MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
Lời mở đầu. 1
1. Mục đích đề tài. 2
2. Mục tiêu đề tài 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Giới hạn đề tài 2
5. Nội dung đề tài 2
6. Phương pháp nghiên cứu. 3
a. Phương pháp luận. 3
b. Phương pháp cụ thể. 4
PHẦN II: TỔNG QUAN 6
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DLST VÀ DLBV 6
1.1. DU LỊCH SINH THÁI. 6
1.1.1. Khái niệm chung. 6
1.1.2. Những nguyên tắc của DLST. 7
1.2. DU LỊCH BỀN VỮNG. 8
1.2.1. Khái niệm. 8
1.2.2. Mục tiêu của du lịch bền vững 9
1.2.3. Mười nguyên tắc du lịch sinh thái bền vững. 9
1.2.4. Để du lịch sinh thái phát triển bền vững. 10
1.2.5. Một số mô hình du lịch sinh thái bền vững. 11
1.3. TÌNH HÌNH DU LỊCH SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI. 16
1.3.1. Du lịch sinh thái ở Châu Á. 17
1.3.2. Du lịch sinh thái ở Châu Á – Thái Bình Dương. 17
1.3.3. Du lịch sinh thái ở Châu Âu. 18
CHƯƠNG II: VỊ TRÍ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TỈNH LÂM ĐỒNG. 19
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN. 19
2.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Lâm Đồng. 19
2.1.2. Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng. 19
2.1.3. Đà Lạt trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. 21
2.2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG. 21
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên. 21
2.2.1.1. Địa hình. 21
2.2.1.2. Thổ nhưỡng. 21
2.2.1.3. Khí hậu. 22
2.2.1.4. Thủy văn. 23
2.2.1.5. Môi trường sinh thái. 23
2.2.2. Tài nguyên nhân văn. 26
2.2.2.1. Về dân cư. 26
2.2.2.2. Các di tích lịch sử văn hóa. 28
2.2.2.3. Các lễ hội. 28
2.2.3. Quan điểm phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng 31
2.2.3.1. Quan điểm về phát triển du lịch 31
2.2.3.2. Quan điểm về vị trí ngành 32
2. 2.3.3. Quan điểm đồng bộ phát triển du lịch 32
2.2.3.4. Quan điểm cơ cấu kinh tế trong ngành du lịch 32
2.2.3.5. Quan điểm về đầu tư khai thác trong ngành du lịch 32
2.2.4. Mục tiêu phát triển. 33
2.2.4.1. Mục tiêu về kinh tế. 33
2.2.4.2. Mục tiêu văn hóa - xã hội. 33
2.2.4.3. Mục tiêu về môi trường. 33
2.2.4.4. Mục tiêu an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. 33
2.2.4.5. Mục tiêu hỗ trợ phát triển. 34
2.2.4.6. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010. 34
2.2.5. Các chiến lược phát triển du lịch. 34
2.2.5.1. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực. 34
2.2.5.2. Chiến lược sản phẩm du lịch. 35
2.2.5.3. Chiến lược về đầu tư du lịch. 35
2.2.5.4. Chiến lược về thị trường. 36
2.2.6 Hiện trạng ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng. 36
2.2.6.1. Thực trạng sự phát triển ngành du lịch tỉnh. 36
2.2.6.2. Về số lượng khách du lịch. 37
2.2.6.2.1. Khách du lịch quốc tế và trong nước. 37
2.2.6.2.2. Lao động trong ngành du lịch. 39
2.2.6.3. Hiện trạng cơ sở du lịch tham quan giải trí. 40
2.2.6.4. Cơ sở hạ tầng. 48
2.2.6.4.1. Giao thông. 48
2.2.6.4.2. Về thông tin liên lạc. 49
2.2.6.4.3.Về hệ thống cấp điện. 50
2.2.7. Đánh giá chung. 50
2.2.7.1. Mặt lợi thế. 50
2. 2.7.2. Mặt hạn chế. 51
CHƯƠNG III: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI TP. ĐÀ LẠT. 53
3.1. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THEO NGÀNH. 53
3.1.1. Quy hoạch các hoạt động kinh doanh du lịch. 53
3.1.1.1. Định hướng. 53
3.1.1.2. Quy hoạch phát triển các loại hình DLST. 53
3.2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THEO LÃNH THỔ. 55
3.2.1. Phân bố không gian du lịch. 55
3.2.2. Định hướng, quy hoạch khai thác và đầu tư phát triển ở từng
khu vực 56
3.2.3. Định hướng tuyến du lịch. 59
3.3. DU LỊCH SINH THÁI HỒ TUYỀN LÂM 60
