ỤC LỤ
LỜI CAM ĐOAN .
LỜI CẢM ƠN.
MỞ ĐẦU .
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.2
3. Mục tiêu của đề tài.5
4. Ý nghĩa của đề tài .5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .6
1.1. Tổng quan về các tổ chức xã hội dân sự .6
1.1.1. Khái niệm về xã hội dân sự.6
1.1.2. Khái niệm về tổ chức xã hội dân sự .8
1.1.3. Đặc trưng của các tổ chức xã hội dân sự.9
1.1.4. Các loại hình tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay.11
1.2. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh
vực BVMT ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.14
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh
vực BVMT ở Việt Nam.14
1.2.2. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh
vực BVMT ở một số nước trên thế giới.19
- Tại Trung Quốc .19
- Tại Mỹ .20
1.3. Rà soát quy định về sự tham gia của các tổ chức XHDS trong văn bản
quy phạm pháp luật hiện hành ở Việt Nam .21
1.3.1. Cơ sở pháp lý cho các tổ chức XHDS.21
1.3.2. Quy định về sự tham gia của các tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT.22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.28
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .28
2.2. Nội dung nghiên cứu.28
94 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường (CPSE) và Trung tâm
giáo dục thiên nhiên (ENV). Trong đó:
- VUSTA là tổ chức bảo trợ của 140 hội thành viên, và 119 tổ chức khoa học
– công nghệ ngoài Nhà nước. VUSTA tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học
và công nghệ; điều hoà, phối hợp hoạt động của các hội thành viên trong nhiều lĩnh
vực, trong đó có hoạt động BVMT.
- CPSE là một tổ chức phi chính phủ (NGO) chuyên thực hiện những dự án
nghiên cứu, phát triển bền vững và BVMT cho đồng bào dân tộc thiểu số, người
nghèo vùng trung du, miền núi phía Bắc.
- ENV là tổ chức xã hội hoạt động chuyên sâu về lĩnh vực bảo tồn thiên
nhiên và bảo vệ các loài động vật hoang dã.
Mặc dù VUSTA, CPSE, ENV có mục tiêu, phương thức hoạt động khác
nhau, tuy nhiên những tổ chức này đã thể hiện vai trò, chức năng chính của các tổ
chức XHDS khi hoạt động trong lĩnh vực BVMT đó là: (1) Phát hiện, tố giác vi
phạm về BVMT, (2) Phản biện xã hội về môi trường, (3) Tư vấn, vận động chính
sách về môi trường, (4) Kiểm tra, giám sát môi trường, (5) Giáo dục, phổ biến,
tuyên truyền về BVMT.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Sự tham gia của một số tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam,
cụ thể là 3 tổ chức VUSTA, CPSE và ENV.
- Những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức VUSTA, CPSE, ENV khi
hoạt động trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam.
29
- Đề xuất những giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức VUSTA, CPSE
và ENV trong lĩnh vực BVMT.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập, tổng quan tài liệu, kế thừa kết quả liên quan đến vấn đề cần nghiên
cứu dựa trên những báo cáo khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu, ấn phẩm,
báo cáo dự án về BVMT do VUSTA, CPSE, ENV cung cấp.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ của các tổ chức CPSE,
ENV, VUSTA để thu thập thêm thông tin. Các câu hỏi phỏng vấn bao gồm những
nội dung được liệt kê trong Phụ lục 3.
