Quá trình phân tích ở phần trên ta thấy; Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Hàm Rồng - Thanh Hoá thuộc Công ty xây dựng công trình kỹ thuật đô thị Thanh Hoá, có các ngành nghề và các loại sản phẩm sau:
- Sản xuất kinh doanh gạch blôck
- Khai thác kinh doanh cát
- Bốc xếp hàng hoá qua cảng Hàm Rồng.
Trong đó sản phẩm gạch blôck là loại sản phẩm chính, đồng thời mang lại lợi nhuận cao nhất cho xí nghiệp, góp phần và ảnh hưởng lớn đến tổng lợi nhuận của xí nghiệp. Sản phẩm gạch blôck là một loại gạch lát dùng để lát vỉa hè, các khuôn viên, sân công xưởng. sản phẩm gạch blôck chủ yếu là tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh. Vì tỉnh Thanh Hoá gồm có một thành phố Thanh Hoá và hai thị xã, thị xã Bỉm Sơn và thị xã Sầm Sơn. Do việc phát triển của đô thị hoá nên sản phẩm gạch blôck có thị trường tiêu thụ lớn không những trong tỉnh mà còn ở các tỉnh lân cận.
Với những lý do trên, dưới đây tôi xin đề xuất và trình bày một số biện pháp nhằm tăng lợi nhuận từ sản phẩm gạch blôck, đồng thời cũng làm tăng lợi nhuận cho xí nghiệp.
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1863 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tăng lợi nhuận tại Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Hàm Rồng - Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h khác để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Mục đích ta xây dựng lợi nhuận tuyệt đối là để so sánh, đánh giá các loại sản phẩm khác nhau. từ đó làm cơ sở lựa chọn loại sản phẩm sản xuất tối ưu.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và phương hướng nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp.
Nâng cao lợi nhuận là nhiệm vụ quan trọng nhất của tất cả các doanh nghiệp. để tìm ra các biện pháp tăng lợi nhuận thì ta phải đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể khai thác triệt để khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, góp phần nâng cao lợi nhuận.
Từ công thức xác định tổng lợi nhuận:
LN=
Ta thấy lợi nhuận có mối quan hệ tỷ lệ thuận với doanh thu tiêu thụ và tỷ lệ nghích với chỉ tiêu giá thành toàn bộ và thuế. Mặt khác lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp, nói lên kết quả cuối cùng của sản xuất kinh doanh, mọi hoạt động diễn ra trong quá trình sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến lợi nhuận, có những nhân tố thuộc về chủ quan, có nhân tố thuộc khách quan:
3.1. Nhóm nhân tố chủ quan:
Đây là những nhân tố thuộc phạm vi của doanh nghiệp. Nhóm nhân tố này có tác dụng tích cực hay tiêu cực đến lợi nhuận đều do các hoạt động chủ quan của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp phải quan tâm, nghiên cứu và phân tích chính xác ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, đồng thời làm cơ sở cho việc lập kế hoạch cho năm sau. đây cũng là hướng chính để có thể tìm biện pháp phát huy những nhân tố làm tăng lợi nhuận và hạn chế các nhân tố làm giảm lợi nhuận. Thông qua nhóm nhân tố này ta có thể biết được điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giữa các năm, biết được mức độ cố gắng của doanh nghiệp trong việc phấn đấu hoàn thành kế hoạch.
3.1.1. ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ:
đây là nhân tố có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì việc tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm tăng lợi nhuận.
ảnh hưởng của nhân tố này đến lợi nhuận được xác định theo công thức:
trong đó:
Q1: khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích
Qo: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ gốc
go: Giá bán sản phẩm tiêu thụ năm trước
Tpo =
Đây là nhân tố quan trọng nhất, phản ảnh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc phận tích một cách chính xác ảnh hưởng của nhân tố này để tìm biện pháp tăng lợi nhuận là hướng cơ bản và đúng đắn, mang tính chất tích cực nhất.
Trong kỳ để khối lượng sản phẩm tăng lên thì đòi hỏi khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ cũng phải tăng.
