MỤC LỤC
Nội dung Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu bệnh đái tháo đường 3
1.2. Định nghĩa 4
1.3. Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường 4
1.4. Biến chứng bệnh đái tháo đường 6
1.5. Rối loạn chuyển hoá lipid ở bệnh nhân đái tháo đường 10
1.6. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường 11
1.7. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam 14
Chương 2: ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu 17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu 17
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 17
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu 19
2.6. Vật liệu nghiên cứu 23
2.7. Xử lý số liệu 23
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 24
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn25
3.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường 36
Chương 4: BÀN LUẬN 39
KẾT LUẬN 56
KHUYẾN NGHỊ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5274 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Số trƣờng hợp (n) Tỷ lệ (%)
Làm ruộng 80 50,3
Cán bộ hưu 31 19,5
Cán bộ 26 16,4
Khác 22 13,8
Tổng 159 100,0
Nhận xét:
Số đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp làm ruộng chiếm tỷ lệ
cao nhất 50,3%.
50,3%
19,5%
16,4%
13,8%
Làm ruộng Cán bộ hưu
Cán bộ Khác
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Bảng 3.4. Thời gian phát hiện bệnh theo nhóm tuổi
Thời gian
Nhóm tuổi
< 1 năm 1 - 5 năm 5 năm
n % n % n %
< 40 5 3,1 10 6,3 1 0,6
40 - 49 12 7,5 18 11,3 1 0,6
50 - 59 8 5,1 43 27,1 5 3,1
60 - 69 4 2,5 21 13,2 6 3,8
70 6 3,8 11 6,9 8 5,1
Tổng số 35 22,0 103 64,8 21 13,2
Nhận xét:
- Thời gian phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm cao nhất, chiếm 64,8%.
- Nhóm tuổi 50 - 59 có thời gian phát hiện bệnh từ 1- 5 năm chiếm tỷ
lệ cao nhất 27,1%.
- Tỷ lệ phát hiện bệnh ở nhóm 5 năm có xu hướng tăng dần theo
độ tuổi.
64.8%
13.2% 22.0%
= 5 năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian phát hiện bệnh
Bảng 3.5. Một số triệu chứng lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu
Triệu chứng
Số trƣờng hợp
(n = 159)
Tỷ lệ (%)
Uống nhiều 121 76,1
Đái nhiều 120 75,4
Gầy sút cân 87 54,7
Ăn nhiều 66 41,5
Có đủ 4 nhiều 31 19,5
Mệt mỏi 127 79,9
Tê tay chân 74 45,5
Đau ngực 33 20,8
Mắt nhìn mờ 32 20,1
Tình cờ phát hiện 5 3,1
Nhận xét:
- Các triệu chứng cổ điển gặp với tỷ lệ tương đối cao: uống nhiều
76,1%; đái nhiều 75,4%; gầy sút cân 54,7%; ăn nhiều 41,5%.
- 19,5 % đối tượng nghiên cứu có đủ bốn nhiều trên lâm sàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Bảng 3.6. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biến chứng tính theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Có biến chứng Không biến chứng
n % n %
< 40 (n = 16) 9 56,3 7 43,7
40 - 49 (n = 31) 16 51,6 15 48,4
50 - 59 (n = 56) 36 64,3 20 35,7
60 - 69 (n = 31) 25 80,6 6 19,4
≥ 70 (n = 25) 24 96,0 1 4,0
Tổng số 110 69,2 49 30,8
Nhận xét:
- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có ít nhất một biến chứng là 69,2%.
- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biến chứng tăng theo nhóm tuổi; cao
nhất ở nhóm tuổi ≥ 70 (96%).
Bảng 3.7. Một số biến chứng theo thời gian phát hiện bệnh
Thời gian
Biến chứng
< 1 năm
(n = 35)
1 - 5 năm
(n = 103)
5 năm
(n = 21)
Tổng số
(n = 159)
n % n % n % n %
Tim mạch 13 37,1 40 38,8 11 52,4 68 42,8
Thận 13 37,1 38 36,9 12 57,1 63 39,6
Mắt 4 11,4 10 9,7 3 14,2 17 10,7
Thần kinh 2 5,7 14 13,6 6 28,6 22 13,8
Hô hấp 1 2,6 2 1,9 2 9,5 5 3,1
Da 0 0,0 3 2,9 3 1,4 6 3,8
Nhận xét:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Biến chứng gặp nhiều hơn là biến chứng tim mạch 42,8%, biến chứng
thận 39,6%; tỷ lệ các biến chứng cao hơn ở nhóm có thời gian phát hiện bệnh
≥ 5 năm.