Bảng 2.1. Danh sách một số cán bộ của ENV, CPSE, VUSTA được phỏng vấn
STT Họ và tên Chức danh Tổ chức Thời gian
phỏng vấn
1 Đặng Nghĩa Phấn Giám đốc CPSE Tháng 4/2015
2 Đặng Minh Ngọc Điều phối viên dự án CPSE Tháng 4/2015
3 Nguyễn Thị Thúy Kế toán CPSE Tháng 4/2015
4 Vũ Thị Quyên Giám đốc ENV Tháng 5/2015
5 Bùi Thị Hà Phó giám đốc ENV Tháng 5/2015
6 Ninh Phương Thảo Điều phối viên mạng
lưới tình nguyện viên
ENV Tháng 5/2015
7 Phạm Văn Tân Phó Chủ tịch kiêm
Tổng Thư ký
VUSTA Tháng 5/2015
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Dựa trên những thông tin thu được và tham vấn ý kiến của một số chuyên
gia, tác giả tiến hành phân tích sự tham gia của các tổ chức VUSTA, CPSE, ENV
trong lĩnh vực BVMT thông qua 5 hoạt động chính: (1) Phát hiện, tố giác, (2) Phản
30
biện xã hội về môi trường, (3) Tư vấn, vận động chính sách, (4) Kiểm tra, giám sát,
(5) Giáo dục, phổ biến, tuyên truyền. Qua đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn, đề
xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của những tổ chức này trong lĩnh vực
BVMT tại Việt Nam thời gian tới. Thao tác tính toán và xử lý số liệu, vẽ biểu đồ
được thực hiện bằng phần mềm Microsoft Excel 2007.
31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng tham gia của một số tổ chức XHDS trong lĩnh vực
BVMT ở Việt Nam hiện nay
3.1.1. Giới thiệu về các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA
3.1.1.1. Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (Education for Nature - ENV) là tổ chức xã
hội được thành lập từ năm 2002 với 30 nhân viên, và có trụ sở tại phòng 1701, Tòa
17T5, Đường Hoàng Đạo Thúy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Mục tiêu của ENV là bảo
vệ đa dạng sinh học thông qua việc hỗ trợ các cơ quan chức năng tăng cường thể
chế, chính sách và thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD), giáo
dục nâng cao nhận thức, khuyến khích cộng đồng cùng tham gia bảo vệ ĐVHD.
Cơ cấu tổ chức của ENV theo mô hình có phòng ban, bao gồm Ban giám
đốc, dưới là các phòng hành chính kế toán, phòng quản lý chương trình dự án và 3
phòng chức năng (phòng giáo dục môi trường, phòng bảo vệ ĐVHD, phòng tư vấn
và vận động chính sách). Mỗi phòng, ban, bộ phận được bố trí sắp xếp từ 2-10 cán
bộ tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận được giao.
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của ENV
Ban giám đốc
Phòng
hành
chính kế
toán
Phòng
giáo dục
môi
trường
Phòng
quản lý
chương
trình dự
án
Phòng
Bảo vệ
ĐVHD
Phòng tư
vấn, vận
động
chính
sách
32
3.1.1.2. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường
(CPSE)
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường (tên tiếng
Anh: Research and Development Center for Population, Social and Environmental
Affairs, tên viết tắt: CPSE) là một NGO được thành lập theo Quyết định số
1112/TC-LHH ngày 16/11/2000 của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam (VUSTA). Giấy phép hoạt động số A - 472 ngày 12/01/2006 do Bộ Khoa học
và Công nghệ cấp. Trụ sở của CPSE tại số 9 phố Nguyễn Đình Chiểu, Quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội.
Cơ cấu tổ chức
Khác với ENV, mô hình hoạt động của CPSE chưa phân hóa rõ rệt thành các
phòng ban khác nhau và phân định thành nhiều chức năng riêng rẽ. Cơ cấu tổ chức
bao gồm: Ban giám đốc (giám đốc và phó giám đốc), bên dưới là các cán bộ chuyên
môn theo dõi phụ trách từng lĩnh vực. Với mô hình này một cán bộ có thể đảm
nhiệm nhiều chức năng khác nhau.
Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức của CPSE
Nguồn nhân lực của CPSE
CPSE có 12 thành viên làm việc chính thức với trình độ đại học và sau đại
học ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có 3 chuyên viên về Lâm nghiệp (2 tiến sĩ,
1 thạc sĩ), 2 chuyên viên về dân tộc học (1 nghiên cứu sinh, 1 thạc sĩ), 1 cử nhân xã
hội học, 2 thạc sĩ làm chuyên viên về môi trường, 2 chuyên viên về nông nghiệp (1
Ban giám đốc
Cán bộ hành
chính, kế
toán
Cán bộ
nghiên cứu
Cán bộ
truyền thông
và đào tạo
Cán bộ
chương
trình, dự án
33
thạc sĩ chăn nuôi, 1 kỹ sư trồng trọt), 2 chuyên viên về y tế cộng đồng. CPSE có 15
cộng tác viên của nhiều cơ quan có trình độ đại học và sau đại học làm chuyên gia
cho các lĩnh vực có liên quan của dự án.
Bảng 3.1. Trình độ chuyên môn của cán bộ trung tâm CPSE
Tổng số Trình độ chuyên môn
12 Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng/trung
cấp
2 (16,67%) 6 (50%) 2 (16,67%) 2 (16,67%)
Lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực hoạt động của CPSE khá đa dạng, bao gồm dân số (nghiên cứu về
dân số, lực lượng lao động, sức khỏe), xã hội (Luật, giới tính, bình đẳng giới), môi
trường (nghiên cứu, triển khai công nghệ xử lý môi trường và phát triển bền vững).
Trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam, hình thức hoạt động chủ yếu của CPSE
là tư vấn, thực hiện các chương trình, dự án xây dựng mô hình kết hợp BVMT với
xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ rừng, canh tác nông nghiệp bền vững, tạo sinh kế ổn
định cho người dân. Đối tượng hưởng lợi chủ yếu từ dự án BVMT của CPSE là
đồng bào dân tộc thiểu số (người Mông, Dao, Tày) và người nghèo ở trung du,
miền núi phía Bắc. Thu nhập chính của người dân ở vùng dự án chủ yếu dựa vào
khai thác tài nguyên rừng và trồng ngô, cấy lúa một vụ trên ruộng bậc thang, sườn
núi dốc. Trồng trọt dựa vào nguồn nước trời, tập quán canh tác lạc hậu nên thu nhập
bấp bệnh. Nhiều năm gặp thời tiết xấu, ảnh hưởng của biến đối khí hậu, gieo trồng
chậm thời vụ nên năng suất thấp, hay bị mất mùa. Bên cạnh đó, cộng đồng chưa có
ý thức BVMT, bảo vệ đa dạng sinh học và do khai thác tài nguyên quá mức nên
rừng cũng như đất canh tác ngày càng nghèo kiệt. Vai trò của CPSE trong dự án là
cầu nối giữa các nhà tài trợ và cộng đồng địa phương. Bảng 3.2 là một số dự án của
CPSE về BVMT và liên quan đến BVMT được thực hiện trong khoảng thời gian từ
năm 2000 đến nay.
34
Bảng 3.2. Một số dự án của CPSE về BVMT và liên quan đến BVMT
Thời gian Tên dự án Cơ quan
tài trợ
2000-2005 Nghiên cứu mối quan hệ giữa du canh, du cư và môi
trường, kiến nghị các biện pháp phát triển bền vững
cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi
VUSTA
2001-2003 Hỗ trợ các nhóm nông dân nòng cốt trong làng của
người H’Mông, xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo,
tỉnh Lai Châu phát triển bền vững
ICCO-Hà
Lan
2006-2007 Nâng cao nhận thức về thực hiện bảo vệ môi trường
của cộng đồng dân tộc Dao ở vùng sâu xa huyện Sơn
Động, Bắc Giang
VUSTA
2006-2008 Pháp luật và sinh kế cho người H’Mông ở Lào Cai VUSTA
2007-2008 Bảo vệ nguồn nước ngầm có sự tham gia của cộng
đồng thôn Tạ Xá, xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên,
tỉnh Hà Tây
Quỹ Môi
trường
Sida (SEF)
2008-2009 Hỗ trợ người H’Mông định canh định cư, bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững tại thôn Suối Đồng, xã
Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
VUSTA
2010-2011 Hỗ trợ dân tộc bản địa xây dựng mô hình bảo vệ môi
trường vùng thung lũng và vùng đồi núi trọc phía trên
các ngòi, khe và các suối lớn ở các tỉnh phía Bắc.
