Luận văn Nghiên cứu, thiết kế mô hình hệ thống thông tin quản lý hội nghị của hệ thống bảo tàng thiên nhiên Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . v

LỜI CẢM ƠN .vi

MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ HỘI

NGHỊ KHOA HỌC. 4

1.1 GIỚI THIỆU VỀ BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM . 4

1.2 HOẠT ĐỘNG HỘI NGHỊ KHOA HỌC. 9

1.2.1. Hoạt động hội nghị khoa học nói chung . 9

1.2.2. Hoạt động hội nghị khoa học tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. 10

Tổ chức hoạt động. 10

1.3 QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỘI NGHỊ . 11

1.4 PHÂN LOẠI CÁC MÔ HÌNH HTTT QUẢN LÝ HỘI NGHỊ (ĐỀ XUẤT)

. 12

1.4.1 Hệ thống thông tin quảng bá hội nghị. 13

1.4.2 HTTT tuyển và chọn bài báo . 16

1.4.3 HTTT quản lý thông tin hoạt động hội nghị. 17

1.4.4. HTTT quản lý hỗ trợ tổ chức hội nghị. 18

1.5 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN. 19

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HTTT QUẢN LÝ HỘI NGHỊ. 20

1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

VỚI UML 2.0. 20

2.1.1. Tổng quan ngôn ngữ mô hình UML 2.0 . 20

2.1.2. Phân tích thiết kế hướng đối tượng với quy trình RUP và UML . 22

2.2 MÔ TẢ YÊU CẦU HTTT QUẢN LÝ HỘI NGHỊ TRÊN THIẾT BỊ DI

ĐỘNG . 24

2.3 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HTTT QUẢN LÝ HỘI NGHỊ TRÊN THIẾT BỊ DI

