LỜI CẢM ƠN .3
DANH MỤC BẢNG BIỂU .6
DANH MỤC HÌNH VẼ.7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.3
1.1. KHÁI QUÁT VỀ GẠCH KHÔNG NUNG.3
1.1.1. Phân loại gạch không nung.3
1.1.2. Vai trò của gạch không nung trong xây dựng .5
1.1.3. Thực trạng sản xuất gạch không nung trên Thế giới và Việt Nam.6
1.1.4. Những ưu điểm và hạn chế của gạch không nung hiện nay .9
1.2. NGUYÊN LIỆU SỬ DỤNG CHO SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG.11
1.2.1. Chất kết dính.11
1.2.2. Cốt liệu.12
1.2.3. Phụ gia khoáng .14
1.2.4. Các nguồn vật liệu khác.15
1.2.5. Nước cho sản xuất gạch không nung.15
1.3. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO GẠCH KHÔNG NUNG .16
1.3.1. Công nghệ sản xuất gạch bê tông bọt .16
1.3.2. Công nghệ sản xuất gạch bê tông khí chưng áp .18
1.3.3. Sản xuất gạch không nung từ đất đá thải.19
1.3.4. Sản xuất gạch không nung từ đá mạt.20
1.3.5. Sản xuất gạch không nung tự dưỡng .20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .21
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .21
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu .21
2.2.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế.22
30 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất gạch không nung từ nguồn phế liệu của nhà máy xi măng Trung sơn – Lương sơn – Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện vọng của nhân dân, tiết kiệm được thời gian và
tiền bạc, đem lại lợi ích cho xã hội.
Quá trình sản xuất gạch không nung không sinh ra chất gây ô nhiễm, không
tạo ra chất phế thải hoặc chất thải độc hại. Năng lượng sử dụng trong quá trình sản
xuất gạch không nung tốn ít hơn so với quá trình sản xuất các vật liệu khác.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, việc chọn và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
thử nghiệm sản xuất gạch không nung từ nguồn phế liệu của nhà máy xi măng
Trung Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình” là cần thiết và có ý nghĩa thực tế.
Mục tiêu của đề tài nhằm:
Xác định các chất thải rắn trong khai thác quá trình khai thác mỏ đá vôi Lộc
Môn và hoạt động sản xuất của nhà máy xi măng Trung Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh
Hòa Bình.
Chế tạo thử nghiệm gạch không nung từ các chất thải rắn của quá trình khai
thác nguyên liệu và sản xuất xi măng của nhà máy.
Tính toán chi phí và đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất gạch không
nung từ nhà máy.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ GẠCH KHÔNG NUNG
Gạch không nung là loại gạch xây dựng mà sau khi gia công định hình không
cần phải sử dụng nhiệt nung nóng đỏ viên gạch cũng tự đóng rắn đạt để các chỉ số về
cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước ... Độ bền của viên gạch không nung
được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần
kết dính của chúng. Bản chất của sự liên kết tạo hình trong gạch không nung là do
các phản ứng hoá đá xảy ra trong hỗn hợp tạo gạch, nhờ đó sẽ làm tăng dần độ bền
của gạch theo thời gian. Gạch không nung ở Việt Nam đôi khi còn được gọi là gạch
block/blốc, gạch bê tông, gạch block bê tông ...; tuy nhiên với cách gọi này thì không
phản ánh đầy đủ khái niệm về gạch không nung. Mặc dù gạch không nung được dùng
phổ biến trên thế giới nhưng hiện ở Việt Nam gạch không nung vẫn chiếm tỉ lệ thấp.
1.1.1. Phân loại gạch không nung
Hiện nay trên thị trường trong nước, gạch không nung thường được phân loại
và gọi tên riêng chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu và phụ gia chính sử dụng cũng
như công nghệ ép viên. Theo đó, có những loại gạch không nung sau [7]:
Gạch xi măng cốt liệu: Gạch xi măng cốt liệu còn gọi là gạch blốc (block),
được tạo thành từ xi măng và một trong số hoặc nhiều các cốt liệu sau đây: mạt đá,
cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất ... Loại gạch này thường có
cường độ chịu lực tốt (trên 80 kg/cm²), khả năng chống thấm và cách âm cách nhiệt
tốt, tỉ trọng lớn (thường trên 1.900 kg/m³, nhưng nếu tạo kết cấu lỗ thì sẽ có thể cho
khối lượng thể tích nhỏ hơn 1.400 kg/m³).
