Luận văn Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đềtài

2. Mục tiêu nghiên cứu của đềtài

3. Phương pháp nghiên cứu

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đềtài

5. Tính mới của đềtài

6. Bốcục của đềtài

Chương 1. CƠSỞKHOA HỌC ĐỂ ĐỀXUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

KHÓ KHĂN, HƯỚNG TỚI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ

SANG THỊTRƯỜNG NHẬT BẢN

1.1. Một sốvấn đềvềchiến lược và quản trịchiến lược . 1

1.1.1. Các khái niệm cơbản .1

1.1.1.1. Chiến lược .1

1.1.1.2. Xây dựng chiến lược . 2

1.1.1.3. Quản trịchiến lược.2

1.1.2. Nội dung các loại hình chiến lược chủyếu. 2

1.1.2.1. Các chiến lược kết hợp. 2

1.1.2.2. Chiến lược thâm nhập thịtrường . 2

1.1.2.3. Chiến lược phát triển thịtrường . 3

1.1.2.4. Chiến lược phát triển sản phẩm. 3

1.1.2.5. Chiến lược liên doanh . 3

1.1.3. Vai trò của chiến lược đối với hoạt động xuất nhập khẩu . 3

1.1.4. Quy trình xây dựng chiến lược . 3

1.1.4.1. Xác định mục tiêu chiến lược. 3

1.1.4.2. Nghiên cứu các yếu tốmôi trường bên ngoài tác động đến ngành gỗ

xuất khẩu sang Nhật Bản . 3

1.1.4.2.1. Các yếu tốcủa môi trường vĩmô. 4

1.1.4.2.2. Các yếu tốcủa môi trường vi mô.4

1.1.4.3. Nghiên cứu tình hình nội bộcông ty. 5

1.1.5. Xây dựng các phương án chiến lược .5

1.1.5.1. Ma trận EFE . 5

1.1.5.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh. 6

1.1.5.3. Ma trận đánh giá các yếu tốbên trong (ma trận IFE) . 6

1.1.5.4. Ma trận SWOT . 6

1.1.6. Lựa chọn chiến lược.7

1.2. Giới thiệu tổng quan vềthịtrường đồgỗNhật Bản . 7

1.2.1. Tiềm năng của thịtrường đồgỗNhật Bản . 7

1.2.2. Quy mô thịtrường đồgỗNhật Bản. 8

1.2.3. Các kênh phân phối hàng đồgỗnhập khẩu của Nhật Bản. 9

1.2.4. Nguồn nhập khẩu đồgỗNhật Bản . 9

1.2.5. Các định chếvà đòi hỏi của thịtrường đồgỗNhật Bản . 10

1.2.5.1. Các quy định pháp luật và thủtục khi nhập khẩu. 10

1.2.5.2. Các quy định pháp luật khi kinh doanh đồgỗ. 10

1.2.6. Chính sách thuếquan . 12

1.2.7. Tình hình thịtrường đồgỗNhật Bản . 12

1.2.8. Sởthích của người tiêu dùng Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ. 13

1.3. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗsang thịtrường Nhật Bản của các doanh

nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước . 14

1.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc . 14

1.3.2. Kinh nghiệm xuất khẩu của Tập đoàn kỹnghệgỗTrường Thành . 16

1.3.3. Bài học rút ra từviệc tham khảo kinh nghiệm xuất khẩu của một

sốdoanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước . 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 17

CHUƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖVIỆT NAM

SANG THỊTRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. Giới thiệu tổng quan vềngành đồgỗxuất khẩu Việt Nam .19

2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗcủa các doanh nghiệp Việt Nam

sang thịtrường Nhật Bản trong năm 2007. 20

2.2.1. Sản phẩm gỗxuất khẩu sang Nhật Bản so với việc xuất sang Mỹvà EU. 25

2.2.2. Kim ngạch và tốc độphát triển xuất sản phẩm gỗsang Nhật qua các

năm so với Mỹvà EU . 25

2.2.3. Hình thức xuất khẩu sang Nhật Bản trong thời gian qua . 26

2.2.4. Thực trạng vềLogistic cho xuất khẩu đồgỗtrong thời gian qua . 27

2.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn- hạn chế, tồn tại, thách thức, triển vọng

của ngành gỗViệt Nam khi xuất sang Nhật Bản . 28

2.3.1. Những Thuận lợi . 28

2.3.2. Những khó khăn- hạn chế. 29

2.3.3. Những tồn tại. 31

2.3.4. Những thách thức . 31

2.3.5. Triển vọng xuất khẩu sản phẩm gỗViệt Nam sang thịtrường Nhật Bản

trong năm 2009 và trong những năm sắp tới .32

2.3.6. Đánh giá vềchiến lược xuất khẩu ngành gỗcủa BộThương mại (nay là

BộCông thương) và của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. 33

2.3.6.1. Đánh giá vềchiến lược xuất khẩu ngành gỗcủa BộThương mại

(nay là BộCông thương) . 33

2.3.6.2. Đánh giá thực trạng chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗsang

Nhật Bản của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. 34

2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồgỗxuất khẩu sang

Nhật Bản . 35

2.4.1. Phân tích môi trường bên ngoài .

2.4.1.1. Phân tích môi trường vĩmô. 36

2.4.1.1.1. Yếu tốkinh tế, văn hoá, xã hội . 36

2.4.1.1.2. Yếu tốchính trị, pháp luật, chính phủ. 37

2.4.1.1.3. Yếu tốkhoa học, công nghệ. 39

2.4.1.1.4. Yếu tốmôi trường tựnhiên. 40

2.4.1.2. Phân tích môi trường vi mô. 40

2.4.1.2.1. Các đối thủcạnh tranh . 40

2.4.1.2.2. Khách hàng . 42

2.4.1.2.3. Nhà cung ứng nguyên liệu . 42

2.4.1.2.4. Sản phẩm thay thế. 43

2.4.1.3. Ma trận đánh giá các yếu tốtác động từmôi trường bên ngoài

Đến ngành gỗxuất khẩu sang Nhật (ma trận EFE). 44

2.4.1.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Việt Nam về đồgỗxuất khẩu sang

thịtrường Nhật Bản so với các đối thủ. 46

2.4.2. Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp. 47

2.4.2.1. Nguồn nhân lực . 48

2.4.2.2. Nguồn vốn . 49

2.4.2.3. Nghiên cứu và phát triển . 49

2.4.2.4. Công tác Marketing . 50

2.4.2.5. Sản xuất, quản lý . 52

2.4.2.6. Công tác thông tin . 52

2.4.2.7. Ma trận đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp sản xuất và

xuất khẩu sản phẩm gỗsang Nhật Bản (Ma trận IEF) . 53

2.4.3. Ma trận SWOT chưa đầy đủ đánh giá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm

gỗViệt Nam sang thịtrường Nhật Bản . 54

TÓM TẮT CHƯƠNG 2. 56

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, HƯỚNG TỚI ĐẨY

MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖVIỆT NAM SANG NHẬT BẢN.

3.1. Cơsở đềxuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất

khẩu sang thi trường Nhật Bản, hướng phát triển của ngành đồgỗxuất khẩu. 58

3.1.1. Cơsở đềxuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh

xuất khẩu thịtrường Nhật Bản . 58

3.1.2. Phương hướng phát triển ngành đồgỗxuất khẩu . 59

3.2. Ma trận SWOT- xây dựng chiến lược. 60

3.3. Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM).61

3.3.1. Chiến lược phát triển thịtrường . 62

3.3.1.1. Cơsởxây dựng chiến lược phát triển thịtrường . 62

3.3.1.2. Nội dung chiến lược phát triển thịtrường . 62

3.3.2. Chiến lược phát triển sản phẩm. 64

3.3.2.1. Cơsởxây dựng chiến lược phát triển sản phẩm. 64

3.3.2.2. Nội dung chiến lược phát triển sản phẩm . 65

3.4. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗsang thịtrường Nhật Bản . 67

3.4.1. Giải pháp giải quyết khó khăn vềvốn, tạo vốn cho sản xuất và xuất

khẩu sản phẩm gỗsang Nhật Bản. 67

3.4.2. Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất . 68

3.4.2.1. Nhóm giải pháp Chính phủ, BộNông nghiệp và Phát triển Nông

thôn.68

3.4.2.2. Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. 69

3.4.3. Giải pháp nâng cao, đổi mới công nghệsản xuất. 70

3.4.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực . 70

3.4.5. Giải pháp vềMarketing, xây dựng thương hiệu . 71

3.5. Kiến nghị. 73

3.5.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn

đểgiải quyết nguyên liệu cho sản xuất. 73

3.5.2. Kiến nghịvới BộTài chính, ngân hàng Nhà nước đểgiải quyết vấn đề

vốn , thuếvà nâng cao khảnăng cạnh tranh cho doanh nghiệp . 74

3.5.3. Kiến nghị đối với BộGiao thông Vận tải vềvấn đềphát triển cơsởhạ

tầng phục vụsản xuất xuất khẩu. 75

3.5.4. Kiến nghị đối với BộGiáo dục và Đào tạo về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. 76

3.5.5. Kiến nghịvới doanh nghiệp . 76

3.5.6. Kiến nghị đối với các Hiệp hội Gỗvà Lâm sản Việt Nam, các Hội ởđịa phương . 77

3.6. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đồgỗvào thịtrường Nhật Bản. 78