ĐỘNG. 27

2.3.2. Góc nhìn logic . 29

2.3.3. Góc nhìn tác vụ . 32

2.4 THIẾT KẾ GÓI ĐỊNH VỊ TRONG HỘI NGHỊ . 43

pdf73 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu, thiết kế mô hình hệ thống thông tin quản lý hội nghị của hệ thống bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tâm Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam và cứu hộ động, thực vật tại Miền Trung Việt Nam (xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) với diện tích ban đầu khoảng 17ha và đi vào hoạt động vào năm 2020 (giai đoạn 2 sẽ mở rộng lên hơn 200 ha). Đây sẽ là Trung tâm bảo tồn và cứu hộ các loài động, thực vật nguy cấp ở khu vực Miền Trung nói riêng, Việt Nam nói chung. Để bảo đảm lượng mẫu vật trưng bày cho Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Bảo tàng TNVN đang triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng Bộ sưu tập mẫu vật quốc gia về Thiên nhiên Việt Nam”. Dự án đã được Chủ 9 tịch Viện Hàn lâm KHCNVN phê duyệt từ năm 2011, gồm 35 dự án thành phần. Từ năm 2012 đến nay, Bảo tàng TNVN đã cùng các đơn vị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện 20 dự án thành phần, trong đó có 01 Dự án đầu tư phát triển, 8 DATP thuộc nguồn sự nghiệp khoa học trong đó đã có 05 DATP đã nghiệm thu cấp Quốc gia, 02 DATP sẽ nghiệm thu vào tháng 12/2020 và 01 DATP tiếp tục triển khai thực hiện trong năm 2021. 11 DATP thuộc nguồn sự nghiệp văn hóa với tổng số mẫu vật cam kết sưu tầm/thu thập theo thuyết minh và hợp đồng đã ký kết là khoảng 115.000 tiêu bản mẫu trưng bày và nghiên cứu. Đến năm 2020 đã có khoảng 80.000 tiêu bản mẫu được sưu tầm/thu thập theo tiến độ cấp kinh phí. Ngoài ra, Bảo tàng TNVN đang triển khai dự án đầu tư tăng cường tiềm lực cho công tác thu thập, xử lý, chế tác và bảo quản mẫu vật của Bảo tàng TNVN bằng nguồn vốn đầu tư phát triển. Với các dự án này, đến khi xây dựng xong công trình nhà Bảo tàng mới sẽ đảm bảo cung cấp được một lượng mẫu lớn cho trưng bày và nghiên cứu của Bảo tàng. 1.2 HOẠT ĐỘNG HỘI NGHỊ KHOA HỌC 1.2.1. Hoạt động hội nghị khoa học nói chung Việc tổ chức hội nghị hội thảo chưa bao giờ là một công việc đơn giản và dễ dàng, đòi hỏi người đứng ra tổ chức phải sáng tạo, cẩn thận và tinh tế thì hội nghị hội thảo mới có thể đạt kết quả tốt nhất gồm: Xác định mục tiêu của hội nghị hội thảo: Trước khi lên ý tưởng cho việc tổ chức hội nghị hội thảo thì người phụ trách cần xác định được mục tiêu của hội nghị hội thảo là gì: Hội thảo lấy ý kiến, Hội thảo chuyên đề, Hội thảo thường niên, Việc xác định đúng mục tiêu sẽ giúp quá trình lên ý tưởng và chuẩn bị hội nghị hội thảo không bị sai lệch. Xác định đối tượng khách mời của hội thảo: Sau khi xác định được mục tiêu của việc tổ chức hội nghị hội thảo thì cần xác định đối tượng khách mời của hội nghị hội thảo là ai để quyết định thiết kế, bố trí hội nghị hội thảo sao cho hợp lý nhất. Với các lãnh đạo cấp cao cần thiết kế cuộc hội thảo hội nghị trang trọng, uy nghiêm, kín đáo. Với các hội thảo xin ý kiến chuyên gia cần tiến hành một cách ấm cúng, vui vẻ, thoải mái, Sau khi xác định được mục tiêu là gì, đối tượng tham dự là ai thì chắc chắn ta đã biết được nội dung của cuộc hội thảo – hội nghị xoay quanh vấn đề gì. Điều ta cần chú ý ở đây là xây dựng thật tốt chủ đề chính và các chủ đề 10 liên quan cũng như quy mô, chương trình sơ bộ ban đầu để Hội thảo diễn ra một cách thành công tốt đẹp. 1.2.2. Hoạt động hội nghị khoa học tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Tổ chức hoạt động Bảo tàng TNVN thường xuyên tổ chức Hội thảo trong nước và quốc tế, tham