VUSTA
2013-2015 Điều tra các tác động môi trường và kinh tế xã hội của
chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp ở khu
vực miền núi phía Bắc (Tuyên Quang, Bắc Kạn, Sơn
La, Điện Biên)
VUSTA
35
2015-2017 Hỗ trợ Kỹ thuật cho dự án “Khuyến khích người dân
tham gia cải thiện quản trị rừng và giảm nghèo Việt
nam (PFG)” tại huyện Chợ đồn, tỉnh Bắc Cạn
ActionAid
Quốc tế tại
Việt Nam
(AAV)
3.1.1.3. Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)
Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) được thành lập
theo Quyết định số 121/HĐBT ngày 29/7/1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Có thể xem VUSTA là tổ
chức bảo trợ lớn nhất hoạt động trong lĩnh vực khoa học – công nghệ ở Việt Nam
hiện nay. VUSTA tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ ở trong
nước, người Việt Nam ở nước ngoài, đại diện; bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp
của các hội thành viên trong cả nước; phản ánh nguyện vọng và ý kiến đóng góp
của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.
Khi thành lập VUSTA chỉ có 15 hội thành viên. Đến nay, con số đó đã lên
đến 140 hội thành viên, trong đó có 63 liên hiệp hội tỉnh, thành phố và 77 hội ngành
toàn quốc. Ngoài ra, trong hệ thống của Liên hiệp Hội Việt Nam còn có hơn 500
đơn vị nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo; 192 tờ báo, tạp chí,
bản tin, đặc san, trang tin, báo điện tử. Các hội thành viên hoạt động theo điều lệ
hoặc quy chế của hội mình, có quyền tự chủ, tự quản rộng rãi trong mọi hoạt động,
nhưng phải tôn trọng điều lệ của VUSTA và chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của Hội
đồng Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam.
36
Hình 3.3. Cơ cấu tổ chức của VUSTA
VUSTA thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây: (1) Củng cố, phát triển tổ
chức và đẩy mạnh hoạt động của các hội thành viên, (2) Tham gia thực hiện xã hội
hoá hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân
Đại hội đại biểu toàn quốc
Hội đồng Trung ương
Đoàn chủ tịch Ủy ban Kiểm tra
Hội ngành toàn quốc Cơ quan Liên hiệp
hội Việt Nam
Liên hiệp hội
tỉnh, thành phố
Tạp chí khoa học &
tổ quốc
Báo đất việt
Báo khoa học đời
sống
Nhà xuất bản tri
thức
Quỹ hỗ trợ sáng tạo
kỹ thuật Việt Nam
Các tổ chức khoa
học, công nghệ trực
thuộc
Văn phòng
Ban tổ chức - cán bộ
Ban thông tin và phổ biến
kiến thức
Ban Khoa học, Công nghệ
và Môi trường
Ban kế hoạch – tài chính
Ban hợp tác quốc tế
Ban tư vấn, phản biện và
giám định xã hội
Văn phòng đại diện phía
nam
37
dân, phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, (3) Phát triển
công tác vận động trí thức khoa học và công nghệ, (4) Tăng cường hợp tác với các
hội, các tổ chức phi chính phủ của các nước, tham gia các tổ chức khoa học và công
nghệ của khu vực và quốc tế.
Trong lĩnh vực BVMT, VUSTA đã triển khai 85 dự án BVMT từ năm 2004
đến 2014. Trung bình mỗi năm có 8,5 dự án với kinh phí 3,4 tỷ đồng/năm. Các dự
án tập trung vào việc hỗ trợ xây dựng các mô hình vệ sinh, BVMT tại cộng đồng
(27 dự án); điều tra đánh giá tác động môi trường (33 dự án); tuyên truyền, nâng
cao nhận thức về BVMT (16 dự án); hoạt động nghiên cứu khác, tư vấn phản biện
và giám định xã hội (9 dự án) [23]. Các dự án đã tập hợp đông đảo các nhà khoa
học có chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực, giải quyết nhiều vấn đề môi trường
trong đó nổi bật nhất là việc chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ môi
trường vào thực tiễn, thể hiện qua hàng loạt các mô hình BVMT hiệu quả tại cộng
đồng. Các hoạt động điều tra cơ bản môi trường và tư vấn phản biện đã cung cấp
các cơ sở khoa học có giá trị cho việc hoạch định chính sách, pháp luật về môi
trường.