Bảng 3.8. Tỷ lệ tăng huyết áp ở đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân
Phân
loại huyết áp
Số trƣờng hợp (n) Tỷ lệ (%)
Bình thường 74 46,5
Bình thường cao 23 14,5
Tăng huyết áp 62 39,0
Độ I 45 28,3
Độ II 11 6,9
Độ III 6 3,8
Nhận xét:
- Tỷ lệ tăng huyết áp ở đối tượng nghiên cứu là 39%.
- Tăng huyết áp độ I cao nhất, chiếm 28,3%.
46.5
14.5
39.0
0
10
20
30
40
50T lệ (%)
Bình thường Bình thường cao Tăng huyết áp
Phân loại THA
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tăng huyết áp ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.9. Chỉ số glucose máu trung bình ở đối tượng nghiên cứu
Đơn vị: mmol/l
Nhóm tuổi Glucose máu trung bình
(X ± SD)
< 40 8,6 ± 2,4
40 - 49 7,9 ± 3,2
50 - 59 8,3 ± 3,7
60 - 69 8,3 ± 2,6
70 7,1 ± 2,4
Chỉ số chung 8,1 ± 3,1
Nhận xét:
- Chỉ số glucose máu trung bình ở nhóm tuổi dưới 40 cao hơn các
nhóm tuổi khác.
- Chỉ số glucose máu trung bình của đối tượng nghiên cứu nằm ở mức
kiểm soát kém.
Bảng 3.10. Mức độ kiểm soát glucose máu theo tiêu chuẩn của WHO năm
2002 [5]
Mức độ
Số trƣờng hợp
( n = 159)
Tỷ lệ (%)
Tốt (4,4 - 6,1) 38 23,9
Chấp nhận (6,2 -7) 34 21,4
Kém (> 7) 87 54,7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Nhận xét:
- Mức độ kiểm soát glucose máu tốt chiếm 23,9%.
- Mức độ kiểm soát glucose máu kém chiếm tỷ lệ 54,7%.
Bảng 3.11. Mức độ kiểm soát glucose máu theo nghề nghiệp
Mức độ
Nghề nghiệp
Tốt Chấp nhận Kém
n % n % n %
Làm ruộng 15 9,4 15 9,4 50 31,4
Cán bộ hưu 15 9,4 5 3,2 11 6,9
Cán bộ 7 4,5 6 3,8 13 8,2
Khác 1 0,6 8 5,0 13 8,2
Nhận xét:
- Kiểm soát glucose máu mức độ chấp nhận và kém cao nhất ở đối
tượng nghiên cứu có nghề nghiệp làm ruộng (9,4% và 31,4%).
Bảng 3.12. Hàm lượng trung bình một số thành phần lipid máu
Chỉ số lipid máu X ± SD
Giới hạn bình thƣờng
(mmol/l)
Cholesterol toàn phần 5,3 ± 1,6 < 5,2
Triglycerid 2,5 ± 1,8 < 2,3
HDL - C 1,8 ± 1,2 > 0,9
LDL - C 2,9 ± 1,6 < 3,5
Nhận xét:
- Hàm lượng cholesterol toàn phần trung bình cao hơn giá trị bình thường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
- Hàm lượng triglycerid trung bình cao hơn giá trị bình thường.
- Hàm lượng HDL - C, LDL - C trung bình trong giới hạn bình thường.
Bảng 3.13. Tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu
Li pid máu
Giới hạn bệnh lý
(mmol/l)
Số trƣờng hợp
(n = 159)
Tỷ lệ
(%)
Cholesterol ≥ 5,2 79 49,7
Triglycerid ≥ 2,3 61 38,4
HDL - C ≤ 0,9 19 11,9
LDL - C ≥ 3,5 60 37,7
Rối loạn ít nhất một thành phần 122 76,7
Nhận xét:
- Số bệnh nhân có tăng cholesterol cao nhất, chiếm tỷ lệ 49,7%.