3.3.1. Giới thiệu sơ lược về hồ Tuyền Lâm 60
3.3.2. Lịch sử hình thành 62
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI
TẠI KHU DU LỊCH HỒ TUYỀN LÂM THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. 63
4.1. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG DU LỊCH HỒ TUYỀN LÂM 63
4.1.1. Tài nguyên tự nhiên 63
4.1.2. Kinh tế 64
4.1.3. Văn hóa xã hội 66
4.1.4. Môi trường 68
4.2. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG 70
4.3. MỤC TIÊU CỦA VIỆC THIẾT KẾ MÔ HÌNH 72
4.4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH 73
4.5. MÔ HÌNH XÂY DỰNG 73
4.5.1. Tiêu chuẩn để xây dựng mô hình du lịch bền vững 74
4.5.2. Phân khu vùng 75
4.5.3. Phương thức quản lý 79
4.5.4. Hiệu quả áp dụng mô hình 87
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 90
5.1. KẾT LUẬN 90
5.2. KIẾN NGHỊ 92
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4677 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thiết kế mô hình du lịch sinh thái cho khu du lịch hồ Tuyền Lâm thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng theo hướng phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pongour, thác Đam B’ri, núi Lang Biang.
_ Trung tâm du lịch phía bắc bao gồm thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận. Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên có độ cao 1.500 m, khí hậu mát mẻ quanh năm, cách các đô thị lớn của vùng và khu vực không xa, giao thông thuận lợi. Đà Lạt có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông, bên cạnh đó là các công trình kiến trúc mang giá trị văn hóa - nghệ thuật cao, có sức hấp dẫn đối với du khách. Đà Lạt hiện có 1 sân gôn 18 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn có sức chứa trên 30.000 khách/ngày, trong đó có 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1 đến 5 sao. Đà Lạt được coi là trung tâm du lịch của Việt Nam và khu vực.
_ Trung tâm du lịch phía Nam gồm thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận: Bảo Lộc nằm trên cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh có độ cao 1.000 m, khí hậu ôn hòa, có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng, độc đáo rất thích hợp cho phát triển du lịch văn hóa. Tại đây còn có các khu di chỉ có giá trị phù hợp cho tham quan, nghiên cứu như khu di chỉ Phù Mỹ - Cát Tiên...
_ Các loại hình du lịch của Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng: Du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng, du lịch vườn, du lịch văn hóa - thể thao...
2.2.6.2. Về số lượng khách du lịch.
2.2.6.2.1. Khách du lịch quốc tế và trong nước.
_ Sau ngày giải phóng, việc ổn định an ninh, chính trị, cải tạo xã hội và tập trung giải quyết lương thực, thực phẩm cho nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền. Trong thời kỳ này, chủ trương ưu tiên mở rộng diện tích, phát rừng làm rẫy, phát triển lương thực đã làm cảnh quan ngày một xấu đi, các hồ bị bồi lắng, đường sá, điện nước,... ngày càng xuống cấp trầm trọng, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá, biệt thự bị tàn phá, lấn chiếm, đầu tư cho lĩnh vực du lịch không đáng kể.
_ Trong bối cảnh đó, ngành du lịch Lâm Đồng khó tránh được những khó khăn, hầu như không có hướng phát triển. Khách du lịch trong và ngoài nước vắng vẻ. Khách quốc tế đến Lâm Đồng chủ yếu là khách đến theo các hiệp định hợp tác trao đổi giữa Việt Nam với các nước, đặc biệt là các nước Đông Âu. Kinh tế của cả nước khó khăn, khách trong nước đến Lâm Đồng cũng hạn chế, chủ yếu công đoàn các cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể sử dụng quỹ phúc lợi để tổ chức cho cán bộ, công nhân viên đi nghỉ mát tập thể.
