MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.4
1.1. Khái niệm về thị trường .4
1.2. Cầu .5
1.2.1. Khái niệm .5
1.2.2. Luật cầu .6
1.2.3. Biểu cầu .6
1.2.4. Đường cầu .7
1.2.5. Đường cầuthị trường .8
1.2.6. Độ co dãn của cầu theo giá.8
1.2.6.1 Khái niệm.8
1.2.6.2 Công thức tính .9
1.2.7. Độ co dãn tại các điểm trên đường cầu . 10
1.2.8. Các nhân tố ảnhhưởng đến độ co dãn của cầu theo giá. 11
1.2.9. Một số yếu tố khác có ảnh hưởng đến cầu. 12
1.2.9.1. Giá của hàng hóa liên quan. 12
1.2.9.2. Thu nhập của khách hàng . 13
1.2.9.3. Thị hiếu của người tiêu dùng . 13
1.2.9.4. Dân số . 14
1.2.10. Sự dịch chuyển của đường cầu . 14
1.3. Cung. 14
1.3.1. Khái niệm . 15
1.3.2. Luật cung . 15
1.3.3. Biểu cung . 15
1.3.4. Đường cung. 16
1.3.5 Đường cungthị trường . 17
1.3.6. Độ co dãn của cung theogiá. 17
1.3.7. Một số các yếu tố có ảnh hưởng đến cung . 18
1.3.7.1 Công nghệ . 18
1.3.7.2. Giá cả cácyếu tố đầu vào. 18
1.3.7.3. Chính sách vĩ mô . 18
1.3.8. Sự dịch chuyển của đường cung . 18
1.4. Sự cân bằng giữa cung và cầu. 19
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNHTHỊ TRƯỜNG THỊT HEO TẠI TP.HCM.21
2.1. Đặc điểm của ngành chăn nuôi heo . 21
2.2 Đặc điểm của mặt hàng thịt heo . 22
2.3. Cầu . 23
2.3.1. Tình hình tiêu thụ. 23
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thịt heo tại Tp. HCM. 24
2.3.2.1. Giáthịt heo . 24
2.3.2.2. Thu nhập của người dân . 25
2.3.2.3. Dân số . 25
2.3.2.4. Thị hiếu của người tiêu dùng . 26
2.3.2.5. Giá cả của hàng hóa liên quan. 27
2.3.2.6. Yếu tố mùa vụ. 27
2.3.3. Mô hình kinh tế lượng về hàm cầu. 27
2.3.3.1. Mô hình hồi quy . 28
2.3.3.2. Phân tích các biến trong mô hình . 28
2.3.3.3. Chọn mẫu. 31
2.3.3.4. Kết quả điều tra về đặc điểm, thói quen của người tiêu dùng tại Tp. HCM . 32
2.3.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu. 36
2.4. Cung. 39
2.4.1. Hệ thống chăn nuôi heo tại Tp. HCM . 40
2.4.2. Tình hình pháttriển đàn heo. 41
2.4.3. Hệ thống chuồng trại . 43
2.4.4. Thú y . 43
2.4.5. Tình hình sản xuất thức ăn cho heo . 44
2.4.6. Hiệu quả của việc chăn nuôi heo . 46
2.4.7. Tình hình giết mổ. 49
2.4.8. Tình hình phân phối thịt heo . 51
2.4.9. Công tác quản lý nhà nước về kinh doanh, giết mổ và vận chuyển gia súc. 53
2.5. Một số nhận xét chung về thị trường thịt heo tại Tp. HCM . 53
CHƯƠNG III: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM
ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THỊT HEO TRONG THỜI GIAN TỚI .57
3.1. Một số quan điểm định hướng cơ bản đối với thị trườngthịt heo tại Tp. HCM
trong thời gian tới . 57
3.2. Một số giải pháp nhằm định hướng sản xuất và tiêu thụ thịt heo trong thời gian tới. 58
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thịt. 59
3.2.2. Nhóm giải pháp hạ giá thành sản phẩm. 61
3.2.3. Nhóm giải pháp định hướng tiêu thụ . 62
3.2.4. Nhóm giải pháp ổn định nguồn cung. 63
KẾT LUẬN .65
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6578 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thị trường thịt heo tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các biến trong mô hình
Cầu thịt heo
Thông thường đối với người dân Tp. HCM, thịt heo tiêu thụ hàng ngày sẽ
được một người đóng vai trò là nội trợ mua về rồi dùng chung cho cả nhà. Do đó,
cầu thịt heo trong mô hình sẽ là cầu thịt heo của hộ gia đình trong một tuần.