gia Hội thảo quốc tế, Hội nghị của ICOM (International Council Of Museums), v.v., phối hợp với các đối nước ngoài tổ chức các cuộc triển lãm ảnh như: Triển lãm ảnh về Côn trùng Việt Nam (hợp tác với Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đại học Florence Ý năm 2010), Triển lãm ảnh về Rừng năm 2011; Triển lãm ảnh Nhịp đập Đa dạng sinh học Việt Nam – Đài Loan (hợp tác với Bảo tàng Quốc lập Đài Loan và Bảo tàng Hà Nội năm 2017-2018). Thành tích khoa học các năm Bảo tàng TNVN là đơn vị còn non trẻ, song đã có đội ngũ các nhà khoa học trẻ có chất lượng và trình độ chuyên môn cao, chủ trì được những đề tài, dự án khoa học quan trọng trong nước và quốc tế. Phòng Trưng bày tuy nhỏ, nhưng đã đón một lượng khách tham quan khá lớn. Khách tham quan thích thú với khu trưng bày về thiên nhiên, bước đầu Phòng trưng bày của Bảo tàng đã phát huy vai trò và giá trị của mình trong việc giới thiệu thiên nhiên đến với công chúng, là điểm đến hấp dẫn trong chương trình tham quan, học tập và trải nghiệm của nhiều trường phổ thông và đại học ở Hà Nội và lân cận. Trong tương lai không xa, bảo tàng TNVN sẽ có địa điểm mới, đủ lớn để có thể phục vụ công chúng thủ đô và cả nước đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Lãnh đạo Bảo tàng, cùng với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ bảo tàng, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam sẽ luôn là điểm đến nổi tiếng và hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế sau 13 năm triển khai hoạt động. Số hội nghị tổ chức hàng năm Hàng năm, Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thường tổ chức từ 15-20 hội thảo, hội nghị lớn, nhỏ. Trong đó với vai trò là đơn vị đầu hệ, Bảo tàng TNVN là đơn vị tổ chức chính hoặc đồng tổ chức các hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế. Bình quân, mỗi hội thảo, hội nghị có từ 60 - 80 đại biểu trong và ngoài nước với nhiều chủ đề khác nhau như địa chất, sinh học, thổ nhưỡng, sinh vật, nấm... Hội thảo tổ chức nhằm để thảo luận hoặc công bố những kết quả nghiên cứu khoa học của các tổ chức, cá nhân nhà khoa học. 11 Tại hội thảo khoa học, các chuyên gia, diễn giả sẽ trình bày các vấn đề và cùng thảo luận với những người có cùng chuyên môn. 1.3 QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỘI NGHỊ Việc tổ chức, quản lý các cuộc hội thảo, hội nghị thành một hệ thống còn gặp nhiều khó khăn, khó kiểm soát, quy trình thực hiện còn thủ công từ việc nhận báo cáo, lên chương trình khoa học chi tiết, kế hoạch đi lại và các dịch vụ liên quan như nhà hàng, khách sạn, điểm tham quan du lịch tại nơi tổ chức..,. Các Hội nghị, Hội thảo vẫn quản lý trên phần mềm thông dụng là word và excel. - Hồ sơ tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo vẫn thực hiện thủ công, lưu trữ trong các tệp tin riêng lẻ trên máy tính và trên tài liệu in ấn. Do đó, việc tương tác, giữ liên lạc cũng như đánh giá hiệu quả của hội thảo qua tương tác, lịch sử tham dự, lịch sử báo cáo là gần như không có. - Địa điểm tổ chức hội thảo, hội nghị trải dài trên nhiều tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Nhiều địa điểm tổ chức hội thảo, hội nghị cách xa nơi ăn, nghỉ của các đoàn đại biểu. - Hồ sơ hội thảo, hội nghị gửi cho các đại biểu bao gồm: giấy mời, nội dung chương trình, tờ rơi giới thiệu các đơn vị tham gia, tập các báo cáo, thông tin về địa điểm tổ chức, nơi ăn nghỉ của đại biểu đều được lưu trữ dưới dạng bản in. Các tài liệu này cồng kềnh, khó quản lý, các đại biểu thường xuyên bị thất lạc, khó tra cứu thông tin. - Đại biểu nước ngoài thì gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thống tin về các Hội thảo có liên quan trước đó. - Việc đăng ký hội nghị bằng phương pháp truyền thống (ký trên danh sách in sẵn), phát tài liệu mất nhiều thời gian, lộn xộn trong công tác tổ chức. - Dữ liệu về Hội nghị là thông tin metadata dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số và hình ảnh. Đây được coi là tài sản của cơ quan, chúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là cơ sở khoa học, vật chất cho các hoạt động hội nghị, hội thảo của Hệ thống Bảo tàng TNVN và chúng cần được lưu trữ thành một hệ thống CSDL hoàn chỉnh, đầy đủ, dễ tra cứu. Quy trình tổ chức hội nghị Bước 1: Xác định được chủ đề của hội nghị; Bước 2: Lên kế hoạch tổ chức hội nghị:  Mục đích, mục tiêu cần đạt được của buổi hội nghị; 12  Nội dung chính của hội nghị;  Địa điểm, thời gian tổ chức hội nghị;  Kinh phí dự trù cho việc tổ chức hội nghị;  Đơn vị tổ chức hội nghị;  Lên danh sách khách mời;  Chương trình của hội nghị. Bước 3: Chuẩn bị cho hội nghị:  Chuẩn bị không gian tổ chức hội thảo và đảm bảo đầy đủ trang thiết bị;  Chuẩn bị các dịch vụ đi kèm như teabreak, ăn uống, nghỉ ngơi, đưa đón;  Truyền thông cho sự kiện;  In ấn tài liệu;  Phát thư mời cho khách mời. Bước 4: Tổ chức hội nghị:  Đón tiếp khách mời và người tham dự hội nghị;  Điều phối hội nghị diễn ra theo đúng kịch bản sự kiện. Bước 5: Kết thúc chương trình hội nghị; Bước 6: Xử lý thông tin và đánh giá hiệu quả hội nghị dựa trên thực tế số người tham dự và ý kiến góp ý của chuyên gia, nhà khoa học cũng như kết quả hoạt động truyền thông về hội nghị. 1.4 PHÂN LOẠI CÁC MÔ HÌNH HTTT QUẢN LÝ HỘI NGHỊ (ĐỀ XUẤT) Để tổ chức hội nghị thành công đòi hỏi rất nhiều công sức của nhiều người và thời gian dài (thường là 01 năm) từ công tác chuẩn bị đến kết thúc. Do vậy, chúng tôi đã tìm hiểu và tóm lược bằng mô hình các công việc tổ chức, quản lý mà hệ thống thông tin hội nghị nói chung cần thực hiện như Hình 1.1: 13 Hình 1.1: Hình mô hình tổ chức Hội thảo Từ mô hình tổng thể trên, chúng tôi thầy rằng chưa có một hệ thống thông tin hiện có nào bao quát hết các các chức năng này. Theo chúng tôi, lý do là hệ thống trên được sử dụng bởi không chỉ nhiều về số lượng người sử dụng mà còn rất đa dạng nhóm người sử dụng, nên một HTTT bao quát hết sẽ rất khó quản trị. Do vậy, chúng tôi đã khảo sát và phân chia mô hình trên thành các HTTT nhỏ hơn, cho từng nhóm đối tượng người sử dụng như sau. 1.4.1 Hệ thống thông tin quảng bá hội nghị Khó khăn đầu tiên để tổ chức hội nghị là làm thế nào được nhiều người biết, gửi bài và tham gia hội nghị. Trước đây, mạng Internet đã có nhưng chưa phổ biến, phương thức truyền thông chủ yếu là liên hệ trực tiếp, gửi thư mời đến từng khách hàng, treo băng rôn, poster thông báo sự kiện, thông báo trên TV, báo, đài hoặc phát tờ rơi, Còn bây giờ, khi công nghệ trên internet ngày càng phát triển thì hoàn toàn có thể truyền thông Online. Vì vậy, tạo lập một website quảng bá sự kiện, truyền thông sự kiện là ưu tiên hàng đầu. 14 Cấu trúc HTTT quảng bá hội nghị Cấu trúc HTTT được thể hiện trên Website hội nghị thường có kiến trúc, cấu trúc cơ bản giống nhau vì về bản chất các hội nghị thường hoạt động theo khuôn mẫu giống nhau. Do vậy các chức năng của các hệ thống tương tự như nhau. Cấu trúc có thể mô tả như đồ hình phân ra như Hình 1.2 Hình 1.2: Bố cục chung thông tin trên website quảng bá hội nghị Bảng sau sẽ mô tả các công việc và thông tin liên quan Công việc Mô tả Các thông tin yêu cầu Giới thiệu  Ban Tổ chức và Ban chương trình (Organizer and committees);  