MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt luận văn iii
Mục lục vii
Danh mục bảng x
Danh mục đồ thị, sơ đồ xi
Danh mục các từ viết tắt xii
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5
2.1 Cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề lao động và việc làm 5
2.1.1 Các khái niệm cơ bản về lao động và việc làm 5
2.1.2 Đặc điểm của lao động – việc làm nông thôn 16
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến lao động – việc làm nông nghiệp 19
2.2 Cơ sở thực tiễn 22
2.2.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của một số nước trên thế giới 22
2.2.2 Đối với Việt Nam 25
2.3 Một số chính sách của Đảng - Nhà nước về lao động - việc làm nông thôn 26
2.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 26
2.4.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 26
2.4.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 27
PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 29
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29
3.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của xã Lý Học 29
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 33
3.1.3 Đánh giá chung về tiềm năng của xã Lý Học 35
3.2 Phương pháp nghiên cứu 37
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 37
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 38
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 39
3.2.4 Phương pháp phân tích 39
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu dùng nghiên cứu đề tài 40
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
4.1 Thực trạng lao động và việc làm nông thôn xã Lý Học 41
4.1.1 Thực trạng về lao động 41
4.1.2 Thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nông thôn 46
4.1.3 Thực trạng việc làm cho lao động nông nghiệp của các hộ điều tra 49
4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn xã Lý Học 64
4.2.1 Chất lượng của nguồn lao động nông nghiệp 64
4.2.2 Tình hình phát triển kinh tế và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế 67
4.2.3 Các nhân tố khác 68
4.2.4 Phân tích SWOT để tìm hướng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong xã 70
4.3 Định hướng và các biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã 72
4.3.1 Quan điểm giải quyết việc làm 72
4.3.2 Các biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã 72
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 83
5.1. Kết luận 83
5.2 Khuyến nghị 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 88
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8057 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tình hình lao động – việc làm trong khu vực nông thôn ở xã Lý Học – huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất chính, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu của người dân. Đây là ngành chiếm trên 70% số lao động và dân số tham gia hoạt động. Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ những năm gần đây có bước phát triển khá. (Thể hiện ở bảng 3.1)
Trong giai đoạn quy hoạch cần có hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
3.1.2.3 Khu vực kinh tế nông nghiệp
Ngành nông nghiệp của xã Lý Học giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư. Trong những năm gần đây mức tăng trưởng tương đối ổn định cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tạo nguồn nông sản tập trung, có chất lượng cao. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt.
(Thể hiện ở bảng 3.2)
Bảng 3.1: Tình hình phát triển kinh tế qua các năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tốc độ tăng
trưởng BQ
(%)
GTSX
(tỷ/năm)
CC
(%)
GTSX
(tỷ/năm)
CC
(%)
GTSX
(tỷ/năm)
CC
(%)
Tổng GTSX
19.20
100
20.70
100
21.85
100
9.601
NN
10.20
53.125
10.80
52.174
11.30
51.716
7.663
CN – XD
4.80
25.000
5.00
24.155
5.05
23.112
3.083
DV - TM
4.20
21.875
4.90
23.671
5.50
25.172
21.238
(Nguồn: Phòng thống kê xã)
Trồng trọt: trong những năm qua, bằng với sự cố gắng của Đảng bộ và nhân dân trong xã, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã có những chuyển biến tích cực.
Năm 2006 tổng diện tích lúa gieo trồng 495.1 ha đạt 100% kế hoạch đề ra, năng suất trung bình đạt 59.7 tạ/ha, tổng sản lượng thóc đạt 2936 tấn.
Năm 2007 tổng diện tích lúa gieo trồng 482.8 ha đạt 97% kế hoạch đề ra, năng suất trung bình đạt 60.45 tạ/ha, tổng sản lượng quy thóc đạt 2990.74 tấn.
Năm 2008 diện tích gieo trồng đạt 423.81 ha đạt 95% kế hoạch. Năng suất bình quân đạt 59.5 tạ/ha. Tổng sản lượng quy thóc đạt 2770.4 tấn.
