Luận văn Nghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long

MỤC LỤC

 

Trang

Lời nói đầu

Chương I. Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

I. Khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh

2.1. Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp

2.2. Nhân tố con người.

2.3. Nhân tố về quản lý.

2.4. Nhân tố về kỹ thuật và công nghệ.

3. Những biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

II. Các quan điểm cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

III. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh.

1. í nghĩa của thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2. Nhiệm vụ của thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Chương II. Xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê để đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

I. Mục tiêu, yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu.

II. Xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê để đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1. Công thức tổng quát xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế (Q) và chi phí kinh tế (C).

2.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế (Q).

2.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chi phí kinh tế (C).

2.2.1. Chi phí tạo ra nguồn lực.

2.2.2. Chi phí sử dụng nguồn lực.

3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3.1. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động.

3.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản.

3.2.1. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

3.2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.

3.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.

4. Một số phương pháp phân tích hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

4.1. Phương pháp d•y số thời gian.

4.2. Phương pháp chỉ số.

Chương III. Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê đ• đề xuất để đánh giá, phân tích hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh ở Công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long.

I. Khái quát về công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long.

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

2. Quy mô, cơ cấu tổ chức của công ty.

3. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.

II. Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê đ• đề xuất để đánh giá, phân tích hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh ở công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long.

1. Phân tích các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh.

2. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động.

2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ.

2.3.1. Phân tích hiệu quả chung của TSLĐ

2.3.2. Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động

2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn.

3. Phân tích sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh theo ảnh hưởng của các nhân tố về sử dụng yếu tố sản xuất.

3.1. Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và số lao động bình quân đến GO và DT năm 1998 và năm 1999.

3.2. Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản và giá trị tài sản bình quân đến doanh thu và lợi nhuận.

3.2.1. Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định và giá trị tài sản cố định bình quân đến doanh thu và lợi nhuận.

3.2.2. Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TSLĐ và khối lượng TSLĐ bình quân đến doanh thu và lợi nhuận.

3.3. Phân tích ảnh hưởng hiệu suất tổng vốn sản xuất kinh doanh và khối lượng tổng vốn bình quân đến GO và lợi nhuận.

3.4. Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định, mức trang bị tài sản cố định cho lao động và tổng số lao động bình quân đến doanh thu năm 1998 và năm 1999.

3.5. Phân tích ảnh hưởng mức doanh lợi bình quân mỗi lao động và tổng số lao động bình quân đến lợi nhuận.

III. Một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long.

1. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty.