Để tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ thì doanh nghiệp phải khai thác và tận dụng triệt để các năng lực, tiềm năng của mình. Cải tiến kỹ thuật, máy móc thiết bị đưa vào sản xuất, thực hiện tốt công tác phục vụ sản xuất và đời sống của người lao động. Nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho cán bộ công nhân viên phù hợp với máy móc thiết bị hiện đại và kỹ thuật tiên tiến.
Trong nền kinh tế thị trường sản phẩm hàng hoá sản xuất ra là để bán. chính vì vậy doanh nghiệp muốn bán được nhiếu sản phẩm để tăng lợi nhuận thì trước hết sản phẩm đem bán phải đảm bảo về chất lượng, mẫu mã đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Phải bố trí mạng lưới tiêu thụ hợp lý, có các chính sách và chiến lược bán hàng như: quảng cáo và yểm trợ bán hàng…
Một yếu tố quyết định việc tiêu thụ sản phẩm đó là thị trường. Doanh nghiệp phải tạo cho mình có được một thị trường tiêu thụ rộng lớn, ổn định, lâu dài. Doanh nghiệp phải luôn tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới cho mình.
3.1.2. ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm.
Lợi nhuận của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều loại hình kinh doanh mặt hàng khác nhau. việc thay đổi loại hình sản xuất kinh doanh và kết cấu sản phẩm theo phương hướng tăng sản lượng sản phẩm có tỷ lệ lợi nhuận đang được ưa chuộng trên thị trường sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên.
ảnh hưởng của nhân tố này đến lợi nhuận được xác định theo công thức sau:
trong đó:
tp1- tpo: Là chênh lệch tỷ lệ lợi nhuận kỳ phân tích so với kỳ báo cáo
tp1=
tỷ lệ lợi nhuận năm trước =
3.1.3. ảnh hưởng của giá thành sản xuất đến lợi nhuận.
Giá thành một đơn vị sản phẩm nhất định phụ thuộc vào năng suất lao động của quá trình sản xuất ra sản phẩm, vừa phụ thuộc vào “đầu vào” của các yếu tố sản xuất. Giá thành sản xuất có vai trò quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Do đó, trong nền kinh tế thị trường, việc tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm là yêu cầu thiết thực của mọi chủ thể sản xuất kinh doanh đều phải quan tâm.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng công tác của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
Qtt: Là khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
Qđ: Là khối lượng sản phẩm tồn đầu kỳ
Zo: Giá thành đơn vị sản phẩm năm trước
Hz: Tỷ lệ hạ giá thành
Hz =
Hạ giá thành sản phẩm được coi là con đường ngắn nhất để tăng lợi nhuận. Muốn hạ được giá thành sản phẩm phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau làm giảm chi phí sản xuất cụ thể là: Tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí tiến lương, chi phí cố định trong giá thành…
Hạ giá thành sản phẩm là một nhiệm vụ quan trọng của quản lý kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hạ giá thành sản phẩm là cơ sở để tăng lợi nhuận, là nguồn gốc để tái sản xuất mở rộng và nâng cao cơ sở vật chất của doanh nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động.
3.2. Nhóm nhân tố khách quan:
Đây là những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp không phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . nhưng việc xác định ảnh hưởng của các nhân tố này đến lợi nhuận sẽ có ảnh hưởng tích cực cho các doanh nghiệp. Do đó việc xác định các chỉ tiêu giá cả, các chính sách của Nhà nước phải đảm bảo mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp, trong toàn ngành và trong toàn xã hội.
3.2.1. ảnh hưởng của giá bán sản phẩm.
Giá bán đơn vị sản phẩm là nhân tố khách quan quan trọng có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận. Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, thì giá cả thay đổi sẽ làm cho lợi nhuận thay đổi theo tỷ lệ thuận.
ảnh hưởng của nhân tố này được xác định theo công thức:
Trong đó:
Qtt1: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm kế hoạch
Go: Giá bán năm trước
Hg: Tỷ lệ tăng (giảm) giá bán kỳ phân tích so với kỳ trước
Tho: Tỷ suất thuế năm trước
Trong cơ chế thị trường thì giá bán phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm bán ra và quan hệ cung – cầu. Là nhà sản xuất ai cũng muốn bán giá cao và người tiêu dùng ai cũng muốn mua giá rẻ. Do đó giá bán được hình thành do sự mặc cả, thoả thuận giữa người mua và người bán để 2 bên cùng có lợi.
