
là dịch quả thô, với độ nhớt và độ đục của nó rất cao do có chứa một lượng lớn pectin
gây hiện tượng độ nhớt cao và đục nước. Làm trong là loại bỏ các phần tử gây đục.
Loại bỏ các chất pectin có thể thực hiện bằng cách kết tủa hay thủy phân, sản phẩm
tạo thành mất đi tính keo làm dễ dàng hơn quá trình lắng các hạt tử gây vẻ đục. Các
hạt tử bấy giờ dễ tách ra bằng ly tâm, lọc hay lắng.
Trường hợp kết tủa, enzyme pectimetylesterase được sử dụng kết hợp với việc bổ
sung ion calci kéo theo sự tạo thành các gel Calcium pectate, tạo nên cái bẫy để kéo
theo các phần tử gây đục. Các gel này co lại và lắng trong dịch quả, hay ngược lại
chúng nổi trên bề mặt khi lên men do tác dụng của CO2, đây là trường hợp sản xuất
nước quả lên men độ rượu.
Trường hợp thủy phân, làm trong bằng tác dụng kết hợp giữa enzyme PME và PG.
PME sẽ phân cắt nhóm metyl của pectin tạo điều kiện cho PG phân cắt pectin thành
những đoạn ngắn hơn, những phân tử nhỏ hơn và rời rạc tạo điều kiện để cặn lắng thu
được nước quả trong.
Ngoài ra, do các phần tử đục được tạo nên từ protein liên kết với các pectin thường có
mạch bên giàu arabinan và galactan. Ở pH của dịch quả các protein này tích điện
dương và bao quanh nó là các pectin tích điện âm. Phân huỷ pectin sẽ giải phóng ra
một phần protein tích điện dương và pectin tích điện âm.
Do lớp vỏ ngoài tích điện cùng dấu nên chúng đẩy nhau và ở trạng thái lơ lửng, gây
vẩn đục. Khi xử lý với enzyme, lớp vỏ pectin sẽ bị phân cắt làm các protein lộ ra làm
các hạt sẽ hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. Chính vì vậy các phần tử này kết lắng với
nhau và dịch quả được làm trong.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
27
Hình 12. Tác dụng của PME trong quá trình làm trong nước quả
Sử dụng enzyme pectinase để làm trong được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất
rượu vang nho, rượu lên mên từ dịch trái cây như: táo, chuối, Ngoài ra, pectinase
còn có thể được dùng làm chất tạo đông khi sản xuất mứt quả cô đặc, mứt đông.
c. Cải thiện cấu trúc
PME cũng được khai thác để bảo vệ và cải tạo kết cấu và độ chắc của nhiều loại rau
quả chế biến, như táo cắt lát, cà chua đóng hộp, súp lơ, cà rốt, khoai tây và đậu. Quá
trình làm trắng ở nhiệt độ thấp, thời gian dài kích hoạt PE, làm cho pectin bị đề ester
hoá một phần, sau đó pectin bị đề ester hoá này phản ứng với Ca++, tạo nên sự kết dính
nội bào mạnh hơn tạo được cấu trúc mong muốn.
Hình 13. Cấu trúc của pectate calcium
2.5.2 Trích ly dược liệu
Các dược liệu có nguồn gốc thực vật, trong thành phần chúng ngoài các hoạt chất thì
luôn luôn có pectin. Enzyme pectinase được sử dụng để phân giải các mô thực vật
giúp các hoạt chất được giải phóng ra dễ dàng và triệt để hơn. Tuy nhiên, vì sử dụng
zz
Nước táo
Nước quả có múi
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
28
cho mục đích sản xuất thuốc chữa bệnh nên khi dùng chế phẩm enzyme phải có độ
tinh khiết rất cao để không mang theo những hoạt chất lạ vào thuốc, phải có hoạt độ
cao để chỉ dùng với một lượng tối thiểu.
