MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan . i
Lời cảm ơn ii
Mục lục . iii
Những chữ viết tắt . vi
Danh mục các bảng . vii
Danh mục các hình . viii
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
1.1.CÂY NGÔ . 3
1.1.1.Nguồn gốc và phân loại cây ngô . 3
1.1.2.Đặc điểm nông sinh học của cây ngô . 3
1.1.3.Vai trò cây ngô trong nền kinh tế . 5
1.1.4.Đặc điểm hóa sinh hạt ngô . 7
1.1.5.Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam . 8
1.1.5.1.Tình hình sản xuất ngô trên thế giới . 8
1.1.5.2.Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam . 12
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG DI TRUYỀN Ở THỰC VẬT . 13
1.2.1.Một số phương pháp sinh học phân tử sử dụng trong nghiên cứu
quan hệ di truyền thực vật . 13
1.2.1.1.Kỹ thuật RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphisms –
đa hình độ dài các đoạn cắt giới hạn) 14
1.2.1.2. Kỹ thuật AFLP (Amplified Fragment Length Polymorphism – đa
1.2.1.3. Kỹ thuật SSR (Simple Sequence Repeat – trình tự lặp lại đơn giản) . 15
1.2.1.4. Bản đồ QTL (Quantiative Trait loci) 17
1.2.1.5. Kỹ thuật RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA) . 17
1.2.2. Nghiên cứu sự đa dạng di truyền ở thực vật bằng kỹ thuật RAPD.20
1.2.3.Tình hình nghiên cứu sự đa dạng di truyền của ngô bằng kỹ thuật RAPD. 22
1.3. NHẬN XÉT CHUNG . 24
Chương 2 . VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP . 25
2.1.VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU . 25
2.1.1.Vật liệu thực vật . 25
2.1.2.Hoá chất . 25
2.1.3.Thiết bị . 26
2.2. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26
2.2.1.Phương pháp hóa sinh . 26
2.2.1.1.Xác định hàm lượng lipid . 26
2.2.1.2.Xác định hàm lượng protein . 26
2.2.1.3.Xác định hàm lượng đường tan. 27
2.2.2.Phương pháp sinh học phân tử. 27
2.2.2.1.Phương pháp tách DNA từ lá non của ngô. 27
2.2.2.2.Phương pháp xác định hàm lượng và độ tinh sạch DNA tổng số. 28
2.2.2.3.Phản ứng RAPD. 29
2.2.2.4.Phương pháp xử lý kết quả và tính toán số liệu. 30
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. 31
3.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, HÓA SINH HẠT CỦA CÁC GIỐNG
NGÔ NGHIÊN CỨU. 31
3.1.1.Đặc điểm hình thái của 14 giống ngô nghiên cứu. 31
3.1.2.Hàm lượng protein, lipid, đường của 14 giống ngô nghiên cứu. 32
3. 2. PHÂN TÍCH TÍNH ĐA HÌNH DNA BẰNG KỸ THUẬT RAPD. 35
3.2.1.Kết quả tách chiết DNA tổng số từ lá ngô. 35
3.2.2.Kết quả nghiên cứu đa hình DNA bằng kỹ thuật RAPD. 37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. 50
CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 52
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5035 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của một số giống ngô (Zea mays L.), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chúng đặc trưng cho loài. SSR gồm 2 - 5 nucleotide lặp
lại nhiều lần. Ví dụ: (AT)n, (AG)n, (AGTC)n. SSR nằm rải rác trong hệ gen
của thực vật bậc cao. Đoạn mồi được thiết kế dựa trên vùng bảo thủ ở hai đầu
của đoạn SSR. Số lần lặp lại nhiều lần làm cho các phân đoạn DNA được
nhân có độ dài ngắn khác nhau. Các trình tự lặp lại thường có ở vùng dị
nhiễm sắc trên mỗi nhiễm sắc thể. Chúng có vai trò điều hoà hoạt động của
các gen, góp phần làm tăng tính ổn định cơ học của nhiễm sắc thể trong phân
bào, nó có thể mang thông tin di truyền liên quan đến sự xác định giới tính ở
cả động vật và thực vật. Do sự khác nhau về số lượng nucleotide trong mỗi
đơn vị lặp lại mà số đơn vị lặp lại xuất hiện sự đa hình về độ dài của SSR
được nhân bản. Mức độ đa hình được xác định sau khi điện di sản phẩm trên
gel agarose và gel polyacrylamide. SSR được phân tích trên nhờ PCR nên chỉ
cần đòi hỏi một lượng mẫu DNA rất nhỏ. SSR là công cụ hữu ích trong phân
tích hệ gen và chọn giống cây trồng vì đây là chỉ thị đồng trội có khả năng
phát hiện tính đa hình rất cao. Trong thực tế chỉ thị này đã được sử dụng
nghiên cứu một số tính trạng liên quan đến năng suất, bệnh dại, xác định giới
tính, phân tích quan hệ di truyền, lập bản đồ gen…Song nhược điểm của chỉ thị
này là sự phức tạp trong thiết kế mồi và đánh giá thiết kế mồi cao.