Giá thịt heo
Mô hình hồi quy đòi hỏi số liệu ở các biến phải có sự biến động thì các hệ
số hồi quy mới có ý nghĩa thống kê. Qua số liệu thu thập được tại chợ đầu mối
An Lạc, ta thấy rằng từ năm 2003 đến giữa tháng 03/2005 giá cả thịt heo ít có sự
biến động trong thời gian dài, mỗi lần biến động chỉ từ 1.000 – 2.000 đồng/kg,
do đó nếu dùng số liệu này để chạy hàm hồi quy thì sẽ cho ra hệ số b không
đáng tin cậy. Do vậy, số liệu về giá thịt heo tại các chợ đầu mối không thể được
sử dụng cho mô hình này. Vả lại, đây chưa phải là mức giá bán lẻ cuối cùng mà
người tiêu dùng phải trả.
Thực tế, thịt heo từ các chợ đầu mối sẽ được các chủ sạp tại các chợ bán lẻ
mua về bán cho người tiêu dùng. Căn cứ vào tình hình chi phí cụ thể của mình
(chi phí thuê sạp, chi phí vận chuyển, thuế, tiền vệ sinh…), các chủ sạp sẽ tăng
giá bán lẻ so với giá mua tại chợ đầu mối sao cho có thể bù được chi phí và có
lời. Chi phí mà các chủ sạp phải chịu sẽ khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố
như địa điểm chợ, vị trí của sạp trong chợ… Do đó, giá cả mà người tiêu dùng
phải trả sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào mỗi nơi trong thành phố. Hơn nữa, nếu hai
chủ sạp có chi phí như nhau thì giá bán lẻ mà họ đưa ra cũng có thể khác nhau,
do việc tính toán mức lời của mỗi người không giống nhau. Thông thường, tại
những khu vực mà mức sống của người dân cao hơn, giá thịt heo sẽ cao hơn.
Thực tế cho thấy rằng chênh lệch giá bán lẻ thịt heo giữa nơi cao nhất và nơi
thấp nhất trên địa bàn thành phố khoảng 5.000 – 6.000 đồng/kg.
Do đó trong mô hình này, biến giá thịt heo sẽ là giá bán lẻ mà người tiêu
dùng tại các địa điểm khác nhau trong thành phố phải trả. Số liệu về giá cả sẽ
được thu thập thông qua bảng câu hỏi.
Thu nhập
Thông thường, đối với người Việt Nam nói chung và người dân Tp. HCM
nói riêng, cả gia đình thường dùng chung bữa ăn hàng ngày. Do đó, lượng cầu
thịt heo sẽ phụ thuộc vào thu nhập của cả gia đình chứ không phải của một
người.
Biến thu nhập trong mô hình sẽ là thu nhập của hộ gia đình. Dữ liệu để
chạy hàm hồi quy sẽ được thu thập thông qua bảng phỏng vấn.
Dân số
Ở cấp độ gia đình, cầu thịt heo phụ thuộc vào số lượng thành viên dùng
chung bữa ăn hàng ngày. Gia đình nào có số người dùng chung bữa ăn càng
đông thì lượng cầu thịt heo càng tăng và ngược lại. Vì vậy biến dân số trong mô
hình này sẽ là số thành viên dùng chung bữa ăn gia đình của mỗi hộ.
Giá hàng hóa thay thế
Hàng hóa có thể thay thế cho thịt heo trong bữa ăn hàng ngày có nhiều
loại: thịt bò, thịt gà, thịt vịt, cá. Tuy nhiên đối với từng người, chưa hẳn các loại
thịt này đều có thể thay thế được cho thịt heo. Có người vì lý do sức khoẻ hoặc
không có sở thích mà không sử dụng một loại thịt nào đó. Do đó, đối với mỗi
người các sản phẩm có thể thay thế cho thịt heo trong bữa ăn hàng ngày sẽ khác
nhau.
Vì vậy giá hàng hóa thay thế sử dụng trong mô hình là giá trung bình của
các sản phẩm thay thế của từng hộ gia đình cụ thể. Dữ liệu sẽ được lấy từ bảng
phỏng vấn của từng hộ.