- Số bệnh nhân có giảm HDL - C gặp ít nhất (11,9%).
- Bệnh nhân có rối loạn ít nhất một thành phần lipid máu chiếm 76,7%.
Bảng 3.14. Hình thái rối loạn các thành phần lipid máu
Hình thái rối loạn
Số trƣờng hợp
( n = 159)
Tỷ lệ (%)
Đơn
thuần
Tăng Cholesterol 36 22,6
Tăng Triglycedid 11 6,9
Giảm HDL - C 9 5,7
Phối hợp
Tăng TC + tăng TG 40 25,2
Tăng TG + giảm HDL - C 7 4,4
Tăng TC, TG + giảm HDL - C 3 1,9
Nhận xét:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
- Rối loạn tăng phối hợp cholesterol và triglycerid cao nhất,
chiếm 25,2%.
- Rối loạn tăng triglycerid và giảm HDL - C là 5,7%.
- Rối loạn tăng cholesterol đơn thuần là 22,6%.
Bảng 3.15. Cách sử dụng thuốc hạ glucose máu ở đối tượng nghiên cứu
Cách sử dụng thuốc
Số lƣợng
(n = 159)
Tỷ lệ (%)
Insulin đơn trị liệu 10 6,3
Đơn trị liệu bằng thuốc uống
nhóm Sulfonylurea
11 6,9
Đơn trị liệu bằng thuốc uống
nhóm Biguanid
6 3,8
Phối hợp 2 thuốc uống
Sulfonylurea + Biguanid
97 61,0
Phối hợp thuốc uống + insulin 35 22,0
Nhận xét:
- Sử dụng phối hợp 2 loại thuốc uống hạ glucose máu cao nhất, chiếm
61%; 100% phối hợp 2 nhóm Sulfonylurea và Biguanid.
- Sử dụng thuốc uống đơn trị liệu 10,7%; insulin đơn trị liệu 6,3%.
Bảng 3.16. Cách sử dụng thuốc và mức độ kiểm soát glucose máu
Mức độ
Cách sử dụng
Tốt Chấp nhận Kém
n % n % n %
Insulin đơn trị liệu (n = 10) 0 0,0 1 10,0 9 90,0
Sulfonylurea hoặc Biguanid (n=17) 8 47,1 2 11,7 7 41,2
Phối hợp Sulfonylurea và Biguanid
(n = 97)
23 23,7 25 25,8 49 50,5
Thuốc uống + insulin (n = 35) 7 20,0 6 17,1 22 62,9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Nhận xét:
- Đối tượng nghiên cứu sử dụng thuốc uống đơn trị liệu có mức kiểm
soát glucose máu tốt hơn các nhóm khác.
- Đối tượng nghiên cứu sử dụng insulin đơn trị liệu hoặc phối hợp có
mức kiểm soát glucose máu kém chiếm tỷ lệ cao.
3.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đƣờng
Bảng 3.17. Tiền sử và một số thói quen của đối tượng nghiên cứu
Tiền sử, thói quen
Số trƣờng hợp
(n = 159)
Tỷ lệ (%)
Gia đình có người bị ĐTĐ 12 7,5
Sinh con 4kg 2/80 2,5
Uống rượu 50 31,4
Hút thuốc lá 49 30,8
Nhận xét:
- Số đối tượng nghiên cứu có tiền sử gia đình liên quan là 7,5%.
- Tỷ lệ bệnh nhân nữ có tiền sử sinh con 4kg là 2,5%.
- Đối tượng nghiên cứu có thói quen uống rượu và hút thuốc lá chiếm
tỷ lệ tương đối cao (31,4% và 30,8%).
Bảng 3.18. Thể trạng của đối tượng nghiên cứu theo chỉ số BMI
Thể trạng
Số trƣờng hợp
(n = 159)
Tỷ lệ (%)
Gầy 13 8,2
Bình thường 68 42,7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Thừa cân, béo phì 78 49,1
Nhận xét:
- Thể trạng thừa cân và béo phì cao nhất, chiếm 49,1%.
