Luận văn Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí cho nông nghiệp tại Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

MôC LôC

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

2.1. Cơ sở lý luận 4

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4

2.1.2. Cơ sở kinh tế của chính sách miễn thuỷ lợi phí 6

2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực thi chính sách miễn TLP cho nông nghiệp 9

2.2. Cơ sở thực tiễn 11

2.2.1. Ở Việt nam 11

2.2.1.1. Thực trạng phát triển thuỷ lợi ở Việt Nam 11

2.2.1.2. Thực trạng miễn thuỷ lợi phí ở Việt Nam hiện nay 17

2.2.4. Ở nước ngoài 20

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 22

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 22

3.1.1.1. Vị trí địa lý 22

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai và thổ nhưỡng 22

3.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu và thuỷ văn 23

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 24

3.1.2.1 Tình hình đất đai, dân số và lao động 24

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh tế, xã hội của huyện 29

 

3.1.3. Cơ cấu kinh tế chung của huyện Tứ Kỳ 32

3.2. Phương pháp nghiên cứu 35

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 35

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 35

3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp 35

3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp 36

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 38

3.2.3.1. Xây dựng khung phân tích 38

3.2.3.2. Phương pháp phân tích so sánh 40

3.2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả 40

3.2.4. Phương pháp đánh giá so sánh trước sau 40

3.2.5. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo 40

Phần IV Kết quả nghiên cứu và thảo luận 42

4.1. Tìm hiểu thực trạng công tác thủy lợi tại huyện Tứ Kỳ 42

4.1.2 Thực trạng miễn thủy lợi phí tại tỉnh Hải Dương 43

4.2. Thực trạng thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí tại huyện Tứ Kỳ 44

4.2.1. Đối với Xí nghiệp KTCTTL Huyện Tứ Kỳ 44

4.2.1.1. Tình hình thu chi TLP trước và sau khi có chính sách miễn TLP cho nông nghiệp 44

4.2.1.2. Thực trạng thu- chi thủy lợi phí trước và sau khi có chính sách miễn thủy lợi phí của HTX dịch vụ nông nghiệp Minh Đức và Tân Kỳ 51

4.2.1.3. Tình hình nợ đọng thủy lợi phí của HTX DV nông nghiệp Minh Đức và Tân Kỳ 55

4.2.1.4 Ý kiến đánh giá của cán bộ thuỷ nông 56

4.2.2. Đối với các hộ nông dân 60

4.2.2.1. Tình hình tưới và tiêu nước của các hộ sản xuất qua các mùa vụ trong năm 60

 

4.2.2.2. Tình hình tưới và tiêu nước của các hộ sản xuất tại những vùng khác nhau trên cùng một địa bàn 63

4.2.2.3. Tình hình sản xuất của các hộ trồng mầu 65

4.4. Đánh giá chung về chính sách miễn thuỷ lợi phí qua quá trình thực hiện tại huyện Tứ Kỳ 67

4.4. Đưa ra một số đề xuất và giải pháp để khắc phục khó khăn và hoàn thiện quá trình thực thi chính sách miễnTLP cho nông nghiệp 68