3.1.2. Sự tham gia của ENV, CPSE, VUSTA trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam
hiện nay
BVMT không chỉ là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà còn là quyền
và nghĩa vụ của mọi công dân và toàn xã hội, trong đó có các tổ chức XHDS. Các tổ
chức XHDS Việt Nam hiện nay tuy có nhiều loại hình tổ chức và tham gia vào lĩnh
vực BVMT dưới nhiều hình thức khác nhau, bằng nhiều con đường khác nhau,
nhưng đều hoạt động trong 5 nội dung chính như sau: (1) Phát hiện, tố giác vi phạm
về BVMT, (2) Phản biện xã hội về môi trường, (3) Tư vấn, vận động chính sách về
môi trường, (4) Kiểm tra, giám sát môi trường, (5) Đào tạo, phổ biến, tuyên truyền
về BVMT.
Bảng 3.3. Các hoạt động chính của tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT
38
STT Các hoạt động Nội dung
1 Phát hiện, tố
giác
- Với tư cách là những cộng đồng tự quản ở địa phương
mà thành viên đều là lực lượng nhân dân, các tổ chức
XHDS đóng một vai trò quan trọng trong việc phát
hiện, tố giác những sai phạm trong việc thực thi pháp
luật về BVMT.
- Các tổ chức XHDS cũng hoàn toàn có quyền tố giác
những vi phạm về BVMT do những tổ chức sản xuất,
kinh doanh gây ra. Cùng với vai trò tố giác của các tổ
chức XHDS là vai trò hành động tập thể để cải thiện
tình hình, chẳng hạn việc đệ đơn kiện tập thể, thay mặt
cho một nhóm xã hội (chẳng hạn như phụ nữ, trẻ em,
người già) hay một cộng đồng, dân cư lên chính quyền
địa phương hoặc tòa án về những vi phạm nghiêm trọng
đối với môi trường.
2 Kiểm tra, giám
sát
- Trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay có hai
loại giám sát là giám sát mang tính quyền lực nhà nước
(Quốc hội, Hội đồng nhân dân) và giám sát xã hội mang
tính quyền lực nhân dân (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức kinh tế, phương tiện thông tin đại chúng
và các cá nhân, cộng đồng).
- Dựa trên khía cạnh giám sát xã hội của cộng đồng, có
thể hiểu giám sát xã hội về BVMT là việc xem xét,
đánh giá hiệu quả và năng lực thực hiện công tác
BVMT của chính quyền các cấp cũng như của tổ chức
XHDS, cá nhân tại địa phương trong cả nước, từ đó có
những khuyến nghị và triển khai biện pháp can thiệp kịp
thời để tăng cường hiệu quả BVMT.
39
3 Phản biện xã
hội về môi
trường
- Phản biện xã hội về môi trường có thể được xem là
một dạng của hoạt động phản biện xã hội với đối tượng
tập trung vào các vấn đề liên quan đến môi trường của
một chính sách, dự án, chương trình, kế hoạch, đề án
(gọi chung là đề án về môi trường). Trong bối cảnh
ngày càng gia tăng các xung đột về môi trường thì vai
trò của phản biện chính sách môi trường càng quan
trọng và cần được thúc đẩy. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa
có quy định cụ thể về loại hình phản biện này.
