MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1.Định nghĩa và phân loại bệnh THA 3
1.2. Cơ chế bệnh sinh bệnh THA 4
1.3. Biểu hiện của bệnh THA 9
1.4. Tổn thương cơ quan đích có thể gặp trong THA 10
1.5. Tình hình bệnh tăng huyết áp và các nghiên cứu bệnh tăng huyết
áp ở một số nước trên Thế giới11
1.6. Nghiên cứu bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam 13
1.7. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về rối loạn chuyển hoá và
các yếu tố liên quan đến bệnh THA 15
Chương 2. ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.2. Địa điểm nghiên cứu 24
2.3. Thời gian nghiên cứu 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu 24
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu 25
2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu 26
2.7. Xử lý số liệu 33
Chương 3. KẾT QUẢ 34
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu xã Hóa Thượng 34
3.2. Thực trạng về bệnh THA 36
3.3. Một số rối loạn chuyển hoá và yếu tố liên quan với bệnh THA 41
Chương 4. BÀN LUẬN 49
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 49
4.2. Thực trạng bệnh THA 52
4.3. Một số rối loạn chuyển hoá và yếu tố liên quan với bệnh THA 62
KẾT LUẬN 73
KHUYẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VÀ PHỤ LỤC 83
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 23983 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp và rối loạn chuyển hoá ở nguời tăng huyết áp tại xã Hoá Thượng huyện Đồng Hỷ -Tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo dân tộc
Nhãm
D©n téc
Tæng sè
THA Kh«ng THA p
n % n %
Tµy 88 26 29,5 62 70,5
<0,05 Nïng 113 33 29,2 80 70,8
Kinh 1313 267 20,3 1046 79,6
S¸n d×u 442 21 4,8 421 95,2
Kh¸c 14 2 14,2 12 85,8
Tæng sè 1970 349 1621
Nhận xét: Người dân tộc Tày và dân tộc Nùng có tỷ lệ THA cao hơn tốt
các dân tộc khác (p<0,05).
Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo trình độ học vấn
Nhãm
Tr×nh ®é
Tæng sè THA Kh«ng THA p
n % n %
§¹i häc, CĐ, THCN 120 53 44,2 67 55,8
<0,05
PTTH 165 49 29,7 116 70,3
THCS 746 169 22,7 577 77,3
Mï ch÷ 41 7 17,1 34 82,9
Tiểu học 622 57 9,2 565 90,8
Ch•a häc hÕt tiÓu häc 276 14 5,1 262 94,9
Tæng sè 1970 349 1621
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Nhận xét: Ở nhóm những người có trình độ Đại học, CĐ, THCN có tỷ lệ
THA cao hơn hẳn các nhóm khác (p < 0,05).
Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo nghề nghiệp
Nhãm
NghÒ nghiÖp
n THA Kh«ng THA p
n % n %
H•u trÝ 173 82 47,4 91 52,6
<0,01
C¸n bé, CCVC 73 22 30,1 51 69,9
Kh¸c 131 31 23,7 100 76,3
Bu«n b¸n 102 16 15,7 86 84,3
N«ng d©n 1424 192 13,5 1232 86,5
C«ng nh©n 67 6 9,0 61 91,0
Tæng sè 1970 349 1621
Nhận xét:
Tỷ lệ THA ở nhóm hưu trí và nhóm cán bộ CCVC cao hơn hẳn nhóm
nông dân, có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
Không THA
THA Độ I
THA Độ II
THA Độ III
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ tăng huyết áp phân theo độ THA
Nhận xét:
11,98%
3,96%
1,78%
82,28%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Tăng huyết áp độ I chiếm tỷ lệ cao nhất (11,98%), tiếp đến là độ II
(3,96%) và độ III là thấp nhất (1,78%) trên tổng số người từ 25 đến 64 tuổi.
Bảng 3.9. Phân độ tăng huyết áp theo nhóm tuổi
§éTHA
Nhãm tuæi
Tæng
sè
§é I p §é II p §é III p
n % n % n %
25 – 34 21 18 85,0
>0,05
3 15,0
<0,05
0 0
>0,05
35 – 44 66 54 81,8 8 12,1 4 6,1
45 – 54 137 97 70,6 30 22,1 10 7,4
55 – 64 125 67 53,6 37 29,6 21 16,8
Tæng sè 349 236 67,4 78 22,5 35 10,1
Nhận xét:
THA độ I và độ III sự khác biệt giữa các nhóm tuổi là không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05); THA độ II ở nhóm tuổi 55-64 (29,6%) cao hơn hẳn nhóm
tuổi 35-44 (12,1%) (p<0,05).