Kỹ thuật SSR được Qi-lun Yao và cs (2007) sử dụng để xác định khoảng
cách di truyền của 54 giống ngô từ Tây Nam Trung Quốc dựa trên 42 cặp mồi
SSR, tổng số alelle thu được là 256, trung bình mỗi locus có 6,1 alelle [44].
Legesse B.W. và cs (2007) cũng sử kỹ thuật này để nghiên cứu mức độ
đa dạng di truyền và đánh giá cấu trúc gen của các dòng ngô lai cận huyết.
Kết quả thu được 104 alelle với khoảng cách di truyền xác định được từ 0,28
đến 0,73, giá trị PIC là 0,58 [35].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Sharopova N. và cs (2002) đã sử dụng kỹ thuật SSR để lập bản đồ di truyền
đối với các giống ngô nhằm phân lập, chỉ rõ các đặc điểm của chúng [46].
1.2.1.4. Bản đồ QTL (Quantiative Trait loci)
Bản đồ các locut tính trạng số lượng (QTL) xác định mối liên kết giữa
các phân tử với một tính trạng hình thái đang được quan tâm. Qua biểu đồ
QTL có thể xác định được những vùng nhiễm sắc thể có liên quan đến một
trạng thái. Để lập bản đồ QTL, cần tiến hành: (1) Xác định cặp lai; (2) Lai và
tạo quần thể cho bản đồ; (3) Theo dõi sự phân ly của các chỉ thị trong quần
thể; (4) Xử lý thống kê và lập bản đồ. Lập bản đồ QTL nhằm xác định vị trí,
hiệu quả gen và hoạt động của các locus liên quan trong tương tác gen và
tương tác QTL với môi trường, từ đó chọn lọc nhờ sự trợ giúp của chỉ thị
phân tử (MAS-Marker Assisted Selection).
Kỹ thuật QTL cũng được Zhu J. và cs (2005) sử dụng để lập bản đồ cho
cây ngô với mục đích nhận dạng, định lượng trạng thái locus, điều hoà độ dài
của rễ phụ, xác định mức độ mềm dẻo của rễ nguyên thuỷ, xác định 6 bản đồ
QTL có liên quan tới 53,1% các biến đổi phospho ở hạt [53].
1.2.1. 5. Kỹ thuật RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA)
Kỹ thuật RAPD là kỹ thuật phân tích sự đa hình các phân đoạn DNA
được nhân bản ngẫu nhiên, do hai nhóm nghiên cứu của Williams và CS
(1990) [52] và Welsh và McClelland (1991) đồng thời xây dựng [51]. Đây là
một kỹ thuật phát hiện chỉ thị di truyền dựa trên phản ứng chuỗi polymerase
(PCR) [27]. PCR là một công cụ hữu hiệu cho việc phân tích hệ gen thực vật,
vì nó có khả năng tạo ra một lượng lớn các trình tự DNA đặc hiệu từ bất kỳ
cơ thể nào. Hiện nay PCR được xem là phương pháp nhanh, chính xác, tương
đối đơn giản để đánh giá sinh vật chuyển gen, phân tích nhanh chóng sự biến
dị di truyền ở phạm vi quần thể và giữa các cá thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Sự hạn chế lớn nhất của kỹ thuật này là phải dựa trên một trình tự DNA
đặc hiệu. Tuy nhiên, hạn chế này đã được các nhà sinh học phân tử cải tiến,
khắc phục đó là kỹ thuật PCR sử dụng đoạn mồi ngẫu nhiên hay còn gọi là kỹ
thuật RAPD [34].
Các thành phần cần thiết để tiến hành phản ứng RAPD bao gồm:
- DNA khuôn (DNA template) với nồng độ 5 - 50 ng trong 25µl.
- Đoạn mồi (primer): Chỉ sử dụng một mồi đó là một oligonucleotide có
trật tự nucleotide ngẫu nhiên và có chiều dài khoảng 10 nucleotide.
- DNA polymerase: Hoạt động của DNA-polymerase phụ thuộc vào
Mg
2+, nồng độ dNTP, pH, nhiệt độ biến tính DNA. DNA-polymerase
thường dùng là Taq-polymerase.
- Bốn loại deoxyribonucleotide triphotphat (dNTP).
- Ion Mg2+ và dung dịch đệm.