2. Một số kiến nghị.

Kết luận

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5402 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tốc độ tăng thu nhập bình quân phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động thì mới đảm bảo tái sản xuất mở rộng và nâng cao thu nhập của người lao động mới bền vững. Công thức: 3.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản. 3.2.1. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Chỉ tiêu hiệu suất (hay hiệu năng) TSCĐ : Công thức: Trong đó: + Q: là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh thường dùng GO, VA, tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá (G), tổng doanh thu thuần (DT). +: giá trị TSCĐ bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh. Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng giá trị tài sản cố định đầu tư cho sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng kết quả sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu suất hao phí TSCĐ : Công thức: Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết để tạo ra 1 triệu đồng kết quả sản xuất kinh doanh thì cần phải tiêu hao mấy triệu đồng giá trị tài sản cố định. Chỉ tiêu mức doanh lợi TSCĐ : Công thức: Trong đó: Ln là lợi nhuận kinh doanh (thường dùng tổng lãi thuần trước thuế và lãi thuần sau thuế). Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng giá trị tài sản cố định bình quân đầu tư cho sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng lợi nhuận. 3.2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. a. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chung của TSLĐ Chỉ tiêu hiệu suất (hay hiệu năng) TSLĐ : Công thức: Trong đó: Q là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất thường dùng G, DT. Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng giá trị TSLĐ bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng tổng doanh thu hay tổng doanh thu thuần. Chỉ tiêu mức doanh lợi tài sản lưu động (Rv) Công thức: Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng giá trị tài sản lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu triệu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu mức doanh lợi tổng doanh thu (): Công thức: Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng tổng doanh thu tạo ra trong kỳ thì có mấy triệu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu mức doanh lợi tổng doanh thu thuần (): Công thức: Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng tổng doanh thu thuần tạo ra trong kỳ thì có mấy triệu đồng lợi nhuận. b. Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Chỉ tiêu số vòng quay (hay số lần chu chuyển) của vốn lưu động (): Công thức: Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết trong kỳ vốn lưu động của doanh nghiệp quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần. Chỉ tiêu độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động (t): Công thức: Trong đó: N là số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết thời gian vật chất cần thiết để thực hiện một vòng quay vốn lưu động. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động : Công thức: Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết để tạo ra 1 triệu đồng tổng doanh thu thuần thì cần phải tiêu hao mấy triệu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu số vốn lưu động tiết kiệm (hay lãng phí) do tốc độ chu chuyển vốn nhanh hay chậm gây ra (): Công thức: =.DT1 (hay G1) hoặc: Trong đó: -DT1 (hay G1): tổng doanh thu thuần kỳ nghiên cứu (hay tổng doanh thu kỳ nghiên cứu). -t1, t0: độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. 3.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Như ta đã biết, kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu thời kỳ, vốn sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu thời điểm, nên để đảm bảo yêu cầu so sánh được thì vốn sản xuất kinh doanh phải được tính bình quân. hay =Vốn cố định BQ + Vốn lưu động BQ Chỉ tiêu hiệu suất (hay hiệu năng) tổng vốn: Công thức: Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng giá trị sản xuất (hay giá trị gia tăng hoặc tổng doanh thu). Chỉ tiêu mức doanh lợi tổng vốn (hay doanh lợi chung) : Công thức: Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng lợi nhuận. 