Luận văn Nghiên cứu thực trạng môi trường và đề xuất mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại làng nghề chè xã vô tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC. iii

CÁC TỪ VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .vii

DANH MỤC CÁC HÌNH. viii

MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu.2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.4

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý môi trường dựa vào cộng đồng .4

1.1.1. Một số khái niệm.4

1.1.2. Vai trò của người dân trong quản lý môi trường dựa vào cộng đồng.6

1.1.3. Các nguyên tắc trong quản lý môi trường dựa vào cộng đồng .7

1.1.4. Tiến trình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (CBEM) .9

1.2. Thực trạng quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam.14

1.2.1. Cơ sở pháp lý của việc áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào

cộng đồng ở Việt Nam .14

1.2.2. Cơ sở dữ liệu .16

1.2.3. Các mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng hiện có ở Việt Nam.16

1.2.4. Những thuận lợi trong việc áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa

vào cộng đồng ở Việt Nam .18

1.2.5. Những khó khăn trong việc áp dụng mô quản lý môi trường dựa vào

cộng đồng ở Việt Nam .20

1.2.6. Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong lĩnh vực quản lý môi

trường dựa vào cộng đồng trong thời gian vừa qua .21

1.2.7. Những tồn tại trong hoạt động quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ở

Việt Nam .24

pdf91 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng môi trường và đề xuất mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại làng nghề chè xã vô tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mức thu phí có sự đồng ý của UBND phường. Ở Hà Nội có tổ thu gom rác dân lập phường Nhân Chính - quận Thanh Xuân. Tổ thu gom này do UBND phường thành lập với nhiệm vụ là thu gom rác trên địa bàn phường và tập kết đến nơi quy định, khơi thông cống rãnh, phương thức hoạt động lấy thu bù chi và có lợi nhuận. Ngoài sự tham gia của các tổ đội còn là sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thu gom và vận chuyển rác thải mà điển hình là công ty TNHH Huy Hoàng - Lạng Sơn, công ty này đảm nhiệm việc thu gom, vận chuyển rác trên địa bản tỉnh Lạng Sơn ngoài ra công ty còn cung cấp các dịch vụ liên quan đến môi trường như nhận trở thuê rác, thông bể phốt. Công ty không những góp phần vào việc bảo bệ môi trường mà còn tạo công ăn việc làm cho người lao động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên 24 Phong trào tình nguyện ngày càng được mở rộng. Nhận thức của người dân về môi trường ngày càng tăng lên nên những phong trào, hình thức vận động rộng lớn cho công tác BVMT đã lôi cuốn nhiều người tham gia thuộc mọi tầng lớp và mọi lứa tuổi. Những việc làm tình nguyện này xuất phát từ lợi ích trực tiếp hàng ngày của cộng đồng tại cơ sở. Các hoạt động tình nguyện phát triển dưới nhiều hình thức, quy mô và mức độ khác nhau từ dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm đến việc tổ chức có tính thường xuyên và dài ngày trong phạm vi cả nước hoặc một địa phương. Đặc biệt phong trào thanh niên, sinh viên tình nguyện do Trung ương đoàn khởi xướng, sinh viên tham gia “mùa hè tình nguyện” toả về các vùng nông thôn giúp đỡ người dân khó khăn phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn hoá và cải thiện môi trường sống. Riêng hai tháng hè 2003 hàng ngàn đội thanh niên, sinh viên tình nguyện cả nước đã tổ chức 15000 lớp học xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở cho hàng chục nghìn người ở vùng sâu vùng xa, bác sỹ trẻ tình nguyện đã khám bệnh, tư vấn các phương pháp bảo vệ sức khoẻ và phát thuốc miễn phí cho 100.000 người... Ngoài ra còn có các đội tình nguyện xanh tham gia vào các nội dung như giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động lồng ghép với các chương trình, dự án ở địa phương, giúp đỡ các địa phương xây dựng nề nếp hoạt động vệ sinh môi trường. 