3.2.2. ảnh hưởng của các chính sách của Nhà nước:
a) ảnh hưởng của tỷ suất thuế:
Thuế là một khoản tích luỹ của Nhà nước có tính chất bắt buộc đối với các tổ chức kinh tế, các cá nhân. thông qua thuế để hình thành quũ tài chính tập chung đáp ứng mục tiêu chi tiêu chung của xã hội và thực hiện tái sản xuất trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về thuế trước pháp luật. Chỉ có áp dụng thống nhất chính sách thuế đối với doanh nghiệp mới tạo điều kiện và môi trường thuận lợi thúc đầy hạch toán kinh doanh, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao lợi nhuận, cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp khác.
ảnh hưởng của tỷ suất thuế đến lợi nhuận được xác định bằng công thức sau:
Trong đó:
Qtt1: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích
g1: Giá bán kỳ phân tích
Th1: Tỷ suất thuế kỳ phân tích
Tho: Tỷ suất thuế kỳ gốc
Thuế được xác định trên cơ sở mức thuế suất do Nhà nước quy định ở từng thời kỳ cho từng loại sản phẩm, từng mặt hàng. Tuy mức thuế suất của mỗi loại hàng hoá khác nhau nhưng thuế suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
b) Hội nhập khu vực và quốc tế ( nhập khẩu).
Từ khi nền kinh tế của nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì Nhà nước luôn có chính sách khuyến khích các đơn vị kinh tế xuất khẩu các mặt hàng của mình và nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu trong nước không có hoặc hiếm. Từ đó khuyến khích các doanh nghiệp phát triển góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước, hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và Quốc tế. Hiện nay,việc nhập khẩu được hạn chế để khai thác, sử dụng triệt để tài nguyên thiên nhiên, năng lực nội bộ, phát huy khả năng phát minh, sáng tạo của nguồn nhân lực trong nước để từ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế quốc dân.
Phần II
Đặc điểm tình hình chung của xí nghiệp
Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Hàm Rồng - Thanh Hoá là xí nghiệp trực thuộc Công ty xây dựng công trình kỹ thuật đô thị Thanh Hoá, cơ sở của xí nghiệp đặt tại: Số 4 - Đường Trần Hưng Đạo - Phường Hàm Rồng - thành phố Thanh Hoá.
1. Lịch sử hình thành của xí nghiệp.
Công ty xây dựng công trình kỹ thuật đô thị Thanh Hoá là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Sở Xây dựng Thanh Hoá được thành lập theo quyết định số 1433TC/UBTB ngày 21 tháng 11 năm 1992 của UBND tỉnh Thanh Hoá, Công ty có nhiệm vụ tổ chức sản xuất kinh doanh các ngành nghề sau:
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Xây dựng công trình giao thông.
- Xây dựng công trình thuỷ lợi.
- Xây dựng đường dây và trạm biến thế điện đến 35KW.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, ngày 26 tháng 7 năm 2000 UBND tỉnh ra quyết định số 1831/QĐ - UB sát nhập Công ty vật liệu xây dựng Thanh Hoá vào Công ty xây dựng công trình kỹ thuật đô thị Thanh Hoá.
Sau đó, ngày 22 tháng 9 năm 2000 Giám đốc Sở xây dựng Thanh Hoá đã ra quyết định só 348/TC - XD thành lập "xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Hàm Rồng - Thanh Hoá" trực thuộc Công ty xây dựng công trình kỹ thuật đô thị Thanh Hoá, trên cơ sở số lao động, MMTB, nhà xưởng sản xuất, vật liệu tiền vốn và các ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty vật liệu xây dựng Thanh Hoá trước đây.
Theo phân cấp của Công ty, xí nghiệp được chủ động ký kết các hợp đồng kinh doanh, được hạch toán đến lãi, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, xí nghiệp phải bảo tồn và phát triển nguồn vốn được giao, đảm bảo các chế độ chính sách đối với người lao động, trích nộp các khoản cho Nhà nước và Công ty theo quy định.