Cơ quan tổ chức (Organizer);  Người tổ chức (Honorary Chair);  Ban Tổ chức (Organizing Committee);  Ban Chương trình (Program Committee);  Thư ký (Secrectary). Danh sách tên, chức danh, đơn vị công tác, số điện thoại, email 15 Công việc Mô tả Các thông tin yêu cầu Các đơn vị tài trợ  Chủ đề của hội nghị (Topics);  Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị (Date and venue);  Báo cáo mời (Invited speakers); Logo và giới thiệu về các đơn vị tài trợ Đăng ký  Đăng ký đại biểu (Registration);  Gửi tóm tắt báo cáo (Abtracts submission);  Visa/chỗ ở/đi lại (visa, acommodation, transportation);  Chương trình (Programme);  Đề nghị được hỗ trợ từ Ban tổ chức (Financial support); Danh sách đại biểu tham dự hội nghị (List of participants);  Ảnh (photos);  Liên hệ (Contact).  Tuyển tập Hội nghị (Proceedings); Bảng 1.1: mô tả các công việc và thông tin liên quan Các hệ thống TT hỗ trợ hiện có Có rất nhiều hệ thống hỗ trợ để xây dựng HTTT này một cách nhanh chóng trên nền tảng web mã nguồn đóng, mã nguồn mở. Trong đó, có thể phổ biến nhất là hệ thống Wordpress (Hệ thống phần mềm tạo dựng website). WordPress là một hệ thống quản lý nội dung phổ biến được sử dụng bởi hơn 80 triệu trang web và hoàn toàn có thể tùy chỉnh nhờ nhiều chủ đề và plugin. Chúng ta có thể tìm thấy các chủ đề quản lý hội nghị và sự kiện và xây dựng các trang web sự kiện. Wordpress có sẵn một số mẫu cho hội nghị, nên có thể dựng nên nhanh chóng và chi phí thấp, thay vì phải dựng từ đầu đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí. Tuy nhiên, mặc dù rất phổ biến và được đánh giá cao nhưng chúng ta phải chấp nhận một sự thật là Wordpress không dành riêng cho HTTT quảng bá hội nghị nên chúng ta phải cập nhật thủ công nội dung sự kiện như chương trình hội nghị và thông tin đại biểu báo cáo nhiều lần lặp lại. Do đó, vẫn cần có một HTTT quảng bá hội nghị chuyên biệt để cung cấp cho người xây dựng trang web nhiều mẫu. Hơn thế nữa, HTTT hỗ trợ nội dung có thể tái sử dụng, ví dụ: chương trình nghị sự, danh sách người phát biểu, và tự động cập nhật dựa trên thông tin sẵn có trong HTTT hội nghị. (Chúng tôi đang hợp tác với phòng Hệ chuyên gia và tính toán mềm của Viện CNTT để thực hiện ý tưởng này trong đề tài Cơ sở 2020.) 16 1.4.2 HTTT tuyển và chọn bài báo HTTT này sẽ được sử dụng để quản lý các tài liệu hội nghị do các tác giả gửi, mô tả như hình [1.3]. Mục tiêu chính của hệ thống này là cung cấp cho người dùng một nền tảng cụ thể để tổ chức hội nghị riêng. HTTT sẽ hỗ trợ người quản lý sự kiện trong việc tổ chức các bài báo hội nghị được gửi bởi các tác giả, chúng sẽ được xem xét, đánh giá (review) một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và có hệ thống. Ngoài ra, HTTT này cũng có thể thông báo cho các tác giả về thông tin mới của hội nghị sắp tới sẽ được tổ chức và nó sẽ cung cấp thông tin ngắn gọn về sự kiện này, khuyến khích tham gia các hội nghị vì sẽ tạo cơ hội cho các tác giả chia sẻ các bài báo hội nghị của họ. Hình 1.3: Biểu đồ người dùng tham gia Hình 4 sau là đồ hình các tác vụ chính cần thực hiện trong hệ thống thông tin này. 17 Hình 1.4: Biểu đồ mô tả tác vụ chính cần thực hiện Các hệ thống TT hỗ trợ hiện có Bảng dưới đây liệt kê một số HTTT hiện có và được sử dụng phổ biến và so sánh tính năng giữa chúng. Các HTTT có một số tính năng như quy trình đăng ký trực tuyến, nộp và xem xét, đánh giá các bài báo của các người nhận xét (reviewer) được chỉ định bởi hội nghị. Ngoài ra, chúng cũng có tính năng đánh giá báo cáo trực tuyến do các tác giả gửi, thông báo về các hội nghị sắp tới