Kh«ng biÕt
Cã biÕt
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ người dân không biết mình bị THA/tổng số người THA
75,31%
24,69%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Nhận xét:
Đa số người bị THA không biết mình bị THA (75,31%).
Kh«ng ®iÒu trÞ th•êng
xuyªn
Cã ®iÒu trÞ th•êng xuyªn
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ người dân có điều trị thường xuyên/số đối tượng
biết mình bị THA
Nhận xét: Trong số đối tượng biết mình bị THA, tỷ lệ không điều trị
thường xuyên còn rất cao (57,89%)
Kh«ng tæn th•¬ng
ThiÕu m¸u c¬ tim
Blook nh¸nh ph¶i hoµn toµn
T¨ng g¸nh thÊt tr¸i
Dµy thÊt tr¸i
Biểu đồ 3.5. Một số tổn thương bệnh lý trên điện tâm đồ ở người THA
Nhận xét:
42,11%
57,89%
30,9%
63,3%
3,2%
0,9%
1,7%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Tỷ lệ những người THA bị thiếu máu cơ tim chiếm tới 30,9%.
Tăng gánh thất trái cũng chiếm 3,2%.
3.3. Một số rối loạn chuyển hoá và yếu tố liên quan tới bệnh THA
Bảng 3.10. Kết quả một số xét nghiệm sinh hoá ở người THA
(tổng số người THA có xét nghiệm = 299)
KÕt qu¶
C¸c xÐt nghiÖm
B×nh th•êng Cao h¬n b×nh th•êng
n % n %
Creatinin m¸u 207 69,23 92 30,77
Protein niÖu 270 90,30 29 9,70
Cholesterol m¸u 276 92,31 23 7,69
Glucose m¸u 288 96,32 11 3,68
Nhận xét:
Ở người THA: Tỷ lệ creatinin máu tăng cao hơn bình thường chiếm tới
30,77%; protein niệu chiếm 9,70%; cholesterol máu tăng cao hơn bình thường
chiếm 7,69%; glucose máu tăng cao hơn bình thường chiếm 3,68%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Bảng 3.11. Tỷ lệ bất thường các thông số sinh hóa theo độ THA
§é THA
XÐt nghiÖm
§é I
( 196 người)
§é II
(71 người)
§é III
(32 người)
n % n % n %
Cholesterol máu
>5,2 mmol/l
15 7,7 4 5,6 4 12,5
p >0,05
Glucose máu
>6,4 mmol/l
9 4,6 2 2,8 0 0
p >0,05
Creatinin máu
>106 μmol/l
53 27,0 25 35,2 14 43,8
p >0,05
Protein niÖu
≥ 0,1 g/l
12 6,1 7 9,9 10 31,3
p <0,01
Nhận xét:
Ở người THA độ III tỷ lệ protein niệu (31,3%) cao hơn ở người THA độ
I (6,1%) (p<0,01). Cholesterol máu, creatinin máu và glucose máu ở các nhóm
THA độ I, độ II và độ III thay đổi không rõ rệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa sự bất thường các thông số sinh hóa
với nhóm tuổi ở người THA
XÐt nghiÖm
Nhãm tuæi
Cholesterol Glucose Creatinin Protein niÖu
n % n % n % n %
25 – 34 0 0 1 9,1 3 3,3 2 6,9
35 – 44 2 8,7 0 0 16 17,4 5 17,2
45 – 54 16 69,6 4 36,4 29 31,5 6 20,7
55 – 64 5 21,7 6 54,5 44 47,8 16 55,2
Tæng sè 23 100,0 11 100,0 92 100,0 29 100,0
p 0,05 <0,05 <0,05
Nhận xét:
Creatinin máu, protein niệu tăng cao nhất ở nhóm tuổi 55-64 (p<0,05),
cholesterol máu tăng cao nhất ở nhóm 45-54 tuổi (p<0,01), sự khác biệt tỷ lệ bất
thường glucose máu giữa các nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Bảng 3.13. Sự bất thường các thông số sinh hóa
với một số yếu tố nguy cơ ở người THA
XÐt nghiÖm
YÕu tè
Cholesterol
N = 23
Glucose
N = 11
Creatinin
N = 92
Protein niÖu
N = 29
n % n % n % n %
Thõa c©n 9 39,1 3 27,3 30 32,6 10 34,5
Th•êng xuyªn
uèng r•îu bia
14 60,9 7 63,6 62 67,4 10 34,5
Th•êng xuyªn
¨n mÆn
9 39,1 6 54,5 24 26,1 4 13,8
Th•êng xuyªn
hót thuèc l¸
5 21,7 4 36,4 49 53,3 9 31,0
Ít vËn ®éng 16 69,9 4 36,4 60 65,2 15 51,7
Nhận xét:
Cholesterol máu tăng cao hơn bình thường gặp nhiều nhất ở nhóm đối
tượng ít vận động (69,9%).