Đây là loại gạch được khuyến khích sử dụng nhiều nhất và được ưu tiên phát
triển mạnh nhất. Nó đáp ứng rất tốt các tiêu chí về kỹ thuật, kết cấu, môi trường,
phương pháp thi công. Loại gạch này dễ sử dụng, có thể dùng vữa thông thường để
gắn kết các viên gạch với nhau.
4
Gạch xi măng cốt liệu có tỉ trọng cao thường được sử dụng trong xây dựng
công trình cao tầng vì lý do chính là tạo đối trọng, kết cấu vững chắc với cường độ
cao. Với những công trình không cần đối trọng lớn, có thể dùng gạch xi măng cốt liệu
kết cấu lỗ có khối lượng thể tích nhỏ mà vẫn đảm bảo được độ bền, không nặng và
sự vững chãi cho công trình. Ví dụ: Những công trình cần sản phẩm gạch có cường
độ 75 kg/cm² với gạch đất nung phải dùng loại đặc tỷ trọng 1.800 kg/m³, nhưng nếu
dùng gạch không nung xi măng cốt liệu chỉ cần dùng loại kết cấu lỗ rỗng tỷ trọng
1.400 kg/m³ cường độ có thể đạt trên 100 kg/cm².
Gạch không nung bê tông nhẹ: Có hai dòng sản phẩm hình thành khi sản xuất
gạch không nung bê tông nhẹ tùy thuộc vào quy trình sản xuất và nguyên liệu, đó là
gạch bê tông nhẹ bọt (CLC - Cellular Lightweight Concrete) và gạch bê tông khí
chưng áp (AAC - Autoclaved Aerated Concrete).
+ Gạch bê tông nhẹ bọt (CLC): Sản suất bằng công nghệ tạo bọt, khí trong kết
cấu nên tỷ trọng viên gạch giảm đi nhiều (từ 350 kg/m3 có khả năng cách ly nhiệt
hoàn toàn đến 800 kg/m3), nên nó đã trở thành đặc điểm ưu việt nhất của loại gạch
này. Thành phành cơ bản: Xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt hữu
cơ hoặc vô cơ [14, 15]. Một số sản phẩm CLC của Việt Nam đã được kiểm định chất
lượng vượt TCXDVN: 2004 về cường độ chịu nén đối với tỷ trọng 800 kg/m3 (D800).
+ Gạch bê tông khí chưng áp (AAC): Được rất nhiều nước trên thế giới ứng
dụng rộng rãi với rất nhiều ưu điểm như thân thiện với môi trường, siêu nhẹ, bền, tiết
kiệm năng lượng hóa thạch do không phải nung đốt truyền thống, bảo ôn, chống cháy,
cách âm, cách nhiệt, chống thấm rất tốt so với vật liệu đất sét nung. Nó còn được gọi
là gạch bê tông siêu nhẹ vì tỷ trọng chỉ bằng 1/2 hoặc thậm chí là chỉ bằng 1/3 so với
gạch đất nung thông thường do kết cấu khí chiếm 80% thể tích viên gạch đó là lý do
nó có thể nổi trên mặt nước, cách âm vượt trội và cách nhiệt hay chống cháy tốt. Do
bề mặt viên gạch khá mịn nên khi xây xong tường thường không phải trát vữa mà bả
sơn luôn. Thành phành cơ bản của AAC cũng bao gồm: Xi măng, tro bay nhiệt điện,
cát mịn, vôi, nước và phụ gia tạo bọt [16].
5
Về độ chịu lực của gạch không nung bê tông bọt với gạch bê tông khí nếu có
cùng cường độ chịu lực (Mác) gạch bê tông bọt nặng 1000kg thì bê tông khí chưng
áp là 800kg.
Gạch bê tông nhẹ được sử dụng khá nhiều ở các công trình dân sự xây nhà hay
xây thêm tầng.
