MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CÁM ƠN .ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CHỮ VIẾT TẮT.v
DANH MỤC BẢNG.xi
DANH MỤC HÌNH .xii
MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .3
1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .3
1.1.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên VQG Chư Yang Sin.3
1.2. Nấm đảm và hệ thống phân loại của nó .7
1.2.1. Khái niệm chung .7
1.2.2. Đảm và bào tử đảm .8
1.3. Hệ thống nấm đảm theo Trịnh Tam Kiệt [10, 11] .10
1.4. Hệ thống học và đa dạng sinh học của họ nấm Ganodermatacea Donk .11
1.5 Một số công trình nghiên cứu về họ Ganodermataceae.14
1.5.1 Công trình nghiên cứu trong nước .14
1.5.2. Công trình nghiên cứu ngoài nước.15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.16
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu.16
2.1.1. Đối tượng .16
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .16
2.2. Phương pháp nghiên cứu.16
2.2.1. Phương pháp điều tra theo điểm .16
2.2.2. Phương pháp thu thập mẫu.17
2.2.3. Phương pháp mô tả hình thái và đặc điểm quả thể nấm .17
2.2.4. Phương pháp mô tả đặc điểm hiển vi của nấm Linh Chi .18
2.2.5. Phương pháp định loại/định danh theo tên nấm.20
92 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 48 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganodermataceae ở Vườn quốc gia Chư Yang Sin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần dính vào giá thể của quả thể nấm và
như vậy cùng sự phát triển của quả thể sẽ kéo dài dần ra và hầu như toàn bộ quả thể
nấm.
Sợi bện: Sợi nấm mọc trong trường hợp này có màng dày tới màng bình
thường, phân nhánh rất nhiều, không có vách ngăn. Chúng xuất hiện từ dạng sợi
nguyên thủy, mọc xuyên giữa mô, bện kết các sợi khác lại.
24
Dựa vào sự có mặt của các sợi trên mô, người ta chia ra các hệ thống sợi nấm
sau:
Hệ sợi đơn độc chỉ gồm những sợi nấm nguyên thủy.
Hệ sợi hai loại (dimitric) gồm những sợi nấm nguyên thủy và sợi cứng hay
gồm sợi nguyên thủy và sợi bện, cũng dòn được gọi là hệ sợi hai loại với sợi bện.
Hệ sợi ba loại (trimitric) gồm cả 3 loại sợi nguyên thủy, sợi cứng và sợi bện.
Ngoài ba loại sợi trên, trong mô còn có thể gặp sợi nấm dạng lông cứng
khổng lồ, liệt bào dạng cầu. Hơn thế nữa giữa 3 dạng chính trên còn có những dạng
chuyển tiếp, vì vậy ranh giới giưa chúng không bao giờ rõ rệt. Trong phân loại hiện
đại, việc phân tích sợi ngày càng có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt khi xem xét quan
hệ họ hàng giữa các nhóm nấm.
3.1.2. Phân loại họ Ganodermataceae Donk
Thành phần loài của họ nấm này cũng khá đa dạng. Quả thể dày, có mũ và
cuống, cuống nấm thường đính lệch bên hay không cuống, mũ nấm bóng láng
thường có màu sáng như màu đỏ, vecni, nâu, nâu đỏ, xám ...
Thịt nấm chất gỗ hay chất bì dai, màu nâu, nâu vàng hay nâu tối.
Bào tầng dạng hình ống hình tròn hay hình đa giác, phân thành lớp rõ ràng so
với thịt nấm.
Bào tử có hai lớp màng: màng ngoài nhẵn, màng trong có gai nhỏ ( đặc điểm
này chỉ có ở họ Ganodermataceaae không có ở bất kỳ loài nấm lớn nào) thường có
màu rỉ sắt.
Hầu hết nấm thuộc họ Ganodermataceae mọc thành cụm, liền hay rời gốc
trên gỗ, hay trên tàn dư thực vật ở dưới tán rừng, một số ít mọc nhiều năm (nấm đa
niên).