Bảng4: SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN LÂM ĐỒNG THỜI KỲ 1976 - 1985
Đơn vị tính: lượt khách
Năm
Tổng số
Trong đó
Khách nội địa
Khách quốc tế
1976
7.730
7.619
111
1977
13.810
13.639
171
1978
11.425
11.074
351
1979
17.780
17.350
430
1980
18.518
17.903
615
1981
20.121
19.082
1.039
1982
43.126
40.963
2.163
1983
50.971
48.156
2.815
1984
72.413
69.618
2.795
1985
104.785
101.531
3.254
Nguồn : Sở TM- DL Lâm Đồng và Công ty du lịch Lâm Đồng
_ Những năm 1985-1990 du khách đến tham quan Đà Lạt - Lâm Đồng ngày càng tăng. Hàng năm chỉ có từ 100 ngàn đến 150 ngàn lượt khách đến Lâm Đồng với tốc độ tăng 5-10%/năm, nhưng vào những năm 1994-1997, tốc độ gia tăng bình quân khoảng 32,8%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 69,6%, khách nội địa tăng19%. Khách quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng gồm nhiều quốc tịch, năm 2001, trong tổng số 85.000 khách quốc tế, người Pháp chiếm 23,1%, Đài Loan 13,8%, Mỹ 11,5%, Anh 6,8%, Hà Lan 6,5%, khách của các nước ASEAN không đáng kể.
_ Cuối năm 1991, dự án VIE/89/003 về “Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam 1991 - 2005” do Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ đã xác định Đà Lạt thuộc một trong bốn vùng du lịch của cả nước:
Bảng 5: SỐ LƯỢNG DU KHÁCH ĐẾN LÂM ĐỒNG (1996- 2005)
Đơn vị tính: lượt khách
Năm
Tổng số
Du khách
Nội địa
Quốc tế
1996
433.612
391.000
42.612
1997
460.874
411.000
49.874
1998
520.500
465.000
55.500
1999
656.493
598.000
58.493
2000
550.000
478.000
72.000
2001
705.120
620.120
85.000
2002
834.430
733.529
100.901
2003
880.000
762.950
117.050
2004
903.000
777.624
125.376
2005
1.100.000
1.084.541
154.549
Nguồn : Sở TM- DL Lâm Đồng và Công ty du lịch Lâm Đồng
2.2.6.2.2. Lao động trong ngành du lịch.
_ Qua điều tra khảo sát một số các nhà hàng tư nhân lớn và doanh nghiệp tư nhân, hộ tư nhân về vận chuyển một cách tương đối trong địa bàn tỉnh, thì lực lượng lao động trong ngành như sau:
_ Về số lượng: Đến cuối tháng 11/2004 toàn ngành có khoảng 1886 người trong đó nữ 912 người ( tỉ lệ 48.85%).
_ Nguồn lao động ngành du lịch chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động đang tìm việc ở tỉnh, chỉ bằng 0.75%. Lao động ít nhưng ngành đã đóng góp được 31% GDP của tỉnh.
_ Số lao động tập trung cao nhất là Công ty Du lịch Lâm Đồng, nay là Công ty chủ lực của tỉnh. Công ty có 900 lao động chiếm 47,30% lao động toàn ngành. Lao động nữ của công ty chiếm trên 50%.
_ Về chất lượng: Chỉ thống kê các doanh nghiệp lớn trong ngành chủ yếu doanh nghiệp nhà nước, đoàn thể. Theo số liệu tập hợp được, số người có trình độ đại học là 70 người chiếm 4.20% lao động trong ngành, trình độ trung cấp 82 người, chiếm 4.5% số lao động trong ngành. Trong số có trình độ đại học thì Công ty Du lịch chiếm 78%.
2.2.6.3. Hiện trạng cơ sở du lịch tham quan giải trí
2.2.6.3.1. Hồ Xuân Hương:
_ Nằm ở vị trí trung tâm thành phố Đà Lạt, được xem là một công viên trung tâm của thành phố, hồ Xuân Hương có độ cao 1.477m so với mặt biển, diện tích 38ha, đường vòng quanh hồ trên 5km.
Hình 4: Hồ Xuân hương
_ Hồ Xuân Hương ngày trước là một dòng suối. Người Pháp đặt tên hồ này là Grand Lac (Hồ Lớn). Năm 1953, ông Nguyễn Vỹ - Chủ tịch Hội đồng Thị chính Đà Lạt đổi tên hồ thành hồ Xuân Hương.