và quản lý sự kiện để dễ dàng cập nhật và cung cấp thông báo về các bài báo hội nghị được gửi bởi các tác giả và để phân công nhiệm vụ cho người kiểm tra hoặc người đánh giá dựa trên sở thích và chuyên môn của họ. Hệ thống Đăng ký Đánh giá Nộp và nhận xét Báo hội nghị tới Quản lý sự kiện Trao đổi IIUM có có có có có có EasyChair có có có không không có OpenConf có có có không không có IChair có có có không có có Bảng 1.2: Các HTTT hỗ trợ hiện có Các HTTT này cơ bản là đã gần hoàn thiện và đã, đang hỗ trợ rất nhiều cho nhà quản lý. 1.4.3 HTTT quản lý thông tin hoạt động hội nghị Khi một hội nghị diễn ra, người tham dự sẽ có rất nhiều thông tin cần ghi nhớ và theo dõi của hội nghị đó. Và nếu người đó tham gia nhiều hoạt động của hội nghị hay tham dự nhiều hội nghị cùng khoảng thời gian thì việc ghi nhớ thông tin và tránh sai sót hay lỡ lịch là rất dễ xảy ra. Do đó, cần có một HTTT quản lý và cung các thông tin tập trung, có những chức năng như sau 18 - Chức năng Ban tổ chức: cung cấp thông tin về các nhà tổ chức hội nghị. Nó bao gồm các mô tả về tổ chức, nhà tài trợ, ban tổ chức, ban chương trình, v.v. - Chức năng Người trình bầy: cung cấp thông tin về người thuyết trình và các thông tin liên quan. - Chức năng Chương trình: cung cấp toàn bộ về các ngày, sự kiện và lịch trình quan trọng của hội nghị. - Chức năng bản đồ: Tìm hiểu về khu vực tổ chức hội nghị bằng cách sử dụng bản đồ tương tác. - Chức năng Bài báo: cung cấp thông tin về các bài báo dưới dạng các tóm tắt và có liên kết đến các phiên bản đầy đủ cuối cùng để truy cập trực tuyến. - Chức năng Địa điểm: giới thiệu những điểm đến có liên quan đến hội nghị - Các chức năng khác cụ thể như:  Hỗ trợ đăng ký hệ thống;  Hỗ trợ người tham gia đăng ký tham dự (check in);  Khảo sát sự hài lòng;  Tùy chọn cài đặt chung của ứng dụng (ví dụ: ngôn ngữ, chọn bản đồ trực tuyến hoặc ngoại tuyến, cập nhật, v.v.). Các hệ thống TT hỗ trợ hiện có Hiện tại, các hội nghị thường lưu các thông tin này trên cùng một website với hệ thống quảng bá. Tuy nhiên, thông tin thường không đầy đủ chức năng, khó tra cứu và đặc biệt khó khăn khi người tham dự liên tục phải di chuyển từ xa đến hội nghị. Nên đã có một số phần mềm được thiết kế trên thiết bị di động như EventsCNC, INFO@HAND, Số lượng phần mềm còn ít và chưa thực sự được nhiều người biết đến, còn ở Việt Nam chưa có. (Luận văn này sẽ thực hiện phân tích thiết kế hệ thống này) 1.4.4. HTTT quản lý hỗ trợ tổ chức hội nghị Ngoài ra, để tổ chức một hội nghi thành công, đơn vị tổ chức phải quản lý rất nhiều thông tin khác như nhân sự, tài chính, trang thiết bị, dịch vụ hỗ trợ. Cụ thể gồm các HTTT dưới đây. - Quản lý nhân sự; 19 - Quản lý đào tạo; - Quản lý kế toán; - Quản lý CSVC, trang thiết bị; - Quản lý dịch vụ hỗ trợ đón tiếp; - Quản lý hội nghị trực tuyến (nếu có). 1.5 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN Từ mô hình đưa ra ở trên, luận văn có mục tiêu là phân tích thiết kế HTTT quản lý thông tin hoạt động hội nghị trên thiết bị di động để: - Có tất cả các thông tin quan trọng cho một hội nghị: chương trình họp, đồ hình không gian tổ chức hội nghị, thuyết trình, áp phích, bài báo, tài liệu, bản đồ địa phương mọi thông tin cần ghi nhờ được lưu trữ trên điện thoại. - Tất cả thông tin có thể tìm thấy hoặc tự động nhắc nhở trên thiết bị và được cập nhật tự động, qua mạng không dây. Người tham dự có thể chủ động lựa chọn các phiên họp có lợi ích nhất cho họ, giúp xây dựng lịch trình. - HTTT có thể tự động nhắc nhở khi có sự thay đổi lịch trình, phòng, Do vậy, luận văn có các nội dung