3.1.2.1. Khóa định loại tới chi của họ Ganodermataceae
Quả thể chất gỗ đến chất bě dai, sống hoại sinh tręn gỗ, ít khi kí sinh. Quả thể
có mũ và cuống hay không cuống, cuống nấm thường nằm lệch một bên, màu nâu
hay nâu đen, lớp màng ngoài nhẵn, lớp màng trong có gai nhỏ.
25
1A. Quả thể thường có vỏ cứng và thường láng bóng; bào tử hai lớp vỏ hình
trứng nhụt một đầu ...........................................................................chi Ganoderma.
1B. Quả thể thường có vỏ cứng và không láng bóng; bào tử hai lớp vỏ; hình
trứng không nhụt đầu .........................................................chi Amauroderma.
Đặc điểm chi Ganoderma Karst
Quả thể có cuống hoặc không cuống, mọc trên gỗ. Mũ nấm đa số bóng láng
thường dạng thận hay quạt có khi tròn. Thịt nấm màu nâu chất gỗ đến chất bì dai.
Ống nấm một tầng, một số ít có hai tầng.
Bào tử có dạng trứng nhụt một đầu, vỏ bào tử gồm hai lớp, lớp ngoài nhẵn,
lớp trong có gai nhẹ hoặc sần sùi có màu vàng rỉ sắt.
Đặc điểm của chi Amauroderma (Pat.) Murill
Quả thể đa số có cuống hoàn chỉnh đính giữa hay đính bên, rất ít khi không
cuống mũ nấm đa số không láng bóng rất ít loài láng bóng mọc trên gỗ hay trên tàn
dư thực vật. Thịt nấm gần như màu trắng hoặc màu nâu, chất gỗ đến chất bì dai, ống
nấm một tầng ít khi nhiều tầng. Bào tử gồm hai lớp màng có hình trứng hay gần
hình bầu dục không nhụt đầu thường màu nhạt, vỏ ngoài nhẵn bóng, vỏ trong sần
sùi.
3.1.2.2 Khóa định loại tới loài của chi Ganoderma Karst
1. Biểu bì mũ nấm nhẵn bóng (bóng láng) ...2
1. Biểu bì mũ nấm không nhẵn bóng (Không láng bóng) 9
2. Quả thể có cuống dài .3
2. Quả thể không cuống hoặc cuống ngắn ...15
3. Quả thể có cuống đính bên hoặc đính giữa ...4
3. Quả thể có cuống mọc chính bên, có cấu trúc vòng đồng tâm .8
3. Quả thể có cuống đính ở mặt trên của quả thể, quả thể màu đen bóng, kích
thước bào tử khoảng 4-6 x 9x12 µm, 1mm có 5-7 ống nấm .... Ganoderma
fornicatum
4. Quả thể có bề mặt dạng phễu, mặt trên có cấu trúc san hô
...............Ganoderma multipileum
26
4. Quả thể dạng hình quạt hay thận ............5