2.2.6.3.2. Hồ Than Thở:
_ Khởi thủy chỉ là một ao nhỏ, về sau người Pháp cho làm đập chặn nước tạo thành hồ và có tên Lac des soupirs, năm 1956 đổi tên thành hồ Than Thở. Từ năm 1975 đổi tên là hồ Sương Mai, đến năm 1990 sử dụng lại tên cũ là hồ Than Thở.
Hình 5: Hồ Than Thở
_ Hồ Than Thở cách trung tâm Đà Lạt khoảng 6km về phía bắc. Hồ nằm giữa rừng thông tĩnh mịch, không gian hoang vắng tạo cho hồ một nét buồn man mác, gần đấy có Đồi thông hai mộ với một truyền thuyết về một mối tình tan vỡ đã làm cho địa danh này thu hút du khách. Đáng tiếc, trong những năm 1980-1990, rừng thông cổ thụ quanh hồ đã bị tàn phá, những hàng thông non tuy đã được trồng lại nhưng không mang lại nét thâm u cô tịch xưa, lòng hồ bị bồi lắøng và thu hẹp vì các hoạt động nông nghiệp vùng thượng lưu, nước hồ không còn trong xanh.
_ Để khôi phục và bảo tồn thắng cảnh này, năm 1997, chính quyền đã cho phép Công ty Du lịch Thùy Dương, một doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh bỏ vốn đầu tư trồng rừng, nạo vét hồ, chống bồi lắng, xây dựng các khu vui chơi giải trí.
_ Năm 1999, hồ Than Thở được Nhà nước công nhận là danh thắng quốc gia để bảo tồn và phát triển.
2.2.6.3.3. Thung lũng Tình yêu:
_ Nằm về phía bắc và cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 3km, Thung lũng Tình yêu là một khu vực rộng trên 200ha, có hồ Đa Thiện, nhiều đồi thông, bãi cỏ đẹp. Trước đây, phía hạ lưu của hồ Đa Thiện có một thung lũng với những bãi cỏ mượt mà, là nơi có nhiều huyền thoại về tình yêu lãng mạn.
Hình 6: Thung Lũng Tình Yêu
_ Cảnh đẹp và nhiều huyền thoại làm cho du khách không thể không đến đây khi đến thăm Đà Lạt.
_ Năm 1999, Thung lũng Tình yêu được công nhận là một danh thắng quốc gia. Cũng trong năm này, một dự án đầu tư đã được chính quyền phê duyệt làm cho khu du lịch này phát triển hơn nữa với nhiều sản phẩm mang chủ đề tình yêu, phục vụ du khách tham quan.
2.2.6.3.4. Thác Cam Ly:
_ Thác nằm trên dòng suối Cam Ly, cách trung tâm thành phố 2km về hướng nam. Thác Cam Ly có rất nhiều truyền thuyết gắn liền với đời sống và các cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc bản địa. Trong quá khứ, đây là một thắng cảnh tuyệt đẹp với nhiều rừng cây bao quanh thác nước.
Hình 7: Thác Cam Ly
_ Gần đây, do dân số của Đà Lạt tăng, môi trường không được đảm bảo, nhất là các khu vực hai bên suối Cam Ly, suối Phan Đình Phùng đã làm ô nhiễm nguồn nước của thác. Nếu có dự án xử lý nguồn nước thải, thác Cam Ly sẽ trở lại thời kỳ vàng son trong quá khứ để phục vụ du khách.
2.2.6.3.5. Thác Pongour:
_ Cách Đà Lạt khoảng 50km về phía nam và cách quốc lộ 20 chừng 7km, thác Pongour huyền bí nằm giữa rừng sâu. Tiếng thác đổ như sấm động từ một vách đá tuyệt mỹ cao 30m.
Hình 8: Thác Pongour
_ Thác Pongour là một kỳ quan của thiên nhiên, phong cảnh xung quanh rất hoang dã. Vào tháng 11, 12 trong năm, thác nước như bị ngập chìm trong màu sắc rực rỡ của hoa cỏ núi rừng. Có nhiều huyền thoại gắn với thác nên hàng năm, vào ngày rằm tháng giêng, rất đông du khách đến đây dự lễ hội đầu năm, đến nỗi phải chen chúc nhau trên đường đi và ở những bãi đá hạ lưu của thác.