1.2.7. Những tồn tại trong hoạt động quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam Cộng đồng còn bị hạn chế trong việc tham gia vào các khâu lập kế hoạch và giám sát trong các dự án, nhiều khi có lấy ý kiến người dân nhưng đó chỉ là hình thức, còn những tham gia đóng góp, tiếng nói của người dân vẫn chưa được chú ý đúng mức. Tính bền vững của sự tham gia cộng đồng chưa cao, các dự án khi đã hoàn thành và các nhà tài trợ rút khỏi dự án thì hiệu quả hoạt động của dự án bị giảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên 25 xuống rõ rệt, thậm chi nhiều nơi dự án còn bị phá sản do không có sự giám sát thường xuyên của các cơ quan chính quyền và không được hỗ trợ kịp thời. Đa phần dân chúng trong các cộng đồng ở địa phương không có khả năng tiếp cận với các ngồn vốn đầu tư của chính quyền địa phương, và điểm này đã ảnh hưởng tới khả năng tham gia rộng rãi của họ vào các hoạt động quản lý môi trường. mặt khác, sự phân cấp tài chính chưa diễn ra mạnh ở địa phương, vì thế chính quyền địa phương lại càng khó trong việc hỗ trợ hoạt động của cộng đồng. Sự phối hợp của chính quyền địa phương với các tổ chức cộng đồng chưa được thể chế hoá, nếp nghĩ, nếp làm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự tham gia của cộng đồng. [12]. Các doanh nghiệp chưa tham gia một cách có hiệu quả, thái độ còn thờ ơ do hoạt động không mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích về kinh tế. Do đó, thiếu đi nguồn hỗ trợ chủ yếu về kinh phí, các phương tiện, vật dụng cho quá trình triển khai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên 26 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Môi trường tại làng nghề chè xã Vô Tranh, huyện Phú Lương. - Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại các làng nghề chè xã Vô Tranh, huyện Phú Lương. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 2.3. Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 05 năm 2019. 2.4. Nội dung nghiên cứu - Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH xã Vô Tranh - Đánh giá thực trạng môi trường tại các làng nghề chè xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. + Đánh giá thực trạng môi trường đất, nước dưới đất tại các làng nghề chè xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. + Tìm hiểu một số hoạt động của làng nghề chè ảnh hưởng đến môi trường tại xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. + Đánh giá của người dân về môi trường tại các làng nghề chè xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. - Xây dựng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại các làng nghề chè xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. + Đánh giá sự quan tâm của cộng đồng đối với các vấn đề môi trường. + Xây dựng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng. - Xác định thuận lợi, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại các làng nghề chè xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên 27 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập số liệu thứ cấp tại các cơ quan hữu quan như phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương, UBND xã Vô Tranh. - Báo cáo hiện trạng môi trường của huyện Phú Lương các năm gần đây. - Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên những năm gần đây. - Đề án Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2016-2020. - Kế