Glucose máu tăng cao hơn bình thường gặp nhiều nhất ở nhóm thường
xuyên uống rượu bia (63,6%).
Creatinin máu tăng cao hơn bình thường cũng gặp nhiều nhất ở nhóm
thường xuyên uống rượu bia (67,4%).
Protein niệu tăng cao hơn bình thường gặp nhiều nhất ở nhóm ít vận
động (51,7%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Bảng 3.14. Liên quan giữa nhóm tuổi với tỷ lệ THA
Nhãm
Nhãm tuæi
Tæng
sè
THA Kh«ng THA OR 95% CI p
n % n %
25 – 34 560 21 3,8 539 96,3 1
<0,001 35 – 44 506 66 13,0 440 87,0 3,85 2,26- 6,60
45 – 54 501 137 27,3 364 72,7 9,66 6,86-16,06
55 – 64 403 125 31,0 278 69,0 11,54 6,95-19,32
Tæng sè 1970 349 17,7 1621 82,3
Nhận xét:
Tỷ lệ THA ở người trên 45 tuổi rất cao (nhóm tuổi 45-54 chiếm 27,3%,
nhóm tuổi 55-64 chiếm 31,0%) và nhóm tuổi 25-34 là thấp nhất (3,8%) (p<0,001).
Nguy cơ THA ở nhóm tuổi 55-64 cao gấp 11,54 lần, 45-54 là 9,66 và
35-44 là 3,85 lần so với nhóm tuổi 25-34 (p<0,001).
Bảng 3.15. Liên quan giữa giới với tỷ lệ THA
Nhãm
Giíi
Tæng
sè
THA Kh«ng THA OR 95% CI p
n % n %
Nam 939 190 20,3 749 79,7
1,39 1,10-1,77 <0,01
Nữ 1031 159 15,4 872 84,6
Tæng sè 1970 349 17,7 1621 82,3
Nhận xét:
Tỷ lệ THA ở nam giới (20,3%) cao hơn nữ giới (15,4%) (p<0,01).
Nguy cơ mắc bệnh THA ở nam giới cao gấp 1,39 lần so với nữ giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Bảng 3.16. Liên quan giữa tình trạng thừa cân và bệnh THA
Nhãm
T×nh tr¹ng
thõa c©n
Tæng
sè
THA Kh«ng THA OR 95%
CI
p
n % n %
3,35
2,59-
4,32
<0,001
Cã thõa c©n
BMI ≥ 23
329 117 35,6 212 64,4
Kh«ng thõa c©n
BMI < 23
1641 232 14,1 1409 85,9
Tæng sè 1970 349 1621
Nhận xét: Tỷ lệ THA ở nhóm có thừa cân BMI ≥ 23 (35,6%) cao hơn
hẳn nhóm kh«ng thõa c©n BMI < 23 (14,1%). Nguy cơ mắc bệnh THA ở người
thừa cân cao gấp 3,35 lần so với người không thừa cân (p<0,001).