2.2.6.3.6. Thác Prenn:
_ Nằm ở chân đèo Prenn, cách Đà Lạt khoảng 10km, thác Prenn có độ cao khoảng 16m. Thành thác là những tảng đá lớn, vững chắc, ngay dưới vòm đá có chiếc cầu gỗ bắc ngang, du khách có thể qua cầu và ngắm nước từ trên cao đổ xuống như một bức màn kết bằng ngọc lóng lánh.
Hình 9: Thác Prenn
_ Với cảnh quan tự nhiên cùng với công viên hoa, cây cảnh được tạo ra ở đây, thác Prenn từ lâu đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của Đà Lạt.
2.2.6.3.7. Núi Lang Bian:
_ Núi Lang Bian còn có tên gọi là núi Bà hay núi Lâm Viên, nằm án ngữ như một tấm bình phông phía bắc, cách Đà Lạt 16km, đi qua xã Lát. Đây là ngọn núi lớn của khu vực Nam Trường Sơn, thực ra đây là một quần thể 5 ngọn núi nối tiếp nhau, núi cao nhất có độ cao 2.167m, đứng trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát toàn cảnh thành phố Đà Lạt, vào ngày đẹp trời có thể thấy biển Ninh Chữ (tỉnh Ninh Thuận).
Hình 10: Du khách đang chinh phục đỉnh Lang Bian
_ Có nhiều huyền thoại, truyền thuyết và tín ngưỡng của đồng bào dân tộc gắn với núi Lang Bian. Dưới chân núi, có những buôn làng người Lạch sinh sống với những nét văn hoá đặc thù hấp dẫn. Núi Lang Bian có địa hình đặc trưng của miền núi cao, có nhiều động thực vật, trong đó có nhiều loài đặc hữu rất thích hợp để phát triển du lịch leo núi, du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu,...
Ngoài các cảnh quan kể trên, Lâm Đồng còn có nhiều sông, thác, núi, hồ, rừng cây, đồng cỏ thảo nguyên,... có giá trị trong du lịch như: Vườn cấm Quốc gia Cát Lộc, các vùng rừng đặc dụng Bi Đúp, Bắc Lạc Dương, Bắc Lâm Hà, Đà Lạt, Đại Bình, khu săn bắn Đạ Sa - Đạ Chais, nhiều thác nước: Hang Cọp, Bảo Đại, Bảy Tầng, Cô Tiên, Liêng Trê Nha, sông Đồng Nai, sông Krông Knô, đèo Ngoạn Mục, đèo Chuối, Bảo Lộc, Gia Bắc, hồ Đạ Tẻh, Nam Phương, Tân Rai, Cam Ly Thượng, suối nước nóng Đạ Long,... Các tài nguyên này sẽ ngày càng được đầu tư, nâng cấp để phục vụ du khách trong nước và quốc tế.
2.2.6.3.8. Dinh I:
_ Với một lối kiến trúc cổ kính trang trọng, Dinh I nằm trong một khu vực rừng thông biệt lập, hoàn toàn yên tĩnh ở cuối đường Trần Quang Diệu, Đà Lạt.
Hình 11: Dinh I
_ Trước năm 1975, đây là nơi nghỉ mát của Tổng thống Ngô Đình Diệm và các nguyên thủ quốc gia của chế độ cũ.
2.2.6.3.9. Dinh II :
_ Được xây cất từ năm 1933, hoàn thành năm 1937, Dinh II là một tòa lâu đài tráng lệ, nằm trên ngọn đồi cao 1.539m. Trong thời Pháp thuộc, đây là "dinh thự mùa hè" của Toàn quyền Jean Decoux, dưới thời Ngô Đình Diệm là nơi nghỉ mát của Ngô Đình Nhu, sau đó là của Nguyễn Cao Kỳ.
Hình 12: Dinh II
_ Hiện nay Dinh II là nhà khách của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Dinh II là nơi du khách thích đến tham quan thưởng ngoạn cảnh đẹp, yên tĩnh nằm ngay trong trung tâm thành phố Đà Lạt.
2.2.6.3.10. Dinh III:
_ Dinh III là một dinh thự vô cùng trang nhã, nằm trong khung cảnh thơ mộng. Ở đây có một không khí vừa trang nghiêm vừa đầm ấm của khung cảnh hoàng gia xa xưa.
Hình 13: Dinh III
_ Dinh III trước kia là biệt điện của cựu hoàng Bảo Đại.
2.2.6.3.11. Thiền viện Trúc Lâm:
_ Được xây dựng từ năm 1993, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ phác thảo thiết kế.