Cây thuốc lào là một trong những đặc sản của vùng nên thường xuyên được duy trì phát triển. Nhờ vậy sản lượng tăng từ 86.14 tấn năm 2006 lên 124.60 tấn năm 2008. Đem lại thu nhập đáng kể cho người dân.
Qua thống kê ta thấy năng suất lúa của xã chưa ổn định, phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết, năng suất lúa vụ chiêm cao hơn vụ mùa từ 6 – 12 tấn/ha.
Chăn nuôi: Có bước phát triển chưa vững chắc và đàn trâu bò trong những năm gần đây có xu hướng tăng từ 303 con năm 2006 lên 372 con năm 2008. Đàn gia cầm năm 2006 là 23000 con, năm 2008 là 28000 con, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên đàn gia cầm của xã tuy có tiềm năng nhưng chưa phát triển mạnh được. Đàn lợn năm 2006 là 2186 con, năm 2008 là 2245 con, tăng 59 con, nguyên nhân chủ yếu là do giá đầu ra bấp bênh, người dân nuôi không có hiệu quả nên không phát triển được quy mô công nghiệp.
Bảng 3.2: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp qua một số năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2006
2007
2008
1. Lúa xuân: Diện tích
ha
215.9
203.6
146.1
Năng suất
tạ/ha
62.8
63.9
65.7
Sản lượng
tấn
1355.8
1399.3
1294.0
2. Lúa mùa: Diện tích
ha
279.2
279.2
277.0
Năng suất
tạ/ha
56.6
57.0
53.3
Sản lượng
tấn
1580.2
1592.44
1476.4
3. Cây thuốc lào: Diện tích
ha
63.3
75.6
80.4
Năng suất
kg/sào
50.4
55.2
57.4
Sản lượng
tấn
86.14
112.67
124.60
4. Đàn trâu
con
130
159
170
5. Đàn bò
con
190
196
202
6. Đàn lợn
con
2203
2364
2245
7. Gia cầm
con
24700
26400
28000
(Nguồn: Phòng thống kê xã)
Từ số liệu trên cho thấy ngành chăn nuôi của xã phát triển chưa được đồng đều. Trong những năm tới xã cần chú trọng phát triển chăn nuôi bò lấy thịt, chăn nuôi lợn, gia cầm theo quy mô trang trại đồng thời thực hiện tốt công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm để có hướng phát triển tốt.
3.1.3 Đánh giá chung về tiềm năng của xã Lý Học
3.1.3.1 Những lợi thế và hạn chế
* Lợi thế
- Lý Học có vị trí địa lý thuận lợi: Có quốc lộ 37A chạy qua ngoài ra còn có sông Thái Bình và sông Chanh Dương vừa cung cấp nước tưới, tiêu cho diện tích gieo trồng vừa thuận lợi cho giao thông đường thủy rất phát triển. Đây là động lực quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân.
- Đất đai, địa hình, khí hậu cho phép xã phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất chuyên canh và thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
- Có nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù, sáng tạo.
- Có sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
* Hạn chế
- Lý Học là một xã thuần nông, chuyển dịch cơ cấu cây trồng con vật nuôi còn chậm, trong nội bộ ngành nông nghiệp tỷ trọng trồng trọt còn cao. Các mô hình kinh tế trang trại và gia trại còn quá ít, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.
- Tình hình sản xuất cây màu và cây vụ đông trong nhiều năm không đạt chỉ tiêu kế hoạch huyện giao. Tình hình quản lý kinh tế chưa nhạy cảm với kinh tế thị trường, vẫn còn mang tính tự cấp.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa phát triển đột biến. Sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chưa đa dạng, chất lượng, sức cạnh tranh còn yếu. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn còn trì trệ, bảo thủ, chậm đổi mới, chưa tạo được vùng sản xuất chuyên canh tập trung có quy mô, chưa xây dựng được cánh đồng có giá trị sản xuất cao.