Phản ứng RAPD được tiến hành qua các giai đoạn giống như PCR:
- Giai đoạn biến tính DNA: Ở nhiệt độ 950 C trong 30 - 60 giây làm cho
hai mạch khuôn tách nhau.
- Giai đoạn tiếp mồi: Khi hạ nhiệt độ xuống 32 - 400 C, mồi tiếp hợp và
bám vào sợi DNA khuôn.
- Giai đoạn tổng hợp: Nhiệt độ được nâng lên 720 C thì các đoạn mồi đã
bắt cặp với các mạch đơn sẽ được kéo dài với sự tham gia của Taq-
polymerase.
Sau một chu kỳ gồm ba giai đoạn như trên, một phân đoạn DNA khuôn
được nhân lên thành hai, các đoạn DNA được nhân bản trong mỗi chu kỳ lại
được coi là DNA khuôn cho mỗi chu kỳ nhân bản tiếp theo. Vậy sau k chu kỳ
nhân bản sẽ tạo ra 2k các đoạn DNA giống đoạn DNA khuôn ban đầu. RAPD
có thể thực hiện từ 40 - 45 chu kỳ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Kỹ thuật RAPD có ưu điểm ở chỗ sử dụng các mồi ngẫu nhiên dài 10
nucleotide, quá trình nhân bản DNA là ngẫu nhiên. Đoạn mồi này có thể
bám vào bất kỳ vị trí nào có trình tự nucleotide bổ sung trên phân tử DNA
hệ gen. Với đặc điểm là ngắn nên xác suất đoạn mồi có được điểm gắn trên
phân tử DNA khuôn là rất lớn. Tùy vào nhóm, loài thực vật hay vi sinh vật
mà các đoạn mồi ngẫu nhiên được thiết kế chuyên dụng. Theo lý thuyết, số
lượng các đoạn DNA được nhân bản phụ thuộc vào độ dài, vị trí của các
đoạn mồi, kích thước và cấu trúc DNA genome. Thông thường mỗi đoạn
mồi ngẫu nhiên sẽ tạo ra từ 2 - 10 sản phẩm nhân bản. Kết quả là sau khi
điện di sản phẩm RAPD sẽ phát hiện được sự khác nhau trong phổ các phân
đoạn DNA được nhân bản. Sự khác nhau đó gọi là tính đa hình. Hiện tượng
đa hình các đoạn DNA được nhân bản ngẫu nhiên xuất hiện là do có sự biến
đổi trình tự nucleotide tại vị trí các đoạn mồi liên kết. Sản phẩm khuếch đại
được phân tích bằng điện di trên gel agarose hoặc polyacrylamide và có thể
quan sát được sau khi gel được nhuộm bằng hoá chất đặc trưng. Vì vậy, tính
đa hình thường được nhận ra do sự có mặt hay vắng mặt của một sản phẩm
nhân bản [49].
Trong những năm gần đây, kỹ thuật RAPD được sử dụng rộng rãi trong
nghiên cứu đa dạng di truyền. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, RAPD là một
phương pháp có hiệu quả trong việc xác định kiểu gen, phân tích quần thể và
nguồn gốc loài, nghiên cứu di truyền và lập bản đồ di truyền [3]. Phương
pháp này còn được ứng dụng trong việc đánh giá bộ gen của giống và khả
năng phân tích.
Kỹ thuật RAPD còn dùng để nhận biết, phân loại các giống cây trồng
khác nhau như chuối, lúa mì, đu đủ, đậu tương...và phát hiện, bảo tồn sự đa
dạng di truyền đặc biệt là các loài quí hiếm hay một số giống thực vật địa
phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
1.2.2. Nghiên cứu sự đa dạng di truyền ở thực vật bằng kỹ thuật RAPD
Hiện nay, kỹ thuật RAPD đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong
nghiên cứu và xác định quan hệ di truyền ở thực vật. Kỹ thuật RAPD cũng
được ứng dụng trong việc đánh giá đa dạng di truyền giữa các loài và trong
phạm vi một loài phân tích và đánh giá hệ gen thực vật nhằm xác định những
thay đổi của các dòng chọn lọc ở mức độ phân tử [40], [41]. Phương pháp này
còn được ứng dụng trong việc đánh giá bộ gen của giống và khả năng phân
tích mối quan hệ di truyền giữa các loài, nhóm các cá thể cùng một loài [11].