3.7. Khuyến nghịcho nghiên cứu tiếp theo . 79

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 79

KẾT LUẬN. 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 83

PHỤLỤC

pdf133 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4613 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày càng tăng. Đây là điểm cần lưu ý đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đồ gỗ Việt Nam ta trong việc kết hợp nhiều nguyên phụ liệu, vật liệu khác nhau trên cùng một sản phẩm, vừa tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, tận dụng các nguyên phụ liệu rẻ tiền, dồi - 44 - dào trong nước như: Mây, tre, đay…, vừa góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm xuất khẩu. 2.4.1.3. Ma trận đánh giá các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài (ma trận EFE) đến ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật. STT Các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm Quan trọng 1 Kinh tế VN trong năm 2008 gặp nhiều khó khăn và năm 2009 sẽ còn tiếp tục do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới. 0.05 3 0.15 2 VN có nền chính trị ổn định, thuận lợi cho đầu tư, phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu SP gỗ sang thị trường Nhật Bản. 0.10 4 0.40 3 Nhật Bản có nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ hàng năm rất lớn. Tuy nhiên, sang năm 2009, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ VN tại Nhật sẽ còn suy giảm do còn bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới. 0.20 3 0.60 4 Ngành SX và XK đồ gỗ VN sang Nhật Bản đang rất được Chính phủ Việt Nam quan tâm và tạo nhiều điều kiện phát triển mạnh, Chính phủ Nhật Bản cũng tạo điều kiện cho NK SP gỗ Việt Nam vào thị trường này. 0.10 3 0.30 5 VN có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng rừng, phát triển nguồn nguyên liệu, tự chủ nguồn nguyên liệu cho SX. 0.15 3 0.45 6 Gần hai năm gia nhập WTO, thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ được mở rộng, SP gỗ được đối xử công bằng tại Nhật. 0.05 3 0.15 - 45 - 7 SP đồ gỗ VN đang bị cạnh tranh quyết liệt với các SP cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan… tại thị trường Nhật Bản. 0.05 3 0.15 8 Nguồn nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm gỗ XK sang Nhật bị thiếu, phải dựa chủ yếu vào nhập khẩu. 0.15 2 0.30 9 Cơ sở hạ tầng cho phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu SP gỗ sang Nhật còn yếu. 0.05 2 0.10 10 Vấn đề Logistic cho phát triển ngành, đẩy mạnh XK sản phẩm gỗ sang Nhật còn yếu, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành. 0.10 2 0.20 Cộng 1.00 2.80 (nguồn: Tác giả tự tính, dựa trên cơ sở của việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp). Nhận xét: Từ bảng tổng kết các yếu tố của môi trường bên ngoài đã và đang tác động đến ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật, ta thấy tổng số điểm quan trọng đạt được 2.80 điểm > mức điểm trung bình của ngành là 2.5 điểm và đạt tỷ lệ tương đối khá là 70% (=2.80 điểm: 4.00 điểm) so với mức điểm cao nhất của ngành là 4.00 điểm. Với kết quả này, cho thấy rằng các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài đang tác động rất tích cực đối với ngành gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này. Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực tác động từ các yếu tố bên ngoài cũng còn không ít khó khăn và thách thức, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay đối với ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Nhật Bản là vấn đề thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 20%, 80% còn lại phải dựa vào nhập khẩu. Bên cạnh đó, vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng, Logistic cho phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu, vấn đề đầu tư đổi mới công nghệ, Marketing cho việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản cũng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng to lớn của ngành, chưa được đầu tư đúng mức. Đặc biệt, trước tình hình cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới vẫn còn đang tiếp diễn. Vì vậy, việc - 46 - đưa ra các chiến lược và giải pháp để khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ cho ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật nói chung và cho các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản nói riêng trong lúc này là hết sức cần thiết và mang tính cấp bách. 2.4.1.