Sở thích đối với thịt heo
Để xác định ảnh hưởng của sở thích đối với cầu thịt heo, biến sở thích đối
với thịt heo sẽ được dùng kỹ thuật biến giả (dummy variable). Sở thích đối với
thịt heo bằng 1 khi người tiêu dùng không xếp hạng thịt heo là thực phẩm được
ưa chuộng nhất, bằng 0 khi thịt heo không được xếp hạng nhất.
Bảng sau đây mô tả các biến của mô hình:
Bảng 6: Mô tả các biến
Biến Mô tả Dấu mong đợi
Q
P
I
Pr
T
N
Lượng cầu thịt heo
Giá thịt heo
Thu nhập
Giá h/hóa thay thế
Sở thích
Số thành viên
Lượng cầu thịt heo của hộ gia đình
Giá bán lẻ thịt heo
Thu nhập của hộ gia đình
Giá trung bình của các h/hóa thay thế
Bằng 1 nếu thích thịt heo nhất, 0 nếu
không thích thịt heo nhất
Số thành viên dùng chung bữa ăn gia đình
-
+
+
+
+
“-”: Dấu mong đợi là dấu âm
“+”: Dấu mong đợi là dấu dương
2.3.3.3 Chọn mẫu
Để có được thông tin về người tiêu dùng và dữ liệu dùng để chạy hàm hồi
quy, một cuộc điều tra được tiến hành trực tiếp tại một số quận trên địa bàn Tp.
HCM với quy mô 79 mẫu. Dữ liệu của cuộc điều tra được thu thập thông qua
Bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập những thông tin về:
- Giá thịt heo, hàng hóa thay thế cho thịt heo, thu nhập và sở thích của người
tiêu dùng
- Các yếu tố về đặc điểm, thói quen tiêu dùng của người dân thành phố
Để đảm bảo tính đại diện, việc chọn mẫu phải được thực hiện tại tất cả các
quận, huyện trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, do giới hạn về khả năng và tài
chính, trong luận văn này, việc chọn mẫu chỉ được tiến hành tại một số quận
như: quận 3, quận 1, quận 4, quận Gò Vấp, quận Tân Bình, quận 7, quận Phú
Nhuận, quận Bình Tân. Phương pháp chọn mẫu là phương pháp ngẩu nhiên.
Bảng sau đây cho biết chi tiết số mẫu được chọn ở từng quận.
Bảng 7: Số mẫu ở từng quận
Quận Dân số * Số mẫu** Phần trăm
Quận 3
Quận 4
Quận Phú Nhuận
Quận 1
Quận Bình Tân
Quận Tân Bình
Quận 7
Quận Gò Vấp
201.425
182.493
175.668
199.247
384.889
392.521
156.895
443.419
5
9
8
9
11
13
14
10
6%
11%
10%
11%
14%
16%
18%
13%
Tổng số 2.136.557 79 100%
Nguồn: *Niên giám Thống kê Tp. HCM năm 2004, **Số liệu điều tra
2.3.3.4 Kết quả điều tra về đặc điểm, thói quen của người tiêu dùng
tại Tp. HCM
Kết quả điều tra mẫu cho biết một số đặc điểm của các hộ gia đình tại Tp.
HCM như ở bảng sau đây:
Bảng 8: Một số đặc điểm về các hộ gia đình
Đặc điểm
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn Trung vị
Thấp
nhất Cao nhất
Số người trong hộ 4,51 1,96 4 2 10
Thu nhập của hộ
(đồng) 5.196.203 2.248.101 4.500.000 1.500.000 10.500.000
Tiêu thụ thịt heo 1
tuần của hộ (kg) 4,09 1,76 4 1,1 8
Tiêu thụ thịt bò 1
tuần của hộ (kg) 0,88 0,59 1 0 2,5
Tiêu thụ thịt gà 1
tuần của hộ (kg) 0,48 0,57 0,25 0 2
Tiêu thụ thịt vịt 1
tuần của hộ (kg) 0,13 0,27 0 0 1
Nguồn: Tính từ số liệu điều tra
Từ bảng trên ta thấy rằng, số lượng người trung bình dùng chung bữa ăn gia
đình là 4,09. Con số này phù hợp với thực tế là trong bữa ăn gia đình thường
gồm các thành viên: cha, mẹ và hai con. Thu nhập bình quân của hộ gia đình là
5.196.203 đồng, cao hơn trung bình cả nước. Điều này dễ hiểu, vì Tp. HCM là
địa phương có thu nhập cao nhất nước. Trong các loại thịt (thịt heo, thịt bò, thịt
gà, thịt vịt) thì thịt heo được tiêu thụ nhiều nhất. Lý do để giải thích cho tình
trạng này là thịt heo được người dân ưa chuộng hơn các loại thịt khác. Có 58%
số đối tượng được phỏng vấn cho rằng họ thích thịt heo nhất trong các loại thịt.