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

5.1. Kết luận 71

5.2. Kiến nghị 72

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí cho nông nghiệp tại Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7A (5 km), 17D (11 km); đường do huyện quản lý là 32,6 km, đường liên xã, liên thôn, liên xóm là 966,2 km (trong đó, đường có kết cấu vật liệu cứng là 516 km, còn lại là đường đất và đường ra đồng). 100% xã, thị trấn có đường ô tô về đến trung tâm, trong đó đường nhựa có 20/27 xã, thị trấn. Đường sông: Mạng lưới đường sông của huyện Tứ Kỳ có tổng chiều dài là 106 km, gồm 48,5 km đường thuộc sông Luộc, sông Thái Bình và 57,5 km thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải. Đây là mạng lưới giao thông không kém phần quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện. Dọc theo hệ thống sông có 02 Âu thuyền (Âu Cầu xe và Âu An thổ), 15 bến đò, 01 cầu phao và khoảng 20 bến xếp dỡ hàng hóa phục vụ nhu cầu của địa phương. Tuy nhiên do ảnh hưởng của bãi bồi, độ sâu cũng như chiều rộng lòng sông và các âu thuyền, cống ,… đã làm cản trở tàu thuyền lớn qua lại. Thực tế trong những năm qua, việc khai thác giao thông đường thủy để phát triển kinh tế vẫn chưa được quan tâm đầu tư và khai thác. Thủy lợi Là một huyện thuần nông, nằm ở hạ lưu hệ thống kênh Bắc Hưng Hải có cột nước thấp, xung quanh đều có sông bao bọc lại vừa bị ảnh hưởng của thủy triều và ảnh hưởng hệ thống kênh Bắc Hưng Hải, nên khâu thủy lợi luôn được huyện rất quan tâm đầu tư, coi đó là khâu mấu chốt trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, mạng lưới kênh mương tưới tiêu được phát triển rất mạnh. Đến năm 2008, toàn huyện có 96 trạm bơm với tổng công suất 386.000 m3/h và 290 km kênh mương tưới và 250 km kênh tiêu, trong đó có 101 km được kiên cố hóa, chiếm 22,22%. Và đặc biệt là bắt đầu từ năm 2008 nông dân đã được miễn tiền thuỷ lợi phí. Kết quả việc miễn thuỷ lợi phí và việc kiên cố hóa kênh mương trong những năm vừa qua đã góp phần giúp ngành nông nghiệp thâm canh tăng vụ, thau rửa phèn tăng độ phì của đất, thu hẹp hạn hán, mở rộng diện tích trồng mầu lên 30-35% tổng diện tích đất canh tác, đưa hệ số sử dụng đất từ 2,2 lần năm 2002 lên 2,38 lần năm 2008 (Phòng thống kê huyện). Tuy nhiên, do nông dân được miễn không phải đóng tiền thuỷ lợi phí nữa nên hệ thống thủy lợi của huyện cũng như trách nhiệm và sự quản lý của các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ nông vẫn còn nhiều bất cập đó là: tỷ lệ chủ động tưới tiêu còn thấp, chủ động tưới khoảng 5.125 ha (51%) diện tích đất canh tác và chủ động tiêu 3.000 ha (34%) diện tích đất canh tác, tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương thấp (22,22%), chủ yếu vẫn là kênh đất được xây dựng lâu năm, mặc dù được tu bổ nhưng vẫn liên tục xuống cấp gây khó khăn cho việc điều tiết nước phục vụ sản xuất. Do kênh dẫn nước là kênh đất mà hiện nay được miễn thuỷ lợi phí, nước được bơm theo lịch nên nước bị thất thoát rất nhiều. Mùa hạn hán thì bơm lâu nước mới tới được chân ruộng và không được lưu giữ lại lâu do bị ngấm xuống đất nhiều, Mùa mưa thì thoát nước chậm dẫn tới úng lụt trong thời gian dài. Hiện nay, huyện đang thực hiện dự án xây dựng trạm bơm tiêu Bình Hàn với công suất thiết kế 7 máy 8.000 m3/h, dự kiến sẽ hoàn thành vào trong năm 2009, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ góp phần cải thiện đáng kể hệ thống thủy lợi của huyện. * Hệ thống điện nước: Hiện nay, tất cả các xã, thị trấn trong huyện đều sử dụng mạng lưới