2.5.3 Trong chăn nuôi
Trong lĩnh vực chăn nuôi, người ta cho thêm chế phẩm pectinase vào thức ăn có chứa
nhiều cellulose để làm tăng quá trình hấp thu thức ăn của gia súc, vì nó góp phần vào
việc thủy phân chất pectin, cellulose có trong thức ăn.
Hiện tượng đông tụ với calcium của pectin bị đề ester hoá bởi PME được khai thác khi
sấy khô vỏ trái cây họ citrus sau khi ép làm thức ăn cho gia súc. Chất vữa calcium
hydroxide được thêm vào khối vỏ trong khi nghiền để đưa pH về giá trị trung tính hay
cao hơn. pH cao, và nồng độ ion Ca++ cao, làm kích hoạt PME, quá trình đề ester hoá
xảy ra nhanh và sự đông tụ của pectate với calcium xảy ra. Chất lỏng được tiết ra và
được ép, để chỉ có một phần nước còn lại cần được loại bỏ nhờ quá trình sấy bởi nhiệt.
Phần nước ép có thành phần tương tự như nước ép từ quả được cô thành mật và cũng
được làm thức ăn cho gia súc (Nguyễn Đức Lượng và ctv, 2004).
Lượng chế phẩm pectinase thường dùng là 0,03 – 0,05% so với nguyên liệu.
2.5.4 Những bất lợi khi sử dụng chế phẩm enzyme
Nước quả được sử dụng enzyme có nhiều ưu điểm, tuy nhiên việc sử dụng enzyme
cũng có nhược điểm như xảy ra những biến đổi bất lợi. Nếu xử lý trong thời gian
ngắn, quá trình oxy hoá và sự nhiễm VSV không thành vấn đề lớn. Nhưng nếu xử lý
enzyme trong thời gian dài sẽ xảy ra quá trình oxy hoá và sự nhiễm VSV.
Người ta ngăn ngừa sự oxy hoá trong nước quả bằng cách sử dụng: acid ascorbic,
anhydric sulfur, ennzyme glucose oxidase.
- Sử dụng acid ascorbic: ức chế sự phát triển của nấm men, nấm sợi, không làm thay
đổi vị và mùi của sản phẩm. Acid này hoạt động ở khoảng pH rộng từ 3,9-9,2, liều
lượng sử dụng 0,03%.
- Sử dụng anhydric sulfur: vừa tiêu diệt VSV vừa có khả năng chống oxy hoá. Tuy
nhiên, khi sử dụng anhydric sulfur quá nhiều sẽ dẫn đến ức chế hoạt động enzyme.
Hàm lượng anhydric sulfur 0,1% sẽ làm giảm hoạt tính chế phẩm enzyme (Nguyễn
Đức Lượng và ctv, 2004).
Cũng có thể áp dụng chế độ xử lý nhiệt, người ta sẽ đun nóng dịch quả để bảo quản
nước quả. Tuy nhiên việc đun nóng dịch quả không thể quá cao vì chính nhiệt độ sẽ
làm thay đổi tính chất cảm quan, thành phần hoá học và hoạt tính enzyme.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
29
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Phương tiện thí nghiệm
3.1.1 Địa điểm, thời gian
Địa điểm: phòng thí nghiệm Bộ môn Công nghệ Thực phẩm, khoa Nông nghiệp và
Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian: từ 04/01/2008 đến 12/04/2008
3.1.2 Vật liệu
Bao gồm cám, trấu, pectin (vỏ bưởi).
3.1.3 Đối tượng nghiên cứu
Nấm sợi Aspergillus oryzae lấy từ Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học
trường Đại học Cần Thơ.
3.1.4 Thiết bị, hoá chất
- Thiết bị thanh trùng
- Máy đo độ ẩm
- Máy đo pH
- Thiết bị chuẩn độ acid-bazơ tự động 785-Titrino
- Khay
- Dụng cụ nuôi cấy vi sinh vật
- Tủ ủ
- Máy khuấy từ
- Một số dụng cụ và thiết bị khác.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
30
Hình 14. Máy phân tích ẩm Hình 15. Máy đo pH
Hình 16. Máy chuẩn độ acid-bazơ 785 TITRINO
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
31
Hóa chất: Cồn 90o, NaOH 0,1N, NaOH 0,01N, acid HCl 0,1N, muối NaCl.