4. Một số phương pháp phân tích hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4.1. Phương pháp dãy số thời gian. Phương pháp này dùng để phân tích xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian. Qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch rõ được xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời dự đoán được hiện tượng trong tương lai. Tuy nhiên trong bài viết này, ta chỉ sử dụng các chỉ tiêu của dãy số thời gian để phân tích sự biến động của hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu của dãy số thời gian gồm có: Mức độ trung bình theo thời gian. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối. Tốc độ phát triển. Tốc độ tăng (hoặc giảm). Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm). 4.2. Phương pháp chỉ số. Trong phân tích kinh tế doanh nghiệp, thống kê thường dùng hệ thống chỉ số tổng hợp. Hệ thống chỉ số tổng hợp được dùng để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành đối với một hiện tượng phức tạp, cho ta các thông tin mới về sự biến động của hiện tượng theo sự tác động của các nhân tố cấu thành đó. Như đã biết, các nhân tố hiệu quả có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh.Vì vậy, thông qua phương pháp chỉ số, ta thấy được việc sử dụng các yếu tố đầu vào nào là chưa có hiệu quả để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích biến động hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp như phân tích biến động của năng suất lao động bình quân do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn và mức trang bị vốn cho lao động... Ta theo các hướng phân tích sau đây: Giá trị sản xuất = Mức NSLĐ bình quân x Số lao động bình quân Doanh thu = Mức doanh thu bình quân mỗi lao động x Số lao động bình quân hoặc = Mức doanh thu trên mỗi đơn vị vốn SXKD x Khối lượng vốn tương ứng (hay từng bộ phận vốn) Lợi nhuận = Mức doanh lợi bình quân mỗi lao động x Số lao động bình quân (Lãi thuần) hoặc = Mức doanh lợi của vốn sản xuất x Khối lượng vốn tương ứng kinh doanh của từng bộ phận v.v... CHƯƠNG III. VẬN DỤNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÃ ĐỀ XUẤT ĐỂ ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CHẾ TẠO DẦM THÉP VÀ XÂY DỰNG THĂNG LONG. I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHẾ TẠO DẦM THÉP VÀ XÂY DỰNG THĂNG LONG. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long được thành lập ngày 26/8/1974 với tên gọi Công ty cơ giới 4 thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long, nhiệm vụ chủ yếu là: sản xuất, gia công cơ khí phục vụ thi công công trình cầu Thăng Long. Vốn của công ty chủ yếu là do nhà nước cấp. Khi công trình cầu Thăng Long sắp hoàn thành và để phù hợp với nhiệm vụ mới, ngày 19/12/1984 Bộ giao thông vận tải quyết định đổi tên công ty thành Nhà máy cơ khí 4. Với những nhiệm vụ của từng thời kỳ khác nhau, đến tháng 3/1993 nhà máy đổi tên thành nhà máy cơ khí Thăng Long. Năm 1997, lãnh đạo nhà máy thấy rằng tên nhà máy vẫn chưa bao quát được hết chức năng nhiệm vụ hiện nay, nên ngày 27/3/1997 nhà máy đổi tên thành nhà máy chế tạo dầm thép và kết cấu thép Thăng Long. Ngày 9/3/1998 Bộ giao thông vận tải đồng ý đổi tên nhà máy thành công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long là doanh nghiệp nhà nước, tự tổ chức sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng và được sử dụng dấu riêng. -Vốn kinh doanh của công ty (1/1/1992): 2260 triệu đồng. Trong đó:+Vốn cố định: 1581 triệu đồng. +Vốn lưu động: 679 triệu đồng Bao gồm các nguồn vốn:+Vốn ngân sách nhà nước cấp: 1567 triệu đồng. +Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 471 triệu đồng. +Vốn vay: 222 triệu đồng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: chế tạo kết cấu thép và dầm cầu thép, lắp đặt quản lý hệ thống điện 35KV, sản xuất và sửa chữa các loại thiết bị thi công công trình sản xuất, lắp đặt các thiết bị nâng, hạ, các loại cần trục chạy trên ray, xây dựng các công trình giao thông công nghiệp và sản xuất sản phẩm công nghiệp khác. Qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã tham gia thi công nhiều công trình trên phạm vi toàn quốc và cả nước Lào. Tất cả các công trình và sản phẩm của công ty đã thi