Muthusamy S. và cs (2008) sử dụng kỹ thuật RAPD với 74 mồi ngẫu
nhiên và kỹ thuật ISSR với 37 cặp mồi để nghiên cứu quan hệ di truyền của
10 giống đậu gạo thu được 987 băng DNA (trong đó có 719 băng đa hình) từ
kỹ thuật RAPD và 479 băng DNA (trong đó có 296 băng đa hình) từ kỹ thuật
ISSR, mức độ đa hình RAPD là 70,3%, mức độ đa hình ISSR là 60,79% [39].
Afzal và cs (2004) nghiên cứu tính đa hình của tập đoàn giống đậu xanh
nhằm chọn tạo giống đậu xanh có năng suất cao và chịu bệnh đốm vòng do
virus. Các tác giả đã sử dụng 21 giống đậu xanh với 34 mồi ngẫu nhiên và thu
được tổng số 204 phân đoạn DNA được nhân bản [23]. Moretzohn và CS đã
nghiên cứu sự đa dạng di truyền của lạc và mối quan hệ với dạng dại của
chúng trên cơ sở phân tích các vùng siêu biến của hệ gen [38].
Đánh giá tính đa dạng của một số giống lạc trong tập đoàn giống chống
chịu bệnh gỉ sắt Yiwu Chen và cs (2006) đã sử dụng 11 mồi ngẫu nhiên, tác
giả đã nhận được 109 phân đoạn DNA, trong đó có 66 phân đoạn đa hình,
chiếm 60,6%. Điều này cho thấy, trong phạm vi của mỗi phản ứng RAPD
giữa 33 giống lạc nghiên cứu khác nhau về cấu trúc DNA, mức sai khác từ
4% đến 18%. Kết quả phân tích DNA cho thấy các giống lạc ở cùng một
vùng địa lý, sinh thái được tập trung thành từng nhóm, giữa các giống chống
chịu bệnh gỉ sắt của tập đoàn giống ICRISAT và các giống năng suất trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
nước không nằm trong cùng một nhánh. Vì thế có thể lựa chọn các cặp bố
mẹ mong muốn để phục vụ cho công tác lai giống [28].
Chu Hoàng Mậu và cs (2002) đã sử dụng 10 mồi ngẫu nhiên để so sánh hệ gen
của các đậu tương đột biến bằng kỹ thuật RAPD cho thấy ba đoạn mồi có biểu hiện
đa hình và 6 dòng đậu tương đột biến có mức độ sai khác về bộ gen [14].
Võ Thị Thương Lan và cs (1999), nghiên cứu tính đa dạng di truyền của
loài rong câu biển đã cho thấy tổng số có 46 băng rõ nét được nhân ngẫu
nhiên với 3 mồi (OPA4, PA10, OPL12) và đã phát hiện được sự sai khác về
mặt di truyền ngay trong một loài rong câu sinh trưởng trong các điều kiện
khác nhau [10].
Để đánh giá sự thay đổi di truyền của các dòng lúa tái sinh từ mô sẹo
chịu mất nước, Đinh Thị Phòng và cs (2001) đã sử dụng 10 mồi ngẫu nhiên
để chỉ ra sự sai khác ở mức độ phân tử giữa các đối tượng này [15].
Nguyễn Thị Tâm (2003) sử dụng 5 mồi ngẫu nhiên để phân tích tính đa
hình DNA trong bộ gen của dòng lúa được chọn lọc kết quả các dòng có sự
sai khác ở mức độ phân tử, trong đó dòng HR128 có hệ số sai khác với
giống gốc là lớn nhất [16].
Nguyễn Vũ Thanh Thanh (2003) nghiên cứu đa dạng di truyền của một số
giống đậu xanh cho thấy trong 5 mồi ngẫu nhiên chỉ có 3 mồi RA31, RA45, RA46
cho kết quả đa hình, hệ số tương đồng giữa các giống dao động từ 0,41- 0,80 [17].
Kỹ thuật RAPD còn là một công cụ rất có hiệu quả trong việc tìm ra các
chỉ thị phân tử để phân biệt các giống hay các loài khác nhau. Raina và cs
(2001) đã sử dụng chỉ thị RAPD – SSR để phân tích sự đa dạng hệ gen và xác
định mối quan hệ họ hàng giữa các giống lạc trồng và lạc dại [45].
Kỹ thuật RAPD được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây để
phân tích di truyền hệ thống sinh học. Nó là phương pháp hiệu quả trong việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
xác định kiểu gen, phân tích quần thể và nguồn gốc loài, nghiên cứu di truyền
và lập bản đồ di truyền.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu sự đa dạng di truyền của ngô bằng kỹ thuật
RAPD
Vasconcelos M.J.V.D và cs (2008) sử dụng kỹ thuật RAPD với 47 mồi
ngẫu nhiên đã nhân được 221 băng DNA trong đó có 130 băng biểu hiện đa
hình [50].