hoạch bảo vệ môi trường của các làng nghề tại xã Vô Tranh huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 2.5.2.1. Kế thừa kết quả phân tích đất và nước dưới đất của Chi cục BVMT tỉnh Thái Nguyên Lấy mẫu đất ở độ sâu từ 20-30 cm so với lớp bề mặt. Các mẫu nước được lấy theo: QCVN 09:2008/BTNMT và QCVN 09:2015-MT/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bảng 2.1: Phương pháp và thiết bị phân tích đất TT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp và thiết bị phân tích 1 Cd (mg/kg Hong khô trong không khí, nghiền mịn qua rây 0,25 mm, phân hủy mẫu bằng phương pháp ướt, định lượng bằng ICP MS 2 Mn (mg/kg) 3 As (mg/kg) 4 Hg (mg/kg) 5 Fe (mg/kg) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên 28 Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu đất và nước dưới đất tại xã Vô Tranh TT Ký hiệu mẫu Tọa độ vị trí lấy mẫu 1 MĐ1 21o38'20,5''N; 105o48'19,6''E 2 MĐ2 21o38'06,3''N; 105o48'42,1''E 3 MĐ3 21o38'09,4''N; 105o48'53,7''E 4 MN1 21o38'18,8''N; 105o48'38,5''E 5 MN2 21o38'07,9''N; 105o48'42,5''E 6 MN3 21o38'10,8''N; 105o48'33,8''E - Phương pháp lấy mẫu và xác định giá trị các thông số trong nước dưới đất thực hiện theo các tiêu chuẩn sau đây: + Lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu theo TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) - TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) + Bảo quản và xử lý mẫu theo TCVN 6663-11:2011 (ISO 5667-11:2009) Bảng 2.3. Các phương pháp phân tích nước dưới đất TT Thông số Phương pháp phân tích, số hiệu tiêu chuẩn 1 Amôni (NH4 + tính theo N) - TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) - Chất lượng nước - Xác định amoni - Phương pháp chưng cất và chuẩn độ; - TCVN 6179-1:1996 (ISO 7150-1:1984E) Chất lượng nước - Xác định Amoni - Phần 1. Phương pháp trắc phổ thao tác bằng tay; - SMEWW 4500 NH3.F:2012. 2 Nitrat (NO- 3 tính theo N) - TCVN 7323-1:2004 (ISO 7890-1:1986) - Chất lượng nước - Xác định nitrat - Phần 1. Phương pháp đo phổ dùng 2,6-dimethylphenol. 3 Asen (As) Asen (As) - TCVN 6626:2000 (ISO 11969:1996) - Chất lượng nước - Xác định asen. Phương pháp đo hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên 29 TT Thông số Phương pháp phân tích, số hiệu tiêu chuẩn 4 Cadimi (Cd) - SMEWW 3120.B:2012. 5 Mn - TCVN 6002:1995 (ISO 6333:1986) - Chất lượng nước - Xác định mangan - Phương pháp trắc quang dùng fomaldoxim. - SMEWW 3111.B:2012; 6 Zn - TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986) - Chất lượng nước - Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa. - EPA 6010.B; - SMEWW 3111.B:2012; - SMEWW 3120.B:2012; 7 Fe TCVN 6177:1996 (ISO 6332:1988) - Chất lượng nước - Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 - phenantrolin. - SMEWW 3111.B:2012; - SMEWW 3500- Fe.B:2012; 8 E. coli TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308-2:1990), Chất lượng nước - Phát hiện và đếm Escherichia coli và vi khuẩn coliform, vi khuẩn colifrom chịu nhiệt và escherichia coli giả định - Phần 2: Phương pháp nhiều ống (số có xác suất cao nhất). 9 Tổng hóa chất clo hữu cơ TCVN 9241:2012 Chất lượng nước - Xác định thuốc trừ sâu clo hữu cơ, polyclobiphenyl và clorobenzen - Phương pháp sắc ký khí sau khi chiết lỏng - lỏng. - EPA 8081.B; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên 30 2.5.2.2. Điều tra trực tiếp người dân Áp dụng phương pháp này để phát phiếu điều tra đến trực tiếp người dân. Đối tượng phát phiếu điều tra là những hộ dân sống ở khu vực nghiên cứu. Mỗi phiếu được phát đến một hộ dân. Ngoài ra, đề tài còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân, trong đó có cả phỏng vấn cá nhân (trò chuyện thân mật với