Xí nghiệp là đơn vị có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng để giao dịch.
2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Hàm Rồng - Thanh Hoá chi phí nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các ngành nghề theo mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty giao cụ thể là:
- Tổ chức sản xuất gạch Bock (gạch lát).
- Tổ chức khai thác kinh doanh cát
- Kinh doanh than
- Bốc xếp hàng hoá qua cảng Hàm Rồng.
Ngoài ra xí nghiệp còn thực hiện các công việc như thi công xây dựng công trình theo nhiệm vụ của Công ty giao.
3. Cơ cấu tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
a. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh.
Để thực hiện nhiệm vụ, xí nghiệp đã thành lập ra 4 đội sản xuất kinh doanh.
- Đội sản xuất gạch Bôck: 13 người
- Đội khai thác cát và vận tải: 22 người
- Đội trưởng: 1người
- Nhân viên thống kê và bán cát: 1người
+ Tổ sửa chữa cơ khí: 3 người
+ Tổ vận tải thuỷ bộ: 5người.
+ Tổ khai thác: 12 người
làm nhiệm vụ: tổ chức khai thác cát, một phần dùng để sản xuất gạch Blôck, còn lại là bàn, sửa chữa máy móc thiết bị, dụng cụ và vận tải hàng hoá cho xí nghiệp và cho khách hàng khi có nhu cầu.
- Trạm kinh doanh dịch vụ: 10 người
Làm nhiệm vụ: kinh doanh than, bàn cát, bàn gạch Blôck.
- Đội xếp dở hàng hoá: 43 người.
Làm nhiệm vụ: tổ chức bốc xếp hàng hoá qua cảng Hàm Rồng, và nạo vét bến bãi, bến than, bến cát.
b. Quy mô sản xuất:
- Hiện nay sản phẩm chính của xí nghiệp là gạch Blôck: Gạch Blôck được sản xuất bằng nwax cơ giới, nửa thủ công, công suất dây chuyền công nghệ đạt 90.000 viên/năm.
Quy trình sản xuất gạch Blôck gồm có các công đoạn sau:
Nguyên liệu:
- Nước
- Đá OS
- Cát vàng
- Xi măng
Sản phẩm
Máy nèn
Máy tạo hình
Máy trộn
- Bố trí lao động vào dây truyền sản xuất.
- Bột đá và bột đá được trộn qua máy trộn riêng, dùng để phủ lên bề mặt của gạch trước khi nén.
- Tác dụng của gạch Blôck: gạch blôck là loại gạch lát dùng để lát vỉa hè, sân công sở, khu vui chơi, giải trí... Rất đẹp và bền, không trơn vì nó chống được rêu mọc, sản phẩm gạch blôck của xí nghiệp gồm có hai loại mẫu mã.
Loại 1: có chiều dài 25cm, chiều rộng 10cm và chiều cao 5cm
Loại 2: bàn kính 12,5 cm, chiều cao 5cm.
Bố trí lao động:
+ Máy trộn : 3 người
+ Máy tạo hình: 2 người
+ Máy ép : 2 người
+ Ra gạch, xếp: 3người
+ Trộn bột đổ : 2 người
4. Trang thiết bị và công nghệ sản xuất của xí nghiệp.
Tình hình tài sản cố định của xí nghiệp đến hết năm 2001 như sau:
Biểu 01: tình hình tài sản cố định của xí nghiệp
TT
Loại tài sản
Số lượng
ĐVT
Nguyên giá
Giá trị còn lại
% giá trị còn lại
1
Máy móc thiết bị
Chiếc
đồng
1.145000.000
672.545.000
58,74
Thiết bị sản xuất gạch blôck
1
đồng
240.000.000
188.640.000
78,6
Máy hút cát
1
đồng
40.000.000
24.880.000
62,2
Máy xúc 635
1
đồng
2.55.000.000
130.815.000
51,3
Máy xúc 602A
1
đồng
2.60.000.000
127.140.000
48,9
Máy xúc 5K04
1
đồng
270.000.000
144.990.000
53,7
Hệ thống điện sản xuất
1
đồng
80.000.000
56.080.000
70,1
2
Phương tiện vẩn tải
Chiếc
đồng
800.000.000
456.140.000
57,02
Xà lan 100T
1
đồng
200.000.000
121.040.000
60,52
Xe IFA Wso
4
đồng
600.000.000
335.100.000
55,85
3
Phương tiện thiết bị quản lý
Chiếc
đồng
321.000.000
259.099.200
80,72
Xe con
1
đồng
300.000.000
240.810.000
80,27
Vi tính
1
đồng
15.000.000
14.370.000
95,8
Điện thoại bàn
4
đồng
6.000.000
3.919.200
65,32
4
Nhà cửa
m2
đồng
1.000.000.000
587.406.900
58,74
Nhà làm việc
450
đồng
441.000.000
224.028.000
50,8
Nhà phân xưởng
450
đồng
267.000.000
201.932.100
75,63
Nhà kho
300
đồng
292.000.000
161.446.800
55,29
Tổng
3.266.000.000
1.975.191.100
60,48
Trong đó: Vốn cố định được hình thành từ các nguồn sau:
Biểu 02: Nguồn vốn hình thành vốn cố định của xí nghiệp
TT
Nguồn vốn
Đơn vị tính
Số lượng
Tỷ trọng (%)
1
Vốn ngân sách
Đồng
870.000.000
26,64
2
Vốn cấp trên cấp
Đồng
460.000.000
14,08
3
Vốn vay ngân hàng
Đồng
375.000.000
11,48
4
Vốn khấu hao
Đồng
206.000.000
6,31
5
Vốn vay Công ty
Đồng
200.000.000
6,12
6
Vốn tự có
Đồng
1.155.000.000
35,37
Tổng
Đồng
3.266.000.000
Qua biểu 01 ta thấy tổng giá trị còn lại của lại của tài sản cố định trung bình 60,48%. Một só máy móc thiết bị và phương tiện vận tải đã cũ, lạc hậu, có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm. Chỉ có phương tiện thiết bị quản lý và dây chuyên sản xuất gạch blôck là con giá trị tương đối cao.
5. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất gạch blôck.
Nguồn nguyên liệu sản xuất gạch đều được lấy từ trong nước.
Bao gồm:
- Cát vàng
: lấy từ kho của xí nghiệp
- Đá OS
: mua của Công ty đá Đông Cương
- Xi măng
: mua của nhà máy xi măng Nghi Sơn
- Bột đá
: mua của Công ty đá Đông Cương
- Bột đỏ
: mua của các đơn vị khác.
Như vậy, nguồn nguyên liệu dùng sản xuất gạch blôck rất phong phú, đảm bảo cho việc sản xuất của xí nghiệp được ổn định, lâu dài.
Trong đó, nguyên liệu chính là cát do xí nghiệp tự khai thác, số nguyên liệu khác còn lại đều mua của các đơn vị khác gồm xí nghiệp.
6. Cơ cấu tổ chức lao động của xí nghiệp.
Biểu 03: Cơ cấu tổ chức lao động của xí nghiệp
TT
Đơn vị
Tổng số lao động
Phân chia lao động
Lao động gián tiếp
Lao động trực tiếp
1
Ban giám đốc
2
2
0
2
Phòng tổ chức hành chính
4
4
0
3
Phòng kế hoạch - vật tư
3
3
0
4
Phòng tài vụ - kế toán
3
3
0
5
Tổ hành chính
3
3
0
6
Tổ bảo vệ
5
5
0
7
Đội sản xuất gạch blôck
13
1
12
8
Đội khai thác cát và vận tải
22
2
20
9
Đội bốc xếp hàng hoá
43
1
42
10
Trạm kinh doanh dịch vụ
10
1
9
Tổng
108
25
83
Hiện nay tổng số lao động của xí nghiệp là 108 người trong đó:
- Lao động trực tiếp
83
người chiếm
76,85%
- Lao động gián tiếp
25
người chiếm
23,15%
- Lao động nữ có
65
người chiếm
60,5%
-Lao động nam có
43
người chiếm
39,5%
- Số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp 16 người chiếm 14,81%.