Souza S.G.H.D. và cs (2008) xác định quan hệ di truyền của 16 dòng
ngô lai với sử dụng 22 mồi RAPD khuếch đại được 265 băng DNA và 16 cặp
mồi SSR khuếch đại được 75 băng DNA, 16 dòng ngô được chia thành 3
nhóm [47].
Okumus A. (2007), 17 giống ngô của Turkey được sử dụng nghiên cứu
với 14 mồi RAPD thu được 125 băng đa hình (chiếm 89%), hệ số sai khác
giữa các giống ngô từ 0,08-0,2 [42].
Abdel - Mawgood A.L. và cs (2006) đã sử dụng một số các chỉ thị phân
tử RAPD, SSR, 18S rRNA gen …để kiểm tra các dòng ngô, trong đó có ba
giống ngô tự nhiên (L1, L2, L3) và hai giống lai F1 bắt nguồn từ họ H1 và
H2. Hai trong 5 mồi RAPD sử dụng nghiên cứu biểu hiện tính đa hình, một
trong những mồi cho đa hình đã xác định được con lai H2 từ hai dòng thuần.
Đối với 18S rRNA thì không phát hiện được các băng đa hình [22].
Asif M. và cs (2006) đã tiến hành phân tích DNA cho 6 giống ngô lai
bằng cách sử dụng các mồi ngẫu nhiên để khuếch đại đa hình DNA bằng kỹ
thuật RAPD. Tác giả đã sử dụng 40 mồi ngẫu nhiên, trong đó có OPR – 03,
OPR – 11 và OPR- 06 đã cho đa hình. Kết quả đã kiểm tra được 3 trong rất
nhiều giống ngô lai và cũng phân biệt được nguồn gốc của một số giống ngô
lai. Tác giả đã kết luận RAPD là một công cụ hữu hiệu để phát hiện sự tinh
khiết của giống lai nhằm nâng cao hiệu quả trong trồng trọt và chăn nuôi [25].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Valdemar P. C. và cs (2004) nghiên cứu khoảng cách di truyền của 81
giống ngô trong đó có 79 thuộc vùng bắc Châu Âu và 2 giống cải tiến. Sử
dụng kỹ thuật RAPD với 32 mồi được khuếch đại, cao nhất là 255 chỉ thị mà
có 184 băng DNA (chiếm khoảng 72,2%) là đa hình. Dựa trên những chỉ thị
RAPD, việc lập một phả hệ sử dụng phương pháp UPGMA. Tỷ lệ kiểu di
truyền tương tự nhau từ 0,78 đến 0,91. Nhóm số liệu phân tử tập hợp thành 2
nhóm chính, mà màu sắc hạt có tương quan với nhau [40].
Naureen Z. và cs (2005) nghiên cứu đa hình của 30 chủng vi khuẩn ở rễ
ngô nhằm chọn tạo giống ngô cho năng suất cao và tách dòng vi khuẩn rhizo
rễ ngô. Các tác giả đã sử dụng 30 mồi oligonucleotide, kết quả sự đa dạng di
truyền đạt mức đáng kể với khoảng cách di truyền 2 – 16% [41].
Amorime. P. và cs (2003) đã sử dụng các chỉ thị phân tử RAPD và SSR để
chọn lọc 13 giống ngô đường. Trong đó, sử dụng 50 mồi RAPD tạo được 104
băng (chiếm 72,2%), còn sự phân tích SSR đánh giá 7 locus với 42 alen đạt giá
trị PEC từ 0,5 đến 0,89. Ước tính sự tương đồng di truyền đối với mồi RAPD là
0,79, còn chỉ thị SSR là 0,49 [24].
Osipova E.S. và cs (2001) nghiên cứu sự khác nhau di truyền học giữa
dòng ngô A188 và dòng soma bắt nguồn từ A188, được đánh giá qua sự phân
tích của kỹ thuật RAPD. Sử dụng 15 mồi trong số 17 mồi decanucleotie, từng
mồi cho sự khuếch đại đạt từ 2 – 17 phân đoạn dài 200 – 2000 bp. Mô hình
RAPD không khác giữa những các cá thể của dòng A188, biểu hiện tính đồng
nhất về di truyền học cao. Sự khác nhau giữa dòng ban đầu và dòng soma cao
từ 64 – 72%. Căn cứ vào sự phân ly di truyền dòng soma chia làm 2 nhóm. Sự
phân biệt những nhóm dòng soma này phù hợp với nguồn gốc của chúng [43].