chính như sau: - Tổng quan hệ thống quản lý Hội nghị khoa học - Phân tích, thiết kế HTTT quản lý Hội nghị. - Thiết kế DEMO giao diện mobile quản lý Hội nghị. Tiếp theo, Chương 2 cách tiếp cận phân tích thiét kế bằng ngôn ngữ mô hình UML 2.0. Và phân tích thiết kế về hệ thống thông tin. Chương 3 sẽ trình bầy về thiết kế demo giao diện mobile quản lý hội nghị. 20 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HTTT QUẢN LÝ HỘI NGHỊ 1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG VỚI UML 2.0 Phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng đã rất phổ biến nhiều năm này bởi vì phù hợp và dễ dàng chuyển giao từ ngôn ngữ mô hình sang ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Ngôn ngữ mô hình hóa được sử dụng phổ biến hiện này là UML (Unified Modeling language) và gần đây nhất là phiên bản 2.0, UML 2.0 được bổ sung nhiều ngôn ngữ cập nhật hơn để mô tả các kiến trúc phần mềm hiện đại như SOA (Service-oriented architecture) mà được sử dụng cho phát triển các hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) hay điện toán đám mây. Tuy nhiên, để xây dựng tài liệu phân tích thiết kế hoàn chỉnh, ngoài kiến thức cơ sở về hướng đối tượng, ngôn ngữ mô hình UML, thì nhà phân tích thiết kế cần có kiến thức và kinh nghiệm về các quy trình phát triển phần mềm như thác nước (Waterfall), Agile hay RUP thì mới phù hợp, gắn liền được với các đội phát triển. Tóm lại, để ra một bản thiết kế phần mềm đúng, nhà thiết kế cần phải có kiến thức đa dạng và kinh nghiệm nhất định. Do vậy, phần này, học viên sẽ tóm lược một số kiến thức cơ bản cần thiết để thực hiện trong luận văn. 2.1.1. Tổng quan ngôn ngữ mô hình UML 2.0 Mô hình hóa để làm gì? Mô hình là một sự đơn giản hóa của hiện thực. Nó là một mô tả đầy đủ của một hệ thống theo một khía cạnh/góc nhìn cụ thể. Chúng ta xây dựng các mô hình để có thể hiểu rõ hơn về hệ thống đang xây dựng. Chúng ta xây dựng các mô hình cho các hệ thống phức tạp vì chúng ta không thể nào lĩnh hội được tổng thể hệ thống. Mô hình hóa rất quan trọng vì nó giúp nhóm phát triển trực quan hóa, xác định, xây dựng, tài liệu hóa cấu trúc và hành vi kiến trúc hệ thống. Sử dụng một ngôn ngữ mô hình hóa tiêu chuẩn như UML, các thành viên khác nhau của nhóm phát triển có thể truyền đạt ý định của họ một cách rõ ràng với nhau. Sử dụng các công cụ mô hình hóa giúp dễ dàng quản lý các mô hình, cho phép ẩn hoặc hiển thị chi tiết khi cần thiết. Mô hình hóa cũng giúp duy trì tính nhất quán giữa các thành phần (artifact) về hệ thống: các yêu cầu, thiết kế 21 và lập trình. Nói tóm lại, mô hình hóa giúp cải thiện khả năng làm việc nhóm để quản lý độ phức tạp của phần mềm. Ngôn ngữ mô hình UML UML cung cấp một ngôn ngữ đồ họa để biểu diễn các mô hình nhưng cung cấp ít hoặc không có hướng dẫn về khi nào và như thế nào khi sử dụng các đồ hình này. Do đó, luận văn này tuân thủ theo quy trình phần mềm RUP (Rational Unified Process). RUP mô tả các loại thành phẩm (artifact) dự án cần thiết, bao gồm các đồ hình (diagram), và đưa chúng trong nội dung của một kế hoạch dự án tổng thể. Trong việc xây dựng một mô hình trực quan của một hệ thống, cần có nhiều đồ hình khác nhau để thể hiện các góc nhìn khác nhau của hệ thống. UML cung cấp các ký hiệu phong phú để trực quan hóa các mô hình. Các đồ hình chính sau đây, Hình 1.5:  Đồ hình tác vụ (Use-case diagrams): để minh họa các tương tác của người dùng với hệ thống  Đồ hình lớp (Class diagrams): để minh họa cấu trúc logic  Đồ hình đối tượng (Object diagrams): để minh họa các đối tượng và liên kết  Đồ hình thành phần (Component diagrams): để minh họa cấu trúc vật lý của phần mềm  Đồ hình triển khai (Deployment diagrams): để hiển thị ánh xạ phần mềm đến cấu hình phần cứng  Đồ hình hoạt động (Activity diagrams): để minh họa các luồng sự kiện  Đồ hình máy trạng thái (State Machine diagrams): để minh họa hành vi  Đồ hình tương tác (Interaction diagrams): gồm đồ hình Giao tiếp và Trình tự (Communication và Sequence diagrams) để minh họa hành vi. 22 Hình 2.1: Các đồ hình UML 2.0 sử dụng phân tích thiết kế hệ thống Đây không phải là tất cả các đồ hình UML mà chỉ là một mẫu đại diện. 2.1.2. Phân tích thiết kế hướng đối tượng với quy trình RUP và UML Mục đích của Phân tích và Thiết kế là:  Chuyển đổi các yêu cầu thành một thiết kế hệ thống.  Phát triển một kiến trúc mạnh mẽ cho hệ thống.  Điều chỉnh thiết kế để phù hợp với môi trường lập trình, và cho hiệu suất hệ thống. Quy trình Phân tích và Thiết kế có liên quan đến các quy trình RUP khác để xây dựng phần mềm.  Quy trình mô hình hóa kinh doanh (Business modeling): cung cấp hoạt động tổ chức cho hệ thống.  Quy trình Yêu cầu (Requirements): cung cấp đầu vào chính cho Phân tích và Thiết kế.  Quy trình kiểm tra: kiểm tra hệ thống được thiết kế trong quá trình Phân tích và Thiết kế. 23  Quy trình Môi trường (Environment): phát triển và duy trì các thành phẩm được sử dụng trong Phân tích và Thiết kế.  Quy trình quản lý: lên kế hoạch cho dự án và mỗi lần lặp (được mô tả trong Kế hoạch lặp). Hình 2.2: Mô hình RUP sử dụng để mô tả kiến trúc phần mềm Hình [2.2] là mô hình RUP sử dụng để mô tả kiến trúc phần mềm. Kiến trúc gồm nhiều nhiều phần cho những bên quan tâm khác nhau. Trên một dự án cụ thể, thường có nhiều bên liên quan, mỗi bên có mối quan tâm và quan điểm riêng về hệ thống sẽ được phát triển. Mục tiêu của mô hình là cung cấp cho mỗi bên liên quan một cái nhìn về hệ thống để phù hợp các mối quan tâm của họ. Để giải quyết các nhu cầu khác nhau này, RUP đã định nghĩa mô hình kiến trúc “4 + 1 view” (góc nhìn), Hình 2.3. Một góc nhìn kiến trúc là một mô tả đơn giản hóa của một hệ thống từ một khía cạnh cụ thể, bao gồm các mối quan tâm cụ thể và bỏ qua các thực thể không liên quan đến khía cạnh này. Góc nhìn là những lát cắt của các mô hình. Không phải tất cả các hệ thống đều yêu cầu tất cả các góc nhìn. 24 Hình 2.3: Các góc nhìn chính được sử dụng trong quy trình RUP View Trách nhiệm Mục đích Use case view (Tác vụ) Thiết kế hệ thống và người dùng cuối Mô tả Actor, use case và các yêu cầu khác Logical view (Logic) Thiết kế hệ thống Mô tả các liên kết và các gói, lớp, mô hình dữ liệu trong Use case Process view (xử lý luồng) Kỹ sư hệ thống Mô tả các yêu cầu nhiều luồng để tăng hiệu năng, tốc độ, hiệu xuất Implementation view (thực hiện lập trình) Lập trình viên Kiến trúc, thư viện, mã phần mềm Deployment view (triển khai) Kỹ sư Hệ thống Triển khai phần mềm, CSDL, Server, kết nối Bảng 2.1: diễn giải trách nhiệm và mục đích các góc nhìn 2.2 MÔ TẢ YÊU CẦU HTTT QUẢN LÝ HỘI NGHỊ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG Chúng tôi đã khảo sát qua các tài liệu các hội nghị đã được tổ chức tại Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã học hỏi hai phần mềm EventsCNC, INFO@HAND. Cả hai phần mềm này đã được phát triển khá phức tạp nhưng sẽ khó triển khai ở Việt Nam vì những đặc thù khác biệt và hoàn toàn bằng Tiếng Anh. Vì hệ thống dự định sẽ triển khai trên các thiết bị di động, nên các yêu cầu cũng được đặt ra phù hợp với m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_thiet_ke_mo_hinh_he_thong_thong_tin_quan.pdf
Tài liệu liên quan