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Việt Nam về đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản so với các đối thủ Việt Nam Trung Quốc Đài Loan TT Các yếu tố tác động Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng 1 Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ của ngành sang thị trường Nhật Bản. 0.25 2 0.50 4 1.00 3 0.75 2 Vốn cho SX và XK SP gỗ sang Nhật. 0.15 2 0.30 3 0.45 3 0.45 3 Xây dựng thương hiệu cho SP gỗ XK sang Nhật Bản. 0.05 3 0.15 4 0.20 4 0.20 4 Công nghệ, máy móc cho phát triển ngành đồ gỗ XK sang Nhật. 0.15 3 0.45 4 0.60 4 0.60 5 Nguồn nhân lực cho phát triển ngành đồ gỗ XK sang Nhật. 0.10 3 0.30 3 0.30 2 0.20 6 Vấn đề đầu tư cho nghiên cứu và phát triển SP gỗ sang Nhật. 0.10 3 0.30 3 0.30 3 0.30 7 Vấn đề Marketing cho ngành đồ gỗ XK sang Nhật 0.10 2 0.20 3 0.30 3 0.30 8 Chi phí nhân công cho phát triển ngành đồ gỗ XK sang Nhật. 0.10 4 0.40 3 0.30 2 0.20 Tổng số 1.00 2.60 3.45 3.00 Nguồn: Tác giả tự tính, xin xem thêm giải thích ma trận hình ảnh cạnh tranh ở phụ lục 10. - 47 - Nhận xét: Từ việc phân tích các yếu tố cạnh tranh của ma trận hình ảnh cạnh tranh giữa Việt Nam về sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản so với Trung Quốc, Đài Loan, kết quả cho ta thấy rằng ngành gỗ xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản có sức cạnh tranh mạnh hơn so với Việt Nam, Đài Loan. Tổng điểm quan trọng năng lực cạnh tranh của Việt Nam ta đạt 2.60 điểm so với Trung Quốc là 3.45 điểm, Đài Loan 3.00 điểm và chỉ mới đạt ngang bằng với mức tổng điểm quan trọng trung bình của ngành là 2.5 điểm. Điều này cho thấy năng lực cạnh tranh của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản còn rất yếu so với Trung Quốc và Đài Loan. Thiết nghĩ, để các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật có thể cạnh tranh mạnh mẽ và thắng lợi so với các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan… tại thị trường Nhật Bản này thì cần phải gấp rút đưa ra các chiến lược và các giải pháp khắc phục ngay các khó khăn đang tồn tại, nhất là vấn đề nguồn vốn, máy móc công nghệ cho sản xuất, vấn đề đẩy mạnh công tác Marketing, liên doanh liên kết trong sản xuất và xuất khẩu giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các Hiệp hội ngành gỗ trong nước, giữa doanh nghiệp với các Hiệp hội ngành gỗ của Nhật Bản… 2.4.2. Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp Ngày nay, nói đến ngành gỗ tức là nói đến doanh nghiệp gỗ, do Nhà nước không còn thực hiện việc bao cấp từ yếu tố nguyên liệu đầu vào, vốn, máy móc công nghệ và cho thị trường đầu ra của sản phẩm, mà Nhà nước chỉ tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, việc phân tích môi trường bên trong ngành gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chính là việc phân tích môi trường bên trong của chính doanh nghiệp gỗ, môi trường bên trong doanh nghiệp gồm các yếu tố sau đây: 2.4.2.1. Nguồn nhân lực Thuận lợi: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nước ta hiện có dân số lên đến gần 86 triệu dân, trong đó lao động sử dụng toàn bộ nền kinh tế chiếm đến 51.54% năm 2006, riêng lao động trong ngành đồ gỗ chiếm 0.18% năm 2005 và tăng lên 0.74% năm 2006 so với tổng số lao động toàn bộ nền kinh tế, nguồn lực lao động dư thừa về số lượng cho các ngành công nghiệp (xem thêm phụ lục 05- các chỉ tiêu về dân số và lao động sử dụng trong ngành đồ gỗ). - 48 - Thông qua cuộc khảo sát thực tế ở một số doanh nghiệp trong ngành gỗ, hiện tại mức lương cơ bản cho người lao động có tay nghề tính theo ngày dao động từ 40.000 đồng/ngày/người đến 50.000 đồng/ngày/người. Với mức này, giá nhân công của lao động Việt Nam ta vẫn còn đang có một lợi thế cạnh tranh lớn so với các nước trong khu vực, đặc biệt là cạnh tranh trực tiếp với chi phí nhân công lao động của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, trong việc làm ra sản phẩm gỗ xuất sang thị trường Nhật Bản. Người lao động Việt Nam nói chung và lao động cho ngành đồ gỗ nói riêng của Việt Nam ta rất cần cù, siêng năng, chịu khó, nhanh nhẹn, sáng tạo và đặc biệt là có khả năng tiếp thu