Các loại gạch không nung khác: Nguồn nguyên liệu để tạo ra các loại gạch
không nung khác sử dụng trong dân gian thường là xỉ than, đất đồi núi chất lượng
thấp, phế thải công nghiệp, phế thải xây dựng ... và phụ gia là vôi bột để tạo sự đông
kết, đóng rắn. Trong thực tế và tùy điều kiện kinh tế, người ta cũng có thể bổ sung
thêm xi măng để tăng độ bền cơ học của gạch. Công nghệ tạo viên thường là thủ
công, đổ khuôn và nén bằng tay hoặc nện chày gỗ nên các loại gạch này có độ chịu
lực yếu, lực nén thấp và độ hút nước cao. Ngoài ra, cũng có thể trực tiếp sử dụng một
số đá khoáng có sẵn trong tự nhiên để làm gạch như từ đá chẻ, đá ong, đá silicat
1.1.2. Vai trò của gạch không nung trong xây dựng
Theo Quyết định 1469/QĐ-TTg ngày 22/08/2014 về việc Phê duyệt Quy hoạch
phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,
việc đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung nói chung và
gạch không nung nói riêng có mức độ cơ giới hóa và tự động hóa cao, tiết kiệm năng
lượng, giảm ô nhiễm môi trường.
Định hướng đầu tư vật liệu không nung: Tiếp tục đầu tư mới và mở rộng các
cơ sở sản xuất vật liệu không nung để có tổng công suất thiết kế trên toàn quốc đạt
khoảng 6 tỷ viên quy tiêu chuẩn/năm. Giai đoạn 2016 – 2020, tiếp tục đầu tư mới và
mở rộng các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng không nung để đạt tổng công suất thiết
kế trên toàn quốc đạt khoảng 13 tỷ viên quy tiêu chuẩn/năm.
Gạch không nung, gạch nhẹ, có khả năng chống thấm, chống nóng, chống ồn,
không bị rêu mốc, ăn mòn bởi thời tiết. Quá trình sản xuất gạch không nung ít thải ra
khí độc hại, sử dụng ít nguyên liệu mà chủ yếu dùng phế thải làm nguyên liệu, giảm
chi phí, tiết kiệm nguyên liệu than.
6
Một trong những lợi thế lớn nhất của loại gạch này là nó cho phép người xây
dựng có thể thu nhỏ trước khi chúng được đặt lên tường. Nguy cơ co rút, nứt rất thấp
và có khả năng chịu nước tốt, giúp tăng năng suất ngành xây dựng.
So với gạch nung truyền thống, gạch không nung ưu việt hơn rất nhiều vì vốn
đầu tư ban đầu chỉ bằng 30 – 40% so với gạch nung lò tuynel và mặt bằng để phục
vụ sản xuất hoặc lưu kho chỉ bằng 1/5 so với gạch nung truyền thống (Trích “Vật liệu
không nung – Yếu tố cơ bản của ngành xây dựng xanh”, Báo Kinh tế và Dự báo –
Báo điện tử của Bộ kế hoạch và Đầu tư). Thời gian từ lúc viên gạch được sản xuất và
đưa vào sử dụng chỉ bằng 1/3 so với gạch nung. Điều quan trọng là yếu tố tiết kiệm
năng lượng và hiệu suất sử dụng dây chuyền thiết bị của gạch không nung cao hơn
hẳn. Được tích hợp nhiều yếu tố thuận lợi cộng với những nghiên cứu, thử nghiệm
dây chuyền công nghệ ngày càng được cải tiến nên giá thành sản xuất có thể cạnh
tranh so với gạch nung thông thường. Gạch không nung được ưu đãi về thuế và các
chính sách của Nhà nước. Đặc biệt, việc lắp đặt, tháo dỡ dây chuyền, thiết bị sản xuất
cực kỳ năng động, tiện dụng và nhanh gọn, có thể lắp đặt và sản xuất ở bất cứ đâu,
gần công trình xây dựng – từ đó giảm tối đa thời gian sản xuất và chi phí vận chuyển.
Dây chuyền, thiết bị sản xuất có thể lắp đặt ngay trong khu dân cư vì không ô nhiễm
môi trường và có thể sản xuất liên tục 3 ca/ngày. Viên gạch không nung có độ đồng
nhất cao và không biến dạng do không trải qua khâu nung nên tiết kiệm thời gian và
nâng cao năng suất lao động cho nhà thầu (giảm 1/3 thời gian, diện tích dây dựng và
giảm chi phí vật liệu gắn kết).