Bauer I (2005) nghiên cứu đặc tính trưởng thành sớm của ngô lai thu được
bằng cách đánh dấu protein và RAPD. Khi sử dụng mồi RAPD cho thấy tỉ lệ đa
hình cao hơn đánh dấu protein [26].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Ở Việt Nam, Bùi Mạnh Cường và cs (2002) đã tiến hành nghiên cứu sự
đa hình di truyền của một số giống ngô và xác định được một số cặp lai ưu tú
có khả năng cho ưu thế lai cao [5]. Ngô Hữu Tình và cs (2002), nghiên cứu
khoảng cách di truyền của các cặp lai và nhóm ưu thế lai ở một giống ngô, kết
quả tuyển được 7/28 cặp lai cho năng suất cao[19].
Ngô Việt Anh (2005) đã sử dụng kỹ thuật RAPD với 5 mồi ngẫu nhiên đã
nhận được 150 phân đoạn DNA được nhân bản ngẫu nhiên từ hệ gen của 7
giống ngô nếp địa phương. Cả 5 mồi sử dụng trong nghiên cứu đều biểu hiện
tính đa dạng và có 16 phân đoạn DNA đa hình chiếm 51,6% [1].
1.3. NHẬN XÉT CHUNG
Trong những năm gần đây phương hướng sản xuất ngô ở nước ta là cần
tăng cường diện tích trồng ngô lai năng xuất cao trên cơ sở ứng dụng các
thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất để đạt và vượt mức trung
bình của thế giới. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất ngô Việt Nam vẫn phải
nhập nội rất nhiều các giống ngô mà vẫn có những mùa bị thất thu do giống
không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, việc nghiên cứu hóa sinh hạt ngô nhằm
tìm ra các giống ngô có năng suất cao, chất lượng tốt và ổn định là góp phần
chọn được các giống có năng suất và chất lượng ổn định.
Những công trình đánh giá sự di truyền của cây ngô ở nước ta còn ít.
Sự đa dạng di truyền sẽ chỉ ra được mức độ sai khác giữa các giống ngô
nghiên cứu ở mức độ phân tử đồng thời giải thích được tính đa dạng nguồn
gen của cây ngô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Chƣơng 2
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Vật liệu thực vật
Sử dụng 14 giống ngô làm vật liệu nghiên cứu. Nguồn gốc, đặc điểm
nơi thu mẫu được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Danh sách 14 giống ngô nghiên cứu
STT Giống Nguồn gốc Đặc điểm nơi thu mẫu
1 TL Trà Lĩnh – Cao Bằng Địa hình cao
2 VN Lâu Thượng – Võ Nhai Địa hình cao
3 CB Phục Hoà – Cao Bằng Địa hình cao
4 SLO Bản Lầm – Sơn La Địa hình cao
5 T26 Sông Bằng – Cao Bằng Địa hình cao
6 SL Bản Đen – Sơn La Địa hình cao
7 SLV Bản Cóc – Sơn La Địa hình cao
8 TQ Hàm Yên – Tuyên Quang Địa hình cao
9 ÔL Phú Lương – Thái Nguyên Địa hình cao
10 ĐP Phú Bình – Thái Nguyên Trung du
11 LC Than Uyên – Lai Châu Địa hình cao
12 SLT Bản Cóc – Sơn La Địa hình cao
13 YB Văn Chấn – Yên Bái Địa hình cao
14 T4 Quyết Thắng – Thái Nguyên Trung du
2.1.2. Hoá chất
Sử dụng các loại hoá chất tinh khiết nhập từ các nước Mỹ, Trung Quốc,
Đức, Anh, Thụy Điển như: Tris, EDTA, CTAB, taq – polymerase, agarose,
buffer PCR, MgCl2, dNTPs, NaCl, sorbitol, NaH2PO4.2H2O… và các hoá
chất thông dụng khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
2.1.3. Thiết bị
Nồi hấp khử trùng (Sturdy - Tai Wan); Lò vi sóng (Sharp); Máy soi gen
tia UV (Weatea - USA); Nguồn điện di DNA (USA); Máy li tâm (Hettich –
Germary); Máy lắc nhuộm DNA (UK); Cân điện tử; Máy khuấy trộn Vortex;
Máy đo pH (Mettler Toledo); Bể ổn nhiệt; Tủ sấy (Memmert); Tủ cấy vô
trùng; Tủ lạnh sâu -20oC, -80oC (Sanyo, Nhật Bản); Máy PCR (Applied
Biosystems- Mỹ); Máy quang phổ (Thermo Electron). Và một số thiết bị khác
như: ống eppendorf, đầu côn, pipet man, ống PCR…
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp hóa sinh
2.2.1.1 Xác định hàm lƣợng lipid
Hàm lượng lipid được xác định trên hệ thống bán tự động Soxhlet của
hãng Gerhardt, gồm có: bình cầu, trụ chiết, ống sinh hàn.