Bảng 9: Số hộ phân theo sở thích các loại thịt heo, bò, gà, vịt
Sở thích Số hộ Tỷ lệ (%)
Tổng số mẫu 79 100
Thích thịt heo nhất 45 58
Thích thịt bò nhất 22 28
Thích thịt gà nhất 9 11
Thích thịt vịt nhất 2 3
Nguồn: Tính từ số liệu điều tra
Về tập quán tiêu dùng, kết quả điều tra cho thấy, có đến 94,9% đối tượng
được phỏng vấn cho rằng, họ thích sử dụng thịt tươi hơn thịt đông lạnh hoặc thịt
đã qua chế biến. Kết quả này một lần nữa chứng minh rằng, đa phần người dân
Tp. HCM hiện nay vẫn thích dùng “thịt nóng” trong sử dụng và chế biến thức
ăn.
Bảng 10: Số hộ phân theo sở thích các dạng thịt heo
Dạng sản phẩm Số hộ Tỷ lệ (%)
Tổng số mẫu 79 100
Tươi 75 94,9
Đông lạnh 1 1,3
Chế biến 3 3,8
Nguồn: Tính từ số liệu điều tra
Về các mặt hàng thay thế cho thịt heo, số liệu điều tra cho biết, có 72 trong
79 hộ (chiếm 92%) sử dụng cá để thay thế cho thịt heo. Do đó có thể nói cá là
thực phẩm được các hộ gia đình sử dụng nhiều nhất để thay thế cho thịt heo.
Bảng 11: Các mặt hàng được các hộ sử dụng thay thế cho thịt heo
Mặt hàng Số hộ Tỷ lệ (%)
Thịt bò 22 28
Thịt gà 9 11
Thịt vịt 2 3
Cá 72 92
Nguồn: Tính từ số liệu điều tra
Về tình hình sử dụng các sản phẩm từ thịt heo, chỉ một số ít hộ gia đình sử
dụng thường xuyên, còn đa phần các hộ còn lại đều thỉnh thoảng hoặc hiếm khi
sử dụng. Họ chỉ sử dụng chúng trong những dịp lễ, tết hay các dịp đặc biệt nào
đó mà thôi.
Bảng 12: Số hộ sử dụng các sản phẩm từ thịt heo
Số hộ Tỷ lệ (%)
Thường xuyên sử dụng 12 15
Thỉnh thoảng sử dụng 45 57
Hiếm khi sử dụng 20 25
Chưa từng sử dụng 2 3
Nguồn: Tính từ số liệu điều tra
Về sở thích, kết quả điều tra cho thấy phần lớn mọi người đều thích sử dụng
thịt nạc (chiếm 59% trong số đối tượng được phỏng vấn), không thích thịt mỡ.
Đây là xu hướng tiêu dùng hiện đại, trong đó người dân trở nên “kén ăn” hơn,
do đó đòi hỏi chất lượng thịt heo cũng phải cao hơn.