Hình 14: Thiền Viện Trúc Lâm
Thiền viện được xây dựng trên ngọn đồi cạnh hồ Tuyền Lâm, kiến trúc vừa cổ truyền vừa hiện đại, hài hoà với phong cảnh chung quanh.
2.2.6.3.12. Khu di tích Cát Tiên:
_ Thánh địa Cát Tiên là một khu di tích quý hiếm còn sót lại trên đất nước ta, có ý nghĩa vô cùng to lớn để tìm kiếm quá trình hình thành các quốc gia ở Đông Nam Á sau khi vương quốc Phù Nam tan rã.
Các công trình kiến trúc có giá trị khác
_ Từ thời Pháp, kiến trúc Đà Lạt đã mang nét nghệ thuật đặc sắc. Các công trình kiến trúc được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XX, theo các phong cách Châu Âu, chủ yếu là phong cách Pháp, như ga xe lửa, trường Đại học, nhà Địa dư, các nhà thờ,...
_ Hiện nay, ở Đà Lạt có khoảng 2.000 biệt thự, mỗi biệt thự có những nét kiến trúc độc đáo riêng kết hợp hài hoà với cảnh quan thiên nhiên đã khiến cho Đà Lạt như một thành phố bảo tàng kiến trúc đa dạng, du khách đến thăm đều muốn tìm tòi, khám phá.
2.2.6.4. Cơ sở hạ tầng.
2.2.6.4.1. Giao thông.
Đường bộ
_ Hiện nay hệ thống đường bộ của Lâm Đồng tương đối dày và phân bố khá đều khắp trong tỉnh, cho phép các phương tiện giao thông có thể đến được hầu hết các xã và đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Nếu chỉ tính riêng các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện, đến nay mạng lưới đường bộ ở Lâm Đồng có tổng chiều dài 1.744km, trong đó tổng chiều dài:
Hệ thống quốc lộ (20, 27, 28) là 412,15km.
Hệ thống đường tỉnh là 346,25km.
Hệ thống đường huyện là 985,69km.
Đường hàng không
_ Sân bay Liên Khương có tổng diện tích 160ha, có khả năng tiếp nhận loại máy bay ATR 72 trọng tải 26 tấn và các loại tương đương lên xuống an toàn. Do nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng nên hiện nay hàng ngày đều có chuyến bay từ Đà Lạt đi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại.
Đường thủy
_ Giao thông trên sông Đồng Nai chỉ thực hiện được trên chiều dài khoảng 60km vào mùa khô và ở khu vực Cát Tiên là chủ yếu.
Đường sắt
_ Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt dài 84km được đưa vào khai thác từ năm 1932. Năm 1976, Bộ Giao thông – Vận tải đã tháo gỡ 21km đường ray trên tuyến đường này để khôi phục tuyến đường sắt Thống Nhất, từ đó tuyến đường này không còn hoạt động nữa và dần bị phá bỏ.
_ Hiện nay, ngành đường sắt đã khôi phục đoạn từ ga Đà Lạt đến Trại Mát dài 8km phục vụ du lịch.
2.2.6.4.2. Về thông tin liên lạc
_ Tính đến cuối năm 1994, Bưu điện Lâm Đồng đã hoàn thành trang bị hệ thống vi ba đến tất cả các huyện trong tỉnh và đạt tỷ lệ 1,16 máy / 100 dân (trong khi tính bình quân cả nước chỉ có 0,57 máy/ 100 dân).
_ Từ năm 1996, Bưu điện tỉnh mở rộng các tuyến cáp quang, đưa vào sử dụng mạng điện thoại di động ở một số vùng, máy nhắn tin trong toàn tỉnh.
_ Từ năm 1998, đã bắt đầu sử dụng Phone card và mạng Internet.
_ Năm 2005, tổng số máy điện thoại trên địa bàn tỉnh đạt 50.417 máy. Bưu điện tỉnh có 30 bưu cục khu vực, 10 bưu cục huyện, 1 bưu cục trung tâm và 41 điểm bưu điện văn hóa xã, 138/138 số xã, phường, thị trấn đã được trang bị điện thoại.
2.2.6.4.3. Về hệ thống cấp điện:
_ Trong những năm 1990 – 1996, Điện lực Lâm Đồng đã lắp đặt thêm 47.700 KVA máy biến thế trung gian và xây dựng vận hành hơn 400km đường dây cao thế, gần 100km đường dây trung thế, đưa tổng chiều dài đường dây các loại lên 1.581km.