- Hoạt động phản biện xã hội có một đặc trưng cơ bản,
đó là một hoạt động khoa học thực sự. Vì vậy, đòi hỏi tổ
chức phản biện phải có các hội viên với trình độ chuyên
môn, nghề nghiệp nhất định thì mới có thể nghiên cứu,
xem xét, đánh giá, tổng hợp và đề xuất, kiến nghị những
nội dung cần thiết. Các tổ chức XHDS có quyền thực
hiện hoạt động phản biện xã hội, nhưng kết quả và mức
độ đóng góp cho xã hội lại khác nhau, chủ yếu phụ
thuộc vào năng lực chuyên môn của các hội viên tập
hợp trong tổ chức.
4 Tư vấn, vận
động chính
sách
- Vai trò tư vấn, khuyến nghị của các tổ chức XHDS
được xác lập trong các quy định tại Mục d, Điều 150
của Luật BVMT 2014. Theo đó các tổ chức, cá nhân
đều được khuyến khích thúc đẩy phát triển dịch vụ
BVMT với chức năng bao gồm tư vấn, đào tạo, cung
cấp thông tin về môi trường.
- Thông qua các tổ chức XHDS, người dân có thể bày tỏ
trực tiếp sự đóng góp ý kiến của mình vào việc đưa ra
những quyết định chính trị, chính sách và chương trình,
kế hoạch về BVMT ở địa phương và cấp quốc gia.
40
5 Đào tạo, phổ
biến, tuyên
truyền
- Luật BVMT 2014 quy định Nhà nước phải ưu tiên đào
tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường; khuyến khích
mọi tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục về môi trường
và đào tạo nguồn nhân lực BVMT. Phổ biến, giáo dục
pháp luật về BVMT phải được thực hiện thường xuyên
và rộng rãi. Chương trình chính khóa của các cấp học
phổ thông phải có nội dung giáo dục về môi trường.
- Vai trò và nhiệm vụ giáo dục, phổ biến của các tổ
chức XHDS trong lĩnh vực BVMT còn được tái khẳng
định trong những điều lệ về hội của những tổ chức này.
Rất nhiều tổ chức XHDS đã thực thi tốt sứ mệnh phổ
biến, tuyên truyền về hoạt động BVMT giúp nâng cao
nhận thức, thay đổi hành vi BVMT của cộng đồng. Đây
chính là bài học kinh nghiệm mà các tổ chức XHDS
mới thành lập có thể học hỏi.
Tùy thuộc vào loại hình tổ chức, mục tiêu và lĩnh vực BVMT mà mỗi tổ
chức XHDS có thế mạnh ở một hoặc nhiều hoạt động đã đề cập ở trên. Cụ thể đối
với 3 tổ chức tiến hành nghiên cứu bao gồm ENV, CPSE, VUSTA thì hoạt động
chính của các tổ chức này như sau:
Bảng 3.4. Hoạt động chính của các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA
STT Hoạt động ENV CPSE VUSTA
1 Phát hiện, tố giác vi phạm về BVMT
2 Kiểm tra, giám sát môi trường
3 Phản biện xã hội về môi trường
4 Tư vấn, vận động chính sách về môi trường
5 Đào tạo, phổ biến, tuyên truyền về BVMT
41
3.1.2.1. Phát hiện, tố giác vi phạm về BVMT
Trong 3 tổ chức ENV, CPSE, VUSTA thì chỉ có tổ chức ENV tham gia các
hoạt động phát hiện, tố giác vi phạm về BVMT. Năm 2005, ENV thành lập Phòng
Bảo vệ Động vật hoang dã (WCU) nhằm tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia
của cộng đồng vào việc ngăn chặn tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD)
trái phép, đồng thời hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc thực thi pháp luật bảo
vệ ĐVHD đang bị đe dọa. ENV thực hiện vai trò phát hiện, tố giác vi phạm về bảo
vệ ĐVHD thông qua mạng lưới các tình nguyện viên.