1.1.3. Thực trạng sản xuất gạch không nung trên Thế giới và Việt Nam
a. Xu hướng phát triển gạch không nung trên thế giới
Hiện nay các nước đã và đang phát triển đều xem sản xuất và sử dụng vật liệu
không nung là xu hướng tất yếu của xây dựng trong tương lai. Rất nhiều quốc gia trên
Thế giới đã có những chính sách riêng nhằm hỗ trợ cho việc phát triển loại vật liệu
thân thiện này dần thay thế vật liệu nung truyền thống.
7
Tại châu Âu và các nước phát triển ở châu Á, từ thập niên 60 của thế kỷ trước,
ngành sản xuất vật liệu không nung đã phát triển mạnh, đến nay đã gần thay thế hoàn
toàn gạch đất sét nung. Vật liệu không nung chiếm thị phần ngày càng lớn do chính
phủ nhiều quốc gia sớm có những chính sách hỗ trợ để loại vật liệu này có thể cạnh
tranh với vật liệu nung. Điển hình như Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm sản xuất,
sử dụng gạch đất sét nung ở 170 thành phố từ năm 2003. Thái Lan không ban hành
chính sách khuyến khích vật liệu không nung, nhưng quản lý chặt việc sử dụng đất
đai, do đó vật liệu nung có giá cao hơn rất nhiều vật liệu không nung. Bên cạnh đó,
yếu tố thị trường điều tiết khiến công nghiệp vật liệu không nung ở Thái Lan rất phát
triển, như bê tông nhẹ đã có cách đây 10 năm. Tại Ấn Độ, gạch không nung đang có
xu hướng trở thành vật liệu phổ biến thứ hai sau gạch nung, chiếm khoảng 24% tổng
vật liệu xây dựng.
Tại các nước phát triển, vật liệu không nung chiếm khoảng 60% tổng vật liệu
xây dựng, gạch đất sét nung chỉ chiếm khoảng 10 – 15%. Tại Mỹ, những chương
trình xây dựng xanh đang có chiều hướng tăng với tốc độ đáng kể do chính sách ưu
đãi và khuyến khích của chính quyền địa phương và liên bang, có tới 1/3 các công
trình xây dựng thương mại mới là các công trình xanh, hoàn toàn xây dựng bởi vật
liệu thân thiện với môi trường như vật liệu không nung. Trong 5 năm tới, hoạt động
xây dựng xanh của khu vực thương mại dự kiến tăng gấp 3 lần, trị giá tới 120 – 145
tỷ USD trong xây dựng mới (Trích “Vật liệu không nung: Cần thay đổi thói quen sử
dụng”, Báo xây dựng – Báo điện tử Bộ xây dựng).
b. Nhu cầu vật liệu không nung ở Việt Nam
Theo thống kê của Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, sau 4 năm thực hiện
chương trình theo Quyết định số 1469/QÐ-TTg (trước đây là 567/QĐ-TTg) về việc
Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030, tổng công suất thiết kế vào ba loại sản phẩm chính, gồm: Gạch
xi măng cốt liệu, gạch bê tông khí chưng áp (AAC) và gạch bê tông bọt đạt 6 tỷ viên
quy tiêu chuẩn (QTC), trong đó có 13 nhà máy sản xuất AAC, 17 nhà máy sản xuất
8
bê tông bọt, hơn 1.000 dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu công suất hơn 10
triệu viên QTC/năm và một số chủng loại VLXKN khác.
Để có được kết quả đó, trong thời gian qua, nhiều địa phương, doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất gạch ngói đã có nhiều nỗ lực trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất
và thực hiện các dự án VLXKN.
Ví dụ, trên địa bàn huyện Tây Sơn – Bình Định đã có 191 lò gạch, ngói nung
thủ công tháo dỡ, chấm dứt hoạt động (gồm 190 lò có công suất dưới 650 ngàn
viên/năm; 1 lò có công suất trên 650 ngàn viên/năm); trong đó có 147 lò nằm trong
khu dân cư, 44 lò nằm trong khu sản xuất tập trung và trong cụm công nghiệp
Tính đến thời điểm hiện tại, ở Bình Định đã có 16 dự án sản xuất gạch không nung
với tổng công suất hơn 250 triệu viên/năm, tổng vốn đăng ký đầu tư gần 50 tỉ đồng.