- Quỹ đất đai của xã đặc biệt là quỹ đất nông nghiệp có một số diện tích đất trũng thường xuyên bị úng ngập cho hiệu quả kinh tế thấp khi trồng lúa.
- Đại bộ phận người dân vẫn sống bằng nghề nông, tỷ lệ lao động thất nghiệp đặc biệt là lao động thời vụ còn rất lớn.
- Về thu ngân sách: Nguồn thu trong xã còn ít, nhu cầu chi lại lớn, hoạt động ngân sách hiện nay chủ yếu dựa vào sự điều tiết và công trợ của cấp trên, số nợ đọng trong nhân dân còn nhiều, ảnh hưởng đến tính chủ động trong chỉ đạo điều hành chung của xã.
- Công tác quản lý đôi khi còn buông lỏng, có đề ra song thiếu các biện pháp đôn đốc, kiểm tra và xử lý.
- Cơ sở hạ tầng tuy có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
- Các mặt văn hóa – xã hội: trên một số lĩnh vực đạt kết quả còn thấp, chất lượng không cao và thiếu bền vững. Một số chỉ tiêu chưa đạt, công tác vệ sinh môi trường còn yếu, chưa tập trung tìm giải pháp khắc phục có hiệu quả.
- Nguồn lao động dồi dào nhưng vẫn thiếu nguồn lao động có chất lượng cao.
3.1.3.2 Những vấn đề kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai đồng thời ảnh hưởng tới vấn đề việc làm cho người lao động
- Quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp bị hạn chế và ngày càng bị thu hẹp lại do một phần diện tích chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp.
- Quỹ đất phải dành cho quy hoạch giao thông thủy lợi.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Điểm nghiên cứu được chọn dựa trên nguyên tắc là đại diện cho khu vực nghiên cứu trên phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đặc điểm của vùng. Căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế và phạm vi của đề tài, tôi tiến hành điều tra trên cả 3 thôn của xã:
- Thôn Trung Am: Là thôn có ngành nghề dịch vụ phát triển hơn 2 thôn còn lại, cơ cấu kinh tế được chuyển đổi nhanh chóng, là một thôn được đánh giá là khá của xã.
- Thôn Lạng Am: Biết kết hợp dệt may với sản xuất nông nghiệp.
- Thôn Triền Am: Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, đa phần là các hộ thuần nông.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Đây là số liệu thu thập từ các tài liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, khu vực nghiên cứu như các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã, các báo cáo tổng kết, các tạp chí, các văn bản, các thông tin về số lượng, chất lượng lao động, cơ cấu lao động, sử dụng lao động… đã được công bố trên sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, số liệu từ ban thống kê, ban quản lý đất đai, trạm y tế… Các tài liệu được kế thừa, phân tích và tổng hợp có chọn lọc.
3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp được tiến hành thông qua 3 phương pháp:
* Phương pháp điều tra hộ:
- Xác định số hộ điều tra: Sau khi xác định điều tra ở 3 thôn trong xã, tôi tiến hành lựa chọn số hộ điều tra. Do đối tượng điều tra là các hộ nông dân trong xã nên tính đồng nhất rất cao. Số mẫu điều tra là tổng các mẫu chọn trong tổng thể mẫu 3 thôn trong xã. Tôi tiến hành điều tra bình quân mỗi thôn 20 hộ, sở dĩ tôi chọn như vậy là để đảm bảo nguyên tắc so sánh khi phân tích. Số hộ khá, trung bình, nghèo được chọn theo tỷ lệ đã được xác định của mỗi thôn trên cơ sở chuẩn nghèo chung của cả nước.
- Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng cho hộ và cá nhân (hỏi những người đủ 15 tuổi trở lên).
- Phương pháp điều tra: Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, đến từng hộ hỏi chủ hộ (hoặc một thành viên khác trong hộ có thể thay chủ hộ) về từng người của hộ để ghi vào phiếu điều tra.