từng cá nhân được lựa chọn ngẫu nhiên, không báo trước mà chỉ tình cờ gặp tại khu vực nghiên cứu) , phỏng vấn người cung cấp thông tin chính (tại cuộc họp thôn, xóm). Cụ thể: - Điều tra, phỏng vấn bằng Phiếu điều tra với các đối tượng như sau: + 10 phiếu điều tra về công tác quản lý môi trường đối với UBND xã, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể thuộc xã Vô Tranh. + 100 Phiếu điều tra đối với các hộ làm nghề chè tại các làng nghề Liên Hồng 8, Bình Long, Toàn Thắng, Cụm làng nghề 4 xóm Tân Bình, Trung Thành 1, Trung Thành 2, Thống Nhất 1, Thống Nhất 3, Thống Nhất 4 xã Vô Tranh trước và sau xây dựng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng. - Phương pháp xây dựng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng: Các bước thực hiện xây dựng mô hình [11] Bước 1. Khảo sát tình hình đời sống, các phong tục tập quán, các hoạt động sản xuất, hoạt động bảo vệ môi trường hiện có ở các làng chè xã Vô Tranh. Xác định điểm xuất phát và các tiêu chí đạt được của mô hình. Bước 2. Triển khai xây dựng mô hình tại các làng nghề chè xã Vô Tranh. - Xây dựng hoặc bổ sung nội dung bảo vệ môi trường vào hương ước, quy ước hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường. - Họp dân trong làng để thảo luận mục đích, yêu cầu và những nội dung thực hiện việc tự quản bảo vệ môi trường. - Tổ chức ký cam kết thực hiện các hương ước, quy ước, cam kết bảo bệ môi trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên 31 - Tổ chức và xây dựng các nội dung, phương pháp hoạt động của các tổ chức tự quản bảo vệ môi trường. Bước 3. Tổ chức thực hiện các nội dung của mô hình khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường. Bước 4. Kiểm tra, sơ kết, nghiệm thu mô hình. - Đánh giá sự tham gia mô hình quản lý môi trường của cộng đồng được xác định theo quy trình NBBLK (Nhận, Biết, Bàn, Làm, Kiểm tra). Quy trình 5 bước NBBLK trong tổ chức có sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường. N = Nhận; B1 = Biết; B2 = Bàn; L = Làm; K = Kiểm tra Bước 1: Nhận - Để huy động sự tham gia của người dân trong cộng đồng về bảo vệ môi trường. Bước 2: Biết - Tăng cường nhận thức của cộng đồng qua các câu hỏi liên quan đến sự tham gia của người dân vào các chương trình cụ thể về quản lý, bảo vệ môi trường. Bước 3: Bàn - Tổ chức cho cộng đồng bàn bạc về các giải pháp mà họ sẽ thực hiện khi tham gia vào nhiệm vụ; bàn bạc về những gì họ sẽ nhận được và trách nhiệm của họ trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Bước 4: Làm - Tổ chức cho cộng đồng thực hiện các giải pháp, các nhiệm vụ quản lý, bảo vệ môi trường tại làng và nơi lao động sản xuất Bước 5: Kiểm tra - Tổ chức cộng đồng có thể kiểm tra tiến trình thực hiện nhiệm vụ, kết quả, quyền lợi mà người dân được nhận. - Lượng hóa sự tham gia của cộng đồng: Gọi CPM là độ đo sự tham gia của cộng đồng Đặt trọng số N = B1 = B2 = L = 1,0 là mức độ kỳ vọng (tối đa) đạt được của các tiêu chí: CPM = (N + B1 + B2 + L + K) Gọi N, B1, B2, L, K là mức độ đạt được (%) trên thực tế của từng tiêu chí, chuyển mức độ đạt được từ % sang dạng số thập phân chúng ta sẽ được giá trị thực tế của từng tiêu chí từ 0,0 đến 1,0. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên 32 Ta có: Giá trị CPM biến thiên từ 0,0 (không tham gia) đến 1,0 (tham gia tối đa). Sự tham gia của cộng đồng sẽ được đánh giá qua các mức sau đây: CPM = 0,0 - 0,2 : Hầu như không tham gia CPM >0,2 - 0,4 : Tham gia ít CPM >0,4 - 0,6 : Tham gia trung bình CPM >0,6 - 0,8 : Tham gia khá tốt CPM > 0,8 - 1,0 : Tham gia toàn diện tích cực - rất tốt 2.5.