Bảng 13: Số hộ phân theo sở thích các loại thịt heo
Loại thịt heo Số hộ Tỷ lệ (%)
Tổng số mẫu 79 100
Nạc 47 59
Ba rọi 7 9
Mỡ 0 0
Xương 25 32
Nguồn: Tính từ số liệu điều tra
Về nơi mua thịt, phần lớn số hộ trong mẫu điều tra (64 hộ) mua thịt heo ở
chợ là chủ yếu. Điều này cho thấy phần lớn người dân vẫn còn thói quen mua
thịt ở chợ, mặc dù chất lượng thịt cũng như vấn đề vệ sinh ở đây kém xa so với
tại các siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm sạch. Mặt khác vấn đề này cũng cho
thấy, người dân vẫn chưa ý thức cao trong việc chọn mua những sản phẩm thịt
sạch, có độ an toàn vệ sinh cao, nguồn gốc rõ ràng, được bày bán ở những nơi
hợp vệ sinh. Theo kết quả điều tra, trong số 71 hộ không thường xuyên mua thịt
ở siêu thị có 17 hộ cho rằng lý do là chất lượng thịt bán ở siêu thị cũng giống như
ở nơi khác; 30 hộ cho rằng do đi lại không thuận tiện; 6 hộ cho rằng họ không
quen đi siêu thị mua thịt; 16 hộ cho rằng do giá thịt ở siêu thị cao. Đây là vấn đề
các cơ quan chức năng cần quan tâm nhằm đưa ra các giải pháp trong việc định
hướng tiêu thụ cho người dân trong thời gian tới.
Bảng 14: Nơi mua thịt heo của các hộ gia đình
Nơi thường mua nhất Số hộ Tỷ lệ (%)
Chợ 64 81
Tiệm bán gần nhà 7 9
Siêu thị 8 10
Nguồn: Tính từ số liệu điều tra
2.3.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
Trong phần này, phương pháp hồi quy được sử dụng để kiểm tra giả thiết
cầu thịt heo tại Tp. HCM phụ thuộc vào giá thịt heo (P), thu nhập (I), giá cả
hàng hóa thay thế (Pr), sở thích (T), dân số (N). Phần mềm EXCEL được sử dụng
để chạy hàm hồi quy (kết quả ở phần phụ lục). Bảng sau đây trình bày tóm lược
các hệ số của các biến trong mô hình.
Bảng 15: Kết quả hồi quy hàm cầu thịt heo
Biến phụ thuộc Q Ln(Q)
Hằng số (a) 2,689549 (1,65) 1,246150 (2,4)**
Giá thịt heo (P) -9,09E-05 (-2,18)** -3,1E-05 (-2,36)**
Thu nhập (I) 2,01E-07 (4,4)*** 5,52E-08 (3,79)***
Giá hàng hóa thay thế (Pr) 7,91E-06 (1,04) 1,46E-06 (0,6)
Sở thích (T) 0,583305 (3,59)*** 0,207278 (4)***
Số người trong hộ (N) 0,704043 (13,87)*** 0,176154 (10,89)***
Số quan sát 79 79
R2 0,86 0,80
Chỉ số F 92,33 59,05
Nguồn: Tính từ số liệu điều tra
Ghi chú:
Chỉ số t nằm trong ngoặc đơn
**: Có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
***: Có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
Trong hai dạng mô hình, tất cả các hệ số của các biến đều có dấu đúng như
mong đợi. Tuy nhiên, dạng mô hình tuyến tính được chọn vì có hệ số R2 lớn hơn.
Hệ số R2 = 0,86 của mô hình tuyến tính cho biết các biến trong mô hình giải
thích 86% sự thay đổi của lượng cầu thịt heo.
Giá thịt heo
Hệ số ước lượng có dấu như mong đợi và chỉ số thống kê t trong bảng trên
cho thấy giá cả thịt heo có tác động nghịch biến lên cầu thịt heo. Do đó nếu giá
tăng thì người dân sẽ mua thịt heo ít hơn và ngược lại. Mặt khác hệ số b = -
9,09E-05 rất nhỏ nên hệ số co dãn của cầu theo giá [EP = (∂Q/∂P)(P/Q) = b(P/Q)]
sẽ nhỏ hơn 1. Do đó, cầu thịt heo của người dân Tp. HCM kém co dãn đối với
giá của chính nó. Như vậy, việc kiểm định trong thực tế đã chứng minh rằng thịt
heo là hàng hóa thiết yếu.
Thu nhập
Hệ số c của biến thu nhập có dấu dương đúng như mong đợi và có ý nghĩa
thống kê. Điều này có nghĩa là nếu thu nhập của hộ gia đình tăng lên họ sẽ tiêu
dùng nhiều thịt heo hơn và ngược lại. Ngoài ra, hệ số c = 2,01E-07 rất nhỏ nên
hệ số co dãn của cầu theo thu nhập [EI = (∂Q/∂I)(P/Q) = c(P/Q)] sẽ nhỏ hơn 1.