điện lưới quốc gia. Toàn huyện có 451 km đường dây điện (trong đó, đường 35 KV có 83 km, 10 KV có 18 km, 04 KV có 350 km) và 75 trạm biến áp, 83 máy biến áp với dung lượng 21.080 KV. Nhìn chung, huyện Tứ Kỳ đầu tư cho công tác xây dựng hệ thống lưới điện khá tốt, đáp ứng sự gia tăng phụ tải và bảo đảm an toàn cung cấp điện cho địa phương, với 100% xã, thị trấn có điện và 100% số hộ dân trong huyện được dùng điện. Tuy nhiên, hệ thống lưới điện 0,4 KV phát triển không có quy hoạch, mang tính chắp vá, không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời do xây dựng đã lâu và ít được tu sửa lên hệ thống lưới điện trung áp, đặc biệt là lưới điện 10 KV đang trong tình trạng xuống cấp, thiết bị trạm và đường dây lạc hậu gây tổn thất điện năng lớn và không đảm bảo độ tin cậy cấp điện cho các hộ phụ tải, dễ gây sự cố trong vận hành và thiếu an toàn. Vì vậy, hệ thống lưới điện của huyện cần được cải tạo, nâng cấp để đảm bảo phục vụ đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hệ thống cấp nước trong những năm qua tiếp tục được đầu tư xây dựng để phục vụ nhu cầu nước sạch cho nhân dân, hiện nay, toàn huyện có 7/27 xã, thị trấn có trạm cấp nước sạch và trên 70% số hộ trong toàn huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh. * Hệ thống thông tin liên lạc: Toàn huyện có 27 đài phát thanh ở 27 xã, thị trấn, số giờ phát thanh 60 phút/ngày đảm bảo chuyển tải thông tin đến toàn thể nhân dân. Mạng viễn thông nông thôn những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đến nay, 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có Bưu điện văn hóa xã phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin của nhân dân, hệ thống công trình viễn thông liên tục được đầu tư sửa chữa nâng cấp, đưa tỷ lệ số máy điện thoại/100 dân tăng từ 0,63 máy/100 dân năm 2000 lên 6,9 máy/100 dân năm 2007; tổng số xã, thị trấn trong huyện có điểm truy cập Internet công cộng từ 0/27 xã, thị trấn năm 2000 lên 20/27 xã, thị trấn năm 2007, đạt 74,1%. Đây là điều kiện hết sức cần thiết để khai thác các nguồn thông tin phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của huyện. * Hệ thống Y tế: Toàn huyện có 27 trạm Y tế ở 27 xã, thị trấn, 01 bệnh viện, 01 Trung tâm Y tế dự phòng và 01 cơ sở tư nhân khám chữa bệnh cho nhân dân. trong những năm vừa qua, ngành Y tế đã có nhiều cố gắng để phục vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được tốt nhất. Năm 2007, tỷ lệ nhân viên y tế/1 vạn dân là 15 người, trong đó số y bác sỹ/1 vạn dân là 6,8 người. * Về giáo dục: Đến năm 2008, toàn huyện có 89 trường học (có 20 trường đạt chuẩn quốc gia), trong đó có 29 trường mầm non, với 223 phòng học, 276 giáo viên và 5.405 học sinh; 29 trường tiểu học với 448 phòng học, 561 giáo viên và 11.503 học sinh; 27 trường trung học cơ sở, với 215 phòng học, 614 giáo viên và 10.662 học sinh; 4 trường phổ thông trung học, với 86 phòng học, 196 giáo viên và 5.908 học sinh. Trong những năm qua, các trường học luôn được cải tạo tu sửa, nâng cấp và xây mới để tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Toàn huyện được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học hàng năm luôn ở mức cao trên 99%. Tỷ lệ học sinh phổ thông trung học đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp luôn ở mức cao và nằm trong tốp những huyện dẫn đầu tỉnh. Nhìn chung, chất lượng giáo dục của huyện luôn được giữ vững và phát triển, số giáo viên dạy giỏi và học sinh giỏi của các trường đều tăng lên so với những năm trước. Hội đồng