Dựa vào tính chất hoà tan của dung môi hữu cơ để chiết lipid, dung môi
hữu cơ được sử dụng là petroleum ether.
2.2.1.2 Xác định hàm lƣợng protein
Hàm lượng protein được xác định theo phương pháp Kjeldahl.
Nguyên lý: mẫu được vô cơ hóa bằng H2SO4 98% kết hợp với chất xúc tác để
chuyển nitơ hữu cơ thành (NH4)2SO4 rồi dùng NaOH để đẩy NH3 ra khỏi
muối amoni. NH3 sau khi được giải phóng ra sẽ được cuốn đi bằng dòng hơi
nước nóng. Sau khi được làm nguội sẽ hấp thụ vào dung dịch H3BO3 ở trong
bình hứng tạo ra muối borat amon có màu xanh trong. Để xác định được
lượng amoniac giải phóng ra trong quá trình chưng cất ta đem đi chuẩn độ
bằng dung dịch H2SO4 0,1N đến khi dung dịch chuyển sang màu tím nhạt. Từ
lượng H2SO4 0,1N tiêu tốn trong quá trình chuẩn độ sẽ tính được lượng
protein có trong mẫu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
2.2.1.3. Xác định hàm lƣợng đƣờng tan
- Xác định hàm lượng đường theo phương pháp Bertrand được mô tả trong tài
liệu của Phạm Thị Trân Châu và cs [4].
- Nguyên tắc: Đường trực tiếp khử oxi của hydroxit đồng ở môi trường kiềm
mạnh làm cho nó bị kết tủa dưới dạng đồng hóa trị 1 (Cu2O) có màu đỏ gạch.
Số lượng đồng hóa trị 1 tương ứng với số lượng đường khử theo phương trình
phản ứng:
RCHO + 2Cu(OH)2 → RCOOH + Cu2O + 2H2O
Cu
+1
+ Fe
3+
+ H2SO4 → 2CuSO4 + H2O + 2FeSO4
FeSO4 có tính khử oxi tác dụng với KMnO4 do đó dùng KMnO4 để chuẩn độ.
Từ số ml KMnO4 0,1N dùng để chuẩn độ sẽ xác định được hàm lượng đường
khử.
2.2.2. Phƣơng pháp sinh học phân tử
2.2.2.1. Phƣơng pháp tách DNA từ lá non của ngô
- Quy trình tách chiết và làm sạch DNA tổng số từ lá ngô theo phương pháp
của Gawel và cs [31].
Quy trình tách chiết DNA tổng số đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau:
- Lấy khoảng 200g lá ngô non đã để lạnh ở -850C ở nghiền nhanh trong
cối chày sứ có chứa nitơ lỏng.
- Bổ sung 0,8ml đệm rửa, li tâm 15 phút, 12000 vòng/ phút, loại bỏ
dịch nổi. Bước này làm 2 lần.
- Thêm 700µl đệm tách, mix nhẹ, ủ 650C trong 2h, sau đó lấy ra để ở
nhiệt độ phòng 5 phút.
- Thêm 600µl cloroform:isoamyl alcohol (24:1 ), trộn đều 20 phút
- Li tâm 15 phút, 12000 vòng/phút. Hút cẩn thận 500µl dịch trong sang
ống eppendorf 1,5 ml mới ( bỏ tủa).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
- Thêm 600µl isopropanol, lắc nhẹ, đặt lên đá (để tủ lạnh qua đêm), chờ
có dịch tủa trắng.
- Li tâm 5 phút, 13000 vòng/ phút, bỏ dịch, úp xuống giấy cho khô.
- Bổ sung 300µl cồn 70%, búng nhẹ. Li tâm 5 phút, 13000 vòng/ phút,
loại bỏ cồn (thực hiện 2 lần).
- Làm khô DNA.
- Hòa tan DNA trong 50 µl nước khử ion.
- Kiểm tra chất lượng DNA thu được thông qua điện di trên gel agarose 0,8%.
- Xác định hàm lượng và độ tinh sạch của DNA trên máy quang phổ và pha
loãng về nồng độ sử dụng 10ng/µl.
2.2.2.2. Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng và độ tinh sạch DNA tổng số
* Phương pháp quang phổ hấp thụ
Kiểm tra nồng độ và độ tinh sạch của DNA trên máy quang phổ ở bước
sóng
= 260 nm và
= 280 nm. Hàm lượng và độ sạch của DNA trong
dung dịch tách chiết được tính theo công thức:
Hàm lượng DNA (ng/l) = OD260×50× hệ số pha loãng.
Độ sạch DNA = OD260/OD280.