- Không có đại học.
- Số công nhân còn lại đều là lao động phổ thông: 92 người chiếm 85,19%.
Do tính chất và yêu cầu của công việc không phức tạp, không đòi hỏi công nhân phải có trình độ cao, nên công nhân của xí nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông.
Số lao động nữ của xí nghiệp chiếm phần đông, nên phần nào đã làm ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Vì chị em không làm được một số công việc nặng nhọc trong sản xuất.
7. Bộ máy quản lý của xí nghiệp.
Sơ đồ 02: Sơ đồ bộ máy quản lý của xí nghiệp
Giám đốc xí nghiệp
Giám đốc xí nghiệp
PTV - KT
PTCHC
PKH - VT
Tổ BV
Tổ HC
Trạm kinh doanh tiêu thụ
Đội khai thác cát và vận tải
Đội sản xuất gạch blôck
Đội bốc xếp, dỡ hàng hoá
Quan hệ chỉ huy trực tiếp.
Quan hệ tham mưu, chức năng.
Quan hệ kiểm tra, giám sát.
Tổ hành chính có nhiệm vụ sắm đồ dùng, trang thiết bị hành chính.
8. Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Qua số liệu ở biểu 04 ta thấy: kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong ba năm qua đều có xu hướng tăng. Thu nhập bình quân một người một năm ngày càng tăng năm 1999 chỉ tiêu này là 6.000.000 đồng, năm 2000 tăng 30% so với 1999, năm 2001 tăng 7,7% so với năm 2000. Tốc độ phát triển bình quân là 113,45%.
Từ đó ta thấy xí nghiệp làm ăn càng ngày càng có lãi, xí nghiệp đang ngày một phát triển, góp phần vào quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân.
Phần IV
Một số biện pháp đề suất nhằm tăng lợi nhuận cho xí nghiệp
Quá trình phân tích ở phần trên ta thấy; Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Hàm Rồng - Thanh Hoá thuộc Công ty xây dựng công trình kỹ thuật đô thị Thanh Hoá, có các ngành nghề và các loại sản phẩm sau:
- Sản xuất kinh doanh gạch blôck
- Khai thác kinh doanh cát
- Bốc xếp hàng hoá qua cảng Hàm Rồng.
Trong đó sản phẩm gạch blôck là loại sản phẩm chính, đồng thời mang lại lợi nhuận cao nhất cho xí nghiệp, góp phần và ảnh hưởng lớn đến tổng lợi nhuận của xí nghiệp. Sản phẩm gạch blôck là một loại gạch lát dùng để lát vỉa hè, các khuôn viên, sân công xưởng... sản phẩm gạch blôck chủ yếu là tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh. Vì tỉnh Thanh Hoá gồm có một thành phố Thanh Hoá và hai thị xã, thị xã Bỉm Sơn và thị xã Sầm Sơn. Do việc phát triển của đô thị hoá nên sản phẩm gạch blôck có thị trường tiêu thụ lớn không những trong tỉnh mà còn ở các tỉnh lân cận.
Với những lý do trên, dưới đây tôi xin đề xuất và trình bày một số biện pháp nhằm tăng lợi nhuận từ sản phẩm gạch blôck, đồng thời cũng làm tăng lợi nhuận cho xí nghiệp.
Biện pháp 1: hạ giá thành sản phẩm gạch blôck từ việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.
Như ta đã biết trong quá trình phân tích sự biến động các khoản mục giá thành của gạch blôck ở trên. chi phí nguyên vật liệu là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành đơn vị sản phẩm gạch blôck. Chính vì thế để hạ được giá thành đơn vị sản phẩm gạch blôck ta phải. Chính vì thế để hạ được giá thành đơn vị sản phẩm gạch blôck ta phải giảm được chi phí nguyên vật liệu rơi vãi, lãng phí quá trình sản xuất.
Trong quá trình thực tập tại xí nghiệp tôi đã nghiên cứu và xem xét thực tế tại xưởng sản xuất gạch blôck.