4. Quả thể xếp thành nhiều tầng, bề mặt mũ nấm bóng láng có xen kẽ nhiều
màu khác nhau, có viền màu trắng, kích thước bào tử 4-6 x 6-8 µm, mỗi milimet có
3-5 ống nấm, miệng ống nấm hình đa giác Ganoderma tropicum
5. Bề mặt quả thể có cấu trúc vòng đồng tâm ..6
5. Bề mặt quả thể không có cấu trúc vòng đồng tâm và không có vân thớ
phóng xạ. Quả thể có dạng quạt, màu đỏ nho đậm. Kích thước bào tử 6-7 x 7-10
µm, mỗi milimet có 3-5 ống nấm ..Ganoderma sessiliforme
6. Bề mặt quả thể có nhiều màu khác nhau xen lẫn với nhau (màu nâu đất, đen,
vàng sậm). Kích thước bào tử 5-6 7-10 µm, mỗi milimet có 5-7 ống nấm
............................Ganoderma amboinense
6. Bề mặt quả thể không có các màu khác nhau xen kẽ .7
7. Quả thể có màu đỏ tươi kích thước quả thể trưởng thành nhỏ hơn 1,5cm,
kích thước bào tử 6,5-7,5 x 7,5-9,0(10) µm Ganoderma flexipes
7. Quả thể có màu vàng hoặc nâu đỏ (hồng), kích thước quả thể trưởng thành
lớn hơn 5,0 cm, kích thước bào tử 5,0-6,5 x 8,5-11,5 m Ganoderma lucidum
7. Quả thể có màu đen đậm, kích thước quả thể trưởng thành lớn hơn 5,0 cm,
kích thước bào tử 5,5-7,5 x 9,5-10,5 µm Ganoderma cochlear
8. Bề mặt mũ nấm có cấu trúc vòng đồng tâm .9
8. Bề mặt mũ nấm không có cấu trúc vòng đồng tâm 13
9. Nấm bị đổi màu dưới tác dụng của KOH ....10
9. Nấm không bị đổi màu dưới tác dụng của KOH .. .10
10. Nấm gây mục gỗ màu nâu ..Ganoderma steyaertanum
10. Nấm gây mục gỗ màu trắng ..11
11. Hệ sợi trimitric, bề mặt mũ nấm không gồ ghề ..Ganoderma australe
13. Bề mặt mũ nấm bị đổi màu dưới tác dụng của KOH.Ganoderma gibbosum
14. Quả thể không bóng láng có cấu trúc vòng đồng tâm ..16
15. Quả thể bóng láng, không có cấu trúc vòng đồng tâm .16
16. Quả thẻ có màu xám, nhiều tầng xen kẽ nhau ..Ganoderm philippii
27
16. Quả thể có màu đỏ tươi, không phân tầng, có viền màu trắng
..Ganoderma capense
17. Mỗi milimet có số ống nấm nhỏ hơn 7 ..28
17. Mỗi milimet có số ống nấm lớn hơn hoặc bằng 7 .18
18. Bề mặt mũ nấm có bị đổi màu dưới tác dụng của KOH (chuyển sang màu
đen) .......................................................................................................................19