giáo dục, Hội phụ huynh học sinh đều có nhiều đổi mới trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, UBND huyện luôn quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn mới. 3.1.3. Cơ cấu kinh tế chung của huyện Tứ Kỳ Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước và tỉnh Hải Dương, với những chính sách cởi mở, kinh tế của huyện Tứ Kỳ đang từng bước ổn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức cao, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của huyện. Qua Bảng 3.3 cho thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2008 của huyện là 12,91%, đây là mức tăng trưởng khá cao so với mặt bằng chung cả nước. Cơ cấu kinh tế của huyện có xu hướng chuyển dịch tương đối rõ và cơ bản đúng hướng. Trong ngành nông nghiệp mặc dù tốc độ phát triển và giá trị sản xuất hàng năm vẫn tăng song tỷ trọng trong cơ cấu chung giảm dần qua các năm. Ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,05% năm 2006 lên 26,98% năm 2008; Ngành thương mại và dịch vụ tăng từ 28,99% năm 2008 lên 29,94% năm 2008. Sự chuyển dịch này đã tạo ra một cơ cấu mới cho nền kinh tế, đây là sự chuyển dịch tích cực, nhằm khai thác tốt các lợi thế, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2006-2008 Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế của huyện Tứ Kỳ giai đoạn (2006-2008) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển (%) SL % SL % SL % n07/06 n08/07 BQ 3 năm Giá trị sản xuất 1. Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định) Tỷ đồng 1121 100 1266 100 1426 100 112.93 112.64 112.79 - Nông nghiệp - Thủy sản Tỷ đồng 560 49.96 576 45.5 614.3 43.08 102.86 106.65 104.74 - Công nghiệp - Xây dựng Tỷ đồng 236 21.05 330 26.1 384.7 26.98 139.83 116.58 127.67 - Thương mại - dịch vụ Tỷ đồng 325 28.99 360 28.4 427 29.94 110.77 118.61 114.62 2. Tổng giá trị sản xuất (theo giá thực tế) Tỷ đồng 1654 100 1871 100 2098 100 - Nông nghiệp - Thủy sản Tỷ đồng 847 51.21 918 49.06 987 47.01 - Công nghiệp - Xây dựng Tỷ đồng 371 22.43 469 25.07 569 27.12 - Thương mại - dịch vụ Tỷ đồng 436 26.36 484 25.87 542 25,87 Chỉ tiêu bình quân - Giá trị sản xuất/hộ Tr.đồng 9.7 11 11.9 113.40 108.18 - Giá trị sản xuất/khẩu Tr.đồng 38.8 44.1 45.3 113.66 102.72 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tứ Kỳ) 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu: Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Địa điểm nghiên cứu: Gồm 2 xã là Minh Đức và Tân Kỳ, do đặc điểm tự nhiên và thổ nhưỡng của huyện ở các khu vực là khác nhau nên có những vùng có thể vừa trồng lúa vừa xen trồng mầu, và nơi khác chuyên trồng mầu hoặc chuyên trồng lúa. Đối với 2 xã được chọn làm địa điểm nghiên cứu là các xã điển hình, đại diện cho những xã có đặc điểm về tự nhiên và thổ nhưỡng thích hợp cho chuyên trồng lúa và chuyên trồng mầu. Lúa và các loại rau mầu là những loại cây trồng có nhu cầu về nước là khác nhau nên sẽ phản ánh được tình hình chung của toàn huyện về việc thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí cho nông nghiệp của nhà nước. Tiến hành điều tra phỏng vấn 60 hộ, mỗi xã 30 hộ, phỏng vấn trực tiếp các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ nông, các cán bộ thuỷ nông các cấp, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn. 