- Thể trạng gầy chiếm 8,2%.
Bảng 3.19. Chỉ số B/M ở đối tượng nghiên cứu
Giới
Chỉ số B/M
Nam
(n = 79)
Nữ
(n = 80)
Tổng số
(n = 159)
n % n % n %
Bình thường 38 48,2 13 16,3 51 32,1
Bệnh lý
(Nam ≥ 0,9; nữ ≥ 0,8)
41 51,8 67 83,7 108 67,9
p < 0,05
Nhận xét:
- Đối tượng nghiên cứu có chỉ số B/M bệnh lý là 67,9%.
- Chỉ số B/M bệnh lý ở nữ là 83,7%, cao hơn nam 51,8% (p< 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
51.8
83.7
48.2
16.3
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Tỷ lệ (%)
Bệnh lý Bình thường
Chỉ số B/M
Nam
Nữ
Biểu đồ 3.5. Chỉ số B/M ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.20. Mức độ tập thể dục thể thao của đối tượng nghiên cứu
Giới
Mức độ
Nam
(n = 79)
Nữ
(n = 80)
Tổng số
(n = 159)
n % n % n %
Không tập 54 33,9 54 33,9 108 67,9
Tập < 3 lần/tuần 16 10,1 23 14,5 39 24,5
Thường xuyên 9 5,7 3 1,9 12 7,6
Nhận xét:
- 67,9% số đối tượng nghiên cứu không tập thể dục thể thao.
- 7,5% số đối tượng nghiên cứu tập thể dục, thể thao thường xuyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
Đái tháo đường đang là đại dịch của các bệnh không lây nhiễm và được
coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Ngày nay, tỷ lệ tử vong do những biến
chứng cấp tính và mạn tính ở người bệnh đái tháo đường đã giảm đáng kể,
chất lượng cuộc sống của người bệnh đã phần nào được nâng cao. Đó là nhờ
có những tiến bộ trong chẩn đoán, phát hiện sớm, đặc biệt là áp dụng các biện
pháp chăm sóc, điều trị tích cực. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh vẫn ngày càng tăng,
không chỉ ở khu vực Thành phố mà còn phát triển nhanh ở khu vực Miền núi
và Tây Nguyên.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, địa bàn dân cư bao gồm 8 huyện thị với
tổng số 122 xã. Nền kinh tế Bắc Kạn đang phát triển, đời sống nhân dân đang
ngày một nâng lên. Tuy vậy, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, xã hội, bệnh
đái tháo đường đang tăng lên nhanh chóng. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu
159 bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Từ kết quả
thu được, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét sau:
4.1. Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đƣờng
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng
* Đặc điểm chung
- Tuổi, giới
Tuổi có liên quan với sự phát triển bệnh đái tháo đường. Hầu hết các
nghiên cứu đều thấy độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc đái tháo đường càng tăng
và tỷ lệ gia tăng nhiều nhất là nhóm tuổi từ 50 trở lên.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của bệnh nhân là
55,2 ± 12,2. Bệnh nhân ít tuổi nhất là nữ 16 tuổi, cao tuổi nhất là nữ 83 tuổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên chiếm 70,4%, trong đó gặp nhiều nhất là nhóm
tuổi 50 - 59, chiếm 35,2%.
Nghiên cứu của Welborn ở Australia thấy tỷ lệ đái tháo đường tăng
nhanh theo tuổi từ 50 trở lên [21]. Trần Văn Hiên khi nghiên cứu tại Bệnh viện
Nội tiết Trung ương thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 54,1 ± 8,8; nhóm tuổi
50 - 59 chiếm tỷ lệ 33,3% [23]. Võ Bảo Dũng nghiên cứu tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Bình Định cho thấy tuổi trung bình là 52 ± 7,6 [14]. Đào Thị Dừa
nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế, tuổi trung bình là 56,9 ± 16,4 [13].
Theo nghiên cứu của Bùi Thế Bừng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, tuổi
trung bình của bệnh nhân là 55,4 ± 7,2, nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 50 - 59,
chiếm tỷ lệ 62% [8]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương
kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.
Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, tuổi thọ của con người ngày
càng cao và bệnh tật thường gia tăng với tuổi già, nhất là đái tháo đường. Khi
cơ thể già chức năng tụy bị suy giảm; đồng thời những thay đổi về chuyển
hoá glucose cũng tiến triển song hành với tuổi. Quá trình lão hoá là nguyên
nhân quan trọng nhất của sự đề kháng insulin, cơ chế làm tăng tỷ lệ đái tháo
đường týp 2. Đồng thời những thay đổi về lối sống do tuổi tác là yếu tố đóng
góp quan trọng.
Tuy nhiên, hiện nay đái tháo đường týp 2 ở trẻ nhỏ, tuổi dậy thì và tuổi
trưởng thành đang là thực tại đáng lo ngại. Nghiên cứu của chúng tôi có
10,1% bệnh nhân dưới 40 tuổi. Vì vậy, cần tuyên truyền, giáo dục những kiến
thức chung về bệnh đái tháo đường rộng rãi trong cộng đồng nhằm phát hiện
bệnh sớm, làm chậm sự xuất hiện và làm giảm mức độ nặng các biến chứng
của bệnh.
Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường giữa nam và nữ có sự khác nhau trong
các nghiên cứu. Theo Marisa.J và cộng sự, tại Nhật Bản, Ấn Độ tỷ lệ mắc đái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
tháo đường ở nam cao hơn nữ, nhưng tại Mỹ tỷ lệ mắc đái tháo đường đối với
nữ cao gấp 3 - 4 lần so với nam [trích từ 1]. Theo nghiên cứu của Khăm
Pheng Phun Ma Keo tại một số bệnh viện Viêng Chăn - Lào, tỷ lệ nam là
46,9%, tỷ lệ nữ là 53,1% [27].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu cũng cho kết quả tương đối khác nhau về
tỷ lệ mắc đái tháo đường theo giới.
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ đái tháo đường theo giới với một số tác giả
Tác giả Năm Địa điểm nghiên cứu Nam Nữ
Tô Văn Hải [19] 2005 Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội 30,3 69,7
Lý Thị Thơ [42] 2005
Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Tuyên Quang
45,3 54,7
Triệu Quang Phú [36] 2006
Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Lạng Sơn
62,0 38,0
Trương Văn Sáu [38] 2007
Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bắc Giang
54,6 45,4
Võ Bảo Dũng [14] 2008
Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bình Định
48,9 51,1
Phạm Thị Lan [29] 2009
Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Thái Nguyên
48,9 51,1
Bế Thu Hà 2009 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 49,7 50,3
Như vậy, kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện cho thấy tỷ lệ mắc
bệnh giữa nam và nữ có sự khác nhau. Sự khác nhau về tỷ lệ nam, nữ này
hoàn toàn phù hợp vì đây chỉ là số liệu phản ánh thực trạng người bệnh điều
trị tại bệnh viện. Còn sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ giữa các
quốc gia, giữa các khu vực trong một quốc gia có lẽ phụ thuộc vào các yếu tố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
như thói quen ăn uống, sự vận động, điều kiện sống, chủng tộc ... và gen ảnh
hưởng đến đái tháo đường týp 2.
- Địa chỉ, dân tộc, nghề nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố về địa lý, xã hội, đặc điểm của từng dân tộc
tới sự phát triển bệnh đái tháo đường cũng đã được chứng minh. Điều tra dịch
tễ học ở khu đô thị Madras - Ấn Độ, tỷ lệ đái tháo đường tăng lên 40% trong
khoảng từ năm 1988 đến 1995, tỷ lệ bệnh là 16% vào năm 2000 nhưng tỷ lệ
bệnh ở nông thôn chỉ tăng 2% [4]. Nghiên cứu ở Malaysia cho thấy tỷ lệ mắc
bệnh ở thành phố là 6,59%, còn ở nông thôn là 2,63% [37].