nhanh, nắm bắt tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Tồn tại: Số lượng công nhân có tay nghề được đào tạo có bài bản về khai thác và chế biến sản phẩm gỗ bị thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, dẫn đến hiện tượng các doanh nghiệp trong ngành tranh giành nhau về lao động có tay nghề. Tay nghề người lao động ngành chế biến gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản hầu như đa phần là do doanh nghiệp tự đào tạo hoặc dựa vào tay nghề của đặc thù là ngành nghề truyền thống, chứ không phải lao động được qua đào tạo qua hệ thống trường dạy nghề tập trung, điều này dẫn đến chi phí đào tạo lao động cao, trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật hiện đại của lao động còn thấp, tác phong công nghiệp còn chậm, làm cho hiệu suất sản xuất không cao. Theo kết quả khảo sát được nêu ở phụ lục 11 ở 141 doanh nghiệp cho thấy có đến 95 doanh nghiệp bị áp lực thiếu lao động được qua đào tạo bài bản (chiếm 67.4%) (xem thêm phụ lục 11). Với kết quả này, để phát triển mạnh và bền vững sang thị trường Nhật Bản, về lâu dài cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của ngành. 2.4.2.2. Nguồn vốn Theo kết quả khảo sát nêu ở phụ lục 11 ở 141 doanh nghiệp có đến 87 doanh nghiệp bị áp lực thiếu vốn (chiếm đến 61.7%) (xem thêm phụ lục 11 -kết quả khảo sát). Theo Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội Lâm sản và Gỗ Việt Nam thì mỗi năm ngành gỗ cần trên 1.000 tỉ đồng vốn, đến năm 2010 cần có - 49 - 15.000-16.000 tỉ đồng. Nhà nước cho vay 20%, doanh nghiệp tự có 30%, như vậy còn thiếu 50% vốn. Trong một báo cáo của Bộ Công thương, Bộ cho rằng nhiều doanh nghiệp đã lớn dần lên, phát triển mạnh theo đà tăng trưởng nhanh của xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam, có khoảng 200 doanh nghiệp được coi là lớn, hiện có nhiều doanh nghiệp đã đi vào sản xuất quy mô lớn với nhiều nhà máy chế biến đặt ở nhiều địa phương, lượng công nhân vượt 1.000 người mỗi nhà máy và năng lực xuất khẩu hơn 100 container đồ gỗ mỗi tháng. Để đạt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản đến năm 2010 là khoảng 700 triệu USD như dự kiến và để đẩy mạnh được việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản trong năm 2009 và trong những năm tới, đòi hỏi phải có những chiến lược và những giải pháp cụ thể, khắc phục ngay các khó khăn đang tồn tại, có các chính sách hỗ trợ về tài chính… đối với ngành chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ (chiến lược và các giải pháp sẽ nêu ở chương 3). 2.4.2.3. Nghiên cứu và phát triển Theo một cuộc điều tra chọn mẫu 175 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp thì có 16% doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên, 84% doanh nghiệp còn lại cho rằng công tác nghiên cứu thị trường không nhất thiết phải là thường xuyên, họ chỉ tiến hành nghiên cứu khi có ý định xâm nhập thị trường. Một số liệu điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ chưa đầy 10% doanh nghiệp là thường xuyên thăm dò thị trường nước ngoài, chủ yếu là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, 42 % số doanh nghiệp thỉnh thoảng mới có cuộc đi thăm thị trường và khoảng 20% không một lần đặt chân lên thị trường ngoài nước (nguồn: Trần Thanh Sơn (2006), Chiến lược phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015 , trang 49). Theo kết quả khảo sát nêu ở phụ lục 11 trên 141 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ có đến 107 doanh nghiệp đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển (chiếm 75.9%). Từ kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đã quan tâm và chú trọng vào công tác nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, việc đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển trong số các doanh nghiệp nói trên đa phần là do các công - 50 - ty có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp lớn, có tên tuổi trong nước thực hiện, còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chưa đầu tư bài bản. Theo Ông Trần Quốc Mạnh, phó chủ tịch Hiệp hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (Hawa) trả lời phỏng vấn của Phóng viên Báo Thương Mại: “Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ đã chú ý đến việc nghiên cứu sáng tạo mẫu mã. Sản