Như vậy, cầu thịt heo kém co dãn đối với thu nhập. Nếu thu nhập tăng lên thì
lượng cầu thịt heo sẽ tăng nhưng mức tăng nhỏ hơn. Một lần nữa, nghiên cứu
thực tiễn đã chứng minh cho giả thuyết cầu thịt heo kém co dãn đối với thu nhập.
Trong những năm tới khi thu nhập của người dân thành phố tăng lên thì lượng
cầu thịt heo cũng sẽ tăng theo nhưng tốc độ tăng thấp hơn tốc độ của thu nhập.
Giá hàng hóa thay thế
Hệ số d của biến giá cả hàng hóa thay thế có dấu dương. Tuy nhiên, chỉ số t
cho thấy hệ số này không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là giữa giá cả hàng hóa
thay thế và cầu thịt heo không có mối quan hệ thống kê. Kết quả này ngược với
lý thuyết là lượng cầu thịt heo sẽ tăng khi giá cả các hàng hóa thay thế tăng.
Nguyên nhân của kết quả không mong đợi này có thể nằm trong quá trình chọn
mẫu phỏng vấn. Thực tế trong quá trình phỏng vấn cho thấy rằng các đối tượng
được phỏng vấn rất lúng túng, mù mờ về thực phẩm sẽ thay thế nếu không dùng
thịt heo. Ngoài ra, hiện trên thị trường, có rất nhiều mặt hàng có thể thay thế
được cho thịt heo. Nếu xác định được loại mặt hàng thay thế, thì loại mặt hàng
đó với những đặc điểm cụ thể về khẩu vị, mang lại sự thỏa mãn cho người tiêu
dùng khác với thịt heo, vì vậy sự sẵn lòng trả tiền của họ cũng sẽ khác. Do đó,
khó có thể so sánh giá cả các hàng hóa thay thế với giá thịt heo.
Như vậy, kết quả nghiên cứu thực tế đã không phản ánh đúng lý thuyết.
Tuy nhiên, kết quả này không có nghĩa là giá cả hàng hóa thay thế không tác
động đến cầu thịt heo. Nó chỉ cho thấy quá trình lấy mẫu đã gặp trở ngại.
Sở thích
Biến sở thích có dấu dương đúng như mong đợi và có ý nghĩa thống kê. Vì
vậy, sở thích có tác động đến cầu thịt heo. Nếu người dân càng thích thịt heo hơn
các loại thịt khác thì cầu thịt heo sẽ càng cao.
Số người trong hộ
Biến này cũng có dấu dương giống như mong đợi và có ý nghĩa thống kê.
Do đó, nếu số thành viên dùng chung bữa ăn gia đình càng tăng thì lượng cầu
thịt heo càng cao và ngược lại. Trường hợp này cũng có thể suy rộng ra cho cả
một thành phố. Nếu dân số thành phố càng đông thì lượng cầu thịt heo càng cao.
Và như vậy trong những năm tới khi dân số thành phố tăng lên (ước đạt 9 triệu
người vào năm 2010), lượng cầu thịt heo sẽ tăng lên rất nhiều.
2.4. Cung
Tp. HCM là một đô thị lớn nhất nước. Các quận trung tâm có mật độ dân số
rất cao, và hầu như không còn đất để sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh
các quận trung tâm thì ở đây vẫn còn các quận, huyện ven có mật độ dân cư còn
thưa và các điều kiện về tự nhiên như đất đai, giao thông rất thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp. Cùng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, ngành
chăn nuôi thành phố đã không ngừng phát triển. Cơ cấu giá trị chăn nuôi (phần
trăm) trong ngành nông nghiệp của thành phố giai đoạn 1995-2004 cũng tăng
lên đáng kể.
Bảng 16: Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản 1995-2004
Năm 1995 2004
1.Nông nghiệp 83,7 68,2
-Trồng trọt 45,2 47%
-Chăn nuôi 29,1 40%
-Dịch vụ nông nghiệp 9,4 12%
2. Lâm nghiệp 4,4 2,3
3. Thủy sản 11,9 29,5
Nguồn: Cục Thống kê TP. HCM
Theo dự kiến đến năm 2010, trong nông nghiệp có sự dịch chuyển cơ cấu
từ trồng trọt sang chăn nuôi theo phương pháp tiên tiến. Chăn nuôi sẽ chiếm
36,17% trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Trong quá trình
dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi thì chăn nuôi heo
đóng một vai trò quan trọng.