19. Nấm gây mục gỗ màu trắng .Ganodernma balabacense
20. Quả thể sau mọc trên quả thể trước ..Ganoderma lobatum
20. Bề mặt mũ nấm có nhiều khe rãnh sâu (đồng tâm) ..21
21. Quả thể chia thùy sâu (1 thùy có kích thước khoảng 5-6cm), kích thước
bào tử khoảng 4-6 x 6,5-9 µm, quả thể đổi màu dưới tác dụng của KOH
.Ganoderma multiplicatum
22. Quả thể không chia thùy ...23
23. Hệ sợi trimitric .....24
23. Hệ sợi dimitric ......25
24. Bề mặt quả thể không chuyển mà dưới tác dụng của KOH
Ganoderma trianggulatum
25. Miệng ống nấm tròn đều hay bầu dục, mỗi milimet có 4-6 ống nấm, kích
thươc bào từ khoảng 4-6,5 x 7-9µm Ganoderma applanatum
3.1.2.3. Khóa định tới loài của chi Amauroderma (Pat.) Murrill
1. Quả thể có màu đen đến nâu đen, xám nâu không bóng láng ....2
1. Quả thể có màu đen bóng ............7
2. Nấm có cuống không phân nhánh, bề mặt xù xì có lông tơ mịn ...3
2. Nấm có cuống không phân nhánh, bề mặt xù xì không có lông tơ mịn 5
2. Nấm có cuống không phân nhánh, bề mặt xù xì không có lông tơ mịn, thịt
nấm màu vàng ..4
2. Nấm có cuống phân nhánh ..4
3. Mũ nấm có vòng đồng tâm màu đỏ, kích thước bào tử 9-12 x 11-15 µm
..Amauroderma rude
28
4. Mũ nấm chia thùy có vòng đồng tâm mở không rãnh nhăn nheo, kích thước
bào tử 4-6 x 7-9 µm, có 6-8 ống trên 1 mm ..Amauroderma coniunctum
5. Cuống nấm định bên, ít hơn hoặc bằng 7 ống trên 1mm, kích thước bào tử
4-6 x 6-8 µm ...Amauroderma rugosum
3.2. Danh mục các loài nấm và đặc điểm họ Ganodermataceae Donk ở vườn
Quốc gia Chư Yang Sin
3.2.1. Danh mục các loài nấm họ Ganodermataceae Donk ở VQG CYS.
Bảng 3.1: Danh mục các loài nấm họ Ganodermataceae Donk ở VQG CYS.
TT
Tên loài
Ý nghĩa
1
Ganoderma lucidum (Curtis)
P.Karst
Dược liệu
2 Ganoderma applanatum (Pers.) Pat Dược liệu
3
Ganoderma multiplicatum (Mont.)
Pat.
Chưa rõ
4 Ganoderma fornicatum (Fr.) Pat. Chưa rõ
6
Ganoderma philippii (Bres&Henn.
Ex Sacc.) Bres
Chưa rõ
7 Ganoderma cochlear (Nees) Merr. Chưa rõ
8
Ganoderma amboinense
(Lam:Fr.)Pat.
Chưa rõ
9 Ganoderma balabacense Murrill Chưa rõ
11 Ganoderma flexipes Pat. Chưa rõ
13
Ganoderma gibbosum
(Blume&T.Nees) Pat.
Chưa rõ
14
Ganoderma triagulatum J.D.Zhao et
L.W.Hsu
Chưa rõ
29
15 Ganoderma tropicum (Jungh.)Bers Dược liệu
16
Ganoderma steyaetanum B.J.Sm.&
Sivasith
Chưa rõ
17 Ganoderma multipileum Ding Hou Chưa rõ
18 Ganoderma australe (Fr.)Pat.,Bull Dược liệu
19
Amauroderma subresinosum
(Murrill) Corner
Dược liệu
20
Amauroderma rugosum (Blume&
T.Ness) Torrend
Chưa rõ
21 Amauroderma conjunctum (Lloyd.) Chưa rõ
3.2.2. Đặc điểm các loài thuộc họ nấm Ganodermataceae
Loài Ganoderma lucidum (Curtis) P.Karst, Revue mycol, Toulouse 3 (no.9): 17
(1881), Teng S.C Fungi of China, p.326, 1964; Leif ry varden & Inger Johansen, A
preliminary polypose flore of East Africa, p.84, 1980; Lê Bá Dũng, Nấm lớn Tây
Nguyên, trang 127, 2003; Trinh Tam Kiệt, Nấm lớn ở Việt Nam tập 1, trang 135, 2011
(Hình 3.1)
Syn. Boletus lucidus W.Curt., Fl. Lond. T. No. 224, 1781 – Polyporus
lucidus Uw.Cent, 1964 – Polyporus lucidus Curt: Tr, Syst, Mycol. 1: 353,1821
Quả thể có màu vàng đến nâu đỏ, bóng láng. Quả thể khi non có dạng cục
tròn, sau phát triển thành dạng thận. Mặt trên mũ nấm có cấu trúc vòng đồng tâm và
vân thớ phóng xạ. Mép mũ nấm mỏng hay hơi tà, có lượn sóng và chia thùy. Bề mặt
mũ nấm màu vàng rỉ sắt, nâu đỏ, nâu hồng, có lớp vỏ bóng láng như vecni. Kích
thước quả thể khoảng 2 – 20 x 3 – 25 cm, dày 0,5 – 1,5 cm.
Thịt nấm chất lie cứng, khi non màu trắng, sau đó chuyển sang màu vàng
nhạt, màu nâu vàng, mô đồng nhất – không phân tầng.