Bảng 3.17. Liên quan giữa vòng eo và bệnh THA
Nhãm
T×nh tr¹ng
Vßng eo
Tæng
sè
THA Kh«ng THA OR 95%
CI
p
n % n %
Vßng eo nam
> 90 cm
28 22 78,6 6 21,4
15,98 6,03-
44,71
<0,001
Vßng eo nam
≤ 90 cm
911 168 18,4 743 81,6
Tæng sè 939 190 749
Vßng eo n÷
>80 cm
130 63 48,5 67 51,5
7,83
5,12-
11,96
<0,001
Vßng eo n÷
≤ 80 cm
901 96 10,7 805 89,3
Tæng sè 1031 159 872
Nhận xét: Tỷ lệ THA ở nhóm Nam có vòng eo > 90 cm (78,6%) cao hơn hẳn
nhóm Nam có vòng eo ≤ 90 cm (18,4%) với nguy cơ mắc THA cao gấp 15,98 lần
(p 80 cm (48,5%) cao hơn hẳn nhóm
Nữ có vòng eo ≤ 80 cm (10,7%) với nguy cơ mắc THA gấp 7,83 lần (p<0,001).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Bảng 3.18. Liên quan giữa thói quen hút thuốc lá,
uống rượu bia, ăn mặn và bệnh THA
Nhãm
Thãi quen
Tæng
sè
THA Kh«ng THA OR 95% CI p
n % n %
Hót thuèc l¸ 464 110 23,7 354 76,3
1,65
1,27-
2,14
<0,001 Kh«ng hót thuèc l¸ 1506 239 15,9 1267 84,1
Tæng sè 1970 349 1621
Uèng r•îu bia
th•êng xuyªn
845 167 19,8 678 80,2
1,28
1,01-
1,62
<0,05
Ýt uèng vµ kh«ng
uèng r•îu bia
th•êng xuyªn
1125 182 16,2 943 83,8
Tæng sè 1970 349 1621
¨n mÆn 433 101 23,3 332 76,7
1,58
1,21-
2,07
<0,01 ¨n b×nh th•êng, ¨n
nh¹t
1537 248 16,1 1289 83,9
Tæng sè 1970 349 1621
Nhận xét:
Tỷ lệ THA ở nhóm:
Hút thuốc lá cao hơn so với không hút thuốc lá (23,7% / 15,9%), với
nguy cơ mắc THA cao gấp 1,65 lần (p<0,001).
Uống rượu bia thường xuyên cao hơn so với nhóm ít uống và không
uống rượu bia thường xuyên (19,8% / 16,2%) với nguy cơ mắc THA cao gấp
1,28 lần (p<0,05).
Thường xuyên ăn mặn cao hơn so với nhóm ăn bình thường, ăn nhạt
(23,3% / 16,1%) với nguy cơ mắc THA cao gấp 1,58 lần (p<0,01).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Bảng 3.19. Liên quan giữa hoạt động thể lực và bệnh THA
Nhãm
Thãi quen
Tæng
sè
THA Kh«ng THA OR 95%
CI
p
n % n %
Kh«ng ho¹t ®éng, lao
®éng th•êng xuyªn
1368 293 21,4 1075 78,6
3,24
2,31
-
4,55
<0,001
Ho¹t ®éng, lao ®éng
th•êng xuyªn
602 56 9,3 546 90,7
Tæng sè 1970 349 1621
§i bé kh«ng th•êng xuyªn 828 195 23,6 633 76,4
1,98
1,55
-
2,51
<0,001 Th•êng xuyªn ®i bé 1142 154 13,5 988 86,5
Tæng sè 1970 349 1621
Nhận xét:
Tỷ lệ THA ở các nhóm kh«ng ho¹t ®éng, lao ®éng th•êng xuyªn
(21,4%) cao hơn so với nhóm ho¹t ®éng, lao ®éng th•êng xuyªn (9,3%) với
nguy cơ mắc THA cao gấp 3,24 lần (p<0,001).
Tỷ lệ THA ở nhóm đi bé kh«ng th•êng xuyªn (23,6%) cao hơn so với
nhóm th•êng xuyªn ®i bé (13,5%) với nguy cơ mắc THA cao gấp 1,98 lần
(p<0,001).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, dựa trên phương pháp nghiên cứu chuẩn
của WHO có hiệu chỉnh cho phù hợp. Đây là phương pháp nghiên cứu
STEPSwies dùng để điều tra, đánh giá các bệnh không lây nhiễm trong đó có
bệnh THA. Phương pháp này gồm 3 bước: bước1 (điều tra xã hội học bằng
phỏng vấn), bước 2 (đo các chỉ số nhân trắc học), bước 3 (thực hiện các chỉ số
xét nghiệm) [69].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 1970 đối tượng tham gia điều tra
trên số dự kiến là 1896, đạt tỷ lệ 104%. Với số đối tượng nghiên cứu này đảm
bảo độ tin cậy như một số điều tra khác tại cộng đồng. Nghiên cứu của Nguyễn
Lân Việt và cộng sự ở xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội (n = 2328) [53],
là một xã ngoại thành Hà Nội mang tính chất ven đô thị. Một nghiên cứu của
Cao Thị Yến Thanh tại tỉnh Đắc Lắc (n= 931) [42], đại diện cho một tỉnh vùng
Tây nguyên nước ta. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải ở vùng đồng bằng Thái
Bình (n = 1324) [24], đại diện cho vùng đồng bằng miền Bắc Việt Nam. Địa
điểm nghiên cứu của chúng tôi chọn đại diện cho một xã nông thôn miền núi
phía Bắc Việt Nam. Do đó kết quả nghiên cứu này có thể góp phần xây dựng kế
hoạch mang tính chất chiến lược trong phòng và chống bệnh THA tại Việt Nam.