Để tính được tỷ lệ hao phí nguyên vật liệu tôi đã thực hiện khảo sát 4 mẻ và tính toán được kết quả như sau:
Tỷ lệ hao phí=
KLNVL hao phí
x100
KLNVL đưa vào sản xuất
Năm 2001 xí nghiệp sản xuất được 800.000 viên gạch blôck với tình hình sử dụng nguyên liệu như sau:
Biểu : Tình hình sử dụng nguyên liệu sản xuất gạch blôck của xí nghiệp năm 2001.
TT
Các loại nguyên liệu
Khối lượng đưa vào sản xuất (tấn)
Tỷ lệ hao phí (%)
Khối lượng hao phí (tấn)
Thành tiên (đồng)
1
Đá OS
1.248
5
62,4
1.216.800
2
Cát vàng
672
5
33,6
258.720
3
Xi măng
240
5
12
7.7752.000
4
Bột đá
16
3
0,48
120.000
5
Bột đỏ
1.936
3
0,05808
476.256
Tổng
9.823.776
Như vậy, tổng giá trị thiệt hại về nguyên liệu sản xuất gạch blôck năm 2001 vừa qua là 9.823.776 đồng.
Với tỷ lệ hao phí nguyên liệu như trên ta đi tính cho năm 2002.
Kế hoạch sản xuất gạch blôck năm 2002 là 90.000 viên.
Biểu: Tình hình tiêu hao nguyên vật liệu năm 2002.
TT
Các loại nguyên liệu
Khối lượng đưa vào sản xuất (tấn)
Tỷ lệ hao phí (%)
Khối lượng hao phí (tấn)
Thành tiên (đồng)
1
Đá OS
1.404
5
70,2
1.368.900
2
Cát vàng
756
5
37,8
291.060
3
Xi măng
270
5
13,5
8.721.000
4
Bột đá
18
3
0,54
135.000
5
Bột đỏ
2.178
3
0,06534
535.788
Tổng
11.051.748
Qua việc tính toán khối lượng nguyên liệu hao phí trên ta thấy mặc dù quy mô sản xuất gạch blôck của xí nghiệp còn nhỏ, khối lượng nguyên liệu cho một đơn vị sản phẩm ít. Nhưng khối lượng hao phí nguyên liệu trong quá trình sản xuất cũng cần được chú trọng để sử dụng tiết kiệm, hạ giá thành sản xuất.
Nếu xí nghiệp thực hiện tốt biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất gạch blôck thì xí nghiệp sẽ tiết kiệm được số tiền là 11.051.748 đồng.
Chi phí nguyên liệu giảm trong 1 đơn vị sản phẩm là:
11.051.748: 900.000 = 12,28 đồng
Giá thành năm 2001 là: 835 đồng/đơn vị sản phẩm.
Giá thành thực tế năm 2002 sẽ là: 835 - 12,28 =822,72 đồng/đơn vị sản phẩm.
Ta có tỷ lệ hạ giá thành là:
12,28 : 835 x 100 = - 1,47%
Biện pháp 2: Mở rộng quy mô sản xuất - tăng khối lượng sản phẩm gạch blôck.
Như chúng ta đã biết nhu cầu của thị trường về gạch blôck là rất lớn. Nhưng hiện tại xí nghiệp chỉ có một dây truyền sản xuất với công suất 900.000 viên/năm. Với khối lượng như vậy thì không thể đáp ứng đủ sản phẩm sản xuất và tiêu thụ nên để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.
Nhu cầu của thị trường: qua quá trình thực tập và thực tế về nhu cầu thị trường em đã đi điều tra và xem xét có thể dự đoán nhu cầu của thị trường năm 2002 có nhu cầu lát khoảng 50.000m2.
Trong đó có: 20.000 m2 vỉa hè
15.000m2 khu vui chơi, giải trí
15.000m2 sân chơi xưởng
Với kích thước của gạch như đã trình bày ở phần II thì 1m2 cần 40 viên như vậy khối lượng năm 2002 là: 50.000 x 40 = 2.000.000 viên.
Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến xí nghiệp nên lắp đặt thêm một dây truyền sản xuất.