Hệ sợi dimitric gồm sợi không vách ngang và sợi bện, kích thước từ 2,0 – 7,0
µm, màng dày, nội chất hầu như không có màu trong suốt. Hệ sợi trong nuôi cấy trong
30
môi trường thạch (môi trường thuần khiết) lúc đầu màu trắng, sau chuyển sang màu
vàng nhạt.
Bào tầng dạng ống nhỏ, mỗi milimet có 4-5 (6) ống, miệng ống nấm tròn đều, ống
nấm sâu 0,2-0,7cm. Miệng ống nấm khi non màu trắng, khi già chuyển sang màu vàng
nhạt.
Bào tử hình trứng nhụt một đầu, kích thước 5,0-6,5 x 8,5-11,5 µm; màng hai
lớp (lớp ngoài nhẵn, không màu; lớp trong có gai nhỏ) có màu nâu rỉ sắt
Đảm đơn bào, hình chùy ngắn, kích thước 7-10 x 12-14 µm, màng là một lớp
mỏng, nội chất không màu trong suốt; trên mỗi đám có 3-4 cuống mang bào tử.
Cuống nấm dài hay ngắn, có khi rất ngắn, thường đính bên phần lõm vào của mũ
nấm. Cuống nấm có màu sắc như màu mũ nấm và có lớp bỏ bóng láng, thường có hình
trụ tròn hay hơi dẹt, kích thước 0,5-1,5 (2) x 3-17cm. Mô của cuống và mũ đồng nhất
Thực tế cho thấy nấm phát triển tốt trong môi trường nuôi cấy nhân tạo.
Nấm mọc trên gốc cây sống hoặc đã chết của nhiều loại cây gỗ, nhưng
thường gặp trên các câu họ Đậu, là loài phân bố roongjm gây mục gỗ màu. Từ lâu
con người đã biết sử dụng nấm này để trị bệnh với tên gọi là nấm “linh chi”.
31
Hình 3.1: Ganoderma lucidum
Loài Ganoderma applantum (Pers.) Pat, Hymesnomyc. Eur.
(Paris):143(1887). , Pull.Soc.Mycol.Fr.5: 67,1889; Bres., Icon.Myc.21.1012.1932;
Teng, Sinensia 5: 199. 1934; S.C.teng, Fungi of China, p.328,1964; Trinh Tam
Kiệt, Nấm lớn ở Việt Nam tập 1, trang 130, 2011; Pegler D. N.and Young T. W. K.,
Springer, p.361,973. (Hình 3.2)
Syn. Boletus applanatus Pers., Obs. Mycol. 2:2, 1799. – Fomesa applanatus
(Pers.) Gill., Champ.France 1: 686, 1878. – Polyporus leucophaneus Mont., Syll.
Crupt. 157, 1856. – Ganoderma leucophaeus (Mont.) Pat., Bull.Soc.Mycol. Fr. 5:73,
1889; Zhao et al., Ganodermatoideae China, P.52, Fig. 33, PL. 21 -35, 1981
Quả thể có màu nâu đất hay màu xám, không bóng láng. Mũ nấm khi non có
dạng cực tròn, sau phát triển thành dạng quạt. Mặt trên mũ nấm có cấu trúc vòng
đồng tâm và vân thớ phóng xạ. Mép mũ nấm tà, có lượn sóng. Bề mặt mũ nấm phát
triển thành nhiều lớp màu xám hay nâu nhạt, có lớp vỏ xù xì. Kích thước quả thể
khoảng 18-20 x 28-30cm, dày 0,5-2,0cm. Thịt nấm chất lie cứng, khi non màu
trắng, sau đó chuyển sang màu nâu đất, mô đồng nhất không phân tầng.
