Luận văn Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chuẩn hóa tư liệu địa chính phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thành phố Bắc giang, tỉnh Bắc Giang

Đánh giá được mức độ khó khăn và đa dạng của nguồn tư liệu địa chính trên địa bàn thành phố Bắc

Giang, kết quả nghiên cứu quy trình chuẩn hóa kết hợp với ứng dụng công nghệ tin học đã thống nhất

được các nguồn tư liệu địa chính qua các thời kỳ, kết quả đó là cơ sở để phục vụ công tác xây dựng cơ sở

dữ liệu đất đai trên thành phố Bắc Giang.

Hiện nay các văn bản thực thi Luật Đất đai 2013 như các Thông tư, Quyết định, hướng dẫn chưa có văn

bản nào được cụ thể hóa để quy về thống nhất các nguồn tư liệu địa chính do lịch sử để lại, vậy để giải bài

toán phức tạp đó theo quy tắc chung phù hợp với công tác quản lý đất đai hiện thời, do thực tế mỗi địa

phương lại có một phương án khác nhau, không thống nhất chung được quy trình kỹ thuật giữa các nguồn

tư liệu ở mỗi thời kỳ, mà các văn bản đó được xây dựng để phù hợp với thực trạng kinh tế-xã hội bấy giờ,

chính vì điều đó để hoàn thiện hơn về quy định kỹ thuật về các nguồn tư liệu trên địa bàn nghiên cứu.

pdf17 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chuẩn hóa tư liệu địa chính phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thành phố Bắc giang, tỉnh Bắc Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học Khoa học Tự Nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội vào hồi 18h ngày 15/12/2016 Có thể tìm tại: - Trung tâm thư viên Quốc gia Hà Nội TÓM TẮT Hiện nay việc hoàn thiện được hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai chính xác còn phụ thuộc vào nguồn tư liệu địa chính, qua quá trình thu thập và phân tích thông tin thì thực trạng hiện nay các nguồn tư liệu về địa chính phục vụ trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Bắc Giang còn được thể hiện về mặt pháp lý ở nhiều khuôn dạng khác nhau qua các văn bản pháp lý ở từng thời kì khác nhau, cụ thể đối với hệ thống bản đồ địa chính là tư liệu để công nhận tính pháp lý của thửa đất đối với đối tượng sử dụng đất thì lại được lưu và sử dụng ở trên nhiều nền bản đồ khác nhau như bản đồ lâm nghiệp, bản đồ giấy, bản đồ với hệ tọa độ giả định, bản đồ khu dự án được vẽ trên giấy đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chưa cập nhật vào một nền bản đồ địa chính chính quy thống nhất, bản đồ giải thửa theo chỉ thị 299/TTg, một số bản đồ vẫn để ở hệ tọa độ HN-72 chưa quy đổi về hệ tọa độ VN-2000, các dữ liệu thuộc tính vẫn để theo quy định văn bản cũ mà chưa được cập nhật...Hay hệ thống tư liệu hồ sơ địa chính qua các thời kì ở nhiều địa phương vẫn chưa quản lý một cách khoa học không cập nhật biến động kịp thời biến động vào sổ bộ hồ sơ địa chính dẫn tới không khớp với tình hình quản lý đất đai thực tế, hoặc đã thất lạc trong quá trình quản lý và sử dụng, không chính xác và ít khả năng sử dụng, từ yêu cầu hiện trạng trên cần phải thống nhất các nguồn tư liệu địa chính về một nguồn để đáp ứng kịp thời công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai. Từ khóa: CSDL đất đai, Chuẩn hóa, giải pháp, tƣ liệu địa chính, thành phố Bắc Giang. 1. Mở đầu Các chính sách luật về quản lý đất đai liên tục sửa đổi theo thực tế để đi vào hoàn thiện, kèm theo đó là một hệ lụy các văn bản pháp lý đi kèm, cải cách thủ tục hành chính, dẫn tới kết quả hiện tại là các nguồn tư liệu đã không còn đồng nhất, dù đã được đầu tư lớn trong ngành quản lý về tư liệu địa chính nhưng vẫn còn rất khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng; Quy định chuẩn hóa tư liệu địa chính một cách thống nhất với mục đích để thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nhằm hiện đại hoá hệ thống công tác quản lý, công tác cập nhật, chỉnh lý biến động từ nguồn dữ liệu đất đai thống nhất