Tính đến tháng 5/2015, WCU quản lý mạng lưới tình nguyện viên bảo vệ
ĐVHD lên tới hơn 5.200 thành viên tại 33 tỉnh thành trên cả nước, với sự có mặt
của 13 câu lạc bộ ở 13 tỉnh, thành phố lớn: Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội, Hà
Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng,
Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Các tình nguyện viên đăng ký tham
gia mạng lưới bảo vệ ĐVHD sẽ được: (1) Tập huấn kiến thức và kỹ năng bảo vệ
ĐVHD, (2) Tập huấn kỹ năng truyền thông và quan hệ công chúng, (3) Rèn luyện
khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm, (4) Tham gia triển lãm bảo vệ ĐVHD, (5)
Được hướng dẫn về phương pháp khảo sát các vi phạm về ĐVHD. Mô hình hoạt
động của mạng lưới tình nguyện viên về bảo vệ ĐVHD có thể được diễn tả qua sơ
đồ sau (Hình 3.4).
42
Hình 3.4. Mô hình hoạt động của mạng lưới tình nguyện viên ENV
WCU khuyến khích các tình nguyện viên thông báo những vi phạm mới do
tình cờ quan sát được hoặc phát hiện từ các đợt khảo sát. Một số hành vi thường gặp
có thể là: quảng cáo ĐVHD trái phép trên mạng, báo chí, biển hiệu, thực đơn; nuôi
nhốt, tàng trữ và trưng bày trái phép ĐVHD và các sản phẩm có nguồn gốc từ
ĐVHD; buôn bán ĐVHD và các sản phẩm làm từ ĐVHD.
- Khuyến khích mọi người cùng tham gia
Các tình nguyện viên có thể giới thiệu, khuyến khích bạn bè, người thân của
mình thông báo cho WCU nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ ĐVHD
qua đường dây nóng miễn phí của ENV là 1800-1522, hoặc sử dụng ứng dụng điện
thoại di động “ENV – SOS Động vật hoang dã”, giúp người dân tố cáo hành vi
buôn bán ĐVHD một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.
Những kết quả thu được
Cơ quan chức năng
(Xử lý vi phạm)
(
Trung tâm ENV
Mạng lưới tình
nguyện viên
Hồ sơ lưu trữ các
vụ vi phạm
Cơ sở kinh
doanh từng vi
phạm pháp luật
bảo vệ ĐVHD
Các vụ vi
phạm mới
Người dân
43
Tính đến hết Quý I/2015, hơn 8.400 vụ việc vi phạm đã được lưu trữ trong
hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia các vi phạm về bảo vệ ĐVHD, kể từ khi Phòng Bảo
vệ ĐVHD của ENV được thành lập vào năm 2005. Số lượng gấu nuôi nhốt trong
các trang trại đã giảm từ 4.300 cá thể năm 2005 còn 1.245 cá thể vào đầu năm 2015
(Số liệu do WCU cung cấp). Thống kê số vụ vi phạm săn bắt, vận chuyển và buôn
bán ĐVHD trái phép trên cả nước qua các năm 2006, 2007, 2008, 2010 cụ thể như
sau (Bảng 3.5).
Bảng 3.5. Số vụ vi phạm về bảo vệ ĐVHD qua một số năm do ENV tiếp nhận và
lưu trữ hồ sơ (Nguồn: WCU cung cấp)
Năm Số vụ
buôn bán,
vận
chuyển
trái phép
Số vụ
bày bán
trái
phép
Số vụ
quảng
cáo
Số vụ
trưng bày,
nuôi nhốt
trái phép
Các vụ
khác
Tổng
2006 70 77 10 53 25 235
2007 128 269 35 123 15 570
2008 129 255 23 143 9 559
2010 147 412 53 300 28 940
Trong Quý I/2015, Phòng Bảo vệ ĐVHD của ENV đã tiếp nhận tổng cộng
145 trường hợp vi phạm mới (trung bình khoảng 02 vụ/ngày), 07 vụ việc đã được
thông báo qua ứng dụng trên điện thoại thông minh về tội phạm ĐVHD, 69 vụ việc
được tiếp nhận qua thư điện tử và 69 vụ việc được thông báo qua đường dây nóng.
3.1.2.2. Kiểm tra, giám sát môi trường
Vấn đề kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật về môi trường không chỉ là
trách nhiệm của các cấp chính quyền, mà còn là quyền và nghĩa vụ của công dân và
toàn xã hội. Hoạt động kiểm tra, giám sát BVMT có thể được cụ thể hóa dưới nhiều
hình thức và bằng nhiều con đường khác nhau, với sự tham gia của nhiều bên liên
44
quan, trong đó tổ chức XHDS đóng vai trò vô cùng quan trọng, cần được khuyến
khích và thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Khó khăn hiện nay là Luật Tiếp cận thông tin vẫn
chưa được ban hành để làm cơ sở cho việc công khai và minh bạch hoạt động theo
dõi, giám sát những sai phạm về pháp luật BVMT.
Điều 5 trong Luật BVMT 2014 quy định: “Nhà nước cần tạo điều kiện thuận
lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động BVMT; kiểm tra, giám sát
việc thực hiện hoạt động BVMT theo quy định của pháp luật”. Tại điều 144, 145,
146 Luật BVMT 2014 nhấn mạnh đến nguyên tắc thực hiện cơ chế dân chủ trong
BVMT, giúp người dân và các tổ chức cộng đồng địa phương thực hiện tốt hoạt
động kiểm tra, giám sát công tác BVMT. Đây là hình thức giám sát mang tính
quyền lực nhân dân, có tính sâu rộng, cùng với giám sát mang tính quyền lực nhà
nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) tham gia tích cực trong công tác BVMT ở Việt
Nam trong thời gian tới.
Đáng chú ý, Điều 83 của Luật BVMT 2014 đã xác định quyền lập hội trong
hoạt động giám sát BVMT của người dân, các hội này chính là tổ chức tự quản dựa
vào cộng đồng (CBO), hay nói cách khác là tổ chức XHDS ở địa phương trong quá
trình kiểm tra, giám sát BVMT. Đây là nhóm người có chung mục tiêu BVMT, tự
tập hợp nhau lại thành tổ chức dựa trên nguyên tắc tự nguyện và hoạt động trong
khuôn khổ của pháp luật. Như vậy, cộng đồng dân cư và tổ chức tự quản về môi
trường ở địa phương cũng được tạo điều kiện để tham gia kiểm tra, giám sát trong
quá trình triển khai, vận hành dự án; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về
BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.
Đối với các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA, hoạt động kiểm tra, giám sát môi
trường được thể hiện như sau (Bảng 3.6).
45
Bảng 3.6. Hoạt động kiểm tra, giám sát môi trường của ENV, CPSE, VUSTA
STT Tên tổ
chức
Các hoạt động kiểm tra, giám sát
1 ENV - Giám sát việc thực thi pháp luật của cơ quan chức năng: sau
khi tiếp nhận thông tin vi phạm về bảo vệ ĐVHD do cộng tác
viên hoặc người dân cung cấp, ENV sẽ chuyển thông tin tới các
cơ quan chức năng và theo sát vụ việc nhằm đảm bảo các cơ
quan chức năng kiểm tra và xử lý dứt điểm. Sau khi có kết quả,
ENV sẽ thông báo lại cho người đã báo tin (Hình 3.4). Quy trình
này nhằm nâng cao tính hiệu quả và minh bạch của công tác
thực thi pháp luật bảo vệ ĐVHD, đồng thời khuyến khích người
dân có phản ánh kịp thời và hành động nhanh chóng khi phát
hiện các vi phạm về ĐVHD.
- Kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh trước đây đã từng vi
phạm: Phòng Bảo vệ Động vật hoang dã (WCU) của ENV cung
cấp cho tình nguyện viên tên và địa chỉ của các cơ sở kinh
doanh vi phạm pháp luật nằm trên địa bàn tình nguyện viên phụ
trách. WCU cung cấp thông tin chi tiết về các hành vi vi phạm
trước đó của các cơ sở này như: quảng cáo thịt thú rừng trong
thực đơn, biển hiệu, trưng bày mẫu vật, bày bán các bình rượ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_chuaphanloai_224_2666_1870127.pdf