* Phương pháp RRA
- Thông qua việc đi thực địa để quan sát thực tế, phỏng vấn không chính thức để thu thập thông tin từ những người chủ chốt của cộng đồng để thu thập những tài liệu, thông tin đã có tại điểm nghiên cứu.
* Phương pháp PRA
- Tiếp xúc trực tiếp với người dân tại thời điểm nghiên cứu, thu thập thông tin từ những người lựa chọn phỏng vấn, thu lượm những ý kiến, tìm hiểu những khó khăn, cản trở cũng như giải pháp cho vấn đề lao động – việc làm trong nông nghiệp, nông thôn của xã.
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập, số liệu sẽ được phân loại và xử lý bằng phần mềm Excel của máy tính.
3.2.4 Phương pháp phân tích
- Đề tài chủ yếu dùng phương pháp thống kê để phân tích, đồng thời kết hợp với phương pháp so sánh để đánh giá:
+ Mức độ biến động của hiện tượng
+ Tình hình biến động của hiện tượng
+ Mối quan hệ giữa các hiện tượng
Bao gồm các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, %, trung bình, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân… được sử dụng để đánh giá thực trạng lao động – việc làm nông thôn.
- Phương pháp dự báo:
Dựa vào tình hình thực tế và trên cơ sở các số liệu thu thập được về lao động – việc làm của xã, tôi tiến hành dự báo cho những năm tới:
Yk = Y0 * tk
Trong đó:
Yk: Mức độ kỳ k
Y0: Mức độ kỳ gốc
t: Tốc độ phát triển bình quân
k: Số năm dự báo
- Phương pháp SWOT: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của lao động và sử dụng lao động nông nghiệp tại địa phương.
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu dùng nghiên cứu đề tài
3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguồn lao động
- Tổng số nhân khẩu
- Số khẩu bình quân/hộ
- Tổng số lao động hiện có trong độ tuổi lao động
- Số lao động bình quân 1 hộ
- Cơ cấu nguồn lao động được biểu hiện bằng số người và tỷ lệ % từng nhóm lao động trong tổng số lao động: Số lao động theo giới tính, theo điều kiện tự nhiên, theo ngành nghề…
3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh phân bổ và sử dụng lao động – việc làm
- Tổng số lao động hiện có trong độ tuổi lao động
- Tổng số lao động từng ngành
- Tỷ lệ lao động từng ngành
- Tổng số lao động nông nghiệp hiện có trong độ tuổi lao động
- Số lao động có việc làm, thiếu việc làm và không có việc làm.
- Tỷ lệ lao động đủ việc làm, thiếu việc làm và không có việc làm
3.2.5.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động
- Giá trị sản xuất bình quân 1 lao động nông nghiệp
- Bình quân diện tích đất nông nghiệp/ khẩu nông nghiệp
- Bình quân diện tích gieo trồng/1 lao động nông nghiệp
- Thu nhập bình quân/hộ/năm
- Thu nhập bình quân/lao động/năm.
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng lao động và việc làm nông thôn xã Lý Học
4.1.1 Thực trạng về lao động
4.1.1.1 Thực trạng về số lượng lao động
Dân số - lao động – việc làm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Dân số có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của lực lượng lao động. Cụ thể là: dân số tăng nhanh đồng nghĩa với lực lượng lao động ngày một dồi dào và ngược lại, nếu dân số giảm thì lực lượng lao động ngày một ít đi. Song song với sự phát triển của lực lượng lao động thì đi kèm với nó là chất lượng lao động và vấn đề việc làm cần được giải quyết như thế nào. Đây quả là vấn đề khó khăn trong điều kiện dân số tăng nhanh. Lý Học là một xã thuần nông. Đây là một trở ngại lớn trong quá trình sử dụng lao động nông nghiệp của xã.