phẩm gỗ do chính Việt Nam thiết kế đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, sản phẩm gỗ “ Made in Viet Nam” đã xuất hiện ở các siêu thị lớn của Nhật. Đây là tín hiệu rất đáng mừng”. Cũng theo phó Chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh Trần Quốc Mạnh: "Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chú ý đến việc nghiên cứu sáng tạo mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, kết hợp nhiều nguyên phụ liệu khác nhau như: Nhôm, i-nốc, mây, tre, lá, vải... trên một sản phẩm gỗ để nâng cao giá trị gia tăng". Thực tế, thời gian qua các sản phẩm gỗ xuất khẩu được kết hợp nhiều nguyên vật liệu khác nhau trên cùng một sản phẩm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản xuất hiện ngày càng nhiều và đã được người tiêu dùng Nhật Bản ưa thích và đánh giá cao về mặt chất lượng. 2.4.2.4. Công tác Marketing - Product (sản phẩm): Trong khi các doanh nghiệp của Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, các công ty nước ngoài khác… đang hoạt động tại Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản đang tập trung đầu tư đáng kể vào khâu nghiên cứu, phát triển sản phẩm thì những công ty sản xuất và xuất khẩu có quy mô vừa và nhỏ của Việt Nam ta lại chủ yếu đi nhận hợp đồng theo bản vẽ từ các công ty đặt hàng Nhật hoặc mô phỏng lại kiểu dáng sản phẩm sẵn có. Việc đầu tư nghiên cứu có bài bản chưa thật sự được quan tâm đúng mức, dẫn đến tính cạnh tranh cho sản phẩm gỗ “Made in Vietnam” bị yếu so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan… - Place (phân phối): Việc thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm gỗ tại thị trường Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn, một phần là do sản phẩm gỗ của Việt Nam ta chỉ mới thâm nhập và phát triển nhanh từ năm 2004 trở lại đây, một phần là do chi phí cho việc trực tiếp xây dựng các đại lý, hệ thống siêu thị quá đắt so với khả năng tài chính nhỏ bé của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Mặt khác, - 51 - đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì nguồn thông tin về thị trường Nhật Bản có được chủ yếu qua kinh nghiêm, truyền miệng, sách báo, ít các chuyến đi thực địa tại địa phương tiêu thụ sản phẩm. Do đó, mà hoạt động phân khúc thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam ở Nhật Bản còn yếu, làm giảm hiệu quả của các hoạt động thâm nhập, mở rộng và duy trì thị trường, đặc biệt là ở những phân khúc mới của thị trường. - Promotion (xúc tiến): Hàng đồ gỗ của Việt Nam ít xuất hiện rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng ở thị trường Nhật, do chi phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Nhật rất cao. Hạn chế này bắt nguồn từ tiềm năng tài chính nhỏ bé của các doanh nghiệp trong nước. Một vài năm trở lại đây, nhờ sự hỗ trợ và tuyên truyền của Hiệp Hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, cơ quan Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản Jetro cung cấp form mẫu tìm kiếm khách hàng tại Nhật Bản đã tạo điều kiện và cung cấp thông tin ngày một nhiều hơn về thị trường đồ gỗ Nhật Bản. Chất lượng truyền tin và xúc tiến hỗn hợp của các doanh nghiệp Việt Nam còn ở trình độ thấp, giản đơn, của các tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp, quảng cáo về sản phẩm gỗ là các tập catalogue, brochure với nội dung còn đơn điệu và không mang dấu ấn của quảng cáo chuyên nghiệp. Qua tìm hiểu thực tế một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, đa phần các ấn phẩm thương mại của họ chỉ viết bằng tiếng Anh, không thể hiện bằng tiếng Nhật, điều này đôi lúc không làm hài lòng khách hàng và đáp ứng được sự thích thú của người tiêu dùng Nhật Bản. Và đây cũng là điều cần phải lưu ý, sửa đổi, do người Nhật chỉ thích và luôn sử dụng ngôn ngữ của họ khi giao dịch quốc tế. Đặc biệt, trên phạm vi lãnh thổ của Nhật, họ chỉ dùng tiếng Nhật cho mọi hoạt động, do đó có thể không cảm thấy thoải mái khi đọc mặc dù có thể họ vẫn hiểu rõ nội dung. Số lượng các doanh nghiệp có website riêng còn ít, thiếu sự kết nối nhau chặt chẽ, ngôn ngữ trên trang web không thể hiện bằng tiếng Nhật, trong khi người mua hàng đồ gỗ của Nhật lại có thói quen tìm hiểu thông tin sản phẩm đồ gỗ trên mạng Internet trước khi quyết định đến các cửa