Qua kết quả nghiên cứu tại xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên chúng tôi nhận thấy: tỷ lệ nam, nữ trong nghiên cứu này tương đối đều,
nam chiếm 48,66%, nữ chiếm 52,34%, phù hợp với nghiên cứu của Phạm Gia
Khải tại các quận, huyện nội và ngoại thành Hà Nội có tỷ lệ nam giới là 45,42%
và nữ giới là 54,57% [23]. Trong một số nghiên cứu như: Nguyễn Lân Việt và
cộng sự ở xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội [53]; nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
của Phạm Thị Kim Lan tại nội thành Hà Nội... thì tỷ lệ nam giới và nữ giới được
chọn xấp xỉ đều nhau đảm bảo độ tin cậy về giới trong nghiên cứu của cộng
đồng.
Chúng tôi lấy độ tuổi nghiên cứu từ 25 đến 64 tuổi và chia làm 4 nhóm
tuổi, dựa theo tiêu chuẩn của WHO[69]. Trước năm 2000, các nghiên cứu
thường lấy lứa tuổi trên 15 tuổi và mỗi nước lại lấy các lứa tuổi khác nhau, cũng
như chia nhóm tuổi khác nhau. Do đó việc xem xét, so sánh các nghiên cứu giữa
các vùng, giữa các quốc gia gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, với nhóm tuối
dưới 25 tỷ lệ THA rất thấp và trên 65 tuổi thì tỷ lệ THA lại rất cao. Nên từ năm
2000 trở lại đây, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo trong điều tra bệnh THA tại
cộng đồng chỉ nên lấy từ 25 đến 64 tuổi và chia khoảng cách là 10 tuổi một
nhóm. Vì thế, các số liệu điều tra bệnh THA những năm gần đây đều dựa theo
tiêu chuẩn của WHO để dễ so sánh từng vùng, từng miền và từng quốc gia.
Trong nghiên cứu này, cho thấy tỷ lệ đối tượng điều tra giữa các nhóm
tuổi và giữa nam và nữ tương đối đồng đều. Tỷ lệ thấp nhất là nhóm tuổi từ 55 –
64 tuổi ở nữ giới (17,7%) và cao nhất cũng ở nữ giới với nhóm tuổi từ 25-34
tuổi (27,2%). Tỷ lệ các nhóm tuổi ở nam giới gần tương đương nhau (nhóm tuổi
55-64 tuổi là 20,5% và nhóm tuổi 25-34 tuổi là 25,5%). Nếu tính chung cả hai
giới thì tỷ lệ đối tượng đến khám thấp nhất là nhóm tuổi từ 55-64 có 19% và cao
nhất là nhóm tuổi từ 25-34 có 26,4%. Trong nghiên cứu của Phạm Thị Kim Lan
tại nội thành Hà Nội, tỷ lệ đối tượng đến khám thấp nhất cũng là nhóm tuổi từ
55-64 có 14,9% và cao nhất là nhóm tuổi từ 35-44 chiếm tỷ lệ 28,6% [30].
Nghiên cứu Nguyễn Lân Việt và cộng sự tỷ lệ nhóm tuổi thấp nhất từ 55-64 tuổi
(12,2%) và cao nhất là nhóm tuổi từ 35-44 tuổi (27,2%) [52]. Qua đó, chúng tôi
nhận thấy với vùng nông thôn miền núi, ở các lứa tuổi đều tham gia tích cực hơn
trong quá trình điều tra, nhất là ở lứa tuổi trẻ. Còn ở thành thị thì những người
trẻ tuổi có cuộc sống bận rộn hơn, nhiều công việc và họ hay làm ở các công ty,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
các cơ quan xí nghiệp, cũng có thể họ cũng chưa nhận thức được việc điều tra,
khám kiểm tra sức khoẻ là quan trọng nên tỷ lệ đến tham gia điều tra hạn chế
hơn các nhóm tuổi khác. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để so sánh có sự
khác biệt hay không về đặc điểm dịch tễ học bệnh THA và các yếu tố liên quan
giữa các nhóm tuổi, giữa nam và nữ ở các nhóm tuổi.