Tại Việt Nam, điều tra quốc gia về tình hình bệnh đái tháo đường và
yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước cho kết quả, tỷ lệ mắc đái tháo
đường ở vùng núi là 2,1%, vùng đồng bằng ven biển là 2,7%, vùng đô thị và
khu công nghiệp là 4,4 % [4]. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có
58,5% bệnh nhân cư trú ở khu vực thị xã, thị trấn; 41,5 % cư trú ở khu vực
nông thôn. Kết quả này không khẳng định chắc chắn tại Bắc Kạn tỷ lệ đái
tháo đường ở khu vực thị xã, thị trấn cao hơn khu vực nông thôn vì đối tượng
nghiên cứu chỉ là bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Để có được số liệu trên địa
bàn toàn tỉnh cần phải có một điều tra dịch tễ học tại cộng đồng.
Nghiên cứu của Lý Thị Thơ tại Tuyên Quang cho thấy tỷ lệ bệnh nhân
là người dân tộc kinh chiếm 82,2% [42]. Trong nghiên cứu của chúng tôi,
bệnh nhân là người dân tộc thiểu số chiếm 64,2%, dân tộc kinh chiếm 35,8%.
Điều này là phù hợp với kết cấu các dân tộc của tỉnh Bắc Kạn.
Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường có sự khác nhau ở đối tượng nghiên cứu
có nghề nghiệp khác nhau. Theo Hoàng Thị Đợi nghiên cứu tại Thái Nguyên,
tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm cán bộ hưu trí chiếm 65,3%, làm ruộng 15,7%, cán bộ
công chức 14,3% [16]. Theo Lý Thị Thơ nghiên cứu tại Tuyên Quang, nhóm cán
bộ hưu trí chiếm 52,7%, làm ruộng chiếm 31%, cán bộ công chức 9,3% [42].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Trương Văn Sáu nghiên cứu tại Bắc Giang cho thấy tỷ lệ mắc ở nhóm cán bộ
hưu trí, làm ruộng và cán bộ công chức lần lượt là 48,4%, 39,1%, 12,5% [38].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với các nghiên cứu
trên, đó là tỷ lệ mắc ở nhóm làm ruộng cao hơn, chiếm 50,3%. Nhóm cán bộ
công chức chiếm 16,4%, nghề khác 13,8%. Đặc biệt, nhóm cán bộ hưu trí chỉ
chiếm 19,5%. Theo chúng tôi, điều này có thể do phần lớn bệnh nhân đái tháo
đường là cán bộ hưu, nhất là ở khu vực thị xã thường đi khám và điều trị ở
tuyến trên.
- Thời gian phát hiện bệnh
Qua nghiên cứu 159 bệnh nhân chúng tôi thấy, số bệnh nhân có thời
gian phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm chiếm tỷ lệ cao 64,8%. Bệnh nhân mắc mới
(<1 năm) chiếm tỷ lệ 22%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một
số nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu của Khăm Pheng Phun Ma Keo cho thấy
thời gian phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm là 63,8%, dưới 1 năm là 29,2 % [27].
Nghiên cứu của Triệu Quang Phú, Bùi Thế Bừng cũng cho kết quả thời gian
phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm chiếm đa số, tỷ lệ lần lượt là 53,9% và 51,9%
[36], [8].
Kết quả bảng 3.4 cho thấy, bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh trên
5 năm chiếm 13,2%. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo nhóm tuổi, trong đó số
người trên 60 tuổi chiếm 67% tổng số người có thời gian phát hiện trên 5
năm. Bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh lâu nhất là 14 năm. Ngày nay, có
lẽ do công tác quản lý bệnh đái tháo đường tương đối tốt, tuổi thọ của con
người ngày càng tăng ... nên tuổi bệnh thường tăng song song với tuổi đời.
* Một số triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường rất đa dạng. Các
triệu chứng cổ điển ăn nhiều, gầy nhiều, đái nhiều, uống nhiều có thể gặp đầy
đủ hoặc không đầy đủ trên một bệnh nhân. Tần xuất xuất hiện các triệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
chứng lần lượt là uống nhiều 76,1%, đái nhiều 75,5%, ăn nhiều 41,1%, gầy
sút cân 54,7%. Bệnh nhân có đủ bốn triệu chứng cổ điển là 31/159 (19,5%).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có một số khác biệt với các tác giả khác.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Minh có 98,6% bệnh nhân gầy sút cân, uống
nhiều 87,8%, đái nhiều 83,7% [31]. Tác giả Hoàng Thị Đợi cho thấy gầy sút
cân 81,7%, uống nhiều 84%, đái nhiều 86,7% [16].