3.1.5 Môi trường nuôi cấy
Aspergillus oryzae được nuôi cấy trên môi trường nuôi cấy bề mặt với thành phần
môi trường là cám, trấu, cơ chất cảm ứng (vỏ bưởi) để sinh tổng hợp enzyme
pectinmethylesterase.
3.2 Phương pháp thí nghiệm
3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của thành phần môi trường và thời gian
nuôi cấy khác nhau đến sự tổng hợp pectinmethylesterase
- Mục đích: nuôi Aspergillus oryzae ở các môi trường và thu nhận enzyme ở các
khoảng thời gian khác nhau. Từ đó, xác định thành phần môi trường và thời gian nuôi
cấy thích hợp để nấm sợi sinh tổng hợp pectinmethylesterase mạnh nhất.
- Nguyên liệu: cám, trấu, vỏ bưởi (cơ chất).
- Tiến hành thí nghiệm
+ Chuẩn bị môi trường nuôi cấy cho mỗi mẫu là 100g, môi trường được hấp thanh
trùng, điều chỉnh pH và độ ẩm
+ Nhân tố thành phần môi trường: A
A1: 75% cám + 15% trấu + 10% cơ chất
A2: 75% cám + 20% trấu + 5% cơ chất
A3: 70% cám + 25% trấu + 5% cơ chất
+ Nhân tố thời gian: B
B1: 30 giờ
B2: 36 giờ
B3: 42giờ
B3: 48giờ
+ Số nghiệm thức là : 12 nghiệm thức
+ Bố trí thí nghiệm 2 lần lặp lại
Số mẫu thí nghiệm là : 24 mẫu
Kết quả tối ưu của thí nghiệm này được chọn làm cơ sở cho thí nghiệm sau.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
32
* Quy trình tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm thực hiện theo qui trình. Nguyên liệu được xử lí, hấp thanh trùng sau đó
tiến hành nuôi Aspergillus oryzae với các thành phần môi trường khác nhau theo các
khoảng thời gian khác nhau. Sau đó thu enzyme và đo hoạt tính enzyme thu được.
Xử lí nguyên liệu
Hấp thanh trùng (121oC, 15 phút)
Làm nguội
Trộn giống vi sinh vật
Tủ nuôi cấy
Nguyên liệu (100g)
0,5% giống
Thu nhận môi trường sau nuôi cấy
Đo hoạt tính enzyme pectinmethylesterase
B1 B2 B3 B1 B2 B3 B1 B2 B3
A1 A2 A1
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
33
3.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm, nhiệt độ, pH môi trường
đến sự tổng hợp pectinmethylesterase
- Mục đích: Xác định điều kiện môi trường nuôi cấy thích hợp cho sự sinh tổng hợp
pectinmethylesterase là tốt nhất.
- Tiến hành thí nghiệm
+ Chuẩn mỗi mẫu thí nghiệm 100g, hấp thanh trùng
+ Nhân tố nhiệt độ: C
C1: 32oC
C2: 37oC
C3: 42oC
+ Nhân tố độ ẩm: D
D1: 50%
D2: 55%
D3: 60%
+ Nhân tố pH: E
E1: 4,5
E2: 5,0
E3: 5,5
+ Số nghiệm thức: 27 nghiệm thức
+ Bố trí thí nghiệm 2 lần lặp lại
Số mẫu thí nghiệm là : 54 mẫu.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
34
* Quy trình tiến hành thí nghiệm
C1 C2 C3
D1 D2 D3 D1 D2 D3 D1 D2 D3
E1 E2 E3 E1 E2 E3 E1 E2 E3 E1 E2 E3 E1 E2 E3 E1 E2 E3 E1 E2 E3E1 E2 E3 E1 E 2 E3
Thí nghiệm được tiến hành theo qui trình. Nguyên liệu được xử lí, hấp thanh trùng sau
đó trộn giống vi sinh vật và nuôi ở nhiệt độ, pH, độ ẩm môi trường khác nhau. Thu
enzyme pectinmethylesterase và đo hoạt tính enzyme.