Phân bố về dân tộc trong đối tượng nghiên cứu của chúng tôi: chủ yếu là
dân tộc Kinh chiếm 66,6%, sau đó đến dân tộc Sán Dìu chiếm 22,5%, dân tộc
Tày chiếm 4,5%, dân tộc Nùng chiếm 4,7%, một vài dân tộc khác (Êđê, Hoa,
Thái, Mường) tỷ lệ rất thấp chỉ có 0,7%. Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hiền tại
xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên có tỷ lệ dân tộc Kinh là 55,8%
và dân tộc khác là 44,2% [18]. Nghiên cứu của chúng tôi, tại một xã vùng núi
phía Bắc Việt Nam nên dân tộc Kinh chiếm đa số khoảng 2/3 dân số còn các dân
tộc khác chiếm khoảng 1/3 dân số. Nếu các xã vùng cao phía Bắc Việt Nam thì
chủ yếu là người dân tộc thiểu số, dân tộc Kinh chỉ chiếm khoảng 1/4 đến 1/3
dân số.
Về trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu tương đối thấp: học hết
bậc tiểu học là 31,6%, học hết bậc trung học cơ sở là 37,9% và đặc biệt còn có
mù chữ 2,1% và chưa học hết tiểu học là 14,0%. Theo nghiên cứu tại địa bàn
tương tự của Nguyễn Thu Hiền: học hết tiểu học là 37%, học hết phổ thông cơ
sở là 48,4% [18]. Như vậy, với địa bàn trong nghiên cứu này đại diện cho vùng
nông thôn miền núi người dân chủ yếu làm nông nghiệp và trình độ học vấn chủ
yếu học hết tiểu học và phổ thông cơ sở, còn phổ thông trung học và đại học,
cao đẳng có tỷ lệ rất thấp.
Nhận xét về nghề nghiệp, tại xã Hóa Thượng người dân sống chủ yếu
bằng nghề nông chiếm tỷ lệ 72,3%, còn các nghề khác chiếm tỷ lệ thấp (27,7%).
Tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thu Hiền tại xã Linh Sơn, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên có tỷ lệ nghề nghiệp là nông dân chiếm đa số (87,6%),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
nghề khác chỉ chiếm tỷ lệ là 12,4% [18]. Ngược lại với nghiên cứu của Phạm
Gia Khải tại các quận, huyện nội và ngoại thành Hà Nội có tỷ lệ nghề nghiệp là
nông dân chỉ chiếm 28,06% [23]. Đây cũng là điểm khác nhau giữa các vùng địa
lý khác nhau, cũng nhờ đó chúng ta có thể nhìn nhận thấy có sự khác nhau hay
tương đương nhau về đặc điểm dịch tễ học bệnh THA và các yếu tố liên quan
đến bệnh THA giữa các vùng miền.
4.2. Thực trạng bệnh THA
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tổng số 1970 đối tượng được khám sức
khoẻ, phỏng vấn, đã phát hiện được 349 người bị THA (chiếm 17,7%). Để xác
định đối tượng có THA hay không ta phải dựa vào số đo huyết áp, vì vậy công
tác tập huấn cho các bác sĩ thống nhất về cách đo HA là một việc cần thiết. Để
tránh sai số này, chúng tôi đã sử dụng 100% người khám nội và đo huyết áp là
các bác sỹ chuyên khoa. Các bác sỹ được tập huấn về cách phỏng vấn, qui định
đo nhân trắc, đo huyết áp. Người khám và kết luận cuối cùng để xác định đối
tượng có THA là bác sỹ đã có kinh nghiệm.
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ THA giữa một số nghiên cứu
C¸c nghiªn cøu §Þa ®iÓm Tû lÖ THA
Ph¹m Hïng Lùc, Lª ThÕ Thù (2002) [34] §ång b»ng s«ng
Cöu Long
14,9%
§µo Duy An (2003) [1] Kon Tum 12,54%
Lª Anh TuÊn (2003) [44] Hµ Néi 16,17%
Ph¹m Gia Kh¶i, NguyÔn L©n ViÖt (2003) [26] phÝa B¾c
ViÖt Nam
16,3%
Cao ThÞ YÕn Thanh (2006) [42] §¾c L¾c 17,5%
Chu Hång Th¾ng (2008) Th¸i Nguyªn 17,7%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Với tỷ lệ 17,7% người THA trong cộng đồng nghiên cứu của chúng tôi cao
hơn điều tra dịch tễ học về bệnh THA ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam của Phạm
Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cộng sự thì tỷ lệ THA chung là 16,3%; ở Nghệ
An: 16,6%; ở Thái Nguyên: 13,9% [26]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ
THA cũng cao hơn nghiên cứu của Phạm Gia Khải ở vùng đồng bằng Thái Bình
(12,4%) [24] và nghiên cứu ở người dân tộc thiểu số sống ở thị xã Kon Tum và
khu vực xung quanh thị xã của Đào Duy An là 12,54% [1]; với đối tượng từ 15
đến 75 tuổi theo nghiên cứu của Phạm Hùng Lực, Lê Thế Thự ở đồng bằng sông
Cửu Long tỷ lệ THA là 14,9% [34].