Theo một số tác giả trên, các dấu hiệu gặp chủ yếu là đái nhiều, uống
nhiều, gầy sút cân, trong đó dấu hiệu gầy sút cân chiếm tỷ lệ rất cao. Ngược
lại, dấu hiệu gầy sút cân trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn, chiếm
54,7%. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi lại phù hợp với kết quả của Lý Thị
Thơ, dấu hiệu gầy sút cân chiếm 47,3% [42]. Một số nghiên cứu khác như
nghiên cứu của Hoàng Trung Vinh, Khăm Pheng Phun Ma Keo cũng cho kết
quả tương tự [46], [27]. Như vậy, có thể thấy cách khởi phát bệnh đái tháo
đường ở Bắc Kạn vẫn theo bệnh cảnh lâm sàng kinh điển, điều này có lẽ do
sự phát hiện bệnh chưa kịp thời.
Ngoài các triệu chứng chính của bệnh, 85% bệnh nhân có triệu chứng
kèm theo. Trong đó, triệu chứng mệt mỏi thường gặp nhất (chiếm 79,9%).
Các triệu chứng khác có thể gặp là đau ngực, mắt nhìn mờ, tê tay chân, rối
loạn giấc ngủ... Có 5/159 bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng gợi ý mà
do tình cờ phát hiện ra. Trong bệnh đái tháo đường, đặc biệt đái tháo đường
týp 2, tiến triển bệnh thường âm thầm, khi có biểu hiện trên lâm sàng bệnh
thường đã ở giai đoạn muộn. Như vậy, không thể chỉ dựa vào các triệu chứng
lâm sàng để chẩn đoán phát hiện bệnh. Đối với bệnh đái tháo đường, xét
nghiệm glucose máu cần được xem là một xét nghiệm cơ bản, nhất là với đối
tượng có yếu tố nguy cơ để hạn chế tối thiểu những trường hợp bỏ sót chẩn
đoán không đáng có.
* Một số biến chứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có ít nhất một biến chứng trong nghiên
cứu của chúng tôi chiếm 69,2%. Trong đó, biến chứng tim mạch là 42,8%,
biến chứng thận 39,6%, biến chứng thần kinh 13,8%. Tỷ lệ các biến chứng
tăng theo tuổi và tăng theo thời gian mắc bệnh của bệnh nhân. Nếu như ở
nhóm tuổi dưới 40 và 40 - 49 số bệnh nhân có biến chứng là trên 50% thì tỷ lệ
này là 80,6% ở nhóm tuổi 60 - 69 và rất cao ở nhóm tuổi trên 70, chiếm 96%.
Ở nhóm bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh trên 5 năm, biến chứng tim
mạch là 52,4%, biến chứng thận 57,1%. Tuy nhiên, nhóm bệnh nhân có thời
gian phát hiện bệnh 1 - 5 năm có tỷ lệ biến chứng cao nhất có thể do tỷ lệ
bệnh nhân ở nhóm này chiếm 64,8% tổng số bệnh nhân.
Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Người ta
cho rằng đây là một quá trình xảy ra lâu dài và liên tục với hai yếu tố xơ vữa
mạch và tăng huyết áp. Chúng vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhau, thúc
đẩy nhau tiến triển. Nghiên cứu của chúng tôi thấy, trong 68 bệnh nhân biến
chứng tim mạch có 11 bệnh nhân suy tim và 1 bệnh nhân nhồi máu cơ tim.
Tăng huyết áp ở người mắc bệnh đái tháo đường do rất nhiều yếu tố
phối hợp với nhau. Người bệnh đái tháo đường ở các týp khác nhau khi có
tăng huyết áp đều làm tiên lượng bệnh xấu đi rõ rệt [4]. Tỷ lệ tăng huyết áp
trong nghiên cứu của chúng tôi là 39%, ở bệnh nhân nữ là 42,2% cao hơn
nam 35,5%. Trong đó, tăng huyết áp độ I chiếm 28,3 %; tăng huyết áp độ II
6,9% và tăng huyết áp độ III 3,8%. Bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết
áp đều được phát thuốc ngoại trú điều trị tăng huyết áp. Có thể vì điều này mà
đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là tăng huyết áp độ I.