từ Trung ương tới địa phương, một hệ thống thông tin đất đai hiện đại sẽ đảm bảo quyền lợi hợp lý trong quản lý nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất, một hệ thống quản lý công khai minh bạch sẽ góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả trong sử dụng, giải quyết tranh chấp, khướu nại, tố cáo về đất đai làm người dân tin tưởng hơn vào mọi hoạt động phát triển có liên quan tới sử dụng đất, nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với hệ thống quản lý của nhà nước, đơn giản hóa thủ tục khi thực hiện giao dịch về đất đai, xin phép xây dựng về nhà ở, tài sản gắn liền với sử dụng đất. Tuy nhiên hiện nay thực trạng các nguồn tư liệu địa chính không còn được đồng nhất vì vậy để hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn thành phố Bắc Giang, trong quá trình xây dựng, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu, cần thiết phải đề xuất quy trình chuẩn hóa đi với đó là ứng dụng công nghệ thông tin để chuẩn hóa tư liệu địa chính phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là rất cần thiết và phù hợp với đặc thù công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Bắc Giang, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, học viên lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chuẩn hóa tƣ liệu địa chính phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng nguồn tư liệu địa chính trên địa bàn. Phân tích, đánh giá tồn tại, khó khăn từ các nguồn tư liệu địa chính từ đó đề xuất giải pháp chuẩn hóa nguồn tư liệu một cách thống nhất, khoa học phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hoàn thiện chất lượng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đi vào vận hành. 3. Cơ sở tài liệu và phƣơng pháp luận nghiên cứu 3.1. Cơ sở tài liệu a) Tài liệu khoa học: Bao gồm các sách, giáo trình, luận văn, công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan tới hướng nghiên cứu lý thuyết của đề tài b) Các văn bản pháp lý liên quan tới xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính gồm: Luật Đất đai năm 2003, 2013 và các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành và các văn bản của địa phương về hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai. c) Tài liệu, số liệu thu thập, điều tra thực tế tại địa phương gồm: Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất đai tại địa phương. d) Các bản đồ gồm: Bản đồ qua các thời kỳ; Các bản đồ chuyên đề khác như bản đồ sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất... e) Công cụ thực hiện gồm:Các phần mềm Microstation, ViLIS 2.0, GIS, FME và các ứng dụng được nghiên cứu. 3.2. Phương pháp luận nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Điều tra các tài liệu, số liệu báo cáo, thống kê tình trạng, các nguồn tư liệu địa chính, phù hợp thống nhất với các văn bản pháp lý về quản lý đất đai hiện hành, đánh giá được nguồn tư liệu địa chính trên địa bàn nghiên cứu, tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. - Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Tiến hành thu thập tham khảo các nguồn tài liệu trong và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu, sử dụng phương pháp này để chắt lọc những ý có đủ điều kiện về cơ sở khoa học và đủ tính trạng pháp lý để hoàn thiện cho vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của một số chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu, tham vấn trực tiếp và cung cấp thông tin cần thiết phục vụ đề tài. - Phương pháp phân tích, đánh giá: Phân tích các dữ liệu thu thập được và khả năng ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn nghiên cứu, sử dụng phương pháp này để đánh giá hoàn thiện nội dụng nghiên cứu. - Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý: Nghiên cứu cơ sở hình thành các nền bản đồ qua các thời kỳ khác nhau, nghiên cứu hệ thống thông tin địa lý tìm hiểu khai thác hệ thống bản đồ đưa vào vận hành. - Phương pháp công nghệ tin học: Để xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu thập, kiểm tra, chuẩn hóa chất lượng dữ liệu thì cần phải chọn ngôn ngữ lập trình tạo ra sản phẩm đi vào thực tiễn...Lựa chọn ngôn ngữ lập trình C# trong Microsoft visual studio để nghiên cứu ứng dụng. - Phương pháp thử nghiệm: Để kiểm chứng kết quả nghiên cứu trên địa bàn và có thể nhân rộng phạm vi ứng dụng. 