Trong số này đã có 3 nhà máy đi vào hoạt động, 12 dự án đang giải phóng mặt bằng
và triển khai xây dựng Theo kế hoạch, đến hết ngày 31/12/2016 sẽ chấm dứt hoàn
toàn hoạt động của các lò nung thủ công trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tại Quảng Ninh, một số công trình nhà chung cư cũng đang được doanh
nghiệp sử dụng khoảng 30% là vật liệu gạch không nung. Tòa nhà thương mại cao
18 tầng do Công ty LICOGI 18.1 (Bộ Xây dựng) thiết kế và thi công ở Thành phố
Hạ Long, theo các kỹ sư, từ tầng thứ 3 trở lên, đơn vị đã sử dụng toàn bộ vật liệu
ngăn tường bằng gạch không nung. Nhiều hộ dân ở huyện Đông Triều – Quảng Ninh
cũng đang có xu hướng xây nhà có sử dụng gạch không nung.
Gạch không nung hiện nay đã hiện hữu trên rất nhiều công trình trọng điểm,
điển hình như Keangnam Hà Nội, Landmard Tower, Habico Tower, Khách sạn
Horison, Hà Nội Hotel Plaza, sân vận động Mỹ Đình, làng Việt kiều Châu Âu,
Trước đó, các văn bản của Chính phủ, Bộ Xây dựng cũng quy định rõ, các
công trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sách đều phải sử dụng gạch không nung. Khu
đô thị loại 3, các công trình cao 9 tầng trở lên đều được khuyến cáo sử dụng ít nhất
30% gạch không nung.
9
Với kết cấu nhẹ, chống thấm tốt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hiện trạng
không có nguồn nguyên liệu đất sét để sản xuất gạch nung như hiện nay thì gạch
không nung có những ưu điểm không hề nhỏ so với gạch nung truyền thống. (Theo
“Tình hình sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung tại một số địa phương”,
Trung tâm thông tin – Viện Vật liệu xây dựng – Bộ xây dựng (VIBM)).
1.1.4. Những ưu điểm và hạn chế của gạch không nung hiện nay
Gạch không nung là sản phẩm hiện đại và ngày càng được sử dụng nhiều trong
xây dựng để thay thế cho những loại gạch thông thường khác. Gạch không nung có
nhiều ưu điểm vượt trội hơn gạch nung thông thường. Ở trên thế giới gạch không
nung được sử dụng rất nhiều, nhưng ở Việt Nam, từ năm 2014 trở lại đây, gạch không
nung mới bắt đầu nở rộ và dần khẳng định vị trí của mình trong ngành xây dựng.
a. Ưu điểm của gạch không nung.
Khi sản xuất gạch không nung, nguyên liệu không sử dụng đất nông nghiệp,
do đó không ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp để canh tác. Ngoài ra, quy trình
sản xuất gạch không nung không trải qua giai đoạn nung đốt, nên sẽ không sử dụng
đến nhiên liệu đốt, vì thế nên tiết kiệm được nhiên liệu, tránh được tình trạng phá
rừng tràn lan và không gây ô nhiễm môi trường.
Nguyên liệu để sản xuất gạch không nung hết sức phong phú, đa dạng như đất,
mạt đá, bột đá, cát vàng, xi măng, ... là nguồn nguyên liệu có ở hầu hết các tỉnh thành
trong cả nước.
Dây chuyền sản xuất gạch sử dụng ít công nhân, do các khâu hầu hết được tự
động hoá, điều này tiết kiệm được chi phí nhân công.
Khả năng chịu lực có thể đáp ứng theo nhu cầu sử dụng lớn. Gạch không nung
có thể chịu được lực với cường độ từ 30 – 40MPa trở lên (trong đó gạch nung chỉ đạt
≤ 10MPa). Đối với những công trình hoặc những vùng tường không yêu cầu cường
độ, việc sản xuất gạch không nung có thể thay đổi để giảm bớt lượng xi măng nhằm
giảm chi phí.
10
Gạch không nung có khả năng cách âm tốt, cách nhiệt tốt và chống thấm cao.
Điều này hoàn toàn phù hợp vào kết cấu của viên gạch và cấp phối vữa bê tông.