Qua bảng 4.1 ta thấy lực lượng lao động của xã qua 3 năm tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Cụ thể là: năm 2006 là 3070 người chiếm 59.96% dân số; năm 2007 là 3130 người chiếm 60.25% dân số; năm 2008 là 3170 người chiếm 60.50% dân số. Trong đó lực lượng lao động nữ qua 3 năm lần lượt chiếm tỷ lệ: 52.02%; 52.28%; 50.88% trong tổng lực lượng lao động toàn xã.
Mặt khác, ta thấy rằng lực lượng lao động của xã tập trung vào các nhóm tuổi 15 – 24, 25 – 34, 35 – 44 là chủ yếu. Trong 3 nhóm tuổi đó thì chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi 25 – 34. Ở cả 3 năm thì lực lượng lao động trong nhóm tuổi này đều chiếm sấp sỉ 24% trong tổng số lực lượng lao động. Hơn nữa, số lao động nữ trong các nhóm tuổi này cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao.
Qua phân tích thực trạng về số lượng lao động theo nhóm tuổi của xã, tôi rút ra kết luận: Lực lượng lao động của xã dồi dào và cao về mặt số lượng, trong đó lao động nữ chiếm tỷ lệ tương đối cao. Đồng thời, lực lượng lao động của xã là lao động trẻ. Do đó, có thể tận dụng nguồn lao động trẻ này để đáp ứng nhu cầu việc làm cần thiết.
Bảng 4.1: Lực lượng lao động của xã theo nhóm tuổi và giới tính
Diễn giải
2006
2007
2008
Chung
Nữ
Chung
Nữ
Chung
Nữ
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
Tổng DS
5120
100.00
5195
100.00
5240
100.00
Lao động
3070
59.96
1597
52.02
3130
60.25
1652
52.78
3170
60.50
1613
50.88
15-24
680
22.15
350
21.92
690
22.04
360
21.79
700
22.08
360
22.32
25-34
730
23.79
380
23.79
750
23.96
390
23.61
750
23.66
390
24.18
35-44
640
20.85
325
20.35
650
20.77
340
20.58
650
20.51
340
21.08
45-54
530
17.26
270
16.91
540
17.25
290
17.56
550
17.35
240
14.88
55-59
400
13.03
220
13.78
420
13.42
230
13.92
420
13.25
230
14.26
60
90
2.92
52
3.25
80
2.56
42
2.54
100
3.15
53
3.28
(Nguồn: Ban thống kê xã)
Bảng 4.2: Lực lượng lao động phân theo nhóm ngành
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tốc độ PTBQ
(%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
Tổng số
3070
100.00
3130
100.00
3170
100.00
101.62
Nông nghiệp
1995
64.98
1878
60
1775
55.99
94.33
- Trồng trọt
1595
79.9
1466
78.06
1307
73.63
89.59
- Chăn nuôi
401
20.10
412
21.94
468
26.37
115.14
CN-XD
521
16.97
626
20.00
634
20.00
110.31
TM-DV
554
18.05
626
20.00
761
24.01
117.20
(Nguồn: Ban thống kê xã)
Qua bảng 4.2 cho thấy nếu phân lực lượng lao động của xã theo nhóm ngành ta thấy trên 60% lực lượng lao động của xã tập trung vào ngành nông nghiệp, trong đó, chiếm tỷ trọng lớn là trồng trọt, còn chăn nuôi chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Qua 3 năm, trồng trọt có xu thế giảm còn chăn nuôi tăng nhưng tốc độ tăng chậm, không đáng kể, từ 20.10% năm 2006 tăng lên 26.37% năm 2008.
Lực lượng lao động tham gia vào CN – XD và TM – DV qua 3 năm cũng tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối nhưng mức độ tăng còn nhẹ. CN – XD năm 2006 là 521 người chiếm 16.97%, đến năm 2008 là 634 người chiếm 18.93%, tăng sấp sỉ 2%.
Còn TM – DV năm 2006 là 554 người chiếm 18.05%, năm 2008 là 761 người chiếm 24.01%, tăng sấp sỉ 6%.