công đều được đánh giá cao về chất lượng công trình và đảm bảo tiến độ của chủ đầu tư. Công ty không những bảo toàn được vốn mà còn làm cho vốn tăng thêm. Vốn kinh doanh của công ty đầu năm 2000 là 118.696 triệu đồng tăng 5152,04% so với năm 1992, trong đó vốn doanh nghiệp tự bổ sung là 3.465 triệu đồng tăng 635,67%. Giá trị sản xuất của công ty năm 1999 đạt 42.236 triệu đồng tăng 45,08% so với năm 1997 (là 29.112 triệu đồng), doanh thu năm 1999 đạt 37.536 triệu đồng tăng 51,99% so với năm 1997 (đạt 24.696 triệu đồng), lợi nhuận năm 1999 đạt 3.328 triệu đồng tăng 21,24% so với năm 1997 (đạt 2.745 triệu đồng). Thu nhập của người lao động ổn định và không ngừng được nâng lên. Thu nhập bình quân năm 1999 là 1.242 ngàn đồng/người/tháng. Công ty đã tạo được đầy đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ. Đồng thời, công ty còn nộp đủ thuế cho ngân sách nhà nước. Hiện nay, công ty còn đầu tư thêm một dây chuyền hiện đại cho công nghiệp chế tạo dầm thép và các sản phẩm về kết cấu thép được nhập từ Pháp với trị giá 63 tỷ đồng. Dây chuyền đã đi vào hoạt động nên công suất kết cấu thép của công ty rất lớn, rất đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với mọi sản phẩm, mọi lĩnh vực xây dựng công nghiệp cũng như dân dụng. Trong suốt thời gian qua, công ty đã được tặng huân huy chương các loại của các cấp, các ngành và cấp nhà nước. 2. Quy mô, cơ cấu tổ chức của công ty. Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long đều chiụ sự lãnh đạo thống nhất của ban giám đốc. Ban giám đốc chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống công nhân viên trong công ty. Trong ban giám đốc có một phó giám đốc đảm nhiệm công tác kinh doanh điều hành kế hoạch tác nghiệp hàng ngày và công tác nội chính; một phó giám đốc phụ trách việc điều hành sản xuất theo kế hoạch tác nghiệp, phụ trách công tác chất lượng kỹ thuật, công nghệ, đào tạo, bảo hộ lao động, sáng kiến, tiết kiệm, duyệt các luận chứng kinh tế đầu tư mua sắm và thanh lý tài sản thiết bị; một phó giám đốc có trách nhiệm giải quyết mọi việc về công tác đối ngoại, chuẩn bị sản xuất từ xa, thanh quyết toán công nợ và đôn đốc kiểm tra việc thực hiện và thanh lý các hợp đồng kinh tế, hoạt động sản xuất, xây dựng chiến lược sản phẩm của công ty, đồng thời quản lý điều hành tổ chức sản xuất và tìm thêm việc làm cho nhà máy dầm thép. Dưới ban giám đốc có 5 phòng ban, 4 phân xưởng và 3 đội với chức năng như sau: Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy công ty Phòng tổ chức điều hành: đây là một bộ phận tổng hợp từ các ban tổ chức cán bộ và hành chính quản trị. Nhiệm vụ của phòng là bố trí sắp xếp lại lao động trong công ty về số lượng, trình độ nghiệp vụ tay nghề từng phòng, ban, phân xưởng, đội. Phòng kinh doanh bao gồm điều độ, kế hoạch, tiền lương, vật tư và định mức. Phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm và soạn thảo các hợp đồng kinh tế trình giám đốc nhà máy ký. Xây dựng và điều độ kế hoạch tác nghiệp hàng ngày, xác định khối lượng hoàn thành hàng tháng cho các đơn vị để có cơ sở trả lương. Thống kê kế hoạch tuần, tháng, quý, năm báo cáo cho giám đốc và cấp trên. Soạn thảo các hợp đồng và thanh lý hợp đồng với khách hàng. Xây dựng giá sản phẩm và đảm bảo công tác cung ứng, thanh toán vật tư thiết bị, kỹ thuật và hàng hoá theo kế hoạch. Quản lý sổ sách, hoá đơn chứng từ, bảo quản vật tư hàng hoá. Đồng thời xây dựng quỹ tiền lương, chia lương, thưởng, xây dựng định mức lao động và cùng với các phòng ban chức năng khác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật đảm bảo cho việc chuẩn bị sản xuất và ký kết các hợp đồng kinh tế. Phòng kỹ thuật gồm có kỹ thuật và KCS có nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trinh công nghệ và phương án thi công công trình, kế hoạch đầu tư, xây dựng nâng cấp nhà máy và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác. Thiết kế các công trình, sản phẩm để phục vụ sản xuất nội bộ. Bóc tách các bản vẽ chi tiết để triển khai sản xuất và giải quyết các vướng mắc về kỹ thuật từ sản xuất yêu cầu. Xây dựng định mức vật tư kỹ thuật tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy cách từng mặt hàng trước khi bắt tay vào sản xuất. Đồng thời soạn thảo các đề