hàng xem và mua hàng. - Price (giá cả): Giá cả của các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản nhìn chung tương đối hợp lý, được người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận - 52 - và giá cả cũng tương đối đa dạng, có đủ giá cả từ bình dân cho đến cao cấp, đây là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, giá cả của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam ta đang cạnh tranh rất quyết liệt với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Nhận xét: Nhìn chung khâu Marketing của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam tại Nhật Bản chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế mà các doanh nghiệp ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam ta có được tại thị trường Nhật Bản này. Vì vậy, để hướng tới đạt được các mục tiêu chung mà Chính phủ đã đề ra đối với thị trường đồ gỗ nói chung và đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản nói riêng thì cần phải khắc phục ngay, đầu tư có bài bản hơn, thường xuyên và liên tục hơn. 2.4.2.5. Sản xuất, quản lý Theo kết quả của việc khảo sát từ thực tế ở 141 doanh nghiệp, những năm trước đây, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản chủ yếu phát triển theo chiều rộng nay dồn vốn đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, máy móc sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo chữ tín với khách hàng và chủ động tìm kiếm khách hàng từ thị trường đồ gỗ Nhật Bản để mở rộng việc tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời "Khả năng quản lý tài chính, quản trị của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, nhiều doanh nghiệp đã chú ý đến việc nghiên cứu sáng tạo mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, cũng như kết hợp nhiều nguyên phụ liệu khác nhau như: Nhôm, i-nốc, mây, tre, lá, vải... trên cùng một sản phẩm gỗ để nâng cao giá trị gia tăng". Trước đây, doanh nghiệp ngành gỗ thường chờ khách hàng, nay đã năng động tìm đến các nhà phân phối trong và ngoài nước mời gọi sử dụng đồ gỗ. Hiện nay, đã có 155 doanh nghiệp của Việt Nam được cấp chứng chỉ COC và 55% đồ gỗ của Việt Nam được sản xuất từ gỗ được cấp chứng chỉ COC. COC (Chain of Costudy) là tiêu chuẩn về chuỗi hành trình sản phẩm do Hội đồng Quản trị rừng thế giới (FSC - Forest Stewardship Council) ban hành lần đầu vào năm 1993. Mô hình quản lý nguồn gốc gỗ theo COC gồm 5 công đoạn cơ bản được quy định cực kỳ nghiêm ngặt, từ khai thác cho đến chế biến, liên kết nhau thành một chuỗi thông suốt và chặt chẽ (nguồn: SGGP- ngày phát tin: 25/04/08). 2.4.2.6. Công tác thông tin Hiện nay, nhìn chung doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản còn mắc phải những hạn chế như: Thiếu thông tin, tư tưởng thụ động - 53 - chờ các đơn hàng còn phổ biến. Ít các doanh nghiệp hoặc phái đoàn doanh nghiệp đi khảo sát, thăm dò thị trường đồ gỗ Nhật Bản. Đặc biệt, các doanh nghiệp ít tham gia vào các kỳ hội chợ, triển lãm về đồ gỗ diễn ra hàng năm, hai năm một lần ở Nhật. Đây là thiếu sót rất lớn của các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sản phẩm xuất khẩu sang Nhật chưa đáp ứng sát gu tiêu dùng, thị hiếu, nhu cầu mới về sản phẩm của người tiêu dùng Nhật. So với việc nghiên cứu thị trường đồ gỗ Nhật Bản của các doanh nghiệp đồ gỗ Trung Quốc, Đài Loan đang hoạt động sản xuất tại Việt Nam thì các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam còn bị lạc hậu. Hơn một nửa các công ty thương mại đồ gỗ của Nhật có văn phòng tại Việt Nam, hoạt động của họ rất có hiệu quả. Họ thường xuyên theo dõi nắm vững tình hình thị trường Việt Nam. Để cải thiện và nắm bắt thông tin kịp thời về những thay đổi tại thị trường đồ gỗ Nhật Bản thì theo ý kiến cá nhân, các doanh nghiệp Việt Nam nên và phải làm các công việc sau đây: - Phải tìm hiểu rõ thị trường đồ gỗ Nhật Bản; - Nghiên cứu thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng Nhật Bản; - Tìm kiếm các đối tác làm ăn lâu dài, hiệu quả; - Phải thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát, điều tra và tích cực tham gia hội chợ, triển lãm về đồ gỗ tổ chức hàng năm, hai năm một lần tại Nhật; - Liên kết để cùng phát triển công nghệ, kiểu dáng sản phẩm, v.v... - Thường xuyên liên lạc với các tổ chức Xúc tiến thương mại