_ Nguồn điện cung cấp cho Lâm Đồng lấy từ hệ thống điện lực miền Nam thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và được truyền tải từ nhà máy điện Đa Nhim và nhà máy thủy điện Suối Vàng là chủ yếu. Ngoài ra, tại Càn Rang, Bảo Lộc và Di Linh còn có các cụm máy Diesel hoạt động để chủ động đáp ứng một phần nhu cầu điện của khu vực.
_ Tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện trong tỉnh đạt 7,865 MW. Sản lượng điện phát ra năm 2005 đạt 28,081 triệu kWh.
2.2.7. Đánh giá chung:
2.2.7.1 Mặt lợi thế:
_ Tài nguyên du lịch tự nhiên của Lâm Đồng đa dạng và phong phú, được hình thành bởi đặc điểm tổng hợp của các yếu tố địa hình, khí hậu, rừng và các khu hệ động thực vật, thuỷ văn,… đã tạo ra cảnh quan đặc sắc với nhiều hồ, thác nước, đồi núi, rừng thông ngoạn mục.
_ Một số cảnh quan du lịch tự nhiên đặc sắc: Hồ Xuân Hương, Đan Kia – Suối Vàng, Tuyền Lâm, Than Thở, Thung lũng Tình yêu, Đa Nhim, thác Cam Ly, Đatanla, Prenn, Liên Khương, Gougah, Pongour, Đambri, Bobla, Li Liang, thác Voi, Pong Giang, đồi Cù, núi Lang Bian,…
_ Các di tích văn hoá lịch sử như Dinh I, Dinh II, Dinh III, khách sạn Palace, chùa Linh Sơn, Linh Phong, Thiền viện Trúc Lâm, nhà thờ Chánh toà, Cam Ly, Nghĩa trang Liệt sĩ, khu mộ cổ của dân tộc Mạ, khu di tích Cát Tiên, các lễ hội văn hoá dân gian như lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng,… là điểm hẹn của du khách trong nước và quốc tế.
_ Lâm Đồng là một vùng đất cổ, có cảnh quan địa mạo đa dạng, cấu tạo địa chất phức tạp với nhiều dân tộc anh em thuộc ngữ hệ Môn – Khơ Me và ngữ hệ Malayô – Pôlynêxia lần lượt đến sinh sống trên mảnh đất Nam Tây Nguyên này.
_ Vùng đất Lâm Đồng còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hóa, lịch sử của các dân tộc.
_ Trong nhiều năm qua, nhiều di tích lịch sử được quan tâm tiếp cận nghiên cứu, nổi tiếng nhất là khu di tích Cát Tiên.
_ Văn học dân gian khá phong phú nhưng văn học viết của Lâm Đồng còn hết sức non trẻ.
_ Nghệ thuật ở Lâm Đồng được hình thành trên nền văn hoá Việt, văn hoá các dân tộc thiểu số bản địa và một phần của văn hoá các tộc người thiểu số phía Bắc. Sự phối hợp giữa các yếu tố văn hóa này với nhau tạo thành nét riêng cho văn hóa Lâm Đồng nói chung và nghệ thuật nói riêng.
2.2.7.2. Mặt hạn chế:
_ Tài nguyên du lịch của Lâm Đồng và vùng phụ cận hết sức phong phú và đa dạng, cho phép phát triển nhiều loại hình du lịch, tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc sắc có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
_ Tuy nhiên trong thời gian qua tiềm năng du lịch của Lâm Đồng và vùng phụ cận chưa được khai thác một cách hợp lý. Nhiều tài nguyên còn chưa được đầu tư khai thác tương xứng với tiềm năng (như hệ thống hồ và cảnh quan rừng, hệ thống thác, cảnh quan sông Đồng Nai,…) nhiều tài nguyên lại bị khai thác quá tải (các đền chùa, các cảnh quan ở một số điểm du lịch ở Đà Lạt,…) gây nên sự mất cân đối trong khai thác. Ngoài ra chiến lược đầu tư tái tạo tài nguyên du lịch còn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng nhiều điểm du lịch bị xuống cấp, làm giảm tính hấp dẫn.