thi, chấm thi nâng cấp nâng bậc cho công nhân hàng năm. Phòng tài chính kế toán: nhiệm vụ của phòng là chịu trách nhiệm trước giám đốc và công ty về công tác tài chính của công ty, theo dõi quá trình chi tiêu, tổ chức bộ máy kế toán và hạch toán toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty. Ban giá: có nhiệm vụ chủ yếu là tiếp cận với các chủ dự án để chuẩn bị các tài liệu dự thầu gồm lập hồ so tuyển, tổng hợp hồ sơ dự thầu, phối hợp với phòng kế hoạch, kỹ thuật và các bộ phận có liên qua để tham gia đấu thầu công trình. Biên dịch tài liệu thầu đồng thời lưu giữ, quản lý hồ sơ có liên quan đến công tác đấu thầu. Ban giám đốc cùng các phòng ban phối hợp hoạt động nhịp nhàng, mỗi phòng ban có nhiệm vụ riêng song có sự liên hệ mật thiết với nhau trong phạm vi chức năng quyền hạn của phòng ban mình. Dưới phòng ban là bộ phận sản xuất gồm 1 nhà máy, 3 phân xưởng và 3 đội. Quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh nội bộ của phân xưởng mình: bố trí công nhân từng tổ sao cho phù hợp với trình độ khả năng từng người, thường xuyên giám sát kỹ thuật cho công nhân viên. Như ta đã biết, sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào bộ máy quản lý. Bộ máy quản lý là nơi có thể nói đến sự quyết định tồn tại phát triển hay phá sản của một doanh nghiệp. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng, chỉ có một cấp lãnh đạo, các điểm chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho cấp trên theo lĩnh vực chức năng của mình. Do vậy, mô hình này kết hợp được ưu điểm của mô hình trực tuyến và mô hình chức năng: mỗi bộ phận chỉ nhận lệnh từ cấp trên duy nhất, các phòng ban tham mưu cho giám đốc về các nghiệp vụ chức năng của mình, giám đốc căn cứ vào các đề xuất đó để đưa ra các quyết định. Các phòng ban có chức năng thực hiện, theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quyết định đó. Với mô hình này, cơ cấu đơn giản, dễ vận hành, dễ theo dõi và kiểm tra. Đây cũng là mô hình đang được áp dụng rộng rãi ở nước ta. 3. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Trong những năm qua, do tình hình kinh tế đất nước có nhiều sự chuyển biến lớn nên đã góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay, được sự lãnh đạo của tổng công ty và các phòng ban tổng công ty hết sức giúp đỡ tạo điều kiện giao việc giao vốn để công ty ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống cho gần 500 cán bộ công nhân viên. Đặc biệt được tổng công ty đầu tư một dây chuyền hoàn chỉnh chế tạo dầm thép khẩu độ lớn với thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó công ty còn được các đơn vị trong và ngoài tổng công ty, các ban ngành, xí nghiệp ở mọi nơi đã tạo điều kiện giao việc và cấp vốn để công ty có đủ việc làm, đủ vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Công ty có một lực lượng đội ngũ công nhân viên tinh thông nghề nghiệp, đoàn kết, cần cù, từng bước đổi mới về cách nghĩ cách làm và có tinh thần quyết tâm xây dựng công ty vững mạnh. Năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nên nhiều công trình xây dựng cơ bản phải ngừng trệ. Do đó việc tìm kiếm việc làm rất khó khăn, kéo theo việc làm và đầu sản phẩm không ổn định hầu như ở dạng ăn đong hàng tháng, hàng quý, gây mất cân đối trong việc xây dựng và giao kế hoạch cho các phân xưởng. Hơn nữa, công việc đột xuất nhiều, đầu sản phẩm không ổn định, giá trị nhỏ nên sản lượng không cao, hiệu quả thấp. Thị trường cạnh tranh gay gắt, công trình có giá trị lớn thì cạnh tranh bằng đấu thầu. Qua các cuộc đấu thầu cho thấy giá trúng thầu giảm rất nhiều so với giá trần. Trong khi đó, những chi phí đầu vào về cơ bản là tăng như: vật tư, năng lượng, nhiên liệu...