Kích thước gạch không nung có nhiều loại, tùy vào nhu cầu của khách hàng
để có thể sản xuất, có những viên có kích thước lớn, làm cho việc xây dựng trở nên
nhanh hơn, giảm được chi phí nhân công nhưng vẫn đạt được tiến độ nhanh hơn cho
công trình.
Có nhiều chủng loại, đa dạng về kích thước, nhưng khi sử dụng thì sử dụng
một kích thước chính và những chi tiết phụ, làm cho công trình đạt được tính thẩm
mỹ cao.
Ngoài ra, sử dụng gạch không nung thông thường để lát vỉa hè mang lại hiệu
quả cao. Trong quá trình thi công vỉa hè, dùng gạch lát không nung không cần phải
trát mạch, tiết kiệm được vật liệu, nhân công và giảm thời gian thi công cho công
trình, ngoài ra việc thoát nước cũng dễ dàng hơn. Vỉa hè sau khi lát gạch xong có thể
sử dụng được ngay lập tức mà không cần đợi. Lát vỉa hè bằng gạch này có thể thi
công được ở mọi thời tiết, kể cả trời mưa. Kiểu dáng, hoa văn, màu sắc viên gạch rất
đa dạng, tính thẩm mỹ cao.
b. Nhược điểm của gạch không nung.
Một số loại gạch không nung có tỷ trọng cao hơn so với gạch đất nung. Do sử
dụng một phần nguyên liệu là cát, đá làm nguyên liệu khiến cho nhu cầu khai thác
cát và đá tăng cao. Tuy trong quá trình sản xuất và thi công ít ô nhiễm nhưng các
nguyên liệu thứ phẩm như xi măng, bột nhôm, ... cũng ảnh hưởng tới môi trường.
Giá thành sản xuất một số loại gạch không nung vẫn cao hơn so với gạch nung
truyền thống. Hiện tại, gạch không nung mới gia nhập thì trường Việt Nam chưa lâu,
người dân chưa quen dùng.
Trên đây là một số ưu điểm và nhược điểm của gạch không nung, nhưng qua
đó ta thấy, gạch không nung chủ yếu mang lại nhiều ưu điểm hơn nhược điểm, vì thế
11
sử dụng gạch không nung sẽ là một lựa chọn tất yếu của vật liệu xây dựng cho tương
lai.
1.2. NGUYÊN LIỆU SỬ DỤNG CHO SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG
Về cơ bản, nguyên liệu cho gạch không nung có thể chia thành các loại: chất
kết dính, cốt liệu lớn (hạt có kích thước > 5mm), cốt liệu nhỏ (cát), phụ gia khoáng
(dạng bột), phụ hoa hóa học và nước [13].
1.2.1. Chất kết dính
Xi măng là loại chất kết dính phổ biến và được dùng nhiều nhất cho sản xuất
gạch không nung. Ngoài xi măng thì gạch không nung có thể sử dụng chất kết dính
hỗn hợp như xi măng – vôi, xi măng – tro bay, xi măng puzolan, [13].
Tại Việt Nam, loại xi măng chủ yếu được sử dụng cho sản xuất gạch không
nung là xi măng poóclăng hỗn hợp PC30 và PC40. Nếu sử dụng PC40 thì lượng xi
măng sẽ giảm và có thể tăng thêm các thành phần vật liệu khác như phụ gia khoáng,
cốt liệu. Sử dụng PC30 thì phải tăng lượng xi măng, nhưng phù hợp với các cấp phối
mà thành phần bột mịn ít, điều này làm tăng khả năng chống thấm của sản phẩm.
Ngoài ra loại xi măng PC40 cũng là loại xi măng thích hợp cho sản xuất gạch không
nung. Ưu điểm của xi măng PC40 là không bị pha trộn phụ gia khoáng trong quá
trình sản xuất nên mác xi măng thường cao, đặc biệt là thuận tiện khi thêm các thành
phần phụ gia khoáng, phụ gia hóa học khi thiết kế thành phần cấp phối vật liệu cho
bê tông.
Xi măng sử dụng cho gạch không nung cần đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn
Việt Nam hiện hành. Xi măng poóclăng hỗn hợp PC30 và PC40 phù hợp TCVN
6260:2009 và xi măng poóclăng phù hợp tiêu chuẩn TCVN 2682:2009, Khi sử
dụng xi măng dạng bao cần có biện pháp lưu kho phù hợp với tiêu chuẩn để xi măng
không bị xuống cấp, làm giảm chất lượng sản phẩm.