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Chuẩn hóa tư liệu địa chính phục vụ công tác xây dựng CSDL đất đai thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang a) Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Bắc Giang Thực hiện Nghị quyết số 36/NQ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2010 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lạng Giang, huyện Yên Dũng để mở rộng địa giới hành chính thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang với tổng diện tích tự nhiên 6.677,36 ha, bao gồm 07 phường và 9 xã. Thành phố Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21015’ đến 21019’ vĩ độ Bắc và từ 106008’ đến 106014’ kinh độ Đông, với các vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp huyện Tân Yên; - Phía Đông giáp huyện Lạng Giang; - Phía Nam giáp huyện Yên Dũng; - Phía Tây giáp huyện Việt Yên. Thành phố Bắc Giang là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh và là đô thị hạt nhân trong hệ thống các đô thị của tỉnh, có vị trí thuận lợi về giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ), cách Thủ đô Hà Nội 50km theo quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn lên cửa khẩu Quốc tế Đồng Đăng chạy qua, nơi giao lưu buôn bán sầm uất hiện nay, là vị trí thuận lợi khi thực hiện chiến lược 2 hành lang, 1 vành đai kinh tế của Chính phủ trong việc hợp tác kinh tế với Trung Quốc; Đặc biệt hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng đi vào hoạt động để phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn đi qua thành phố Bắc Giang với tổng chiều dài khoảng 9,8km. Đường sông có sông Thương chảy qua với chiều dài 10km tàu thuyền vừa và nhỏ đi lại dễ dàng, đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và giao lưu với các huyện trong và ngoài tỉnh. Thành phố Bắc Giang là 1 trong 4 đơn vị cấp huyện của tỉnh được xác định là trọng điểm phát triển kinh tế xã hội, nằm trong “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, liền kề các cụm công nghiệp lớn của Tỉnh như: Quang Châu, Đình Trám, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng..., nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật, đầu mối giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ và thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hoá và các hàng tiêu dùng khác. b) Thực trạng tƣ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Bắc Giang Thực trạng về tư liệu bản đồ địa chính Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, tỉnh Bắc Giang mới tổ chức đo đạc bản đồ địa chính chính quy trên địa bàn thị xã Bắc Giang (nay là thành phố Bắc Giang) và trong những năm tiếp theo tập trung vào việc đo đạc lập bản đồ địa chính để phục vụ phát triển kinh tế và công tác quản lý về đất đai. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 thành phố Bắc Giang đo bản đồ địa chính chính quy 11/16 xã, phường, dữ liệu số được lưu trữ ở định dạng MicroStation V7, AutoCAD, 11/16 phường này là cơ sở để triển khai chuẩn hóa và xây dựng CSDL chuẩn theo Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT. Đã lập kế hoạch chỉnh lý bản đồ địa chính cho 04 phường xã và chuyển hệ tọa độ bản đồ địa chính cho xã Dĩnh Trì; Tuy nhiên còn 5/16 mới được chuyển về bản đồ địa chính được thành lập từ năm 1999 (Hệ tọa độ HN - 72), quản lý được cập nhật ra bản đồ giấy, biến động hàng ngày chưa được cập nhật trên một nền bản đồ nhất định, đặc biệt có xã bản đồ địa chính được thành lập trên CAD. Những xã này đã và đang được duyệt kế hoạch thực hiện đo vẽ, chỉnh lý thành lập bản đồ địa chính theo chủ trương của UBND tỉnh. Tuy đã xây dựng cụ thể bản đồ địa chính trên địa bàn thành phố, tới nay sau khi Luật Đất đai 2013 đã triển khai, các Thông tư quy định về bản đồ địa chính đã thay đổi về mặt nội dung, quy trình kỹ thuật, đòi hỏi phải nâng cấp các dữ liệu bản đồ của các xã trên địa bàn thành phố Bắc Giang theo đúng Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT. Tuy nhiên do triển khai Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT mới chỉ dừng lại ở mức xây dựng CSDL địa chính theo dữ liệu địa chính chính quy, mà dữ liệu trên địa bàn vẫn tồn tại ở nhiều nền khác nhau, cấp GCN vẫn còn ở nhiều nền bản đồ dẫn tới khó khăn trong công tác quản lý, và cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn trong những năm qua, tính cấp thiết là phải thống nhất chuẩn hóa được được dữ liệu bản đồ địa chính trên địa bàn theo đúng quy định hiện hành, và cập nhật được các nền bản đồ cũ lên bản đồ mới. Dưới đây là bảng thống kê số liệu tư liệu bản đồ trên từng xã, phường của thành phố Bắc Giang như sau: Bảng 1: Thống kê tư liệu bản đồ địa chính trên toàn thành phố (Nguồn: Số liệu thu thập) c) Hiện trạng về tình hình đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất và hoàn thiệnhồ sơ địa chính Trước năm 1994 hồ sơ địa chính của thành phố được lập theo Quyết định số 56/DKTK ngày 05/11/1981 của Tổng cục Quản lý ruông đất, thời kỳ này hồ sơ địa chính được thành lập 2 bộ lưu ở cấp huyện và cấp xã. Từ năm 1994-1996 hồ sơ địa chính được thành lập theo mẫu quy định tại công văn số 434/CV- VĐ tháng 7/1993 của Tổng cục Địa chính. Từ năm 1996-2004 hồ sơ địa chính được thành lập 3 bộ theo mẫu quy định tại Quyết định 499/QĐ-ĐC, ngày 27/7/1995, Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC và Thông tư số 1990/TT-TCĐC của Tổng cục Địa chính (lưu ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã). Từ năm 2005 đến 2013 hồ sơ địa chính được thành lập 3 bộ theo mẫu quy định tại Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Từ 2013 tới nay thực hiện theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính thành lập 3 bộ theo mẫu quy định. Như vậy đến thời điểm hiện nay trên địa bàn thành phố có các mẫu hồ sơ địa chính khác nhau, những hồ sơ sổ sách được lập theo phương pháp thủ công, ở dạng giấy và được lưu trữ tại các cấp theo quy định. Các loại hồ sơ địa chính trên địa bàn thành phố trong quá trình quản lý đất đai bao gồm: Sổ mục kê: Cấp xã đã lập 16/16 xã, các sổ mục kê này đã được lập, tuy nhiên chưa thể hiện được mức độ biến động trên địa bàn. Sổ địa chính: 16/16 xã đã lập chưa cập nhật được tình trạng cấp giấy hàng ngày đã ghi lại những thửa đất có tính pháp lý tuy nhiên trên địa bàn thành phố sổ địa chính vẫn chưa được sử dụng đúng với mục đích của nó. Sổ theo dõi biến động đất đai: 16/16 xã; Số cấp GCN: 16/16 xã; Hồ sơ thiết lập trong quá trình thực hiện đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Hồ sơ thiết lập trong quá trình chỉnh lý số liệu biến động đất đai. Hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai các cấp thành phố, xã, phường. Một số loại hồ sơ khác, được lưu trữ tại phòng Tài nguyên Môi trường thành phố; Công tác xây dựng hồ sơ địa chính thực hiện qua nhiều giai đoạn với những công cụ khác nhau như Autocad, MicroStation ... và cả những công cụ thủ công khác; Tuy nhiên công tác quản lý, các nguồn tư liệu địa chính, lưu trữ hồ sơ đất đai ở thành phố Bắc Giang gặp một số khó khăn thách thức sau: + Khối lượng dữ liệu cần xử lý lớn, có giá trị kinh tế cao, liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội; + Dữ liệu đất đai biến động hàng ngày do nhu cầu thực tế và tốc độ đô thị hóa cao; + Nhu cầu tiếp cận và khai thác thông tin về đất đai của cá nhân, tổ chức rất lớn; + Yêu cầu khai thác thác giá trị kinh tế của thông tin đất đai theo quy định của pháp luật, làm nguồn thu tái sử dụng phục vụ cho sự phát triển của hệ thống. Dưới đây là thống kê tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành phố Bắc Giang: Bảng 2: Thống kê tình hình cấp GCN trên địa bản thành phố (Nguồn: Báo cáo tình hình cấp GCN thành phố 2015) Tuy đã đạt được một số kết quả như trên, song công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhìn chung kết quả đạt thấp, còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết kịp thời do tình hình thay đổi các văn bản diễn ra nhanh. Khó khăn hiện tại là việc thực hiện cấp đổi và cấp bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở khu vực nông thôn khó thực hiện, do các hộ nông dân hiện được giao sử dụng nhiều thửa đất, nên số lượng GCN đất rất nhiều, vừa khó bảo quản lại không có kinh phí thực hiện, yêu cầu đặt ra là cần có phương pháp nhằm quản lý tốt số lượng cấp GCN và đảm bảo được cấp GCN cho dân đúng hạn, đúng quy trình; 4.2. Đánh giá thực trạng nguồn tư liệu địa chính trên địa bàn thành phố Bắc Giang Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát trên địa bàn thành phố Bắc Giang công tác chỉnh lý biến động quản lý hồ sơ địa chính chưa đúng quy định, việc cập nhật biến động không được đồng bộ, thủ công, công tác lưu trữ hồ sơ rất dễ bị thất lạc, mất thời gian tìm kiếm, công tác cấp GCN khá đa dạng, một số địa phương trên địa bàn thành phố dùng bản đồ địa chính để tham khảo chứ không gắn liền với cấp giấy, hiện tại Văn phòng đăng ký thành phố vẫn dùng các vật liệu thô sơ như thước dây đo diện tích (có sai số và chênh lệch diện tích rất lớn so với thực tế khi thu nhỏ trên bản đồ), tới khi đo đạc mới hay cấp đổi thì diện tích sai lệch rất nhiều (đây là bài toán khó cho các nhà quản lý), công tác sử dụng bản đồ địa chính chính quy và kết quả đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn để lập hồ sơ địa chính chưa được thực hiện đúng quy phạm (một số địa phương thẳng thắn chia sẻ Luật Đất đai vẫn còn nhiều quy định chưa thực sự sát với điều kiện địa phương), đó là những khó khăn trong công tác sử dụng bản đồ địa chính đúng nghĩa vì vậy mà bản đồ địa chính không được dùng theo đúng quy định, áp dụng các văn bản hiện hành và quy trình chuẩn hóa cần được thiết lập để dữ liệu được chuẩn hóa đồng bộ với dữ liệu thuộc tính để đảm bảo các nghiệp vụ quản lý đất đai được diễn ra chính xác, dễ dàng và công tác quản lý theo đúng quy định. Yêu cầu để chuẩn hóa tư liệu địa chính trên địa bàn thành phố Bắc Giang không những cập nhật lại bản đồ theo quy định thống nhất chung mà công đoạn thu thập phân tích, rà soát để đánh giá công tác quản lý đất đai từ sơ khai trên địa bàn, những bất cập còn tồn tại của địa phương giải đáp thắc mắc thống nhất để các nguồn tư liệu địa chính trên địa bàn phải được thực hiện song hành với các cải cách thủ tục hành chính theo hướng hội nhập, hiện đại, công bằng, văn minh. Đối với chỉ đạo của chính phủ về phòng chống tham nhũng, công bằng minh bạch trong công tác quản lý, chuẩn hóa tư liệu địa chính là quy trình cần thiết để xác minh, và mang lại quyền lợi cho người sử dụng đất, khi đã hoàn thiện về hệ thống thông tin thì phòng chống được tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai trên địa bàn thành phố. Các quy định kỹ thuật xây dựng và chuẩn hóa dữ liệu mới chỉ tập trung cho các dạng dữ liệu đất đai được xây dựng một cách chính quy gần đây (như bản đồ địa chính chính quy, hồ sơ địa chính theo Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT và được xây dựng theo nhiều danh mục), chưa được cụ thể hóa theo các dạng dữ liệu