Nghiên cứu của Đào Thị Dừa cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân
đái tháo đường là 50% [13]. Trương Văn Sáu cho kết quả tỷ lệ tăng huyết áp
38,3% và tỷ lệ này tăng lên theo thời gian phát hiện bệnh [38]. Theo nghiên
cứu của Tạ Văn Bình 27,6% bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp [5].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Theo Phạm Thị Lan tỷ lệ này là 37,4% [28]. Nghiên cứu của Võ Bảo Dũng
cho thấy bệnh nhân đái tháo đường được kiểm soát huyết áp ở mức kém
43,9%, mức chấp nhận chiếm 25,2% và mức tốt chiếm 30,9% [14].
Liên uỷ ban quốc gia lần thứ 7 (JNC VII) đã đưa ra khuyến cáo, đối với
những bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp trong điều trị phải đạt mục
tiêu huyết áp dưới 130/80 mmHg. Có 14,5% bệnh nhân của chúng tôi có
huyết áp được phân loại bình thường cao. Theo khuyến cáo của JNC VII, đây
đã là mức huyết áp nguy hiểm. Nếu tăng huyết áp được can thiệp, có thể ngăn
ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển và biến chứng cho cả bệnh mạch máu nhỏ
và lớn. Có tác giả còn cho rằng việc kiểm soát huyết áp ở người đái tháo
đường thậm chí còn quan trọng hơn cả kiểm soát glucose máu [4]. Do đó,
trong điều trị bệnh đái tháo đường cần lưu ý đến vấn đề quản lý tốt huyết áp
của bệnh nhân và phải có thái độ điều trị đúng đắn ngay ở mức huyết áp bình
thường cao.
Một biến chứng khác gặp tương đối nhiều trong nghiên cứu của chúng
tôi đó là biến chứng thận. Biến chứng thận là do glucose máu tăng cao kéo dài
cũng như các yếu tố ảnh hưởng khác như tăng huyết áp, nhiễm trùng tiểu…
làm các mạch máu nhỏ ở thận bị dày lên, chức năng thận dần dần bị ảnh
hưởng. Khi xuất hiện protein trong nước tiểu (đạm niệu) chứng tỏ có các tổn
thương tại thận. Bệnh thận do đái tháo đường càng phát hiện muộn, màng đáy
cầu thận tổn thương càng nặng, sau 7 năm khi bắt đầu phát hiện protein niệu
thì 50% số bệnh nhân đã tiến tới suy thận giai đoạn cuối. Nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy 63/159 bệnh nhân (39,6%) có biến chứng thận (protein
niệu dương tính). Trong 63 bệnh nhân có 12 bệnh nhân có mức creatinin máu
trên 130µm/l tương ứng với suy thận giai đoạn 2 và 1 bệnh nhân suy thận giai
đoạn 4. Tỷ lệ biến chứng thận của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu
của Bùi Thế Bừng (39,2%); Lý Thị Thơ (39%) [8], [42].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Ngược lại, Nguyễn Thị Thịnh khi nghiên cứu trên 91 bệnh nhân bằng sinh
thiết thận thấy 100% có biểu hiện tổn thương vi mạch cầu thận [trích từ 29].
Nhiều nghiên cứu khác cho thấy tổn thương mô bệnh học xuất hiện rất sớm ngay
cả khi bệnh thận đái tháo đường chưa có biểu hiện trên lâm sàng và cận lâm
sàng. Tuy nhiên, không phải cơ sở y tế nào cũng có điều kiện sinh thiết thận.
Hiện nay, để phát hiện các tổn thương thận, cần tầm soát bằng việc làm
các xét nghiệm phát hiện đạm trong nước tiểu. Nhưng khi xét nghiệm protein
niệu âm tính cũng không cho phép kết luận chắc chắn bệnh nhân không có tổn
thương thận. Khi đó cần xét nghiệm microalbumin niệu để chẩn đoán sớm
hơn tổn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6LV_09_YDUOC_NOI_BE THU HA.pdf