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp Là các số liệu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm: Các tài liệu về hệ thống công trình thủy lợi, cách thu thủy lợi phí của nhà nước, cách sử dụng nước trong hộ nông dân từ sách báo, luận văn, luận án, đề tài liên quan. Các văn bản pháp luật của nhà Nước, các quyết định của UBND Tỉnh, các nghị định, thông tư của Chính phủ, giáo trình chính sách nông nghiệp, dự án phát triển nông thôn, các website của Tổng cụ thống kê, các đơn vị cung cấp dịch vụ thủy nông các cấp có liên quan. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tứ Kỳ năm 2008. Các báo cáo về tình hình thu và chi thủy lợi phí tại các xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi, HTX, tình hình nợ đọng thủy lợi phí của các hộ qua 3 năm 2006-2008. 3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp Thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân, sử dụng bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, các hộ, các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ nông,cán bộ thủy nông các cấp Bước 1: Chọn mẫu điều tra lần 1 Được sự giới thiệu của cán bộ phòng nông nghiệp huyện, các UBND xã và sự liên hệ trực tiếp với các trưởng thôn, chúng tôi lựa chọn 10 hộ điều tra phỏng vấn thử(lần1). Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội của huyện, tình hình sản xuất nông nghiệp hiện nay tại địa bàn. Các hình thức cung cấp dịch vụ thủy lợi tại các đơn vị cung ứng dịch vụ thủy nông, các HTX. Xem xét thực trạng của hệ thống công trình thủy lợi, quá trình tưới và tiêu úng trên địa bàn. Điều tra lần 1 còn đánh giá mức độ tin cậy trong việc cung cấp số liệu và là cơ sở để chọn mẫu điều tra 2. Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra (xem phụ lục) Nội dung phiếu điều tra gồm: Những thông tin chung về chủ hộ: họ tên, địa chỉ, giới tính, tuổi, số nhân khẩu và lao động, tổng diện tích canh tác có tưới và tiêu nước,tình hình kinh tế hộ, điều kiện sản xuất kinh doanh (đất đai, lao động, máy móc, vốn, …); tình hình sản xuất lúa, rau màu (cơ cấu giống gieo trồng, năng suất, sản lượng, …); tình hình đầu tư, chi phí (giống, phân bón, thuốc BVTV, …) , … Đồng thời xây dựng một số câu hỏi định tính nhằm gợi ý cho các hộ nông dân đánh giá, đưa ra những ý kiến của mình về các vấn đề có liên quan đến đề tài như: mong muốn, nhu cầu nguyện vọng của họ …ai là người trực tiếp đưa ra quyết định trong sản xuất? Trước và sau khi có chính sách miễn thủy lợi phí, ý kiến của hộ về vấn đề này như thế nào? Trên cơ sở đó có những căn cứ để đưa ra những định hướng và giải pháp sát thực cho việc nâng cao hiệu quả và thể hiện được tính ưu việt của nhà nước ta. Những thông tin liên quan đến tổng thu – tổng chi tiền mặt có gắn với từng vụ được phát sinh: Chi trồng lúa, rau màu và nuôi trồng thủy sản, thu từ trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, chi cho thủy lợi phí là bao nhiêu? Đơn vị nào chịu trách nhiệm và trực tiếp tham gia cung ứng dịch vụ thủy nông cho nông dân sản xuất. Những thông tin liên quan tới doanh thu và chi phí cho thủy lợi, tình hình nợ đọng thủy lợi phí của các hộ nông dân. Những vấn đề phát sinh sau khi tiền thủy lợi phí được miễn cho nông dân, thái độ và trách nhiệm của các đối tượng hưởng lợi từ chính sách? Bước 3: Tiến hành điều tra Quá trình tiếp cận các hộ nông dân cũng như cán bộ có thẩm quyền, cần phải có kỹ năng hỏi, kỹ năng quan sát và phán đoán, tư duy lôgic để gợi mở những ý kiến và thái độ từ nhiều khía cạnh của vấn đề. Họ phản ứng ra sao? Bên cạnh những tác động tích cực đó còn những bất cập và hạn chế gì từ chính sách và từ phía những đối tượng được hưởng lợi? Bước 4: Hoàn thiện và xây dựng phiếu điều tra (lần 2) Phiếu này tập trung vào nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tại địa bàn như thế nào? Sau khi được miễn thủy lợi phí nông dân có được cung cấp nước tưới đủ và kịp thời không? So với trước khi miễn có hơn không, tưới và tiêu nước có đủ và kịp thời? Giữa hộ đầu nguồn và cuối nguồn thì mức độ hưởng lợi là khác nhau liệu như thế đã công bằng chưa? Thái độ phục vụ của cán bộ cung ứng dịch vụ thủy nông thay đổi như thế nào? Các HTX và các đơn vị cung ứng dịch vụ thủy nông cung cấp nước tưới và tiêu theo hình thức nào. Thu thủy lợi phí theo quyết định và cơ sở nào? Sau khi miễn thủy lợi phí HTX và các xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi có sự thay đổi như nào về cơ cấu tổ chức, sắp xếp công việc cho nhân công. Có một vài ý kiến cho rằng chỉ nên giảm thủy lợi phí không nên miễn cho tất cả các đối tượng. Vậy quan điểm của những người lãnh đạo về vấn đề này như thế nào? Bước 5: Lựa chọn mẫu điều tra (lần 2) Trên cơ sở thực tế đã điều tra lần 1, tôi tiến hành như sau; Chọn ra 2 xã trong đó 1 xã chuyên trồng rau màu còn xã kia trồng 2 vụ lúa một vụ màu. Nguyên nhân là do mỗi loại cây trồng khác nhau và trồng ở mùa vụ khác nhau thì mức độ sử dụng nước của chúng là khác nhau. Rau màu là loại cây ngắn ngày và cần khá nhiều nước. Lúa cạn cần ít nước hơn rau màu nên mức độ ảnh hưởng của chúng là khác nhau. Bước 6: Xử lý và phân tích số liệu Trên cơ sở thu thập số liệu qua điều tra, tôi tiến hành phân tổ nhóm hộ, hộ đầu nguồn, hộ cuối nguồn và giữa nguồn nước. Phân tích số liệu nhằm phản ánh tình hình sử dụng nước của từng nhóm hộ. Và thông qua đó biết được thực trạng cơ sở hạ tầng của hệ thống công trình thủy lợi. Từ đó làm cơ sở cho việc tìm hiểu tình hình thực thi chính sách tại địa phương, đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chính sách hơn nữa. 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 3.2.3.1. Xây dựng khung phân tích Bảng 3.4: Khung phân tích Tình hình thực thi chính sách miễn TLP cho NN tại Huyện Tứ Kỳ Cơ quan quản lý cung ứng dịch vụ thuỷ lợi Các hộ nông dân (Xí nghiệp KTCTTL, HTX, Phòng NN& PTNT) Tên người được phỏng vấn Tên người được phỏng vấn -Chức vụ Xã Trách nhiệm trong việc quản lý TLP Ai là người đưa ra quyết định trong sản xuất -Tình hình thu chi TLP trước và sau khi miễn TLP Số LĐ/ Số nhân khẩu Tình hình nợ đọng TLP Tổng diện tích đất canh tác của hộ Ý kiến đánh giá Tình hình sản xuất của hộ Mức phát triển của sxnn sau khi có miễn TLP +Tổng thu, tổng chi, lãi thuần Khả năng mở rộng diện tích sau khi có miễn TLP +Trước và sau khi miễn chi cho thuỷ lợi là bao nhiêu Cách quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước Ý kiến đánh giá của hộ Mức đóng TLP là cao hay thấp Tính kịp thời và đủ nước cho sx sau khi có miễn TLP Ảnh hưởng tới NS và khả năng mở rộng diện tích Trách nhiệm và thái độ của cán bộ quản lý diều hành TL Sử dụng nước ntn cho hiệu quả nhất 3.2.3.2. Phương pháp phân tích so sánh Phương pháp phân tích so sánh là phương pháp sử dụng nhiều trong nghiên cứu kinh tế, số liệu thu thập được dùng để so sánh đối chiếu mô tả sự biến động của hiện tượng trước và sau khi có chính sách. So sánh những thuận lợi và khó khăn đối với nông hộ và vác đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ nông, so sánh các hộ đầu nguồn và cuối nguồn nước. So sánh giá thành của các nông sản hàng hoá trước và sau khi có chính sách miễn thuỷ lợi phí. Chỉ ra mức độ nguyên nhân biến động của hiện tượng điều tra qua các năm, qua từn g mùa vụ. Đánh giá tình hình thực thi chính sách trên