đất đai đã có từ các thời kỳ trước vẫn còn dùng để cấp GCN. Hướng ứng dụng công nghệ, trong quá trình triển khai chuẩn hóa tư liệu địa chính trên địa bàn thành phố Bắc Giang, lựa chọn các phần mềm chuẩn theo ngành quản lý đất đai mà Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như Microstation V7, Microstation V8 đính kèm FAMIS, còn phần mềm để xây dựng cơ sơ dữ liệu là ViLIS 2.0; Tuy nhiên quy trình chuẩn hóa đòi hỏi phải nhiều khâu phức tạp và yêu cầu độ chính xác cao, trong quá trình chuẩn hóa học viên đã nghiên cứu một cách khoa học dựa theo yêu cầu chuẩn các Thông tư ban hành để chuẩn hóa lại dữ liệu theo yêu cầu của văn bản mới nhất hiện hành cụ thể các phần mềm học viên tự nghiên cứu sẽ được đề xuất hướng giải pháp quy trình và định hướng công nghệ 4.3 Đề xuất quy trình chuẩn hóa tƣ liệu địa chính 4.3.1. Sơ đồ quy trình chuẩn hóa tư liệu địa chính thành phố Bắc Giang Sơ đồ 1: Chuẩn hóa tư liệu không gian địa chính 4.3.2. Quy trình chuẩn hóa tư liệu thuộc tính địa chính Sơ đồ 2: Chuẩn hóa tư liệu thuộc tính địa chính 4.3.3. Giải pháp công nghệ Hình 1: Phần mêm chuẩn hóa dữ liệu thuộc tính Hình 2: Giao diện thiết kế phần mềm chuẩn hóa dữ liệu thuộc tính Hình 3: Phần mềm chuẩn hóa chuỗi GCN Hình 4: Phần mềm chuẩn hóa tư liệu thuộc tính bản đồ địa chính 4.5. Đánh giá hiệu quả xây dựng quy trình và ứng dụng công nghệ thông tin 4.5.1. Hiệu quả về lợi ích kinh tế - xã hội Việc lựa chọn quy trình chuẩn hóa, thu thập tài liệu qua các thời kỳ, giúp giảm tối đa kinh phí trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Ứng dụng công nghệ thông tin giúp giảm tối đa thời gian thi công. 4.5.2. Đánh giá về hiệu quả chính trị Việc chuẩn hóa tư liệu địa chính phục vụ công tác xây dựng CSDL đất đai thành phố Bắc Giang, giúp tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước, giúp UBND các cấp đưa ra các chính sách hợp lòng dân, giảm thiểu các tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo về đất đai, góp phần tăng cường lòng tin của nhân dân vào Đảng và Chính quyền. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đánh giá được mức độ khó khăn và đa dạng của nguồn tư liệu địa chính trên địa bàn thành phố Bắc Giang, kết quả nghiên cứu quy trình chuẩn hóa kết hợp với ứng dụng công nghệ tin học đã thống nhất được các nguồn tư liệu địa chính qua các thời kỳ, kết quả đó là cơ sở để phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên thành phố Bắc Giang. Hiện nay các văn bản thực thi Luật Đất đai 2013 như các Thông tư, Quyết định, hướng dẫn chưa có văn bản nào được cụ thể hóa để quy về thống nhất các nguồn tư liệu địa chính do lịch sử để lại, vậy để giải bài toán phức tạp đó theo quy tắc chung phù hợp với công tác quản lý đất đai hiện thời, do thực tế mỗi địa phương lại có một phương án khác nhau, không thống nhất chung được quy trình kỹ thuật giữa các nguồn tư liệu ở mỗi thời kỳ, mà các văn bản đó được xây dựng để phù hợp với thực trạng kinh tế-xã hội bấy giờ, chính vì điều đó để hoàn thiện hơn về quy định kỹ thuật về các nguồn tư liệu trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả đưa ra quy trình chuẩn hóa tư liệu trên địa bàn thành phố Bắc Giang cùng với đó là ứng dụng công nghệ tin học để xử lý từng công đoạn hỗ trợ cho nguồn dữ liệu trên thành phố Bắc Giang, đã giải quyết được bài toán khó khăn trong các tư liệu các thời kỳ, hơn nữa việc đưa ra quy trình và định hướng khoa học công nghệ ứng dụng trên thành phố Bắc Giang là cơ sở để xây dựng cơ sở kỹ thuật áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung theo hướng chuẩn hiện đại hóa công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh nói riêng; Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, học viên đưa ra kiến nghị sau: Hướng nghiên cứu đề tài để giải quyết bài toán thống nhất chung giữa các nguồn tư liệu