Tại một số nơi, chất kết dính cho sản xuất gạch không nung sử dụng xi măng
– vôi hoặc vôi – tro xỉ. Vôi sử dụng cần đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định (ví
12
dụ theo TCVN 2231), không nên sử dụng dạng vôi cục già lửa vì loại vôi này thường
có quá trình thủy hóa chậm nên dễ gây hiện tượng nở thể tích, làm nứt hoặc biến dạng
viên gạch [13].
1.2.2. Cốt liệu
Do giới hạn về kích thước và chiều dày của thành vách viên gạch nên các cơ
sở sản xuất gạch không nung sử dụng cốt liệu có Dmax thường nhỏ hơn 10mm, phổ
biến là 7mm, kích thước này tương đương với kích thước mạt đá thông thường. Về
nguyên tắc thiết kế cấp phối, cốt liệu cho gạch không nung cần được phối trộn cốt
liệu lớn (3 – 10mm) và cốt liệu nhỏ (cát nghiền hoặc cát tự nhiên) để hỗn hợp cốt liệu
có dải hạt liên tục [13].
a. Cốt liệu lớn
Về nguyên tắc, yêu cầu cốt liệu lớn cho gạch không nung cũng tương tự đối
với cốt liệu cho sản xuất gạch bê tông. Như vậy, theo TCVN thì cốt liệu lớn cho sản
xuất gạch không nung đáp ứng theo TCVN 7570:2006 “Cốt liệu cho bê tông và vữa
xây dựng”. Dưới đây là một số nguồn vật liệu sử dụng làm cốt liệu lớn, hoặc hỗn hợp
cốt liệu lớn và nhỏ cho sản xuất gạch không nung.
Đá dăm:
Trên thực tế, sản xuất gạch không nung thì cốt liệu lớn và cốt liệu nhỏ không
thể tách rời nhau. Các cơ sở sản xuất thường sử dụng đá mạt có cấp hạt nằm trong
khoảng 0 – 7mm. Đá mạt là loại vật liệu có cấp hạt nhỏ nhất thu được trong quá trình
sản xuất các sản phẩm đá dăm cho chế tạo bê tông. Nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm gạch, các cơ sở thường nghiền đá mạt để có kích thước đồng đều.
Xỉ gang và xỉ thép:
Xỉ gang và xỉ thép là nguồn vật liệu có thể làm cốt liệu cho gạch không nung.
Xỉ gang và xỉ thép là thải phẩm trong quá trình sản xuất gang và thép tương ứng.
Do đặc tính của xỉ gang và xỉ thép khác nhau, nên xỉ gang là loại vật liệu phù
hợp hơn cho việc sử dụng làm cốt liệu gạch không nung. Xỉ gang và xỉ thép khi được
13
tạo ra dưới dạng xỉ tảng khi muốn sử dụng làm cốt liệu cho bê tông cần qua quá trình
nghiền sàng để tạo ra cỡ gạt mong muốn. Đối với xỉ thép, do trong thành phần có thể
có chứa thành phần gây nở nên cần lưu ý kiểm soát chất lượng khi sử dụng.
Chất lượng xỉ gang và xỉ thép theo TCVN 7570:2006 và bổ sung them các chỉ
tiêu đánh giá về độ nở của cốt liệu khi sử dụng xỉ thép.
Phế thải xây dựng:
Phế thải xây dựng (PTXD) là các loại vật liệu từ phá dỡ, sửa chữa, cải tạo các
công trình xây dựng. Chúng chủ yếu bao gồm các loại vật liệu sau: bê tông, thép, các
loại gạch, vữa, kính, sứ vệ sinh, gỗ, nhựa, thạch cao, Trong PTXD thường lẫn các
tạp chất làm giảm chất lượng của bê tông xi măng đó là gỗ, nhựa, kim loại, vật liệu
bảo ôn, sơn, thạch cao, các loại vật liệu mềm, nhẹ, chất có hại,
Qua quá trình xử lý, tái chế với các công đoạn chủ yếu là nghiền, sàng, loại bỏ
các tạp chất, tạo ra cốt liệu tái chế có thành phần cốt liệu tương tự như cốt liệu nghiền
sàng từ đá tự nhiên. Do đó, PTXD thường được sử dụng làm cốt liệu thay thế một
phần hoặc toàn bộ cốt liệt đá dăm, cát cho sản xuất gạch không nung. Tuy nhiên, khi
thay thế toàn bộ cốt liệu tự nhiên thì cường độ sản phẩm sẽ giảm (khoảng 10 – 25%)
tùy thuộc vào chất lượng của cốt liệu tái chế. Do vậy, lượng xi măng sẽ tăng so với
dùng cốt liệu tự nhiên.