Nhận xét: Lực lượng lao động của xã phân bổ không đều giữa các ngành, tập trung chủ yếu vào nông nghiệp, trong nông nghiệp thì trồng trọt lại chiếm phần lớn, chăn nuôi với cơ cấu quá nhỏ. Vì vậy, để phù hợp với quá trình CNH – HĐH trong giai đoạn hiện nay, xã cần có biện pháp đẩy mạnh phát triển CN – XD và TM – DV, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, đồng thời, trong nông nghiệp cần cân đối giữa trồng trọt với chăn nuôi, không nên để chênh lệch quá lớn như hiện nay. Có làm được như vậy, lao động của xã mới được sử dụng một cách hiệu quả, đồng thời, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân trong toàn xã.
4.1.1.2 Chất lượng lao động nông thôn của xã
Bảng 4.3: Lực lượng lao động chia theo trình độ học vấn và chuyên môn
Diễn giải
2006
2007
2008
Tốc độ PTBQ
(%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
I. Trình độ học vấn
- Chưa TN cấp I
100
3.26
83
2.65
75
2.37
86.60
- Tốt nghiệp cấp I
282
9.16
235
7.51
150
4.72
72.93
- Tốt nghiệp cấp II
2001
65.20
2075
66.29
2145
67.67
103.54
- Tốt nghiệp cấp III
687
22.38
737
23.55
800
25.24
107.91
II. Trình độ c.môn
- ĐH
34
1.11
35
1.13
40
1.26
108.47
- CĐ-TC
142
4.63
146
4.66
150
4.73
102.78
- Sơ cấp
387
12.61
392
12.52
400
12.62
101.67
- Công nhân kỹ thuật
371
12.07
385
12.30
400
12.62
103.83
- Chưa qua đào tạo
2136
69.58
2172
69.39
2180
68.77
101.02
(Nguồn: Ban thống kê xã)
Qua bảng 4.3 cho ta thấy trình độ học vấn của lực lượng lao động trong xã có bước chuyển biến, ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ số người chưa tốt nghiệp và tốt nghiệp tiểu học có xu hướng giảm xuống, tốt nghiệp THCS và THPT ngày một nâng lên qua các năm. Những người chưa tốt nghiệp tiểu học phần lớn tập trung vào nhóm người cao tuổi, cận trên của lực lượng lao động. Phân chia lực lượng lao động theo trình độ học vấn ta thấy lực lượng lao động của xã phần lớn tập trung ở trình độ tốt nghiệp THPT. Năm 2006 là 2001 người chiếm 65.20%; năm 2007 là 2075 người chiếm 66.29% và năm 2008 là 2145 người chiếm 67.67%. Tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm của lực lượng lao động ở mức này là 103.53%.
Xét về trình độ chuyên môn kỹ thuật, chủ yếu lao động của xã đều chưa qua đào tạo. Năm 2006 là 2136 người chiếm 69.58%; năm 2007 là 2172 người chiếm 69.39% và năm 2008 là 2180 người chiếm 68.77%; còn ở các trình độ chuyên môn khác thì số lực lượng lao động tham gia đều có xu hướng tăng nhưng mức độ tăng rất chậm, không đáng kể, chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều đáng quan tâm là lao động công nhân kỹ thuật có tay nghề chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu lao động và chuyển biến chậm. Năm 2006 là 12.07% tương ứng với 371 người và năm 2008 là 400 người tương ứng với 12.62%. Tức là qua 2 năm chỉ tăng được 29 người tương ứng với tăng 7.8% so với năm 2006.
Năm 2006 cứ 1 lao động ĐH – CĐ thì có 2.2 lao động sơ cấp và 2.12 lao động công nhân kỹ thuật. Đến năm 2008 tỷ lệ này là 1.00 – 2.11 – 2.11; trong khi đó, theo kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế phát triển, làm kinh tế hiệu quả cao thì tỷ lệ hợp lý là 1 – 4 – 10, tức là 1 lao động ĐH – CĐ thì phải có 4 lao động sơ cấp và 10 lao động công nhân kỹ thuật.[10]
Từ những phân tích trên, ta rút ra nhận xét:
- Nhìn chung về trình độ học vấn và chuyên môn của lao động trong xã qua 3 năm có tăng lên nhưng còn chậm.