Kết quả của chúng tôi phù hợp với tỷ lệ THA ở Hà Nội gồm cả nội thành và
ngoại thành trong nghiên cứu của Lê Anh Tuấn là 16,17% [44]. Nghiên cứu của
Cao Thị Yến Thanh, Nguyễn Công Khẩn, Đăng Tuấn Đạt ở người từ 25 tuổi trở
lên tại tỉnh Đắc Lắc, năm 2005 là 17,5% [42]. Theo WHO tỷ lệ THA ở người
trưởng thành là 8% - 18% dân số, tại Hoa Kỳ, tỷ lệ THA là 6% - 15% [20], ở
Trung Quốc tỷ lệ THA tâm thu là 10,3%, THA tâm trương là 6,3% và tỷ lệ THA
chung là 15,3% [61]. Tỷ lệ THA trong nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn
trong cộng đồng nội thành Hà Nội (23,2%) [30], ở xã Xuân Canh, Đông Anh,
Hà Nội (20,5%) [52] và thấp hơn nhiều theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Hiền
(33,3%) [18].
Chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch này là do các nghiên cứu ở các vùng
địa lý, kinh tế, xã hội khác nhau. Môi trường sống, thời tiết, khí hậu, công việc,
thu nhập đều ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật... Tỷ lệ mắc bệnh THA ở
thành thị nhiều hơn nông thôn [26], chúng tôi nhận thấy những người trực tiếp
lao động chân tay tỷ lệ mắc THA thấp hơn, cũng phù hợp với các nghiên cứu
đều cho thấy tỷ lệ THA ở người nông dân thấp hơn tỷ lệ THA ở những người
làm các nghề khác [52]. Trong nghiên cứu này cũng cho thấy, thường xuyên
hoạt động, lao động giảm tỷ lệ mắc bệnh THA hơn 3,24 lần. Điều này cũng phù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
hợp với nghiên cứu so sánh giữa vùng thành thị và nông thôn các tỉnh phía Bắc
Việt Nam, ở vùng thành thị tỷ lệ THA là 22,7%, còn nông thôn là 12,3% [26].
Nghiên cứu sự phân bố THA theo tuổi và giới cho thấy, ở người trẻ tỷ lệ
THA thay đổi từ 1% – 2% trong khi người lớn tuổi tỷ lệ này là 25% - 38% [6].
Đây cũng là điều cảnh báo để bản thân những người THA cần biết về tình trạng
này để họ thực hành lối sống hạn chế nguy cơ và sử dụng thuốc hạ áp liên tục để
tránh những biến chứng của bệnh THA. Đối với nữ giới tỷ lệ THA cao nhất ở
lứa tuổi từ 45-54 (30,6%), nhưng tuổi từ 55-64 tỷ lệ mắc bệnh THA lại giảm
xuống chỉ còn 19,7%. Theo chúng tôi, ở nữ giới ở lứa tuổi từ 45-54 có sự thay
đổi về nội tiết, là giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh nên tỷ lệ mắc bệnh THA
cao nhất. Theo nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt ở xã Xuân Canh, Đông Anh,
Hà Nội tỷ lệ nam mắc bệnh THA theo nhóm tuổi phù hợp với nghiên cứu của
chúng tôi, còn ở nữ với nhóm tuổi 45-54 chỉ có 16,6%, còn ở lứa tuổi 55-64 là
30,2% trong khi nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 19,7% [53] thấp hơn nghiên
cứu của Lê Anh Tuấn tại nội và ngoại thành Hà Nội nhóm 55-64 tuổi: 38,21% [44].