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu Thứ nhất: thu thập, nghiên cứu tất cả các tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu, các tiêu chuẩn, các quy định môi trường cho mục đích khác nhau. Thứ hai: hệ thống các tài liệu số liệu rời rạc sẵn có về đặc điểm tự nhiên, xã hội vùng chè xã Vô Tranh. Hiện trạng môi trường, các nguồn gây ô nhiễm và các tài liệu khác có liên quan tới đề tài. Thứ ba: Từ các thông tin của phiếu điều tra cho các đối tượng khác nhau sẽ nhập số liệu xử lý và tổng hợp số liệu trên Excel. 2.5.4. Phương pháp chuyên gia Từ các số liệu đã được thống kê, xử lý và phân tích số liệu xin ý kiến các chuyên gia để đưa ra nhận định về công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện Phú Lương, nguyên nhân tồn tại và đề xuất các giải pháp để làm tốt hơn công tác quản lý môi trường trong thời gian tới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên 33 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Vô Tranh 3.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Vô Tranh là một xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Xã nằm tại phía nam của huyện và giáp với thị trấn Giang Tiên ở phía tây nam, xã Phấn Mễ ở phía tây bắc, xã Tức Tranh ở phía bắc. Qua sông Cầu, Vô Tranh giáp với xã Minh Lập của huyện Đồng Hỷ ở phía đông và qua sông Đu giáp với xã Cổ Lũng ở phía nam, phía đông nam giáp với xã Sơn Cẩm. Có tọa độ từ 20o20’ đến 20o25’ vĩ độ Bắc; 105o 25’ đến 106o16’ kinh độ Đông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên 34 Hình 3.1. Vị trí địa lý xã Vô Tranh Địa hình, địa mạo: Xã Vô Tranh cách trung tâm huyện Phú Lương 9,5 km về phía Đông Nam, xã có tuyến đường nhựa nối liền từ đường Quốc lộ 3 đi Tức Tranh - Phú Đô - Núi Phấn, từ Bến Riềng Sơn Cẩm - Vô Tranh - Tức Tranh. Vô Tranh là một xã trung du - miền núi, có độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 200 - 300m, thấp dần thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Khí hậu: Khu vực này có nền khí hậu vùng núi miền Bắc Việt Nam, đặc trưng cơ bản của nền khí hậu này là có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ không khí bình quân năm là 22,50C, lượng mưa trung bình năm là 1.750mm, độ ẩm không khí trung bình 80%. Lượng bức xạ hữu hiệu ở xã Vô Tranh là 61,2 kcal/cm2/năm, thấp hơn hẳn so với các vùng chè khác (khoảng 122,4 kcal/cm2/năm). Thuỷ văn: Sông Công chảy qua theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là một nhánh chính của sông Cầu. Đây vốn là một con sông nhỏ, chảy giữa Vô Tranh tiếp giáp với Đồng Hỷ cung cấp nước tưới tiêu của hoạt động sản xuất nông nghiệp. 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Dân số, xã hội Dân số và lao động là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của các quá trình sản xuất, là nguồn lực tác động trực tiếp đến quá trình phát triển nông nghiệp. Tính đến năm 2017 của toàn xã có 2.426 hộ, 9.085 khẩu bao 7 dân tộc chính như: Kinh, Sán chí, NùngĐược phân bố thành 25 xóm, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 70%. + Lao động: Theo số liệu của cán bộ Thống kê tính đến ngày 10/11/2017 toàn xã có 5.220 người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động có việc làm thường xuyên 4.670 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên 35 người, chiếm 90%. Lao động nông nghiệp là chính cơ bản là lao động sản xuất nông nghiệp thuần tuý. Hiện nay tiềm năng về lao động của xã còn rất lớn nhưng chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật còn ít và chưa được sử dụng một cách hợp lý. Lao động nông nghiệp chỉ mang tính thời vụ nên vẫn còn tình trạng dư thừa lao động đây là một vấn đề rất quan trọng cần phải giải quyết trong thời gian tới. - Cơ sở hạ tầng + Về giao thông: - Hiện nay đường trục xã 5,7 km đã được bê tông hóa; - Đường trục xóm: tổng số 12,5km, gồm: đường ngõ xóm 12,5km; đường nội đồng 5km. Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông được đầu tư, xây dựng. các khu xóm đã thi công đường giao thông liên xóm bằng bê tông xi măng theo chương trình Nhà nước và nhân dân cùng làm với chiều dài 14 km. + Giáo dục Tổng số trường 03 trường, số học sinh đầu năm 1.531 em, số giáo viên 130 người. Năm 2017 - 2018, giáo dục và đào tạo đã thu được nhiều kết quả quan trọng; chất lượng dạy và học từ bậc mầm non đến bậc trung học đều được nâng lên; việc triển khai thực hiện các chương trình, các cuộc vận động về giáo dục được thực hiện đồng bộ; công tác phổ cập giáo dục ở các cấp học được thực hiện và duy trì tốt, Số trẻ 5 tuổi được huy động đến trường đạt 100%. THCS có 53,5% học sinh đạt, giỏi, tỷ lệ thi tốt nghiệp tiểu học đạt 98,9%. Số giáo viên xếp loại xuất sắc đạt trên 43%. 3.2. Đánh giá thực trạng môi trường tại các làng nghề chè xã Vô Tranh 3.2.1. Đánh giá thực trạng môi trường đất và nước dưới đất tại xã Vô Tranh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên 36 Để đánh giá môi trường đất của các làng nghề trồng chè, đề tài đã kế thừa kết quả quan trắc theo một số chỉ tiêu đất thuộc khu vực trồng chè và thu được kết quả ở bảng 3.1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên 37 Bảng 3.1. Kết quả quan trắc môi trường đất trồng chè tại xã Vô Tranh Chỉ tiêu Đơn vị tính Ký hiệu mẫu đất QCVN 03- MT/2015 MĐ1 MĐ2 MĐ3 pH 6,0 6,2 5,7 - Mùn mg/kg đất 1,04 0,55 1,13 - Tổng P mg/kg đất 4288,1 2633,6 6035,1 - Tổng N mg/kg đất 41,2 38,1 45,8 Zn mg/kg đất 13,0 40,5 <5 200 Cd mg/kg đất <0,25 <0,25 <0,25 1,5 Pb mg/kg đất 31,7 37,5 33,8 70 As mg/kg đất 7,63 11,02 7,86 15 ∑ hoạt chất BVTV- Clo hữu cơ KPH 0,0005 KPH - Nguồn: Trung tâm quan trắc tài nguyên môi trường tỉnh Thái Nguyên [2017] Qua kết quả ở bảng 3.1 cho thấy chỉ số pH ở các điểm lấy mẫu dao động từ 5,7 đến 6,2, như vậy môi trường đất có tính axit, đảm bảo cho cây chè sinh trưởng và phát triển tốt. Hàm lượng mùn ở mẫu MĐ1 và MĐ3 đạt 1,04 đến 1,13 mg/kg đất khô, bên cạnh đó mẫu đất MĐ2 có hàm lượng mùn thấp, chỉ đạt 0,55 mg/kg đất khô. Tại mẫu MĐ2 có hàm lượng mùn thấp là do độ dốc khá cao, việc tủ gốc cho chè chưa tốt, đất bị xói mòn, rửa trôi tầng mặt làm mất mùn trong đất. Mẫu đất MĐ3 có hàm lượng lân tổng số cao nhất, đạt 6035,1 mg/kg đất khô, tiếp đến là mẫu MĐ1 là 4288,1 4288,1, thấp nhất ở mẫu MD2 chỉ đạt 2633,6 mg/kg đất khô. Mẫu đất MĐ3 có hàm lượng đạm tổng số cao nhất, đạt 45,8 mg/kg đất khô, tiếp đến là mẫu MĐ1 là 41,2 kg/kg đất khô; mẫu MĐ2 chỉ có hàm lượng đạm là 38,1 mg/kg đất khô. Qua các số liệu trên đã cho thấy, hàm lượng đạm và lân tỉ lệ thuận với hàm lượng mùn trong đất trồng chè. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên 38 Kết quả quan trắc còn cho thấy hàm lượng các kim loại năng trong đất trồng chè đều nhỏ hơn giới hạn cho phép của một số kim loại nặng theo QCVN 03- MT/2015 về đất nông nghiệp. Cụ thể Cadimi có hàm lượng nhỏ hơn 0,25 mg/kg đất khô; Chì có hàm lượng dao động từ 31,7 đến 37,5 mg/kg đất khô; Asen có hàm lượng dao động từ 7,63 đến 11,02 mg/kg đất khô, trong đó mẫu MĐ2 là cao nhất. Ở 2 mẫu MD1 và MD3 không phát hiện có hoạt chất thuốc BVTV thuộc nhóm clo hữu cơ, ở mẫu MĐ 2 đã thấy có thuốc BVTV tồn dư với hàm lượng nhỏ là 0,0005 mg/kg đất khô. Bảng 3.2. Kết quả quan trắc một số thông số môi trường nước dưới đất tại các vùng trồng chè tại xã Vô Tranh Chỉ tiêu Đơn vị Ký hiệu mẫu nước QCVN 09- MT/2015 MN1 MN2 MN3 As mg/l <0,005 <0,005 <0,005 0,05 Cd mg/l <0,005 0,007 0,09 0,005 Zn mg/l <0,05 0,09 0,08 3,0 Mn mg/l 0,02 0,23 0,20 0,5 Fe mg/l 0,13 0,85 0,84 5,0 NO3 -N mg/l 2,03 0,67 0,10 15,0 NH4 -N mg/l <0,006 0,006 0,006 1,0 ∑ hoạt chất BVTV- Clo hữu cơ KPH KPH KPH - E. coli KPH KPH KPH - Nguồn: Trung tâm quan trắc tài nguyên môi trường tỉnh Thái Nguyên [2017] Cùng với việc xác định chất lượng môi trường đất, đề tài đã quan trắc chất lượng môi trường nước dưới đất ở vùng trồng chè và thu được kết quả ở bảng 3.2. Qua bảng 3.2 cho thấy tất cả các thông số quan trắc đề nằm trong giới hạn cho phép về nước dưới đất tại QCVN 09:2015-MT/BTNMT. Tổng các hoạt chất BVTV- Clo hữu cơ và E.coli đều không phát hiện trong các mẫu lấy phân tích. Qua kết quả cho thấy việc canh tác chè ảnh hưởng không rõ đến môi trường đất và nước dưới đất ở khu vực nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên 39 3.2.2. Tìm hiểu một số hoạt động của làng nghề chè ảnh hưởng đến môi trường tại xã Vô Tranh 3.2.1.1. Tình hình sử dụng phân bón cho chè tại các làng nghề xã Vô Tranh Sản phẩm của cây chè là búp non và lá non, cùng với chu kỳ thu hái ngắn, do vậy cây chè yêu cầu một lượng dinh dưỡng lớn để đáp ứng được yêu cầu khai thác sản phẩm chè của con người. Tại xã Vô Tranh với 650 ha đất trồng chè, lượng phân bón các loại yêu cầu rất lớn. Lượng phân bón được tổng hợp ở bảng 3.3. Bảng 3.3. Loại và lượng phân bón sử dụng cho chè tại các làng nghề Loại phân bón Đơn vị tính Lượng phân bón Số lần bón Cách bón Thời gian bón vào tháng Ghi chú Phân chuồng tấn/năm 9.000 - 10.000 1 Thúc 11-12 NPK-S (10.5.10-5) tấn/năm 450 - 500 3 Thúc 3, 5, 8 NPK (12.5.10- 14 ) tấn/năm 400 - 450 3 Thúc 3, 5, 8 Ure tấn/năm 20 -25 5 Thúc 3,4,5,6,7,8,9 Bổ xung Nguồn: Kết quả điều tra Qua bảng 3.3 cho thấy, lượng phân hữu cơ (chuồng) bón thúc cho chè kinh doanh hàng năm là rất lớn, 9.000 đến 10.000 tấn, lượng phân này thường được bón vào tháng 11, 12 sau một chu kỳ thu hoạch. Với lượng phân hữu cơ này đã cải thiện rất tốt thành phần cơ giới đất trồng chè, làm tăng khả năng giữ nước, giữ phân của đất đồng thời cung cấp nhiều nguyên tố vi lượng đảm bảo cho chè sinh trưởng phát triển tốt. Tại xã Vô Tranh người dân sử dụng hai loại phân tổng hợp bón cho chè, đó là NPK-S (12.5.10-14) và NPK-S (10.5.10-5) Lâm Thao với tổng lượng hai loại phân này là 850 - 950 tấn. Lượng phân này được bón làm ba đợt vào các tháng 3, 5, 8, để bổ sung vào đất, cung cấp dưỡng chất cho chè. Đây là lượng phân bón và cách bón được khuyến cáo của quy trình VietGAP, do vậy đảm bảo lượng phân cung cấp vừa đủ cho chè sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao, song không để lại tồn tại dư lượng nhiều trong đất và cũng như trong sản phẩm chè búp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên 40 Ngoài lượng phân tổng hợp chính nói trên, do đất dốc, hiện tượng rửa trôi đạm vào những ngày mưa lớn và cũng để thúc cho chè nhanh ra lá nên một số gia đình làm chè đã bón thúc thêm phân ure. Tổng lượng phân ure bón thúc là 20-25 tấn/năm, bón rải vào các tháng 3,4,5,6,7,8,9. Kỹ thuật bón phân của người dân làm nghề chè đã đạt chuẩn theo VietGAP là đúng cách và đúng lượng bón phân theo nhu cầu của cây chè ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển, đảm bảo phân được sử dụng hết, hạn chế được tối đa lượng phân tồn dư trong đất ảnh hưởng đến môi trường đất và nước trong đất. 3.2.1.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên chè tại các làng nghề xã Vô Tranh Tình hình sử dụng thuốc trừ côn trùng trên chè được thể hiện ở bảng 3.4. Bảng 3.4. Tình hình sử dụng thuốc trừ côn trùng trên chè tại xã Vô Tranh Nhóm thuốc Loại thuốc trừ côn trùng Độ độc Mức độ sử dụng Không sử dụng Sử dụng ít Sử dụng nhiều Lân hữu cơ Wofatox Độc x Bi 58 Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_thuc_trang_moi_truong_va_de_xuat_mo_hinh.pdf
Tài liệu liên quan