Trong đó:
OD260: chỉ số đo được ở bước sóng 260 nm
OD280: chỉ số đo được ở bước sóng 280 nm
Nếu độ sạch DNA = 1,8 - 2,0 thì mẫu được coi là sạch.
* Phương pháp điện di DNA tổng số trên gel agarose
- Pha agarose 0,8% trong TAE 1X, đun nóng cho tan agarose trong lò vi sóng, để
nguội khoảng 60oC; Đổ bản gel và đợi cho khô (khoảng 1 giờ) sau đó tháo lược.
- Lấy 5 µl mẫu DNA tách được trộn với 2 µl dye 6X, tra mẫu vào giếng điện di.
- Chạy điện di với điện thế 80V trong 30 phút.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
- Lấy bản gel nhuộm ethidium bromide 0,5 µl/ml trong 10 phút, rửa lại bằng
nước.
- Soi bản gel trên máy soi gen tia UV, chụp ảnh.
2.2.2.3. Phản ứng RAPD
Phản ứng RAPD được tiến hành với các mồi ngẫu nhiên theo phương
pháp của Foolad và cs (1990) [29].
- Sử dụng 10 mồi ngẫu nhiên được tổng hợp tại hãng Invitrogen, mỗi mồi dài 10
nucleotide, thông tin về trình tự các mồi sử dụng được trình bày trong bảng 2.2
Phản ứng RAPD được thực hiện trong 20 µl dung dịch với thành phần
trong bảng 2.3. Tiến hành nhân bản DNA trong máy PCR với chu trình nhiệt
của phản ứng RAPD là 1 chu kì 94oC trong 3 phút; 45 chu kì với nhiệt độ
(92
o
C trong 30 giây, 36
o
C trong 45 giây, 72
o
C trong 1 phút); 1 chu kì 72
o
C
trong 10 phút; lưu giữ ở 4oC.
Bảng 2.2. Trình tự các nucleotide của 10 mồi RAPD sử dụng trong nghiên cứu
STT Tên mồi Trình tự nucleotide
1 M1 5’ AACCGACGGG 3’
2 M2 5’ GGGGGTCGTT 3’
3 M3 5’ TACCACCCCG 3’
4 M4 5’ GGCGGACTGT 3’
5 M5 5’ TCGGCGATAG 3’
6 M6 5’ GTGTCTCAGG 3’
7 M8 5’ GGAAGTCGCC 3’
8 M9 5’ CCTCCAGTGT 3’
9 RA159 5’ GTCCACACGG 3’
10 UBC23 5’ CCCGCCTTCC 3’
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Bảng 2.3. Thành phần phản ứng RAPD
STT Thành phần Thể tích (l)
1 H2O khử ion 11,7
2 Buffer PCR 2,0
3 MgCl2 (25 mM) 2,0
4 dNTP (2,5 mM) 1,2
5 Primer (10 mM) 1,6
6 DNA (10 ng/µl ) 1,0
7 Taq-polymerase 0,5
Tổng 20,0
Điện di sản phẩm RAPD
Pha agarose 2% trong TAE 1X. Chạy điện di với hiệu điện thế 100V
trong 90 phút. Nhuộm bản gel bằng ethidium bromide 0,5 µg/ml trong 15
phút, rửa sạch bằng nước, soi gel trên đèn UV và chụp ảnh.
Phân tích số liệu RAPD
Dựa trên sự xuất hiện hay không xuất hiện của các phân đoạn DNA khi
điện di sản phẩm RAPD của các giống ngô nếp với các đoạn mồi ngẫu nhiên
để làm cơ sở cho sự phân tích số liệu theo quy ước: Số 1: xuất hiện phân đoạn
DNA, số 0: không xuất hiện các phân đoạn DNA.
Các số liệu này được xử lý trên máy vi tính theo chương trình NTSYSpc
version 2.0 để xác định quan hệ di truyền của các giống ngô ở mức độ phân tử.
2.2.2.4. Phƣơng pháp xử lý kết quả và tính toán số liệu
Mỗi thí nghiệm được nhắc lại 3 lần. Sử dụng toán thống kê để xác định trị số
thống kê như trung bình mẫu (
x
), phương sai (2), độ lệch chuẩn (), và sai
số trung bình mẫu (
x
S
), với n ≤ 30, α = 0,05. Các số liệu được xử lý trên máy
vi tính bằng chương trình Excel [21].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, HÓA SINH HẠT CỦA CÁC GIỐNG NGÔ
NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm hình thái của 14 giống ngô nghiên cứu
Hình thái và khối lượng hạt là những đặc tính quan trọng trong chọn
giống ngô vì nó liên quan đến chất lượng và năng suất. Kết quả nghiên cứu
hình thái và khối lượng 100
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc322.pdf