- Trình độ học vấn của lao động trong xã chủ yếu ở mức THCS.
- Trình độ chuyên môn của lao động trong xã còn thấp kém, phần lớn đều chưa qua đào tạo. Điều đáng lưu ý là công tác giáo dục đào tạo về chuyên môn tay nghề chưa bắt kịp với những yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế hiện nay và những yêu cầu của công việc đòi hỏi.
- Lao động của xã dồi dào nhưng lại là lao động thủ công, cơ bắp, làm việc theo cảm tính, theo kinh nghiệm, không có trình độ chuyên môn nên trong quá trình phân công sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn.
Từ thực trạng trên đây, một vấn đề đặt ra đối với xã đó là cần có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý giữa các ngành, cân đối giữa trồng trọt – chăn nuôi, NN – CN – TM – DV, đồng thời, cần bồi dưỡng đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động trong xã để phù hợp với yêu cầu công việc đòi hỏi, phù hợp tỷ lệ lao động hợp lý 1 – 4 – 10 mà các nước tiên tiến, các nước phát triển đã đưa ra con số hợp lý đó. Có như vậy mới có thể giải quyết được lao động cho xã một cách hiệu quả và hợp lý.
4.1.2 Thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nông thôn
Hiện nay, khu vực nông thôn - đặc biệt là những vùng có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để làm khu công nghiệp - đang dư thừa lao động lớn. Để tìm kế sinh nhai, lực lượng lao động dôi dư này đã phải lăn lộn khắp nơi tìm kiếm việc làm. Nhưng người nhiều, việc ít cộng với khả năng có hạn, không phải ai cũng có được cơ may và có thu nhập tối thiểu.
Bảng 4.4: Lao động nông thôn thiếu việc làm phân theo nhóm ngành
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tốc độ PTBQ
(%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
Tổng số
799
26.03
811
25.91
833
26.28
102.11
Nông nghiệp
699
87.48
702
86.56
700
84.03
100.07
CN-XD
60
7.51
64
7.89
83
9.96
117.62
TM-DV
40
5.01
45
5.55
50
6.01
111.80
(Nguồn: Số liệu từ ban thống kê xã)
Cùng chung tình trạng với các xã, các tỉnh khác, trong những năm qua, lao động của xã Lý Học luôn trong tình trạng thiếu việc làm. Đây là một trong những khó khăn, trở ngại mà cán bộ xã cần giải quyết trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh tế do huyện đề ra.
Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến lao động – việc làm ở nông thôn bắt nguồn từ đặc điểm, tính chất của sản xuất nông nghiệp. Nếu như lao động ở trong các nhà máy, xí nghiệp, các công nhân viên chức nhà nước làm việc theo một quỹ thời gian nhất định, có lịch trình, có ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày tết… thì lao động ở nông thôn làm việc không có thời gian cụ thể. Điều đó bắt nguồn từ tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ quỹ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn tính chung cho cả nước theo điều tra lao động và việc làm: năm 1999 là 73.49%; năm 2000 là 73.86%; năm 2001 là 74.37%.[19] Từ thực tế này cho ta nhìn nhận một cách chính xác tình trạng lao động nông thôn hiện tại là rất thiếu việc làm.
Xã Lý Học hiện nay đang tồn tại một bộ phận đáng kể lao động thiếu việc làm. Bởi lẽ đại bộ phận lao động trong xã sống bằng nghề nông, mà sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Hơn nữa, diện tích đất canh tác tính bình quân trên đầu người lại thấp, đồng thời diện tích đất lại không tập trung mà còn mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún, đất đai không được bồi tụ thêm dinh dưỡng mà ngày càng bạc màu, mất chất, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra một cách chậm chạp, thiếu tính đồng bộ.