để cập nhật thông tin mới, nhờ tư vấn từ tổ chức Xúc tiến Thương mại Jetro của Nhật Bản, Cục Xúc tiến Thương mại Vietrade của Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản... 2.4.2.7. Ma trận đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản (ma trận IEF) TT CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG DOANH NGHIỆP SX & XK SẢN PHẨM GỖ SANG NHẬT BẢN Mức độ quan trọng Phân loại Điểm số quan trọng 1 Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, tay nghề của công nhân lao động SX trong DN tương đối tốt. 0.15 3 0.45 - 54 - 2 Chất lượng sản phẩm XK của DN sang Nhật tương đối tốt, mẫu mã, chủng loại SP tương đối đa dạng. 0.15 4 0.60 3 Giá cả SP gỗ XK của DN sang Nhật tương đối rẻ, đa dạng, giá cạnh tranh. 0.15 4 0.60 4 Nguồn vốn của DN cho sản xuất, XK sản phẩm gỗ sang Nhật yếu và thiếu. 0.15 2 0.30 5 Công tác Marketing của DN cho đẩy mạnh XK sản phẩm gỗ sang Nhật còn yếu. 0.10 2 0.20 6 Công tác nghiên cứu & phát triển (R&D) sản phẩm gỗ XK của DN sang Nhật chưa được đầu tư đúng mức. 0.05 2 0.10 7 Công tác thông tin của DN về thị trường đồ gỗ Nhật Bản yếu và thiếu. 0.05 2 0.10 8 Năng lực sản xuất sản phẩm gỗ XK sang Nhật của DN còn yếu. 0.20 2 0.40 Tổng cộng 1.00 2.75 (nguồn: Tác giả tự tính) Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng đạt được là 2.75 điểm> số điểm trung bình là 2.5 điểm, cho thấy các yếu tố tác động từ môi trường bên trong (môi trường nội bộ) của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản chỉ trên mức trung bình đôi chút. Do đó, doanh nghiệp cần phải tập trung vào phát huy tối đa các thế mạnh hiện tại của doanh nghiệp, của sản phẩm gỗ mà đã được người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận, ưa thích, đánh giá cao, đưa ra các giải pháp tiếp tục phát huy các thế mạnh của doanh nghiệp, sản phẩm chủ lực, sản phẩm hiện đang có thế mạnh, đồng thời khắc phục ngay các điểm yếu còn đang tồn tại. 2.4.3. Ma trận SWOT chưa đầy đủ đánh giá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. S- Những điểm mạnh 1. Chi phí nhân công sản xuất sản phẩm gỗ xuất sang Nhật còn rẻ. 2. Người lao động VN sản xuất sản phẩm gỗ XK sang Nhật Bản có tay nghề khéo léo, sáng tạo, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm được đảm bảo. O- Những cơ hội 1. Tiềm năng thị trường đồ gỗ Nhật Bản rất lớn, sản phẩm đồ gỗ VN không bị đánh thuế chống bán phá giá, thuế NK bằng 0%. 2. Quan hệ giữa VN và Nhật Bản đã được lãnh đạo hai nước cùng nhất trí đẩy mạnh và nâng lên tầm đối tác chiến - 55 - 3. Giá bán sản phẩm gỗ XK sang Nhật Bản tương đối rẻ. 4. Các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh, góp phần làm đa dạng hoá sản phẩm và làm nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản. 5. Nhiều doanh nghiệp đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường Nhật. 6. Ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đang khẳng định vị trí trên thị trường đồ gỗ quốc tế. lược. 3. Sản phẩm đồ gỗ VN đang được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng và đánh giá cao về chất lượng. 4. Sau gần hai năm gia nhập WTO, các doanh nghiệp VN có nhiều cơ hội để chuyển giao và tiếp cận công nghệ mới, sản phẩm không bị phân biệt đối xử… 5. VN ổn định về chính trị, kinh tế đang phát triển rất nhanh, có tốc độ phát triển kinh tế đứng thứ hai khu vực. 6. Việc XK sản phẩm gỗ VN sang Nhật Bản đang được Chính phủ tạo điều kiện, khuyến khích phát triển. W- Những điểm yếu 1. Đa phần các doanh nghiệp trong nước sản xuất và XK đồ gỗ sang Nhật Bản chưa có chiến lược đẩy mạnh phát triển lâu dài. 2. Năng lực sản xuất, vốn cho sản xuất, KHKT- công nghệ cho SX và XK sản phẩm gỗ sang Nhật Bản của doanh nghiệp còn yếu. 3. Mức độ liên kết theo chiều sâu giữa các DN trong SX và XK sản phẩm gỗ sang Nhật Bản chưa thật phát triển mạnh. 4. Thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam tại Nhật Bản chưa phát triển mạnh. 5. Vấn đề Logistic cho ngành đồ gỗ nói T- Những nguy cơ 1. Áp lực thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu hiện đang rất lớn, giá mua nguyên liệu và chi phí nhập khẩu tăng cao. 2. Sản phẩm đồ gỗ của VN đang cạnh tranh rất gây gắt t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường nhật bản, thực trạng và giải pháp.pdf
Tài liệu liên quan