địa chính bởi tính phức tạp qua các thời kỳ phục vụ trong quá trình quản lý đất đai. Ngành quản lý đất đai cần tiếp tục tháo gỡ được các vướng mắc khó khăn chung và nâng tầm quản lý đất đai theo hướng hiện đại, minh bạch Sau khi đã thiết lập được nguồn tư liệu thống nhất chuẩn trên thành phố Bắc Giang, cần nghiên cứu chuyên sâu theo góc độ nhà quản lý, để giải quyết khâu thủ tục hành chính với các nguồn tư liệu địa chính để đảm bảo quyền lợi, lợi ích cho người sử dụng; Cần tiếp tục nghiên cứu về các dữ liệu chuyên đề khác trên địa bàn thành phố Bắc Giang như về giá đất, cơ sở dữ liệu hiện trạng, cơ sở dữ liệu kiểm kê Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, học viên đưa ra kiến nghị sau: Hướng nghiên cứu đề tài để giải quyết bài toán thống nhất chung giữa các nguồn tư liệu địa chính bởi tính phức tạp qua các thời kỳ phục vụ trong quá trình quản lý đất đai. Ngành quản lý đất đai cần tháo gỡ được các vướng mắc khó khăn chung và nâng tầm quản lý đất đai theo hướng hiện đại, minh bạch Sau khi đã thiết lập được nguồn tư liệu thống nhất chuẩn trên thành phố Bắc Giang, cần nghiên cứu chuyên sâu theo góc độ nhà quản lý, để giải quyết khâu thủ tục hành chính với các nguồn tư liệu địa chính để đảm bảo quyền lợi, lợi ích cho người sử dụng; Cần tiếp tục nghiên cứu về các dữ liệu chuyên đề khác trên địa bàn thành phố Bắc Giang như về giá đất, cơ sở dữ liệu hiện trạng, cơ sở dữ liệu kiểm kê TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt [1] Quốc hội (45/2013/QH2013):Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành 1/7/2014 [2]Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013):Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24 tháng 04 năm 2013 Quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. [3]Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010):Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010 Quy định về chuẩn dữ liệu địa chính; [4]Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007):Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. [5] Đại học Khoa học Tự Nhiên, bài giảng: “ Hệ thống thông tin đất đai” tác giả: PGS.TS Trần Quốc Bình [6] Trang điện tử: www.wikipedia.com; [7] Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt dự án: “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai” [8] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007): Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. [9] Công văn 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 21/09/2011 của Tổng cục Quản lý đất đai hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. [10] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013): Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24 tháng 04 năm 2013 Quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. [11] Thông tư 18/2013/TT-BTNMT: “Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính” và sắp tới sẽ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hồ sơ địa chính, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ địa chính [12] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013): Thông tư 24/2014/Bộ TN-MT hướng dẫn về việc lập chỉnh lý bản đồ địa chính; [13] Quyết định số 394/QĐ-TCQLĐĐ ngày 04 tháng 9 năm 2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai về việc phê duyệt dự án: “xây dựng và chuẩn dữ liệu địa chính ở Việt Nam”. [14] Chính phủ (2011), Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 08 năm 2011 Về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. [15] Đại học Khoa học Tự Nhiên (ĐHQGHN), giáo trình “Cơ sở địa chính” tác giả: Đặng Hùng Võ – Nguyễn Đức Khả [16] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015): Tài liệu các đề tài khoa học cấp bộ cấp cơ sở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003258_8686_2006663.pdf
Tài liệu liên quan