Nếu phân lao động nông thôn thiếu việc làm của xã theo nhóm ngành thì lao động nông nghiệp chiếm phần lớn. Theo số liệu thống kê từ ban thống kê xã thì năm 2006 toàn xã có 799 lao động thiếu việc làm chiếm 26.03% tổng lực lượng lao động trong toàn xã. Đến năm 2008 tăng lên đến 833 người chiếm 26.28% tổng lực lượng lao động trong toàn xã. Trong số lao động thiếu việc làm đó thì lao động thiếu việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ cao. Năm 2006 là 699 người chiếm 87.48%, năm 2007 tỷ lệ này là 86.56% và năm 2008 là 84.03%. Qua 3 năm, tỷ trọng lao động thiếu việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp giảm nhẹ. Ngành CN – XD và TM – DV: lao động thiếu việc làm trong 2 lĩnh vực này tăng lên cả về số lượng và cơ cấu. Trong những năm qua, mặc dù lao động tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm song tỷ lệ thất nghiệp trong lĩnh vực này vẫn ở con số cao. Điều đó gây khó khăn trong cuộc sống của người lao động, do đó không tránh khỏi quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị để kiếm việc làm, trang trải cuộc sống hằng ngày.
Nếu phân chia tỷ lệ lao động nông thôn theo nhóm tuổi thì ta thấy tập trung chủ yếu vào độ tuổi từ 25 – 35 và 35 – 44. Năm 2006 tỷ lệ này lần lượt là 67.83% và 15.27%; đến năm 2008 tỷ lệ này là 72.84% và 12.24%. Nhóm tuổi càng cận trên của độ tuổi lao động thì thất nghiệp càng ít. Qua đây cho ta thấy nếu muốn giải quyết việc làm cho lao nông thôn thì nên tập trung vào 2 nhóm tuổi trên để bố trí việc làm cho phù hợp.
Bảng 4.5: Lao động nông thôn thiếu việc làm phân theo nhóm tuổi
Diễn giải
2006
2007
2008
SL
CC
SL
CC
SL
CC
Tổng
799
26.03
811
25.91
833
26.07
15-24
68
8.51
64
7.89
58
6.96
25-34
542
67.83
557
68.68
607
72.84
35-44
122
15.27
132
16.28
102
12.24
45-54
49
6.13
37
4.56
45
5.40
55-59
18
2.26
20
2.47
20
2.40
60
0
0.00
1
0.12
1
0.16
(Nguồn: Số liệu từ ban thống kê xã)
Nhận xét:
- Lực lượng lao động trong xã khá dồi dào song tỷ lệ thiếu việc làm cũng ở mức cao.
- Lao động trong xã chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng số lượng người thiếu việc làm trong lĩnh vực này lại chiếm tỷ lệ cao nhất.
- Lao động trong xã là lao động trẻ thì tình trạng thiếu việc làm lại tập trung vào nhóm tuổi 25 – 34 và 35 – 44. Vì vậy cần tập trung giải quyết việc làm cho lao động bằng cách chuyển bớt một phần lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang các ngành khác, đặc biệt chú trọng tới độ tuổi của lao động để bố trí việc làm cho phù hợp.
4.1.3 Thực trạng việc làm cho lao động nông nghiệp của các hộ điều tra
4.1.3.1 Đặc điểm của các hộ điều tra
Qua bảng 4.6 cho ta thấy binh quân nhân khẩu/hộ ở thôn Triền Am là cao nhất: 4.05 người/hộ, còn 2 thôn Trung Am và Lạng Am số khẩu bình quân/hộ là tương đương nhau: 3.75 khẩu/hộ và 3.70 khẩu/hộ. Số hộ điều tra ở cả 3 thôn là 60 hộ, có 158 lao động trong đó số lao động tham gia hoạt động kinh tế là 119 người chiếm 75.32%. Tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 51.80%.
Bảng 4.6: Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra
Chỉ tiêu
Số hộ
điều
tra
(hộ)
Số
khẩu
BQ/
h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài hoàn chỉnh.doc