địa bàn, so sánh với các quy định của nhà nước đã ban hành và so sánh với các địa phương khác trong cả nước cùng thực hiện chính sách này. Từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của chính sách tới các đối tượng hưởng lợi. 3.2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện ảnh hưởng của chính sách đến chi phí sản xuất của các hộ. 3.2.4. Phương pháp đánh giá so sánh trước sau Để thấy được tác động của chính sách đến phát triển nông thôn là phương pháp quan trọng để so sánh tình hình phát triển kinh tế xã hội và môi trường ở vùng trước và sau khi có chính sách. Phương pháp này đòi hỏi phải tính toán các chỉ tiêu trước và sau khi có chính sách kết quả so sánh sẽ cho chúng ta thấy được sự tăng lên hay giảm đi hay nói cách khác chính là tác động của chính sách miễn thuỷ lợi phí đến phát triển sản xuất nông nghiệp. 3.2.5. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Đây là phương pháp nghiên cứu dựa trên ý kiến đánh giá của các chuyên gia, những người am hiểu về lĩnh vực chúng ta nghiên cứu. Đề tài của tôi được thực hiện dựa trên sự đánh giá của các cán bộ hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi huyện Tứ Kỳ Đặc biệt là sự đánh giá của trưởng phòng nông nghiệphuyện đã có cái nhìn khách quan nhất về ảnh hưởng của chính sách miễn thuỷ lợi phí tới nông nghiệp dựa trên yếu tố về hiệu quả sản xuất trong những vụ vừa qua. Phần IV Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Tìm hiểu thực trạng công tác thủy lợi tại huyện Tứ Kỳ 4.1.1. Chính sách miễn thủy lợi phí cho nông nghiệp của Chính Phủ Đối tượng áp dụng Các hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối gồm đất do nhà nước giao, đất được quyền sử dụng do được cho, tặng, thừa kế nhận chuyển nhượng sử dụng hợp pháp. Bao gồm cả phần diện tích đất 5% công ích do địa phương quản lý các hộ gia đình cá nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng. Phạm vi áp dụng Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư được miễn thuỷ lợi phí đối với toàn bộ diện tích đất, mặt nước dùng vào nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; không phân biệt trong hay ngoài hạn mức giao đất. Không miễn thu thuỷ lợi phí đối với: - Diện tích đất vượt hạn mức giao cho hộ gia đình, cá nhân: Vì các đối tượng sử dụng đất vượt hạn mức giao và các chủ trang trại thường là các hộ có điều kiện kinh tế khá giả, mà mục tiêu miễn thuỷ lợi phí là để hỗ trợ cho các hộ nghèo. Mặt khác nếu miễn toàn bộ diện tích đất được giao cho hộ, cá nhân thì sẽ không nâng cao ý thức tiết kiệm sử dụng nguồn nước và sử dụng đất đai có hiệu quả. - Các đối tượng khác như: các doanh nghiệp, hoạt động cung cấp, tiêu nước cho sản xuất công nghiệp, nước cấp cho các nhà máy nước sạch, thuỷ điện, kinh doanh du lịch, vận tải qua cống, âu thuyền và các hoạt động khác được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi. - Khoản thu của các tổ chức, cá nhân nộp cho tổ chức hợp tác dùng nước theo thoả thuận để phục vụ cho hoạt động của các tổ hợp tác dùng nước từ vị trí cống đầu kênh của hợp tác dùng nước đến mặt ruộng. Phương thức miễn thuỷ lợi phí Đối với hệ thống công trình đầu mối UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương quy định vị trí cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước cho từng hệ thống công trình. Mức thuỷ lợi phí quy định tại điểm a, b, c khoản 1 điều 19 được tính ở vị trí cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước đến công trình đầu mối của công trình thủy lợi. Đối với hệ thống