Để hiểu được một cách sâu sắc và đầy đủ thực chất tình hình cung thịt heo
trong những năm qua và xu hướng sắp tới nhằm làm cơ sở cho việc định hướng
sản xuất và cung cấp thịt heo. Sau đây tôi sẽ lần lượt phân tích hệ thống chăn
nuôi heo, tình hình phát triển đàn heo…
2.4.1. Hệ thống chăn nuôi heo tại Tp. HCM
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thành phố đang nắm
giữ danh sách 134 đơn vị kinh doanh giống vật nuôi có chăn nuôi heo (danh sách
ở phần phụ lục), nằm rải rác tại các quận, huyện ven như: Củ Chi (66 đơn vị),
Hóc Môn (39 đơn vị), Bình Chánh (17 đơn vị), Gò vấp (5 đơn vị), Quận 12 (4 đơn
vị), Thủ Đức (2 đơn vị) và Quận 9 (1 đơn vị). Tuy nhiên, số đơn vị thực tế không
dừng lại ở con số 134, ngành nông nghiệp không thể nắm hết tất cả, đặc biệt là
những hộ chăn nuôi gia đình. Tại TP. HCM có ba hệ thống chăn nuôi cơ bản đó
là:
- Hệ thống chăn nuôi tập trung của nhà nước: Hệ thống này chiếm một
tỷ trọng nhỏ trong tổng đàn heo nhưng giữ một vai trò quan trọng trong việc duy
trì và phát triển đàn giống, cung cấp các nhu cầu về con giống, về dịch vụ kỹ
thuật.
- Hệ thống chăn nuôi heo thương phẩm gia đình: Hệ thống này thường
tồn tại dưới dạng các trang trại tư nhân, chăn nuôi theo ba hình thức sau:
• Nuôi heo nái, sản xuất heo con nuôi thịt
• Nuôi heo nái và nuôi heo thịt hổn hợp
• Nuôi heo thịt thương phẩm
Các trang trại chăn nuôi này tập trung chủ yếu tại các huyện ven như Bình
Chánh, Hóc Môn và Củ Chi. Quy mô mỗi trang trại từ 50 đến 100 nái sinh sản.
Có thể nói hệ thống chăn nuôi này được tổ chức theo lối sản xuất hàng hóa.
Nhiều trang trại đã biết liên kết với các trung tâm khoa học, viện, trường để áp
dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong khâu lai chọn giống, phòng trừ dịch
bệnh, tăng khả năng chế biến các sản phẩm làm ra.
- Hệ thống chăn nuôi nhỏ tại gia đình: Hệ thống chăn nuôi này hiện
chiếm tỷ lệ cao trong sản xuất nông nghiệp, quy mô chăn nuôi từ 1-2 nái và dưới
10 heo thịt. Con giống ở hệ thống này thường là con lai nuôi thịt được mua từ các
trại giống quốc doanh hoặc tự sản xuất. Đây là hình thức chăn nuôi nhỏ, chủ yếu
tận dụng nguồn thức ăn thừa và lực lượng lao động nhàn rỗi; sản xuất theo
phương pháp thủ công truyền thống, ít có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật,
công nghệ hiện đại vào chăn nuôi; nguy cơ dịch bệnh ở heo còn cao, gây thiệt
hại nhiều về kinh tế.
2.4.2. Tình hình phát triển đàn heo
Từ đầu thập niên 90 đến nay, cùng với chính sách mở cửa của chính phủ,
TP.HCM đã nhập nhiều giống heo ở nhiều quốc gia trên thế giới như Bỉ, Pháp,
Canada, Anh... để cải thiện sức tăng trưởng và năng suất thịt của đàn heo nền.
Vì vậy, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đã ngày càng được cải thiện. Số lượng heo
cũng tăng đều qua các năm.