32
Hệ sợi dimitric gồm sợi không vách ngang và sợi bện, kích thước từ 2,0-7,0
µm, màng dày, nội chất hầu như không màu trong suốt. Hệ sợi trong nuôi cấy trong
môi trường thạch (môi trường thuần khiết) lúc đầu màu trắng, sau chuyển sang màu
vàng nhạt.
Bào tầng dạng ống nhỏ, mỗi milimet có 4-6 ống, miệng ống nấm tròn hay
bầu dục, ông nấm sâu 0,2-10cm. Miệng ống nấm khi non màu trắng, khi già chuyển
sang màu vàng sậm hay nâu nhạt.
Bào tử hình trứng nhụt một đầu, kích thước 4,0-6,5 x 7,0-9,0 (-10) µm; màng
hai lớp (lớp ngoài nhẵn, lớp trong có gai nhẹ) có màu nâu rỉ sắt.
Đảm đơn bào, hình chùy kích thước 7-10 x 12-14 µm, màng là một lớp
mỏng, nội chất không màu trong suốt; trên mỗi đảm có 3 -4 cuống mang bào tử.
Nấm không cuống đính bên mọc rời gốc, gây mục gỗ màu nâu.
Thức tế cho thấy nấm phát triển tốt trên môi trường nuôi cấy nhân tạo.
Nấm mọc trên gốc cây đã chết của nhiều loại gỗ, nhưng thường gặp trên các
cây họ Đậu (lim xanh, lim vàng, phượng vĩ, ...) là loài phân bố rộng. Nấm có giá trị
dược liệu quý.
Hình 3.2: Ganoderma appanatum
33
Loài Ganoderma multiplicatum (Mont.) Pat., Bull. Soc. Mycol. Fr. 5(2,3): 74
(1889)., Shekhar Bhose, Mycosphere, p.257, 2010; Trịnh Tam Kiệt, Nấm lớn ở Việt
Nam tập 2, trang 194, 2011. ( Hình phụ lục)
Syn. Polyporus multiplicatus Mont., Ann. Sci. Nat. Bot., ser. 4,1: 128, 1854-
Ganoderma luteum Steyaert, Bull. Jard. Etat. Brux. 31.62, 1961; Zhao et al., Acta
Microbiol. Sin. 19(3): 266, 1979.
Quả thể có màu xám xen lẫn màu nâu. Mũ nấm khi non có dạng cục tròn màu
trắng, sau phát triển thành dạng quạt. Mặt trên mũ có cấu trúc vòng đồng tâm và
không có vân thớ phóng xạ. Mép mù tà, không lượn sóng và chia thùy (mỗi thùy 5-
6cm). Bè mặt mũ nấm không bằng phẳng, sần sùi, gồ ghề. Kích thước quả thể
khoảng: 9-11 x 15-17cm, dày 1,5-3,5cm.
Thịt nấm chất lie cứng, dày 0,4-0,5cm, mô không đồng nhất – phân tầng rõ
rệt (2-3 tầng), có màu nâu đen, dưới tác dụng của KOH nấm chuyển màu.
Hệ sợi dimitric gồm sợi không vách ngăn ngang và sợi bện, kích thước 3-4
µm, màng dày, nội chất màu vàng nhạt. Hệ sợi trong nuôi cấy trên môi trường thạch
(môi trường thuần khiết) lúc đầu màu trắng, sau chuyển sang màu vàng.
Bào tầng dạng ống nhỏ, một lớp, bề mặt lớp bào tầng không bằng phawnrgm
miệng ống nấm khi non có màu trắng đục khi già chuyển sang màu vàng hạt cải, bề
mặt bào tầng có màu trắng nhạt hơi vàng, mỗi milimet có 4-5 ống, miệng ống nấm
có hình đa giác hoặc hình tròn, ống nấm sâu 1,0-1,5cm.
Bào tử hình trứng nhụt một đầu hay hình bầu dục có khi gần tròn kích thước
4,0-6,0 x 6,5-9,0 (-10) µm, m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_thanh_phan_loai_va_phan_bo_cua_ho_nam_li.pdf