Làm nguội
Xử lí nguyên liệu
Hấp thanh trùng (121oC, 15 phút)
Trộn giống vi sinh vật
Nguyên liệu (100g)
0,5% giống
Thu nhận môi trường sau nuôi cấy
Tủ nuôi cấy
Đo hoạt tính enzyme pectinmethylesterase
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
35
3.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ cơ chất (pectin) đến hoạt
tính của pectinmethylesterase để xác lập phương trình Michaelis-Menten
- Mục đích: tìm hằng số nhạy cảm Michaelis-Menten từ đó xác định được phương
trình và đồ thị thể hiện ảnh hưởng của cơ chất đối với hoạt tính pectinmethylesterase.
- Tiến hành thí nghiệm
+ Chuẩn mỗi mẫu thí nghiệm 1ml enzyme
+ Nhân tố nồng độ pectin: F
Các nồng độ pectin (g/l) cần khảo sát là: 1, 1,5, 2,5, 3,5, 4, 5, 7,5, 10, 12,5 và 15 tương
ứng từ F1 đến F10
+ Số nghiệm thức: 10 nghiệm thức
+ Bố trí thí nghiệm 2 lần lặp lại
Số mẫu thí nghiệm là : 20 mẫu.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
36
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
Quá trình tạo enzyme pectinmethylesterase của nấm mốc Aspergillus oryzae phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, mỗi yếu tố có những ảnh hưởng riêng đối với lượng cũng như
hoạt tính enzyme tạo thành. Các yếu tố bao gồm thời gian nuôi cấy, thành phần môi
trường, nhiệt độ nuôi cấy, pH, độ ẩm,Bên cạnh đó, hoạt tính xúc tác của PME cũng
chịu ảnh hưởng của nồng độ cơ chất mà nó phản ứng. Môi trường nuôi sau khi đã
thanh trùng sẽ được trộn giống nấm mốc Aspergillus oryzae vào, sau thời gian nuôi
cấy, thu môi trường và đo hoạt tính PME tạo thành bằng máy chuẩn độ acid-bazơ tự
động. Kết quả khảo sát các yếu tố này thể hiện như sau:
4.1 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thành phần môi trường khác nhau và thời
gian nuôi cấy đến sự tạo thành pectinmethylesterase
Thí nghiệm được tiến hành bằng cách nuôi cấy nấm mốc Aspergillus oryzae trên các
môi trường khác nhau, thu nhận môi trường sau nuôi cấy ở các khoảng thời gian khác
nhau và đo hoạt tính enzyme thu được.
Với:
A1 là mẫu 75% cám-15% trấu-10% vỏ bưởi
A2 là mẫu 75% cám-20% trấu-5% vỏ bưởi
A3 là mẫu 70% cám-25% trấu-5% vỏ bưởi
B1 là mẫu 30 giờ
B2 là mẫu 36 giờ
B3 là mẫu 42 giờ
B4 là mẫu 48 giờ
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
37
Hoạt tính PME riêng
Ảnh hưởng của thành phần môi trường nuôi và thời gian nuôi cấy đến hoạt tính riêng
của pectinmethylesterase được thể hiện ở bảng và hình sau:
Bảng 6. Hoạt tính PME riêng theo ảnh hưởng của thành phần môi trường và thời gian
nuôi cấy
Môi trường Thời gian
nuôi (giờ)
Môi trường -
thời gian
Hoạt tính PME
riêng (đv /g)
Hoạt tính PME riêng
trung bình (đv/g)
0,077
30 A1B1
0,109
0,093f
0,973
36 A1B2
1,110
1,042cde
1,815
42 A1B3
1,306
1,561abc
1,006
A1 (75%
cám,15%
trấu, 10% vỏ
bưởi)
48 A1B4
0,880
0,943de
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0235.pdf