Dự toán chi phí đầu tư lắp đặt thêm một dây truyền sản xuất gạch blôck:
- Nguyên giá dây truyền sản xuất cũ là: 240.000.000 đồng.
Theo kết quả em được biết trên thị trường, thì năm nay giá dây sản xuất tăng lên 15%.
Giá dây truyền sản xuất mới là: 240.000.000 x 0,15 = 276.000.000 đồng.
- Sở lao động cần thêm là 10 người, được bố trí trên dây truyền sản xuất như sau:
+ Máy trộn: 3người
+ Máy tạo hình: 2người
+ Máy nén: 2người
+ Ra gạch: 3người
Dây chuyền sản xuất trước là 13 người. nếu lắp thêm một dây chuyền sản xuất nữa thì vẫn bố trí lao động trên dây chuyền như cũ, nhưng chỉ cần một đội trưởng, 2 người trộn bột đỏ là đủ cho cả hai dây chuyền. Nên dây chuyền mới chỉ cần có 10 người.
- Nhà xưởng sản xuất gạch blôck xí nghiệp đã có không phải xây thêm. Xí nghiệp đã có nhà xưởng rộng 370m2 ta lắp đặt thêm một dây truyền nữa vào nhà xưởng, hai dây chuyền sản xuất được bố trí như sau:
Sơ đồ 04: Sơ đồ mặt bằng nhà xưởng sản xuất gạch blôck
7m 20m
10m
1m
10m
4m
Nhà kho chứa nguyên liệu
Dây chuyền sản xuất II
Dây chuyền sản xuất I
10m
15m
- Thời gian sử dụng dây chuyền mới là 20 năm.
- Khấu hao bình quân là 276.000.000: 20 = 13.800.000đồng/năm
Ta có tỷ lệ tính được mút hạ và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm từ việc tăng khối lượng sản phẩm:
áp dụng công thức: MZ1 = Q1. (Z1 - Z0)
Trong đó:
MZ1: là mức hạ giá thành sản phẩm
TZ1: tỷ lệ hạ giá thành
Q1: khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế
Z1: giá thành thực tế năm kế hoạch
Z0: giá thành thực tế 5 năm trước.
Theo biện pháp 1 ta tính được giá thành thực tế năm kế hoạch là: 822,72 đồng/viên.
Giá thành sản phẩm năm 2001 là 835 đồng/viên
Thay vào công thức ta có:
MZ1 = 2.000.000 (822,72 - 835) = - 24.560.000 đồng
Như vậy nếu áp dụng biện pháp này xí nghiệp sẽ tiết kiệm được:
24.560.000 - 13.800.000 = 10.760.000 đồng
Kết hợp cả hai biện pháp xí nghiệp tiết kiệm được:
11.051.748 + 10.760.000 = 21.811.748 đồng.
Ta tính lợi nhuận thu được từ sản phẩm gạch blôck năm nay là:
Doanh thu: 2.000.000 x 900 = 1.800.000.000 đồng
Chi phí giá thành sản xuất: 2.000.000 x 822,72 = 1.645.440.000 đồng
Lợi nhuận: 1.800.000.000 - 1.645.440.000 = 154.560.000 đồng
Nếu thực hiện được biện pháp này xí nghiệp sẽ thu được lợi nhuận năm nay từ gạch blôck là: 154.560.000 +21.811.748 =176.371.748 đồng.
Tăng so với năm trước là: 124.371.748 đồng. Góp phần vào làm tăng lợi nhuận cho xí nghiệp.
b. Trong 5 nhân tố trình bày trong biểu 08 có hai nhân tố không có ảnh hưởng, không làm thay đổi đến lợi nhuận đó là:
- Giá bán bình quân 1 đơn vị sản phẩm không đổi.
- Thuế doanh thu tăng cùng tốc độ với mức tăng sản lượng tiêu thụ và Nhà nước không thay đổi tỷ lệ thuế doanh thu, đối với xí nghiệp là 10%
Chỉ còn lại 3 nhân tố cần phải phân tích là:
Khối lượng sản phẩm tiêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24413.DOC