Đối với các công trình có giá trị nhỏ thì các tổng công ty, các ngành đều có cơ sở sản xuất và được bảo vệ bằng hàng rào trong ngành và trong tổng công ty. Vốn kinh doanh của công ty nhất là nguồn vốn chủ sở hữu quá nhỏ, nguồn vốn lưu động thì được ngân sách nhà nước cấp quá ít. Vì thế để đảm bảo việc làm cho người lao động, công ty phải đi vay vốn ngắn hạn của ngân hàng, tiền trả lãi vay ngân hàng lớn ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời, công ty mới đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất mới, hiện đại với nguồn vốn vay của ODA nên tiền trả lãi vay đã lớn lại càng lớn thêm. Năm 1999 do nhiều hạng mục công trình chưa được triển khai, cộng với bước đầu thực hiện luật thuế giá trị gia tăng với thuế suất 10% nên việc làm và đầu sản phẩm không ổn định. Về trình độ năng lực của cán bộ công nhân viên: khả năng giao tiếp và ngoại giao của một số phòng ban còn kém, nhiều cán bộ còn tránh trách nhiệm, không làm đúng chức năng của mình, không chủ động trong công việc nên hiệu quả thấp. Về tổ chức: trong điều hành còn chung chung, hời hợt, chưa sâu sát dẫn đến một số sản phẩm chất lượng chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. II. VẬN DỤNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÃ ĐỀ XUẤT ĐỂ ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CHẾ TẠO DẦM THÉP VÀ XÂY DỰNG THĂNG LONG. 1. Phân tích các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất kinh doanh là một trong các chỉ tiêu để tính được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp có đạt được hiệu quả kinh tế cao hay không thì điều trước tiên là doanh nghiệp phải làm ăn có lãi, các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh tăng lên, tiếp đó là xét đến việc sử dụng các chi phí kinh tế như thế nào. Để thấy được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua, thông qua các báo cáo tổng kết hàng năm ta có các chỉ tiêu giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, từ đó ta tính được các chỉ tiêu về dãy số thời gian nhằm cho mục đích đánh giá và phân tích. Bảng 1: Các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của công ty thời kỳ 1997-1999. (trang bên). Qua bảng số liệu trên, ta thấy: trong giai đoạn 1997 đến 1999 các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đều tăng. Đạt được thành công đó là nhờ công ty có định hướng đúng đắn mở rộng ngành nghề: vừa sản xuất công nghiệp, vừa thi công các công trình xây lắp; cộng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Về giá trị sản xuất: Tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 6.562 triệu đồng/năm hay tăng 20,45%/năm. Năm 1998 so với năm 1997 giá trị sản xuất tăng 8.432 triệu đồng hay tăng 28,96%; năm 1999 so với năm 1998 giá trị sản xuất tăng 4.692 triệu đồng hay tăng 12,5%. Giá trị tuyệt đối 1% tăng của giá trị sản xuất năm 1998 là 291,12 triệu đồng, năm 1999 là 375,44 triệu đồng và gấp năm 1998 là 1,29 lần. Như vậy, giá trị sản xuất của công ty có tăng nhưng tốc độ tăng ngày càng giảm dần. Về doanh thu: Doanh thu tăng bình quân 6.420 triệu đồng/năm hay tăng 23,28%. Năm 1998 so với năm 1997 doanh thu tăng 6.410 triệu đồng hay tăng 25,96%; năm 1999 so với năm 1998 doanh thu tăng 6.430 triệu đồng hay tăng 20,67%. Giá trị tuyệt đối 1% tăng của doanh thu năm 1998 là 246,96 triệu đồng, năm 1999 là 311,06 triệu đồng và gấp 1,26 lần so với năm 1998. Như vậy,doanh thu của công ty giai đoạn 1997-1999 là có tăng nhưng tốc độ tăng lại giảm dần. Về lợi nhuận: Lợi nhuận tăng bình quân 291,5 triệu đồng/năm hay tăng 10,11%. Năm 1998 so với năm 1997 lợi nhuận tăng 3,02% hay tăng 83 triệu đồng, năm 1999 so với năm 1998 lợi nhuận tăng 21,24% hay tăng 500 triệu đồng. Có được kết quả như vậy là do công ty đã đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất mới nhằm phục vụ kịp thời các công việc sản xuất và chế biến sản phẩm cho khách hàng. Giá trị tuyệt đối 1% tăng của lợi nhuận năm 1998 là 27,45 triệu đồng, năm 1999 là 28,28 triệu đồng và gấp 1,03 lần. Nhìn chung, kết quả sản xuất kinh doanh mà công ty đạt được đều tăng hơn so với năm trước. Tuy nhiên, để đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không thì ta phải xét đến lượng chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ có đem lại nhiều doanh lợi hay không. Ta thấy, tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận, tức là tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty không những giảm mà đã sử dụng chưa có hiệu quả yếu tố đầu vào. 2. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động. Lao động là một trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Việc sử dụng lao động như thế nào cho hợp lý là điều không dễ. Công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long hoạt động trên lĩnh vực công ngiệp và xây dựng nên khối lượng công việc nhiều, quá trình lao động phức tạp đòi hỏi đội ngũ lao động phải được chuyên môn hoá cao. Đồng thời, doanh nghiệp phải quản lý lao động cho phù hợp giữa khả năng, nhiệm vụ và trách nhiệm khi phân công lao động để tạo ra một lực lượng lao động phù hợp về số lượng, chất lượng, cũng như nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc. Theo báo cáo về tình hình sử dụng lao động của công ty trong thời gian qua, tất cả người lao động đều có đầy đủ công ăn việc làm. Điều này chứng tỏ công ty đã tạo được việc làm ổn định cho công nhân, khả năng huy động lao động svào sản xuất kinh doanh của công ty là tốt. Để thấy được những biến động về số lượng lao động của công ty ta xem bảng sau: Bảng 2: Lao động của công ty thời kỳ 1997-1999. Chỉ tiêu Năm Số lao động bình quân (người) Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn (người) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Tốc độ tăng (%) Tốc độ tăng bình quân (%) 1997 427 - - - 1998 448 21 104,92 4,92 3,79 1999 460 12 102,68 2,68 Qua bảng số liệu trên nhận thấy, lượng lao động của công ty tăng bình quân mỗi năm là 3,79% hay tăng gần 17 người. Năm 1998 số lượng lao động bình quân tăng 4,92% hay tăng 21 người và năm 1999 số lượng lao động tăng 2,68% hay tăng 12 người. Nhìn chung, số lượng lao động của công ty tăng lên không đáng kể. Hiện nay, nước ta đang chuẩn bị thực hiện chính sách giảm biên chế trong các doanh nghiệp nhà nước, đòi hỏi công ty phải rất chú trọng đến việc sử dụng sao cho có hiệu quả nhất, cũng như thúc đẩy người lao động phải nâng cao trình độ tay nghề hơn nữa. Bảng 3: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động bình quân của công ty thời kỳ 1997-1999. STT Chỉ tiêu Năm Lượng tăng (giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển (%) 1997 1998 1999 98so97 99so98 98/97 99/98 1 Doanh thu thuần (tr.đ) 24696 31106 37536 6410 6430 125,96 120,67 2 Lợi nhuận (tr.đ) 2745 2828 3328 83 500 103,02 117,68 3 Tổng quỹ phân phối cho lao động (hay quỹ lương) (tr.đ) 5375 6591 6854 1216 263 122,62 103,99 4 Số lượng lao động BQ (người) 427 448 460 21 12 104,92 102,68 5 NSLĐ BQ theo doanh thu (tr.đ/ng) 57,836 69,433 81,6 11,597 12,167 120,04 117,53 6 Mức doanh lợi theo lao động (tr.đ/ng) 6,429 6,313 7,235 -0,116 0,922 98,2 114,6 7 Thu nhập BQ tháng NLĐ (ngàn đồng) 1048,99 1226 1241,67 177,01 15,67 116,87 101,28 Qua bảng số liệu trên cho thấy: -Năng suất lao động bình quân theo doanh thu đều tăng qua các năm. Năm 1997 cứ bình quân mỗi người lao động thì tạo ra 57,836 triệu đồng, năm 1998 tạo ra 69,433 triệu đồng và năm 1999 tạo ra 81,6 triệu đồng. Như vậy, số doanh thu thuần được tạo ra tính trên một người lao động năm 1998 tăng 20,04% so với năm 1997 hay tăng 11,597 triệu đồng, năm 1999 tăng 17,53% so với năm 1998 hay tăng 12,167 triệu đồng. Mức doanh lợi bình quân theo lao động năm 1997 cứ một người lao động thì tạo ra được 6,429 triệu đồng lợi nhuận, năm 1998 tạo ra 6,313 triệu đồng lợi nhuận và năm 1999 tạo ra được 7,235 triệu đồng lợi nhuận. Như vậy, số lợi nhuận được tạo ra tính trên một người lao động năm 1998 giảm 1,8% so với năm 1997 hay giảm 0,116 triệu đồng và số lợi nhuận được tạo ra tính trên một người lao động năm 1999 tăng 14,6% so với năm 1998 hay tăng 0,922 triệu đồng. Thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 1998 đạt 1226 ngàn đồng tăng 16,87% so với năm 1997 (đạt 1048,99 ngàn đồng); năm 1999 đạt 1241,67 ngàn đồng tăng 1,28% so với năm 1998. Như vậy, nhờ sự đầu tư đổi mới thêm dây chuyền sản xuất hiện đại, cùng với việc mở rộng ngành nghề sản xuất nên công ty đã tìm kiếm được nhiều việc làm cho người lao động, do đó thu nhập bình quân tháng của cán bộ công nhân viên trong công ty năm 1998 so với năm 1997 tăng 177,01 ngàn đồng và năm 1999 so với năm 1998 tăng 15,67 ngàn đồng. Với mức thu nhập như hiện nay, người công nhân có thể đảm bảo được cuộc sống của mình. Ta thấy tốc độ tăng thu nhập nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động, tức là công ty đã đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp mình. 2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Như ta đã biết, tài sản cố đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long.doc
Tài liệu liên quan