b. Cốt liệu nhỏ
Cát nghiền và cát tự nhiên:
Cát nghiền hoặc cát tự nhiên được sử dụng làm cốt liệu nhỏ cho sản xuất gạch
không nung. Tương tự bê tông thông thường, cát vàng có mô đun độ lớn từ 2,5 – 3,0
là loại tốt nhất cho gạch không nung. Tuy vậy, do hạn chế về nguồn cát, giá thành
cao nên loại cát vàng cho bê tông đang dần không còn được sử dụng trong nhiều cơ
sở sản xuất gạch không nung. Thay vào đó, các loại cát có mô đun độ lớn < 2,5 đang
là sự lựa chọn cho nhiều cơ sở sản xuất. Đặc điểm thuận lợi cho việc sử dụng cát hạt
14
mịn là gạch không nung không có độ sụt (không yêu cầu tính dẻo) nên sẽ giảm các
nhược điểm về tăng lượng dùng nước trộn.
Xỉ hạt lò cao:
Xỉ hạt lò cao là phụ phẩm của quá trình sản xuất gang trong lò cao. Xỉ hạt lò
cao có hình dạng và cỡ hạt gần giống với cát hạt thô (< 5mm).
Tro đáy nhà máy nhiệt điện:
Tro xỉ nhiệt điện được phân thành 2 loại: Tro bay và tro đáy. Trong đó, tro bay
là các hạt mịn, thu được tại bộ phận lắng động khí thải lò đốt than của các nhà máy
nhiệt điện. Tro đáy có thành phần hạt thô hơn, thu được tại phần đáy lò đốt than
nghiền hoặc than bột. Thông thường, trong một nhà máy nhiệt điện than thì lượng tro
bay thu được gấp 3 đến 5 lần lượng tro đáy.
Tro đáy có thể sử dụng làm cốt liệu nhỏ cho chế tạo gạch không nung hoặc
nghiền mịn làm phụ gia khoáng cho gạch không nung. Do khối lượng thể tíc tro đấy
khoảng 1,8 – 2,3 g/cm3 thấp hơn so với cát tự nhiên, nên sử dụng tro tro đáy thay thế
cát sẽ làm giảm khối lượng thể tích của viên gạch. Có thể sử dụng kết hợp tro đáy và
tro bay cho sản xuất gạch không nung.
1.2.3. Phụ gia khoáng
Khả năng sử dụng tro bay cho sản xuất gạch không nung: Tro bay có tính
puzolanic và khối lượng thể tích nhẹ nên tro bay thường được sử dụng làm phụ gia
khoáng và thay thế một phần cốt liệu cho gạch không nung. Ưu điểm của việc sử
dụng tro bay [13]:
Có thể giảm lượng dùng xi măng;
Có thể dùng chất kết dính là xi măng hoặc vôi hoặc phối trộn 2 loại với nhau;
Khối lượng thể tích của viên gạch giảm.
Khi sử dụng với vai trò phụ gia khoáng thì hàm lượng tro bay sử dụng thường
trong khoảng 15 – 30% khối lượng chất kết dính. Khi sử dụng với vai trò phụ gia
15
khoáng và thay thế một phần cốt liệu thì hàm lượng tro bay có thể tăng lên rất cao,
đến 70% của khối lượng viên gạch.
Tro bay cho sản xuất gạch không nung cần được kiểm soát chất lượng theo
tiêu chuẩn tro bay làm phụ gia khoáng cho bê tông, vữa và xi măng trong TCVN
10302:2014. Tro đáy làm cốt liệu cho gạch không nung cần kiểm soát thành phần cỡ
hạt theo tiêu chuẩn cát cho bê tông như TCVN 9502:2012. Tro bay và tro đáy d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01050003445_1_1888_2002859.pdf