kênh nội đồng Tổ chức hợp tác dùng nước thỏa thuận với tổ chức, cá nhân sử dụng nước về mức phí dịch vụ lấy nước từ sau cống đầu kênh đến mặt ruộng (kênh nội đồng), nhưng không được vượt quá mức trần do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định. 4.1.2 Thực trạng miễn thủy lợi phí tại tỉnh Hải Dương Sau khi có nghị định của chính phủ về việc miễn thủy lợi phí cho nông dân thì ngày 04/07/2008 Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XIV, kỳ họp thứ 12 đã ra nghị quyết về miễn thủy lợi phí cho nông dân và bãi bỏ một số loại phí, lệ phí, quỹ, một số khoản đóng góp của nhân dân. Thông qua đề án miễn thủy lợi phí cho nông dân với những nội dung sau: Đối với hộ nông dân một hộ được miễn không quá 04 ha Các tổ chức, đơn vị làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi được ngân sách hỗ trợ khi thực hiện miễn thủy lợi phíbao gồm +Công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hải Dương, công ty TNHH một thành viên quản lý công trình đô thị Hảo Dương. + Các HTX dịch vụ nông nghiệp làm dịch vụ tưới nước và tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ theo mức thu do UBND tỉnh quy định. Mức miễn thu thủy lợi phí + Nhà nước hỗ trợ toàn bộ thủy lợi phí mà người nông dân phải nộp cho doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi và các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp theo mức thu của UBND tỉnh đã quy định (không tính phần thu thêm theo thỏa thuận giữa các HTX và nông dân). + Mức thu thủy lợi phíđược xác định theo khung mức thu thủy lợi phí quy định tại Quyết định số 469/QĐ- UBND ngày 05 tháng 02 năm 2004 Và Quyết định số 6116a/QĐ- UBND ngày 20 tháng 12 năm 2005 của UBND tỉnh Hải Dương quy định mức thu thủy lợi phítrên địa bàn tỉnh. Thời điểm miễn thu thủy lợi phí: Thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 Nguồn kinh phí để cấp bù miễn thủy lợi phí: Từ ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh. Phần ngân sách tỉnh cấp bù để miễn thủy lợi phí, hàng năm UBND tỉnh xây dựng kế hoạch trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định. 4.2. Thực trạng thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí tại huyện Tứ Kỳ * Đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ lợi 4.2.1. Đối với Xí nghiệp KTCTTL Huyện Tứ Kỳ 4.2.1.1. Tình hình thu chi TLP trước và sau khi có chính sách miễn TLP cho nông nghiệp Mức thu thủy lợi phí được xác định theo khung mức thu thủy lợi phí quy định tại Quyết định số 469/QĐ- UBND ngày 05 tháng 02 năm 2004 Và Quyết định số 6116a/QĐ- UBND ngày 20 tháng 12 năm 2005 của UBND tỉnh Hải Dương, thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 4.1: Mức thu TLP trước và sau khi có chính sách miễn TLP cho nông nghiệp STT Diễn giải Tổng mức thu (1.000đ/ha) Trong đó Mức cấp bù cho Mức thu công ty Mức thu HTX Công ty HTX A Vụ đông xuân 1 Lúa Bơm điện thẳng 625 529 96 529 96 Bơm điện cấp nguồn 468 529 91 377 91 Tự chảy 575 529 164 411 164 Công ty tạo nguồn Tát tay 325 225 100 225 100 Bơm điện HTX 625 225 400 225 400 2 Cấp nước diện tích chuyển đổi 260 180 80 180 80 3 Mạ mầu cây CN, cây vụ đông Bơm điện Thẳng 168 124 44 124 44 Bơm điện cấp nguồn 101 60 41 60 41 Tự chảy 147 78 69 78 69 Công ty tạo nguồn Tát tay 143 95 48 95 48 Bơm điện HTX 168 0 168 0 168 B Vụ mùa 1 Lúa Bơm điện thẳng 575 469 106 469 106 Bơm điện cấp nguồn 431 339 92 339 92 Tự chảy 525 394 131 394 131 Công ty tạo nguồn Tát tay 300 221

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc40. TUYEN.doc
Tài liệu liên quan