Bảng 17: Một số chỉ tiêu kỹ thuật trong chăn nuôi heo
Tỷ lệ thay đàn nái và đực hàng năm
Cấp số nhân trong chọn lọc đàn hậu bị
Tuổi phối giống lần đầu
Tỷ lệ heo thịt và heo hậu bị chết và bị loại
Số lứa đẻ/nái/năm
Số heo đẻ ra 1 lứa
Trọng lượng bình quân lúc 63 ngày tuổi
Chỉ số tiêu tốn thức ăn cho heo thịt
50%
1,5
255 ngày tuổi (8,5 tháng)
3%
2 lứa
8 con
18kg
3,3kg/1kg tăng trọng
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tp. HCM
Đàn heo thành phố có hai đặc thù cơ bản khác với ngành chăn nuôi chung
của cả nước:
- Đàn heo có năng suất cao nhất trong cả nước. Hầu hết các gia đình chăn nuôi
ở các quy mô khác nhau đều chăn nuôi heo với con giống tốt.
- Đàn heo thuộc các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ khoảng 17% so với
tổng đàn. Đây là tỷ lệ cao nhất so với tất cả các tỉnh thành trong cả nước (gấp 10
lần so với bình quân chung).
Bảng 18: Đàn heo của Tp. HCM từ 1994 – 2004
Năm
Heo thịt
(con)
Heo nái
(con)
Heo nọc
(con)
Heo
(con)
Heo sữa dưới 2 tháng
tuổi
(ngoài tổng số)
1990 157.457
1994 147.548 31.573 1.166 180.287 52.667
1995 150.145 32.105 1.212 183.462 53.594
1996 146.983 35.669 1.123 183.775 57.070
1997 153.913 38.639 1.761 194.313 62.595
1998 154.609 33.827 1.715 190.151 54.462
1999 154.742 34.575 1.563 190.880 55.667
2000 171.353 37.935 2.431 211.719 61.075
2001 166.414 35.652 2.715 204.781 54.855
2002 172.978 35.901 2.576 211.455 57.795
2003 178.310 35.765 2.037 216.112 57.582
2004 182.534 37.310 1.287 221.131 60.815
Nguồn: Niên giám Thống kê hàng năm của Cục Thống kê Tp. HCM
Mặc dù hàng năm có tăng, đàn heo tại thành phố vẫn chỉ đáp ứng khoảng
10% lượng cầu của người dân.
Bảng 19: So sánh đàn heo thịt và lượng heo kiểm soát giết mổ tại Tp. HCM
2000 2001 2002 2003 2004
Đàn heo thịt (con) 171.353 166.414 172.978 178.310 182.534
Kiểm soát giết mổ (con) 1.620.000 1.906.000 1.785.000 2.528.000 2.495.000
Tỷ lệ đàn heo thịt/lượng
kiểm soát giết mổ 11% 9% 10% 7% 7%
Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê hàng năm của Cục Thống kê và Chi
cục Thú y Tp. HCM
2.4.3. Hệ thống chuồng trại
Ở thành phố hiện nay đa số các trại chăn nuôi quốc doanh được xây dựng
bởi tư nhân vào thập niên 60 nên hầu như giá trị đã được khấu hao hết vào chi
phí sản xuất. Do được xây dựng quá lâu, hệ thống chuồng trại này khá cũ kỹ,
chắp vá, mặt bằng chật hẹp, không đồng bộ, không có điều kiện để giải quyết
vấn đề môi sinh, môi trường một cách căn bản, nhất là không gian chuẩn để đảm
bảo yêu cầu về vệ sinh thú y theo quy định của Pháp lệnh Thú y. Hiện nay, do
chưa có những quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, tất cả
các trại chăn nuôi quốc doanh và phần lớn nông hộ đều không có hệ thống xử lý
nước thải. Nước thải chăn nuôi heo từ những trại công nghiệp hay nông hộ trong
khu vực có hệ thống cống rãnh thì chảy chung vào hệ thống thoát nước sinh hoạt
đô thị. Nước thải từ một số trại và nông hộ khác thì chảy vào các cánh đồng rau
muống, đồng cỏ, ao cá và các dòng kênh. Nước thải chưa được xử lý từ các đơn
vị chăn nuôi sau đó sẽ chảy vào hạ lưu sông Sài Gòn và Đồng Nai, gây ô nhiễm
môi trường.
2.4.4. Thú y
Các phòng xét nghiệm bệnh phẩm tọa lạc ở trung tâm thành phố và cách
các trại chăn nuôi tập trung chỉ khoảng 15-20 km. Trung tâm thú y vùng, phòng
xét nghiệm của chi cục thú y, viện Pasteur Sà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên Cứu Thị Trường Thịt Heo Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.pdf