Về tỷ lệ THA theo dân tộc, chúng tôi thấy nhóm người dân tộc Tày có tỷ lệ
THA trên tổng số là 29,5%; nhóm người dân tộc Nùng: 29,2%. Theo nghiên cứu
của Nguyễn Thị Loan: THA ở dân tộc Tày 16,21% (n= 968), dân tộc Nùng
12,29% (n=366), dân tộc Dao 26,29% (n=207) [31]. Nghiên cứu của Nguyễn
Thu Hiền thì tỷ lệ THA ở dân tộc Kinh là 31,8% trên tổng số người dân tộc
Kinh và nhóm người dân tộc thiểu số tỷ lệ THA là 35,3% [18]. Qua đây, chúng
tôi cho rằng ở địa bàn trong nghiên cứu này là một xã miền núi nhiều dân tộc,
trong đó một số dân tộc như dân tộc Tày, Nùng chiếm tỷ lệ THA khá cao. Cũng
có lẽ vì họ còn mang nặng các phong tục tập quán như: thói quen uống quá
nhiều rượu, hút thuốc lá.
Tỷ lệ THA ở các đối tượng có trình độ học vấn đại học và sau đại học trong
nghiên cứu của chúng tôi là cao nhất (44,2%). Còn ở các đối tượng có trình độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
cấp tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, tỷ lệ mắc bệnh THA thấp
hơn (dao động từ 9,2% đến 29,7%). Với tỷ lệ này phải chăng những đối tượng
thường xuyên phải lao động trí óc trong quá trình thực thi công việc và áp lực
của công việc lớn trong hoạt động lao động trí óc có thể là yếu tố nguy cơ gây
bệnh THA.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Lân Việt: tỷ lệ THA ở các đối tượng có trình độ học vấn ở mức đại
học và sau đại học là cao nhất 40,0%, các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, phổ
thông trung học cũng dao động từ 14,1% đến 27,2% [53]. Nghiên cứu của Lại
Phú Thưởng: trong các bệnh nhân THA vào viện thì tỷ lệ THA ở người hoạt
động trí óc chiếm 57%, còn lao động chân tay chỉ chiếm 43% [48]. Tỷ lệ THA ở
nhóm đối tượng cán bộ trong diện bảo vệ sức khoẻ do tỉnh Lào Cai quản lý
28,55% [43]. Trong nhiều nghiên cứu cho rằng tỷ lệ THA ở người lao động trí
óc cao hơn người lao động chân tay. Cuộc điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002
có kết quả về tỷ lệ THA theo trình độ học vấn như sau [26]:
Bảng 4.2. Tỷ lệ THA theo trình độ học vấn tại Việt Nam (năm 2001-2002)
Giíi
Tr×nh ®é häc vÊn
Nam N÷
Mï ch÷ 15,4% 14,7%
TiÓu häc 14,9% 13,8%
Trung häc c¬ së 14,8% 12,9%
Phæ th«ng trung häc 16,2% 12,9%
Trªn phæ th«ng trung häc 17,8% 13,2%
Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ người bị THA ở các nhóm có trình độ học
vấn khác nhau.Tuy nhiên sự chênh lệch giữa các tỷ lệ này không nhiều. Như vậy
có thể thấy trình độ học vấn là yếu tố ảnh hưởng không nhiều đến bệnh THA.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Những người có trình độ học vấn cao đúng ra tỷ lệ THA phải thấp hơn vì họ
được cập nhật nhiều thông tin về phòng chống bệnh, song cũng có lẽ việc tuyên
truyền giáo dục sức khoẻ còn chưa đáp ứng được và nếu chúng ta xem xét ở một
góc độ khác, những người hoạt động trí óc khả năng gặp nhiều căng thẳng thần
kinh hơn (hay bị stress), nếu stress có thường xuyên thì dễ gây bệnh THA và
stress trên người đã bị THA thì gây cơn THA kịch phát rất nguy hiểm [12].
Với các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là người dân ở một xã nông
thôn miền núi (nông dân chiếm 73,2%), nên trình độ học vấn cao có tỷ lệ thấp
và chủ yếu người về hưu mà tỷ lệ tuổi từ 55 – 64 có tỷ lệ THA cao hơn độ tuổi
khác nên kết quả của chúng tôi trình độ đại học và sau đại học tỷ lệ mắc bệnh
THA là rất cao (44,2%).
Nghiên cứu của chúng tôi về liên quan giữa nghề nghiệp và bệnh THA cho
thấy tỷ lệ THA ở nhóm hưu trí là cao nhất: 47,4%, tiếp đến là nhóm cán bộ
CCVC: 30,1%, nhóm nghề khác: 23,7%; buôn bán: 15,7%; nhóm công nhân và
nông dân có tỷ lệ THA thấp nhất: nông dân: 13,5%; công nhân: 9,0%. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lân
Việt: tỷ lệ THA ở nhóm h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_Y_NK_CHT.pdf