_ Đà Lạt tuy là một đô thị đã có hơn 100 năm phát triển và là một thành phố du lịch vào loại lớn ở nước ta hiện nay, tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được tốt và thiếu đồng bộ. Điều này đã ảnh hưởng đối vự phát triển của nhiều ngành kinh tế trong đó có du lịch. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của Đà Lạt nói riêng, của Lâm Đồng nói chung và của ngành du lịch trong những năm tới đây. Nhà nước cần quan tâm đầu tư phát triển hơn nữa cả về số lượng lẫn chất lượng hệ thống giao thông vận tải, mạng lưới cung cấp điện, cấp thoát nước và bưu chính viễn thông.
_ Đặc biệt Tỉnh cần xem xét ưu tiên đầu tư phục hồi đường sắt răng cưa tuyến Phan Rang – Đà Lạt và xây dựng tuyến cáp trep nối thác Prenn với Đà Lạt.
_ Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đã được phát triển ở Lâm Đồng trong những năm gần đây. Tuy nhiên tỷ lệ các khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn 4-5 sao còn thấp, hệ thống các điểm vui chơi giải trí, các điểm dịch vụ du lịch còn nghèo, chưa tương xứng với vị trí và yêu cầu phát triển của du lịch Lâm Đồng.
_ Ngoài ra, trừ một số cơ sở liên doanh du lịch lớn, nhìn chung chất lượng phục vụ và dịch vụ còn thấp do trình độ quản lý và nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên du lịch còn hạn chế.
Điều này đặt ra cho du lịch Lâm Đồng cần tập trung hướng những khả năng đầu tư phát triển du lịch vào những vấn đề còn tồn tại trên.
CHƯƠNG III: QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM ĐỒNG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010.
3.1. QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN THEO NGÀNH.
3.1.1. Qui hoạch các hoạt động kinh doanh du lịch.
3.1.1.1. Định hướng.
_ Phát triển ngành du lịch theo cơ chế chính sách mở, định hướng theo sự quản lý của nhà nước, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tỉnh nhà.
_ Có kế hoạch khai thác một cách đúng đắn, hợp lý các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn trong tỉnh nhằm tăng cường chất lượng, trao đổi học tập, giao lưu văn hóa, làm sao tạo các sản phẩm du lịch đa dạng thu hút du khách trong nước và quốc tế.
_ Hoạt động kinh doanh du lịch luôn luôn gắn liền với tổ chức quản lý, đảm bảo việc an ninh chính trị quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt phải nâng cao nhận thức bảo vệ văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc và đảm bảo môi trường sinh thái, môi trường xã hội theo phương châm “quản lý và phát triển bền vững”.
3.1.1.2. Qui hoạch phát triển loại hình du lịch
_ Trên cơ sở tiềm năng và tài nguyên du lịch mà xác định các loại hình du lịch phù hợp. Lâm Đồng, với những loại hình du lịch chủ yếu có thể tổ chức các loại hình sau:
_ Du lịch sinh thái: Khai thác khu du lịch Núi Voi – Đà Lạt, khu du lịch Hồ Tuyền Lâm – Đà Lạt, khu du lịch núi Lang Bian – Đà Lạt, khu du lịch rừng Nguyên sinh Pangpá - Lâm Hà, khu du lịch Damb'ri - Bảo Lộc, khu du lịch rừng Madagoui - Đạ Huoai, Rừng Quốc gia Nam Cát Tiên.
_ Du lịch văn hóa – xã hội: Tham quan,tìm hiểu tập quán văn hoá, sinh hoạt lễ hội của cộng đồng các dân tộc ít người cư trú trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
+ Xã Lát huyện Lạc Dương: Tìm hiểu về tập quán phong tục của các dân tộc: Chil, Lạch, Sré… vv.
+ Dự lễ hội đâm trâu, biểu diễn cồng chiêng, ca nhạc dân tộc tại Khu du lịch Langbiang.+ Tham quan làng Gà - K'long tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc K'ho.
+ Tham quan, tìm hiểu tập tục, tập quán canh tác, cư trú của dân tộc Chil tại làng dân tộc Darahoa.
+ Tham quan làng nghề thêu tay truyền thống: Đà Lạt Sử Quán, Tranh thêu Hữu Hạnh, Kỷ Vọng.
_ Du lịch vui chơi, giải trí, thể thao: Hiện nay còn hạn chế, cần khai thác gắn liền với khu du lịch cảnh quan tự nhiên. Đặc biệt kh